Đề tài Bất đối xứng thông tin trên báo điện tử

Mục lục

 

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRÊN HÀNG HÓA BÁO ĐIỆN TỬ 3

1.1 Hàng hóa công cộng 3

1.1.1Khái niệm: 3

1.1.2Tính chất của hàng hóa cộng cộng: 3

Hàng hóa công cộng thuần túy và không thuần túy 3

1.2 Sơ lược về sự ra đời của báo điện tử : 4

1.2.1 Khái niệm báo điện tử 4

1.2.2 Sơ lược về sự ra đời của báo điện tử Việt Nam 4

Báo điện tử tiếng Việt thông dụng 5

1.3.Đối tượng tham gia trên hàng hóa báo điện tử: 6

1.2.1 Người tiếp nhận thông tin 6

1.2.2 Nhà cung cấp hàng hóa báo điên tử 6

1.4 Lý thuyết về bất đối xứng thông tin trên hàng hóa báo điện tử : 6

1.4.1. Giới thiệu sơ lược về thông tin bất cân xứng 6

Các khái niệm về thông tin bất cân xứng 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRONG VIỆC CUNG CẤP HÀNG HÓA BÁO ĐIỆN TỬ 10

2.1 Thực trạng bất đối xứng thông tin trên hàng hóa báo điện tử 10

2.2 Ảnh hưởng của bất đối xứng thông tin trên hàng hóa báo điện tử 12

2.2.1 Ảnh hưởng đối với người đọc 13

Ảnh hưởng đối với nhà cung cấp 15

2.2.3Ảnh hưởng đến đối tượng mà báo đề cập đến 17

2.2.4 Ảnh hưởng đối với các đơn vị quảng cáo 18

Tổn thất xã hội gây ra bởi bất đối xứng thông tin 19

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 22

3.1 Giải pháp tư nhân 22

3.1.1. Đối với người đọc báo 22

3.1.2 Đối với nhà cung cấp 23

3.2 Vai trò của nhà nước 24

3.2.1 Khuyến khích, khen thưởng cũng như xử lý vi phạm 25

3.2.2 Cung cấp dịch vụ công 28

Kết luận 29

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bất đối xứng thông tin trên báo điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ sinh, với những máy nấu cháo bóng loáng, nhân viên mặc bảo hộ trắng toát; găng tay, khẩu trang, nón kín mít từ đầu đến chân... Thế nhưng khi tới một số cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng thì sự thật lại khá phũ phàng. Chẳng hạn như nhà máy sản xuất CDD ABC (379 Tân Hương, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM), nhà máy chỉ khoảng 30m2, máy nấu cháo bám đầy vết bẩn, sàn nhà lênh láng nước thải. Nhân viên mặc đồ bộ, không găng tay, khẩu trang, xắn quần lội bì bõm. Cháo thành phẩm được đóng gói bằng một máy đóng gói bẩn không kém. Nhà máy sản xuất CDD Đoremi (1314/13 Lê Đức Thọ, F13,Q.Gò Vấp, TP.HCM) thì cũng sáng sủa gì hơn ở khâu chế biến củ quả đế nấu cháo. Khoai còn dính đầy đất cát được nhân viên gọt sơ vỏ, cắt bỏ chỗ hư, đổ vào bồn cho nước sục qua vài lần là vớt ra, đưa vào sản xuất luôn. Bí đỏ cũng không khá hơn, gọt sạch vỏ cho vào bồn nước ít phút rồi vớt ra. Còn cơ sở sản xuất cháo Cây Thị chỉ là một nhà kho vừa là nơi chứa nguyên liệu, vừa sơ chế và sản xuất cháo, nhân công cũng không được trang bị đồ bảo hộ để giữ vệ sinh. Đó mới chỉ là vấn đề vệ sinh, vậy còn chất lượng của cháo thì sao? Mãi đến gần đây – cuối năm 2009 – chất lượng của CDD mới được hé lộ sau khi phóng viên báo Tuổi Trẻ có chuyến đi thực tế tìm hiểu chất lượng CDD. Giữa tháng 11, trong vai một người đang muốn xây dựng thương hiệu cháo dinh dưỡng trên thị trường, phóng viên đã hẹn gặp một nhân viên chuyên cung cấp các loại hóa chất của Công ty P, Q.Tân Bình, TP.HCM để nhờ hỗ trợ. Nhân viên tên N. kể anh thường xuyên giao các loại hóa chất cho một số cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng có tiếng trên thị trường TP.HCM. Anh N. cho biết các loại hóa chất có tác dụng không gây chua, tạo sánh, tạo hương