Đề tài Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU

Lời nói đầu 1

Chương I 3

Những vấn đề cơ bản và vai trò của xuất khẩu 3

trong nền kinh tế Việt Nam 3

I/ Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 3

1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. 3

2. Các hình thức của hoạt động xuất khẩu. 3

3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 4

II/ Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu 5

1.Nghiên cứu tiếp cận thị trường. 5

2.Lập phương án kinh doanh 6

3.Lựa chọn đối tác. 6

4.Đàm phán ký kết hợp đồng. 6

5.Thực hiện hợp đồng. 6

Chương II 7

Thực trạng của hoạt động xuất khẩu 7

hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 7

I. Khái quát chung về thị trường EU 7

1. Vài nét chung về liên minh Châu Âu và quan hệ Việt Nam-EU 7

 2. Đặc điểm thị trường EU 8

II. Thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 10

1. Hoạt động xuất khẩu chung của dệt may Việt Nam 10

Bảng 3: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ 12

Bảng 4: Các nước trong khu vực nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam 12

2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 12

Bảng 5: Hạn ngạch 28 mã hàng dệt may EU cấp cho Việt Nam 14

Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU 16

III-Thành công, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 18

1. Thành công 18

2. Hạn chế 19

3. Nguyên nhân 20

Chương III các giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường eu 22

I/ Triển vọng phát triển hàng dệt may việt nam sang thị trường eu 22

1. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. 22

2. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000 - 2010. 24

II/ Các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu. 27

A- Các giải pháp đối với doanh nghiệp 27

1. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm - Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 27

2. Tạo nguồn thích hợp và tăng uy tín với thị trường EU, nhằm chuẩn bị cho thời kỳ hậu GSP và hậu hạn ngạch. 28

3.Sử dụng phương thức thâm nhập thị trường EU có hiệu quả thông qua các hình thức: 29

4.Tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu qua nước thứ ba. 29

5. Thu hút vốn đầu tư và sử dụng có hiệu qủa nguồn vốn. 30

B- Kiến nghị đối với nhà nước. 31

1. Cũng cố mở rộng thị rường xuất khẩu -Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp. 31

2 Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ thương mại và tổ chức quản lý. 32

