Đề tài Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (qua thực tế một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ)

Nguy cơ mai một nghệ thuật dân gian truyền thống đang tiềm ẩn chưa được khắc phục một cách hiệu quả. Việc sưu tầm đã được tiến hành khá tốt, nhưng vấn đề phục dựng, nghiên cứu và phổ biến nghệ thuật dân gian còn nhiều hạn chế. Hồ sơ về Quan họ, Ca trù như vậy là đã hoàn chỉnh, nhưng hồ sơ về các môn nghệ thuật khác vẫn còn bỏ ngỏ hoặc chưa hoàn thiện. Những nhà nghiên cứu chuyên sâu về từng bộ môn nghệ thuật chưa nhiều. Việc xuất bản các công trình nghiên cứu thường in ấn với số lượng hạn chế, nhân bản các đĩa CD, VCD, DVD, giới thiệu các thể loại, các tiết mục đặc sắc mới chỉ tập trung ở Quan họ, hát Chèo. còn với các môn nghệ thuật dân gian khác chưa được chú trọng đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu công chúng hiện đại về nghệ thụât biểu diễn, kỹ thuật dàn dựng, thu thanh, ghi hình.

 

doc192 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (qua thực tế một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghề dệt, thêu ren, sơn mài, chạm khảm, điêu khắc, đồ mộc, mây- tre - giang đan, làm cỏ tế, làm hương ... của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Hà Tây đã làm số lượng làng nghề và việc nhân làng nghề ở các địa phương trong tỉnh tăng lên nhanh chóng. Hàng chục vạn lao động nông nghiệp đã có việc làm ổn định và tăng thu nhập. Trong tổng số 1460 thôn (làng) của tỉnh thì có tới 900 làng có nghề và làng nghề được khôi phục, phát triển. Năm 1996 có 88 làng được công nhận là làng nghề, đến năm 1998 số làng được công nhận là làng nghề đã là 106 làng, với tổng số hộ làm nghề là 66.834 hộ, tăng 29,6% so với năm 1996. Giá trị tổng sản lượng sản xuất của làng nghề đã tăng từ 716.284 triệu đồng (1996) lên 978.958 triệu đồng năm 1998. Bình quân 1 làng nghề làm ra một giá trị sản lượng đạt 9.207,150 triệu đồng/năm, tương ứng với mỗi hộ là 14,602 triệu đồng. Đến năm 2000 số lượng làng có nghề trong toàn tỉnh đã là 972 làng, con số này đến năm 2005 là 1168 làng (chiếm 80% tổng số làng trong toàn tỉnh). Hà Tây là tỉnh đứng đầu về số lượng làng nghề. Trong đó bao gồm 49 làng nghề mây tre giang đan 33 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, 25 làng nghề thêu rèn, 21 làng nghề đan nón mũ lá, 18 làng nghề dệt, 17 làng nghề sơn mài, khảm trai, điêu khắc, 12 làng nghề đồ gỗ, 12 làng nghề cơ khí rèn, 12 làng nghề tăm mành, 10 làng nghề đan cỏ tế, 7 làng nghề may mặc, 4 làng nghề đan cót, 4 làng nghề da giầy, khâu bóng và 1 làng nghề nghiếp ảnh. Những huyện phát triển nhiều làng nghề nhất là Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ, ứng Hoà, Hoài Đức, chỉ riêng thị xã Sơn Tây là không có làng nghề được công nhận (do không đủ tiêu chuẩn). Số hộ tham gia sản xuất ngành nghề từ 97.000 hộ năm 2000 đã tăng lên 154.000 hộ vào năm 2005, mức tăng bình quân 5 năm qua là 9,1% /năm và chiếm 26% tổng số hộ toàn tỉnh. Một số huyện, thị xã có tỷ lệ hộ tham gia sản xuất ngành nghề cao là : Thường Tín 29%, Hà Đông 32%, Quốc Oai 30%, Đan Phượng 27%, Chương Mỹ 29%, Thanh Oai 31%, Thạch Thất 30%, Hoài Đức 31%. Mức độ thu hút lao động toàn tỉnh trong các ngành nghề công nghiệp và thủ công nghiệp là hơn 400.000 người, tỷ lệ tăng bình quân của 5 năm là 12,7%/năm và chiếm 27,3% tổng số lao động toàn tỉnh. Bình quân