Đề tài Bước đầu nghiên cứu những lợi ích của việc cải tạo hệ thhống môi trường sông Tô Lịch và xác định mức phí huy động trong dân cho việc cải tạo đó

MỤC LỤC

Trang

Đặt vấn đề 1

Chương I: Phương pháp luận 3

1. Khái niệm 3

1.1. Phí 3

1.2. Tổng giá trị kinh tế (TEV) 3

2. Nguyên tắc 4

2.1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) 4

2.2. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP) 5

3. Phương pháp 5

3.1. Phân tích chi phí-lợi ích (CBA) 5

3.2. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) 6

4. Các thông số cơ bản 7

4. 1. Các thông số cơ bản 7

4.2. Các chỉ tiêu tính toán 8

Chương II: Thực trạng môi trường khu vực 11

1. Vị trí địa lý và tình trạng ô nhiễm nước của thành phố Hà Nội: 11

1.1. Vị trí địa lý 11

1.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước : 11

2. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 13

3. Thực trạng ô nhiễm của sông Tô lịch 14

Chương III: Phân tích chi phí lợi ích cải tạo môi trường hệ thống sông Tô Lịch 20

1. Nội dung các phương án 20

1.1. Phương án cơ sở 20

1.2. Phương án đề xuất 20

2. Khái toán chi phí 21

2.1. Chi phí đầu tư ban đầu 21

3. Phương pháp xác định mức phí 22

3.1. Cơ sở xác định mức phí 22

3.2. Đánh giá chung 23

4. Phương pháp xác định mức phí 24

4.1. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn I 25

4.2. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn II 27

4.3. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn III 28

5. Tính phí thực tế 29

5.1. Tính phí thực tế cho phương án cải tạo nước sông lên mức nước tương ứng với giai đoạn I của dự án 29

5.2. Tính phí thực tế cho phương án cải tạo nước sông lên mức nước tương ứng với giai đoạn II của dự án 30

5.3. Tính phí thực tế cho phương án cải tạo nước sông lên mức nước tương ứng với giai đoạn III của dự án 30

6. So sánh 3 mức cải tạo 30

7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến WTP 30

7.1. Mối Quan hệ giữa wtp và Chi tiêu 30

7.2. Mối quan hệ giữa WTP và Trình_độ 32

 

