Đề tài Các giải pháp tổ chức hoạt động kinh doanh tại Trung Tâm thực hành nghề khách sạn

 CHƯƠNG I: Khái niệm cơ bản về khách sạn và hoạt động kinh doanh Khách sạn

I. Khái niệm về khách sạn

1.1 Khái niệm

1.2 Phân loại Khách sạn.

1.3 Phân hạng Khách sạn, các tiêu chuẩn đánh giá.

II. Tổng quan về kinh doanh Khách sạn.

1.Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh Khách sạn.

2. Một số khái niệm cơ bản về kinh doanh Khách sạn du lịch

3. Khái niệm về kinh doanh Khách sạn.

4. Đặc điểm về kinh doanh Khách sạn.

5. ý nghĩa của hoạt động kinh doanh Khách sạn.

III. sự hấp dẫn về kinh doanh Khách sạn

1.Khách sạn với sự kiện lịch sử.

2. Khách sạn nơi đầy nhộn nhịp.

3. Khách sạn - Hí viện.

4. Một thành phố trong một thành phố.

5. Nghề nghiệp.

IV. Tổ chức hoạt động kinh doanh trong Khách sạn

1. Tổ chức quản lý.

2. Tổ chức hoạt động kinh doanh buồng ở.

3. Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống

4. Tổ chức hoạt động quản lý kỹ thuật

CHƯƠNG III. Thực trạng việc tổ chức hoạt động kinh doanh của Trung tâm thực hành nghề khách sạn trong những năm gần đây.

.

 

I. Quá trình hình thành và phát triển

1. Hoàn cảnh ra đời và phát triển.

 

 

 

2. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm

3. Vai trò và vị trí của Trung tâm thực hành nghề khách sạn.

4. Tổ chức bộ máy quản lý và mối quan hệ trong trung tâm.

 

5. Kết quả hoạt động của Trung tâm trong những năm qua.

 

II. Thực trạng quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh tại Trung tâm.

 

 

1. Đặc điểm về dịch vụ tại Trung tâm thực hành nghề khách sạn

2. Quá trình đón khách.

 

 

3. Quá trình phục vụ khách.

 

4. Tiến hành thủ tục thanh toán.

 

5. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh.

 

III. Đánh giá về quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh tại Trung tâm thực hành nghề khách

sạn.

 

Chương III. Một số ý kiến ban đầu về giải pháp nhằm cải tiến tổ chức hoạt động kinh doanh tại Trung tâm thực hành nghề khách sạn.

 

1. Bối cảnh chung của ngành kinh doanh Khách sạn.

 

2. Một số ý kiến đóng góp về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động kinh doanh tại Trung tâm thực hành nghề khách sạn.