trên địa bàn toàn tỉnh có từ 1 đến 1,5 vạn người chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm nghề hoặc có nghề thủ công trong thời kỳ gối vụ, chính những yếu tố này đã góp phần làm tăng lên không ngừng giá trị sản xuất ngành nghề. Năm 2000 đạt 1.682,5 tỷ đồng, năm 2001 đạt 2.102,3 tỷ đồng, năm 2002 tăng 29%, năm 2003 tăng 8,7%, năm 2004 tăng 20% và 2005 đạt gần 4500 tỷ đồng tăng gần 27% so với năm 2004, đạt mức tăng bình quân 5 năm (2000-2005) là 21,7% chiến 50,5 so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, trong đó một số huyện, thị xã có ngành nghề và làng nghề phát triển với nhịp độ tăng trưởng bình quân cao về giá trị sản xuất như Thạch Thất 33,2%, Hà Đông 30,3%, Đan Phượng 25,1%, Quốc Oai 23,1%, Phú Xuyên 23,3%, Thường Tín 19,9%, Chương Mỹ 16,1%, Hoài Đức 18,8%. Giá trị hàng xuất khẩu ở khu vực làng nghề năm 2000 đạt 213,6 tỷ đồng, năm 2001 đạt 259,1 tỷ đồng, tăng 21,3%, năm 2002 tăng 29,3%, năm 2003 tăng 22,1%, năm 2004 tăng 18,1% và đến năm 2005 đạt xấp xỉ 600 tỷ đồng tăng hơn 24% so với năm 2004, mức tăng bình quân của 5 năm là 23%, chiếm 13,3% tổng giá trị ngành nghề. Cùng với công nghiệp quốc doanh, công nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài Nhà nước và ngành nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong GDP - công nghiệp - xây dựng năm 2000 chiếm 32,4% năm 2001 là 33,9%, năm 2002 đạt 34,6%, năm 2003 đạt 36,6%, năm 2004 là 37,1% và năm 2005 đạt 37%. Mặt khác chính việc phát triển ngành nghề thủ công và làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập, chuyển đổi cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn, xoá đói, giảm nghèo. Tỷ lệ lao động công nghiệp - Thủ công nghiệp từ 20% (năm 2001) đã tăng lên mức 27,3% (năm 2005), mức thu nhập chung tăng 47,2% so với năm 2001. Trong đó nông nghiệp tăng 35%, ngành nghề tăng 65%, dịch vụ tăng 47%, đồng thời giảm được số hộ nghèo trong tỉnh từ 8,9% năm 2001 xuống còn 4,17% năm 2001. * Số liệu thống kê về làng nghề cụ thể ở các huyện, thị xã: - Quận Hà Đông (5 làng): Dệt lụa tơ tằm (Vạn Phúc), rèn Đa Sỹ (Kiến Hưng), dệt vải thôn La Dương (Dương Nội), dệt in hoa La Nội, ỷ La (Dương Nội). - Huyện Ba Vì (16 làng) : Chế biến tơ tằm Lương Phú (Thuần Mỹ); chế biến tinh bột sắn Minh Hồng (Minh Quang); chế biến chè búp khô Bùi Thông, Đô Tràm, Trại Khoai, Cao Lãm, Đồng Chằm, Đồng Dài, Trung Sơn, thôn Đồi, Trung Hạ, Chu Minh, Bùi Thông (Ba Trại); làm nón Liễu Châu, Phong Châu, Phú Xuyên (Phú Châu); dệt lụa Cổ Đô, An Bang (Tân Lập) “Lụa này là lụa Cổ Đô - Chính tông lụa cống các cô ưa dùng”. - Huyện Chương Mỹ (24 làng): nghề mây tre giang đan Đồi Ba, Đông Cựu, Yên Kiện, Đan Thôn, Đan Thôn Đồi 1, Lũng Vị, Đồi 2 (Đông Phương Yên), Khê Than, Phú Vinh, Quan Châm, Nghĩa Hảo, Đồng Trữ, Phú Hữu I (Phú Nghĩa), Lam Điền (Lam Điền), Phù Yên (Trường Yên), Đông Cựu (Đông Sơn), Yên Trường (Trường Yên), Trung Cao (Trung Hoà), Thái Hoà (Hợp đồng), Hạ Dục (Đông Phú), Tiên Lữ (Tiên Phương); nón mũ lá thông Văn La (Văn Võ); thêu thôn Yên Cốc (Hồng Phong); mộc - điêu khắc Phụ Chính (Hoà Chính). - Huyện Đan Phượng (5 làng): chế biến lâm sản thôn Hạ, thôn Trung (Liên Trung); đồ mộc Thượng Thôn (Liên Hà); chế biến lương thực - thực phẩm Tháp Thượng (Song Phượng), Trung Đích (Hạ Mỗ). - Huyện Hoài Đức (11 làng): Nghề ảnh Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức); dệt