Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Công ty Điện lực Hà Nội

Lời nói đầu 1

Chương I:Lý luận chung về phân tích hoạt động tài chính 3

I - Hoạt động tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3

1- Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3

2 - Cơ sở hoạt động tài chính doanh nghiệp 4

3 - Các quan hệ tài chính doanh nghiệp 5

3.1 - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước 5

3.2 - Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính 5

3.3 - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác 6

3.4 - Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp 6

4 - Hoạt động tài chính doanh nghiệp 6

4.1 - Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp 6

4.2 - Nguồn tài trợ cho đầu tư của doanh nghiệp 8

4.3 - Quản lý hoạt động tài chính ngắn hạn 9

II - Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp trong nền

 kinh tế thị trường 10

1 - Lịch sử của phân tích tài chính 10

1.1- Thời kỳ đầu của phân tích tài chính 10

1.2 - Sự tiếp cận phân tích tài chính hiện đại 10

2- Mục tiêu và ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 11

2.1 - Mục tiêu của phân tích tài chính 11

2.2 - Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 12

3 - Thông tin sử dụng và các phương pháp phân tích 14

3.1 - Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích hoạt động

 tài chính doanh nghiệp 14

3.2 - Các phương pháp phân tích 16

4 - Nội dung phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 18

4.1 - Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 19

4.2 - Phân tích khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp 21

4.3 - Phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp 22

4.4 Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình

 sản xuất kinh doanh. 24

4.5 - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động

 sản xuất kinh doanh 26

4.5 - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho hoạt động

 sản xuất kinh doanh 28

4.6 - Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và

 cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh 28

4.7 - Phân tích dòng ngân quỹ của doanh nghiệp 29

4.8 - Phân tích điểm hoà vốn 30

5 - Điều kiện đảm bảo chất lượng công tác phân tích tài chính

 doanh nghiệp 31

5.1. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành 31

5.2. Chất lượng thông tin 31

5.3. Chất lượng cán bộ phân tích 32

6 - Các giai đoan của công tác phân tích tài chính 32

6.1 - Giai đoạn chuẩn bị của công tác phân tích tài chính 32

6.2 - Xem xét các báo cáo tài chính 33

6.3 - Hình thành những câu hỏi chính xác. 33

6.4 - Giai đoạn đặt giả thiết phân tích tài chính doanh nghiệp 33

6.5 - Dự đoán tài chính 33

Chương II: Thực trạng công tác phân tích hoạt động tài chính tại Công ty Điện lực Hà nội 34

I - Tổng quan về Công ty Điện lực Hà nội 34

1 - Quá trình hình thành và phát triển sản xuất kinh doanh của

 Công ty Điện lực Hà nội 34

2 - Bộ máy tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của

 Công ty Điện lực thành phố Hà nội 36

2.1 - Bộ máy tổ chức quản lý 36

2.2. Chức năng nhiệm vụ 37

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 37

II. Thực trạng công tác phân tích hoạt động tài chính tại

 Công ty Điện lực Hà nội 38

1.Thông tin sử dụng 38

2. Nội dung phân tích tài chính của Công ty điện lực Hà Nội. 43

3. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính của

 Công ty điện lực Hà nội. 47

3.1 Kết quả đạt được. 47

3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 47

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích hoạt động tài chính của công ty điện lực Hà Nội. 49