vị... được nhiều cơ sở cháo dinh dưỡng sử dụng. Hai loại hóa chất có tên sodium benzoate và potassium sorbate, N. giới thiệu cả hai loại hóa chất này đều có tác dụng giúp cháo lâu bị chua. Sodium benzoate có giá 50.000 đồng/kg, còn potassium sorbate giá cao hơn với 80.000 đồng/kg. Theo N., cùng sử dụng những loại hóa chất này nhưng mỗi hãng cháo sẽ có một “bí quyết” pha chế riêng, do vậy liều lượng cho hóa chất vào cháo cũng chỉ để tham khảo. Thường N. hướng dẫn các cơ sở nên cho khoảng 1g hóa chất/kg cháo, nhưng với các cơ sở muốn bảo quản lâu hơn sẽ tăng thêm 2-3g. Những cơ sở sản xuất trong điều kiện vệ sinh kém cũng tăng liều lượng hóa chất này để cháo lâu chua hơn. N. khoe khi cho hóa chất này vào, các cơ sở cháo dinh dưỡng rất yên tâm vì cháo để 2-3 ngày ở nhiệt độ bình thường cũng vẫn thơm. Các cơ sở tha hồ vận chuyển mà không phải lo “hàng” bị hỏng. Hóa chất còn lại là Xanthan Gum, đây là chất tạo sánh. Khi dùng hóa chất này cho vào cháo thì dù cháo loãng mấy cũng trở lên đặc quánh. Chưa kể nhìn cháo rất bắt mắt, những chất đạm cho vào cháo như tôm, lươn, cá, cua... sẽ nổi bật trên nền cháo trắng. Một ký hóa chất tạo sánh chỉ 50.000 đồng nhưng khi cho vào sẽ giúp các cơ sở chế biến giảm được một lượng gạo, tôm, cua, cá, thịt... đáng kể trong khi giá bán vẫn không đổi. N. còn kể tùy “bí quyết “của mỗi cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng mà các cơ sở này sẽ cho thêm hóa chất tạo mùi để cháo tăng phần hấp dẫn. Theo N., hiện nay nhiều cơ sở sản xuất cháo dinh dưỡng tìm đủ mọi cách chế biến sao cho trẻ thích ăn cháo, ăn được nhiều và cơ sở thu được lợi nhuận cao. Phóng viên đã gửi những mẫu cháo dinh dưỡng đến Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm (thuộc Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM) để tìm hiểu xem những loại cháo này có chứa hóa chất sodium benzoate (tên tiếng Việt là natri benzoate) và potassium sorbate như lời nhân viên N. kể hay không. Kết quả kiểm nghiệm ngày 27-11 của trung tâm này cho thấy cả bốn mẫu cháo trên đều chứa hóa chất natri benzoate với hàm lượng 191,9-444,4mg/kg. Theo bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách an toàn vệ sinh thực phẩm phía Nam - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các hóa chất, do vậy nếu cho hóa chất vào cháo sẽ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, lâu ngày trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, học kém. Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, cho rằng trẻ sử dụng các loại thực phẩm có chứa hóa chất trong thời gian dài dễ bị yếu gan, yếu thận. Đây còn là cơ hội phát sinh những bệnh về gan, thận ở trẻ.Như vậy, sản phẩm CDD được quảng cáo là vệ sinh, an toàn, giúp phát triển trí thông minh của trẻ nhỏ lại là nguyên nhân gây ra bệnh tật và tình trạng kém phát triển cho trẻ. Vậy nguyên nhân từ đâu mà người tiêu dùng bị đánh lừa trong thời gian dài như thế. Đó là do tình trạng bất đối xứng thông tin. Người tiêu dùng không có đủ thông tin do thông tin bị nhà sản xuất che đậy và các cơ quan chức năng đã không làm tròn chức năng trong việc cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng. Về phía nhà sản xuất: Vì chạy theo lợi nhuận mà các cơ sở sản xuất cháo đã cắt giảm chi phí trong việc bảo đảm vệ sinh khi chế biến cháo, và thêm vào các hóa chất độc hại để làm cháo lâu bị hỏng, trông bắt mắt hơn, hấp dẫn người tiêu dùng. Về phía các cơ quan chức năng: Thiếu trách nhiệm trong việc quản lý chất lượng sản phẩm. Điển hình như Bà Nguyễn Thị Giàu - trưởng Phòng y tế Q.Gò Vấp - cho biết đầu năm 2009, phòng y tế quận có đi kiểm tra hai cơ sở cháo dinh dưỡng trên địa bàn quận, “cả hai cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng này đều làm tốt, đều có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy chúng tôi không lấy mẫu cháo để kiểm nghiệm”.