Đề tài Các giải pháp mở rộng tiền gửi trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

A - PHẦN MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Giới hạn nghiên cứu 3

2.1 Đối tượng nghiên cứu 3

2.2 Phạm vi nghiên cứu 4

3 Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu 4

3.1 Mục đích nghiên cứu 4

3.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

4.1 Phương pháp trực quan 4

4.2 Phương pháp lý luận 4

4.3 Phương pháp điều tra 5

5 Tóm tắt nội dung, bố cục của bài 5

B - PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1 Cơ sở lý luận vể huy động tiền gửi tại NHTM 6

1.1 Tiền gửi 6

1.2 Tiền gửi thanh toán 6

1.3 Tiền gửi tiết kiệm 6

2 Các hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM 6

2.1 Đặc điểm nguồn tiền gửi tại NHTM 6

2.2 Phân loại tiền gửi 7

2.2.1 Tiền gửi có kỳ hạn 7

2.2.2 Tiền gửi không kỳ hạn 7

 

3 Một số huy động về tiền gửi 8

3.1 Đối tượng, phạm vi áp dụng 8

3.1.1 Đối tượng 8

3.1.2 Phạm vi áp dụng 8

3.1.3 Quy chế bảo hiểm tiền gửi 8

4 Hạch toán kế toán tiền gửi có kỳ hạn 9

4.1 Kế toán nhận tiền gửi 9

4.2 Kế toán chi trả tiền gửi 9

4.3 Kế toán trả lãi tiền gửi có kỳ hạn 10

5 Sự thay đổi của hoạt động tiền gửi trong năm 2008 – 2010 10

5.1 Những hoạt động tiền gửi trong năm 2008 – 2010 10

5.2.1 Phạm vi áp dụng 11

5.2.2 Đối tượng được mở tài khoản tiền gửi 11

6 Các tác phẩm tiêu biểu 11

6.1 Tác phẩm thứ 1 11

6.1.1 Nội dung đề tài 11

6.1.2 Chủ đề đề tài 12

6.1.3 Những đóng góp đề tài 12

6.1.4 Những hạn chế tác phẩm 12

6.2 Tác phẩm thứ 2 12

6.2.1 Nội dung đề tài 12

6.2.2 Chủ đề đề tài 12

6.2.3 Những đóng góp đề tài 12

6.2.4 Những hạn chế đề tài 13

6.3 Tác phẩm thứ 3 13

6.3.1. Nội dung của đề tài 13

6.3.2. Chủ đề đề tài 13

6.3.3. Những đóng góp đề tài 13

6.3.4 Những hạn chế của đề tài 13

 

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

1 Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 14

1.1 Đối tượng 14

1.2 Phạm vi 14

2 Phương pháp nghiên cứu 14

2.1 Phương pháp trực quan 14

2.2 Phương pháp lý luận 14

3 Kế hoạch nghiên cứu 15

3.1 Tiến hành nghiên cứu 15

4 Kết luận 17

5 Đánh giá 17

5.1 Đánh giá về ngân hàng 17

5.2 Đánh giá về bản thân 17

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN 18

1 Khái quát về tình hình phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên 18

1.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và những khó khăn, thuận lợi của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên 18

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNNo& PTNT TP Điện Biên.

1.2.1 Sự hình thành phát triển của Chi nhánh NHNNo&PTNT TP Điện Biên. 19

1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên. 19

2 Kết quả hoạt động trong năm qua của chi nhánh 21

2.1 Về hoạt động nguồn vốn 22

 

2.2 Về hoạt động tài chính 24

2.3 Về hoạt động kế toán – ngân quỹ 24

2.4 Về hoạt động kiểm tra kiểm soát 26

3 Thực trạng về huy động tiền gửi tại Chi nhánh NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên. 26

3.1 Tình hình huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên. 27

4 Kế toán hạch toán tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên 31

4.1 Quy trình gửi tiền 31

4.2 Quy trình rút tiền 32

4.3 Quản lý và sử dụng tài khoản 32

5 Đánh giá công tác huy động tiền gửi 33

5.1 Những kết quả đạt được 33

5.2 Những mặt tồn tại 34

6 Giải pháp nâng cao mở rộng tiền gửi trong nghiệp vụ huy động tại NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên. 35