3.Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam 33

4.Cải tiến thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu 33

5.Tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp 33

6.Chú trọng và quy hoạch vùng trồng bông 33

7.Có chính sách hỗ trợ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi 34

Kết luận: 34

Tài liệu tham khảo: 35

Bảng biểu 33

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i này cho hàng dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp tin rằng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU trong những năm tới sẽ tăng nhanh hơn. Bảng 5: Hạn ngạch 28 mã hàng dệt may EU cấp cho Việt Nam TT Tên hàng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Cat4: áo T-Shirt và Polo Shirt 7 triệu chiếc 9,8 triệu chiếc 10,0898 triêụ chiếc 2 Cát 5: áo len 2,7 triệu chiếc 3,25 triệu chiếc 3,348 triệu chiếc 3 Cat6: Quần 4,429 triệu chiếc 5 triệu chiếc 5,15 triệu chiếc 4 Cát 7: sơ mi nữ 2,334triệu chiếc 2,75 triệu chiếc 2,833 triệu chiếc 5 Cat8: Sơmi nam 10,185 triệu chiếc 13triệu hiếc 13,39 triệu chiếc 6 Cat9: Khăn vải bông, khăn vệ sinh 800 tấn 912 tấn 935 tán 7 Cat10: Găng tay 5,067 triệu chiếc 5,32triệu chiếc 5,886 triệc chiếc 8 Cat12: Tất dài 2,861 triệu chiếc 2,981 triệu chiếc 2,977 triệuchiếc 9 Cat13: Quần lót nhỏ 8,22 triệu chiếc 8,469 triệu chiếc 8,723 triệu chiếc 10 Cat14: áo khoác nam 428.000 chiếc 443.000 chiếc 458.000 chiếc 11 Cat15: áo khoác nữ 331.000 chiếc 475.000 chiếc 499.000 chiếc 12 Cat18: Bộ pyjama vải dệt thoi 800 tấn 833 tấn 911 tấn 13 Cat20: Khăn trải giường 859 tấn 234 tấn 241 tấn 14 Cat21: áo jacket 227 tấn 18 triệu chiếc 18,9 triệu chiếc 15 Cat26: Váy áo liền 15,766 triệu chiếc 1,15triệu bộ 1,185 triệu bộ 16 Cat28: Hàng dệt km 796.000 bộ 3,551triệu chiếc 3,658 triệu chiếc 17 Cat29: Bộ quần áo dệt kim 265.000 bộ 350 000 bộ 361.000 bộ 18 Cat31: áo lót nhỏ 2,864 triệu chiếc 4 triệu chiếc 4,12 triệuc chiếc 19 Cat35: Vải xơ tổng hợp sợi dài 551 tấn 789 tấn 807 tấn 20 Cat41: Sợi tổng hợp 677 tấn 707 tấn 739 tấn 21 Cat68: Quần áo trẻ em 321 tấn 425 tấn 440 tấn 22 Cat73: Quần áo khác 590.000 chiếc 1 triệu chiếc 1,05 triệu chiếc 23 Cat76: Bộ bảo hộ lao động 1,036 tấn 1.088 tấn 1,142 tấn 24 Cat78: Quần áo thể thao 700 tấn 1200 tấn 1236 tấn 25 Cat83: Quần áo 212 tấn 400 tấn 412 tấn 26 Cat97: Lưới đánh cá 107 taná 200 tấn 208 tấn 27 Cat118: Vải lanh trải giường 85 tấn 250 tấn 259 tấn 28 Cat161: áo jacket bằng vải thô 219 tấn 226 tấn 234 tấn (Nguồn: Bộ Thương mại) Tình hình chung về chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm Thị trường xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch chủ yếu của Việt Nam là các nước thuộc khối EU. Vì thế mà EU được xem là thị trường xuất khẩu trọng điểm của nước ta và đang được tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng cuả thị trường này. Hàng năm EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại nhưng trong đó chỉ khoảng 10-15% là tiêu dùng còn lại là 85-90% sử dụng theo mốt. Do đó trong giai đoạn 1993-1997 tốc độ tăng trưởng bình quân của hàng dệt may Việt Nam sang EU là 23%. Mặc dù chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm xuất khẩu sang EU được đánh giá khá tốt, nhưng không vì thế mà hàng dệt may Việt Nam có thể thống lĩnh được thị trường này, cụ thể là chất lượng của sản phẩm vẫn chưa đạt được đúng như tiêu chuẩn của khách hàng đòi hỏi và chưa ổn định. Do đó gần như các sản phẩm này không phải là hàng tiêu dùng đối với khách hàng có thu nhập cao. M mã hầu như chưa được đổi mới một cách kịp thời với thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế khả năng đúng mốt, hợp thời trang của dệt may gần như không đáp ứng được. Bên cạnh đó giá xuất khẩu của các mặt hàng năm 1999 bị giảm thấp 15-20% so với năm 1998 nên hiệu quả kinh tế mang lại lợi nhuận không nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cong ty trong việc nâng cao uy tín mở rộng thâm nhập thị trường. Mặt khác hình thức xuất khẩu theo hạn ngạch cũng tạo ra cho doanh nghiệp luôn bị gò bó thụ động trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình. Tuy nhiênvì thị trường EU tiêu dùng theo tầng lớp nên sản phẩm dệt may Việt Nam thường thích hợp, thoả mãn với nhu cầu ở tầng lớp trung lưu nghĩa là đã có sự chấp nhận mặt hàng này hơn là chất lượng cũng như giá cả vừa với mức thu nhập của họ. Chính vì vậy mà số hạn ngạch đã được giảm từ 151 vào