Ông Hà Văn Sắc - trưởng Phòng y tế Q.12 - trả lời rằng ngày 27-11, thanh tra Sở Y tế TP và Trung tâm Y tế dự phòng Q.12 có đi kiểm tra cơ sở cháo dinh dưỡng Cây Thị ở quận này. Còn trước đó, phòng y tế quận chưa bao giờ đi kiểm tra cơ sở cháo dinh dưỡng nào vì “chưa có bài báo nào đánh động về cháo dinh dưỡng”.Còn Sở Y tế TP.HCM đã đi thanh tra, kiểm tra xem những loại cháo dinh dưỡng này có an toàn hay chưa? Ông Lê Trường Giang - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho rằng: “Thanh tra sở thường thanh tra theo vụ việc và bị cuốn vô rất nhiều vụ việc khác nên chưa đủ sức để làm hết các loại thực phẩm. Việc kiểm soát cháo dinh dưỡng mới dừng lại ở kiểm tra vệ sinh, cơ sở vật chất. Còn việc kiểm tra xem có bỏ hóa chất gì hay không thì chưa làm”. 2.2 Ảnh hưởng của bất đối xứng thông tin trên hàng hóa báo điện tử Hiện nay, việc sử dụng Internet đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với xã hội, nhanh chóng, tiện lợi, đầy đủ, nhiều nguồn và nhiều thông tin là những đặc điểm khiến nó được ưa chuộng. Với báo điện tử, nguồn thông tin được cập nhật liên tục, các sự kiện xã hội, thay đổi tình hình kinh tế,cách sống, diễn đàn sẽ tạo ra được nguốn lợi ích đáng kể nếu sử dụng một cách hiệu quả. Nhưng cái gì cũng có hai mặt, có mặt tích cực thì cũng có mặt hạn chế, nếu thông tin không chính xác, bị bóp méo thì sẽ gây ra những hậu quả như thế nào.Ở đây, nhóm đưa ra các ảnh hưởng đối với 4 nhóm : nhóm người đọc, nhóm cung cấp, nhóm nhà quảng cáo và nhóm đối tượng mà báo đề cập đến. 2.2.1 Ảnh hưởng đối với người đọc Lựa chọn nghịch: Nếu trong kinh tế học, lựa chọn nghịch trên thị trường hàng hóa có nghĩa là chỉ một bên bán có đầy đủ thông tin về sản phẩm của mình, từ đó dựa trên sự thiếu hiểu biết của khách hàng mà bán cho họ những sản phẩm không tốt, dần dần người mua hàng nghĩ rằng không còn nhiều sản phẩm tốt và vô hình chung sản phẩm tốt đã bị sản phẩm xấu đẩy ra khỏi thị trường. Đối với hàng hóa báo điện tử cũng vậy, hiện nay có rất nhiều trang thông tin, không khó khăn gì để có thể tìm được những vấn đề đúng hoạc gần đúng với ý muốn của người truy cập. Đặc biệt hiện nay còn có vô số những trang web hỗ trợ khiến việc tìm kiếm của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Thử làm một ví dụ nho nhỏ, khi ta sử dụng công cụ tìm kiếm Google và Yahoo, tìm” scandal Mai Phương Thúy” thì ngay sau đó Google sẽ cho ra 1-10 trang đầu tiên trong khoảng 344000 kết quả và 1200000 kết quả đối với Scandal Mai Phương Thúy khi tìm ở Yahoo. Từ đây, nảy sinh một vấn đề, có quá nhiều thông tin như vậy, có chăng tất cả đều đúng? Và ai có thể kiểm chứng được đúng bao nhiêu phần? Thông tin không chính xác mà người đọc tiếp nhận trên các trang báo điện tử ít nhiều làm ảnh hưởng đến người đọc. Đầu tiên, họ sẽ có cách nhìn nhận sự việc đó sai lệch và thứ hai là bởi cách nhìn nhận sai lệch sẽ kéo theo hệ lụy nghiêm trọng hơn đó là gây ra những hành động sai lệch, ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia hay ảnh hưởng đến tình