kim-bánh kẹo La Phù (La Phù); bún bánh Cao Xá Hạ (Đức Giang); chế biến nông sản Cát Quế, Dương Liễu (Dương Liễu), Minh Khai (Minh Khai); xay sát lương thực Lưu Xá (Đức Giang); điêu khắc sơn mỹ nghệ Sơn Đồng (Sơn Đồng); the dệt vải làng La, Mỗ, Canh “Bảy làng La, ba làng Mỗ”, “The La, lụa Vạn, vải Canh - Nhanh tay đi bán, ai sành thì mua”, “Mỗ, La, Canh, Cót - Tứ đại danh hương”. - Huyện Mỹ Đức (8 làng): dệt Phùng Xá (Phùng Xá); thêu Thôn Nội, Thôn Trì (Thượng Lâm); mây tre đan, thêu ren thôn Trê (Tuy Lai); mây tre giang đan xuất khẩu Đông Mỹ (An Tiến); tằm tang Bối Lang, Trinh Tiết, Sêu (Đại Hưng). - Huyện Phú Xuyên (33 làng): may mặc Từ Thuận, thôn Chung (Vân Từ), Thượng Yên (Phú Yên), Mỹ Văn (Chuyên Mỹ); cào bông- dệt màn Văn Hội, Phú Đôi (Đại Thắng); cào bông- bông len- Tò he Xuân La (Phượng Dực); giầy da Giẽ Hạ, Giẽ Thượng (Phú Yên); đan võng-tơ lưới Thao Nội, Thao Ngoại (Sơn Hà); tơ lưới - dệt chã Ngọc Lâu, Tri Lễ (Quang Trung); bún bánh đa Hoà Khê Hạ (Bạch Hạ); chế biến lương thực thực phẩm Tân Độ (Hồng Minh); giấy An Cốc, Phù Bật (Hồng Minh); sơn mài Bối Khê (Chuyên Mỹ); khảm Trai Chuôn Ngọ, Chuôn Hạ, Chuôn Trung, Chuôn Thượng, Đồng Vinh (Chuyên Mỹ); mộc dân dụng Đại Nghiệp (Tân Dân), Chanh Thôn, Văn Minh (Văn Nhân); cỏ tế Lưu Thượng, Đường La, Lưu Đông, Hoàng Xá, Lưu Xá, Phú Túc, Tư Sản, Trình Viên (Phú Túc); guột tế-áo tơi lá Trung Lập, Tri Chỉ (Tri Trung); thêu Đại Đồng (thị trấn Phú Xuyên); cơ khí - dịch vụ Phú Gia, Phú Thịnh (thị trấn Phú Minh); khảm trai ứng Cử (Vân Từ); dệt lưới chã An Mỹ (Đại Thắng); nhuộm vải Nội Hợp (Nam Phong). - Huyện Phúc Thọ (5 làng): dệt thảm thôn Đông (Phụng Thượng); may Thượng Hiệp (Tam Hiệp); chế biến nông sản thực phẩm Hạ Hiệp, Hiếu Hiệp (Liên Hiệp), Linh Chiểu (Sen Chiểu). - Huyện Quốc Oai (6 làng): chế biến nông sản thực phẩm Tân Hoà (Tân Hoà); cót nan Thế Trụ (Nghĩa Hương), Trại Ro (Tuyết Nghĩa), Văn Quang (Nghĩa Hương); mây tre giang đan Thông Đạt, Đại Phú (Liệp Tuyết). - Huyện Thạch Thất (9 làng): bánh chè lam Thôn Thạch (Thạch Xá); mộc Chàng Sơn (Chàng Sơn); đồ mộc- may Hữu Bằng (Hữu Bằng); mây tre giang đan Bình Xá, Phú Hoà, Thái Hoà (Bình Phú); cơ kim khí nông cụ Phùng Xá (Phùng Xá); mộc xây dựng Dị Nậu, Canh Nậu (Dị Nậu); rối nước, rối cạn - Huyện Thanh Oai (44 làng): bún kỹ thuật, bún khô xã Bích Hoà; điêu khắc Dư Dụ (Thanh Thuỳ); sơn tạc tượng Vũ Lăng (Dân Hoà); chế biến lâm sản - làm quạt Canh Hoạch (Dân Hoà); nón lá làng Chuông, Liên Tân, Mã Kiều, Quang Trung, Tân Dân, Tây Sơn, Tân Tiến (Phương Trung), Thị Nguyên, Mọc Xá, Cao Xá (Cao Dương), Đôn Thư (Kim Thư), Động Giả (Đỗ Động); mũ - nón lá Tri Lễ (Tân ước); chẻ tăm hương Ba Dư, Phương Nhị (Hồng Dương), Ngô Đồng, Tảo Dương, Mạnh Kỳ, Ngọc Đình (Hồng Dương); kim khí Dụ Tiền, Gia Vĩnh, Rùa Hạ, Rùa Thượng, Từ Am (Thanh Thuỳ); khâu bóng da Lê Dương, Văn Khê (Tam Hưng); giò chả ước Lễ (Tân ước), Hoàng Trung (Hồng Dương); mũ, nón lá Quế Sơn (Tân ước); may công nghiệp- may dân dụng Thượng (Bích Hoà); ren xuất khẩu thôn Trên, thôn Giữa (Bích Hoà); mây tre đan xuất khẩu thôn Mùi (Bích Hoà); làm Tương-miến Cự Đà (Cự Khê); dệt vải- dệt khăn- dệt len Thanh Thàn (Thanh Cao); thêu Mật Thượng (Thanh Cao); mộc truyền thống áng Phao (Cao Dương); nón-võng truyền thống Trường Xuân (Xuân Dương). - Huyện Thường Tín (38 làng): dệt đũi tơ tằm Cống Xuyên (Nghiêm Xuyên); thêu Quất Động (Quất