Đề tài Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN

THƯƠNG MẠI 2

I-/ Kinh tế thị trường và vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại. 2

1-/ Khái niệm về buôn lậu. 4

2-/ Khái niệm về gian lận thương mại. 5

3-/ Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại. 9

II-/Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu và gian lận thương mại. 9

CHƯƠNG II: BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11

I-/ Thực trạng về buôn lậu và gian lận thương mại ở việt nam. 11

1-/ Những mánh khoé và thủ đoạn trong buôn lậu. 13

2-/ Một số hình thức gian lận thương mại phổ biến

ở Việt Nam hiện nay. 15

3-/ Tổng kết về những vụ buôn lậu và gian lận thương mại

năm 1998-1999 20

II-/ Những tác động của nạn buôn lậu và gian lận thương mại

đến kinh tế - xã hội nước ta. 22

1-/ Tác động đến kinh tế 22

2-/ Tác động đến văn hoá xã hội 24

3-/ Tác động đến chính trị 25

III-/Những mặt đã làm được trong việc chống buôn lậu

và gian lận thương mại. 25

IV-/ Những hạn chế còn tồn tại trong việc chống buôn lậu

và gian lận thương mại . 29

CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 33

I-/ Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại nhìn

từ góc độ Nhà nước. 33

II-/ Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 41

1-/ Hàng Việt Nam cần phải tăng tính cạnh tranh. 41

2-/ Các doanh nghiệp cần tham gia góp phần hoàn thiện

môi trường kinh doanh. 42

III-/ Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thường mại nhìn

từ góc độ quần chúng nhân dân. 42

PHẦN KẾT LUẬN 43

danh mục tài liệu tham khảo 44

doc45 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết bị lên so với giá cả thị trường quốc tế để góp vốn của các chủ đầu tư, liên doanh nước ngoài đã làm gia tăng giả tạo tỷ lệ góp vốn và lợi nhuận cho phía nước ngoài để thu lợi nhuận cao qua phần thu hồi khấu hao thiết bị, máy móc cao hơn giá trị thực vốn của nó làm giảm góp vốn và phân chia cho phía Việt Nam, đồng thời còn làm giảm sút phần thuế lợi tức phải nộp cho Nhà nước ta. Đơn cử việc gian lận này. Qua tiến hành giám định việc khai giá nhập khẩu thiết bị vật tư góp vốn của 12 xí nghiệp liên doanh đầu tư, thì đã có 6 xí nghiệp có hiện tượng nâng giá thiết bị nhập khẩu với giá trị cao hơn so với thực tế là 14 triệu USD. Trong đó ở liên doanh bia BGI Tiền Giang mức chênh lệch giữa giá do liên doanh đưa ra với giá giám định của Công ty SGS Thụy Sĩ đã chênh lệch tới 9,1 triệu USD. Các xí nghiệp liên doanh đầu tư nước ngoài, một mặt khai tăng giá nhập khẩu thiết bị vật tư thuộc phần góp vốn được miễn thuế, mặt khác họ tìm cách khai giảm giá nhập khẩu nguyên liệu và giá sản phẩm kinh doanh xuất nhập khẩu. - Gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất hàng gia công xuất khẩu. Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã kí kết theo quy định của luật thuế xuất nhập khẩu, hàng thuộc diện này được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trên cơ sở các hợp động gia công và văn bản cho phép của Bộ thương mại cấp cho các đơn vị sản xuất hàng gia công xuất khẩu. Hải Quan kiểm tra định mức tiêu dùng nguyên phụ liệu cho từng đơn vị sản phẩm thì thanh khoản trừ lùi vào phần nguyên phụ liệu đã nhập cho đến khi kết thúc hợp đồng, phần thừa không xuất hết mới phải nộp thuế. Song trong thực tế có những hợp đồng gia công kéo dài từ 5 đến 10 năm, nguyên phụ liệu nộp vào và sản