I. Định hướng phát triển của Công ty điện lực Hà Nội. 49

II. Giải pháp hoàn thiện nâng cao công tác phân tích hoạt động tài chính

 của công ty điện lực Hà Nội. 49

1. Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính. 49

1.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác phân tích

 hoạt động tài chính của công ty điện lực Hà Nội. 50

1.2. Nên phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động

 sản xuất kinh doanh. 60

1.3 Nên phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 61

1.4 Nên phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong

 báo cáo kết quả kinh doanh. 62

2. Nên thực hiện hai phương pháp tỷ lệ và so sánh kết hợp với

 phương pháp phân tích DUPONT. 64

3. Tài trợ nguồn vốn . 64

4. Quản lý vốn lưu động 65

5. Quản lý tài sản cố định: 67

6. Công tác kế hoạch hoá tài chính . 67

Kết luận 70

Tài liệu tham khảo. 71

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Công ty Điện lực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không, TSCĐ có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không. Chỉ tiêu này được tính bằng : - Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ = TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyên. nếu vốn lưu động thường xuyên <0, tức là nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ, doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ bằng một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng được đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp bị mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Nếu vốn lưu động thường xuyên >0, tức là nguồn vốn dài hạn >TSCĐ, TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, phần dư thừa đó đầu tư vào TSLĐ, đồng thời khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả quan. Nếu vốn lưu động thường xuyên = 0, tức là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ, TSLĐ đủ để trả các khoản nợ ngằn hạn. Như vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp là lành mạnh. Ngoài ra, các nhà phân tích tài chính cần quan tâm đến nhu cầu vốn thường xuyên : Tồn kho và các khoản phải thu Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Nợ ngắn hạn = - - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là hàng tồn khovà các khoản phải thu. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn, nó cho biết sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên <0, nghĩa là nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn. - Vốn bằng tiền = Vốn lưu động - Nhu cầu vốn lưuđộng thường xuyên thường xuyên Như vậy, để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trước tiên phải có vốn lưu động ³ 0. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 thì phải tìm cách giảm hàng tồn kho, tăng thu từ các khoản phải thu từ khách hàng. Ngược lại, nếu nguồn vốn lưu động thường xuyên < 0 thì hạn chế vay nợ ngằn hạn từ bên ngoài. Việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh khi phân tích cần lưu ý đến tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp. Bởi vì vốn là vấn đề cốt lõi của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cấn có vốn, nhưng muốn quá trình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả thì cần phải bảo toàn và phát triển vốn. Bảo toàn vốn là quy được giá trị hay sức mua của vốn, giữ được khả năng chuyển đổi so với các loại tiền khác tại thời điểm nhất định. Phát triển vốn là vốn của doanh nghiệp được bổ sung thên cùng với việc tăng nhịp đọ sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Mục dích chính của việc bảo toàn và phát triển vốn là nhằm đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, đồng thời doanh nghiệp có quyền tự chủ với số vốn của mình. Bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều góc độ. Xét về mặt tài chính : Bảo toàn vốn là bảo đảm công suất và năng suất hoạt động của doanh nghiệp. 