Động), Bình Lăng, Đào Xá, Hướng Dương, Khoá Nội, Phương Cù (Thắng Lợi), Cổ Chất (Dũng Tiến), Từ Văn (Lê Lợi), Đình Tổ (Nguyễn Trãi), Đông Cứu (Dũng Tiến); bông len Trát Cầu (Tiền Phong); sơn mài Hạ Thái (Duyên Thái); điêu khắc Nhân Hiền (Hiền Giang), Thượng Cung (Tiên Phong); tiện gỗ Nhị Khê (Nhị Khê); mộc dân dụng Định Quán (Tiên Phong); đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp Vạn Điểm, Đặng Xá (Vạn Điểm); tre đan Bằng Sở, Đại Lộ, Xâm Dương I+II+III (Ninh Sở); kim khí Liễu Nội (Khánh Hạ); thêu- may Xóm Bến (Nguyễn Trãi); sơn mài Duyên Trường (Duyên Thái); thên-ren Bì Hướng, Đô Quan, Nguyên Bì, Đức Trạch, Quất Lâm, Quất Tỉnh, Lưu Xá (Quất Động); dánh dầy Thượng Đình (Nhị Khê); tiện Trung Thôn (Nhị Khê); làm lược sừng Thuỵ ứng (Hoà Bình). - Huyện ứng Hoà (17 làng): dệt Hoà Xá (Hoà Xá); tre giang đan Đông Vũ, Hoa Đường (Trường Thịnh); tren đan thôn Hoàng Dương (Sơn Công); tăm hương Phú Lương Thượng (Quảng Phú Cầu); hương đen thôn Xá Cầu (Quảng Phú Cầu); chẻ tăm hương thôn Phú Lương Hạ, Quảng Nguyên, Cầu Bầu, Đạo Tú (Quảng Phú Cầu); bông vải sợi thôn Trung Thượng (Đại Hùng); đan guột tế thôn Phí Trạch (Phương Tú); làm bún Bặt Chùa, Bặt Trung, Bặt Ngõ (Liên Bạt); may áo dài truyền thống Trạch Xá (Hoà Lâm); rèn truyền thống thôn Vũ Ngoạn (Liên Bạt). - Số lượng nghề và làng nghề được mở rộng và tăng lên theo từng giai đoạn. Nên vào thời điểm năm 1996, trong tổng số1460 làng (thôn) của tỉnh có tới 900 làng có nghề và 88 làng trong số đó được công nhận là làng nghề . Đến năm 2000 số làng có nghề trong tỉnh đã tăng lên con số 972 làng (tăng 72 làng sau 4 năm) và số làng được công nhận là làng nghề đã 120 làng và đến năm 2008 toàn tỉnh có 1170 làng có nghề và số làng đủ tiêu chuẩn được công nhận là làng nghề gồm 240 làng. Để đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề được đúng hướng, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng ở cả thị trường trong và ngoài nước. - Những làng nghề cổ truyền lâu đời ở Hà Tây được bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông) là làng nghề có lịch sử phát triển từ mấy trăm năm nay. Do có bí quyết riêng, lụa Vạn Phúc không giống bất kỳ một loại sản phẩm cùng loại nào. Điểm đặc biệt nhất của lụa Vạn Phúc là ở khâu hấp, tẩy, se tơ nhuộm màu và hoạ tiết hoa văn. Lụa Vạn Phúc vừa mượt mà, vừa mềm mại, óng ả, tươi tắn và phong phú về mà sắc, cũng như sự tinh xảo trong các hoạ tiết trang trí. Do đó, lụa Vạn Phúc đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước. Làng nghề chế biến tơ tằm Lương Phú (Thuần Mỹ, Ba Vì) là làng nghề cổ truyền, bởi lẽ những người dân ở đây đã biết đến việc trồng dâu nuôi tằm ươm tơ kéo kén từ mấy trăm năm nay. Sản phẩm tơ tằm của làng đáp ứng được yêu cầu về cung ứng nguyên liệu cho các làng nghề dệt lụa trong vùng. Làng nghề dệt đũi tơ tằm Cống Xuyên (Nghiêm Xuyên, Thường Tín) xuất hiện lâu đời, đáng lưu ý là nơi đây tuy không có nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng lại rất giỏi nghề dệt đũi. Nguyên liệu đảm bảo cho làng nghề phát triển chính là nguồn kén tằm được đưa về từ các tỉnh Thái Bình, Hoà Bình, Sơn La, Bắc Ninh. Các hộ gia đình tự đắp lò ươm, kéo kén thành sợi, rồi chuội, là, đóng tấm. Đây là nguyên liệu để dệt thành vải thổ cẩm tơ tằm, đặc biệt được thị trường châu âu ưa dùng. Cả làng có 353 hộ/580 hộ làm nghề, giá trị sản xuất làm ra