Kiến nghị 34

Kết Luận 35

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu những lợi ích của việc cải tạo hệ thhống môi trường sông Tô Lịch và xác định mức phí huy động trong dân cho việc cải tạo đó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các khoản mục thực sự phải mua. Vì thế, đối với giải trí bước đầu xác định tổng ngân sách mà mỗi cá nhân dành cho giải trí và sauđó chia tiếp thành số tiền họ sẵn lòng chi tiêu cho mỗi nơi họ muốn viếng thăm. Một phương pháp giải quyết vấn đề này là lần đầu tiên hỏi họ để biết tổng ngân sách dành cho giải trí và kế đó là WTP của họ đối với tài sản môi trường đang xem xét, nhắc nhở họ về ngân sách giải trí có hạn của họ và cho rằng số tiền mà họ dành cho tài sản này không thể chi tiêu cho việc khác. Một phương pháp thứ hai là giới hạn việc sử dụng CVM trong việc đánh giá một nhóm lớn của hàng hoá môi trường, việc giới hạn này nếu cần, sẽ làm hạn chế đáng kể việc áp dụng CVM ở quy mô rộng lớn và chính nó có thể tạo ra những trở ngại nhiều hơn đối với khă năng của người trả lời để hiểu nhóm lớn hàng hoá như vậy d. Thiên lệch theo phương tiện: khi hỏi một câu về WTP các nhà phân tích phải xác định việc đóng góp theo con đường nào (phương tiện đóng góp). Những người được hỏi có thể thay đổi WTP của họ tuỳ theo phương tiện đóng góp họ chọn. e. Thiên lệch điểm khởi đầu: nếu nghiên cứu ban đầu đã thử gợi ý cho những người trả lời bằng cách đề nghị một số tiền khởi đầu sau đó tăng lên hay giảm đi số tiền này dựa theo người trả lời đồng ý hay từ chối số tiền đó. Tuy nhiên, người ta thấy rằng sự lựa chọn mức tiền ban đầu ảnh hưởng đến số tiền WTP sau cùng của người trả lời. 4. Các thông số cơ bản 4. 1. Các thông số cơ bản - Chọn biến thời gian thích hợp về mặt lý thuyết, phân tích kinh tế dự án đầu tư phải được kéo dài trong thời gian vừa đủ để có thể bao hàm hết mọi lợi ích và chi phí của dự án. Trong việc lựa chọn biến thời gian thích hợp cần lưu ý hai nhân tố sau: + Thời gian tồn tại hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra, các lợi ích kinh tế mà dựa vào đó dự án được thiết kế. Khi lợi ích thu được của dự án trở nên rất nhỏ thì thời gian sống hữu ích của dự án có thể xem như kết thúc. + Hệ số chiết khấu được sử dụng trong phân tích kinh tế của dự án. Hệ số chiết khấu càng lớn thì thời gian chiết khấu của dự án sẽ càng giảm bởi nó làm giảm giá trị hiện tại ròng của dự án theo thời gian. - Chiết khấu là một cơ chế mà nhờ đó ta có thể so sánh chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian. Trong sử dụng chiết khấu cần đảm bảo hai đIều kiện sau: + Một số biến số đưa vào tính chiết khấu( chi phí lợi ích) phải được đưa về cùng một đơn vị giá trị. + Giá trị một dơn vị chi phí hoặc lợi ích hiện tại lớn hơn mọt đơn vị lợi ích hoặc chi phí trong tương lai. 4.2. Các chỉ tiêu tính toán - Giá trị hiện tại ròng (NPV): Đối với đa số các dự án, việc phân tích, kiểm tra được thực hiện bằng cách so sánh lợi ích và chi phí theo thời gian. NPV là đại lượng dùng để xác định giá trị lợi nhuận ròng khi chiết khấu dạng lợi ích và chi phí về năm thứ nhất. Nó được xác định theo công thức sau: giá trị hiện tại ròng (NPV) n Bt n Ct NPV= ồ ----- - ( C0 + ồ ------- ) t=1 (1+r)t t=1 (1+r)t Trong đó Bt : lợi ích năm t Ct : chi phí năm t C0 : chi phí năm đầu r : hệ số chiết khấu t : thời gian tương ứng (t=1,2,..,n) ồ: tổng trong khoảng thời gian từ năm thứ nhất đến năm thứ n Dự án có lãi khi NPV>0, hoà vốn khi NPV=0, lỗ khi NPV<0 NPV là chỉ tiêu hữu ích nhất vì nó có ít hạn chế và được sử dụng phổ biến trong phân tích dự án. Thông qua chỉ tiêu này để đo lường khả năng