4.5 - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ. Theo số liệu giữa hai thời kỳ lập một bảng cân đối kế toán: Bảng nguồn vốn và sử dụng vốn Đơn vị : Chỉ tiêu / Năm 1-Sử dụng vốn ..................... Tổng 2-Nguồn vốn ..................... Tổng Đây là bảng tài trợ là một công cụ hữu hiệu của các nhà quản tài chính, giúp cho các nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn đó. Để tiến hành phân tích bảng tài trợ, người ta trình bày BCĐKT dưới dạng trình bày một phía từ tài sản đến nguồn vốn, sau đó so sánh số liệu cuối kỳ so với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của BCĐKT để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theo nguyên tắc : -Tăng tài sản, giảm nguồn vốn thuộc bên sử dụng vốn. -Giảm tài sản, tăng nguồn vốn thuộc bên nguồn vốn. -Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối nhau. Nội dung phân tích này cho biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn của doanh nghiệp tăng giản bao nhiêu ? Tình hình sử dụng nguồn vốn như thế nào ? Những chỉ tiêu nào chủ yếu ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn? để từ đó có các giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 4.6 - Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh Trong phân tích các chỉ tiều tài chính trung gian, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽ những đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động để đưa ra một bức tranh toàn cảnh vầ tình hình tài chính doanh nghiệp. Nếu như trạng thái tĩnh được thể hiện qua BCĐKT thì trạng thái động (sự chuyển dịch các dòng tài chính) được phản ánh qua bảng tài trợ, qua báo cáo kết quả kinh doanh. thông qua báo cáo tài chính này, các nhà phân tích tài chính có thể đánh giá sự thay đổi về vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, từ đó có thể đánh giá sự thay đổi ngân quỹ của doanh nghiệp. Như vậy, giữa các báo cáo tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau : những thay đổi trong BCĐKT được lập đầu kỳ và cuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợ được tính trong báo cáo thu nhập được thể hiện trên bảng tài trợ và liên quan trực tiếp tới bảng ngân quỹ doanh nghiệp. Khi phân tích trạng thái động, một số trường hợp nhất định người ta chú trọng tới các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng nhằm phân tích hoạt động quản lý, dự báo những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Phân tích các chỉ tiêu tài chính này nhằm xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp với số liệu trung bình ngành để đánh giá so sánh xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Bảng phân tích kết quả kinh doanh Đơn vị : Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N N/N-1 Lượng Tỷ trọng (%) Lượng Tỷ trọng (%) Lượng Tỷ trọng (%) 1-Doanh thu thuần 2-Giá vốn trong đó : KHTSCĐ 3-Lãi gộp 4-Chi phí bán hàng, quản lý trong đó : +KHTSCĐ +Lãi vay 5-Lãi trước thuế và lợi tức vay -Lợi tức vay 6-Lãi trước thuế -Thu nhập doanh nghiệp 7-Lãi sau thuế -Phân phối lãi 8-Lãi không chia 4.7 - Phân tích dòng ngân quỹ của doanh nghiệp Phân tích dòng ngân quỹ để đánh giá khả năng thanh toán đích thực của doanh nghiệp. Phân tích dòng ngân quỹ là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp có thể hoạch định và kiểm soát tình hình tài chính. Nó được thiết lập chỉ rõ một cách chính xác các nguồn thu - chi bằng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Sự phân tích này cho thấy rõ có bao nhiêu tiền đã được chi tiêu trong một giai đoạn, trong đó bao nhiêu do nguồn bên trong doanh nghiệp cung cấp, bao nhiêu huy động từ bên ngoài. Phân tích dòng ngân quỹ giúp doanh nghiệp xác định các nguồn tiền vào ra, các khoản phải thu phát sinh trong kỳ, đồng thời giúp cho việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dự báo các nguồn thu, chi bằng tiền phát sinh trong các tháng, nhu cầu và khả năng tiền mặt, chủ động đầu tư hoặc huy động vốn tài trợ. Thực hiện cân đối ngân quỹ doanh nghiệp để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục, đảm bảo số dư bằng tiền tối ưu. 4.8 - Phân tích điểm hoà vốn Điểm hoà vốn là điểm tại đó mức doanh thu vừa đủ để trang trải mọi phí tổn, tức là không lỗ cũng không lãi. Phân tích điểm hoà vốn có những vai trò thiết thực sau : -Cung cấp những thông tin cần thiết về lượng sản phẩm và doanh thu hoà vốn. -Chỉ ra ngưỡng của doanh nghiệp không bị lỗ, để xác định quy mô đầu tư sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn. -Là công cụ hỗ trợ việc ra quyếtt định lựa chọn đầu tư vào sản xuất mới, đầu tư mở rộng hoặc hiện đại hoá sản xuất. -Giải thích chênh lệch giữa dự báo