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp tổ chức hoạt động kinh doanh tại Trung Tâm thực hành nghề khách sạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. + Phòng loại 2 giống như phòng loại 1 nhưng giảm đi máy điện thoại trong phòng tắm. 2.2 Khu vực nhà hàng và quầy bar. Khu vực nhà hàng và quầy bar là cơ sở để học sinh thực hành các nghiệp vụ bàn, bar, pha chế Cocktail, đồng thời là khu kinh doanh các dịch vụ ăn uống đáp ứng nhu cầu phục vụ khách trong và ngoài Trung tâm, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các loại tiệc lớn. Trung tâm có hai nhà hàng: Một nhà hàng lớn 150 ghế ngồi và một nhà hàng nhỏ 50 ghế, bàn ghế trong phòng là đồ gỗ bọc đệm hoa màu vàng nhạt rất lịch sự và sang trọng. Nhà hàng có khả năng phục vụ các loại tiệc á, tiệc âu phục vụ các món ăn đặc sản do đội ngũ đầu bếp có kinh nghiệm của Trung tâm và đặc biệt là của trường chế biến. Ngoài ra, Trung tâm còn có 2 quầy bar phụ vụ nhu cầu khách trong và ngoài Trung tâm về các loại rượu, các loại Cocktail và các loại nước giải khát. Một quầy bar đặt cạnh nhà hàng và một quầy bar đặt cạnh sảnh tiếp tân. 2.3 Khu vực bếp Khu vực bếp là khu vực được Trung tâm đầu tư để cho học sinh của trường thực hành nghiệp vụ chế biến món ăn, và khai thác sản phẩm dịch vụ của Trung tâm để phục vụ nhu cầu cho khách trong Trung tâm và ngoài Trung tâm. Khu vực bếp sản xuất của Trung tâm được trang bị rất hiện đại và đồng bộ từ khâu bảo quản lưu trữ nguyên vật liệu, với hệ thống kho làm lạnh đến các khâu sơ chế rau quả và các loại hải sản, các loại thịt, gia cầm. Khâu chế biến và hệ thống bếp, lò nướng có khả năng chế biến các món ăn với số lượng lớn, đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng và tiêu chuẩn vệ sinh cao, đáp ứng nhu cầu của nhà hàng và có thể đáp ứng nhu cầu của dân cư trong thành phố về một số loại thực phẩm như khoai tây rán, các loại kem... 2.4 Khu vực giặt là Khu vực giặt là của Trung tâm được trang bị hệ thống máy giặt khô và là hơi cũng như giặt là ướt hiện đại có khả năng phục vụ yêu cầu giặt là của Trung tâm, của khách trong và ngoài Trung tâm. 2.5 Khu vực phục vụ các dịch vụ bổ sung khác. Trung tâm có hai sân Tennis nằm trong khuôn viên, xung quanh có cây xanh với tán cao che mát. Sân được xây dựng và trang bị trang thiết bị hiện đại, khán đài với sức chứa 400 chỗ ngồi đủ tiêu chuẩn phục nhu cầu tập luyện của khách trong và ngoài Trung tâm, cũng như tổ chức thi đấu. Bên cạnh khu vực thi đấu là khu vực căng tin cung cấp các dịch vụ như cho thuê vợt, bán hàng, bán nước giải khát. Về dịch vụ tắm hơi và massage: Trung tâm có 9 phòng massage và 1 phòng được sử dụng làm phòng xông hơi theo thiết kế của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra Trung tâm còn có khu Saunna, phòng karaokkke phục vụ nhu cầu lành mạnh của khách về nghỉ ngơi, giả trí và phục hồi sức khoẻ. 3.Vai trò và vị trí của Trung tâm thực hành nghề khách sạn. 3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Trung tâm thực hành nghề khách sạn là mô hình thí điểm đầu tiên về trường khách sạn, là một đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ, thực hiện cơ chế tài chính hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước và sự phân cấp quản lý của hiệu trường Trung học nghiệp vụ Hà Nội. *Trung tâm có các chức năng sau: - Trung tâm thực hành nghề khách sạn là cơ sở dạy thực hành của trường Trung học nghiệo vụ du lịch Hà Nội. Với cơ sở vật chất Trung tâm sẵn có Trung tâm tổ chức dạy thực