phẩm gia công hoàn chỉnh được xuất ra khỏi Việt Nam phải thực hiện trong một thời gian dài, bằng nhiều chuyến hàng, qua nhiều bộ tờ khai hải quan. Hơn nữa, theo Nghị định số 171/HĐBT, chủ hàng có thể làm thủ tục Hải Quan nơi nào cảm thấy thuận tiện cho mình nhất, nên cùng một hợp đồng cùng một giấy phép nhưng khi chủ hàng làm thủ tục tại hải quan địa phương này, khi thì chủ hàng làm ở địa phương khác. Do đó, việc theo dõi các thanh khoản các hợp đồng gia công là hết sức phức tạp khó khăn, đó là chưa kể đến quan niệm một số các bộ Hải Quan cho rằng hàng gia công được miễn thuế. Đây là những sơ hở mà các chủ hàng gia công triệt để lợi dụng. Thủ đoạn của họ là nhập nguyên phụ liệu nhiều nhưng khi sản xuất ra thành phẩm không hết mà một phần được tiêu thụ trong nội địa để trốn thuế nhập khẩu. Hoặc bằng cách khi ký hợp đồng gia công, bên gia và công nhận gia công đã thông đồng với nhau để xác định sai định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, số dôi thừa do xác định sai này họ sẽ đem bán trong nước một cách công khai mà vẫn trốn được thuế nhập khẩu. - Gian lận thương mại qua lợi dụng hàng hoá gửi kho ngoại quan. Theo quy định của quy chế kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định số 104-TTg ngày 16/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ: "Tất cả các loại hàng hoá chờ xuất hoặc chờ nhập khẩu đều được chấp nhận đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan trừ trường hợp hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam, cấm nhập đối với nước nhập hàng từ kho ngoại quan". Cũng theo quy chế kho ngoại quan, hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan chưa nộp thuế nhập khẩu... Từ quy định trên chủ hàng lợi dụng để đưa vào kho ngoại quan những lô hàng "có vấn đề" như chủ hàng nhập một lô hàng cấm sau khi đã móc ngoặc được với một số cán bộ Nhà nước có chức năng quản lý, kiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nhưng khi hàng đến Việt Nam, vì một lý do nào đó đã bị trục trặc không làm thủ tục nhận hàng được. Nếu cứ cố tình làm thủ tục nhận hàng sẽ bị phát hiện và xử lý phạt tịch thu hàng có khi còn phải chịu trách nhiệm hình sự trước luật pháp. Để giải quyết vướng mắc nan giải này, chủ hàng chỉ cần ký hợp đồng gửi hàng vào kho ngoại quan để tìm thủ đoạn mới một cách an toàn và lô hàng từ chỗ bất hợp pháp trở thành hợp pháp. - Gian lận thương mại qua lợi dụng hàng kinh doanh chuyển khẩu hàng tạm nhập tái xuất. Hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất là nhứng hàng hoá được hoàn lại thuế sau khi đã có chứng nhận của Hải Quan cửa khẩu chứng nhận hàng hoá thực xuất. Lợi dụng sự ưu đãi này, nhều chủ hàng đã thông đồng với Hải Quan một cửa khẩu xuất, xác nhận khống hàng thực xuất vào bộ hồ sơ giả thực xuất mà được đem tiêu thụ trong nội địa. Cũng có trường hợp chủ hàng làm hồ sơ giả thực xuất để trốn thuế thu lợi bất chính. Ví dụ xăng dầu nếu nhập khẩu để tiêu thụ trong nước thì phải nộp thuế nhập khẩu là 70%, nhưng nếu tái chế xuất sang một nước khác như Campuchia và Lào chẳng hạn thì số xăng dầu này được hoàn lại thuế nhập khẩu trước đó đã nộp vì vậy chủ hàng làm thủ tục tái xuất xăng dầu sang Campuchia và Lào nhưng không xuất sang Campuchia và Lào mà trên đường đi bán số xăng dầu này với giá rẻ hơn giá trị thị trường nội địa nhiều lần vẫn thu được lãi lớn. Trong năm 1999 vừa qua có trường hợp là nhiều doanh nghiệp đã