và thực hiện bằng nhiều giả thiết, dự kiến. Để xác định điểm hoà vốn cần chia chi phí thành hai loại là chi phí cố định và chi phí biến đổi : -Chi phí cố định là chi phí không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể khi sản lượng thay đổi. Loại chi phí này bao gồm : KHTSCĐ, tiền thuê, chi phí quản lý... -Chi phí biến đổi là loại chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với thay đổi của sản lượng, bao gồm : vật tư, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung... F P-V R : Là doanh thu bán hàng F : Tổng chi phí cố định P : Giá bán một đơn vị sản phẩm V : Chi phí biến đổi của một sản phẩm X : là lượng sản phẩm tiêu thụ C : tổng chi phí trong kỳ Ta có công thức tính điểm hoà vốn sau : X = R = P.X C = F + V.X (P - V) là lãi gộp của một sản phẩm hay lãi trên chi phí biến đổi. Do đó, doanh nghiệp đạt được sản lượng hoà vốn thì sản phẩm tiếp theo sẽ cho lời là P -V. P : là lãi X’ : số lượng tiêu thụ X” : là sản lượng hoà vốn P = (X’-X)x(P-V) (1) (1) Được áp dụng sản lượng thay đổi xung quanh điểm hoà vốn, còn các yếu tố khác không đổi Khi giá bán thay đổi ta có : P = X(P1 - P0) ta có doanh thu hoà vốn F 1-V/P R Tổng doanh thu R = Thời gian hoà vốn = x 12 tháng 5 - Điều kiện đảm bảo chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Các phần trên chúng ta đã đi sâu vào nội dung phân tích, đây là vấn đề chủ chốt trong công tác phân tích tài chính. Tuy nhiên trong thực tế còn tồn tại một số vấn đề có ý nghĩa đảm bảo chất lượng phân tích là chính sách, pháp luật của Nhà nước, hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, đội ngũ cán bộ... 5.1. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Như đã trình bày ở trên thì tỷ lệ tham chiếu là thước đo sử dụng trong phân tích tài chính. Các tỷ lệ tham chiếu gọi là hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Trong phương pháp phân tích tỷ lệ, sau khi tính được các tỷ lệ thì phải so sánh tỷ lệ đó với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Từ đó mới có thể rút ra kết luận về tỷ lệ đó nói riêng và tình hình tài chính doanh nghiệp đó nói chung. Như vậy, chúng ta thấy hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là cần thiết và qua đó mới có thể so sánh được tình hình của doanh nghiệp đang phân tích tài chính với các công ty khác trong cùng ngành. Muốn biết được vị thế của công ty trong toàn ngành và biết được điểm mạnh, điểm yếu của công ty, những người phân tích tài chính cần phải sử dụng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. 5.2. Chất lượng thông tin phân tích tài chính giúp cho việc quản lý tài chính có thể nhìn thấy được tình hình tài chính hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp, để từ đó có những kế hoạch hữu hiệu cho tình hình tài chính tương lai (khắc phục điểm yếu, nâng cao mặt mạnh). Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích bao gồm thông tin bên ngoài và thông tin nội bộ trong doanh nghiệp, điều đó cho thấy các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng của phân tích tài chính nên chất lượng những thông tin sử dụng trong phân tích tài chính cần phản ánh chính xác tình hình tài chính bên ngoài doanh nghiệp cũng như bên trong doanh nghiệp. Việc hoạch định kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp muốn có hiệu quả thì việc phân tích tài chính cần thực hiện một cách khách quan và các thông tin sử dụng phải đảm bảo chất lượng. Vì nếu thông tin sử dụng thiếu chính xác sẽ dẫn tới những quyết định sai lầm của người quản lý tài chính, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, khi sử dụng các thông tin trong phân tích tài chính cần phải quan tâm tới tính xác thực của chúng, đồng thời phải chọn lọc các thông tin thích hợp với quá trình phân tích . 5.3. Chất lượng cán bộ phân tích Phân tích tài chính là một khâu quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì phân tích tài chính giúp cho những người quản lý tài chính doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính hiện tại và tương lai của công ty để cho họ có được những quyết định, phương hướng đúng đắn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của phân tích tài chính đòi hỏi các cán bộ tiến hành phân tích tài chính phải có nghiệ vụ, trình đọ chuyên môn cao. Họ tiến hành phân tích tài chính đồng thời phải lựa chọn sử dụng những thông tin có tính khách quan, những nội dung và phương pháp phù hợp với tình hình thực tế cũng như tương lai của doanh nghiệp. Chất lượng cán bộ là yếu tố quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. 