hình chính trị. Có những tác hại có thể được đo bằng tiền nhưng cũng có những tác hại không đo được bằng tiền. Nó có thể ảnh hưởng đến an ninh của một quốc gia. Hẳn chúng ta chưa quên trước đây có khá nhiều trang web lợi dụng cuộc tranh chấp quần đảo Hoàng sa, Trường Sa giữa Việt nam và Trung quốc đã nói xấu Việt Nam và xúi giục mọi người chống lại đất nước, những trang web phản động núp bóng báo điện tử và với sự trợ giúp vô tình của các nguồn dẫn đã làm lung lay suy nghĩ của người đọc. Hay có một thời gian dư luận xôn xao với tình hình kinh tế không ổn định, các trang báo thi nhau đưa tin chính phủ gia tăng lãi suất, liên tục cập nhật tình hình giá cả, đặc biệt là dầu, vàng và dollar…một số còn đưa ra các giải pháp phải làm gì trong tình trạng trên. Đối với các báo uy tín thì những giải pháp trên là chấp nhận được nhưng có một số báo (mà chủ yếu là do doanh nghiệp trả tiền để viết bài) đã nhân lúc hỗn loạn đưa ra những giải pháp chỉ nhằm mục đích mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, khuyến khích mua vào hay bán ra để dễ dàng làm giá, thao túng thị trường… Chẳng hạn như cuối tháng 12.2008, một số website đã đăng tải thông tin VNDirect- một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán nộp đơn phá sản vì không có khả năng trả nợ. Phòng An ninh kinh tế - Công an TP.Hà Nội phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông đã phát hiện Nguyễn Trung Hiếu (cộng tác viên CTCK Hà Thành) và Bùi Thanh Hùng (GĐ Cty Vân Hùng) đưa thông tin sai sự thật về tình hình hoạt động của DN VNDirect lên các diễn đàn TTCK của mạng Trái tim Việt Nam Online và diễn đàn của sàn CK OTC Với nội dung như: "CTCK VNDirect đã nộp đơn xin phá sản, hiện tại Cty đang bị âm gần 1.000 tỉ đồng"; hoặc "Tôi nghe tin đồn CTCK VNDirect của chị H nộp đơn xin phá sản, mọi người có thông tin chính xác gì không, xin cho biết..." đã gây hoang mang cho nhiều NĐT. Thanh tra sở đã xử phạt Nguyễn Trung Hiếu và Bùi Thanh Hùng số tiền 30 triệu đồng do cung cấp thông tin sai sự thật nhằm mục đích xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của CTCK VNDirect. Tuy đã bị nộp phạt nhưng liệu 30 triệu có thể bù đắp cho những mất mát của VN Direct không khi những thông tin không chính xác này được phát tán từ tháng 12/2008 nhưng đến tháng 4/2009 mới có thể phát hiện và xử lý. Không chỉ có thế, trên các báo bây giờ cũng đã xuất hiện khá nhiều các quảng cáo, thuốc, thực phẩm, các cách chữa bệnh, các sản phẩm hàng ngoại chất lượng cao phục vụ cho cuộc sống mà thực sự đó là những món hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thế nhưng không ít khách hàng đã bị lừa, tiền mất tật mang khi tin vào những mục quảng cáo trên chỉ đơn giản vì nó được đăng trên các trang báo có nhiều lượt người truy cập. Ngoài ra,còn có một mặt khác là ở nước ta hiện nay dân số là dân số trẻ, đối tượng học sinh sinh viên khá nhiều, số người trong độ tuổi lao động nhiều, công nhân, lao động phổ thông nhiều, đây là những thành phần không nhỏ trong việc sử dụng Internet. Có thể coi là điều đáng mừng khi việc tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin khá phổ biến trong xã hội, trong giới trẻ, nơi được gọi là những công dân tương lai nhưng cũng chính những tầng lớp trẻ này lại dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ văn hóa không tốt. VD như các phần mềm game sex, các tạp chí hay truyện người lớn được quảng cáo lộ liễu trên những tờ báo