Đề tài Biện pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường các sản phẩm từ quả táo mèo Sơn La dựa trên phân tích chuỗi giá trị

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU . 4

CHƯƠNG I: . 7

TỔNG QUAN VỀ SƠN LA , SẢN PHẨM TÁO MÈO VÀ CƠ SỞ KHOA

HỌC . 7

1.1. Tỉnh Sơn La và vùng nguyên liệu táo mèo . 8

1.1.1. Vị trí địa lí . 8

1.1.2. Đặc điểm khí hậu . 11

1.2. Cây táo mèo Sơn La . 12

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên . 12

1.2.1.1. Đặc điểm chung của cây táo mèo . 12

1.2.1.2. Đặc điểm riêng của táo mèo Sơn La . 14

1.2.1.3. So sánh thế mạnh đối với các nông sản khác trong vùng . 15

1.2.2. Công dụng của Táo mèo . 18

1.3. Cơ sở lí luận nghiên cứu việc phát triển thị trường các sản phẩm từ cây táo

mèo Sơn La. . 20

1.3.1. Quan điểm về chuỗi giá trị (value chain) . 20

1.3.1.1. Định nghĩa. 20

1.3.1.2. Các khái niệm chính . 21

1.3.2. Chuỗi giá trị táo mèo Sơn La . 24

1.3.2.1. Xuất phát điểm . 24

1.3.2.2. Xây dựng chuỗi gía trị táo mèo Sơn La . 25

CHƯƠNG II: . 27

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM

TỪ CÂY TÁO MÈO SƠN LA. . 27

2.1. Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị táo mèo: điều kiện (tự nhiên, xã

hội), thị trường và tình hình phát triển hiện tại các khâu trong chuỗi giá trị . 28

