Đề tài Bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp ở Việt nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I- Khái quát chung BHXH và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp 2

I. Vai trò ý nghĩa bảo hiểm xã hội 2

1. Đối với các lĩnh vực kinh tế _ chính trị xã hội. 2

2. Đối với các đối tượng tham gia. 3

a. Đối với người lao động: 3

b. Đối với người sử dụng lao động: 3

c. Đối với nhà nước: 4

II. Những nội dung cơ bản của BHXH: 4

1. Đối tượng của BHXH: 4

2. Hình thức BHXH: 5

3. Hệ thống các chế độ BHXH: 6

4. Tính chất và một số nguyên tắc của BHXH 6

5. Quỹ BHXH 8

III. Sự ra đời và phát triển của BHXH Việt Nam 8

IV. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp trong hệ thống BHXH 10

1. Sự cần thiết khách quan của chế độ bảo hiểm tai nạ lao động-bệnh nghề nghiệp 10

Chương II 13

Những vấn đề cơ bản về chế độ trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 13

I. Khái niệm về tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 13

1. Khái niệm, phân loại tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 13

2. Đặc điểm của tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 14

II. Cơ sở khoa học và thực tiễn khi xây dựng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 15

III. Nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 16

1. Đối tượng bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 16

2. Điều kiện xét trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 16

3. Thời gian và mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 18

Mức trợ cấp một lần 18

IV. Một số khó khăn và thuận lợi khi thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp ở nước ta. 19

1. Thuận lợi 19

2. Khó khăn. 20

Chương III- Tình hình tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp và công tác tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 22

I. Thực trạng về điều kiện, môi trường lao động và công tác an toàn lao động. 22

1. Điều kiện lao động và môi trường lao động : 22

2. Công tác an toàn và bảo hộ lao động. 24

II. Tình hình tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp ở nước ta. 25

1. Tình hình tai nạn lao động 25

2. Tình hình bệnh nghề nghiệp. 27

III. Thực trạng công tác quản lý chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 29

1. Phương thức quản lý để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp hiện nay trong hệ thống bảo hiểm xã hội. 29

2. Những thuận lợi khó khăn trong quản lý chế độ chính sách BHXH về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp . 31