hàng năm đạt gần 4 tỷ đồng (bình quân đạt 4,3 triệu/người/năm) Làng nghề thêu Quất Động, Thường Tín có từ thế kỷ XV vào thời vua Lê Thái Tông, cách ngày nay gần 500 năm, ông tổ nghề là Lê Công Hành. Cả làng có 407/412 hộ gia đình làm nghề thêu, sản phẩm của làng thêu Quất Động cực kỳ tinh xảo, đa dạng mặc dù được sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp thêu tay (thủ công). Giá trị sản xuất từ nghề hàng năm đạt trên 4 tỷ đồng. Làng nghề Khoái Nội (Thắng Lợi, Thường Tín) có từ vài trăm năm, 100% các hộ gia đình trong làng đều làm nghề và sinh sống chính bằng nguồn thu nhập từ sản phẩm thêu, do nhu cầu của thị trường nghề thêu ở làng đến nay rất phát triển, từng nước được chuyên môn hoá từng công đoạn. Từ sản xuất chỉ mày, tự sáng tác mẫu mã, các tay kim chuyên nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Sản phẩm có cả những tấm thêu phong cảnh, chân dung cỡ lớn. Trong làng có một bộ phận chuyên môn làm công việc đặt hàng và thu mua sản phẩm, cung cấp cho các công ty xuất khẩu ở Hà Nội chuyển hàng ra thị trường ngoài nước. Làng nghề sơn khảm Chuôn Ngọ (Chuyên Mỹ, Phú Xuyên) là làng nghề nổi tiếng từ lâu đời, đây là 1 trong 5 thôn của xã Chuyên Mỹ, làm nghề sơn khảm. Cả làng có 180/300 hộ làm nghề và chiếm tới 60% tổng số lao động trong độ tuổi. Sản phẩm sơn khảm của làng đạt tới độ tinh xảo được khách hàng Hồng Kông, Đài Loan, Lào, Thái Lan đặc biệt ưa chuộng. Giá trị sản xuất từ nghề chiếm 60% tổng giá trị sản xuất của làng (khoảng 3,5 tỷ đồng/năm). Làng nghề điêu khắc Dư Dụ (Thạch Hùng, Thanh Oai) hiện nay cả làng vẫn có trên 70% số hộ làm nghề, hàng năm sản xuất ra giá trị hàng hoá đạt trên 6 tỷ đồng, thu nhập hình quân từ nghề đạt gần 4 triệu đồng/ngày/năm. Làng nghề điêu khắc sơn mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức) có nghề tạc tượng, điêu khắc, sơn mài và làm đồ thờ từ hàng trăm năm nay. Ngay từ thời Pháp thuộc đã có nhiều người thợ giỏi trong làng được chính quyền bảo hộ phong danh hiệu nghệ nhân. Sản phẩm của làng nghề Sơn Đồng hiện có mặt ở khắp nơi. Cả làng có trên 55% số hộ làm nghề, hàng năm làm ra giá trị sản xuất (từ nghề) đạt trên 12 tỷ đồng. Làng nghề nón Chuông (Phương Trung, Thanh Oai) có tới gần 90% số hộ làm nghề nón, nghề nón đã có ở đây từ hàng trăm năm nay. Người dân ở đây làm nón quanh năm. Đáng chú ý là hầu như 100% người dân trong làng đều biết làm nón. Nhờ có nghề làm nón mà làng Chuông được cả nước biết tiếng. Giá trị sản xuất hàng năm từ nghề làm nón của làng đạt gần 2 tỷ đồng. Hà Tây còn rất nhiều làng nghề cổ truyền nổi tiếng như ảnh Lai Xá (Kim Chung; Hoài Đức); Rèn Đa Sỹ (Kiến Hưng, Hà Đông); giầy da (Phú Yên, Phú Xuyên); tằm tang Trinh tiết (Đại Hưng, Mỹ Đức); khắc trên kim loại Chuôn Trung (Chuyên Mỹ, Phú Xuyên); ren, đăng ten Cầu Đơ (Hà Đông) - Hạ Mỗ (Đan Phượng); in vẽ tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức); lược sừng Thụy ứng (Hòa Bình, Thường Tín)... vv. Tại tỉnh Hà Tây, làng nào đạt được các điểm sau đây thì được công nhận danh hiệu làng nghề: 1. Số hộ và lao động qui làm nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở làng ít nhất đạt từ 50% trở lên so với tổng số hộ và lao động của làng. 2. Giá trị sản xuất và thu nhập từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở làng đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm. 3. Có tổ chức phù hợp với