2.1.1. Vùng nguyên liệu . 29

2.1.2. Thu hoạch. 31

2.1.3. Vận chuyển . 32

2.1.4. Sản xuất . 33

2.1.5. Kinh doanh . 35

2.2. Phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị táo mèo . 38

2.3. Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị táo mèo. 39

2.3.1. Táo tự nhiên, táo trồng . 40

2.3.2. Thu hái . 41

2.3.3. Vận chuyển . 42

2.3.4. Sản xuất . 42

2.3.5. Tiêu thụ . 43

2.4. Đánh giá . 44

Chƣơng III: . 46

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TỪ TÁO

MÈO SƠN LA. . 46

3.1. Tổng quan. 47

3.2. Biện pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La. 48

3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô. 48

3.2.1.1. Xây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu. 49

3.2.1.2. Hỗ trợ đào tạo, phổ biến kiến thức kĩ thuật cho người dân . 51

3.2.1.3. Hỗ trợ doanh nghiệp marketing sản phẩm. 52

3.2.2. Nhóm các biện pháp vi mô của riêng doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản

phẩm. 56

3.2.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm . 57

3.2.2.2. Giải pháp phát triển Vang Sơn Tra và nước ép Sơn Tra . 59

3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh . 63

3.2.3.1. Rượu Vang Sơn Tra . 63

3.2.3.2. Nước ép Sơn Tra . 65

3.2.4. Giải pháp Marketing . 67

3.2.4.1. Giải pháp xúc tiến bán . 67

3.2.4.2. Giải pháp sản phẩm và giá cả . 68

3.2.4.3. Giải pháp quảng cáo . 70

3.2.4.4. Giải pháp phân phối . 71

pdf91 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường các sản phẩm từ quả táo mèo Sơn La dựa trên phân tích chuỗi giá trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động mạnh hơn vào khâu sản xuất để hạ chi phí nhằm tăng tỉ suất lợi nhuận. Giá bán: 800 1000 3000 30000 35000 Chi phí: 500 800 2000 20000 30000 Lợi nhuận: 300 200 1000 10000 5000 % Lợi nhuận: 37,5% 20% 33% 33% 14% Thu hái Vận chuyển Sản xuất Tiêu thụ Táo tự nhiên, Trồng 39 Việc đầu tƣ trang thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng vì sẽ làm tăng hiệu suất sản xuất theo quy mô, tăng chất lƣợng sản phẩm tạo uy tín trên thị trƣờng. Nhóm nghiên cứu phân tích và nhận thấy chi phí sản xuất lớn chủ yếu do khấu hao tài sản cố định. Nhà máy thƣờng xuyên sản xuất dƣới công suất khiến khấu hao lớn, đẩy giá thành lên cao trong khi nguyên liệu rất rẻ. Để hạ giá thành sản phẩm, nhà máy cần tích cực tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, sản xuất với công suất tối đa nhằm hạn chế những hao hụt lớn về tài sản cố định. Cũng theo kết quả phân tích từ bảng trên, giá trị quả táo mèo nguyên liệu còn rất thấp. Điều này tạo lợi thế cạnh tranh về giá so với các loại hoa quả khác, song đặt ra một vấn đề là sẽ khó tạo động lực cho ngƣời dân đầu tƣ chăm sóc và phát triển vùng nguyên liệu. Với đặc điểm cây nguyên liệu hiện nay chủ yếu mọc hoang thì mức giá trên có thể chắp nhận đƣợc, song trong một vài năm tới, khi các cây nguyên liệu trồng cho thu hoạch thì mức giá này không đủ đảm bảo đời sống ngƣời dân. Vì vậy, cần tiếp tục đầu tƣ sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trƣờng để tăng cầu giúp đẩy giá táo tƣơi, táo nguyên liệu lên mức hợp lí hơn. Tóm lại cần đầu tƣ đồng bộ các khâu trên chuỗi giá trị, trong đó đặc biệt chú ý khâu sản xuất và kinh doanh là khâu trung tâm, tạo động lực cho việc tăng giá trị toàn chuỗi. 2.3. Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị táo mèo Kiến thức, kĩ thuật công nghệ là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Xét riêng với sơn tra, mặc dù hiện nay việc trồng, sản xuất, tiêu thụ còn mang tính tự nhiên do không mất nhiều chi phí xong vấn đề kiến thức, công nghệ 40 cần đƣợc xem xét, cân nhắc để tăng giá trị của sản phẩm và phát triển bền vững trong tƣơng lai. Nhìn chung, công nghệ, kiến thức đã đƣợc phổ biến đến hầu hết những ngƣời tham gia vào chuỗi giá trị, xong việc hiểu và thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chính do trình độ dân trí thấp và tính manh mún, cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp. Nhƣ vậy vấn đề kiến thức, kĩ thuật đã đặt ra thực trạng nguồn nhân lực rất đáng lo ngại đối với sản xuất sản phẩm táo mèo nói riêng và các loại hình sản xuất kinh doanh khác ở khu vực miền núi phía Bắc nói chung. Kĩ thuật Bảng 6: Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị. 2.3.1. Táo tự nhiên, táo trồng Thu hái Vận chuyển Sản xuất Tiêu thụ Táo tự nhiên, Trồng -Đơn giản, đƣợc hƣớng dẫn đầy đủ -Tỉ lệ sống không cao -Thô sơ: bằng tay, gùi -Ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng -Khá tốt -Dùng xe tải 5-10 tấn -Nhà máy: tốt -Dân: đơn giản, thủ công -Chƣa có kiến thức, kĩ năng. -Tự phát 41 Đa số diện tích táo hiện nay là táo tự nhiên, sẵn có song việc trồng thêm táo mèo cũng đang đƣợc địa phƣơng triển khai do lợi ích kinh tế và vai trò tự nhiên của táo mèo. Táo mèo là loại cây rừng, có đặc tính tự nhiên là sinh trƣởng ở khu vực độ cao 1000 - 1500 m, mặc dù táo mèo chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhất định nhƣng rất dễ sinh trƣởng và phát triển. Kĩ thuật trồng không quá phức tạp và đƣợc dự án 661 Bắc Yên quản lí, hƣớng dẫn nhƣng thời gian sinh trƣởng tƣơng đối lâu. Thời gian sinh trƣởng của cây táo mèo đƣợc mô tả theo bảng dƣới đây: STT Giai đoạn Kĩ thuật Thời gian 1 Ƣơm hạt Ƣơm trong bầu tại vƣờn ƣơm của dự án 7 tháng 2 Trồng Trồng trong hố 30x30x30 (cm) Mật độ 1600 cây/ha Tháng 5-7 3 Chăm sóc Phát quang, làm cỏ thƣờng xuyên 7 năm Bảng 7: Phân tích thời gian sinh trưởng của cây táo mèo Hiện nay, địa phƣơng đã tiến hành giao đất đến từng hộ dân, ngƣời dân có thể tập hợp, liên kết đất thành những khu vực lớn để tiện chăm sóc, làm tăng tính chủ động, tích cực của ngƣời dân. Cơ quan chức năng cần tiếp tục và nâng cao việc tuyên truyền, hƣớng dẫn kĩ thuật cho ngƣời dân và hƣớng dẫn cách xen canh theo hình thức “lấy ngắn nuôi dài” để ngƣời dân yên tâm và tích cực chăm sóc cây táo mèo. 2.3.2. Thu hái 42 Kĩ thuật thu hái táo mèo còn rất đơn giản và thủ công. Thƣờng chỉ có phụ nữ, cụ già và em nhỏ tham gia thu hái. Cây táo mèo tuy phân bố rải rác và ở địa hình đồi núi dốc song là loại cây thấp nên tƣơng đối thuận lợi cho thu hái. Ngƣời dân thƣờng hái bằng tay và gùi hoặc dùng ngựa chuyển về trung tâm xã hoặc xuống huyện để bán lại cho thƣơng lái hoặc nhà máy. Do cây táo mèo phân bố ở những khu vực địa hình khó khăn và kĩ thuật thu hái, bảo quản không tốt nên chƣa tận thu nguồn táo và chất lƣợng táo bị ảnh hƣởng, quả sâu, dập khiến giá bán không cao. 2.3.3. Vận chuyển Vấn đề vận chuyển táo đƣợc thực hiện khá tốt và do quãng đƣờng vận chuyển ngắn nên vấn đề kĩ thuật không ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng táo. Tuy nhiên cũng cần lƣu ý phân loại táo, những loại quả to, đẹp cần chuẩn bị bao hoặc hộp chứa riêng để tránh hƣ hại. 2.3.4. Sản xuất Quy trình kĩ thuật sản xuất táo ở nhà máy Vang Sơn Tra đƣợc chuyển giao từ Viện chế tạo máy công nghiệp, Bộ công nghiệp và đã đƣa vào vận hành từ năm 2005, chất lƣợng rƣợu đã đƣợc thị trƣờng bƣớc đầu ghi nhận. Tuy dây chuyền công nghệ đạt chất lƣợng tốt song việc áp dụng và thực hiện của nhà máy còn nhiều vấn đề. Hiện nhà máy chỉ có 1 cán bộ kĩ thuật đang đi học đại học tại chức, còn lại toàn bộ nhân công đều là nhân công mùa vụ, không đƣợc đào tạo về kĩ thuật sản xuất hay vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều đó dẫn đến chất lƣợng sản phẩm không đồng đều trong các mẻ lên men. Một số ngƣời tiêu dùng phản ánh 43 rƣợu vang sơn tra gây hiện tƣợng đau đầu. Trao đổi trực tiếp với kĩ sƣ Trần Thị Minh Chi thuộc viện chế tạo máy công nghiệp là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và chuyển giao công nghệ cho nhà máy, nhóm nghiên cứu đƣợc biết hiện tƣợng trên do thời gian chƣa đủ dài và bình ngâm ủ chƣa