6.1 Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng - nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. 35

6.2 Tiếp tục đẩy mạnh công tác marketing 36

6.3 Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng. 37

6.4 Cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng 38

PHẦN C - KẾT LUẬN 40

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

1 Kết luận chung 40

2 Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân và đối với NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên. 41

2.1 Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân 41

 

2.2 Ý nghĩa của đề tài đối với ngân hàng 41

3 Định hướng phát triển của NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên 41

3.1 Về công tác nguồn vốn 42

3.2 Về công tác tín dụng 42

4 Một số kiến nghị 43

4.1 Đối với chính phủ 43

4.2 Đối với NHNN Việt Nam 43

4.2.1 Về lãi suất 43

4.2.2 Về tỷ giá 44

4.3 Kiến nghị với NHNNo&PTNT Việt Nam 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp mở rộng tiền gửi trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả công tác huy động tiền gửi dân cư tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Sinh viên: Lê Thu Hường, Trường Đại học Chu Văn An. 6.3.1. Nội dung của đề tài Muốn tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn tiền gửi dân cư thì không những phải có một hệ thống mạng lưới huy động rộng khắp mà phải còn phải có một loạt các biện pháp đồng bộ khác như da dạng hóa các hình thức huy động, điều chỉnh lãi suất thích hợp, mở rộng các loại hình thức dịch vụ, hiện đại hóa, đẩy mạnh hoạt động Maketing ngân hàng... 6.3.2. Chủ đề đề tài Hoạt động công tác huy động tiền gửi dân cư tại NH Công Thương Hai Bà Trưng. 6.3.3. Những đóng góp đề tài Đa dạng hình thức huy động vốn, đổi mới hoàn thiện phong cách giao dịch và công nghệ ngân hàng để tăng sức cạnh tranh. 6.3.4 Những hạn chế của đề tài Chưa nói rõ được các hình thức huy động tiền gửi dân cư. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 1.1 Đối tượng Phân tích các biện pháp mở rộng tiền gửi trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên. 1.2 Phạm vi Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên. 2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp trực quan Quan sát tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên. Trong tháng vừa qua lượng tiền khách hàng gửi vào trong quý I năm 2011 đã thu được kết quả sau. Với tổng nguồn vốn đạt 305.079 triệu đồng đạt 94% kế hoạch của tỉnh giao. Tiền gửi tổ chức kinh tế: Đạt 15.403 triệu đồng. Tiền gửi dân cư: Đạt 288.616 triệu đồng. 2.2 Phương pháp lý luận Tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng phản ánh mối quan hệ kinh tế, pháp lý giữa ngân hàng với người gửi tiền nên giữa ngân hàng với người gửi tiền phải tuân thủ quy chế về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi do Thống đốc NHNN ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, đồng thời chủ tài khoản phải làm thủ tục mở tài khoản và đăng ký chữ mẫu chủ tài khoản và kế toán trưởng, mẫu con dấu tại các ngân hàng mở tài khoản. Ngân hàng từ chối thanh toán nếu người vi phạm quy định quản lý tài khoản thanh toán và chế độ chứng từ kế toán. 2.2 Phương pháp thu thập số liệu Bảng 1: Tình hình huy động tiền gửi dân cư tại Chi nhánh NHNNo&PTNT TP Điện Biên trong 3 năm 2008 – 2010 ĐVT: Triêụ đồng Năm 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng(%) Tiền gửi dân cư, Trong đó: 1.052 100 1.195 100 1.319 100 - Tiết kiệm VNĐ 637 60,5 688 57,6 711 53,9 - Tiền gửi kỳ phiếu 42 3,5 103 7,9 - Tiết kiệm ngoại tệ quỹ VNĐ 415 39,5 465 38,9 505 38,2 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2008 - 2010) Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ qũy VNĐ cũng tăng qua các năm. Năm 2009 tăng 50 tỷ so với năm 2008 (tăng 12%). Năm 2010 tăng 40 tỷ so với năm 2009 (tăng 8,6%). Duy nhất chỉ có nguồn tiền gửi kỳ phiếu là không ổn định so với năm 2008 Chi nhánh không huy động theo hình thức này. Chỉ đến năm 2009 và 2010, khi nhu cầu vốn tăng lên, Chi nhánh mới tiếp tục phát hành kỳ phiếu với các kỳ hạn khác nhau để thu hút thêm tiền gửi dân cư. 3 Kế hoạch nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu làm 3 lần: lần 1, lần 2, lần 3, lần 4. 