điện tử. Bị ngập trong quá nhiều luồng thông tin, nhưng lại không thể kiểm chứng được thông tin, không được trang bị một vốn kiến thức vững vàng thì họ sẽ dễ dàng có những hành động gây bất lợi cho bản thân nói riêng và xã hội nói chung. Tâm lý ỷ lại : Khi đã trở thành một khách hàng trung thành với một tờ báo nào đó vì độ uy tín của nó thì chúng ta hay có khuynh hướng luôn tin tưởng nó, những thông tin chúng ta đọc( nhất là với những người không có thời gian) chúng ta sẽ không cần kiểm chứng lại. Điều này có thể hiểu được khi những tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VNEXPRESS… đã là lựa chọn của rất nhiều người và chưa bao giờ thấy những tờ báo này đăng tin tức sai lệch. Thế nhưng không có nghĩa là sẽ không xảy ra tình trạng bất đối xứng thông tin, vậy sẽ như thế nào khi người đọc luôn luôn tin vào những điều mình đọc ở những tờ báo lớn này. Một ví dụ về việc đưa thông tin sai lệch của báo Người Lao động, tờ báo có uy tín từ lâu của nước ta: Tại một cuộc họp trong chương trình iSEE thực hiện nghiên cứu về cộng đồng LGBT (đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính) ngày 17-2 . Đây là cuộc hội thảo dành cho 20 tờ báo và có sự hiện diện của một số quản trị viên các trang web nam đồng tính. Vấn đề đặt ra trong cuộc hội thảo là sự kỳ thị của giới truyền thông qua các bài viết thiếu hiểu biêt và khách quan về LGBT.Quý cử tọa xoay quanh về 502 bài viết về đồng tính trên 10 tờ báo khác nhau từ năm 2004 đến quý 2 năm 2008. Ghi nhận có 41% lượng bài viết biểu hiện rõ nét kỳ thị, 41% không xác định và 18% không kỳ thị (theo tường thuật của báo Lao Động). Trái lại với tường trình của báo Lao Động, Tiền Phong, Công An Nhân Dân..., báo Người Lao Động đã thay đổi "41% lượng bài viết kỳ thị đồng tính" trở thành "41% người dân kỳ thị đồng tính" ngay ở tiêu đề và cả trong nội dung bài viết với sự khẳng định tiếp theo là "sự kỳ thị này có xu hướng gia tăng tại Việt nam".Tại một số diễn đàn nơi đề cập đến vụ việc này, khá nhiều ý kiến thừa nhận đã đồng ý và tiếp thu bài viết của báo Người Lao động nếu không được biết đến sự nhầm lẫn nghiêm trọng này. Vậy suy cho cùng nếu không được đính chính, không được kiểm tra thì cách nhìn của người đọc sẽ gần như là phiến diện một chiều, dẩn đến họ hiểu không đầy đủ về sự việc diễn ra.Thông tin không đúng sự thật lại làm ảnh hưởng đến hành vi của họ, nhất là ảnh hưởng đến chính lợi ích của họ. Giả sử một nhà đầu tư đang nắm giữ một lượng cổ phiếu của một công ty A. Việc có một tin đồn xấu trên mạng về tình hình hoạt động của công ty này. Nếu như nhà đầu không có sự tỉnh táo xác định lại thông tin mà cứ theo hội chứng đám đông họ sẽ có những quyết định không đúng đắn. Nhiều người có thể mất rất nhiều do những tin kiểu này. 2.2.2Ảnh hưởng đối với nhà cung cấp Nói đến báo điện tử thì điều nói đến đầu tiên có lẽ là về tốc độ. Chẳng cần chờ đến giờ ra báo, giờ phát sóng, và thao tác thì quá đơn giản, báo điện tử có thể đồng thời tích hợp nhiều hình thức đa phương tiện - từ chữ viết, âm thanh cho đến hình ảnh tĩnh và động, chèn hình, dựng hình, quay phim… tất cả nhờ những công nghệ hiện đại. Làm sao để thông tin nhanh và hấp dẫn chính là mục tiêu của các trang báo hiện nay và việc đưa tin sai hay đúng lại phụ thuộc vào các phóng viên, các cơ quan cung cấp thông tin, trách nhiệm của ban biên tập…Có khi nào chính vì để đẩy nhanh tốc độ đăng tin một cách tối đa mà tình trạng thông tin không