hành cho học sinh về các nghiệp vụ khách sạn và du lịch: lễ tân, lữ hành, chế biến món ăn, phục vụ bàn, bar, buồng. - Bên cạnh đó Trung tâm còn tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng thực hành nghiệp vụ du lịch, khách sạn cho cán bộ công nhân viên trong ngành và phục vụ các nhiệm vụ khác của ngành khi có yêu cầu. - Trên cơ sở điều kiện vật chất kỹ thuật sẵn có Trung tâm đã tận dụng để kinh doanh tạo ra nguồn thu và môi trường cho đào tạo. Với phương thức hoạt động của cơ sở “đào tạo sự nghiệp” có thu Trung tâm thực hành nghề khách sạn đã áp dụng cơ chế lấy thu bù chi, đồng thời xây dựng và tổ chức kế hoạch, phương án nhằm khai thác dịch vụ của Trung tâm. Ngoài ra Trung tâm cũng luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng và hoàn thiện dần cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách, để thu hút lượng khách lớn, thường xuyên tạo ra nguồn thu và môi trường cho học sinh thực hành nghề nghiệp. * Nhiệm vụ của Trung tâm. - Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo thực hành cho học sinh trên cơ sở chương trình kế hoạch của trường, học sinh được thực hành tại Trung tâm từ những công việc đơn giản nhất đến thực hành nghề nghiệp cụ thể của mình, gắn với việc đào tạo lý thuyết với thực tiễn để tạo cho học sinh ý thức trách nhiệm nghề nghiệp và kỹ năng, kỹ xảo nghề. - Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng thực hành nghiệp vụ du lịch, khách sạn cho cán bộ công nhân viên trong ngành theo kế hoạch được giao. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác dịch vụ của Trung tâm, coi trọng chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, tạo nguồn khách lớn và thường xuyên để học sinh có môi trường thực hành nghề nghiệp. Cụ thể hơn, Trung tâm thực hành nghề khách sạn có nhiệm vụ giao dịch và ký kết hợp đồng với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhằm không ngừng thu hút khách, tổ chức tuyên truyền quảng cáo để mở rộng và khẳng định vị trí của Trung tâm. Thực hiện các cam kết hợp đồng với các tổ chức kinh tế khác trên phương diện cạnh tranh lành mạnh. - Quản lý chặt chẽ vốn, tài sản, tạo nguồn thu để hỗ trợ công tác đào tạo của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành khách sạn, du lịch. Đồng thời thường xuyên thực hiện các biện pháp quản lý lao động nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức tác phong...xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm, tinh thông nghề nghiệp gương mẫu trong công tác đào tạo và phục vụ đào tạo. Tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên của Trung tâm. - Xây dựng đội ngũ bảo vệ thường xuyên trong Trung tâm để đảm bảo trật tự an toàn, an ninh cho khách, cán bộ công nhân viên. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Trung tâm với các cơ quan, tổ chức hữu quan tại địa phương. - Trung tâm thực hiện đúng pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước và quy chế của Nhà trường. Là mô hình thí điểm đầu tiên về trường Khách sạn, Trung tâm đã hoạt động và cố gắng không ngừng để nâng cao danh tiếng, uy tín của trường và nghành. 