kín khiến lƣợng Andehit chƣa chuyển hóa hoàn thành thành Este. Đây chỉ là vấn đề kĩ thuật thông thƣờng song phản ánh nhiều thiếu sót trong khâu sản xuất của nhà máy. 2.3.5. Tiêu thụ Tiêu thụ là vấn đề gặp nhiều bất cập và khó khăn nhất về kiến thức trong chuỗi giá trị táo mèo tính đến thời điểm hiện nay. Toàn bộ cán bộ nhà máy Bắc Sơn, kể cả giám đốc đều chƣa đƣợc đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh. Việc điều hành sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và phát triển do điều kiện thuận lợi tại địa phƣơng. Công ty Bắc Sơn là công ty đa lĩnh vực, chủ yếu là xây dựng cơ bản, bên cạnh đó là sản xuất rƣợu vang và nƣớc tinh khiết. Vì vậy việc tiêu thụ rƣợu táo mèo gần nhƣ chƣa phát triển thực sự sau 3 năm đi vào hoạt động. Hình thức tiêu thụ rƣợu vang táo mèo chủ yếu là bán tại chỗ hoặc kí gửi tại một số cửa hàng trong huyện và các địa phƣơng lân cận. Khách hàng chủ yếu là huyện và tỉnh mua làm quà biếu và một số khách vãng lai. Trao đổi với giám đốc nhà máy, chúng tôi nhận thấy nhà máy chƣa có nhiều khái niệm về marketing và tiêu thụ sản phẩm nên mặc dù đã có một vài hoạt động quảng bá sản phẩm nhƣ trên báo, đài, tham dự triển lãm, tiếp thị tới một vài cửa hàng tổng hợp song hiệu quả chƣa cao. Việc áp dụng các hình thức tiêu thụ chủ yếu do thu nhận thông tin từ các công ty khác chứ chƣa có kế hoạch và chiến lƣợc cụ thể. 44 Vì vậy hiện nay sản phẩm vang táo sơn tra mới chỉ đƣợc bày bán tại hơn 30 cửa hàng trong khu vực tỉnh Sơn La và chƣa đƣợc đƣa tới nhiều khu vực khác. 2.4. Đánh giá Qua nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, quan sát và phỏng vấn thực tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy thực trạng trồng, thu hoạch, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ táo mèo Sơn La có rất nhiều tiềm năng phát triển đồng thời gặp nhiều hạn chế từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Cây táo mèo là loại cây nhiều công dụng y học, đem lại lợi ích kinh tế cao, đặc biệt có ý nghĩa với vùng miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng trong chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Táo mèo Sơn La có nhiều đặc tính thuận lợi hơn táo các vùng khác nhƣ nồng độ đƣờng cao hơn, thơm ngon hơn. Vị trí địa lí của vùng táo Sơn La có nhiều thuận lợi hơn các vùng khác. Từ Hà Nội lên thị trấn Bắc Yên chỉ khoảng 190km, từ trung tâm Bắc Yên lên vùng táo chỉ từ 20-50 km. Trong khi đó vùng táo các địa phƣơng lân cận xa hơn rất nhiều. Ví dụ Sapa cách Hà Nội hơn 300km, Trạm Tấu và Mù Cang Chải (thuộc Yên Bái) cách Hà Nội khoảng 300km, đƣờng xá đi lại khó khăn hơn rất nhiều. Thực trạng sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ táo bƣớc đầu thu đƣợc một số thành quả nhất định. Sản phẩm táo tƣơi, nƣớc táo, mứt táo, táo khô đã đƣợc nhiều vùng biết đến, trở thành một thứ quà quý khi đến với Sơn La. Sản phẩm rƣợu vang Sơn Tra thu đƣợc nhiều ý kiến phản hồi tốt, hƣơng vị thơm ngon đặc biệt và để lại ấn tƣợng khó phai. Nhiều khách du lịch khi đến với Sơn La và nhiều ngƣời dân Sơn La thƣờng đƣa sản phẩm vang Sơn Tra đến giới thiệu ở nhiều nơi, bƣớc đầu gây đƣợc sự chú ý của thị trƣờng. 45 Tiềm năng sản xuất của vùng táo còn rất lớn. Lƣợng tiêu thụ mới đƣợc 1/5 sản lƣợng hiện có, diện tích có thể trồng đƣợc Sơn Tra còn nhiều, nếu đƣợc đầu tƣ sẽ trở thành vùng nguyên liệu trù phú trong tƣơng lai. Có thể đầu tƣ trồng rừng sơn tra thành rừng phòng hộ ở các khu vực phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế và an ninh cao. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng nguyên liệu cũng đồng thời nằm trong chƣơng trình xóa đói giảm nghèo và đƣợc hƣởng các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ khác nên có thể đem lại cùng lúc lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nếu có chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ hợp lí, việc phát triển sản xuất và đầu tƣ vùng táo có thể đem lại lợi ích tổng hòa cho địa phƣơng. Việc tiêu thụ và quảng bá cho sản phẩm vẫn còn mang tính chất tự phát, thời vụ. Cán bộ quản lý thiếu cả về kinh nghiệm lẫn kiến thức về Marketing. Để sản phẩm đi vào đời sống, thực sự cần có một chiến lƣợc quảng bá và tiêu thụ đột phá và hiệu quả. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi mong muốn xây dựng mô hình chuỗi giá trị cho sản phẩm Rƣợu Vang chế biến từ quả Táo mèo Sơn Tra để từ đó đề ra đƣợc những giải pháp hữu ích nhất cho từng khâu trong chuỗi giá trị nhằm phát triển sản phẩm này. 46 Chƣơng III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TỪ TÁO MÈO SƠN LA. 47 3.1. Tổng quan Từ táo mèo có thể sản xuất đƣợc nhiều sản phẩm khác nhau nhƣ rƣợu vang, rƣợu ngâm quả, nƣớc ép, dấm, ô mai, táo khô (dùng trong đông y). Nhóm nghiên cứu đã so sánh tiềm năng của từng loại sản phẩm và có bản nhận xét nhƣ sau: STT Sản phẩm Đánh giá Định hƣớng phát triển 1 Rƣợu vang táo mèo -Trung bình -Chủ yếu trong dịp lễ tết -Cần tiếp tục sản xuất công nghiệp song chƣa nên là sản phẩm chủ đạo -Cần tăng thời gian ủ và giữ lƣợng lƣu kho nhất định để tăng chất lƣợng sản phẩm 2 Rƣợu ngâm táo mèo -Nhu cầu thị trƣờng không lớn -Ngƣời dân có thể tự sản xuất -Để ngƣời dân tự sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng 3 Nƣớc ép táo mèo -Nhu cầu nƣớc giải khát lớn -Nƣớc táo mèo có thể xếp vào thực phẩm chức năng nên có nhiều cơ hội phát triển -Nên đầu tƣ mạnh để phát triển thành sản phẩm mũi nhọn 4 Dấm táo mèo -Nhu cầu thị trƣờng không lớn -Ngƣời dân có thể tự -Để ngƣời dân tự sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng 48 sản xuất 5 Ô mai táo mèo -Nhu cầu thị trƣờng không lớn -Để các hộ sản xuất thủ công tự sản xuất 6 Táo mèo khô -Nhu cầu thị trƣờng không lớn do không phải vị thuốc đầu ngành -Các nhà thuốc đều thiết lập hệ thống thu mua cố định nên rất khó thâm nhập -Để ngƣời dân tự sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng Bảng 8: Phân tích tiềm năng phát triển các sản phẩm từ táo mèo Từ bảng trên ta thấy hiện tại chỉ có sản phẩm rƣợu vang và nƣớc ép quả là có tiềm năng sản xuất công nghiệp lớn. Các sản phẩm khác nhu cầu thị trƣờng tƣơng đối thấp nên có thể để các hộ gia đình tự sản xuất, kinh doanh tại chỗ nhƣ hiện nay. 3.2. Biện pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La Theo kết quả phân tích dựa trên lí thuyết về chuỗi giá trị, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần có giải pháp toàn diện tác động đến toàn chuỗi đồng thời có một số giải pháp trọng tâm tác động mạnh đến hai khâu sản xuất và kinh doanh là hai khâu quan trọng, tạo lợi nhuận lớn song còn rất yếu hiện nay. 3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 49 3.2.1.1. Xây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu Theo những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đề xuất xây dựng vùng nguyên liệu ở 4 xã: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng và Hang Chú – nơi mà hiện nay cây Táo mèo đang mọc chủ yếu. Vùng nguyên liệu này sẽ đƣợc triển khai theo hình thức: “Giao đất giao rừng, tín dụng nhỏ, xen canh gối vụ, bao thu mua”. Thứ nhất, đất đồi núi trƣớc kia bỏ hoang nay sẽ đƣợc chuyển quyền sử dụng cho từng hộ dân với thời hạn 50 - 100 năm, từ đó sẽ không có đất bỏ hoang, ngƣời dân sẽ không tận dụng đƣợc vùng Táo mọc hoang mà buộc phải tham gia xây dựng vùng nguyên liệu. Cần xây dựng các quy định ràng buộc ngƣời dân và tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu ý nghĩa kinh tế lớn của táo mèo, từ đó họ sẽ chủ động, tự giác …. Thứ hai, hỗ trợ vốn ban đầu cho ngƣời dân bằng hình thức cho vay vốn ƣu đãi (tín dụng nhỏ) với lãi suất thấp, mục đích đảm bảo đủ vốn trong thời gian đầu khi cây Táo mèo chƣa thể thu hoạch và giúp ngƣời dân yên tâm sản xuất. Nguồn vốn này có thể