6 - Các giai đoan của công tác phân tích tài chính 6.1 - Giai đoạn chuẩn bị của công tác phân tích tài chính Để biết được tình hình ban đầu về doanh nghiệp cần nghiên cứu những vấn để sau : -Ngành hoạt động đó là ngành đang tăng trưởng hay suy thoái. -Tỷ lệ tăng trưởng thật sự của doanh thu trong 3 năm tiếp theo. -Khả năng sinh lời được biểu hiện qua tỷ lệ tăng lợi nhuận, tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn. -Rủi ro : Tỷ trọng tổng nợ/Tổng tài sản của BCĐKT, trong đó nợ ngắn hạn chiếm bao nhiêu, nợ dài hạn chiếm bao nhiêu. 6.2 - Xem xét các báo cáo tài chính -Phân tích kết quả kinh doanh -Phân tích bảng cân đối kế toán thông qua các chỉ tiêu : +Biến động của cơ cấu tài chính + Vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên +Vốn bằng tiền Ngoài ra còn đảm bảo tài chính dành cho ai và nhận được từ ai, nợ phải trả được đảm bảo bằng nguồn vốn nào, tình trạng nợ phải thu, phải trả... -Nghiên cứu bảng tài trợ : để xem xét chính sách đầu tư, tài trợ và phân phối lợi nhuận. Thông qua một số hiện tượng làm sáng tỏ trong quá trình phân tích các báo cáo tài chính : tình trạng giảm lợi nhuận, đầu tư không đầy đủ, tăng tồn kho bất hợp lý, đầu tư mất cân đối, thiếu khả năng thanh toán, tăng nợ... Các nhà phân tích tập hợp các chỉ tiêu có ý nghĩa nhất để theo dõi tình hình doanh nghiệp, sự phát triển kinh doanh, thâm nhập thị trường... 6.3 - Hình thành những câu hỏi chính xác. Được phản ánh qua các chỉ tiêu sau đây : -Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp : chiếm tỷ lệ nào ? được dựa trên các chỉ tiêu khả năng sinh lời ngắn hạn và khả năng thanh toán. -Nhu cầu vay dài hạn : được phả ánh qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời dài hạn và tăng trưởng mong đợi. Phân tích các rủi ro như rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính... Yêu cầu của công tác phân tích tài chính phải có hiệu quả và kịp thời : +Có hiệu quả thể hiện : phải đạt được các mục tiêu là đưa ra những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. +Kịp thời : các thông tin phải được đưa ra trong thời hạn tốt nhất với chi phí nhỏ nhất. 6.4 - Giai đoạn đặt giả thiết phân tích tài chính doanh nghiệp Việc đặt giả thiết phân tích tài chính dựa vào nhiều thông tin về kinh tế cũng như tài chính tiền tệ, khoa học công nghệ... Các dự đoán biến động của một số đại lượng : thay đổi về số lượng và chất lượng của hoạt động doanh nghiệp, dự kiến đầu tư, tỷ lệ sinh lời... được thực hiện để trả lời các câu hỏi đã đặt ra. 6.5 - Dự đoán tài chính Chuẩn đoán tài chính là công việc cuối cùng của công tác phân tích tài chính nhằm thực hiện các cân bằng tài chính. Trong suốt quá trình nghiên cứu các báo cáo tài chính nhiều yếu tố chuẩn đoán xuất hiện : tăng trưởng của doanh nghiệp, sự phát triển doanh nghiệp, cơ cấu chi phí, chính sách tài trợ và đầu tư. Chương II Thực trạng công tác phân tích hoạt động tài chính tại Công ty Điện lực Hà nội I - Tổng quan về Công ty Điện lực Hà nội 1 - Quá trình hình thành và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Hà nội Tiền thân của Công ty Điện lực Hà nội là nhà máy đèn Bờ Hồ. Năm 1892, sau khi thực dân Pháp xâm lược toàn bộ nước ta, chúng tiến hành xây dựng nhà máy đèn Bờ Hồ với vốn đầu tư ban đầu là 3 triệu France. Năm 1895, hoàn thành tổ máy phát điện một chiều công suất 500 KW. Năm 1899, đặt một máy group 500 mã lực để chạy tàu điện. Năm 1903, đặt thêm một máy phát điện đưa công suất nhà máy đèn Bờ Hồ lên 800 KW. Gần 20 năm sau vào năm 1922 nhà máy đèn Bờ Hồ mới được đặt thêm một máy phát điện nhãn hiệu Thuỵ Sỹ với công suất 1000 KW, lúc này sản lượng điện hàng năm của nhà máy đã lên đến 1 triệu KWh. Cùng với việc xây dựng các tổ máy phát điện, người Pháp bắt đầu xây dựng các đường dây tải điện 3,3 KV - Hà nội - Bạch mai - Hà đông. Năm 1925, thực dân Pháp đã mở rộng mạng lưới đường dây cao thế từ Hà nội đi các tỉnh Bắc bộ với chiều dài đường dây cao thế là 653 Km và 42 Km cáp