3.2 Lĩnh vực hoạt động Mô hình trường Khách sạn mới đang được thí điểm nên còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa nhiệm vụ chính của Trung tâm vẫn là đào tạo thực hành cho học sinh trong trường. Quan điểm của ban lãnh đạo vẫn là lấy thu bù chi, kinh doanh Khách sạn để tạo ra nguồn thu và hơn hết là để tạo ra môi trường thực tế cho học sinh thực hành các nghiệp vụ của mình, thông qua hoạt động của các dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Trung tâm thực hành nghề khách sạn đã tạo ra các dịch vụ như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. - Dịch vụ lưu trú: Trên cơ sở 102 phòng trước đây của Khách sạn Hoàng Long, Trung tâm thực hành nghề khách sạn đã cải tạo và nâng cấp thành 87 phòng trong đó có 10 phòng đặc biệt, 17 phòng loại 1 và 60 phòng loại 2. Với quy mô khá lớn và trang thiết bị tiện nghi Trung tâm đã thoả mãn được nhu cầu nghỉ ngơi của mọi đối tượng khách hàng và tạo được nguồn thu tương đối lớn trong tổng doanh thu. - Dịch vụ ăn uống: Trung tâm có 2 phòng ăn loại lớn là 150 ghế ngồi và loại nhỏ có 50 ghế ngồi để phục vụ với từng đoàn khách có số lượng khác nhau. Trung tâm có đội ngũ đầu bếp lành nghề có thể phục vụ hội nghị, hội thảo, tiệc cưới với số lượng khách đông, cũng có thể phục vụ khách mời ăn uống để thảo luận công việc làm ăn - ký kết hợp đồng. Dịch vụ ăn uống trong Trung tâm nhằm phục vụ khách lưu trú tại Trung tâm và khách từ ngoài có nhu cầu về ăn uống và đặt tiệc. Hỗ trợ cho dịch vụ này là bộ phận bar và bếp. Thực đơn các dịch vụ ăn uống có đầy đủ các món ăn từ bình dân đến các món đặc sản cao cấp, các món ăn Âu, á... nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Về đồ uống Trung tâm có 2 bar để phục vụ cho khách, chủ yếu là các mặt hàng chuyên bán như: Rượu, Bia, và nước giải khát các loại, ngoài ra vẫn có các loại đồ uống tự pha chế theo yêu cầu của khách như : Cà phê, nước quả các loại... - Các loại dịch vụ bổ sung khác: Trung tâm có khu vực bán hàng mỹ nghệ giúp khách có thể mang những món đồ lưu niệm có ý nghĩa về cho người thân. Ngoài ra Trung tâm còn có các khu vui chơi giải trí lành mạnh như: karaoke, giặt là, vật lý trị liệu, tắm hơi....để tạo cho khách cảm giác vui vẻ và thoải mái trong những ngày khách lưu trú tại Trung tâm. Trung tâm cũng phục vụ cả khách bên ngoài có nhu cầu vui chơi, giải trí với mức giá cả phải chăng. Với hai sân Tennis đạt tiêu chuẩn quốc tế, được xây dựng và trang bị trang thiết bị hiện đại, khán đài với sức chứa 400 chỗ ngồi đủ tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu tập luyện của khách trong và ngoài Trung tâm, cũng như tổ chức thi đấu, Trung tâm đã thu hút được lượng khách khá lớn và góp phần làm tăng doanh thu nhằm cải tiến cơ sở vật chất và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. 4. Tổ chức bộ máy quản lý và mối quan hệ trong Trung tâm. * Sơ đồ tổ chức bộ máy: Hình 1: Vị trí của Trung tâm thực hành Nghề khách sạn trong tổng thể trường du lịch ơTổ chức chính trị pháp luật Phòng đầu tư XDCB trường trung học nghiệp vụ du lịch Hà Nội Đảng uỷ Công đoàn {Đoàn thanh niên CSHCM Phòng đào tạo Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức Phòng hành chính QT Ban ngoại ngữ Ban lễ tân Ban lữ hành hướng dẫn Ban bàn, bar, buồng Ban chế biến món ăn Trung tâm tư liệu thông tin Trung tâm bồi dưỡng cán bộ Trung tâm thực hành nghề khách sạn Các hội đồng Giám Đốc Trung tâm Phó Giám Đốc phụ trách ứng dụng Phó Giám Đốc phụ trách đào tạo Tổ kế toán Tổ bảo vệ Tổ kế hoạch đào tạo Tổ Hành chính Bộ phận Marketing Bộ phận dịch vụ giải trí Bộ phận buồng mẫu Bộ phận giặt là Bộ phận buồng KTX Bộ phận bàn Bar Bộ phận Bếp Bộ phận Lữ hành Cơ cấu tổ chức nhân sự của TrungTâm được xây dựng theo mô hình trực tuyến - chức năng. Đây là cơ cấu tổ chức rất linh hoạt, nó đảm bảo tính thống nhất trong bộ máy quản lý, đồng thời vẫn phát huy được khả năng sáng tạo của từng