Đề tài Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. 3

I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 3

1.1.Vai trò 3

1.2. Đặc điểm quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá 3

II. BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (BHHHXNKVCBĐB) 4

1.1.Sự cần thiết của BHHHXNKVCBĐB 4

1.2 Rủi ro trong BHHHXNKVCBĐB 5

1.1.1. Rủi ro thông thường được bảo hiểm 5

1.1.2.Rủi ro loại trừ 5

1.1.3.Rủi ro đặc biệt 6

1.3 Tổn thất trong BHHHXNKVCBĐB 6

1.4. Trách nhiệm của các bên có liên quan trong BHHHXNKVCBĐB 9

1.5. Điều kiện bảo hiểm 12

1.5.1 Nội dung cơ bản của ICC 01/01/1963 12

1.5.2.Nội dung cơ bản của ICC 1/1/1982 14

1.5.3.Điều kiện bảo hiểm đình công và chiến tranh. 15

1.6. Hợp đồng bảo hiểm 16

1.6.1 Khái niệm 16

1.6.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm 17

1.7. Gía trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, Phí bảo hiểm. 19

1.7.1.GTBH 19

1.7.2.STBH 20

1.7.3. Phí bảo hiểm 20

1.8. Giám định và bồi thường tổn thất 22

1.8.1.Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất 22

1.8.2. Khiếu nại đòi bồi thường 22

1.8.3. Giám định và bồi thường tổn thất. 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BHHHXNKVCBĐB TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY 36

2.1. Khái quát thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu 36

2.1.1. Hoạt động XNK của Việt Nam trong năm 2006. 36

2.1.2.Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam 37

2.2. Thuận lợi và khó khăn của BIC trong kinh doanh bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 38

2.2.1. Thuận lợi. 38

2.2.2.Khó khăn. 40

2.3. Thực tế triển khai bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại BIC. 41

2.3.1.Khâu khai thác 41

2.3.2. Đề phòng và hạn chế tổn thất 49

2.3.2.Giải quyết khiếu nại 51

2.3.2.1.Giám định tổn thất. 51

2.3.2.2. Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm. 53

2.4. Các tồn tại và hạn chế của hoạt động BHHHXNKVCBĐ tại BIC 57

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 59

I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BIC TRONG NGHIỆP VỤ BHHHXNK 59

3.1. Thị trường tương lai của nghiệp vụ 59

3.2 Phương hướng hoạt động của BIC trong nghiệp vụ BHHHXNKVCBĐB 61

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BHHHXNKVCBĐB 63

3.1. Công tác khai thác 63

3.1.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khách hàng, thị trường 63

3.1.2. Đánh giá rủi ro trước khi ký kết hợp đồng. 64

3.1.3 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 65

3.1.4 Nâng cao chất lượng, công tác tuyên truyền quảng cáo. 65

3.1.5.Tăng cường khai thác các mặt hàng có tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại công ty còn thấp hoặc chưa tham gia bảo hiểm. 66