cho tư thương "mượn tư cách pháp nhân tạm nhập trên 2 ngàn chiếc xe du lịch để tái xuất, nhưng khi phía Trung Quốc không cho nhập loại xe này nữa, nhiều tư thương đã tìm cách "tái xuất" ngay tại Việt Nam. Lực lượng CSKT cả nước đã điều tra, thu giữ 491 chiếc xe ô tô du lịch "tái xuất" theo kiểu này. - Gian lận thương mại do lợi dụng chủ trương hàng đổi hàng của Nhà nước. Theo các nhà quản lý thì thủ đoạn gian lận thương mại trong việc xuất khẩu theo phương thức "hàng đổi hàng" với nước ngoài (chủ yếu với Lào) đưa một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng trong thời gian gần đây đến mức báo động. Những doanh nghiệp này đã sử dụng thủ đoạn tinh vi đến thủ đoạn trắng trợn nhằm tạo ra càng nhiều kim "ngạch xuất khẩu" càng tốt để nhập về nhiều xe máy đem bán để thu lợi nhuận. Thủ đoạn được áp dụng phổ biến là khai tăng hàng xuất khẩu. Trên hoá đơn, trị giá hàng thường cao gấp 3, gấp 5 lần, thậm chí gấp 10 lần so với giá trị thực tế. Tiếp đến là khai tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu. Có công ty khai xuất khẩu 10 ngàn đơn vị hàng, song đến khi kiểm tra thì chỉ có 1/10 số lượng khai báo. Trắng trợn hơn công ty XNK Nông sản và TTCN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã khai báo xuất 22 ngàn lít tinh dầu xả, trị giá hơn 300 ngàn USD song thực tế kiểm tra lại là nước lã. Gian thương còn áp dụng thủ đoạn "quay vòng hàng hoá " như hàng đã xuất khẩu qua Lào lại nhập lại Việt Nam, làm thủ tục lần nữa... làm cho những con số thống kê kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trở thành những con số ảo. Ngoài ra còn nhiều dạng gian lận thương mại khác như lợi dụng chính sách và cơ chế hoạt động của cửa hàng miễn thuế, gian lận thương mại qua hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam, gian lận qua lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn, gian lận thương mại qua lợi dụng chế độ hàng là tài sản di chuyển. Tóm lại, gian lận thương mại ở Việt Nam là hết sức đặc thù và đa dạng, có những hình thức rất đơn giản nhưng cũng có nhiều hình thức phức tạp, tinh vi, khôn khéo, biết tạo vỏ bọc rất hợp lệ hợp pháp. Tình trạng này phát triển lên đến mức báo động hiện nay và nó đã trở thành một nghề mà theo giới báo chí gọi là nghề "lách". Không ít những doanh nghiệp làm ăn "khấm khá" thậm chí "phất lên" rất nhanh, "thắng" nhiều "quả" đậm là nhờ "khéo" sử dụng mẹo "lách". Mỗi khi Nhà nước ban hành một chủ trương, chính sách mới nhất là chính sách XNK, những thợ "lách" lại chau mày tìm cách "lách" sao cho việc kinh doanh của họ mang lại lợi nhuận lớn nhất. 3-/ Tổng kết về những vụ buôn lậu và gian lận thương mại năm 1998-1999 Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra với quy mô rất lớn. Theo con số thống kê của lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại năm 1998 các lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ khoảng 87.