bộ phận, từng cá nhân. Với cơ cấu này Trung tâm đã tập trung được các nhân viên giỏi về từng lĩnh vực, trong từng bộ phận, bên cạnh đó có thể tạo điều có thể tạo ra điều kiện cho nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên mô, hoàn thiện tốt nhiệm vụ của mình. Ban lãnh đạo Trung tâm được tổ chức thành các phòng ban chuyên trách, đứng đầu là Giám đốc. Các phòng ban hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, tuy nhiên các bộ phận lại có sự phối hợp linh hoạt, thông tin liên hệ khá chặt chẽ nhằm đảm bảo phục vụ các các nhu cầu của khách thu hút khách về Trung tâm. * Giám đốc Trung tâm. Giám đốc Trung tâm là người đứng tên cho tài khoản của Trung tâm, trực tiếp quản lý - điều hành tàon bộ hoạt động của Trung tâm theo điều lệ và quy chế của trường, đồng thời chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và kết quả hoạt động đó. - Phó Giám Đốc Trung tâm phụ trách đào tạo: Do giám đốc Trung tâm đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm. Phó giám đốc hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám Đốc và chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo thực hành cho học sinh, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thực hành nghiệp vụ du lịch, Khách sạn cho cán bộ công nhân viên trong ngành theo yêu cầu của nhà trường. * Phó Giám Đốc Trung tâm phụ trách ứng dụng, khai thác. Chịu sự phân công của Giám Đốc Trung tâm, xây dựng và tổ chức kế hoạch kinh doanh, tạo nguồn thu và môi trường thực tế cho đào tạo. 4.2 Các bộ phận tác nghiệp. - Tổ hành chính quản trị: Là bộ phận tham mưu cho ban Giám Đốc về công tác quản lý lao động, thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, y tế...Quản lý về công tác hành chính, văn thư, công tác quản trị như: Mua sắm hàng hoá, vật tư, trang phục, vệ sinh môi trường, vườn hoa, cây cảnh...Bộ phận này chịu trách nhiệm kiểm tra bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật, theo dõi số lượng, chất lượng tài sản và tổ chức sửa chữa thay thế khi thấy cần thiết. - Tổ kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các nguồn thu - chi, quản lý vốn - tài sản, theo dõi cấp phát hàng hoá vật tư, thực hiện hạch toán kinh tế theo phân cấp của trường. Ngoài ra còn tham gia khai thác nguồn thu, lập kế hoạch tài chính phục vụ cho kế hoạch sản xuất, dịch vụ, kế hoạch sửa chữa, thay thế tài sản và luôn đảm bảo nguồn tài chính cho công tác đào tạo. - Tổ kế hoạch + Đào tạo: Trên cơ sở kế hoạch nhà trường giao, tổ chức thực hiện và phân phối học sinh thực hành ở các bộ phận. Theo dõi, giám sát kỹ năng giảng dạy của giáo viên và khả năng nắm bắt, thực hành nghiệp vụ của học sinh. Có thể trực tiếp tham gia giảng dạy theo chuyên môn và sự phân công của Trung tâm. - Tổ bảo vệ: Hoạt động liên tục 24/24h để đảm bảo trật tự, an toàn về người và tài sản của Trung tâm, của khách cũng như của tất cả học sinh. 4.3 Khối thực hành nghiệp vụ. Do tính chất đặc thù của Trung tâm (hoạt động khách sạn để tạo môi trường thực tế cho học sinh học thực hành mà không nhằm mục đích lợi nhuận), hơn nữa đây là mô hình đầu tiên mang tính chất thử nghiệm nên nhiệm vụ của các giáo viên và nhân viên là hết sứ khó khăn. Một mặt phải tổ chức tiếp nhận học sinh vào thực hành tại các bộ phận, ứng dụng ngành nghề phù hợp với chuyên môn được giao, bên cạnh đó phải coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng để tạo ra nguồn thu và môi trường cho hoạt động đào tạo. Hiện tại Trung tâm có 112 cán bộ công nhân viên, trong