3.2.Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 67

3.3.Công tác giám định bồi thường 67

3.4. Nâng cao công tác đào tạo và quản lý cán bộ 68

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIC đến 31/12/2006 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng doanh thu phí bảo hiểm Triệu đồng 45000 49217 2 Doanh thu phí thuần Triệu đồng 31500 32489 3 Thu từ hoạt động đầu tư Triệu đồng 9370 19983 4 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 8180 12460 5 ROE % 2,90% 4,71% 6 Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người Triệu đồng 70 125 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIC trong năm 2006) Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đến 31/12/2006 đạt 38620 triệu đồng. - Hoạt động kinh doanh bảo hiểm: + Tổng doanh thu phí đạt 49.2 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2005. Với việc mất đi nhiều lợi thế sau chuyển giao, doanh thu khai thác chủ yếu từ bảo hiểm gốc thì kết quả này đã khẳng định sự nỗ lực rất lớn của BIC trong việc không để mất thị phần. Nếu so sánh trên chỉ tiêu bảo hiểm gốc thì thị phần của BIC đã tăng từ 0,45% năm 2005 lên 0,75% vào cuối năm 2006. + Tỷ lệ nhượng tái bảo hiểm năm 2006 là 53%, năm 2005 là 21% nhưng tỷ lệ doanh thu phí thuần trên tổng doanh thu năm 2006 đạt 71%, cao hơn nhiều so với 2005 là 21%. Nguyên nhân chính là do một lượng lớn dự phòng phí chưa được hưởng của các đơn cấp vào cuối năm 2005 nay được chuyển vào phí được hưởng của năm 2006. + Khiếu nại, bồi thường: do có các quy định khai thác, quy trình giải quyết bồi thường chặt chẽ nên chất lượng rủi ro của công ty khá tốt so với các công ty khác trên thị trường. Tỷ lệ bồi thường của công ty chiếm 41,26% tổng phí giữ lại ròng. - Hoạt động đầu tư: Sau khi chuyển giao và giao nhận vốn, công ty đã chú trọng công tác đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì mất 4 tháng đầu năm chờ chuyển đổi ngoại tệ và giao vốn chính thức, và là năm đầu hoạt động nên BIC đã tập trung cho các kênh đầu tư an toàn (tiền gửi, trái phiếu) nên kết quả đạt được còn khiêm tốn so với cơ hội của thị trường. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính 2006 đạt 19983 triệu đồng. Ngoài ra chênh lệch giá trị trên danh mục đầu tư tại thời điểm 31/12/2006 là 19926 triệu đồng. Bảng 2: Doanh thu theo khu vực của BIC đến 31/12/2006 STT Đơn vị khai thác Doanh thu thực hiện 31/12/2006 (Tr.đ) Tỷ trọng (%) 1 Trụ sở chính tại Hà Nội 32365 65,75 2 Chi nhánh Hồ Chí Minh 10308 21 3 Chi nhánh Đà Nẵng 2090 4,46 4 Chi nhánh Nghệ An 2011 4,29 5 Chi nhánh Hải Phòng 1284 2,74 6 Chi nhánh Tây Nguyên 505 1,08 7 Chi nhánh Vũng Tàu 313 0,67 8 Chi nhánh Bình Định 194 0,41 9 Chi nhánh Cần Thơ 148 0,32 Toàn công ty 49218 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIC trong năm 2006) Mặc dù mạng lưới khai thác đã được mở rộng, nhưng những chi nhánh mới được thành lập của BIC chưa có kết quả kinh doanh do phải tập trung cho việc ổn định tổ chức nhân sự, thiết lập quan hệ, nghiên cứu học hỏi nghiệp vụ… Khu vực có doanh thu cao nhất vẫn là trụ sở chính tại Hà Nội và BIC – HCM. Trong năm 2006, thu từ nhận tái bảo hiểm tạm thời của BIC chiếm tỷ trọng không lớn (khoảng 21%) vì năng lực nhận tái bảo hiểm do nhà tái bảo hiểm cho phép nhỏ, điều khoản, điều kiện hạn chế. BIC nhận nguồn dịch vụ này từ nhiều công ty và chủ yếu là các công ty trong nước do có sự trao đổi và chia sẻ dịch vụ. Các công ty có tỷ trọng nhượng tái cao sang BIC chủ yếu từ PVI (21,8%), Bảo Việt (20,4%) và Bảo Minh (16,9%). Doanh thu từ hoạt động môi giới chỉ chiếm 8.24% tổng doanh thu phí của công ty. Thu từ hoạt động môi giới có được chủ yếu là dịch vụ nhỏ hoặc một số dịch vụ từ những năm trước tái tục. Bảng 3: Phân chia phí bảo hiểm theo loại hình nghiệp vụ của BIC đến 31/12/2006. (chỉ tính phí bảo hiểm gốc). STT Loại nghiệp vụ Số phí bảo hiểm (Tr.