năm 1993 đến năm 2000 số hàng quản lý bằng hạn ngạch chỉ còn 28 đã cho thấy người tiêu dùng EU đang ngày càng chấp nhận tiêu dùng hàng dệt may nhiều hơn. Với thị trường EU luôn đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã được đổi mới liên tục, số lượng hàng dệt may xuất khẩu sang EU còn quá ít. Nhưng phải thừa nhận rằng Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU đã tạo những bước tiến mới trong xuất khẩu hàng dệt may nước ta. Vì vậy điều quan trọng hiện nay để thâm nhập vào thị trường này và tăng cường xuất khẩu là lên tục nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng mầu sắc...nhằm cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ khác trên thị trường này. Hiện nay năm 2000, sẽ có 27 mặt hàng có hạn ngạch được giảm chi phí, đặc biệt là mặt hàng áo jacket được giảm 40% (từ 0,25 USD /1 chiếc xuống còn 0,15 USD) đồng thời việc đấu thầu Quota hàng dệt may năm 2000 là không thấp hơn 20% hạn ngạch của từng chủng loại. Điều này sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty may trong việc điều chỉnh giá cả các mặt hàng dệt may của mình nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Là một thị trường đầy tiềm năng với sức tiêu dùng hàng dệt may cao hàng đầu thế giới: 17kg/người/năm. EU thực sự trở thành thị trường rộng lớn. Vì vậy nhu cầu tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU luôn là vấn đề cần thiết. Hiện nay hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang hơn 40 nước trên thế giới trong đó xuất khẩu sang các nước EU chiếm 34-38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. Trong 9 tháng đầu năm 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường hạn ngạch chiếm khoảng 39%, tăng 3% so với cùng kỳ năm 1998, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm 80% thị trường có hạn ngạch. Căn cứ vào số liệu thống kê của EU năm 1997 thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, cụ thể là : năm 1996 đạt 405,8 triêu USD, năm 1997 đạt 436,1 triệu USD, năm 1998 lên đến 578,7 triệu USD và năm 1999 là 658,7 triệu USD. Qua các số liệu trên ta thấy giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU luôn tăng lên nhanh chóng nhưng thị phần chiếm lĩnh được lại quá nhỏ bé. Một phần là do hàng dệt may phải chịu mức hạn ngạch quá thấp và EU lại không coi Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường nên hàng Việt Nam còn chịu sự phân biệt đối xử so với hàng của các nước khác khi EU xem xét áp dụng các biện pháp chống phá giá. Mặt khác là còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng các công ty may vẫn chưa sản xuất vì họ đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã trong khi đó yêu cầu về trang thiết bị để sản xuất chủng loại hàng này hầu như không đáp ứng được, trình độ công nhân lành nghề chưa cao sản xuất không đúng theo các chỉ số tiêu chuẩn đề ra cũng như khả năng sử dụng và vận hành máy móc có hiệu quả. Chính vì vậy mà chất lượng còn non kém và không thâm nhập được sâu hơn vào thị trường này. Đây thực sự là vấn đề nan giải đối với các công ty may trong việc mở rộng tiếp cận sâu hơn thị trường này. Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU Đơn vị: triệu USD 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 161 250 285 350 420 450 620 700 750 (Nguồn: Tổng công ty Vinatex) Kim ngạch xuất khẩu sang từng nước trong Liên minh Châu Âu Mặc dù là cùng thuộc khối EU song từng thành viên trong khối lại có những tập quán, quan niệm riêng vì thế điều này gây tác động lớn trong việc tiêu dùng hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng. Nếu như ở Đức họ quan tâm đến giá cả thì ở Pháp họ không chỉ quan tâm đến giá mà còn quan tâm đến kiểu dáng, thời trang của sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng của họ quan tâm đến nhãn mác. Người Anh thì lại đặc biệt quan tâm đến chất lượng, đây là yếu tố để quyết định giá cả... Chính vì vậy, mặc dù hàng Việt Nam sản xuất là như nhau song mức độ xuất khẩu sang từng nước trong khối lại có mức chênh lệch lớn. Cụ thể là hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tận dụng được 40% năng lực của mình tại thị trường EU trong đó các nước nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam là Đức (40-50%), Pháp (12-14%), Hà Lan (10-13%), Anh (7-9%), Italia (6-7%), Bỉ (4-5%)... Như vậy với các số liệu trên chứng tỏ rằng nhu cầu tiêu dùng của thị trường này là lớn song