đó có 24% nhân viên có trình độ đại học, những nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách đều có trình độ trung cấp hoặc sơ cấp và có khả năng giao tiếp thành thạo ít nhất một ngoại ngữ. Các bộ phận khác, nhân viên đều qua các lớp nghiệp vụ cơ bản có kinh nghiệm trong công tác. Trung tâm cũng luôn có những chính sách khuyến khích công nhân viên chức tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là kỹ năng sư phạm nhằm thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm là hướng dẫn học sinh của trường thực hành nghiệp vụ. Nhận thức được những khó khăn do đặc thù của ngành mang lại, tất cả các cán bộ công nhân viên cũng như học sinh đều cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Giữa ban lãnh đạo và các bộ phận cũng luôn có sự liên hệ chặt chẽ, đảm bảo cho sự vận hành thông suốt của bộ máy quản lý nhằm cung cấp chất lượng đào tạo cũng như chất lượng dịch vụ ở mức độ tốt nhất có thể. 5. Kết quả hoạt động của Trung tâm trong những năm qua. Một vài năm trước đây khi cung về Khách sạn không đủ cầu, các Khách sạn không chú ý đến yếu tố chất lượng, thì trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển với tốc độ cao củ cung nhưng cầu về Khách sạn tăng chậm đẩy ngành kinh doanh Khách sạn tới những khó khăn. Kinh doanh Khách sạn phải đương đầu với sự cạnh tranh khá lớn. Trung tâm thực hành nghề khách sạn với tính chất là quy mô thí điểm đầu tiên về trường Khách sạn và mang bản chất đặc thù là hoạt động Khách sạn để tạo môi trường thực tế cho học sinh thực hành mà không nhằm mục đích lợi nhuận, vì vậy có những khó khăn riêng đồng thời cũng phải chịu những khó khăn chung của ngành mang lại. Tuy nhiên ban lãnh đạo cũng như toàn bộ công nhân viên của Trung tâm đã luôn cố gắng để tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả. Dưới đây là một số bảng số liệu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong một vài năm trước đây: Bảng1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm qua một số chỉ tiêu cơ bản (từ năm 1995 - 1997) Đơn vị tính: Triệu đồng -% stt Các chỉ tiêu 1995 1996 1997 Năm 96/95 (±) Năm 97/96 (±) Đvị trđ ± % Đvị trđ ± % 1 Tổng doanh thu 3500 2500 1800 -1000 -28,5 -700 -28 2 Giá vốn 577 398 219 -179 -31 -179 -50 3 Lãi gộp 2923 2102 1581 -821 -28 -521 -24,7 4 Tổng chi phí 2366 1629 1294,9 -737 -31,1 -334,1 -20,5 5 LN trước thuế 557 473 286,1 -84 -15 -186,9 -39,5 6 Tổng khoản nộp NS 509 438,35 263 -71,35 -14 -175,3 -40 7 Lợi nhuận sau thuế 48 34,65 23,1 -12,65 -26,7 -11,55 -33,3 8 Tổng quỹ lương 60 50,58 44,1 -9,15 -15,2 -6,75 -13,3 9 Tài sản có 6300 6300 6300 10 Tỷ suất LN/ DT(%) 1,37 1,38 1,28 11 Tỷ suất LN/Squỹ lương (%) 8,0 68,1 52,4 12 Tỷ suất LN/Tài sản có 0,67 0,55 0,36 Nguồn số liệu trong bảng được lấy ra ở Tổ kế toán của Trung tâm. Qua bảng số liệu ta tính ra được các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm, xét trong ba năm từ năm 1995 đến năm 1997. * Tổng doanh thu: - Năm 1995 doanh thu đạt được là: 3.500.000.000đ - Năm 1996 doanh thu đạt được là:2.500.000.000đ - Năm 1997 doanh thu đạt được là:1.800.000.000đ Tổng doanh thu giảm dần qua các năm, cụ thể: So sánh giữa năm 1996/1995 tổng doanh thu bị giảm đi 1.000.000.000đ, chỉ đạt 71,5(giảm 28,5%) so với doanh thu của năm 1995. Năm 1997/1996 tổng doanh thu bị giảm là 7000.000.000đ, chỉ đạt 72% (giảm 28%) so với doanh thu của năm 1996. Như vậy cả 3 năm liên tiếp hoạt động của Trung tâm đều đem về lợi nhuận. Năm 1995 cứ 100đ doanh thu thì đem lại 1,37đ lợi