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với giá trị trên 1.000 tỷ đồng. Trong đó lực lượng công an phát hiện bắt giữ trên 1.600 vụ trị giá 570 tỷ đồng, lực lượng hải quan 11.600 vụ trị giá 260 tỷ đồng và 2 triệu USD, lực lượng biên phòng bắt giữ 1.700 vụ trị giá 90 tỷ đồng, lực lượng quản lý thị trường bắt 58.000 vụ trị giá 150 tỷ đồng. Các địa phương đã góp nhiều thành tích hoạt động chống buôn lậu như Lạng Sơn xử lý trên 4.800 vụ trị giá gần 40 tỷ đồng, Quảng Ninh 6.000 vụ trị giá 50 tỷ đồng, Quảng Trị trên 3.600 vụ trị giá 26 tỷ đồng, Tây Ninh 4.300 vụ trị giá 10 tỷ đồng, An Giang 4.200 vụ với 26 tỷ đồng, Long An 3.100 vụ với 15 tỷ đồng. Năm 1999 lực lượng cảnh sát kinh tế cả nước đã kiểm tra, phát hiện 14.281 vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép trốn thuế. Hàng hoá thu giữ trị giá 423.406 triệu đồng. Trong đó có 5.203 vụ buôn lậu, 3.985 vụ buôn bán hàng cấm, 2.257 vụ kinh doanh trái phép... hàng hoá tạm thu chờ xử lý trị giá 83.064 triệu. Ngành Hải quan đã phát hiện bắt giữ 8.790 vụ buôn lậu và gian lận thương mại vận chuyển trái phép hàng cấm và vi phạm hành chính về Hải Quan trị giá hàng vi phạm khoảng 250 tỷ. * Năm 1999 có 10 vụ buôn lậu và gian lận thương mại điển hình. 1. Trong vòng 1 tuần lễ (10-17/2/99) Hải đội Hải đội 3 và trung tâm chỉ huy chống buôn lậu trên biển của Tổng cục Hải quan đã liên tiếp bắt giữ 12 tàu buôn lậu với tổng trị giá hàng hoá thu giữ khoảng 5 tỷ đồng. Chiến dịch này đã tạo nên một "cú đấm mạnh" phá tan đường dây buôn lậu lớn trên biển trải dài từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, Nghệ An. 2. Ngày 16/2/99 đội kiểm soát cơ động Hải quan Đồng Tháp phối hợp với Hải quan các cửa khẩu Thường Phước Thông Bình, Sở Thương mại bắt giữ 3 thuyền vận chuyển phế liệu các loại và gạo Thái Lan nhập lậu, trị giá trên 2 tỷ đồng. 3. Từ 26/10/98 đến 24/2/99 Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh 15 lần phát hiện công ty TNHH Liên Phát Thinh đã vi phạm luật Hải quan về nhập hàng không khai báo đúng quy cách phẩm chất, tổng trị giá ước tính 203.500 USD. 4. Ngày 6/4/99, Đội kiểm soát hải quan số 1 (Cục Điều tra chống buôn lậu - TCHQ) mở hồ sơ điều tra lô hàng vận chuyển trên tuyến đường sắt Trung Quốc qua Lạng Sơn về Yên Viên, Hà Nội phát hiện lô hàng khai báo sai, trốn thuế giá trị trên 3 tỷ đồng. 5. Từ 5/5 đến 3/7/99, Hải quan Tây Ninh và Long An lập kế hoạch"KH799" chặn bắt được 76.529 bao thuốc lá ngoại, 17 ghe vận chuyển thuốc lá, đã làm giảm hẳn lượng thuốc lá ngoại nhập lậu trên kênh Rạch Tràm - một điểm nóng nhập lậu thuốc lá ngoại ở Nam Bộ. 6. Trong tháng 6/99, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã phát hiện một loạt vụ xuất nhập cảnh không khai báo ngoại tệ, đồ cổ. Tang vật sai phạm gồm 29 viên đá quý 98.000 USD, 15 hiện vật có niên đại thế kỉ 19. 7. Ngày 17/7/99 các lực lượng kiểm tra, kiểm soát cửa khẩu Vĩnh Xương (An Giang) bắt giữ tàu Phúc Đức 4, nhập lậu quần áo cũ, vải, hàng điện tử đã qua sử dụng, trị giá 850 triệu đồng. 8. Phòng điều tra chống buôn lậu phía Bắc - Cục điều tra chống buôn lậu (TCHQ) điều tra về 3 liên doanh: Công ty tơ lụa Sông Châu, Công ty TNHH tập đoàn y dược Đại Chinh, Công ty liên doanh Taxi Hồng Hà đã làm hồ sơ giả để nâng cao giá trị nhập khẩu góp vốn vào liên doanh, làm giả hồ sơ để thế chấp tài sản, chiếm đoạt và sử dụng tài sản của liên doanh sai mục đích, liên doanh bị rút giấy phép nhưng không thanh lý tài sản để trốn thuế nhập khẩu. Đã tạm giữ 2 xe ô tô và 1 lô hàng trị giá khoảng 1 tỷ đồng. 9. Cục điều tra chống buôn lậu (TCHQ) phối hợp với Hải Quan Nghệ An kiểm tra hồ sơ thủ tục nhập khẩu và hàng hoá vận chuyển trên tàu miền Trung 45 cập cảng Bến Thuỷ (Nghệ An) ngày 15/11/99 sau khi kiểm tra đã có kết luận về nội bộ thực hiện sai quy định. Tổng trị giá hàng hoá vi phạm xấp xỉ 1,5 tỷ đồng. 10. Ngày 4/11/99 Hải quan ICD (Phước Long- Thành phố Hồ Chí