do những khó khăng gặp phải của các công ty dệt may về giá cả, chất lượng, mẫu mã nên khả năng đáp ứng chưa cao. Do chất lượng chưa được ổn định, đôi khi không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp EU, như hàng vẫn còn những tạp chất, các vết bẩn trên sản phẩm hàng dệt, ngoài ra còn nhiều hoạt động xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam không đảm bảo đúng các quy định trong hợp đồng về quy cách kỹ thuật, số lượng, thời gian vận chuyển. Do vậy cũng làm giảm đáng kể mức lưu chuyển hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Bảng 7: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước trong EU Đơn vị: triệu USD Quốc gia NK Năm 1997 Năm 1998 6 tháng/1999 Đức Pháp Anh Hà Lan Bỉ Italia Tây Ban Nha Thuỵ điển Đan mạch áo Phần Lan Bồ đào nha 165 32 32 43 18 27 14 11 6 236,288 68,433 47,152 51,107 24,358 30,274 25,03 12,674 10,913 3,304 6,2 0,639 144,2908 43,2813 25,9694 16,2176 22,7243 11,9178 13,856 6,9008 2,2133 3,0624 1,3174 0,1573 (Nguồn : Tổng cục Hải quan) f) Chủng loại hàng may mặc được tập trung xuất khẩu. Trong các chủng loại hàng may mặc x.uất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp may mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm dễ dàng, các mã hàng nóng như: áo jacket, áo sơmi, áo váy... Cụ thể tỷ trọng xuất khẩu sang EU là: jacket (51,7%), áo sơmi (11%), quần âu (5%), áo len và áo dệt kim (3,9%), quần áo (3,5%), T Shirt và Polo Shirt (3,4%), quần dệt kim (2,7%), bộ quần áo bảo hộ lao động (2,1%), áo khoác nam (1,8%) và áo sơmi nữ (1,4%)-Nguồn: Bộ thương mại . Trong đó đặc biệt loại được xuất khẩu chủ yếu trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU là mặt hàng áo jacket 2 hoặc 3 lớp. Năm 1997 Việt Nam xuất khẩu sang EU gần 11,7 triệu chiếc, tăng gần 5 triệu chiếc (hay 72%) so với năm 1993, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU. g) Hình thức xuất khẩu chủ yếu. Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu theo hình thức gia công (chiếm tỷ trọng 80%), vì thế hiệu quả thực tế là rất nhỏ. Hiện có tới 70% hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU thông qua các thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Các nước này thường là nhập khẩu hoặc thuê Việt Nam gia công rồi tái xuất sang thị trường EU. Chính điều này đã tạo nên sự bất cập đối với các công ty dệt may Việt Nam, bởi như vậy họ không tự khẳng định được vị thế của mình trên thị trường mà lại phải ẩn sau nhãn mác của một hãng nước ngoài, họ không có khả năng cũng như luôn bị thụ động trong việc thực hiện hoạt động sản xuất của mình về mẫu mã, chủng loại. Đặc biệt là gía cả được trả rất thấp, điều đó làm khả năng kinh doanh lợi nhuận không cao và như vậy vốn đầu tư cho thiết bị không có thì chất lượng thấp, khả năng sáng tạo mẫu mã kém không tiêu thụ được. Và cứ như vậy nó sẽ luôn tạo nên một vòng luẩn quẩn cho các công ty dệt may Việt Nam. h. Cạnh tranh với một số nước trong khu vực trên thị trường EU Với tư cách là một nhà xuất khẩu mới còn non trẻ hơn nữa lại chưa phải là thành viên của WTO nên bị hạn chế hạn ngạch theo các hiệp định song phương, chịu mức thuế suất nhập khẩu cao... Vì thế thị phần của Việt Nam ở thị trường EU còn rất nhiều bất cập và nhỏ bé chỉ chiếm 0,5% giá trị nhập khẩu hàng dệt may của EU Các quốc gia và vùng lãnh thổ có năng lực sản xuất lại được ưu đãi về hạn ngạch đã chiếm tỷ trọgn khá lớn vào các thị trường quan trọng như: Trung Quốc, Hồng Kông, Macao chi phối 11,6% giá trị hàng dệt may nhập khẩu của EU, các nước Đông á có 6% thị trường nhập khẩu hàng dệt may ở EU và Đông Nam á chiếm 4,1% ở EU. III-Thành công, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 1. Thành công a) Kim ngạch xuất khẩu luôn tăng. Kể từ khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam với EU có hiệu lực (1/1/1993) kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đã tăng từ 250 triệu USD năm 1993 lên gần 700 triệu USD năm 1999 và dự kiến năm 2000 đạt khoảng 700 triệu USD, tăng 16% và chiếm 36,8% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Các mặt hàng đa dạng hơn và chất lượng được đảm bảo hơn. Từ trước đến nay, dường như EU không có thông lệ đàm phán giữa chừng vì Hiệp định cũ đến năm 2001 mới hết hạn, nhưng việc EU ưu tiên trong đàm phán mở rộng thị trường với Việt Nam trong thời điểm hiện nay cho thấy EU đánh giá cao chất lượng hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Thay