chính xác xảy ra hoặc do không có đủ thời gian xác minh và do trang báo muốn tạo những tin giật gân ngay lập tức? Trong tình trạng đó, thông tin không cân xứng sẽ gây ra nhiều thiệt hại đối với nhà cung cấp, đầu tiên là giảm uy tín của trang báo điện tử đó, dẫn đến một vấn đề hết sức đáng quan tâm là giảm doanh thu. Theo chúng tôi tìm hiểu là doanh thu của các từ báo điện tử một phần từ các banner quảng cáo mà doanh nghiệp đặt tại đó để quảng bá hình ảnh của mình. Tờ báo càng nổi tiếng thì thu nhập càng cao. Tại Việt Nam trung bình doanh nghiệp chi khoảng 200 - 300 triệu /tháng cho 1 banner độc quyền, site nhỏ thì khoảng 100 triệu/tháng, site mới làm 1 tháng thì cỡ 20 - 50 triệu/tháng, 1 trang báo không chỉ có 1 mà có khá nhiều banner quảng cáo, điểm sơ qua trên giao diện báo Ngôisao.net là các banner quảng cáo của Nokia, Honda, Colgate, Habubank, Vạn Thành, ANZ, Eveline, Cô gái Hà lan, Mobiphone…và có thể thấy là đa số các thương hiệu lớn đều chọn những tờ báo có chất lượng, nghĩa là vừa có phần nhìn bắt mắt, vừa có nội dung phong phú, hấp dẫn. Trong thời gian vừa qua doanh thu từ việc quảng cáo trên báo điện tử tăng khá nhanh, tuy chưa thể bằng được với số tiền mà báo in mang lại nhưng ước đoán trong tương lai nó sẽ còn tiến xa, sau đây là một vài số liệu thu nhận được từ thị trường báo điện tử của Mỹ để làm ví dụ: năm 2009, doanh thu quảng cáo trên mạng mới chỉ bằng 10% so với báo in nhưng chỉ 2 năm sau đã đạt tới con số đáng kể, mỗi ngày một tăng mạnh. Những dự đoán sáng sủa hơn thậm chí còn cho rằng khoảng năm 2011-2012 doanh thu quảng cáo trên mạng ngang bằng với doanh thu quảng cáo từ báo in. Các mảng như quảng cáo banner, tài trợ và video số chiếm mức tăng 35% đạt 8 tỷ USD. Quảng cáo qua các đoạn video năm 2009 tăng 39% so với năm 2008. Hình thức quảng cáo qua các tin nhắn nhỏ (rao vặt) chiếm 10% trong tổng doanh thu đạt 2,2 tỷ USD, so với 3,2 tỷ USD năm 2008.Không chỉ có quảng cáo về sản phẩm mà thêm vào đó, quảng cáo còn để phục vụ cho các cuộc bầu cử chính trị. Borrell Associates nhận định “các chính trị gia sẽ chịu chi khoản tiền 20 triệu USD trong năm 2008 phục vụ cho mục đích quảng cáo trên mạng internet”. Hãng nghiên cứu thị trường eMarketer thì chỉ ra số tiền đó mới là một phần nhỏ trong kế hoạch quảng cáo trọn gói trị giá 5 tỉ USD.  Sau đây là bảng số liệu khoảng chi cho quảng cáo trên thế giới. Qua đó, ta thấy rằng thu nhập của các trang điện tử từ quảng cáo là rất lớn. Vì lợi ích của báo điện tử mang lại cho nhà cung cấp ngày càng lớn nên việc quan trọng là phải làm sao để giữ chân lượng độc giả trung thành và thu hút thêm nhiều độc giả tiềm năng khác. Vậy nếu mất số lượng người đọc, thì đồng nghĩa với việc từ từ mất dần thu nhập. Chưa dừng lại ở đó, việc một tờ báo vô tình đăng tin sai rồi phải lên tiếng xin lỗi hay đính chính thì việc này cũng dần bị quên lãng nhưng một số người, một số phóng viên của những tờ báo khác đã lợi dụng những sơ hở về việc đưa tin sai mà có các bài viết “chọc ngoáy”, thậm chí còn cho rằng, việc xin lỗi và sẵn sàng nhận trách nhiệm là sự thách thức công luận và sau đó là hàng loạt góp ý mang tính chỉ trích, bới móc rất nặng nề. Vậy nếu xảy ra những trường hợp tương tự như trên thì không những tờ báo ấy bị hạ uy tín một lần mà là hai lần, thậm chí nhiều lần hơn nữa khi vừa bị mang tiếng đăng thông tin sai, vừa bị gán thêm những tội lỗi mà không ai ngờ tới. Vấn đề này xảy ra chủ yếu cũng