Đề tài Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (lấy ngành hàng thuỷ sản làm ví dụ)

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU

HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

I-/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: 3

1-/ Tính tất yếu khách quan của Thương mại quốc tế: 3

2-/ Xuất khẩu - hướng phát triển chung

của kinh tế thế giới và Việt Nam: 4

3-/ Vai trò của xuất khẩu hàng hoá

trong nền kinh tế quốc dân: 5

II-/ NHỮNG HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG KINH DOANH

XUẤT KHẨU CHỦ YẾU: 6

1-/ Những hình thức kinh doanh xuất khẩu chủ yếu: 6

2-/ Nội dung của kinh doanh xuất khẩu hàng hoá: 7

III-/ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG

ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ. 10

A-/ Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: 10

1. Nhân tố kinh tế - xã hội trong nước

2. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý

3. ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới

B-/ Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp: 13

1. Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính 13

2. Nhân tố con người 13

3. Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp 13

4. Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp 13

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 14

I-/ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA: 14

1-/ Kim ngạch xuất khẩu: 14

2-/ Cơ cấu hàng xuất khẩu: 15

3-/ Thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam: 18

4-/ Những hạn chế, khó khăn trong xuất khẩu

hàng hoá ở Việt Nam và vấn đề cần giải quyết: 23

II-/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM: 28

1-/ Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam: 28

2-/ Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu: 29

3-/ Thị trường xuất khẩu thuỷ sản: 33

4-/ Những hạn chế và khó khăn trong XK thuỷ sản: 35

PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 37

I-/ HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH

NGOẠI THƯƠNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

HƯỚNG MẠNH VÀO XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA: 37

II-/ TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: 38

* Triển vọng xuất khẩu hàng hoá trong nền KTTT

* Biện pháp thúc đẩy XK hàng hoá trong nền KTTT

1-/ Các biện pháp cơ bản để tạo nguồn hàng, cải tiến cơ cấu xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu: 40