Hiệp định mới, các chủng loại hàng dệt may xuất khẩu được nhiều hơn như T Shirt, Polo Shirt, áo len, áo khoác nữ, quần thể thao... với hạn ngạch cho năm 2000 của từng mặt hàng tăng từ 13-70% so với hạn ngạch năm 1999. Tăng uy tín, mở rộng khả năng thâm nhập thị trường. Việc EU tăng khoảng 30% hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2000-2002 cũng chứng tỏ uy tín của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường này là đáng kể. Vì vậy từ đây khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào từng nước trong thị trường này ngày càng nhiều và hiệu quả hơn, cụ thể các nước này đánh giá cao quan hệ làm ăn, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp may Việt Nam và độ tin cậy cao về việc giao hàng đúng thời hạn, đúng chất lượng, mẫu mã. Do vậy hàng dệt may Việt Nam đã dần chiếm tỷ trọng nhập khẩu vào EU nhiều hơn, mở rộng thêm thị trường hơn như đang và sẽ thâm nhập vào thị trường Ailen và Hilạp. Hệ thống máy móc thiết bị từng bước được cải tiến quy mô được mở rộng. Ngành dệt may đến nay đã đổi mới được 95% máy móc, thiết bị nên chất lượng sản phẩm và giá cả đã có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trong khu vực. Cụ thể là năm 1998 ngành dệt may đã có 36/69 được thực hiện xong về đổi mới trang thiết bị đầu tư, 26 dự án khác đang triển khai trong năm 1998 và 1999. Các doanh nghiệp may cũng đi đầu trong việc mua lại thiết bị đã qua sử dụng của các doanh nghiệp đã bị phá sản trong khu vực, và con số này lên đến 3,5 triệu USD. Thực chất đây là những máy móc đã qua sử dụng nhưng chất lượng còn 80% mà giá chỉ bằng 35% giá của máy mới. Vì thế hiện nay ngành dệt may đã có hệ thống kéo sợi, dệt may khép kín, có thiết bị điều khiển tự động, lắp đặt hệ thống nghiên cứu, pha màu, nhuộm vải điều khiển bằng máy tính...làm tăng năng suất và giảm bớt thao tác của người lao động. Hiện quy mô của ngành đã được mở rộng với 750 doanh nghiệp trong đó có 149 doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài và đã có 277 doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang thị trường EU và đã có trên 60 máy may công nghiệp. Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ và phát triển kinh tế. Mặc dù giá trị ngoại tệ thực tế thu được chỉ chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu song đây là nguồn thu nhập ngoại tệ to lớn cho đất nước góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tê, tăng khả năng nhập máy móc, thiết bị, công nghệ... để phát triển kinh tế. Sử dụng nhiều lao động giải quyết công ăn việc làm và đóng góp vào ngân sách Nhà nước ý nghĩa về mặt xã hội của ngành dệt may là rất lớn, vì hơn 40 nghìn lao động được thu hút vào lĩnh vực này làm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho ngươì công nhân. Bên cạnh đó ngành còn chịu các nghĩa vụ với Nhà nước như đóng góp các nguồn thuế thu nhập, thuế xuất khẩu, nhập khẩu... 2. Hạn chế Quy mô xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của EU. Do bị hạn chế bởi hạn ngạch và chịu thuế suất nhập khẩu cao, hơn nữa là những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng...nên tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU chỉ chiếm 43% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may và chiếm 0,5% giá trị nhập khẩu hàng dệt may của EU. Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU còn nhiều bất cập, hình thức xuất khẩu giản đơn. Đó là so với ngành may thì công nghệp dệt của Việt Nam còn rất hạn chế bởi hệ thống máy móc thiết bị chưa hiện đại và đồng bộ nên chưa đủ khả năng phục vụ chính ngành may trong nước. Nguyên liệu chủ yếu vẫn phải nhập ngoại, vì thế kim ngạch xuất khẩu cao nhưng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu chưa tương ứng. Có tới 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may để chi trả cho mua nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài và EU chiếm phần không nhỏ. Một vấn đề chú ý là giá trị gia công sang EU chiếm 74%, hơn nữa hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp và phụ thuộc về nguyên vật liệu. Đặc biệt hình thức xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU là qua trung gian, vì thế Việt Nam chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. Khả năng tiếp thị và trình độ marketing của các doanh nghiệp trên thị trường EU còn yếu. Cụ thể ở đây là khi thực hiện một dự án hợp tác thì phía các