là do sự cạnh tranh, nếu có thể giảm đi hình ảnh trang báo của anh, giảm đi lòng tin từ phía người đọc của anh và giảm đi doanh thu của anh thì độc giả của tôi sẽ nhiều hơn, thương hiệu của tôi sẽ mạnh hơn và doanh thu của tôi cũng sẽ cao hơn. 2.2.3Ảnh hưởng đến đối tượng mà báo đề cập đến Không thể phủ nhận một sự thật rằng tin càng giật gân thì lại càng thu hút sự quan tâm của khán giả, và thế là các tin nhanh, tin lạ với tựa đề kích thích trí tò mò của khán giả luôn được cập nhật với mục đích là làm tăng Page view. Đặc biệt giới nghệ sĩ, những người nổi tiếng, việc thông tin sai lệch, xuất hiện tin đồn, đời sống bị xoi mói đã ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của họ, đến danh tiếng và thành quả mà họ gây dựng. Còn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp thì chỉ một tin sai sự thật có thể sẽ khiến doanh thu giảm sút, uy tín ảnh hưởng, tình hình kinh doanh bất ổn. Vừa qua, báo điện tử VietnamNet đã đưa tin phản ánh tình trạng một số cơ sở trên địa bàn xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, sử dụng hóa chất để tẩy trắng trứng gà nhập lậu từ Trung Quốc, tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Thông tin trên đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm và các cơ quan chức năng phải vào cuộc xác minh. Kết quả kiểm tra của các cơ quan liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội cho thấy, chưa phát hiện được cơ sở nào sử dụng hóa chất để tẩy trắng trứng gà cũng như tiêu thụ trứng gà được tẩy trắng ngoài thị trường như báo đã nêu. Sở Y tế Hà Nội cho biết, việc thông tin không chính xác không chỉ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ, gây hoang mang cho người dân mà thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống an sinh xã hội của hàng triệu người nông dân đang chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm trứng gà. Tính riêng trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có khoảng 13 triệu con gia cầm và tính trên cả nước có mấy trăm triệu gia cầm. Còn nhiều, rất nhiều những bài báo đã đưa những thông tin thiếu chính xác, chưa có đầy đủ chứng cứ xác thực. Rất may là trong trường hợp kể trên đều đã có phản hồi để có thể ngăn chặn, không để cho thông tin lan xa hơn nữa. 2.2.4 Ảnh hưởng đối với các đơn vị quảng cáo Nghiên cứu của Nielsen năm 2007 cho thấy ở thị trường Việt Nam, các kênh quảng cáo truyền thống như quảng cáo truyền miệng, tivi và báo lần lượt chiếm vị trí số 1, 2 và 3, tương ứng với 79%, 73% và 72%. Trong khi các kênh quảng cáo hiện đại như: ý kiến khách hàng trên mạng chiếm 58%, email quảng cáo 38%, công cụ tìm kiếm trên mạng 52% chiếm niềm tin của người tiêu dùng.Theo ước lượng của Hiệp hội báo chí Hoa Kỳ (NAA), so với cùng kỳ năm trước, quảng cáo trên các trang báo điện tử đã tăng thêm 21%, lên 773 triệu USD trong quý 3. Đây là quý thứ 14 liên tiếp chứng kiến mức tăng trưởng hai con số của ngành quảng cáo trên báo điện tử kể từ khi NAA bắt đầu theo dõi chi tiêu quảng cáo trực tuyến vào năm 2004. . Còn gần đây công ty nghiên cứu thị trường Cimigo vừa thực hiện khảo sát về quảng cáo trực tuyến ở VN trong năm 2009 cho thấy thị trường này đạt tăng trưởng 71% so với năm trước và còn rất nhiều tiềm năng trong năm 2010.Theo công ty này, quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam ước đạt 278 tỉ VNĐ (tương đương 15,5 triệu USD). Ông Lukas Mira, giám đốc trực tuyến của Cimigo, cho biết dù vẫn còn non trẻ nhưng thị trường quảng cáo Việt Nam đã tăng trưởng 71% so với năm 2008.  