a. Thuận lợi : 31

b. Những khó khăn : 32

3. Kết quả và tồn tại trong giải quyết chế độ tnlao động-bệnh nghề nghiệp . 34

a. Kết quả : 34

IV- Kết luận và một số ý kiến đề xuất. 36

1. Những ý kiến đề xuất về BHXH. 36

2. Một số ý kiến về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. 37

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp ở Việt nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bệnh xảy ra đối với người lao động trong quá trình lao động (gắn với công việc, nhiệm vụ lao động) do các yếu tố môi trường, điều kiện lao động tác động với họ thì mới được coi là tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. Hậu quả của tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp làm giảm khả năng lao động của người lao động khi họ bị tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp. Để phản ánh tác động của tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp đối với khả năng lao động của người lao động khi họ bị tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp người ta dùng khái niệm mức độ suy giảm khả năng lao động ( hay tỷ lệ suy giảm khả năng lao động). Coi một người lao động bình thường có khả năng lao động là 100%. Việc xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do hội đồng giám định y khoa xác định dự trên hệ thống bảng chuẩn về mức độ tổn thương, mức độ ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày, đến tuổi đời, tuổi nghề … II. Cơ sở khoa học và thực tiễn khi xây dựng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề xã hội, để thoả mãn mục tiêu của xã hội. Con người đã dựa trên các cơ sở khoa học để nghiên cứu tìm ra các phương pháp nhằm hạn chế được những nhược điểm, những tiêu cực trong đời sống xã hội và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cũng vậy. Nó được xây dựng trên những cơ sở khoa học và thực tiễn. Như chúng ta đều nhận thấy một điều là : tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp luôn luôn là một vấn đề nan giải chưa thể khắc phục được không chỉ ở nước ta mà hầu hết các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển. Mặc dù ngày nay cùng với xu thế phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ và thông tin đó là vấn đề : môi trường ô nhiễm điều đó gây ra nhiều bệnh khác nhau. Chẳng hạn như Canada là một nước có thể nói là phát triển vậy mà bình quân một ngày có hai người chết vì tai nạn lao động và mỗi năm có gần 1 triệu người bị thương vì tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp xảy ra làm cho giảm hay mất khả năng lao động của người lao động, gây ra hậu quả nặng nề cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Không những về tiền của mà còn cả tính mạng con người. Cũng chính vì đã nhận thức được điều này ngày 27/2/1961 điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước ban hành theo nghị định số 218/CP của hội đồng chính phủ trong đó chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp đã được áp dụng và chính phủ giao cho tổng liên đoàn lao động việt nam quản lý chế độ. Thông qua việc ban hành chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp không những đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của người lao động, mà nó còn phù hợp với công ước số 102 của tổ chức lao động quốc tế (ILO). Trong đó có quy định các chế độ bảo hiểm này là một chế độ bắt buộc đối với các nước thành viên. Vì tình hình ở nước ta những năm gần đây có một thực tế đáng quan tâm đối với mọi cấp, nghành đó là vấn đề tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng. Đi xem xét ta thấy một thực trạng cụ thể chung xảy ra cũng chính vì chúng ta chưa cải thiện được điều kiện lao động cho doanh nghiệp thiếu vốn, không đủ khả năng tài chính đầu tư vào mua sắm các trang bị và công nghệ mới. Và đặc biệt là dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động. Cùng với nó đó là máy móc thiết bị lạc hậu không đảm bảo an toàn lao động cho người lao động khi sử dụng, cũng như thải ra môi trường những chất độc hại. Đây lại là những nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. Điều này chúng ta cần xem xét để có những biện pháp hạn chế những tổn thất không đáng xảy ra tạo điều kiện cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước được tốt hơn. III. Nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 1. Đối tượng bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. ở nước ta chế độ này trong hệ thống các chế độ BHXH nói chung được thực hiện từ năm 1962. Theo hệ thống BHXH cũ, đối tượng của BHXH chỉ áp dụng đối với công nhân viên chức nhà nước và quân nhân thuộc lực lượng vũ trang, cùng với sự thay đổi của xã hội sự phát triển của đất nước dần dần hoàn thiện và chế độ BHXH cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Chính vì vậy trong các chính sách của BHXH cũng có sự thay đổi cho phù hợp với từng điều kiện từng thời kỳ của đất nước thì đối tượng của BHXH nói chung và bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp nói riêng được mở rộng như sau : Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên. Người việt nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại việt nam trừ những trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã đăng ký hoặc tham gia. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang. Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể. Sỹ quan quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể từ cấp trung ương tới cấp huyện. Công chức, viên chức nhà nước làm việc trong các cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ cấp trung ương tới cấp huyện. Các đối tượng trên gọi chung là những người lao động. 2. Điều kiện xét trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. Để có thể được hưởng chế độ trợ cấp này thì cần phải có những điều kiện cụ thể, điều đó được quy định bởi pháp luật. Thông qua đó khi người lao động bị tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng một khoản tiền trích từ tiền quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. Trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp có nhiều loại : trợ cấp một lần, trợ cấp thường xuyên hàng tháng, và có tính chất hỗ trợ thêm tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp phải căn cư vào mức suy giảm khả năng lao động, thời gian đóng phí … Có những văn bản, thông tư, nghị định đã cụ thể hoá vấn đề này như sau : Điều kiện được hưởng trợ cấp đối với trường hợp bị tai nạn lao động … Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động trong các trường hợp sau : Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Bị tai nạn lao động ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. Điều kiện hưởng trợ cấp đối với trường hợp bị mắc bệnh nghề nghiệp : theo quy định tại thông tư số 06/TTLB ngày 4/4/1995 của Bộ lao động thương binh và xã hội : Người lao động mắc phải một trong các bệnh nghề nghiệp sau đây được hưởng trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp Nhiễm độc chì và hợp chất chì. Nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen. Nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thủy ngân. Bụi phổi silic. Bụi phổi do amiăng. Nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan. Nhiễm độc tia phóng xạ và tia X. Bệnh điếc do tiếng ồn. Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, tràn vách ngăn. Bệnh xạm da. Bệnh bụi phổi bông. Bệnh lao nghề nghiệp. Bệnh viêm gan do virút nghề nghiệp. Bệnh do Liptospirra nghề nghiệp. Bệnh nhiễm độc chất nổ TNT (tri-nitro-tôluen). Việc xác định điều kiện trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp khác với một số chế độ bảo hiễm xã hội khác là không căn cứ vào độ tuổi, thời gian công tác thời gian đóng phí. 3. Thời gian và mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. Căn cứ vào cơ sở khoa học và tình hình thực tế cũng như những nghiên cứu khoa học. Đồng thời học hỏi những kinh nghiệm của các nước trên thế giới nước ta đã có những phương pháp và biện pháp tính toán thời gian cụ thể cũng như mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn việt nam. Bởi vì lao động cần phải có đủ thời gian cũng như đủ điều kiện phục hồi sức khoẻ. Theo nghị định 12/CP quy định mức trợ cấp như sau: Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động bị suy giảm khả năng lao động được hưởng trợ cấp theo bảng quy định dưới đây : Mức giảm khả năng lao động Mức trợ cấp một lần Từ 5% - 20% Từ 21 – 30% Từ 31 – 40% Từ 41 – 50% Từ 51 – 60% 4 tháng tiền lương tối thiểu 8 tháng tiền lương tối thiểu 12 tháng tiền lương tối thiểu 18 tháng tiền lương tối thiểu 24 tháng tiền lương tối thiểu Đối với người lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp một lần, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí công việc thích hợp để ổn định cuộc sống. Bị suy giảm từ 61% đến 100% khả năng lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng theo hạng thương tật (kể từ ngày ra viện) theo bảng quy định dưới đây : Mức suy giảm khả năng lao động Xếp hạng thương tật Mức trợ cấp hàng thàng Từ 61% – 70% Từ 71% – 80% Từ 81% - 90% Từ 91% - 100% 4 3 2 1 1 tháng lương tối thiểu 1,2 tháng lương tối thiểu 1,4 tháng lương tối thiểu 1,6 tháng lương tối thiểu Đối với người bị tai nạn lao động bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà không tự đảm bảo được sinh hoạt cá nhân do bị liệt cột sống, cụt hai chân, tay, tâm thần nặng . được phụ cấp hàng tháng bằng 80% mức tiền lương tối thiểu. Đối với người bị tai nạn lao động bị tổn thương các chức năng hoạt động chân tay,tai, mắt, cột sống … được trang bị các phương tiện để trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thương chức năng . Khi vết thương tái phát được chữa trị và được giám định lại thương tật . Người lao động bị chết xảy ra tai nạn lao động (kể cả trong thời gian điều trị lần đầu), thì gia đình được trợ cấp một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định trong chế độ tử tuất. Người được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần hoặc hàng tháng nếu đủ điều kiện thì vẫn được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của chế độ hưu trí. IV. Một số khó khăn và thuận lợi khi thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp ở nước ta. Mọi hoạt động, mọi quá trình đều luôn luôn tồn tại những thuận lợi và khó khăn. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cũng vậy trong quá trình thực hiện nó cũng có nhiều khó khăn và thuận lợi nhất định, quan trọng hơn hết là phải tìm ra những khó khăn thuận lợi của nó để cùng nhau tìm giải pháp khắc phục và hoàn thiện hơn. 1. Thuận lợi Có thể thấy rằng việc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp hiện nay có những thuận lợi sau : Quan niệm và nhận thức bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ này nói riêng đã đồng nhất. Người lao động đã quen với tập quán bảo hiểm, mọi người đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp họ cũng đã hiểu được quyền lợi, nhiệm vụ của mình trong việc tham gia bảo hiểm xã hội. Nhà nước cùng các cấp đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội và đã xây dựng được những quy tắc, thể lệ, thể chế cũng như tạo dựng được các mô hình phù hợp hơn. Chính sách BHXH và hệ thống BHXH đã được thay đổi phù hợp với điều kiện của nền kinh tế nước ta chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường, khắc phục được những điểm yếu trước đây thể hiện ở đối tượng được mở rộng cho người lao động thuộc các thành phần kinh tế (tuy vậy nhưng vẫn chưa phải đã bao trùm toàn bộ người lao động ) đã hình thành quỹ BHXH tập trung do việc tồn tích dần dần của người lao động và người sử dụng lao động. Đồng thời bảo hiểm xã hội thực hiện ở nước ta trong tình trạng kinh tế chính trị ổn định. Lạm phát được đẩy lùi ở mức khá thấp, đây là điều kiện quan trọng làm cho mức trợ cấp ổn định và có điều kiện để tăng mức hưởng. Bảo hiểm xã hội Việt nam là một hệ thống nhất từ trung ương đế tỉnh, thành phố, quận theo nguyên tắc tập trung thống nhất, quản lý theo nghành dọc nên việc quản lý không bị phân tán, phân cấp. Nhà nước ta đã có biện pháp phối hợp trong việc thu phí bảo hiểm và đối tượng tham gia. Hệ thống các chỉ tiêu thống kê được ứng dụng trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp được hoàn thiện phục vụ đắc lực cho các chính sách bảo hiểm xã hội. Có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên xâu, am hiểu có nghị lực và kinh nghiệm, đồng thời ngoài ra còn có các công cụ trợ giúp thuộc các lĩnh vực quản lý, lĩnh vực tin học, thông tin lên việc thu nhập, sử lý thông tin có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn đã khắc phục và hạn chế được nhiều mánh khoé nhằm lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội và hưởng các chính sách bảo hiểm xã hội. Giảm những chi phí không cần thiết. Cùng với việc đổi mới các chính sách bảo hiểm xã hội, Đảng và nhà nước cùng các tổ chức xã hội đã quan tâm đúng mức tới chính sách an toàn lao động, vệ sinh lao động, chính sách cải thiện điều kiện lao động, ngày càng