sinh lời bằng tiền của dự án. ý nghĩa của NPV: NPV là một chỉ tiêu kinh tế trợ giúp cho chủ đầu tư khi đưa ra quyết định đầu tư hay lựa chọn phương án tối ưu trong danh mục các phương án thay thế. - Giá trị tương lai ròng (NFV) n NFV= ồ (Bt - Ct)*(1+r)t t=1 Ngoài chỉ tiêu NPV, trong phân tích dự án có thể sử dụng NFV thay cho NPV. ý nghĩa của việc sử dụng NFV cũng tương tự như NPV. Chỉ khác NPV chiết khấu các dòng chi phí và lợi ích về năm thứ nhất, trong khi NFV tính gộp chí phí và lợi ích về thời điểm trong tương lai (thường cuối dự án) NFV được xác định như sau: Các thông số có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính NPV đã nêu trên. Quyết định lựa chọn dự án dựa trên chỉ tiêu NFV cũng tương tự như NPV. Thông thường đối với dự án đầu tư, chủ dự án sẽ quyết định bỏ vốn đầu tư khi NPV (NFV) >0. Đối với các dự án đầu tư cho môi trường có thể quyết định đầu tư ngay cả khi NPV (NFV)=0. Do đặc trưng của dự án môi trường là bên cạnh những lợi ích kinh tế còn có những lợi ích xã hội chưa được lượng hoá hết. Chẳng hạn: cải thiện sức khoẻ cộng đồng, môi trường sinh thái. - Hệ số hoà vốn nội bộ (IRR): hệ số hoà vốn nội bộ là hệ số K mà qua đó giá trị hiện tại ròng bằng không. n Bt n Ct ồ ----- - ( C0 + ồ ------- ) = 0 t=1 (1+r)t t=1 (1+r)t IRR được sử dụng khá phổ biến. Giá trị IRR sau khi tính toán được so sánh với lãi suất hoặc hệ số chiết khấu. Đây là chỉ tiêu dùng để lựa chọn dự án. Nếu IRR lớn hơn lãi suất hoặc hệ số chiết khấu thì dự án có lãi, hoà vốn khi IRR bằng lãi suất hoặc hệ số chiết khấu, lỗ khi IRR nhỏ lãi suất. Có thể lựa chọn dự án ngay cả khi IRR bằng hệ số chiết khấu đối với các dự án đầu tư phát triển nhằm tạo công ăn việc làm cho xã hội hoặc cải thiện chất lượng môi trường. -Tỷ suất lợi nhuận (B/C): tỷ suất lợi nhuận so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Nó được xác định qua công thức sau: n Bt n Ct B/C = ( ồ -------- ) / ( C0 + ồ -------- ) t=1 (1+r)t t=1 (1+r)t Tóm lại, cả ba chỉ tiêu đã trình bày ở trên đều căn cứ vào giá trị hiện tại của dòng lợi ích và chi phí. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, đIều này được thể hiện qua bảng sau: NPV B/C IRR Quyết định Nếu >0 Thì >1 Và >r Đầu tư <0 <1 <r Không đầu tư =0 =1 =r Có thể đầu tư hoặc không đầu tư. - Thời gian hoàn vốn: chỉ tiêu này phản ánh khoảng thời gian thu hồi vốn của dự án. Nếu thời gian hoàn vốn < đời dự án thì dự án đó có hiệu quả. Thời gian hoàn vốn tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng loại dự án. Đối với dự án môi trường thường có thời gian hoàn vốn dài, và lợi ích môi trường thường không thể thấy ngay khi mới thực hiện dự án. Thời gian hoàn vốn không đo lường trực tiếp khả năng có lãi hoặc lỗ của dự án mà nó cho biết thời hạn sẽ thu hồi đủ vốn của dự án. Chương II: Thực trạng môi trường khu vực 1. Vị trí địa lý và tình trạng ô nhiễm nước của thành phố Hà Nội: 1.1. Vị trí địa lý Thành phố Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, cách biển Đông khoảng 100 km. Địa hình thành phố Hà Nội tương đối bằng phẳng, độ dốc tự nhiên nhỏ ( 0,003%) và dốc theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Khu vực phía Bắc và Tây Bắc có độ cao trên 7m. Khu vực trung tâm thành phố có độ cao trung bình từ 6m đến 7m, khu vực phía Nam thành phố là vùng trũng có độ cao từ 4,5m đến 5m và đây là khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng khi có mưa lớn kéo dài, vùng cao nhất có cốt là +10m. Do địa hình tương đối bằng phẳng nên gây khó khăn cho việc thoát nước. 1.