Minh) lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty dịch vụ lao động hợp tác quốc tế Hà Nội về hành vi nhập khẩu thừa 20.294 phụ tùng xe máy so với khai báo Hải quan, trị giá hành vi vi phạm ước tính 34.452USD, chênh lệch thuế trên 220 triệu đồng. II-/ Những tác động của nạn buôn lậu và gian lận thương mại đến kinh tế - xã hội nước ta. 1-/ Tác động đến kinh tế Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại xâm hại đến chế độ chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá. Như ta đã biết: thuế quan là các mức thuế đánh trên hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu để làm giảm sự cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước hoặc kích thích sản xuất tại nội địa. Vì vậy các hành vi buôn lậu, trốn thuế xuất nhập khẩu thông qua hoạt động gian lận thương mại, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế này đã xâm hại đến chế độ chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá. Buôn lậu và gian lận thương mại gây nhiều thiệt hại cho người sản xuất trong nước, làm điêu đứng các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại. Đối với người sản xuất trong nước, việc hàng ngoại tràn ngập thị trường với chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn hàng nội, thực sự là mối đe doạ đời sống của hàng nghìn công nhân trong các xí nghiệp sản xuất trong nước, nhất là những ngành công nghiệp non trẻ, mới. Nguyên nhân là những xí nghiệp sản xuất trong nước vẫn phải nhập một số nguyên phụ liệu, nhiên liệu... và phải nộp thuế nhập khẩu số hàng hoá này.Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm để đem bán trên thị trường, họ còn phải nộp thuế lợi tức, thuế doanh thu. Trong khi hàng ngoại do trốn được thuế, giá cả rẻ hơn hàng nội, làm cho hàng nội không bán được, dẫn đến đọng vốn, nợ chồng chất, đi đến phá sản. Đối với doanh nghiệp thương mại do giá cả hàng hoá mua vào cao hơn nên không thể cạnh tranh được với hàng lậu trốn thuế. Những doanh nghiệp kinh doanh đúng luật, nộp thuế đầy đủ bị những doanh nghiệp kinh doanh trái phép, gian lận trốn thuế cạnh tranh chèn ép không thể phát triển được. Nói về vấn đề này một số doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp đã lên tiếng Phó tổng giám đốc Tổng công ty hóa chất Việt Nam, ông Đỗ Quang Chiêu cho rằng "Sản phẩm của chúng tôi phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá nhập lậu từ bên ngoài, điều này chẳng những thất thu cho nguồn ngân sách, thiệt hại đến người tiêu dùng mà còn gây không ít khó khăn cho sản xuất trong nước". Công ty xe đạp thống nhất dự tính " mỗi năm có tới 600.000 - 700.000 xe đạp ngoại nhập lậu vào nước ta, trong khi trong nước chỉ sản xuất và tiêu thụ được từ 250.000 - 300.000 xe đạp. Do hàng nhập lậu, trốn thuế nên giá bán rất rẻ đã nảy sinh một sức ép lớn, một sự cạnh tranh bất bình đẳng trong thị trường, làm cho sản phẩm nội địa không tiêu thụ được, gây ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động" (Theo báo Văn hoá số 24 thàng 12-1999). Buôn lậu và gian lận thương mại là hình thức cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có tác động tích cực: kích thích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh nếu là môi trường trong sạch, bình đẳng nhưng ngược lại nó tác động tiêu cực nếu là môi trường không ổn định. Buôn lậu và gian lận thương mại đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước. Báo pháp luật số