Khảo sát cũng cho thấy quảng cáo qua mạng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng đầu tư quảng cáo, và con số này thấp hơn so với các nước cùng khu vực Đông Nam Á. Một vài số liệu trên đã cho thấy lợi ích của việc quảng cáo trên mạng Internet và những trang báo điện tử chính là nơi mà các nhà quảng cáo có thể khai thác tốt. Một trang báo có uy tín, có những nội dung phong phú, hình ảnh bắt mắt, số lượng truy cập cao thì vô cùng thích hợp khi đặt những banner ở đó, nhà quảng cáo có thể giới thiệu rộng rãi hình ảnh về sản phẩm với chi phí tiết kiệm còn trang báo đó cũng thu được lợi nhuận. Nhưng nếu trang báo đó không còn được sự tin cậy của người đọc vì đã đưa ra những thông tin sai lệch nữa thì sao? Rõ ràng là các nhà quảng cáo sẽ phải suy nghĩ xem có nên tiếp tục để sản phẩm của mình ở nơi đã bị mọi người quay lưng đi hay không, mất đi một trung gian giới thiệu sản phẩm, mất thêm những khoản cho việc tìm kiếm những trang khác tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng cũng đã gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp. Tổn thất xã hội gây ra bởi bất đối xứng thông tin Trong trường hợp có thông tin đầy đủ thì đường cung là S, đường cầu là D0, điểm cân bằng trên thị trường là E với mức giá P0, sản lượng Q0. Trong trường hợp có bất đối xứng thông tin thì sẽ có thể xảy ra tình huống lựa chọn ngược. Người tiêu dùng có thể lựa chọn giảm cầu đối với hàng hóa có chất lượng cao hoặc tăng cầu đối với hàng hóa có chất lượng thấp. Bất đối xứng thông tin làm giảm cầu: C B A E Q1 Q0 S Q P D0 D1 P0 P1 P2 Cầu giảm từ D0 xuống D1. Điểm cân bằng mới trên thị trường là điểm A với mức giá P1< P0, sản lượng Q1< Q0. Đối với nhà sản xuất: Do mức giá và sản lượng thấp hơn nên làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất, thặng dư sản xuất giảm: ΔCS = - SP0EAP1 = - (SP0CAP1 + SCEA) SCEA là phần thặng dư mất đi của những nhà sản xuất rút lui ra khỏi thị trường do mức lợi nhuận quá thấp. SP0CAP1 là phần thặng dư mất đi của những nhà sản xuất còn cầm cự được trên thị trường do giá và sản lượng bị sụt giảm. Đối với người tiêu dùng: ΔPS = SP0CAP1 - SBEC SP0CAP1 là phần thặng dư tiêu dùng tăng lên do giá giảm. SBEC là phần thặng dư tiêu dùng giảm xuống do một số người tiêu dùng thiếu thông tin nên rút khỏi thị trường. Thay đổi trong tổng thặng dư toàn xã hội: ΔNW = ΔCS +ΔPS = - (SP0CAP1 + SCEA) + SP0CAP1 - SBEC = - (SCEA + SBEC) = - SBEA Vậy bất đối xứng thông tin làm thặng dư xã hội giảm SBEA Bất đối xứng thông tin làm tăng cầu: Q’ H B C E A Q0 Q1 S Q P D1 D0 P1 P0 Cầu tăng từ D0 đến D1. Điểm cân bằng mới trên thị trường là điểm A với mức giá P1>P0. Với mức giá P1 quá cao sẽ làm sản lượng giảm ở mức Q’. Đối với nhà sản xuất: thặng dư sản xuất thay đổi: ΔCS = SP1CHP0 - SHEB SP1CHP0 là phần thặng dư tăng thêm của những nhà sản xuất do mức giá tăng. SHEB là phần thặng dư mất đi của những nhà sản xuất do sản lượng bị sụt giảm. Đối với người tiêu dùng: ΔPS = - SP1CHP0 - SCEH SP1CHP0 là phần thặng dư tiêu dùng giảm đi do giá tăng. SCEH là phần thặng dư tiêu dùng mất đi do giá cao nên một số người tiêu dùng không có khả năng mua sản phẩm và rút khỏi thị trường. Thay đổi trong tổng thặng dư toàn xã hội: ΔNW = ΔCS +Δ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBất đối xứng thông tin trên báo điện tử.doc
Tài liệu liên quan