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước : Hà Nội có 4 sông thoát nước chính là : sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu với chiều dài là 38,9 km và các mương đất có tổng chiều dài là 38 km, 18 hồ với tổng diện tích là 660 ha, lớn nhất là Hồ Tây có diện tích là 516 ha. Hệ thống thoát nước Hà Nội là hệ thống cống chung với tổng chiều dài đường cống thoát nước là 170km trên tổng số 220 km đường và như vậy là có tới hơn 50 km đường không có hệ thống thoát nước. Do hệ thống thoát nước nhiều nơi đã cũ cho nên về mùa mưa các trận ngập lụt thường xuyên xảy ra, ngập lụt thường kèm theo những vấn đề nghiêm trọng không chỉ với tài sản của nhân dân mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ do trong khi ngập lụt có thể có dịch bệnh do nước thải gây nên. Nước mưa có thể mang hàm lượng cao các chất lơ lửng phốt pho, amoniac, cũng như sắt, oxit, các loại muối và các vi khuẩn ngấm vào các giếng và các đường ống bị rò rỉ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Do Hà Nội chưa có các trạm xử lý nước thải nên nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện đổ trực tiếp xuống hệ thống cống chung và ao hồ. Điều này đã gây hiện tượng ô nhiễm các sông, hồ, ao từ các mức độ nhẹ đến nặng. Nhìn chung các ao, hồ đều có khả năng tự làm sạch khá lớn nhưng mức độ ô nhiễm ngày càng tăng, việc xử lý thực tế diễn ra trong hệ sinh thái dưỡi nước đang bị quá tải và có thể bị huỷ hoại hoàn toàn do các chất hữu cơ và chất thải công nghiệp. Như vậy hệ thống thoát nước vừa thiếu vừa không đồng bộ chính là vấn đề môi trường lớn nhất, gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người dân.Qua hai bảng số liệu về tình trạng ô nhiễm của 4 con sông Kim Ngưu, Tô Lịch, Sét, Lừ và 4 hồ Giảng Võ, Đống Đa, Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2 cho thấy mức độ ô nhiễm hệ thống thoát nước ở Hà Nội. Bảng 1 Các chỉ tiêu Sông Kim Ngưu Sông Tô Lịch Sông Sét Sông Lừ NH4( mg/l) 12,25 16,14 22,53 22,61 SS (mg/l) 40,8 37 35,8 35,67 BOD5(mg/l) 27,2 26,2 39,4 36,7 COD (mg/l) 54,3 52,14 67,7 64,9 Coliform (PC/100 ml) 130,657 262,085 207,342 175,557 Steptococss (PC/100mg) 109,383 10,757 24,812 11,457 Bảng 2 Các chỉ tiêu Hồ Giảng Võ Hồ Đống Đa Hồ Thanh Nhàn 1 Hồ Thanh Nhàn 2 Độ pH 7,4 7,9 86 8,3 Độ dẫn điện 432 470 412 456 DO (mg/l) 1,3 2,9 15,3 10,8 NH3-N (mg/l) 13,7 6,5 4,3 5,5 NO3-N (mg/l) 2,1 1,5 1,5 0,9 Độ đục 24 46 60 53 SS (mg/l) 16 38 49 52 Độ màu Chưa lọc 320 288 Đã lọc 169 119 Từ bảng 1 ta nhận thấy sông Sét là sông bị ô nhiễm nhất trong 4 con sông tiếp đến là sông Lừ, Kim Ngưu và cuối cùng là sông Tô Lịch. Từ bảng 2 ta nhận thấy các hồ bị ô nhiễm từ nhẹ đến nặng do các loại nước thải sinh hoạt, nhà máy, bệnh viện... đổ vào. Tình trạng ô nhiễm của môi trường nước do một số nguyên nhân chính sau: - Hệ thống thoát nước bị quá tải do mức độ tăng trưởng nhanh của đô thị, hơn nữa hệ thống này đã quá cũ mà không được cải tạo, bảo dưỡng thường xuyên do điều kiện kinh phí hạn hẹp. - Dòng chảy ở các sông, mương ở một vài nơi bị thu hẹp do sự lấn chiếm trái phép của dân cư xung quanh đó. - Các nguồn nước bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, bệnh viện đổ trực tiếp vào mà chưa qua xử lý sơ bộ. - Ngoài ra ý thức của người dân chưa cao nên các sông, mương, hồ, ao bị dân sống quanh vùng đổ đầy rác và các loại phế thải. 2. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu Thực tế, nhiều đoạn sông hồ ở Hà Nội đang được cải tạo, sông Tô Lịch đầu tư cải tạo trên nhiều đoạn. Nhìn tổng thể hệ thống sông Tô Lịch tương đối bằng phẳng có cốt cao nhất 10-11m và thấp nhất từ 4-5m, độ dốc tự nhiên trung bình theo hướng Bắc-Nam là 0,004% theo hướng Đông Nam là phẳng . Sông Tô Lịch chảy theo hướng Bắc- Nam với tổng chiều dài 14,4 km từ cống Đô trên mương Thụy Khê tới điểm hợp dòng với sông Nhuệ và được chia làm 6 đoạn( theo địa hình dòng sông ). Tương ứng với các điểm chia đoạn các nguồn xả chính vào sông Tô Lịch từ lớn đến nhỏ như sau: - Cầu Sơn 2 : Nằm ở hạ lưu sông Kim Ngưu trước khi đổ ra sông Tô lịch, lưu lượng xả vào sông Tô Lịch của sông Kim Ngưu : Qtb = 3,034 m3/s - Điểm cầu Dâu : Đây là mặt cắt phía hạ lưu của hợp lưu sông Tô Lịch với sông Lừ, lưu lượng xả của sông Lừ vào sông Tô Lịch : Qtb = 2,322 m3/s - Điểm Cống vị : Mương xả ra sông ( mương Ngọc Hà - Đội Cấn – Cống Vị ) lưu lượng xả vào sông Tô Lịch : Qtb = 0,884 m3/s - Điểm Cống Mọc : Mương xả ra sông (Mương Hào Nam – Yên Lãng ), lưu lượng xả vào sông Tô Lịch : Qtb = 0,644 m3/s - Điểm Nghĩa Đô : Mương xả ra sông ( Mương Nghĩa Đô ), lưu lượng xả ra sông Tô Lịch : Qtb = 0,398 m3/s - Điểm Cống Bưởi : Mặt cắt phía thượng nguồn sông Tô Lịch ( Mương Thụy Khê ), lưu lượng xả vào sông Tô Lịch : Qtb = 0,248 m3/s Khi tiến hành đo lưu lượng của sông Tô Lịch, các chuyên gia Nhật Bản đã sở dụng công thức hồi quy để tính toán dòng chảy tự nhiên bắng cách sử dụng nhiều ví dụ để tìm ra dòng chảy tự nhiên đã đưa ra công thức : Q = 0,0069A Trong đó: - Q : Dòng chảy tự nhiên (m3/s). - A : Diện tích lưu vực (km2). Theo cách tính này thì dòng chảy tự nhiên của sông Tô Lịch được tính xấp xỉ là 0,5 m3/s. Cùng tiến hành tính dòng chảy tự nhiên ở sông Tô Lịch các chuyên gia của tổng cục khí tượng thuỷ văn đưa ra công thức Q = A*Xmp Trong đó : - Xp là lượng mưa trung bình hàng năm. - A, m được tính theo khu vực. Cách tính này cũng cho ra kết quả là xấp xỉ 0,5 m3/s. Tuy nhiên khi đo dòng chảy chậm của sông Tô Lịch, khi dòng chảy trên sông phải thật sự là dòng chảy kiệt, thì các chuyên gia ước tính rằng vào khoảng từ 4 đến 5 m3/s. Điều này kết hợp với dòng chảy tự nhiên tính toán được ở trên cho thấy lượng dòng chảy chậm trên sông phần lớn là dòng chảy của nước thải. Qua đây ta thấy được rằng dòng chảy của sông Tô Lịch được sinh ra từ chính nước thải sinh hoạt của dân cư, các bệnh viện, nhà máy...v.v trong thành phố. 3. Thực trạng ô nhiễm của sông Tô lịch Sông Tô Lịch là con sông chính tiếp nhận nước thải của của thành phố Hà Nội, mật độ nước thải đổ ra sông là rất lớn, một số nguồn nước thải chính mà ta có thể thống kê được là : - Bệnh viện Lao. - Bệnh viên nhi Thụy Điển. - Bệnh viện phụ sản. - Bệnh viện Giao thông. - Nhà máy giầy Thượng Đình. - Nhà máy cao su Sao Vàng. - Nhà máy Lever Haso. - Nhà máy bóng đèn. - Nhà máy bia Hà Nội. - Nhà máy Trung Kinh. - Nhà máy nhựa Đại Kim. - Nhà máy Sơn tổng hợp. Ngoài những nhà máy bệnh viện đã thống kê được ở trên thì nguồn nước thải sinh hoạt của dân cư cùng với của những cơ sở sản xuất nhỏ cũng chiếm tỷ lệ rất cao và không kém phần độc hại.Để thấy rõ hơn tình trạng ô nhiễm ta chọn ra 4 điểm khống chế trên sông là : - Cống Bưởi (thượng lưu). - Cầu mới (điểm giữa thượng lưu và hạ lưu). - Cầu Dậu và cầu Bươu (hạ lưu). Ta đánh giá chất lượng nước sông tại 4 điểm trên theo mùa khô và mùa mưa qua bảng tổng hợp sau : Các chỉ tiêu Cống Bưởi Cầu Mới Cầu Dậu Cầu Bươu Mùa Mùa mưa khô Mùa Mùa mưa khô Mùa Mùa mưa khô Mùa Mùa mưa khô Độ pH 8,5 8,8 7,8 8,1 7,7 8,09 8,14 8,6 BOD5 15,05 18,88 23,7 33,6 26,8 45,1 21 29,8 COD 31,25 34 44,7 57,6 57,9 87,3 41,5 51 DO 1,32 2,6 0,67 1,5 0,708 1,2 1,1 1,7 SS 28 37 29 35 38 39 26 66 Pb 0,15 0,15 0,125 0,15 0,22 0,29 0,155 0,21 CN- 0,25 0,27 0,275 0,34 0,3 0,31 0,245 0,25 Cr+3 0,0185 0,052 0,017 0,02 0,0225 0,023 0,0145 0,017 Cr+6 0,16 0,2 0,13 0,15 0,13 0,16 0,16 0,18 