gầm trong nội thành thành phố Hà nội. Năm 1954, điện thương phẩm cho Hà nội là 17,2 triệu KWh, mạng lưới điện còn rất nhỏ bé chỉ có 819 Km đường dây cao hạ thế các loại, toàn bộ công nhân viên nhà máy chỉ có 716 người. Năm 1960, nhà máy đèn Bờ Hồ được đổi tên thành Sở quản lý và phân phối điện khu vực I. Sở được giao quản lý trạm 110 KV Đông Anh và phần lớn đường dây 110 KV. Tính đến cuối năm 1964 sản lượng điện thương phẩm đã đạt được 251,5 triệu KWh (riêng khu vực Hà nội là 189,3 triệu KWh) tăng gần 100 triệu KWh so với năm 1972. Đến năm 1980, Sở quản lý và phân phối điện khu vực I được đổi tên thành Sở điện lực Hà nội. Sở điện lực Hà nội được củng cố một bước về tổ chức sản xuất, các trạm 110 KV tách khỏi Sở để thành lập sở truyền tải, phân xưởng Diejel tách ra thành lập nhà máy Diejel. Bộ phận đèn tách ra thành xí nghiệp đèn công cộng trực thuộc thành phố. Nhiệm vụ của Sở điện lực Hà nội lúc này là : quản lý vận hành lưới điện 35 KV trở xuống, kinh doanh phân phối điện và làm chủ đầu tư các công trình phát triển lưới điện. Từ năm 1984, lưới điện Hà nội bắt đầu được cải tạo với quy mô lớn với sự giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên, do nguồn điện còn nhiều khó khăn nên việc cấp điện cho Hà nội vẫn không ổn định, chưa thoả mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Cuối năm 1984, điện năng thương phẩm đạt 604,8 triệu KWh (khu vực Hà nội là 273,4 triệu KWh) tăng 26,8 lần so với năm 1954 và lưới điện đã phát triển tới 3646,58 Km đường dây cao hạ thế. Năm 1989, các tổ máy của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lần lượt được đưa vào hoạt động, nguồn điện của thủ đô dần được đảm bảo. Được sự giúp đỡ của Bộ năng lượng, Sở điện lực Hà nội tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế đảm bảo cho việc cấp điện ổn định, giả tỷ lệ tổn thất. Năm 1991, được sự giúp đỡ của chính phủ Thuỵ Điển thông qua tổ chức SIDA, Sở điện lực Hà nội đã tiến hành 5 dự án và đã sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ. Đến tháng 4/1995 Sở điện lực Hà nội được đổi tên thành Công ty Điện lực Thành phố Hà nội theo quyết định số 381 - NL/TCC BLĐ của Bộ năng lượng. Công ty Điện lực Hà Nội đã chuyển sang một giai đoạn mới : là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh điện năng trên phạm vi thành phố Hà nội ; là một đơn vị hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty Điện lực Việt nam về bảo toàn vốn và các nguồn lực, tài sản do Tổng Công ty Điện lực Việt nam giao cho. Công ty Điện lực thành phố Hà nội có tên giao dịch đối ngoại là “Hanoi Power company”. Trụ sở chính đặt tại 69 Đinh Tiên Hoàng - Hoàn Kiếm - Hà nội. Năm 1997, để phục vụ cho công việc đổi mới và quy hoạch đô thị, Công ty Điện lực thành phố Hà nội thành lập thêm 2 điện lực nội thành mới là Điện lực Thanh Xuân và Điện lực Tây Hồ để phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất. 2 - Bộ máy tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của Công ty Điện lực thành phố Hà nội 2.1 - Bộ máy tổ chức quản lý Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh Giám đốc PGĐ XDCB PGĐ Kinh doanh PGĐ Kỹ thuật Phòng kỹ thuật TT Điều độ Xưởng 100kV Đợi thí nghiệm XN xlắp điện Phòng bvệ lđ P. Kinhdoanh TT máy tính Phòng KCS Xưởng côngtơ P. Qlý dự án P. QLĐTXD TT T.kế điện P. KT nội bộ P. Bảo vệ QS Xưởng vật tư Phòng công ty P. Kế hoạch P. Tổ chức lđ P. TC KT P. Thanh tra P. KT ĐN Phòng quản lý điện nông thôn 11 điện lực trực thuộc Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty điện lực Hà Nội. Ban giám đốc công ty gồm: 1 Giám đốc 1 Phó Giám đốc kỹ thuật vận hành 1 Phó giám đốc kinh doanh bán điện 1 Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của quản lý sản xuất kinh doanh chịu sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng gồm: Chấp hành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra, thông qua các chỉ thị của Giám đốc. Phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Đề xuất với Giám đốc Công ty những chủ trương, biện pháp để giải quyết những khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác quản lý tổ chức cán bộ và đào tạo cán bộ. 2.2. Chức năng nhiệm vụ Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty Công ty Điện lực Hà nội là tổ chức kinh