3.1 Tiến hành nghiên cứu Công việc nghiên cứu được tiến hành vào các buổi trong tuần. Lần 1: Từ ngày 07.3 đến ngày 25.3 Địa điểm nghiên cứu: Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát trển nông thôn Thành phố Điện Biên. Nội dung nghiên cứu: Tiếp cận và làm quen với các anh chị trong chi nhánh, Sau đó phân tích tìm hiểu về quá trình hoạt động của chi nhánh trên sách báo và trên mạng internet những vấn đề liên quan đến đề tài tiền gửi. Lần 2: Từ ngày 25.3 đến ngày 25.4 Địa điểm nghiên cứu: Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát trển nông thôn Thành phố Điện Biên. Nội dung nghiên cứu: Quy trình nhận tiền gửi tiết kiệm. Lần đầu tiên gửi tiền người gửi tiền xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài viết giấy nộp tiền và phiếu lưu, sau đó trao giấy nộp tiền và phiếu lưu cho nhân viên giao dịch, nộp tiền mặt cho bộ phận ngân quỹ. Lần 3: Từ ngày 25.4 đến ngày 4.5 Địa điểm nghiên cứu: Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát trển nông thôn Thành phố Điện Biên. Nội dung nghiên cứu: Quy trình chi trả tiền gửi tiết kiệm. Người viết tiền rút tiền giấy lĩnh tiền mặt kèm theo thẻ tiết kiệm và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu gửi nhân viên giao dịch tiết kiệm. Nhân viên giao dịch kiểm soát chứng minh thư, thẻ tiết kiệm, giấy lĩnh tiền mặt, chữ ký của người rút tiền so với chữ ký mẫu đã đăng ký trên phiếu lưu. Lần 4: Từ ngày 4.5 đến ngày 15.5 Địa điểm nghiên cứu: Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát trển nông thôn Thành phố Điện Biên. Nội dung nghiên cứu: Thu thập những thông tin và tài liệu về chi nhánh Ngân hàng. Tìm hiểu những luận văn, đề án báo cáo của những người đi trước để làm chuyên đề. 4 Kết luận Hoạt động huy động tiền gửi là điều cần thiết của tất cả các ngân hàng vì ngân hàng nào cũng cần có nguồn vốn huy động để có thể duy trì ngân hàng hoạt động ổn định. Trong thời gian thực tập tại ngân hàng em thấy ngoài việc huy động vốn, thì đáng kể nhất phải nói đến hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi đã tạo ra lợi ích cho các bên, điều này đã góp phần kích thích sự phát triển của đất nước. 5 Đánh giá 5.1 Đánh giá về ngân hàng Trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế hiện nay, chúng ta cần rất nhiều vốn đầu tư có thể tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Phần lớn nguồn vốn huy động được là từ nhân dân, song do nhiều lý do khác nhau, nên nguồn vốn huy động được vẫn còn thấp. Vì vậy huy động nguồn vốn đã đặt ra nhiều thách thức và yêu cầu lớn đối với ngân hàng không ngừng đổi mới và hoàn thiện, nâng cao chất lượng kinh doanh ở cả tầm vi mô và vĩ mô trong chính hệ thống ngân hàng. 5.2 Đánh giá về bản thân Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng, em đã tìm hiểu một số nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng tài khoản cá nhân - một nhân tố tạo cơ sở cho sự phát triển hoạt động thanh toán trong thị trường chưa được khai thác là thị trường dân cư. CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN 1 Khái quát về tình hình phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên 1.