kết hợp nguồn vốn hỗ trợ của nhà nƣớc theo dự án 661 để tăng thu nhập, ổn định kinh tế cho ngƣời dân…. Thứ ba, do bản tính Táo mèo là loại cây lâu năm, có mùa vụ, nên để đảm bảo đời sống cho nhân dân tham gia vùng nguyên liệu, địa phƣơng cần có một đội ngũ cán bộ nông nghiệp hƣớng dẫn nhân dân thực hiện trồng xen kẽ Táo mèo với một số loại cây lƣơng thực nhƣ Ngô, khoai, sắn. Một khi đảm bảo đƣợc về lƣơng thực, nhân dân sẽ yên tâm chăm sóc và thu hoạch Táo mèo. Cây mới trồng thì trồng xen kẽ các cây lƣơng thực với khoảng cách mật độ vừa phải đảm bảo điều kiện sinh trƣởng táo mèo. Đối với cây từ 4 năm tuổi trở lên, khi điều kiện sống và thích nghi với môi trƣờng đã đảm bảo, có thể hƣớng dẫn ngƣời dân nuôi thả một số 50 loại gia súc nhƣ lợn mèo, dê núi là những loài sinh trƣởng chậm song sức sống cao và rất đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Thứ tƣ, một diện tích lớn (tùy theo điều kiện) vùng nguyên liệu sẽ đƣợc công ty Vang Bắc Sơn Tra đảm bảo thu mua từ đầu vụ với giá hợp lý, với số lƣợng và chất lƣợng thỏa thuận, đảm bảo đầu ra cho ngƣời trồng. Công ty Vang Bắc Sơn Tra chỉ cần bao tối đa ½ sản lƣợng táo mèo do bản thân quả táo mèo đã có tiếng trên thị trƣờng và tiêu thụ tƣơng đối lớn và ngày một tăng. Thứ năm, xây dựng thêm nhiều đƣờng giao thông, đặc biệt các đƣờng ngang giữa và trong các xã nhằm giúp việc tận thu nguồn táo. Do địa hình huyện Bắc Yên chia cắt mạnh và giao thông rất khó khăn nên việc thu hái và vận chuyển táo chủ yếu diễn ra ở các xã, bản vùng thấp và gần đƣờng nhựa. Địa phƣơng có thể xây dựng đƣờng bằng nhiều hình thức nhƣ chia sẻ chi phí với ngƣời dân theo chủ trƣơng “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, thu hút các nguồn vốn phát triển của các tổ chức phi chính phủ phát triển miền núi, vùng sâu vùng xa. Việc thu hút các nguồn vốn tài trợ là một hƣớng hay cần xem xét kĩ vì phát triển giao thông vừa mang ý nghĩa xã hội to lớn, bền vững, vừa góp phần vào việc tiêu thụ các nông sản địa phƣơng nói chung và táo mèo nói riêng, tăng cƣờng cải thiện đời sống cho ngƣời dân. Ưu điểm - Tạo đƣợc vùng nguyên liệu ổn định cho công ty sản xuất. Công ty chỉ phải làm việc với một số ít chủ vùng nguyên liệu thay vì với nhiều ngƣời bán lẻ nhƣ trƣớc đây. Do đã xây dựng thành vùng nguyên liệu công nghiệp và đã có thỏa thuận trƣớc về chất lƣợng sản phẩm nên việc thu hoạch và bảo quản Táo mèo buộc phải đƣợc ứng dụng những kĩ thuật hợp lý. Từ đó vừa tăng chất lƣợng cho Táo, vừa tránh lãng phí do Táo giập, nát, giúp hạ giá thành nguyên liệu. 51 - Vùng nguyên liệu năm tập trung ở 4 xã nêu trên, lại đƣợc quy hoạch cụ thể nên việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng sẽ tập trung hơn, từ đó cũng góp phần giảm chi phí vận chuyển từ vùng nguyên liệu tới cơ sở sản xuất. - Có thể tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng trong mỗi vụ thu hoạch. Lại đảm bảo đời sống và nhu cầu lƣơng thực hàng ngày của họ. - Việc xây dựng vùng nguyên liệu có thể nhận đƣợc nguồn tài trợ ban đầu từ dự án 661 (dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Số: 661/QĐ-TTg của chính phủ) và một số dự án về xóa đói giảm nghèo khác. Việc cho vay vốn ƣu đãi để phát triển vùng nguyên liệu cũng đƣợc hỗ trợ bởi Ngân hàng Chính sách Xã Hội, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn… 3.2.1.2. Hỗ trợ đào tạo, phổ biến kiến thức kĩ thuật cho ngƣời dân Hiện tại, vấn đề kĩ thuật là rất xa lạ đối với ngƣời dân địa phƣơng, dẫn tới sự giảm sút chất lƣợng, lãng phí nguyên liệu, tăng giá thành. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất hình thức hỗ trợ đào tạo, phổ biến kiến thức kĩ thuật cho ngƣời dân theo cách: “Tinh giản tối đa, học đi đôi với hành, đào tạo tại chỗ” Thứ nhất, địa phƣơng cần cử cán bộ chuyên môn về các vùng, huấn luyện ngƣời dân các kĩ thuật về trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, đóng gói vận chuyển. Do bản chất dân cƣ khu vực này chủ yếu là ngƣời dân tộc, có nhân thức khá sơ khai, vì vậy tất cả các kiến thức này cần đƣợc sàng lọc và đơn giản hóa để phù hợp với nhận thức của ngƣời dân.Việc đào tạo, phổ biến kiến thức cần đƣợc triển khai trƣớc và trong mỗi vụ thu hoạch để ngƣời dân ứng dụng kiến thức vào thực tế. Thứ hai, tiến hành đào tạo trong 2 năm đầu, dần tiến tới đào tạo cán bộ ngay tại vùng để họ có thể tự phổ biến kiến thức cho ngƣời dân của mình. 52 Thứ ba, đối với nhà máy Vang Bắc Sơn Tra, cần đào tạo đội ngũ kĩ thuật chuyên môn vững để đảm bảo sản xuất tuân thủ các điều kiện kĩ thuật, vệ sinh, đạt chất lƣợng cao và ổn định theo nhƣ thiết kế và nghiên cứu phát triển sản phẩm. Việc thu hút nhân tài là bài toán khó không chỉ với riêng nhà máy mà còn với tất cả các ban ngành trong huyện và tỉnh nói chung. Nhà máy cần ban hành nhiều chính sách phù hợp nhƣ lƣơng, các ƣu đãi về mặt xã hội và cơ hội phát triển. Trong điều kiện thu hút ngƣời tài khó khăn nhƣ hiện nay, có thể cử nhiều cán bộ địa phƣơng, đặc biệt cán bộ ngƣời dân tộc đi học nâng cao kiến thức về xây dựng quê hƣơng. Ƣu điểm: - Việc huấn luyện này có thế nằm trong chƣơng trình Phát triển cây công nghiệp trong dự án Xóa đói giảm nghèo của tỉnh Sơn La. Từ đó sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ cả về chuyên môn và kinh phí từ cấp trên. - Ngƣời dân nắm vững các kĩ thuật giúp tăng hiệu quả cây trồng, nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành nguyên liệu và các khâu sàng lọc ban đầu. 3.2.1.3. Hỗ trợ doanh nghiệp marketing sản phẩm Tỉnh Sơn La cần đánh giá đúng tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm từ táo mèo, coi táo mèo không chỉ là cây rừng, cây xóa đói giảm nghèo mà là cây công nghiệp thực sự. Từ đó dành cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ táo mèo một số ƣu đãi và quyền lợi nhất định về Marketing sản phẩm. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp còn rất yếu và thiếu về vốn, nhân lực và kinh nghiệm. Đƣa việc phát triển kinh doanh táo mèo thành chiến lƣợc và thƣờng xuyên chú trọng phát triển. 53 Tỉnh cần xác định cây táo mèo là cây trọng điểm kinh tế bên cạnh một số loại nông sản khác nhƣ sữa và chè Mộc Châu, xoài Yên Châu… nhằm có những chƣơng trình đầu tƣ thích đáng và tập trung. Tỉnh cần xây dựng tên gọi “Táo mèo Sơn La” quen thuộc nhƣ “Nhãn lồng Hƣng Yên”, “Thanh Long Vĩnh Long”, “Dừa Bến Tre”… Tỉnh có thể hình ảnh táo mèo xuất hiện trên nhiều sách, báo, hình ảnh trên các phƣơng tiện thông tin khi nói về Sơn La, nhằm đƣa táo mèo phát triển cùng những phát triển chung của tỉnh. Đối với các chính sách phát triển ngắn và dài hạn, tỉnh cần dành nguồn vốn cho táo mèo cũng nhƣ một vài nông sản để tạo mũi nhọn phát triển. Tỉnh có thể hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất táo mèo thời gian đầu bằng cách đặt hàng một số sản phẩm làm đồ uống tiếp khách, quà biếu, giới thiệu sản phẩm đến một số địa phƣơng khác để hình ảnh táo mèo Sơn La vƣơn xa hơn, tiếp cận nhiều đối tƣợng khách hàng ở các địa phƣơng khác. Các hội nghị, hội thảo liên kết kinh tế, giới thiệu hình ảnh Sơn La tới các địa phƣơng, bạn hàng khác cần lƣu ý giới thiệu các sản phẩm đặc sản địa phƣơng, trong đó có táo mèo. Các nỗ lực quảng bá sản phẩm của chính quyền địa phƣơng sẽ tạo ảnh hƣởng lớn và tích cực đến nhiều ngƣời dân, tạo thành kênh Marketing truyền miệng hiệu quả. Hỗ trợ doanh nghiệp tham dự các hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc Tỉnh nên dành một nguồn kinh phí phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tham dự các hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc, thay vì để doanh nghiệp “tự thân vận động” nhƣ hiện nay. Việc hỗ trợ doanh nghiệp với tƣ cách địa phƣơng sẽ khiến sản phẩm đƣợc chú ý hơn và có cơ hội tìm kiếm nhiều bạn hàng hơn. 54 Tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm, năm du lịch trong tỉnh nhằm thu hút đầu tƣ, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong tỉnh, chú trọng đến doanh nghiệp sản xuất sản phẩm táo mèo. Hiện nay, tỉnh Sơn La có tổ chức một vài hội chợ trong tỉnh liên kết cùng một số địa phƣơng khác song còn nhất nhỏ lẻ và thiếu chuyên nghiệp. Tuy vậy, trong những kì hội chợ đó, sản phẩm táo mèo tƣơi và rƣợu vang táo mèo cũng rất đƣợc chú ý, thƣờng xuyên phải nhập thêm hàng. Đó là một tín hiệu rất đáng mừng chứng tỏ sự quan tâm lớn của thị trƣờng đến sản phẩm táo mèo. Tỉnh cần đầu tƣ tổ chức kì hội chợ lớn hàng năm, tổ chức năm du lịch hoặc những chƣơng trình ca múa nhạc lớn phát sóng trên truyền hình nhằm thu hút đông đảo khách du lịch đến Sơn La, từ đó tạo kênh Marketing các sản phẩm từ táo mèo nhƣ sản vật đặc trƣng của địa phƣơng. Kết hợp với Du lịch Với một sản phẩm còn mới nhƣ rƣợu và nƣớc ép táo mèo thì hỗ trợ từ địa phƣơng và các ngành khác là rất quan trọng. Ở đây nhóm tác giả xin đề xuất giải pháp kết việc phát triển du lịch địa phƣơng với việc quảng bá sản phẩm tới khách du lịch và coi đây là một chiến lƣợc quan trọng trong chuỗi giải pháp phát triển thị trƣờng cho các sản phẩm từ táo mèo. Trƣớc đây, chiến lƣợc này cũng đã đƣợc nhiều địa phƣơng áp dụng khá thành công ví dụ nhƣ: các sản phẩm từ sữa bò Ba Vì, chè dây Sa Pa, vang Đà Lạt và chính Sơn La cũng đã phát triển sản phẩm sữa bò Mộc Châu theo hƣớng này chính vì vậy sẽ có điều kiện thuận lợi để triển khai đối với Vang Sơn Tra. Nhóm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển thị trƣờng sản phẩm Vang táo mèo nhƣ sau: 55 Thứ nhất, đƣa Vang Sơn Tra và Nƣớc Sơn Tra trở thành loại nƣớc uống độc quyền của du lịch Sơn La. Các sản phẩm này sẽ đƣợc cung cấp cho tất cả các tour du lịch tới Sơn La và phục vụ kèm bữa ăn. Biện pháp này giúp giới thiệu sản phẩm tới lƣợng khách tới Sơn La, giúp họ có cơ hội làm quen và nếm thử sản phẩm từ sơn tra. Do chất lƣợng sản phẩm Vang Sơn Tra và tới đây là nƣớc Sơn Tra đã đƣợc ghi nhận từ một số chuyên gia và ngƣời tiêu dùng nên nhóm nghiên cứu tin tƣởng biện pháp này sẽ phát huy tác dụng rất tích cực trong việc Marketing sản phẩm. Thứ hai, đƣa Sơn tra giới thiệu tới du khách nhƣ một đặc sản của địa phƣơng và đƣợc bày bán cùng với những mặt hàng đồ lƣu niệm khác trong các quầy bán hàng ở khu du lịch. Có thể kết hợp bày bán nhiều sản phẩm khác nhau nhƣ táo tƣơi, rƣợu ngâm táo, táo khô song cần đặc biệt chú trọng đến sản phẩm Vang và Nƣớc Táo mèo. Để du khách quan tâm và hiểu rõ hơn về công dụng của táo mèo, cần phát kèm một số tài liệu nghiên cứu y học và mô tả quy trình sản xuát 100% từ thiên nhiên. Đồng thời công ty TNHH Bắc Sơn (đơn vị sản xuất rƣợu vang Bắc Sơn Tra hiện nay) sẽ đứng ra mở 1 số đại lý chuyên cung cấp các sản phẩm từ Táo mèo (trong đó sản phẩm chính là Vang Sơn Tra, ngoài ra có thêm táo sấy khô, nƣớc chiết xuất táo mèo, mứt táo mèo…) nhƣ một điểm đến trong lịch trình mỗi tour du lịch Sơn La để phục vụ nhu cầu của du khách muốn mua sản phẩm về làm quà biếu. Các đại lí này cần đƣợc quảng bá mạnh nhằm thu hút không chỉ khách du lịch theo tour mà cả các khách du lịch bụi và khách vãng lai, trở thành địa điểm “không thể không đến” khi đến với Sơn La. Thứ ba, tổ chức 1 Tour du lịch tới vùng nguyên liệu Sơn Tra với tên “Khám phá quê hƣơng Vợ chồng A Phủ”. Huyện Bắc Yên có đặc điểm khí hậu trong lành, mát mẻ, là địa bàn cƣ ngụ lớn của đồng bào dân tộc H’Mong và tƣơng đối gần Hà Nội nên khá thuận tiện cho việc phát triển du lịch sinh thái. Tour du lịch có thể bao gồm tham quan hang A Phủ ở khu vực Hồng Ngài (cách vùng táo khoảng 30km), 56 thăm quan vùng táo, nơi du khách có th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf[YRC]-Bien phap phat trien SX va mo rong thi truong cac sp tu qua Tao meo Son La.pdf
Tài liệu liên quan