doanh nghiệp Việt Nam không muốn tham gia tích cực vào phần bán hàng và làm nhiệm vụ marketing quốc tế, vì thế Việt Nam sẽ mất dần đi tính chủ động trên thị trường quốc tế, cũng như nắm được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, giá cả và các thông tin khác. Gía cả, chất lượng hàng hoá chưa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Do thị hiếu người tiêu dùng luôn đòi hỏi khắt khe hàng dệt may phải đạt tiêu chuẩn Châu Âu nên có những mặt hàng yêu câù trang thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và có tay nghề nhưng các doanh nghiệp nước ta chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó phải chịu thuế nhập khẩu cao và nhập khẩu nguyên liệu vải vóc nên giá cả cho một sản phẩm dệt may khó có thể cạnh tranh với các nước phát triển khác. Mộu mã vẫn chưa được cải tiến mà vẫn làm theo kiểu copy hay cóp nhặt các mẫu mã đã được sử dụng nên không còn giá trị về mốt. Vì thế sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam còn quá nghèo nàn về mốt nên chênh lệch giá thành với giá sản phẩm là không cao. 3. Nguyên nhân a) Khách quan Do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Châu á Bắt đầu từ Thái Lan vào tháng 3/1997 đã gây nên sự mất giá của các đồng tiền trong khu vực và giá nhân công ở khu vực giảm xuống, tỷ giá hối đoái cũng giảm theo làm cho mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam có giá cao, khiến sự cạnh tranh của hàng dệt may nói riêng vốn lại càng giảm xuống và kết quả là thị trường tiêu thu nước ta gặp nhiều khó khăn. Mặt khác là làm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mất đi cơ hội kêu gọi đầu tư trực tiếp của nước ngoài, bởi các đối tác trực tiếp nước ngoài chủ yếu là các nước các công ty trong khu vực Đông Nam á. Vì thế khi xảy ra khủng hoảng tài chính, các nước này gặp nhiều khó khăn nên buộc họ phải rút vốn về để ổn định hoạt động kinh doanh trong nước. Cơ chế quản lý kinh tế nói chung, quản lý xuất khẩu nói riêng còn nhiều bất cập Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp, đó là: quy định thiếu nhất quán, thủ tục phiền hà, đặc biệt là thủ tục miễn giảm thuế quan và thủ tục hoàn thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp cần in tên sản phẩm, tên doanh nghiệp, nơi sản xuất lên sản phẩm của mình cũng phải xin giấy phép của Bộ văn hoá thông tin để được in và giấy phép nhập khẩu máy in. Hàng dệt may xuất khẩu của ta chủ yếu là theo hạn ngạch nhưng cơ chế phân bổ hạn ngạch hiện nay còn bất hợp lý dẫn tới tình trạng một số doanh nghiệp thừa trong khi một số khác lại thiếu hạn ngạch nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc cân đối thị trường do hiện tượng mua bán hạn ngạch giữa các doanh nghiệp. * Quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam với EU còn chưa bình đẳng như các nước trong khu vực Mặc dù EU đã cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãi phổ cập, nhưng những điều kiện về xuất xứ hàng hoá mà EU áp dụng đối với Việt Nam rất chặt chẽ nên tỷ lệ hàng Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu theo GSP thực tế là rất thấp. b) Chủ quan Doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa có tên tuổi danh tiếng trên thị trường EU Các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được hình ảnh và tên hiệu riêng của mình trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Có 90% doanh nghiệp may mặc hiện nay vẫn chấp nhận thiệt thòi khi thực hiện các hợp đồng gia công là để dựa vào những hãng nổi tiếng để từng bước đưa nhãn hiệu sản phẩm của mình vào thị trường EU. Hơn nữa với đặc trưng quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp dệt may nói riêng không đủ tài chính, thông tin để chấp nhận rủi ro cao khi tự mình bước ra thị trường thế giới. Chủ yếu thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu, và nhập khẩu nguyên liệu Thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu tuy lợi ích kinh tế thấp nhưng nó liên quan đến vấn đề xã hội là giải quyết việc làm rất hữu hiệu. Mặt khác việc thực hiện các hợp đồng gia công này cũng là do năng lực về sản xuất và quản lý còn yếu kém, chưa có chiến lược xuất khẩu rõ ràng, vì thế tạo nên sự lúng túng bị động trong sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Khả năng huy động và sử dụng vốn còn hạn chế Đ iều này do khả năng tích luỹ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa cao do phương thức hoạt động