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và những khó khăn, thuận lợi của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên Những năm gần đây tỉnh Điện Biên đã có nhiều những biến động làm ảnh hưởng tới sự hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như hoạt động ngân hàng như việc thay đổi địa giới hành chính của tỉnh Lai Châu mới. Đổi tên Thị xã Lai Châu thành thị xã Mường Lay vào năm 2007. Việc tổ chức di dân tái định cư để phục vụ cho việc xây dựng và đi vào hoạt động của thủy điện Sơn La. Thêm vào đó chi nhánh đóng trên địa bàn thành phố Điện Biên bao gồm nhiều thành phần kinh tế và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nhiều ngân hàng có dịch vụ giống nhau. Lãi suất của các ngân hàng luôn biến động liên tục gây ra sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng ngày một gay gắt khiến sự chênh lệch về lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càng thu hẹp. Tuy nhiên NHTM nói chung và Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên nói riêng với sự tự chủ trong kinh doanh và phong cách riêng của mình vẫn đang được tạo lòng tin của đông đảo khách hàng song những khó khăn này vẫn sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh đòi hỏi Chi nhánh luôn có những định hướng mới trong hoạt động của mình để công việc kinh doanh ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn. 1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNNo& PTNT TP Điện Biên. 1.2.1 Sự hình thành phát triển của Chi nhánh NHNNo&PTNT TP Điện Biên. Một số nét về hoạt động của NHNNo& PTNT TP Điện Biên Phủ trong thời gian qua: Căn cứ vào sự chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam về việc tách địa điểm hoạt động của chi nhánh NHNNo&PTNT TP Điên Biên hoạt động chung với hội sở của NHNo&PTNT tỉnh Điện Biên). Sau một thời gian tích cực chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để phục vụ cho việc chuyển địa điểm hoạt động NHNNo&PTNT TP Điện Biên Phủ. Ngày 29/01/2004 Giám đốc NHNNo tỉnh Điện Biên đã có quyết định số 26/QĐ NHNNo – TCCB “về việc chuyển trụ sở giao dịch chi nhánh NHNNo&PTNT TP Điện Biên đến địa điểm mới”. Từ ngày 02/02/2004 Chi nhánh NHNNo&PTNT TP Điện Biên chính thức đi vào hoạt động và thực hiện giao dịch tại địa điểm mới tại đường 7/5 Phường Tân Thanh – Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên 1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên. Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà NHNNo&PTNT tỉnh Điện Biên cũng như NHNNo&PTNT Việt Nam giao, Chi nhánh đã đặc biệt quan tâm công tác tổ chức đào tạo, đến cuối năm 2010 hiện chi nhánh có 41 cán bộ trong đó gồm có 16 cán bộ là nam chiếm 39% cán bộ toàn chi nhánh và 25 cán bộ nữ chiếm 61% toàn chi nhánh. Với mạng lưới hoạt động gồm: Trụ sở chính NHNNo&PTNT TP Điện Biên là chi nhánh cấp III trực thuộc NHNNo&PTNT tỉnh Điện Biên bao gồm Ban Giám đốc và hai phòng chuyên môn nghiệp vụ: phòng Kinh doanh và phòng Kế toán – ngân quỹ, hành chính. 4 Phòng giao dịch trực thuộc NHNNo&PTNT TP Điện Biên. Phòng giao dịch Him Lam Phòng giao dịch Mường Thanh Phòng giao dịch Thanh Bình Phòng giao dịch số 02 (đóng tại cầu Mường Thanh cũ) Cơ sở vật chất hạ tầng Trụ sở đóng tại đường 7/5 P.Tân Thanh - Thành phố Điện Biên. Tại trụ sở chính và các phòng giao dịch đều được trang bị máy tính thế hệ mới nhất thực hiện nhiệm vụ phát sinh một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nhìn chung cơ sở vật chất, thiết bị đã được ngân hàng cấp trên trang bị đầy đủ, hiện đại đáp ứng một cách nhanh nhất cho mọi hoạt động của chi nhánh. Cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT TP Điện Biên Giám đốc Hành chính BP Kinh doanh BP Giao dịch Pháp lý chứng từ & Thẩm định tài sản Loan CSR Teller Ngân Quỹ CSR