đ) Phần trăm tổng phí thu (%) 1 Kỹ thuật 15167 32,37 2 Cháy/Mọi rủi ro tài sản 10754 22,95 3 Tiền 8938 19,07 4 Xe cơ giới 6347 13,54 5 Hàng hoá vận chuyển 1918 4,09 6 Tai nạn, sức khỏe 1323 2,82 7 Thân tàu và trách nhiệm chủ tàu 973 2,08 8 Trách nhiệm 395 0,84 9 Thiệt hại kinh doanh 215 0,46 10 Các loại hình khác 829 1,77 Tổng cộng 46859 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIC trong năm 2006) Doanh thu phí từ loại hình bảo hiểm kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất (32,37%), sau đó đến loại hình bảo hiểm cháy / mọi rủi ro tài sản (22,95%), bảo hiểm tiền (19,07%). Doanh thu phí từ bảo hiểm trách nhiệm (0,84%) và bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (0,46%) chiếm tỷ trọng không đáng kể vì đây là loại hình không phải là thế mạnh khai thác của BIC. So với năm 2005, BIC đẩy mạnh khai thác mảng dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới (13,54%) và mở rộng khai thác bảo hiểm tàu (2,08%) * Bên cạnh những thàng tích đã đạt được, BIC cũng còn rất nhiều mặt hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới: - Công ty chuyển đổi từ mô hình liên doanh sang mô hình công ty Nhà nước nên cũng có những thay đổi, ảnh hưởng đáng kể đến tỷ trọng doanh thu. Định hướng khai thác là lựa chọn khách hàng, lựa chọn rủi ro, doanh thu chủ yếu từ kênh khai thác qua môi giới và nhận tái. Khi chuyển sang hình thức sở hữu Nhà nước, mô hình kinh doanh tương đối giống như các công ty bảo hiểm nội địa khác, doanh thu phí bảo hiểm khai thác trực tiếp và thông qua hệ thống BIDV ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng cán bộ khai thác phải gia tăng cả về số lượng và chất lượng, loại hình sản phẩm bảo hiểm đa dạng, mạng lưới kênh phân phối phải phát triển. - Lực lượng cán bộ được bổ sung nhanh từ thị trường nên việc xây dựng văn hoá công ty và văn hoá kinh doanh phải được đặt ra và kiên quyết duy trì. Hiện tại, lực lượng cán bộ tâm huyết, làm việc vì sự phát triển chung của công ty còn chưa nhiều. - Quan hệ với các đơn vị thành viên BIDV còn chưa chặt chẽ, hình thức liên kết, hợp tác nhiều nơi còn mang tính chất văn bản, giấy tờ; vì vậy hiệu quả hợp tác chưa cao. Thực tế chỉ còn 1/3 doanh thu khai thác năm 2006 của BIC là từ các chi nhánh BIDV, phần còn lại là do BIC tự khai thác. Kết quả này chưa thực sự thể hiện lợi thế, tiềm năng và hiệu quả chỉ đạo của ban lãnh đạo. - Cơ chế làm việc chưa khuyến khích được cán bộ công ty, lương và các chính sách khác chưa thu hút được nguồn nhân lực tốt từ thị trường, chưa cạnh tranh, kết quả khai thác chưa thực sự tác động trực tiếp và tích cực tới lợi ích của người lao động. Trong năm tới, BIC cần phải xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lương theo kết quả kinh doanh để thúc đẩy hoạt động khai thác nhưng vẫn phải quan tâm đến chất lượng dịch vụ. - Hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của công ty còn đang trong giai đoạn xây dựng bước đầu. Trong thời gian tới, BIC sẽ phải xây dựng chương trình quảng bá hình ảnh và thương hiệu mang tính chuyên nghiệp hơn. - Mạng lưới đại lý khai thác là các chi nhánh BIDV trong những năm qua chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, hoạt động đại lý chỉ mang tính chất giới thiệu khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty chứ chưa có tính chuyên nghiệp. Hạn chế này xuất phát từ mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách đại lý chưa phù hợp. BIC đang nghiên cứu để đưa ra được chính sách hấp dẫn hơn nhằm tăng số lượng dịch vụ và doanh thu phí bảo hiểm từ kênh phân phối này. - Một số sản phẩm mới, cao cấp (như bảo hiểm