2-/ Các biện pháp thuộc về công cụ kinh tế vĩ mô

của Nhà nước: 41

3-/ Các biện pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức

quản lý hoạt động XK: 43

III-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XK

THUỶ SẢN VIỆT NAM: 44

1-/ Phương hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản

Việt Nam: 44

2-/ Biện pháp thúc đẩy XK thuỷ sản Việt Nam: 45

IV-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

XK TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: 48

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

doc52 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường (lấy ngành hàng thuỷ sản làm ví dụ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam Tên nước Nhật Bản Singa-pore Trung Quốc Đài Loan Hồng Kông CHLB Đức Pháp Thái Lan Liên bang Nga Hàn Quốc % ồ kim ngạch XK 28,5 14,6 7,4 5,4 4,9 4,6 3,2 2,9 2,2 2,2 Sự biến đổi cơ cấu nước bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam mấy năm qua là minh chứng về sự chi phối của quy luật lợi thế so sánh trong buốn bán quốc tế, nó phá vỡ mọi sự ngăn cách về trình độ phát triển và không gian địa lý. Vai trò của các thị trường xa, đặc biệt là các nước phát triển Tây Âu, Bắc Mỹ đã tăng lên, mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời tạo tiền đề để Việt Nam nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ các khu vực có nền "công nghệ nguồn". Dưới đây là bảng tổng kết kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 1999 giữa Việt Nam với các nước: Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 1999 giữa việt nam với các nước Đơn vị: triệu USD Nước 1998 7 tháng đầu năm 1999 Tổng kim ngạch 9.361 6.171 Ôxtrâylia 469 353 Đức 588 403 Philippin 392 273 Anh 333 245 Hà Lan 306 194 Irắc 0 152 Bỉ 212 184 Nhật Bản 1.481 907 Thuỵ Sĩ 277 172 Inđônêxia 316 266 Trung Quốc 4.789 398 Italia 144 95 Pháp 307 218 Tây Ban Nha 85 57 Lào 73 128 Campuchia 75 52 Canađa 80 58 Ba Lan 38 34 Iran 35 17 Mê hi cô 32 17 áo 8 30 Đan Mạch 43 29 Các tiểu vương quốc Arập thống nhất 0 13 Ixraen 0 11 Na Uy 17 11 Bungari 0 8 Mỹ 469 222 Braxin 14 4 Bồ Đào Nha 4 3 Brunây 0 0,3 Thuỵ Điển 58 28 Bêlarutxia 0 0 Phần Lan 20 10 Thổ Nhĩ Kỳ 9 0 Ai Len 0 0 Hunggari 0 0 Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu cũng rất sôi động. Chẳng hạn như hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu trên bộ ở phía Bắc: biên giới đất liền (trên bộ) Việt Nam - Trung Quốc dài trên 1.400 km, kéo dài từ phía tây tỉnh Quảng Ninh đến phía tây tỉnh Lai Châu, tiếp giáp giữa 6 tỉnh của Việt Nam (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu) với khu tự trị Quảng Tây và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Theo số liệu thống kê thì kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu của Việt Nam với các nước thể hiện ở bảng sau: Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Đơn vị: triệu USD Đơn vị Chính ngạch Tiểu ngạch Tổng số Tỷ lệ % so với toàn tuyến 1. Quảng Ninh 240,54 41,21 281,75 32,58% 2. Lạng Sơn 453,93 72,67 526,60 60,91% 3. Cao Bằng 1,98 11,81 13,79 1,59% 4. Hà Giang 2,24 4,30 6,54 0,76% 5. Lao Cai 32,38 2,90 35,28 4,08% 6. Lai Châu 0,23 0,49 0,72 0,08% Tổng cộng 731,30 133,38 864,68 100,00% Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới tại Lạng Sơn đạt cao nhất là 526,6 triệu USD chiếm 60,91% toàn tuyến, tiếp đó là Quảng Ninh đạt 281,75 triệu USD chiếm 32,58% và thấp nhất là tại tỉnh Lai Châu chỉ đạt 0,72 triệu USD chiếm 0,08%. 