Phân tích tín dụng (AO) Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu Chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Chi nhánh. Phòng kinh doanh: có chức năng kinh doanh, phát triển các dịch vụ ngân hàng gồm : Bộ phận tín dụng: thực hiện các nghiệp vụ cho vay, thẩm định và tổ chức theo dõi các khoản vay, đề xuất các phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của Chi nhánh. Pháp lý chứng từ và thẩm định tài sản: nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ, soạn thảo hợp đồng, đi công chứng với khách hàng, đăng ký thế chấp theo quy định. Loan CSR (quản lý tài khoản và dịch vụ khách hàng): mở tài khoản cho khách hàng, tìm kiếm thông tin khách hàng, thực hiện việc giải ngân, thanh lý hợp đồng, quản lí nhắc nợ và theo dõi khoản vay. Bộ phận giao dịch (gồm Teller, ngân quỹ và CSR): Hướng dẫn thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản của khách hàng, thực hiện các giao dịch và dịch vụ khách hàng. Phòng hành chính: phụ trách phân phối công văn tài liệu đến và đi, nhận đề xuất và giải quyết nhu cầu về văn phòng phẩm và thực hiện các nghiệp vụ hành chính khác. 2 Kết quả hoạt động trong năm qua của chi nhánh Trong hoạt động kinh doanh hiện nay các NHTM nói chung và chi nhánh TP Điện Biên nói riêng luôn phải cạnh tranh và đứng nhiều khó khăn như môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trước tình hình công nghệ kỹ thuật, áp dụng các dịch vụ hiện đại đòi hỏi các chi nhánh luôn phải nắm bắt và tự đổi mới cho phù hợp. Chi nhánh Thành phố đã bám sát định hướng của Ban Giám đốc, ban lãnh đạo xác định được mục tiêu kinh doanh với sự phấn đấu không ngừng trong năm vừa qua chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau. 2.1 Về hoạt động nguồn vốn Bảng 2: Quy mô nguồn vốn tại NHNNo&PTNT TP Điện Biên qua 3 năm 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 - Nguồn vốn nội tệ 227.159 275.537 308.478 - Nguồn vốn ngoại tệ - - 509 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 – 2010) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn nội tệ tăng mạnh tuy nhiên bên cạnh đó nguồn ngoại tệ chưa phát triển và nó chưa tiềm năng du lịch mà tỉnh đang có và thêm vào đó là do đặc điểm địa bàn là tỉnh miền núi nên nhu cầu về ngoại tệ không có hoặc rất hạn chế dẫn đến không có các khoản nguồn ngoại tệ gửi vào. Hơn nữa, vì ngân hàng chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ít phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì thế huy động ngoại tệ có xu hướng giảm xuống. Bảng 3: Quy mô dư nợ tại NHNNo&PTNT TP Điện Biên trong 3 năm 2008 - 2010. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - Tổng dư nợ 251.888 - 295.185 - 326.760 - - Dư nợ thông thường 126.840 100 132.319 100 192.885 100 - Ngắn hạn 78.641 62 84.684 64 133.090 69 - Trung hạn & dài hạn 48.199 38 47.635 36 59.795 31 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 – 2010) Ta thấy năm 2010 tổng dư nợ là 326.760 triệu đồng tăng 31.575 triệu đồng so với năm 2009. So với năm 2009 thì sau một năm dư nợ cho vay đối với nền kinh tế trên địa bàn Thành phố tăng trưởng gấp 1.1 lần. Như vậy vừa mở rộng kinh doanh NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên vừa đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung. Trong những năm qua các doanh nghiệp nhận các dự án công trình của nhà nước với thời hạn ngắn đa số từ 12 tháng trở xuống vì vậy các doanh nghiệp cần nguồn vốn ngắn hạn để tiến hành dự án đúng tiến độ trước khi nhận được nguồn vốn của dự án. Đây là lý do rất dễ hiểu khi dư nợ ngắn hạn ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn, năm 2008 là 62%, năm 2009 là 64% và đến năm 2010 là 69%. Đối với dư nợ trung và dài hạn năm 2008 chiếm 