tỉnh hình thực tế của địa phương (hội, câu lạc bộ, Ban Quản trị HTX ...) mang tính tự quản được pháp luật thừa nhận. Dù tổ chức dưới hình thức nào cũng cần có địa điểm nhất định phục vụ sinh hoạt kinh tế, văn hoá xã hội liên quan đến hoạt động của làng nghề. 4. Về tên làng nghề: nếu là làng nghề cổ truyền còn tồn tại và phát triển thì lấy nghề đó đặt tên cho làng nghề. Nếu làng nghề có nhiều nghề phát triển, sản phẩm nghề nào nổi tiếng nhất thì lấy nghề đó đặt tên cho làng nghề. Hoặc trong làng có nhiều nghề không phải là nghề truyền thống hay chưa có sản phẩm nghề nào nổi tiếng thì tên làng sẽ căn cứ vào nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất để đặt tên làng nghề. Những tiêu chí này chỉ là những qui định chung nhất, cơ bản nhất, khi xét công nhận danh hiệu làng nghề, cũng cần phải xét đến việc chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như mọi qui định hợp pháp của chính quyền địa phương, ngoài ra còn phải xem xét đến mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường của phát triển ngành nghề và gắn phát triển làng nghề với những mục tiêu về kinh tế xã hội, nhất là góp phần tích cực vào việc khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của quê hương, thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong mõi làng nghề. Việc công nhận làng nghề chỉ được xét ba năm một lần. Những làng nào không còn giữ được những tiêu chí đã quy định sẽ không được tái công nhận ở những năm sau. Những làng nào dù không có nghề truyền thống, nhưng giữ vững được sự phát triển của làng theo những tiêu chí được qui định từ ba năm liên tục trở lên thì có thể được xét công nhận là làng nghề. * Một số đặc điểm riêng về văn hoá làng nghề ở Hà Tây: Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong số 10 tỉnh (chủ yếu là các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ), Hà Tây là tỉnh dẫn đầu với hơn 200 làng nghề (chiếm gần 50% số làng nghề được công nhận). Làng nghề Hà Tây có đặc điểm đáng khá độc đáo: Thứ nhất: Trong các làng nghề, có thể tồn tại một nghề hoặc nhiều nghề thủ công hoặc dịch vụ nào đó để sản xuất ra nhiều sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công chủ yếu nhằm mục đích bán ra thị trường. Lao động thủ công đã thu hút ít nhất 50% số hộ gia đình trong làng tham gia làm nghề và giá trị sản xuất của nghề chiếm tỷ trọng ít nhất bằng 50% so với giá trị sản xuất các ngành tại địa phương. Thứ hai, các làng nghề cổ truyền được hình thành từ xa xưa nay vẫn tồn tại và phát triển mạnh như làng thêu Quất Động, làng tiện Nhị Khê, làng sơn mài Duyên Thái, sơn khảm mỹ nghệ Chuyên Mỹ, làng lụa Vạn Phúc, làng mộc Chàng Sơn, làng nghề mây tre Phú Vinh, làng giò chả ước Lễ, làng nón Chuông, làng bánh dày Quán Gánh... Thứ ba, ngành nghề đa dạng, phong phú, phần lớn là những nghề cổ truyền được khôi phục. Làng nghề mới được hình thành phát triển là do tìm được nghề phù hợp với địa phương, sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu thị trường. Hoạt động trong làng nghề chủ yếu là các hộ gia đình, là thành viên của các loại hình doanh nghiệp sản xuất trên diện rộng khắp cả làng, có nơi cả xã hoặc cả vùng. Trong làng có nhiều thợ lành nghề và hầu như dân làng ai cũng biết nghề, có thể thao tác thành thạo để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh, hoặc biết rõ thao tác của một công đoạn, một việc