Zn 0,76 1,01 1,14 1,21 1,08 1,25 1,4 1,4 Mn 0,055 0,064 0,137 0,183 0,08 0,14 0,118 0,19 Fe 0,2 0,5 0,39 0,61 0,7 1,5 0,425 0,6 Sn 0,13 0,17 0,155 0,21 0,38 0,7 0,26 0,42 NH3-N 2,33 6,7 12,7 25,4 13,3 25,3 8,9 17,6 Cl- 32,52 66,49 32,87 78,69 30,78 65,88 29,3 63,5 NO3(N) 0,25 0,45 0,42 0,9 1,26 3,5 0,47 1,3 NO2(N) 0,075 0,1 0,08 0,15 0,4 0,4 0,185 0,35 Dầu 3,55 3,9 4,37 4,5 4,8 5,7 4,7 5,2 VS Fe 13850 8000 7366 16000 4766 9000 6416 14300 Fs 3759 11300 2586 11800 2448 8300 2320 7800 COND 487 810 493 628 593 710 618 725 TURB 34 36 37 42 36 46 27 37,2 Qua số liệu ở bảng trên ta nhận thấy : Về mùa khô nước sông liên kết là nước thải. - Hàm lượng BOD, COD trên toàn bộ sông đều vượt quá chỉ tiêu cho phép, BOD đo được khoảng 25 mg/l đến 30mg/l cá biệt có điểm cầu Bươu có lúc lên đến 45 mg/l, COD từ 30 đến 50 mg/l cá biệt có điểm lên tới 80 mg/l ở cầu Dậu. - Sông thường trong tình trạng yếm khí, lượng ô xy hoà tan trung bình trên toàn sông khoảng nhỏ hơn 1 mg/l. - Hàm lượng các chất hữu cơ NO3 đều vượt quá tiêu chuẩn, sông ở tình trạng phì dinh dưỡng. - Hàm lượng các kim loại nặng, độc hại lên rất cao Pb ( 0,12 – 0,15 mg/l ) Cr6+ ( 0,1 – 0,15 mg/l ) hợp chất có chứa Xianua ( CN- ) từ 0,2 – 0,25 mg/l cá biệt tại cầu Dậu là 0,3 mg//l. - Các kim loại khác như : Fe, Zn, Mn, Sn ... đã xuất hiện trong nước sông. - Lượng dầu mỡ trong sông rất cao từ : 3,9 – 5,2 mg/l, tại cầu Dậu lên tới 5,7 mg/l, váng dầu có thể tìm thấy dọc sông. - Lượng Coliform Fe, Fs lên rất cao Tổng lượng Coliform từ 10.000 – 20.000 MPN/100 ml . - Nước sông có màu xanh đen, mùi hơi đặc biệtvào những ngày nắng nóng, rau bèo hai bên bờ sông ngăn cản dòng chảy. Về mùa mưa nước sông chảy mạnh hơn, lưu tốc dòng chẩy tăng do ảnh hưởng của nước mưa đã pha loãng nước thải nên chất lượng nước sông Tô Lịch được cải thiện nhiều. Tuy nhiên kết quả phân tích cho thấy dù thậm chí đã được pha loãng hơn nhưng nước sông vẫn ở tình trạng xấp xỉ hoặc cao hơn chút ít so với tiêu chuẩn cho phép và một số chỉ tiêu vẫn cao hơn nhiều như : - Các chất dầu mỡ : 4,5 – 5 mg/l - Hàm lượng COD : 30 – 45 mg/l BOD : 20 – 25 mg/l - Chất lơ lửng SS : 120 mg/l. Để thấy rõ hơn ta đi vào xem xét đánh giá mức độ ô nhiễm cụ thể một nguồn thải và điển hình là khu công nghiệp Thượng Đình, khu này nằm xen kẽ trong khu dân cư đông đúc, khâu xử lý chất thải gần như không có. Bảng sau được đưa ra có nội dung là thành phần tính chất nước thải ở cống xả của khu vực Thượng Đình chảy ra sông Tô Lịch: TT Các chỉ tiêu Cao xà lá Đình Vòng Bóng đèn phích nước Nhà máy nước 1 Lưu lượng ( m3/ngd ) 9000 4700 500 7000 2 Nhiệt độ nước thải ( 0C ) 22 - 27 22 - 26 25 - 30 22 - 27 3 Độ pH 7,4 – 7,6 7,4 – 7,8 6,8 – 7,2 7 – 7,8 4 Cặn lơ lửng (mg/l) 60 – 450 60 – 125 120 – 180 120 – 300 5 ôxy hoà tan (mg/l) 2,2 – 3,3 1,5 – 3,5 4 – 7,5 1,5 - 5 6 Độ ôxy hoá KmnO4 (mg/l) 65 – 750 8 – 1,5 7 – 12 7 COD (mg/l) 800 – 2080 80 – 290 150 – 180 175 – 290 8 BOD5 (mg/l) 30 – 155 15 – 60 50 – 100 15 – 72 9 NH4+ (mg/l) 2 – 6 0,2 3 – 5 0,5 – 5 10 PO43+ (mg/l) 1,7 – 8 0,7 – 10 0,1 – 0,3 0,4 – 0,9 11 NO3- (mg/l) 1 – 7 3,5 – 7,5 0 0,1 – 0,4 12 Cl - (mg/l) 70 – 1800 10 – 45 15 – 36 15 –35 13 Độ dẫn điện ( ms/cm ) 300 – 900 500 – 550 14 Cr6+ (mg/l) 0,01 0,01 – 0,06 15 Tổng lượng chất tan (mg/l) 200 – 2000 200 – 500 1250 810 16 SO42+ (mg/l) 20 – 200 3 – 9 Căn cứ vào kết quả khảo sát đo lường chất lượng nước sông Tô Lịch khu vực này ta thấy rằng các chỉ tiêu lý, hoá sinh đã thay đổi đột ngột : - Ô xi hoà tan : tỷ lệ này giảm từ 3-5 mg/l ở nước sông trước khu công nghiệp xuống còn 1,5-3 mg/l ở nước sông sau khi xả nước thải công nghiệp. - pH : do tính ổn định và tính đậm đặc của nước sông nên pH môi trường nước sông sau các miệng xả nước thải của khu công nghiệp nằm trong khoảng 7,2 – 7,8. - Độ màu của nước sông : do các dòng xả nước thải nhất là sau miệng xả của nhà máy cao su xà phòng, trong sông hình thành dòng nước màu vàng nâu hoặc trắng đục ( thường xảy ra vào lúc 9h đến 10h30 hàng ngày ). - BOD5 của nước sông sau miệng xả tăng đột ngột từ 15-20 mg/l trước miệng xả đến 20-25 mg/l sau miệng xả. Trị số COD tương ứng từ 20-45mg/l cũng tăng tới 40-180 mg/l, thậm chí có lúc tăng tới 380 mg/l (tại Kim Giang). - NH4+ trong nước sông ở đoạn trước và sau khi xả nước thải cũng tương ứng ở mức 5-8 mg/l và 17-20 mg/l. - PO43+ tương ứng từ 0,15-2 mg/l tăng tới 0,4-5 mg/l. - Hàm lượng H2S ở đoạn sông này cũng rất cao 3-15 mg/l. - Hàm lượng muối kim loại nặng ở đoạn sông này khá cao như : + Hàm lượng kim loại Cu là 0015-0,03 mg/l vượt quá lượng cho phép của nguồn nước mặt 0,005 mg/l. + Hàm lượng Cr6+ đạt tới 0,002-0,006 mg/l vượt xa mức tiêu chuẩn cho phép. - Sinh thái dưới nước : do xả nước thải công nhiệp làm cho một số loài, một số cá thể, các thuỷ sinh vật đều nghèo đi - ở một mức độ nhất định khu công nghiệp Thượng Đình cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước ngầm mạch nông và nguồn nước ngầm mạch sâu tức là ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân làm cho sức khoẻ của nhân dân bị đe dọa. Sông bị ô nhiễm cùng với các trận ngập lụt thường kèm theo những vấn đề nghiêm trọng không chỉ với tài sản của nhân dân mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ do trong khi ngập lụt có thể có dịch bệnh do nước thải gây nên. Chỉ tính riêng trong trận lụt 14 ngày năm 1984 ước tính chung đã gây thiệt hại khoảng 81,5 triệu USD, trận lụt 7 ngày năm 1989 thiệt hại khoảng 45,2 triệu USD. Từ thực trạng ô nhiễm trên của sông Tô Lịch nói riêng và toàn thành phố Hà Nội nói chung thì việc triên khai một hệ thống xử lý ô nhiễm và khơi thông dòng chảy đồng bộ và triệt để là yêu cầu rất cấp bách. Chương III: Phân tích chi phí lợi ích cải tạo môi trường hệ thống sông Tô Lịch 1. Nội dung các phương án Xuất phát từ thực trạng sông Tô Lịch và những ảnh hưởng của nó tới sản xuất, đời sống của dân cư và nhất là đời sống của dân cư hai bên bờ sông. Yêu cầu đặt ra là phải có những giải pháp biểu hiện đề ra để khắc phục những ảnh hưởng này. Cải tạo sông Tô Lịch là giải pháp có tính khả thi có thể giải quyết những yêu cầu trên. Phân tích chi phí lợi ích dự án cải tạo sông Tô Lịch nhằm mục đích làm sáng tỏ kết quả thu được từ những hoạt động đầu tư cho cải tạo môi trường. Hai phương án đưa ra tôi xét cụ thể là phương án cơ sở và phương án đề xuất : 1.1. Phương án cơ sở Là phương án phản ánh hoạt động của các khu vực dân cư, xí nghiệp, bệnh viện đổ nước thải trực tiếp khi chưa có hoạt động cải tạo và giải quyết ô nhiễm một cách triệt để. 1.2. Phương án đề xuất Là phương án cải tạo triệt để và lâu dài, tận gốc những vấn đề bức xúc nhất hiện nay về môi trường không những cho khu vực dân cư xung quanh hai bên bờ sông Tô Lịch mà còn cho cả toàn thành phố Hà Nội. 1.2.1. Nội dung của phương án: - Giai đoạn I: Cải tạo sông mương + Việc này bao gồm các phần việc : đào đắp bờ sông, nạo vét đáy sông tạo độ dốc thủy lực + Kè bờ, làm đường hai bên bờ sông. Cải tạo xây dựng lại các cống qua sông. - Giai đoạn II: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải : + Hệ thống xử lý tại chỗ : xử lý nước thải cho từng cụm nhà ở, nhà máy. + Hệ thống xử lý tập trung : Xử lý nước thải cho cả vùng. Chia khu vực nghiên cứu thành 7 vùng xử lý nước thải, vị trí