4-/ Những hạn chế, khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam và vấn đề cần giải quyết: Xuất khẩu hàng hoá những những năm qua có nhiều tiến bộ vượt bậc đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, việc đánh giá đúng những hạn chế, khó khăn trong công tác xuất khẩu là điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Theo đánh giá của các nhà kinh tế thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao, thiếu ổn định và đang nổi cộm nhiều vấn đề cần giải quyết. Điều đáng lo ngại khi thấy cán cân thương mại những năm gần đây mất cân đối so với tốc độ nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá thấp và bị bỏ rơi một khoảng cách xa, thực tế này đã diễn ra trong năm 1997. Nhập siêu tăng nhanh vượt quá mức an toàn. Năm 1996 nhập siêu lên tới 3,9 tỷ USD, tăng 81% so với năm 1993 chiếm 18% GDP ảnh hưởng tới sự phát triển an toàn của nền kinh tế. Trong khi đó sản phẩm chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô thuộc dạng cồng kềnh và trị giá thấp, hàng qua chế biến chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Chính vì thế, trị giá hàng xuất khẩu không tăng được bao nhiêu dù số lượng có nhiều hơn. Quả thật đây là một chỉ số quá thấp, không tương xứng với tiềm năng to lớn về mặt tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của ta. Những hạn chế và khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá của ta thể hiện rõ trên nhiều mặt, đáng chú ý nhất là các vấn đề sau đây: (1) Sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu còn yếu. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các nguyên liệu thô hoặc mới sơ chế. Có thể coi đây là hạn chế lớn nhất của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Do hạn hẹp về vốn, máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, chậm được đổi mới, chúng ta đã bán rẻ nhiều tài nguyên thiên nhiên, các loại nông lâm hải sản, không tận dụng hết nguồn lao động rẻ, dồi dào. Mặc dù tỷ trọng hàng thô và sơ chế năm 1991 là 85% và đến năm 1995 giảm xuống còn 70%, đã đánh dấu một bước tiến, song một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu cao vẫn là hàng sơ chế như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, than đá, tôm đông lạnh,... Những mặt hàng tinh chế xuất khẩu, có kim ngạch lớn hãy còn ít, nhưng chủ yếu là gia công cho nước ngoài, ngoại tệ thực thu chỉ vào khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu, nên khả năng tích luỹ không nhiều. Bên cạnh đó các nước phát triển chỉ mong muốn nhập hàng thô và sơ chế của Việt Nam để chế biến lại, XK sang nước thứ 3, vừa giải quyết công ăn việc làm cho mình, vừa thu lợi nhuận cao, nên họ tìm mọi cách để khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên của nước khác. Do XK dưới dạng thô và sơ chế vừa tốn nguyên liệu, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng giữa nước giàu và nước nghèo. (2) Vấn đề tổ chức xâm nhập và phát triển thị trường trong XK hàng hoá còn nhiều hạn chế và mất cân đối. Xu hướng chính của Việt Nam là đa dạng hoá, đa phương hoá kinh tế đối ngoại. Thế nhưng cho đến nay hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu mới diễn ra ở khu vực Châu á (chiếm 80%) còn ở các châu lục khác thì đang chiếm tỷ trọng nhỏ. Đặc biệt, xuất khẩu Việt Nam còn chưa vươn tới các thị trường Châu Phi mênh mông và đầy tiềm năng. Vấn đề này liên quan khả năng mở rộng quan hệ ngoại giao của các nhà kinh doanh Việt Nam trong việc tìm kiếm bạn hàng và thị trường. Mặt khác, hàng hoá xuất khẩu Việt Nam chưa có thị trường ổn định, vững chắc, quan hệ lâu dài và gắn bó, chúng ta chưa hình thành hệ thống sách lược thị trường và thương nhân. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn từ phía Nhà nước và các nhà kinh doanh. Điều quan trọng trong việc tổ chức xâm nhập và phát triển thị trường là phải tạo mối quan hệ kinh tế lâu dài, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng nâng cao chất lượng sản phẩm, bình đẳng và cùng có lợi. (3) Tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động XK cần được tiếp tục hoàn thiện, đặc biệt là đối với các đầu mối xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Hiện nay, cơ chế chính sách xuất nhập khẩu chưa phát huy hết hiệu lực, tình trạng buôn lậu khá phổ biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nước. Trong hoạt động xuất khẩu vẫn chưa giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa các mặt hàng chủ lực với các nhóm hàng hoá khác, quá chú trọng và ưu tiên một số mặt hàng mà không biết tận dụng và bỏ qua nhiều loại hàng hoá khác rất có triển vọng và tiềm năng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các mặt hàng có kim ngạch lớn, chủ lực thì việc đa dạng hoá các sản phẩm khác trở thành nội dung then chốt trong chiến lược xuất khẩu của nước ta sau này. Cơ chế điều hành hoạt động XK còn mang nặng tính chất đối phó với từng tình huống như cơ chế quản lý kế hoạch định hướng song thực chất là một hình thức biến tướng của quản lý hạn ngạch. Các chính sách quản lý của Nhà nước thay đổi thường xuyên làm cho các doanh nghiệp không kịp xoay xở, bị động, lúng túng trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn còn chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cản trở tới hoạt động sản xuất kinh doanh, gây tâm lý lo lắng, đối phó của các nhà quản lý doanh nghiệp. Sự tuỳ tiện vận dụng pháp luật của các nhân viên chức thuộc các cơ quan này đang trở thành một tệ nạn gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh XK của các doanh nghiệp. (4) Thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng trong nhiều năm và lên đến gần 4 tỷ USD trong năm 1996, đưa tỷ lệ nhập siêu so với GDP lên mức cao gấp rưỡi so với những nước có mức độ nhập siêu cao trên thế giới, thực sự là điều đáng lo ngại. Năm 1997 mức độ nhập siêu đã giảm nhưng vẫn còn ở mức 2,5 tỷ USD. Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch XK đã vượt quá chỉ giới an toàn. Năm 1998 mức nhập siêu là 2,133 tỷ USD, bằng 22,8% so với tổng kim ngạch XK, so với năm 1997 tỷ trọng này giảm 3,7%. (5) Vấn đề bức bách hiện nay là việc thông tin thương mại phục vụ cho XK hàng hoá còn có nhiều hạn chế. Từ nhiều năm nay thông tin thương mại của ta thường rất chậm, không đầy đủ, thiếu chính xác nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong khi đó, nhiều đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam lại hiểu rất rõ tình hình xuất nhập và các nhu cầu của ta. Nhưng chúng ta nắm được rất ít thông tin về bạn hàng, chưa kể đến các doanh nghiệp nội địa cùng ngành cạnh tranh lẫn nhau, tranh mua tranh bán, xuất phá giá để hưởng lợi một mình. Cuối cùng chỉ có phía bạn hàng được lợi, cả Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đều bị thua thiệt. Thông tin kinh tế đầy đủ, chính xác, kịp thời là một trong những điều kiện quyết định để quản lý, điều tiết nền kinh tế nói chung và hoạt động XK nói riêng đạt kết quả tốt. Hiện nay vấn đề này chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Chúng ta có cả một hệ thống thống kê từ Tổng cục thống kê Nhà nước đến Cục thống kê của các tỉnh, thành phố, của các bộ, ngành,... nhưng hoạt động kém hiệu quả. Chỉ nói rằng việc thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu và mặt hàng xuất nhập khẩu trong từng kỳ kế hoạch, thường xuyên có sự sai lệch về con số giữa Tổng cục thống kê, Bộ thương mại và Tổng cục hải quan,... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, việc điều tiết cung cầu hàng hoá xuất nhập từng mặt hàng trong từng thời kỳ, gây ra những biến động, mất cân đối trong nền kinh tế, mất thời cơ xuất nhập khẩu. Củng cố và hoàn thiện hệ thống tin kinh tế (cả trong nước và trên thế giới). Đồng bộ hoá hệ thống thống kê từ Trung ương đến cơ sở để nhanh chóng có được những báo cáo chính xác, kịp thời, đầy đủ là yêu cầu cần thiết trước mắt trong công tác quản lý kinh tế nói chung và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. (6) ảnh của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu: chính sách của tỷ giá còn hạn chế trong phục vụ chiến lược hướng về xuất khẩu, cần phải có một tỷ giá hối đoái linh hoạt phù hợp với sức mua đồng tiền Việt Nam. Trong thời gian qua, quan hệ tỷ giá hối đoái chỉ khuyến khích nhập khẩu, các chuyên gia nước ngoài cho rằng Việt Nam mới chỉ lo quản lý người xuất khẩu mà chưa lo quản lý nguồn ngoại tệ, để cho các doanh nghiệp dùng ngoại tệ nhập khẩu tràn lan. Dưới tác động của tỷ giá hối đoái, năm 1996 một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự giảm tỷ giá hối đoái USD-VNĐ để nhập hàng thông qua bảo lãnh L/C trả chậm khiến nhập khẩu tăng vọt. Do vậy cần điều chỉnh lãi suất cho vay vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, rút bớt khoảng cách chênh lệch giữa hai loại lãi suất này. Mặt hàng hoạt động xuất khẩu của ta diễn ra không đồng đều, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Các địa phương chỉ chiếm 40% giá trị xuất khẩu cả nước và đang có nguy cơ giảm dần, bởi thế các nguồn hàng ở các địa phương chưa được khai thác cho xuất khẩu, chưa tận dụng được lợi thế trong từng địa phương phục vụ cho xuất khẩu. * Với những kết quả đã đạt được trong những năm qua, nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động xuất khẩu của ta vẫn chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới vẫn còn yếu kém có thể do những nguyên nhân chính sau đây: trước hết chúng ta thấy công nghệ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được hình thành trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, lạc hậu mấy thế hệ, không thích hợp với nền kinh tế thị trường. Các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi, máy móc thiết bị,... thường quá lớn, cồng kềnh, đồ sộ nhưng công suất lại thấp nên hoạt động kém hiệu quả vì phải chịu khấu hao lớn, các định mức tiêu hao nguyên - nhiên - vật liệu thường rất cao mà sản xuất ra chất lượng lại thấp. Mấy năm gần đây một số doanh nghiệp đã tích cực đổi mới công nghệ hiện đại nhưng thông thường là sử dụng chắp vá, không đồng bộ vì vốn đầu tư có hạn. Tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý cồng kềnh, bất cập với công nghệ. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam phần lớn còn ở dạng thô và nguyên liệu, thu gom hàng hoá tại các vùng lãnh thổ khác nhau nên chất lượng hàng hoá thấp và không đồng đều, chưa chú trọng quy hoạch vùng sản xuất hàng XK lớn và đồng bộ, chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực giá trị lớn. Hàng hoá chế biến sâu và tinh chiếm tỷ trọng thấp. Bênh cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam vừa mới bắt đầu tham gia hoạt động thị trường thế giới trong điều kiện phải chấp nhận cuộc cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia có nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Công tác tổ chức thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp chưa tốt, trình độ tổ chức quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu, trình độ tiếp thị của doanh nghiệp còn yếu. Do thiếu sự hướng dẫn, điều hành, phân công, phối hợp hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, phân tán, cục bộ, tranh mua, tranh bán làm suy yếu lẫn nhau,... hậu quả xảy ra là giá mua hàng XK ở trong nước bị đẩy lên cao và giá bán thị trường ngoài nước bị ép giảm xuống, cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu chưa đồng bộ và thống nhất. Bên cạnh đó năm 1997, đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở 5 nước Đông Nam á, sau đó lan rộng sang một số nước Đông á. Đối với Việt Nam, khoảng 30% kim ngạch buôn bán, 70-80% lượng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào là từ các nước Đông Nam á và Đông á, bởi vậy cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhất định ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Khủng hoảng tiền tệ làm cho giá đồng tiền của các nước bị giảm, đồng nghĩa với việc giá bán của hàng hoá sẽ rẻ đi. Đây là một lợi thế rất lớn của các nước này nhằm thúc đẩy XK, đẩy mạnh việc bán hàng vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh, xâm chiếm thị phần của hàng Việt Nam trên các thị trường khác, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Đông Nam á bị giảm đi. Hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp từ 15%-20% tốc độ tăng trưởng XK, sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm đi, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng XK của Việt Nam. II-/ Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam: Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển, 12 cửa sông với hơn 2 triệu km2 thềm lục địa và hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước. Hàng năm Việt Nam đã đánh bắt được từ 1,2-1,7 triệu tấn hải sản, trong đó công suất đánh bắt những loại hải sản có giá trị cao trên thị trường quốc tế như tôm, có thể đạt 50-60 ngàn tấn/năm; mực các loại từ 30-40 ngàn tấn/năm; chưa kể hàng trăm ngàn tấn cá các loại, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế rất cao. Chính nhờ những lợi thế này mà thuỷ sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh của nước ta. Trong những năm qua ngành thuỷ sản đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn định, mức tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản lượng thuỷ sản trên 4%/năm, giá trị kim ngạch XK chiếm 10-15% trong tổng kim ngạch XK hàng năm của Việt Nam, mức tăng trưởng GDP từ 4-5%. Thành công của ngành thuỷ sản bắt đầu từ đổi mới cơ chế đầu tư từ bao cấp sang cơ chế tự cân đối, tự trang trải, lấy nguồn thu trong xuất khẩu thuỷ sản đề đầu tư lại cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành, gắn việc đầu tư với áp dụng công nghệ mới, sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư cho ngành thuỷ sản chủ yếu tập trung vào một số khâu như: đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản, đầu tư cho các cơ sở dịch vụ nghề cá, cho nghiên cứu khoa học. Hiện nay Việt Nam đang trở thành một trong những nước đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thuỷ sản đáng kể trên thế giới. Vào năm 1997 Việt Nam là 1 trong 20 nước đánh bắt thuỷ sản lớn trên thế giới với 1,2% sản lượng thuỷ sản của thế giới và đứng thứ 29 trên thế giới về XK với 1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của thế giới. So với các nước Đông Nam á thì Việt Nam đứng thứ 4 sau Thái Lan, Inđônêxia, Singapor. 1-/ Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam: Thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên. Trở lại với lịch sử những năm cuối thập kỷ 70, thuỷ sản là một ngành kinh tế yếu kém, sa sút. Trong môi trường bao cấp thời kỳ 1976-1980 Nhà nước ta đã đầu tư cho ngành khá lớn, với tổng số vốn 2 tỷ VNĐ (giá năm 1982), 235 triệu USD, 29 triệu rúp, trang bị thêm 16 vạn CV, mỗi năm cung cấp 6-9 vạn tấn nhiên liệu, 1.500-1.900 tấn lưới sợi,... nhưng sản xuất vẫn sa sút kéo dài. Tốc độ giảm bình quân về tổng sản lượng là -7,2%, về kinh ngạch XK là -11,4%. Số liệu cụ thể ở bảng sau: Chỉ tiêu Đơn vị 1976 1980 Tổng sản lượng thuỷ sản tấn 810.000 558.660 Trong đó: + Khai thác hải sản + Nuôi trồng thuỷ sản tấn tấn 610.000 200.000 398.660 160.000 Giá trị kim ngạch xuất khẩu triệu USD 21,3 11,2 Năm 1981 ngành thuỷ sản đã có những chuyển biến hết sức cơ bản. Từ thực tiễn sản xuất và đặc thù của nghề cá Việt Nam, ngành đã chủ động đề xuất và được Nhà nước chấp thuận cho áp dụng cơ chế quản lý mới. Nội dung tổng quát của cơ chế là: "Nhà nước giao nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch, nhưng Nhà nước không cân