trách nhiệm), BIC còn lúng túng trong cách xử lý kỹ thuật và không hấp dẫn khách hàng vì đây không phải là thế mạnh khai thác của công ty. Tuy nhiên xét về lâu dài, đây là những sản phẩm sẽ có nhu cầu lớn trong những năm tới khi thị trường bảo hiểm Việt Nam hội nhập và phát triển, BIC sẽ có kế hoạch để nghiên cứu và đào tạo cho cán bộ tiếp cận. - Khâu giải quyết khiếu nại còn nhiều bất cập, mạng lưới mỏng, dẫn đến việc chậm trễ thanh toán bồi thường nên đã xảy ra tình trạng khách hàng không hài lòng với chất lượng dịch vụ và cũng có trường hợp khách hàng từ chối tái tục bảo hiểm sau đó. - Chương trình quản lý dữ liệu lạc hậu, chưa đồng bộ vì vậy còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý dữ liệu, theo dõi việc thanh toán phí bảo hiểm, chi trả hoa hồng… - Hoạt động đầu tư có kết quả khá tốt. Khả năng cạnh tranh về lĩnh vực này là tốt và sẽ hỗ trợ rất nhiều cho chiến lược phát triển của công ty. - Sau thời gian hoạt động, khối lượng khách hàng có sự thay đổi, tuy nhiên BIC đang hình thành cho mình một khối lượng khách hàng nhất định, cơ cấu khách hàng cũng bắt đầu ổn định, tạo sự thuận lợi cho công ty khai thác và quản lý. Kết quả hoạt động năm 2006 còn rất nhiều khiêm tốn nhưng có thể nói, BIC đã vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu. Đây là năm được BIC xác định là thời kỳ “củng cố”, chuẩn bị hành tranh, tiền đề cho sự phát triển lâu dài, đặc biệt là năm hoạt động thứ 2 – năm 2007 sẽ được BIC xác định là năm “tăng tốc”. II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BHHHXNKVCBĐB TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY 2.1. Khái quát thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu 2.1.1. Hoạt động XNK của Việt Nam trong năm 2006. Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 đạt 39,98 tỷ USD và đã vượt 4,9% so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong 16,7 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm trước, đóng góp 39,8% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô 14,5 tỷ USD, tăng 30,1%, đóng góp 46,9% và dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng 12,9%, đóng góp 13,3%. Năm nay, có thêm cao su và cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD nâng tổng số các mặt hàng có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là 9, trong đó 4 mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt hàng đạt trên 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm nay tăng mạnh, do phát triển nông nghiệp đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao, trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất (+58,3%); cà phê tăng tới 49,9% (hoàn toàn do được lợi về giá); riêng gạo giảm cả kim ngạch và lượng, chủ yếu do nguồn cung không tăng. Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 đạt 45,48 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch năm 2006 và tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 20,4%, đóng góp 37,4%. Nhập khẩu máy móc, thiết bị và hầu hết các vật tư, nguyên liệu cho sản xuất trong nước đều tăng so với năm trước, đặc biệt là nhiều loại vật tư chủ yếu (trừ xăng dầu, phôi thép và phân u rê) 2.1.2.Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam Từ 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu nước ta tăng nhanh, trung bình khoảng 19,6%. Nếu năm 1991 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2,087 tỷ USD thì năm 2003 đạt hơn 17,1 tỷ USD, gấp 7 lần so với 1991. Riêng năm 2002, kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu người của nước ta đạt khoảng 200 USD, bằng chuẩn của các nước có nền ngoại thương phát triển ổn định.Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng nhanh điều hiển nhiên sẽ kéo theo việc vận chyển hàng hoá xuất nhập bằng đường biển tăng cao nhưng đến nay hoạt động bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn rất ít, tốc độ tăng trưởng không cao. Tính hết năm 2006, các hãng bảo hiểm Việt Nam mới bảo hiểm được khoảng 16,7% kim ngạch hàng xuất khẩu và 35,3% kim ngạch hàng nhập khẩu. Có thể nói đây là con số bảo hiểm nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng xuất nhập khẩu của nước ta. Và sau đây là kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau:   Thực tế bảo hiểm hàng hoá XNKVCBĐB của Việt Nam chưa xứng tầm với tiềm năng cũng xuất phát từ những nguyên nhân nội tại của nó. Thứ nhất đây là một nghề non trẻ, ngoại trừ Công ty bảo hiểm Bảo Việt được thành lập từ năm 1965 thì các công ty bảo hiểm khác mới được “khai sinh” sau Nghị định 100/CP của Chính phủ ngày 18-12-1993. Thêm nữa, vốn kinh doanh của các Công ty bảo hiểm Việt Nam còn rất khiêm tốn nếu không muốn nói rằng quá nhỏ bé. Vốn thường dao động phổ biến từ 20-50 tỷ đồng. Chẳng hạn Công ty Bảo Minh thành lập cuối 1994, với vốn khoảng 45 tỷ đồng. Công ty Bảo Long ra đời tháng 7-1995 với số vốn 22 tỷ đồng... Đấy là chưa kể tới việc tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu của ta trong những năm qua luôn ở mức cao, từ 60-70%. Điều này đặt cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trước những nguy cơ tiềm ẩn khó lường. Thêm vào đó, công nghệ bảo hiểm của ta còn lạc hậu. Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm qua các khâu như đánh giá rủi ro, giám định, thu phí bảo hiểm, bồi thường... phần lớn còn thủ công. Trình độ cán bộ bảo hiểm chưa đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe nhưng cũng rất linh hoạt của cơ chế thị trường. Vừa qua, ý kiến đánh giá của giới chuyên môn cũng cho rằng: Các nhà xuất nhập khẩu thực sự chưa yên tâm khi tham gia mua bảo hiểm của Việt Nam.   Như vậy là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới đặt ra cho ngành bảo hiểm Việt Nam nhiều thách thức mới. Vấn đề này đòi hỏi phải nâng cao năng lực, chất lượng bảo hiểm của Việt Nam ngang tầm với các nước, tương xứng với những điều kiện đặt ra của hội nhập. Muốn vậy nhất thiết phải có chiến lược đào tạo một đội ngũ cán bộ bảo hiểm am hiểu nghiệp vụ, tinh thông luật pháp trong nước và quốc tế. Về phía các công ty bảo hiểm Việt Nam, cần khai thác triệt để thị trường trong nước, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm. Đồng thời phải có những chiến lược để nâng cao năng lực tài chính. Nhờ đó có khả năng, uy tín tham gia các hợp đồng bảo hiểm trong và ngoài nước có giá trị cao, đủ sức cạnh tranh với các công ty bảo hiểm nước ngoài. Qua đó nâng cao tỷ trọng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Việt Nam tham gia bảo hiểm trong nước. 2.2. Thuận lợi và khó khăn của BIC trong kinh doanh bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 2.2.1. Thuận lợi. ● BIC là công ty bảo hiểm non trẻ mới gia nhập thị trường, tiền thân là từ công ty bảo hiểm QBE (công ty bảo hiểm liên doanh Việt – Úc giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và công ty bảo hiểm phi nhân thọ của Úc). Tuy mới chính thức gia nhập thị trường với thương hiệu BIC vào 1/1/2006 nhưng thực chất đã hoạt động được một thời gian khá dài trước đó với thương hiệu QBE. Và hiện nay BIC là một Công ty trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên được rất nhiều ưu đãi cho những bước đi khởi điểm ban đầu, được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cung cấp các cơ sở vật chất ban đầu như máy vi tính, trang thiết bị văn phòng…Đồng thời họ còn được cử các lãnh đạo chủ chốt có khả năng lãnh đạo từ lĩnh vực ngân hàng sang làm việc, hướng dẫn, chỉ đạo tại BIC. ● Trong một môi trường diễn biến sôi động cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì một công ty bảo hiểm mới, quy mô nhỏ cũng có lợi thế riêng như dễ dàng thay đổi cơ chế, chính sách, số lượng nhân viên để có thể điều chỉnh theo diễn biến của thị trường. Hay nói cách khác, Nó là mô hình linh hoạt dễ thay đổi, thích nghi với thị trường hơn (một đặc tính không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường) ● Kênh khai thác chủ yếu của BIC hiện nay là khai thác trực tiếp của nhân viên phòng kinh doanh trong công ty. Vì là công ty con trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nên mọi chi nhánh của BIC được mở tương ứng với các chi nhánh mà BIDV đã mở. Khi có một khách hàng gửi tiền tại tại BIDV có tiềm năng tài chính, có nhu cầu bảo hiểm thì cán bộ ngân hàng sẽ thông báo cho BIC, thông qua đó BIC sẽ cử người đến tư vấn cho khách hàng và ký HĐBH trực tiếp. Đây là một điểm rất thuận lợi của BIC mà các công ty bảo hiểm khác không có được bởi vô hình chung BIC đã có được một kênh khai thác ổn định, và đem lại nguồn doanh thu đáng kể. ● Vì BIDV là một trong những ngân hàng nhà nước hoạt động hiệu quả nhất hiện nay nên BIC có thể sử dụng thương hiệu của BIDV trong những bước đi khởi đầu của mình tạo đà cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của BIC sau này. ● Việt Nam đã là thành viên của WTO nên nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngày một tăng lên, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng sẽ kéo theo nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu phát triển theo bởi đây là quan hệ tất yếu. Nếu BIC tận dụng được vận hội mới thì nó sẽ là một nhân tố giúp BIC đạt được vị trí công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu trong tổng số 16 công ty bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam hiện nay. ● Đội ngũ cán bộ nhân viên của BIC đều là những cán bộ có năng lực được giữ lại từ QBE, những cán bộ có kinh nghiệm từ BIDV chuyển sang và những cán bộ mới đều là những cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình tốt nghiệp loại xuất sắc của các trường đại học nổi tiếng. 2.2.2.Khó khăn. ● BIC là công ty con của BIDV nên quan hệ giữa BIDV và BIC là quan hệ mẹ con, BIDV cấp gì thì BIC được hưởng đó, và hoạt động phải theo sự chỉ đạo của BIDV. Đặc biệt vì BIC là một công ty thuộc sở hữu nhà nước nên không thể tránh khỏi tình trạng quan liêu. Đây là vấn đề cần phải giải quyết hiện nay, bởi bảo hiểm là một ngành đòi hỏi phải có uy tính cao, hoạt động nhanh nhạy, độc lập. ● Việc chuyển từ QBE sang BIC đã có sự thay đổi nhân sự rất lớn. Sau khi BIC được thành lập thì có rất nhiều cán bộ chủ chốt của QBE rời bỏ công ty gây ra sự xáo trộn, hoang mang cho những nhân viên còn lại. Vì có sự khác biệt về cơ chế hoạt động từ Liên doanh khi chuyển thành DNNN nên đến cuối tháng 4/2006 BIC mới ký được Hợp đồng lao động với nhân viên, đến 5/2006 mới ban hành được cơ chế và thực hiện trả lương chính thức cho nhân viên. Điều này đã tạo sự không ổn định và gần như sáu tháng đầu năm 2006, hoạt động của BIC chỉ là cầm chừng. Đồng thời có tới 2/3 khách hàng bỏ không tiếp tục tham gia bảo hiểm tại BIC nữa bởi đây là đặc thù của ngành bảo hiểm. ● BIC là một công ty mới gia nhập thị trường bảo hiểm, một thị trường mà rào cản gia nhập thị trường rất cao, mức độ cạnh tranh rất khốc liệt nếu không có những bước đi ban đầu đúng đắn thì sẽ rất dễ bị loại khỏi thị trường. ● Hiện nay BIC đang đứng ở vị trí thứ 15 trong tổng số 16 công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, với thị phần chiếm được rất nhỏ bé 0,81%, uy tín trên thị trường mới tạo dựng được trong một thời gian ngắn trong khi đó ngành bảo hiểm là ngành kinh doanh lời hứa khách hàng chỉ có thể mua bảo hiểm khi họ đặt niềm tin