quan tâm hơn chế độ bảo hộ lao động nhằm hạn chế tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra đồng thời mở rộng doanh mục dụng cụ bảo hộ lao động, cũng như nhà nước quan tâm đến vấn đề đào tạo, vấn đề mở rộng công tác tuyên truyền về tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cùng những phương pháp các biện pháp, các dụng cụ bảo hộ lao động và các kinh nghiệm nhằm hạn chế tối đa các tổn thất không đáng có. Cùng với đó là việc đầu tư vào khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm giảm tỷ lệ người lao động thủ công, áp dụng tự động hoá vào công việc nặng nhọc, độc hại là biện pháp làm giảm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. Các biện pháp thanh tra kiểm tra được áp dụng thường xuyên theo định kỳ nhằm đôn đốc việc thực hiện an toàn lao động, bảo hộ lao động, cũng như coi trọng việc khám bệnh định kỳ làm giảm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, cũng như giảm chính sách co chế độ này. 2. Khó khăn. Bảo hiểm xã hội Việt nam hoạt động trong bối cảnh ít được tiếp cận với những thành tựu và kinh nghiệm hoạt động của bảo hiểm xã hội thế giới. Nên quan niệm và nhận thức về bảo hiểm xã hội còn hạn chế ( cả phía người tổ chức và người được hưởng bảo hiểm xã hội ) vẫn còn tình trạng đan xen lẫn lộn giữa các chính sách, một bộ phận lớn người lao động không hiểu rõ về bảo hiểm xã hội nên họ thấy như bị “ thiệt hại khi phải trích lương để đóng bảo hiểm xã hội ”. Mặt khác khi giải quyết các vụ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp do nhận thức chưa đúng về chế độ trợ cấp nên một số doanh nghiệp ( nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ) thường quy trách nhiệm theo nguyên nhân gây tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, vì thế các thông tin đến các cơ quan cho việc trợ cấp không kịp thời, hay bị bóp méo, gây khó khăn cho việc trợ cấp và quản lý chế độ. Từ khi điều lệ bảo hiểm xã hội mới ban hành theo nghị định 12/CP ngày 28/01/1995 bảo hiểm xã hội Việt Nam bước sang một giai đoạn mới : chuyển đổi từ hệ thống bảo hiểm xã hội của tổng liên đoàn lao động Việt Nam và bộ lao động thương binh xã hội sang hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam, do thời gian chuyển đổi chưa lâu nên hoạt động của hệ thống này chưa thể hoàn thiện được. Mặt khác trước đây chế độ trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp do cả hai cơ quan quản lý ( Bộ lao động thương binh xã hội chi trả trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp hàng tháng, còn tổng liên đoàn lao động Việt Nam chi trả cho những trường hớp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp có tính chất ngắn hạn, trợ cấp một lần ). Vì thế khi chuyển sang hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ có khó khăn trong việc tổng hợp chi trả, quản lý số lượng… Các công cụ quản lý bảo hiểm xã hội chưa thực sự sắc bén, các thông tin về tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp nói riêng và bảo hiểm xã hội nói chung chưa đầy đủ vì chưa được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu thống kê nên chưa dự đoán được nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu nên hạn chế trong việc xác định phí, mức phí, mức trợ cấp. Chương III Tình hình tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp và công tác tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay. I. Thực trạng về điều kiện, môi trường lao động và công tác an toàn lao động. 1. Điều kiện lao động và môi trường lao động : Trong quá trình hoàn thiện và phát triển chúng ta không thể phủ nhận thực tế là hoạt động sản xuất của các nghành nước ta trong thời gian qua đặc biệt là nghành công nghiệp đã có đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và góp phần ổn định chính trị của đất nước nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận thực tế là các cơ sở sản xuất của quá trình sản xuất đó luôn kéo theo quá trình tác động ảnh hưởng đến môi trường như : khai thác tài nguyên thiên nhiên làm suy thoái và ô nhiễm môi trường, việc khai thác này tác động khá mạnh vào môi trường sinh thái cũng như việc sử dụng các hoá chất trong nông nghiệp và việc sử lý không tốt các chất thải ở các nhà máy xí nghiệp, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến môi trường và điều kiện lao động của người lao động. Theo