doanh điện năng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để thực hiện chức năng trên Công ty có nhiệm vụ cụ thể sau: Tổ chức kinh doanh bán điện cho các hộ tiêu dùng điện trên địa bàn thành phố Hà Nội Khảo sát và thiết kế lưới điện Thí nghiệm và sửa chữa các thiết bị điện Tổ chức xây lắp và sửa chữa lưới điện Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện Tổ chức các dịch vụ khác về điện 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 1: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty Điện lực Hà nội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời gian Tổng số vốn Vốn cố định Vốn lưu động 31/12/1997 217.846 203.897 13.949 31/12/1998 220.737 206.606 14.130 31/12/1999 257.235 242.951 14.283 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 1997, 1998, 1999) Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 1. Điện thương phẩm KWh 1.689.048.768 1.949.000 2. Doanh thu 1.251.473 1.557.668 1.487.751 3. Thuế các loại 100.010 177.680 4. Lãi sau thuế 79.046 109.017 601.156 5. Tổn thất điện năng 16,1% 14,04% 14% Qua số liệu trên cho thấy rằng Công ty Điện lực Hà nội là đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Không chỉ bảo toàn được vốn mà quy mô vốn không ngừng tăng thêm qua các năm. II. Thực trạng công tác phân tích hoạt động tài chính tại Công ty Điện lực Hà nội 1.Thông tin sử dụng Bao gồm cả thông tin bên trong và thông tin bên ngoài Thông tin bên trong dùng trong việc phân tích tài chính Công ty chủ yếu trên các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán 31/12/1997; 31/12/1998; 31/12/1999. Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của 1997,1998, 1999 và Bảng lưu chuyển tiền tệ 1999 Nguồn thông tin này cho biết một cách tổng quát toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán của Công ty trong một kỳ hạch toán, cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình hoạt động, thực trạng tài chính của Công ty để đưa ra dự đoán tài chính trong tương lai. Bảng 3: Bảng cân đối kế toán Công ty điện lực Hà Nội. Đơn vị: Triệu VNĐ Tài sản 31/12/1997 31/12/1998 31/12/1999 A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 230.354 302.256 342.733 I. Tiền 107.411 165.428 173.755 II. Các khoản đầu tư ngành - - - III. Các khoản phải thu 68.621 88.235 86.268 1. Phải thu của khách hàng 55.810 87.129 80.934 2. Trả trước cho người bán 4.500 2.370 1.009 3. Phải thu nội bộ 6.928 -11.627 -3.882 4. Các khoản phải thu khác 7.271 16.252 13.584 5. Dự phòng phải thu khó đòi -5.889 -5.889 -5.889 6. VAT khấu trừ - - 511 IV. Hàng tòn kho 43.442 36.075 67.499 1. N,NVL tồn kho 29.171 31.733 55.080 2. CCDC trong kho 1.533 2.225 3.457 3. chi phí SXKD dở dang 12.737 2.116 8.961 V. TSLĐ khác 10.828 12.466 15.209 1. Tạm ứng 2.692 2.327 2.982 2. Chi phí trả trước 7.905 10.019 11.444 3. Chi phí cho kết chuyển 2,415 - 739 4. TS thiếu chờ xử lý 288 119 42 VI. Chi sự nghiệp 49 49 - 1. CP sự nghiệp năm trước 49 49 B. TSCĐ 208.649 226.035 263.597 Nguyên giá 185.955 221.573 240.296 Hao mòn - 309.694 -345.764 -386.808 II. Các khoản đầu tư dài hạn - - 6.350 III. Chi phí XDCB dở dang 22.694 141.462 16.951 Tổng tài sản 439.003 528.291 606.331 Đơn vị: Triệu VNĐ Nguồn vốn 31/12/1997 31/12/4998 31/12/1999 A. Nợ phải trả 129.835 127.396 170.420 I. Nợ ngắn hạn 65.604 81.694 81.524 1. Vay ngắn hạn - - - 2. Nợ ngắn hạn 741 119 - 3. Phải trả người bán 16.685 21.915 27.656 4. Người mua trả tiền trước 14.872 8.125 7.879 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 8.935 15.294 -1.520 6. Phải trả CNV 14.512 19.571 19.719 7. Phải trả nội bộ 8.332 15.672 25.018 8. Phải trả khác 1.525 922 2.770 II. Nợ dài hạn 43.119 31.290 75.768 1. Vay dài hạn 25.000 22.881 40.362 2. Nợ dài hạn 18.119 8.408 35.405 III. Nợ khác 21.111 14.411 13.127 1. Chi phí phải trả 20.732 14.316 12.958 2. TS dư thừa chờ xử lý 378 95 100 3. Ký cược, ký quỹ - - 68 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 309.168 400.894 435.910 I. Nguồn vốn - quỹ 309.062 400.788 435.910 1. Nguồn vốn kinh doanh 200.169 240.370 257.235 2. Chênh lệch đánh giá TS 760 766 902 3. Chênh lệch tỷ giá 1.241 1.136 13 4. Quỹ phát triển kinh doanh 78.838 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6694.doc
Tài liệu liên quan