vào uy tín của nhà bảo hiểm thông qua thời gian hoạt động lầu dài có thể lên tới hàng thế kỷ và tái tục tại các công ty bảo hiểm mà họ quen biết. ● Trong một số nghiệp vụ BIC chưa xây dựng được biểu phí cho riêng mình bởi quá trình xây dựng biểu phí rất phức tạp, phải căn cứ vào xác suất rủi ro, qua quá trình tổng kết lâu dài dựa vào con số thống kê và quy luật số lớn. Với một số năm họat động chưa nhiều do vậy BIC phải tham khảo biểu phí của Bảo Việt, Bảo Minh… ● Hoạt động khai thác chủ yếu là dựa vào khai thác trực tiếp, mạng lưới đại lý chuyên nghiệp còn rất mỏng chưa được đào tạo bài bản. Một số cán bộ ngân hàng chưa hiểu rõ hết được các đặc thù của ngành bảo hiểm nên đôi khi đánh mất cơ hội tìm kiếm, duy trì mối quan hệ với khách hàng của BIC. Do vậy, khó khăn trước mắt của BIC hiện nay là phải cần có một khoản chi phí để đào tạo, hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ cho các đại lý, và các cán bộ của BIDV. Đồng thời phải xây dựng được chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ chân họ làm việc lâu dài. ● Hệ thống điện toán lạc hậu: Phần mềm PC Polisy mà BIC đang dùng được viết trên nền công nghiệp lạc hậu. 2.3. Thực tế triển khai bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại BIC. 2.3.1.Khâu khai thác ♦ Tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tuyên truyền, quảng cáo chủ động tiếp cận khách hàng. Hiện nay kênh khai thác chính của BIC là khai thác trực tiếp của nhân viên phòng kinh doanh qua các chi nhánh của ngân hàng BIDV . Thông thường khi nhận được thông báo của BIDV về khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm thì các cán bộ phòng kinh doanh sẽ đến để tìm hiểu nhu cầu, tư vấn nhằm giúp khách hàng hiểu hơn về công ty các sản phẩm bảo hiểm mà mình tham gia, và trực tiếp ký kết hợp đồng. Hoạt động khai thác này có một ưu điểm là khách hàng có thể được tiếp xúc trực tiếp với nhân viên của công ty tạo được niềm tin cho khách hàng. Đây là một lợi thế vượt trội của BIC mà các công ty bảo hiểm khác không có được. Nó giúp BIC tiết kiệm được chi phí khai thác thông qua mạng lưới phủ khắp cả nước của BIDV. Mạng lưới đại lý chuyên nghiệp của công ty hiện nay còn rất mỏng, số đại lý chuyên nghiệp làm việc cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển của công ty có rất ít. Đây là một bất cập BIC cần chấn chỉnh trong thời gian tới bởi kinh doanh bảo hiểm có tính đặc thù là tất cả mọi người trong công ty đều là người bán bảo hiểm do vậy bán bảo hiểm là khâu quan trọng nhất, có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực rất lớn. Kênh khai thác qua ngân hàng BIDV chiếm khoảng 50% tổng doanh thu phí, của cán bộ phòng kinh doanh là 20%, còn lại là của đại lý chuyên nghiệp. Qua đây ta thấy doanh thu phí bảo hiểm của công ty qua phụ thuộc vào ngân hàng BIDV. Trong thời gian tới công ty cần phải triển khai được mạng đại lý chuyên nghiệp phủ khắp cả nước để có thể đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng ở những nơi vùng sâu vùng xa và chuẩn bị cho những bước đi vững chắc sau này khi BIC tiến hành cổ phần hoá hoạt động độc lập với BIDV. Bên cạnh đó công ty cũng triển khai hoạt động quảng cáo nhằm quảng bá hình ảnh công ty qua trang WEB riêng của mình . ♦ Cung cấp thông tin và chào phí: Sau khi tiếp cận khách hàng, khách hàng quyết định tham gia bảo hiểm thì cán bộ kinh doanh cần cung cấp các thông tin cần thiết về công ty, các sản phẩm bảo hiểm để từ đó tư vấn giúp khách hàng có thể chọn lựa được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của họ. Dưới đây là bản chào phí cho các sản phẩm bảo hiểm: Tỷ lệ phí bảo hiểm: Xem phụ lục Công tác này nhìn chung được các cán bộ phòng kinh doanh làm rất nghiêm túc các khách hàng đến với BIC đều được tư vấn rất tận tình, trường hợp khách hàng khiếu nại về nhầm lẫn tiền phí bảo hiểm trong năm đầu hoạt động là không có. Tuy nhiên tỷ lệ phí bảo hiểm này công ty vẫn phải tham khảo của các công ty bảo hiểm khác do vậy để có thể cạnh tranh bằng phí bảo hiểm công ty cần xây dựng cho mình được một bảng phí bảo hiểm riêng vừa đáp ứng được nhu cầu vừa có tính cạnh tranh cao. Đồng thời cần khuyến khích các nhân viên có sự linh động trong việc áp dụng tỷ lệ phí bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm và từng khách hàng riêng biệt. .