đối được, cho phép ngành thuỷ sản lấy xuất khẩu để tự lo, tự liệu, tự cân đối, tự trang trải, nhằm duy trì, phát triển sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước trung ương, địa phương dưới sự giám sát của Nhà nước và nằm trong quỹ đạo xã hội chủ nghĩa", gọi tắt là "cơ chế tự cân đối, tự trang trải". Năm năm 1981 - 1985 mặc dù vốn đầu tư của Nhà nước cho ngành giảm chỉ còn 41,5% so với kỳ kế hoạch trước, nhưng tổng sản lượng thuỷ sản năm 1985 đã đạt 808 ngàn tấn, giá trị kim ngạch XK xấp xỉ 100 triệu USD. Trong 5 năm 1981-1985 tốc độ tăng bình quân tổng sản lượng thuỷ sản là 7% năm, giá trị XK tăng bình quân 105,2% năm. Phát huy những thành quả đã đạt được, hoà nhập với công cuộc đổi mới của đất nước, từ 1986 đến nay, nghề cá đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Dưới đây là các số liệu từ năm 1986 đến 8 tháng đầu năm 1999. Chỉ tiêu Đơn vị 1986 1990 1995 1996 1997 1998 8 tháng đầu năm 1999 - Tổng sản lượng thuỷ sản tấn 830.523 978.880 1.344.140 1.373.500 1.570.000 1.733.600 1.213.870 + Khai thác hải sản tấn 597.717 672.180 928.860 962.500 1.078.000 1.226.600 824.870 + Nuôi trồng thuỷ sản tấn 242.806 306.700 415.280 411.000 492.000 507.000 389.000 - Giá trị kim ngạch XK tr. USD 102,235 205,000 550,100 670,000 776,000 858,600 600,000 Trong 8 tháng đầu năm 1999 toàn ngành thuỷ sản đạt cao hơn cùng kỳ, tổng sản lượng đạt 1.213.870 tấn bằng 67,43% kế hoạch năm và bằng 114,14% so với cùng kỳ năm 1998. Kế hoạch đặt ra cho năm 1999 về kim ngạch XK là 950 triệu USD, theo số liệu của Bộ thuỷ sản thì trong 8 tháng đầu năm 1999 cả nước XK ước đạt 600 triệu USD, bằng 63,15% kế hoạch năm và bằng 112,77% so với cùng kỳ năm 98. Kim ngạch XK có mức tăng trưởng tương đối cao từ 22-23% năm. 2-/ Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu: Cơ cấu mặt hàng XK thuỷ sản chủ yếu bao gồm 4 nhóm mặt hàng chính: 1. Giáp xác và nhuyễn thể đông lạnh: nhu cầu tăng với mức 20-22%/năm. 2. Cá sống, tươi, đông lạnh (kể cả cá phi lê): nhu cầu tăng 25-30%/năm. 3. Cá hộp (chủ yếu là cá ngừ hộp): nhu cầu tăng 15-20%/năm. 4. Đồ hộp giáp xác và nhuyễn thể và thực phẩm phối chế: nhu cầu tăng với tốc độ 20-25%. Trong đó mặt hàng XK chủ lực tôm đông lạnh 46,3 nghìn tấn, cá và thuỷ sản khác 26,4 nghìn tấn (1991-1995). Tuy nhiên hiện nay cơ cấu chế biến hàng thuỷ sản có sự thay đổi, lúc đầu XK tôm đông lạnh là chính nhưng vài năm gần đây mặt hàng XK tinh chế tăng lên về số lượng và đa chủng loại (tôm, các loại cá, mực,...) sản lượng hàng XK do nuôi trồng chiếm 25% tổng lượng XK. Từ chỗ ban đầu chỉ có 5-7 chủng loại đến nay có trên 100 loại mặt hàng thuỷ đặc sản, riêng hàng đông lạnh đã có 70-80 chủng loại khác nhau, hàng thuỷ sản tinh chế đã bán trực tiếp với các siêu thị nước ngoài, chiếm tỷ trọng 6-7% giá trị kim ngạch XK thuỷ sản. Để thích ứng với thị trường, khách hàng, chúng ta đã đa dạng hoá sản phẩm, nếu như những năm đầu thập niên 80, 80-90% sản phẩm XK là tôm thì trong 6 tháng đầu năm 1998 tôm chỉ còn chiếm 55% giá trị kim ngạch XK, sản phẩm từ tôm nuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng, năm 1997 tỷ trọng tôm nuôi chiếm khoảng 62% về sản lượng và 68% về giá trị. Tỷ trọng cá và các loại nhuyễn thể trong hàng thuỷ sản XK ngày một gia tăng. Năm 1990 tôm đông 34.120 tấn, cá và mực đông 12.102 tấn, năm 1995 hai mặt hàng tương ứng là 66.500 tấn và 44.000 tấn. Các mặt hàng hải sản tươi sống, ướp đá, thuỷ sản ăn liền đã chiếm trên 1/6 khối lượng sản phẩm và đạt giá trị xấp xỉ 114 triệu USD. Tuy vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng nhanh kim ngạch XK của thuỷ sản Việt Nam, cần chú ý phát triển các loại thuỷ sản có giá trị và chất lượng cao, nhu cầu của thị trường thế giới đang tăng lên. Ngoài hải sản (tôm, cá, nhuyễn thể chân đầu và chân bụng, thực phẩm