góp phần làm ra sản phẩm thể hiện khả năng lao động có kỹ thuật và kỹ năng tinh xảo. Thứ tư, công nghệ sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là thủ công, tuy nhiên đến nay ở một số làng và trong một số ngành nghề, từng công đoạn đã được cơ khí hoá, nửa cơ khí. Thậm chí một số nơi còn đầu tư những máy móc chuyên dùng mang tính chuyên nghiệp cao. Thứ năm, sản phẩm làng nghề Hà Tây được hình thành theo các ngành hàng, chủ yếu là ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống. Các sản phẩm dệt may, hàng giả da, sơn mài, mây - tre - giang đan. Thứ sáu, sự hoạt động của các làng nghề có sức thu hút lao động lớn, tuỳ thuộc vào lứa tuổi, sức khoẻ, mọi đối tượng lao động đều có thể tham gia vào một việc hoặc một công đoạn nào đó và đều có khả năng tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình. Lao động thủ công trong các làng nghề luôn tạo ra một giá trị sản xuất lớn. - Thực trạng bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Tây - những vấn đề bức xúc + Môi trường bị ô nhiễm, tệ nạn xã hội gia tăng trong các làng nghề Theo kết quả khảo sát điều tra của Sở Tài nguyên - Môi trường có tới gần 50% làng nghề nằm trong tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức độ báo động. Cùng với sự phát triển về kinh tế, là sự xuất hiện những vấn đề hết sức cấp bách về sự tàn phá môi trường sinh thái. Các hộ làm nghề chỉ chăm lo mở rộng sản xuất để tăng doanh số và mặc cho các chất thải tích tụ, huỷ hoại nghiêm trọng môi trường sống, kể cả môi trường không khí, môi trường âm thanh, môi trường nước (nước bề mặt và nước ngầm), cụ thể là các làng nghề dệt, nhuộm ở Mỹ Đức, ứng Hoà, Hoài Đức và kể cả làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông)... Do sử dụng công cụ sản xuất lạc hậu, các làng nghề này nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Dung dịch nước và hoá chất tẩy, nhuộm sợi không được xử lý đã đổ thẳng xuống đất xung quanh khu vực sản xuất, hoặc đổ trực tiếp vào các dòng sông như sông Nhuệ, sông Đáy ... Tại các làng nghề kim khí như Thanh Thuỳ (Thanh Oai), làng Vĩnh Lộc (Phùng Xá, Thạch Thất) lượng nước có chứa nồng độ cồn công nghiệp, axít và các hoá chất có chứa kim loại nặng khác có trong các bể dung dịch mạ kim không qua xử lý, cũng được đổ thẳng ra ao hồ, làm ô nhiễm nguồn nước và không khí. Hiện nay có ít nhất 5% dân số mắc các bệnh đặc trưng của làng nghề, như bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, đường ruột ... và có mầm mống của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Do trình độ lao động thủ công hoặc nửa cơ khí, nhiều hộ sản xuất đã không mấy quan tâm đến việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Vì thế người lao động (không chỉ là những người làm công) vừa phải chịu ô nhiễm do bụi, tiếng ồn, vừa đứng trước nguy cơ bị tai nạn lao động rất cao. Đã không hiếm những trường hợp người lao động do bị tai nạn mà phải chịu cảnh tàn tật suốt đời, thậm chí chết người. Tuy nhiên do mải chạy theo doanh thu và do sự thúc bách tự thân về tăng thu nhập, nên cả chủ và người làm thuê đều chấp nhận điều này. Đây là vấn đề rất đáng quan ngại. Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, số đề, nghiện hút, chích các loại ma tuý là nguy cơ lớn nhất dẫn đến sự mất ổn định trong các làng nghề. Nhiều hộ sản xuất, nhiều gia đình do quá mải mê làm giàu đã không quan tâm đúng mức đến việc quản lý và giáo dục con cái. Hiện nay Làng lụa Vạn Phúc có khá nhiều người nghiện hút ma tuý (chủ yếu là thanh niên). Làng Đục Khê - làng Yến Vỹ của xã Hương Sơn (Mỹ Đức) kinh doanh dịch vụ, phục vụ du khách thập phương về trẩy hội chùa Hương hàng năm có mức thu nhập bình quân cao vào loại nhất so với huyện Mỹ Đức nhưng lại là nơi có nhiều đổ vỡ về văn hóa truyền thống. Toàn xã có tới hơn 100 đối tượng nghiện hút và xuất hiện nhiều hành vi kinh doanh dịch vụ thiếu lành mạnh, buôn, bán theo tận thu, chộp giật trắng trợn. Cung cách làm ăn này đã và đang làm biến dạng hình ảnh về một miền quê, về những làng nghề xưa nay vốn được biết đến bởi nhiều phong tục tập quán tốt đẹp. + Nguy cơ mai một nghề cổ truyền Một số nghề và làng nghề truyền thống vì nhiều nguyên nhân đến nay đã không còn nữa : làng nghề dệt ở xã Đốc Tín (Mỹ Đức); nghề làm pháo ở Bình Đà, nghề làm quạt giấy ở Dân Hoà (Thanh Oai); nghề dệt the ở La Khê (Hà Đông); nghề làm giấy dó An Cốc (Hồng Minh, Phú Xuyên), nghề trồng dâu nuôi tằm ở làng Trinh Tiết - Đại Hưng, làng Thượng - Phù Lưu Tế (Mỹ Đức); nghề đan thúng đựng nước bằng tre ở Quảng Phú Cầu, ứng Hoà; nghề làm áo tơi lá ở Thanh Oai, Phú Xuyên... Sự biến đổi của các làng nghề truyền thống đang diễn ra theo hai xu hướng. Thứ nhất là sự vươn lên, tiếp tục khẳng định được vị trí và uy tín của sản phẩm làng nghề trên thương trường (làng lụa Vạn Phúc, các làng nghề chạm khảm ở Phú Xuyên, thêu ren ở Thường Tín ...). Thứ hai, đó là duy trì nghề như một thứ nghề phụ của làng, với mục đích giải quyết công ăn việc làm và cải thiện một phần thu nhập cho người dân ở nông thôn, chỉ hoạt động theo mùa vụ. Một số khác buộc phải thay đổi nghề cổ truyền bằng những nghề mới... Quá trình biến đổi này, nếu nhìn dưới góc độ kinh tế học, thì đây là sự vận động mang tính khách quan, nhất là trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên có những nơi mặc dù sản phẩm làng nghề làm ra hoàn toàn vẫn đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nhưng do ở địa phương cơ sở hạ tầng quá lạc hậu, đường giao thông không thuận lợi làm tăng chi phí sản xuất gián tiếp, đội giá thành sản phẩm lên cao, năng lực cạnh tranh giảm. Điều này đang cản trở sự phát triển của một số làng nghề truyền thống. Hiện nay vẫn xảy ra hiện tượng thợ lành nghề bỏ làng đi lập nghiệp nơi khác dẫn đến nguy cơ tan rã làng nghề cổ truyền, chẳng hạn như làng nghề may áo dài truyền thống thôn Trạch Xá (Hoà Lâm, ứng Hoà) đang mai một dần. Cuối năm 2004, cả làng chỉ còn chưa đầy 10 hộ chủ cơ sở sản xuất gia đình. Lực lượng làm nghề chủ yếu ở làng giờ đây là người già và trẻ em còn đang đi học. Làng nghề bông vải sợi thôn Trung Thượng xã Đại Hùng đang mất dần. Số thợ lành nghề còn rất ít. Đầu năm 2003 cả làng có 14 hộ sản xuất tại nhà, với các nhà xưởng tự mở, số lao động trong nghề đạt 65% toàn thôn. Cuối năm 2004, chỉ còn 7 hộ làm nghề (giảm 50% so với năm 2003). Hiện chỉ còn những hộ có vốn đầu tư mặt bằng sản xuất tại nhà, nâng cấp máy móc hiện đại mới trụ lại làng để vừa làm nghề, vừa đem hàng đi rao bán. Sản phẩm của làng làm ra hầu như người sản xuất phải tự tìm cách tiêu thụ qua hình thức bán lẻ, bán rong, không có hợp đồng hoặc đại lý bao tiêu sản phẩm. Vì vậy điều kiện để mở man

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBCTONG HOP KH 09 - 22.doc
Tài liệu liên quan