cuối tháng 4-1999 đã trích lời phát biểu của bà Nguyễn Thanh Bình - Phó tổng giám đốc công ty bánh kẹo Hải Hà Kotobuki: "Tình hình buôn lậu, buôn bán, sản xuất hàng giả để gian lận thương mại đang làm ô nhiễm môi trường kinh doanh và làm thiệt hại to lớn đến các doanh nghiệp... Chúng tôi hiểu trong cơ chế thị trường với xu thế hội nhập thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cả trong nước cũng như quốc tế song phải là sự cạnh tranh lành mạnh trong môi trường kinh doanh được đảm bảo bằng Nhà nước và pháp luật". Không những ảnh hưởng đến đầu tư trong nước mà buôn lậu và gian lận thương mại còn ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài. Nó không chỉ là nỗi khổ của doanh nghiệp mà còn gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng do tác động của môi trường kinh doanh trong đó có vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại nên đã ngập ngừng hoặc rút lui. Trong báo Văn hóa số 24 tháng 12-1999 đã ghi lại lời phát biểu của đại diện công ty Việt Nam-Suzuki: "Số lượng xe máy nhập lậu và gian lận thương mại ước lượng bình quân 7-8 vạn chiếc/năm. Nhu cầu hiện nay là 350.000 xe/năm. Trong khi các Công ty liên doanh và có vốn 100% nước ngoài do bị xe nhập lậu giá rẻ nên chỉ sản xuất tiêu thụ khoảng 23.000 xe/năm. Nếu so sánh thì xe nhập lậu chiếm khoảng 30% trong khi năng lực đầu tư của các liên doanh là hơn 1 triệu xe. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì liệu rồi nền công nghiệp chế tạo xe máy sẽ đi về đâu?" Thực trạng này còn làm cho thị trường hàng hoá mất ổn định, làm mất cân bằng cục bộ giữa cung và cầu, gây hoang mang cho các nhà sản xuất trong nước, làm khủng hoảng lòng tin của người tiêu dùng. Với người tiêu dùng, hàng ngoại tràn ngập thị trường với giá rẻ sẽ tạo nên thị hiếu ưa dùng hàng ngoại tuy nhiên nguồn cung cấp tiêu dùng của hàng ngoại với giá rẻ hơn giá thành hàng nội do trốn thuế là rất bấp bênh, vì không phải lúc nào nhập hàng cũng trốn thuế được cả. Do đó từng thời kỳ sẽ nảy sinh các cơn sốt về giá, về hàng làm đảo lộn thị trường làm thị trường mất ổn định mà Nhà nước không quản lý được. Buôn lậu và gian lận thương mại đã kích thích tâm lý và thị hiếu tiêu dùng sa sỉ, vượt quá năng lực sản xuất trong nước và đối lập với yêu cầu "thắt lưng buộc bụng" cần kiệm xây dựng đất nước hiện nay. Buôn lậu và gian lận thương mại cũng làm thất thoát nghiêm trọng nguồn thu ngân sách thông qua thuế xuất nhập khẩu làm ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vốn của Nhà nước để tiến hành cân đối thu chi ngân sách và công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Ngoài ra nó còn tác hại đối với nền kinh tế ở chỗ: gian lận thương mại và buôn lậu đã tạo nên một nền kinh tế tiêu thụ giả tạo trên một nền sản xuất chưa cân xứng. Vì đa số tầng lớp gian thương và tham nhũng qua hoạt đông buôn lậu và gian lận thương mại không đầu tư vốn vào sản xuất mà thường ăn xài xa xỉ hoặc đầu tư vào bất động sản như nhà cửa, đất đai, vàng bạc, ngoại tệ... Bên cạnh tầng lớp này xã hội sẽ hình thành một khu vực kinh tế chuyên về dịch vụ và tiêu thụ. 2-/ Tác động đến văn hoá xã hội Buôn lậu và gian lận thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá xã hội. Mục đích của gian lận và buôn lậu thương mại là làm thế nào để thu được nhiều lợi nhuận bất chính mà nếu làm ăn chính đáng họ không thể có được, từ chủ trương đó dần dần họ đã làm giảm giá