xuất khẩu kinh doanh hàng may mặc là hình thức xuất khẩu uỷ thác và gia công nên chỉ nhận được tỷ lệ hoa hồng và chút chi phí gia công trong khi phải chịu chi phí cho hao phí lao động, hao mòn máy móc, chi phí quản lý, chi phí vận tải, bảo quản, thủ tục hải quan, thuế doanh thu, thuế lợi tức và lãi ngân hàng. Chi phí sản xuất lớn, giá cao, chất lượng còn thấp Điều này do máy móc thiết bị của ngành dệt nước ta đã quá cũ kỹ, lạc hậu, hơn nữa phải nhập khẩu 80% nguyên liệu nhằm đáp ứng thông số kỹ thuật của các bên đặt hàng xuất khẩu. Chưa có mối quan hệ kinh tế ổn định giữa ngành dệt và may. Thực tế chưa có sự gắn kết giữa các khâu và thiếu sự hợp tác vì mục tiêu chung. Do trình độ tay nghề của lực lượng lao động ngành chưa cao, chưa được đào tạo chuyên môn sâu, đặc biệt thiếu hẳn đội ngũ thiết kế sản phẩm, trình độ học vấn ban đầu của người lao động thấp, khả năng sáng tạo hạn chế. Tất cả điều này làm cho chất lượng sản phẩm phần nào bị hạn chế. Sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý phát triển đúng mức nên ngành dệt và ngành may đang gặp khó khăn do phải tập trung nhiều nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, dẫn đến tăng giá sản phẩm may và làm suy yếu sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Do phải cạnh tranh với các nước đang phát triển khác, cụ thể là các nước này đã có những viện tạo mẫu, mã sản phẩm, máy móc thiết bị hiện đại hơn, được hưởng ưu đãi về hạn ngạch, có truyền thống xuất khẩu và kinh nghiệm kinh doanh lâu năm hơn Việt Nam trên thị trường EU. Mặc dù nước ta chi phí nhân công rẻ, nguồn lao động dồi dào song như ở Trung Quốc thì lợi thế này lại còn tốt hơn nước ta về nguồn lao động và giá. Ví dụ: lương công nhân ngành dệt may nước ta là 79 USD/ tháng (bình quân). Trong khi đó ở Trung Quốc lương trả cho công nhân may chỉ 49 USD/tháng. Trên cơ sở nhận xét đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, việc đưa ra một hệ thống các giải pháp để thúc đẩy hoạt động này là rất cần thiết. Chương iii các giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường eu i/ triển vọng phát triển hàng dệt may việt nam sang thị trường eu 1. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. a) Các nhân tố chung: * Xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế. Khi tham gia vào khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế, các nước thành viên phải mở cửa thị trường, xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và phi thuế quan để cho hàng hoá được tự do lưu chuyển giữa các nước thúc đẩy mậu dịch quốc tế phát triển mạnh vì hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, xu thế này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới và tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Một trong những mục đích của khu vực hoá và toàn cầu hoá là đạt tới tự do hoá thương mại và đầu tư để cho hàng hoá và vốn tự do lưu chuyển giữa các nước thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển . Ngày nay xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đang phát triển mạnh mẽ không ngừng tạo ra những biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế thế giới và thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế thương mại với nhau, thêm vào đó xu hướng tự do hoá thương mại đang lan rộng thì hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước càng có môi trường thuận lợi để phát triển. * Sự phát triển của diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM) Trong diễn đàn này các nước EU đưa ra cam kết về thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ các nước Đông Nam á, trong đó có Việt Nam. Về thương mại các nước EU cam kết nâng mức hạn ngạch cho xuất khẩu của các nước ASEAN vào EU và giảm các loại hàng chịu giới hạn quota. Sự phát triển của diễn đàn này sẽ làm quan hệ giữa Việt Nam - EU ngày càng tốt đẹp hơn. Trên cơ sở của diễn đàn này, tại kỳ họp 2 của uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - EU, mở cửa nhiều hơn cho hàng dệt may và một số hàng khác của Việt Nam. Do vậy có thể nói rằng sự phát triển của ASEAN góp phần không nhỏ làm tăng khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU. b) Những nhân tố phát sinh từ phía liên minh Châu Âu. * Hình thành thị trường EU thống nhất (1/1/1993). Việc hình thành thị trường này mở ra một cơ hội tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0673.doc
Tài liệu liên quan