số liệu thực tế ta thấy điều kiện lao động và môi trường lao động ngày càng xấu đi đặc biệt là ở các doanh nghiệp ở phía Bắc rất đáng lo ngại có tới 3%-8% số doanh nghiệp ở tình trạng rất xấu và từ 11%-20% ở tình trạng xấu, 23%-59% ở tình trạng trung bình theo các chuyên gia, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do nhà xưởng của các doanh nghiệp nhà nước đã sử dụng quá lâu trung bình từ 20-30 năm nhà xưởng của các doanh nghiệp tư nhân thì chật chội không đảm bảo về diện tích và không gian làm việc… Theo điều tra 1000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 cho thấy có 45% nhà xưởng được cải tạo từ nhà ở, hơn 40% nhà xưởng đã quá 20 năm sử dụng. Do không đảm bảo yếu tố này đẫn đến nhiều yếu tố độc hại như nóng, bụi, hơi khí độc. Cũng theo khảo sát 1000 đơn vị trên thấy hơn 60% số lao động làm việc không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Theo số liệu tạp chí bảo hộ lao động số 11/99 ta thấy có đợt kiểm tra đã phát hiện ra trên 70% công nghệ máy móc thiết bị thuộc thế hệ từ những năm 1960 cá biệt có loại từ năm 1910. Từ kết quả điều tra hàng năm các hoạt động kinh tế nước ta ước tính thải ra đến 192 ngàn tấn bụi trong đó riêng nghành công nghiệp là 162,5 ngàn tấn, sản xuất vật liệu xây dựng ( trừ ximăng ) hàng năm thải ra 25,4 ngàn tấn, cơ-kim khí 24,7 ngàn tấn, xi măng 13,3 ngàn tấn… Trong các doanh nghiệp công nghiệp có 45,065 tổng số người lao động phải làm việc chỉ với công cụ thủ công; 36,585 nửa cơ giới, 14,815 cơ giới và chỉ có 3,55% được làm việc với máy móc thiết bị tự động hoá, có 3,745 tổng số lao động phải làm việc với các máy móc thiết bị thuộc diện đăng kiểm vì có những nguyên nhân nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Có 10,70% tổng số người lao động phải làm việc với công nghệ lạc hậu; 7,33% làm việc với môi trường, thiết bị mà bộ phận che chắn các yếu tố nguy hiểm không có hoặc không đảm bảo; 3,37% nơi làm việc không có biển báo an toàn cần thiết. Cũng theo các nghiên cứu của cục thống kê thì yếu tố môi trường lao động bị vi phạm phổ biến nhất là nhiệt độ trong không khí tại vị trí làm việc. Có 93,76% tổng số doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của yếu tố này, nghề có nhiệt độ trong không khí nơi làm việc của người lao động cao nhất là vận hành và sửa chữa là nấu thuỷ tinh : 52 độ C; thao tác trên đình lò cốc là 51 độ C, vận hành bao hơi nhà máy nhiệt điện là 47 độ C, yếu tố bụi môi trường cũng đáng kể ( đây là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi và các bệnh đường hô hấp khác ) với 73,65% tổng số doanh nghiệp có : 10,045% số doanh nghiệp có nồng độ bụi trong không khí nơi làm việc vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 1-5 lần; 9,08% vượt qua từ 6-10 lần; 21,95% vượt từ 11-30 lần; 20,74% vượt quá 30 lần. Nguyên vật liệu không vệ sinh an toàn, tỷ lệ lao động tiếp xúc với loại này là 62,1% trong đó: 29,8% lao động tiếp xúc với nguyên vật liệu có bụi. 25% lao động tiếp xúc với hoá chất độc. 7,3% lao động tiếp xúc với vật liệu nổ. Nhìn vào điều kiện làm việc chúng ta có suy nghĩ gì, thực tế trên cho thấy những nguyên nhân dẫn đến điều kiện lao động xấu, ô nhiễm môi trường lao động trầm trọng có thể kể tới các nguyên nhân sau : Do doanh nghiệp thiếu vốn không đủ khả năng thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị. Do chạy theo lợi nhuận các doanh nghiệp cắt chi phí về cải thiện điều kiện lao động. Do thay đổi cơ chế, doanh nghiệp tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khi kiểm tra kiểm soát của nhà nước còn chưa đủ, khiến nhiều doanh nghiệp nhập công nghệ, máy móc thiết bị quá cũ không có bộ phận sử lý chất thải. Do người lao động không đấu tranh cho quyền lợi của mình mặc dù biết chủ doanh nghiệp không đóng góp cho mình chỉ vì sợ bị sa thải. 2. Công tác an toàn và bảo hộ lao động. Công tác an toàn và bảo hộ lao động là một công tác hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với việc khắc phục những tổn thất cũng như rủi ro đem đến cho người lao động chính vì vậy làm tốt các công tác trên sẽ giúp cho các doanh nghiệp hạn chế tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp xảy ra thế nhưng trong vấn đề này ở Việt Nam thì sao? Qua khảo sát và nghiên cứu chúng ta thấy còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót, nó được