phối chế, đồ hộp thuỷ sản), chú ý phát triển các thuỷ đặc sản khác như: cua ghẹ, rong biển, hải sâm và cầu gai, ếch nuôi, cá sấu, ba ba, trai ngọc, actemia,... Dưới đây là một số mặt hàng thuỷ sản tại thị trường Nhật Bản 25/9/99: Bảng 10: một số mặt hàng thuỷ sản tại thị trường nhật bản 25/9/1999 Mặt hàng Xuất xứ Điều kiện Số lượng (kg) Giá (Yên/kg) 1- Cá ngừ vây xanh Nhật Bản tươi 38 1.842-1.850 Nhập khẩu tươi 4.136 325-5.000 Nhập khẩu đông lạnh 3.052 2.492-4.800 2- Cá ngừ vây vàng Nhật Bản tươi 141 954-2.200 Nhật Bản đông lạnh 579 944-1.100 3- Cá ngừ mắt to Nhật Bản tươi 1.416 1.923-3.500 Nhật Bản đông lạnh 24.283 1.201-4.000 4- Cá bơn vỉ Nhật Bản tươi 98 3.223-6.000 Nhập khẩu tươi 450 1.464-2.000 5- Cá sòng Nhật Nhật Bản tươi 2.444 962-2.000 6- Cá nhảy Nhật Bản tươi 14.556 473-1.500 7- Cá trích Nhật Bản tươi 3.190 673-1.500 8- Cá bánh đường đỏ Nhật Bản tươi 5 10.852-19.000 9- Cá hồi keta Nhật Bản tươi 3.023 380-750 Nhập khẩu tươi 6.173 729-2.100 10- Cá vược Nhật Bản Nhập khẩu tươi 1.380 666-2.500 11- Cá chim trắng Nhập khẩu tươi 226 2.554-4.000 12 - Mực ống Nhập khẩu tươi 3.954 737-940 13- Mực nang Nhập khẩu đông lạnh 32 1.546-2.200 14- Ghẹ xanh Nhập khẩu đông lạnh 538 472-950 15- Cua tuyết luộc Nhập khẩu đông lạnh 364 1.441-3.800 16- Cua lông luộc Nhập khẩu đông lạnh 256 1.262-1.500 17- Ngao dầu Nhập khẩu tươi 4.187 501-1.800 18- ốc tháp Nhập khẩu tươi 485 1.310-1.800 19- Bào ngư Nhập khẩu tươi 340 7.968-10.500 Bảng 11: Danh mục hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản bắt buộc phải đăng ký chất lượng năm 1999 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1005/1998 QĐ/BTS ngày 31/12/1998 của Bộ thuỷ sản). Cơ quan cấp đăng ký: Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. TT Tên hàng hoá Căn cứ đăng ký chất lượng 1 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm 28 TCN 102 : 1997 2 Tôm he bố mẹ 28 TCN 100 : 1996 3 Tôm sú bố mẹ 28 TCN 99 : 1996 4 Tôm càng xanh mẹ ôm trứng 28 TCN 97 : 1996 5 Tôm giống càng xanh 28 TCN 98 : 1996 6 Tôm biển giống PL25-PL30 28 TCN 96 : 1996 7 Tôm biển giống PL15 28 TCN 124 : 1998 8 Cá nước ngọt bố mẹ 28 TCN 131 : 1998 9 Cá bột nước ngọt 28 TCN 132 : 1998 10 Cá hương nước ngọt 28 TCN 133 : 1998 11 Cá giống nước ngọt 28 TCN 134 : 1998 Bảng 12: Danh mục hàng hoá xuất khẩu về thuỷ sản phải kiểm tra nhà nước về chất lượng năm 1999 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2386/1998 QĐ - BKHCNMT ngày 14/12/1998 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường). * Cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản: - Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản. - Các trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực 1,2,3. Nhóm Mã số HS Tên hàng hoá Căn cứ kiểm tra 0302 0302.00 Cá tươi ướp lạnh.... Cá đông lạnh nguyên con, cá làm sẵn đông lạnh Quy định 867/1998 QĐ-BYT ngày 4/4/1998 của Bộ Y Tế (chỉ tiêu vi sinh) 0304 0304.00 Cá khúc (phi lê) và các loại thịt cá khác. Cá phi lê đông lạnh Quy định 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 của Bộ Y Tế (chỉ tiêu vi sinh) 0306 0306.00 Động vật giáp xác... Tôm vỏ đông lạnh TCVN 4381-92 (chỉ tiêu vi sinh) Tôm thịt đông lạnh TCVN 4380-92 (chỉ tiêu vi sinh) Tôm thịt đông lạnh IQF TCVN 5835-94 (chỉ tiêu vi sinh) Tôm mũ ni đông lạnh TCVN 4546-94 (chỉ tiêu vi sinh) Tôm chín luộc chín đông lạnh TCVN 4380-92 (chỉ tiêu vi sinh) 0307 0307.00 Động vật thân mềm có mai Mực đông lạnh TCVN 2644-93 (chỉ tiêu vi sinh) Mực nang phi lê ăn liền đông lạnh 28 TCN 104-1997 (chỉ tiêu vi sinh) Nhuyễn thể 2 vỏ đông lạnh XK 28 TCN 105-1997 (chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng kim loại nặng,DSP &PSP) Ghẹ miếng đông lạnh 28 TCN 103 : 1997 (chỉ tiêu vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0709.doc
Tài liệu liên quan