38%, năm 2009 là 36%, đến năm 2010 là 31%/tổng dư nợ đúng với định hướng hoạt động kinh doanh năm 2010 của HĐQT, Tổng giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam từ 35% - 40%. Như vậy: Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn. Dư nợ cho vay ngắn hạn và trung hạn – dài hạn đều tăng. 2.2 Về hoạt động tài chính Tổng thu đạt được 51.993 triệu đồng, tăng 12.774 triệu đồng (tăng 33%) so với năm trước. Thu lãi từ tiền gửi là 44.655 triệu đồng, tăng 11.029 triệu đồng (tăng 33%) so với đầu năm, chiếm 86% tổng doanh thu. Thu từ dịch vụ: 1.386 triệu đồng, tăng 714 triệu đồng (tăng 106 triệu đồng) so với đầu năm, chiếm 3% tổng doanh thu. Tổng chi: 41.956 triệu đồng, tăng 8.702 triệu đồng (tăng 26%) so với năm trước. Trong đó: Chi phí huy động vốn là 30.543 triệu đồng, tăng 7.842 triệu đồng (tăng 35%) so với đầu năm, chiếm 78% tổng chi phí. Chênh lệch thu chi: 10.037 triệu đồng, tăng 1.496 triệu đồng (tăng 17% kế hoạch giao). Hệ số lương đạt theo quy định NHNNo&PTNT Việt Nam Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào: 0.3%. 2.3 Về hoạt động kế toán – ngân quỹ Với chức năng và nhiệm vụ được giao là quản lý vốn tài sản cho nhà nước, bộ phận kế toán – ngân quỹ của chi nhánh đã không ngừng cố gắng để tinh thông nghiệp vụ và quản lý vốn có hiệu quả nhằm thực hiện tốt mục tiêu của ngành ngân hàng nói chung, tiên tiến hiện đại hóa công tác thanh toán, mở rộng dịch vụ, tổ chức kinh tế, hòa nhập quốc tế, cạnh tranh trong tương lai gần với các ngân hàng nước ngoài. Bảng 4: Tình hình kế toán ngân quỹ tại NHNNo&PTNT TP Điện Biên giai đoạn 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1. Doanh số thanh toán 80.074 80.286 106.471 - Tiền mặt 2802 2649 2615 - Chuyển khoản 77.272 77637 10410 2. Kho quỹ - Doanh số thu tiền mặt 2785 2618 2261 - Doanh số chi tiền mặt 2793 2615 3125 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 – 2010) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy lượng tiền gửi tăng lên một cách đáng kể là do chi nhánh đã đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, tăng thêm tính hấp dẫn và thu hút khách hàng để tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư, đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế nói chung và đặc biệt tập trung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đồng thời quảng bá thương hiệu AGRIBANK cùng với thương hiệu vàng miếng “AAA” chất lượng 99.99% do NHNNo&PTNT Việt Nam sản xuất một cách rộng rãi tới toàn thể nhân dân trong tỉnh Điện Biên. Vì vậy nguồn tiền gửi tăng lên một cách nhanh chóng qua các năm và doanh số tiền mặt không ngừng được tăng lên. Bảng 5: Bảng báo cáo về hoạt động kinh doanh tại NHNNo&PTNT TP Điện Biên trong giai đoạn 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 - Tổng thu nhập 35.289 45.987 47.956 - Tổng chi phí 25.689 30.256 40.569 - Lợi nhuận 30.685 40.568 50.698 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 – 2010) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng thu nhập được tăng qua các năm. Năm 2008 – 2009 hoạt động kinh doanh của ngân hàng không được thuận lợi do ngân hàng chưa quan tâm nhiều đến khách hàng, chưa có nhiều chương trình quảng cáo, khuyến mãi tới người dân gửi tiền, sang năm 2010 đã có nhiều phòng giao dịch đến tận các phường xã. Ngân hàng đã huy động tiền gửi với nhiều hình thức đa dạng như: huy động tiền gửi theo thời gian theo tuần, lãi suất thay đổi phù hợp với biến động của thị trường, áp dụng nhiều hình thức khuyến mại, gửi tiền tiết kiệm có dự thưởng đã thu hút được đông đảo người dân gửi tiền. Điều đó đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng được tăng cao một cách đáng kể. 2.4 Về hoạt động kiểm tra kiểm soát Nói đến