thể hiện ở các mặt sau : Thứ nhất vì máy móc, thiết bị cho người lao động như không có dụng cụ, biện pháp chống sạt lở, bục nước, sập lò trong khâu khai thác than, biện pháp thông gió kém khi khai thác mỏ ( như mỏ than đầm hồng Tuyên quang, Quảng ninh… và các dụng cụ như đèn ắc quy chiếu sáng cá nhân chưa được đảm bảo dễ gây cháy nổ khi sử dụng, thiếu biện pháp an toàn trong việc lắp đặt đường dây cao thế, thiếu các bộ phận che chắn, các bộ phận cần thiết như van, cầu chì, thiếu các biện pháp chống cháy, nổ khi xẩy ra sự cố không dập tắt được ngay gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, các nhà máy nghiền đá, sản xuất ximăng, các nhà máy nhiệt điện chưa áp dụng công tác sử lý bụi thải cũng như các nhà máy, xĩ nghiệp chưa sử lý hết chất thải công nghiệp gây ảnh hưởng của hoá chất đến môi trường nước, không khí xung quanh nơi người lao động làm việc … Đó là đối với các doanh nghiệp, còn đối với người lao động thì sao mặc dù phải chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường lao động nhưng trong thực tế cho thấy vẫn có những trường hợp người lao động vi phạm các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động như làm việc trên cao không đeo dây an toàn, không thực hiện đúng quy trình, quy tắc để cột điện cao thế bị đổ dẫn tới tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp … Các phương tiện bảo hộ cho cá nhân thiếu và không đảm bảo chất lượng. Có tới 3% số người lao động trong quốc doanh và 22% số người lao động ngoài quốc doanh chưa được trang bị dụng cụ bảo hộ. Công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường lao động, các dụng cụ bảo hộ lao động, các cách sử lý tình huống đặt ra chưa được đào tạo và tuyên truyền sâu rộng. Vẫn còn 3% tổng số doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện về an toàn lao động cho công nhân, số công nhân được huấn luyện mới chỉ đạt 35-40%, về hình thức huấn luyện thì hết sức sơ sài, chủ yếu là phát tài liệu cho công nhân đọc hoặc phổ biến qua đài truyền thành của doanh nghiệp chứ chưa tổ chức những buổi học tập huấn luyện cụ thể. Các biện pháp kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn lao động chưa được lập theo kế hoạch, chưa xây dựng thành chương trình cụ thể, đồng thời công tác chăm sóc khám sức khỏe định kỳ, chế độ nghỉ ngơi của người lao động chưa hợp lý, có một số doanh nghiệp vì công việc có thể ép công nhân làm việc quá giờ hoặc để công nhân làm việc quá giờ, dù vậy người lao động vẫn không dám khuyến cáo vì sợ chủ doanh nghiệp sa thải, các tổ chức công đoàn hoạt động chưa đúng hoặc chưa phát huy và quan tâm đến công tác này. Số liệu điều tra của Bộ y tế cho thấy chỉ có 66% doanh nghiệp ( quốc doanh ) tổ chức khám định kỳ cho công nhân, số cán bộ công nhân viên chức được khám sức khỏe định kỳ chỉ chiếm 42% tổng số công nhân của doanh nghiệp. Công tác chống ô nhiễm môi trường do tiếng ồn, do bụi, do các loại khí độc ở các doanh nghiệp chưa tốt. Theo số liệu khảo sát tại 344 phân xưởng sản xuất của hơn 100 cơ sở sản xuất công nghiệp cho thấy 61% phân xưởng bị ô nhiễm do tiếng ồn, chiếm 17,7% trong các nghành sản xuất cơ khí, 25% trong nghành sản xuất vật liệu xây dựng … và trong số 253 phân xưởng sản xuất đã được khảo sát ở 110 nhà máy tại Hà nội có 29 phân xưởng bị nhiễm bụi, chiếm 11,4% trong tổng số 9 nghành sản xuất, số nghành không bị ô nhiễm bụi là 3 chiếm 33,3% cũng theo số liệu trong tổng số 346 phân xưởng sản xuất đã khảo sát có 60 phân xưởng bị ô nhiễm do hơi khí độc chiếm tỷ lệ 17,3%, tỷ lệ cao cũng chủ yếu rơi vào nghành cơ khí. II. Tình hình tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp ở nước ta. 1. Tình hình tai nạn lao động Tai nạn lao động là hậu quả tác động bất ngờ của các yếu tố bên ngoài gây nên chấn thương hoặc nhiễm độc cấp tính cho người lao động trong quá trình sản xuất hoặc thực hiện những công việc liên quan đến sản xuất. Hiện nay tai nạn lao động đang trở thành vấn đề quốc gia đối với nhiều nước, trên thế giới cứ một giây có 4 công nhân bị tai nạn lao động, cứ 3 phút lại có 1 công nhân chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. ở Việt Nam tai nạn lao động cũng là một vấn đề bức xúc, hàng năm có khoảng trên 24000 vụ tai nạn lao động ( theo con số báo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35340.doc
Tài liệu liên quan