cụ thể như sau + Vùng 1 : Đặt tại Bưởi + Vùng 2 : Đặt tại xã Trần Phú + Vùng 3 : Đặt tại Láng Hạ + Vùng 4 : đặt tại sân bay Bạch Mai + Vùng 5 : Đặt tại xã Trung Hoà + Vùng 6 : Đặt tại xã Tân Triều + Vùng 7 : thuộc huyện Thanh trì 1.2.2. Ưu nhược điểm của phương án đề xuất Phương án này tất nhiên là có rất nhiều điểm mạnh như giải quyết triệt để nguồn gây ô nhiễm, tạo nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Những nhược điểm của nó cũng không phải là không có, nhưng những lợi ích của nó mang lại thực sự rất lớn không chỉ về mặt môi trường mà còn cả về vấn đề quy hoạch đô thị, ổn định dân cư trong chiến lược mở rộng và phát triển thành phố Hà Nội.Nhược điểm lớn nhất hiện nay của phương án này là đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, công nghệ hiện đại và giải pháp đưa ra là bước đầu chúng ta sẽ vay vốn nước ngoài để thực hiện và sau đó là dựa vào phí thu được sẽ góp phần trả nợ dần. 2. Khái toán chi phí 2.1. Chi phí đầu tư ban đầu 2.1.1. Phương án cơ sở Vì không có các hoạt động cải tạo sông nên không có chi phí đầu tư để xây dựng các công trình khắc phục sự cố môi trường, do đó phương án này không có chi phí đầu tư ban đầu. 2.1.2. Phương án đề xuất : Tổng chi phí xử lý nước sôngvề mức tiêu chuẩn tương ứng với giai đoạn I của dự án. Đơn vị tính: 1000USD STT Danh mục công trình Kinh phí 1 Công việc chuẩn bị mặt bằng 723 2 Công việc xây dựng chính 85.068 3 Cải tạo mương thoát nước 4.548 4 Cải tạo hồ 19.918 5 Cải tạo và xây dựng cống 10.032 6 Cung cấp thiết bị để nạo vét cống và mương thoát nước 9.650 7 Chi phí hành chính 3.401 8 Chi phí thu hồi dền bù đất 15.180 9 Chi phí dịch vụ kỹ thuật 15.388 10 Thuế nhập khẩu 3.979 11 Trượt giá 21.791 12 Dự phòng phí 26.289 13 Trạm xử lý nước thải( 7 trạm ) Giai đoạn 2 200.000 Tổng cộng 416.268 Tổng chi phí xử lý nước sông về mức tiêu chuẩn tương ứng với giai đoạn II của dự án Stt Hạng mục công trình Kinh phí 1 Tổng chi phí xử lý nước sông về mức tiêu chuẩn có thể bơi thuyền 416.268 2 Chi phí thêm cho các trạm xử lý 200.000 Tổng cộng (1) + (2) 600.268 3. Phương pháp xác định mức phí 3.1. Cơ sở xác định mức phí Cơ sở xác định mức phí hàng năm để cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch và duy trì hệ thống cải tạo đó là Mức tiền sẵn sàng chi trả(WTP) mà các hộ dân cư hai bên bờ sông bỏ ra để có được chất lượng nước sông tốt hơn. Tổng lợi ích người tiêu thụ ( ở đây là các hộ dân cư sống 2 bên bờ sông ) có được là WTP gộp bao gồm phần thật sự chi trả và phần thặng dư của người tiêu thụ. P B A C 0 D Q Hình 1 cho thấy đường cầu của một sản phẩm( một mặt hàng thị trường hoặc phi thị trường ). Giả sử giá đang ở mức OA, lượng cầu sẽ là OD. Chúng ta có thể tôi đường cầu là “đường mức sẵn lòng trả”: nó cho thấy mức sẵn lòng trả cho một sản phẩm thêm vào và đó là đường mức sẵn lòng trả biên. Số tiền mà các cá nhân chi trả thật sự ở ngoài thị trường( hoặc số tiền mà họ sẽ trả nếu có thị trường ) cho bởi tổng chi OACD. Nhưng có WTP giá cao hơn cho các đơn vị đầu tiên, như WTP là OB cho đơn vị đầu tiên, và giảm xuống DC ứng với đơn vị cuối cùng. Do đó WTP cao hơn phần chi trả thật sự. Nếu chúng ta cộng dôi ra của WTP ở phia trên OA ( giá thực sự trả ) của mỗi đơn vị sản phẩm chúng ta sẽ có hình tam giác ABC. Phần này được gọi là phần thặng dư của người tiêu thụ: đó là lợi ích họ có được trên số tiền mà họ thực sự trả. WTP gộp là OACD + ABC = OBCD và phần này và phần này được tạo nên bởi phần thật sự chi trả và phần thặng dư của người tiêu thụ. Nói cách khác, chúng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35368.doc
Tài liệu liên quan