hoạt động kiểm tra kiểm soát luôn được lãnh đạo chi nhánh quan tâm và coi đây là một công cụ không thể tách thiếu trong điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đúng pháp luật, qua đó giúp cho Ban giám đốc nắm được tình hình hoạt động của chi nhánh và có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những vấn đề còn tồn tại. 3 Thực trạng về huy động tiền gửi tại Chi nhánh NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên. 3.1 Tình hình huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên. Để có thể đi sâu vào phân tích thực trạng huy động vốn thông qua mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên thì việc phân tích thực trạng huy động nói chung là một điều cần thiết. Nền kinh tế thị trường vận hành theo quy luật cung - cầu trên các thị trường nói chung và trên thị trường vốn tiền tệ nói riêng. Vấn đề khách hàng được đặt lên vị trí hàng đầu. Vì vậy các NHTM xem khách hàng là nguồn vốn tiền gửi là vấn đề cốt tử đối với kinh doanh Ngân hàng. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Khách hàng của ngân hàng cũng ngày càng phong phú, nhu cầu khách hàng cũng đa dạng. Mỗi khách hàng có nhu cầu, mục đích khác biệt trong quan hệ với ngân hàng, cho nên muốn chiếm lĩnh, giành giật thị trường và thu hút khách hàng thì ngân hàng phải đổi mới toàn diện tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, nguồn vốn ngân hàng gia tăng đáng kể, đã phần nào đáp ứng nhu cầu khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ta có thể thấy rõ hơn thông qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn của NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên nếu phân theo thành phần kinh tế trong 3 năm gần đây như sau. Bảng 6: Tình hình thực hiện huy động vốn tại NHNNo&PTNT TP Điện Biên trong 3 năm 2008 – 2010 phân theo thành phần kinh tế. ĐVT: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm Tăng giảm so với năm 2008 Năm Tăng giảm so với năm 2009 2008 2009 Số tuyệt đối Số tương đối (%) 2009 2010 Số tuyệt đối Số tương đối (%) - Phân theo thành phần kinh tế 267.376 312.026 44.650 59 312.026 354.763 42.228 37 - Tiền gửi tổ chức tín dụng 32.526 36.489 3.963 12 36.489 46.285 9.796 27 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 36.425 48.378 11.953 33 48.378 45.583 -2.795 -6 - Tiền gửi dân cư 198.425 227.159 28.734 14 227.159 262.895 35.227 16 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 – 2010) Tiền gửi tổ chức kinh tế trong năm 2009 đạt 48.378 triệu đồng tăng so với đầu năm 2008 là 11.953 triệu đồng tương ứng là 33% trong tổng nguồn vốn. Đó là do trong thời gian năm ngân hàng đã có nhiều chương trình khuyến mại cho các tổ chức kinh tế, chi nhánh đã chú trọng trong công tác mở rộng tìm kiếm khách hàng. Đến năm 2010 tiền gửi các tổ chức kinh tế: 45.583 triệu đồng so với đầu năm 2009 giảm 6%, số giảm tuyệt đối là 2.795 triệu đồng chiểm tỷ trọng 15% tổng nguồn vốn huy động nội tệ. Tiền gửi dân cư trong năm 2009 đạt 227.159 triệu đồng tăng so với đầu năm 2008 là 28.734 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 tiền gửi dân cư: 262.386 triệu đồng, tăng so với đầu năm 2009 là 15,5%, số tuyệt đối tăng 35.227 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 85% tổng nguồn vốn huy động nội tệ, so kế hoạch giao là 86%. Các đơn vị có nguồn tiền gửi tăng cao so với đầu năm là: Phòng giao dịch Thanh Bình là 43%, Phòng giao dịch số 02 là 32%, Phòng giao dịch Him Lam là 25%. Điều này đã cho thấy qua các số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng trưởng một cách đáng kể và cũng nói lên được nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh NHNNo&PTNT Thành phố Điện Biên luôn ổn định, khẳng định trong năm qua ngân hàng