trị và làm lu mờ hệ thống đạo đức truyền thống là: "đói cho sạch, rách cho thơm" hay "mình vì mọi người"... để chạy theo đồng tiền, tạo ra một hệ thống đạo đức khác là "vì tiền" hay "có tiền là có tất cả"... làm cho khoảng cách chênh lệch giữa kẻ giàu và người nghèo ngày càng lớn. Mặt khác từ đồng tiền bất chính do gian lận thương mại đó đã làm cho đạo đức của nhiều kẻ bị tha hoá. Đó là nguyên nhân chính gây ra nhiều tệ nạn xã hội, tác động nghiêm trọng đến nhân cách văn hoá của nhiều người trong mọi tầng lớp nhân dân. Điều này có thể thấy ở việc ngày càng xuất hiện nhiều những tay "anh chị", "bảo kê" cho buôn lậu và hàng loạt xã vùng biên giới có nhiều nhân dân tham gia vận chuyển tiếp tay cho bọn buôn lậu. Từ đây mà nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện như: nghiện hút, cờ bạc... Trong khi Nhà nước phải bỏ ra nhiều tiền để chống lại văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, phản động, chống tệ nạn xã hội nhằm duy trì một nền văn hoá lành mạnh đậm đà bản sắc dân tộc xây dựng một xã hội công bằng văn minh thì buôn lậu và gian lận thương mại lại đi ngược lại với những cố gắng cuả Nhà nước. 3-/ Tác động đến chính trị Buôn lậu và gian lận thương mại len lỏi vào từng nhà dân vùng biên, đồng thời lôi kéo, tấn công và làm sa ngã một bộ phận cán bộ trong nhiều hoạt động từ kinh doanh xuất nhập khẩu đến vận tải, tử hải quan, biên phòng đến các ngành tư pháp. Tệ buôn lậu và gian lận thương mại đã trở thành quốc nạn và cùng với tham nhũng được xác định như là một trong những nguy cơ đe doạ sự ổn định và vững mạnh của chế độ ta, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tội phạm pháp luật gia tăng. Hậu quả buôn lậu và gian lận thương mại đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá xã hội, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước. Một hậu quả khác cũng không kém phần nhức nhối hiện nay do buôn lậu và gian lận thương mại gây ra đó là làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước không kiểm soát được tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và liên doanh đầu tư với nước ngoài, công tác điều hành của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt động kém hiệu quả. Tóm lại gian lận và buôn lậu thương mại đã tác động tiêu cực và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị và quản lý Nhà nước. Tình trạng này cần được ngăn chặn và đẩy lùi. iii-/ những mặt đã làm được trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Trước tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra như vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để chống lại. Nhà nước đã ban hành chính sách dán tem hàng hoá để quản lý thị trường và chống hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Theo đánh giá của các lực lượng chống buôn lậu kể từ khi dán tem, tình hình nhập lậu các mặt hàng thuộc diện phải dán tem đã giảm đáng kể. Tình hình sản xuất trong nước của một số mặt hàng đã chuyển biến tích cực. Các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại cũng đã được ngăn chặn một phần. Đối với chính sách thuế Nhà nước cũng đã có những sửa đổi, ban hành luật thuế mới nhằm chống lại tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Đối với thuế XNK Nhà nước cũng đã có những điều chỉnh và đặc biệt gần đây Nhà nước đã ban hành áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) nhằm xác định xuất xứ hàng hoá chống