♦ Thiết lập HĐBH Thông thường một hợp đồng BHHHXNKVCBĐB hoàn chỉnh bao gồm các giấy tờ sau: + Tờ trình giám đốc + Giấy chứng nhận bảo hiểm + Thông báo thu phí + Quy tắc BHHHXNKVCB Khi có nhu cầu bảo hiểm người có nhu cầu phải làm giấy yêu cầu bảo hiểm ghi rõ: Tên người được bảo hiểm Tên hàng hóa, bao bì, cách đóng gói và kỹ mã hiệu của hàng hoá được bảo hiểm. Trọng lượng, số lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá được bảo hiểm Hành trình vận chuyển (nơi đi - nơi đến và nơi chuyển tải nếu có) Tên chủ phương tiện, loại phương tiện và số đăng ký của các phương tiện vận tải đó. Ngày, tháng phương tiện vận chuyển khởi hành và dự kiến ngày đến Người bảo hiểm sẽ căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm để cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Sau khi HĐBH được ký kết mà có bất kỳ thay đổi nào về những thông tin đã cung cấp có liên quan đến lô hàng được bảo hiểm thì người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bảo hiểm biết ngay khi họ biết đựơc sự thay đổi đó. Khi nhận được thông báo này, người bảo hiểm sẽ cấp giấy sửa đổi bổ sung và có thể yêu cầu người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm. Sau khi cán bộ kinh doanh điền đầy đủ thông tin vào các giấy tờ trên sẽ trình giám đốc ký, và gửi cho khách hàng một bản và công ty lưu giữ một bản. ♦ Thu phí và theo dõi sau khi kí kết HĐBH Người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay khi nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm. Bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi đã nộp phí bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm khai báo sai hoặc giấu giếm những điểm đề ra trong giấy yêu cầu bảo hiểm hay những sự việc thay đổi sẽ được thông báo cho người bảo hiểm, thì người bảo hiểm được miễn trách nhiệm đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm mà vẫn có quyền nhận phí bảo hiểm. Hiện nay công ty chủ yếu thu phí qua tài khoản của khách hàng tại các ngân hàng. Sau khi thu phí bảo hiểm công ty phải có theo dõi chặt chẽ từ khi hàng hoá được bảo hiểm được xếp lên phương tiện chuyên chở tại địa điểm xuất phát ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục trong quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc vào lúc hàng hoá được dỡ khỏi phương tiện chuyên chở tại nơi đến ghi trong hợp đồng. Đối với hợp đồng bảo hiểm bao công ty còn chú ý đến thời hạn kết thúc hợp đồng để chủ động liên hệ, thuyết phục khách hàng tái tục hợp đồng. ♦ Kết quả, hiệu quả kinh doanh của khâu khai thác. Kết quả kinh doanh của nghiệp vụ BHHHXNKVCBĐB tại BIC trong năm 2006 rất đáng khích lệ với tổng doanh thu phí bảo hiểm là 1,78 tỷ đồng, chiếm 3,68% tổng phí thu. Là nghiệp vụ có phí bảo hiểm đứng thứ 5 trong 10 nghiệp vụ mà BIC đang triển khai. Kết quả này tuy còn rất khiêm tốn nhưng có thể nói BIC đã vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu tạo tiền đề cho năm hoạt động thứ 2 – năm 2007 được BIC xác định là năm “tăng tốc” điều này được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm gốc và thị phần của BIC Chỉ tiêu Năm Phí bảo hiểm K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36586.doc
Tài liệu liên quan