đã thường xuyên thu hút khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã và đang chú trọng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Để đạt được điều này, ngân hàng đã hết sức cố gắng trong việc đổi mới phong cách làm việc, phục vụ khách hàng tận tình. Nhưng điều này đáng chú ý là mức độ an toàn tin cậy và lãi suất huy động hợp lý. Trong năm 2010, ngân hàng còn triển khai tích cực các hình thức huy động vốn mới nhiều tiện ích, phù hợp với các đối tượng gửi tiền để thu hút khách hàng như: Tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, huy động tiết kiệm dự thưởng và các hình thức huy động khác... các hình thức huy động vốn này vận dụng lãi suất linh hoạt, mở thêm các điểm giao dịch, đáp ứng nhu cầu gửi và rút tiền nhanh chóng, thuận tiện, an toàn cho khách hàng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn còn thấp so với nhu cầu về tăng trưởng tín dụng, tính ổn định của nguồn vốn chưa cao, lãi suất đầu vào còn cao.Nhưng nguồn tiền gửi này luôn mang tính ổn định, giảm được nguồn vốn huy động từ Trung ương, từ đó giúp cho chi nhánh yên tâm trong việc sử dụng vốn, chủ động được nguồn vốn và hướng đầu tư thích hợp, góp phần tăng trưởng đáng kể nguồn vốn. Bảng 7: Tình hình thực hiện huy động vốn trong 3 năm 2008 - 2010 phân theo kỳ hạn. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % - Nguồn vốn 264.447 100 275.537 100 308.478 100 - Tiền gửi không kỳ hạn 1.572 20,53 2.983 24,48 557 21,64 - Tiền gửi KH dưới 12 tháng 115.488 30,78 173.327 20,38 229.603 15,55 - Tiền gửi KH trên 12 tháng 29.825 48,68 39.812 55,16 21.199 63,81 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 – 2010) Qua số liệu trên ta thấy: Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn: Năm 2008 nguồn tiền gửi có kỳ hạn cả dưới và trên 12 tháng huy động được là 145.313 triệu đồng chiếm tới 79,46%, năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn huy động là 213.133 triệu đồng chiếm 75,54% và đến năm 2010 nguồn tiền gửi có kỳ hạn 250.802 triệu đồng chiếm 78.36%. Còn nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn có chi phí huy động thấp và hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng mang tính chu kỳ, không có sự khớp nhịp giữa xuất và nhập vì thế chi nhánh luôn duy trì một lượng tiền gửi không kỳ hạn nhất định. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, với một nguồn vốn huy động có tính ổn định cao, thông thường loại tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền gửi có kỳ hạn dài và lãi suất cao, Ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. Chính vì vậy, chi nhánh luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu mọi khách hàng. Ngân hàng có thể xây dựng một chiến lược sử dụng vốn hợp lý, đúng đắn, lâu dài nâng cao hiệu quả kinh doanh và đây là một nguồn vốn có chi phí huy động tương đối cao do đó, để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả huy động vốn. Ngân hàng cần có chiến lược huy động vốn hợp lý với cơ cấu nguồn vốn phù hợp. 4 Kế toán hạch toán tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên 4.1 Quy trình gửi tiền Đối với khách hàng gửi tiền lần đầu: Khách hàng viết phiếu gửi tiền, bảng kê các loại tiền theo mẫu và nộp tiền, phiếu gửi tiền, chứng minh nhân dân cho thủ quỹ. Thủ quỹ nhận tiền, phiếu gửi tiền, chứng minh nhân dân của khách hàng, kiểm đếm tiền có sự chứng kiến của khách hàng và đóng dấu "Đã thu tiền" lên phiếu gửi tiền, sau đó thủ quỹ trả lại chứng minh nhân dân cho khách hàng và chuyển phiếu gửi tiền sang cho kế toán. Kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác giải pháp mở rộng tiền gửi trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Điện Biên.doc
Tài liệu liên quan