hàng lậu. Nhà nước cũng có nhiều chính sách khác như chính sách cho vay vốn lãi suất thấp ưu tiên nhân dân vùng biên để kích thích đầu tư sản xuất tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở vùng này nhằm ngăn chặn tình trạng tiếp tay cho buôn lậu. Chính sách khuyến khích, động viên thông qua lương thưởng đối với lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Luật thương mại ra đời cũng đóng góp và có tác động rất lớn đối với việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Luật thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997. Nó là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân. Luật thương mại còn quy định rõ ràng nhiệm vụ của Nhà nước trong việc quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Điều 245-khoản 12 - luật thương mại nêu nội dung quản lý Nhà nước về thương mại là: "Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại; xử lý vi phạm pháp luật về thương mại; tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, buôn bán hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép vazf các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại". Việc ban hành Nghị quyết số 85/CP-m ngày 11/7/1997 của Chính phủ đã đề ra một số giải pháp cấp bách về chống buôn lậu, ngày 16/7/1997 Thủ tướng Chính phủ đã có công điện só 5 đôn đốc các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Đồng thời Chính phủ còn ban hành chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình mới đã góp phần tích cực vào cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại. Theo đánh giá của ban chỉ đạo 853 TW và nhiều doanh nghiệp trong nước thì khi Chính phủ ban hành chỉ thị việc đấu tranh chống gian lận thương mại và buôn lậu đã thu đựơc những kết quả đáng khích lệ. Có rất nhiều vụ buôn lậu và gian lận thương mại bị bắt và xử lý. Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt nhiều kết quả tốt, góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế đất nước. Báo cáo của các doanh nghiệp có những mặt hàng bị hàng lậu chèn ép cho thấy việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trong nước đều đạt doanh thu cao. Chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải Quan Việt Nam cũng đã đem lại kết quả lớn. Nhận rõ tính chất nghiêm trọng của gian lận thương mại lãnh đạo ngành Hải quan thời gian qua đã tập trng chỉ đạo công tác chống gian lận thương mại bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng loại hình, từng đối tượng với mọi thủ đoạn. Tổng cục Hải Quan đã ban hành nhiều văn bản, quy chế, quy trình, nghiệp vụ, các thủ tục Hải quan, cải cách thủ tục hải quan, về tổ chức sắp xếp bộ máy làm việc ... nhằm hạn chế, khắc phục những sơ hở trong cơ chế, chính sách mà gian lận thương mại có thể khai thác lợi dụng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành đã nghiên cứu đề xuất những giải pháp góp phần thiết thực vào công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại như: - Tổng cục Hải Quan đã tích cực cùng các Bộ ngành liên quan kiến nghị Chính phủ có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất việc quy định thuế suất căn cứ vào mục đích sử dụng mà không căn cứ vào tính chất mặt hàng, mặt khác Hải Quan cũng cùng các ngành kiểm tra việc nhập khẩu của một số doanh nghiệp về một số mặt hàng dễ lợi dụng chính sách thuế xem có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0657.doc
Tài liệu liên quan