nhuận, năm 1996 cũng xấp sỉ cứ 100đ doanh thu thì đem lại 1,38đ lợi nhuận, năm 1997 cứ 100đ doanh thu thì đem lại 1,28đ lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận tương đối đồng đều qua 3 năm đã chứng tỏ Trung tâm có một kế hoạch chi phí tương đối hợp lý với khả năng và thực trạng của mình. Theo xu thế hiện nay kinh doanh Khách sạn phát triển theo hướng mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ khách. Do yêu cầu của thị trường, Trung tâm thực hành nghề khách sạn không chỉ cung cấp đv cho thuê phòng mà ngày càng đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh khác như: Khu vui chơ giải trí, vật lý trị liệu... tuy doanh thu của các bộ phận này chưa cao nhưng cũng góp phần đáng kể vào việc tăng tổng doanh thu. Bảng 2: Doanh thu và tỷ trọng doanh thu của các loại dịch vụ Đơn vị tính : triệu đồng stt ccác dịch vụ 1995 1996 1997 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Dịch vụ lưu trú 2.200 62,9 1.600 64 1.200 66,7 2 Dịch vụ ăn uống 900 25,7 600 24 370 20,5 3 Dịch vụ bổ sung 400 11,4 300 12 230 12.8 4 Tổng doanh thu 3.500 100 2.500 100 1.800 100 Nguồn số liệu trong bảng được lấy ở tổ kế toán của Trung tâm. Nhìn vào bảng ta thấy: Doanh thu về dịch vụ lưu trú luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là dịch vụ ăn uống và cuối cùng là dịch vụ bổ sung. Năm 1995 dịch vụ lưu trú là 62,9%, dịch vụ ăn uống là 25,7%, dịch vụ bổ sung là 11,4%. Đến năm 1996 dịch vụ lưu trú là 64% (tăng 1,1%)và đến năm 1997 thì tăng lên 66,7%, dịch vụ ăn uống năm 1996 là 24% thì đến năm 1997 chỉ còn là 20%. Các dịch vụ bổ sung đến năm 1996 chiếm 12% và năm 1997 chiếm 12,8% trong tổng doanh thu. Qua phân tích số liệu ta thấy tỉ trọng trong ngành kinh doanh của Trung tâm hầu như chỉ tăng giảm với tỷ trọng rất nhỏ. Con số tăng giảm đó nói lên rằng dịch vụ khách hàng ưa thích nhất vẫn là dịch vụ lưu trú. Dịch vụ ăn uống đang dần dần mất lòng tinvới khách hàng, Trung tâm nên có những biện pháp để thu hút khách hàng bằng giá cả và chất lượng. Còn về các dịch vụ bổ sung, tuy còn chiếm tỷ trọng rất thấp nhưng lại có chiều hướng tăng lên. Theo xu thế hiện nay việc mở rộng quy mô kinh doanh cho các dịch vụ ngày càng thích ứng với nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung thì tổng doanh thu giai đoạn 1995 - 1997 của Trung tâm thực hành nghề khách sạn bị giảm xuống chủ yếu là do số lượng khách sạn nhiều nhưng lượng khách thì hạn chế. Môi trường kinh doanh Khách sạn không thuận lợi, nhiều Khách sạn phải giảm giá, áp lực cạnh tranh tăng, đã tác động đến khả năng thu hút khách hàng về Trung tâm. Hơn nữakể từ cuối năm 1995, các cơ sở kinh doanh của Trung tâm lần lượt đi vào cải tạo nâng cấp nên khả năng hoạt động rất hạn chế. Từ năm 1998 trở đi, Trung tâm hoạt động như một đơn vị hành chính sự nghiệp, lấy thu bù chi. Dưới đây là bảng tổng kết hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong 2 năm 1998 -1999. Bảng 3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm (năm 1998 -1999) Năm Chỉ tiêu 1998 I II III IV V 1.Tổng DT 831.777.601 238.327.566 323.241.265 530.917.855 661.893.864 1.754.830.550 - Kinh doanh lưu trú 636.666.420 129.249.934 188.381.390 278.355.597 398.780.193 934.704.033 - Kinh doanh ăn uống 111.098.280 70.197.517 88.655.323 270.188.810 174.42.009 540.3613.659 - Kinh doanh dịch vụ ạ 84.012.901 38.880.115 46.267.633 45.445.448 184.471.622 297.062.858 2. Công suất phòng BQ 45% 32% 3.Giá phòng BQ 100.000 120.000 4.Nộp NS 115.353.113 143.139.118 5.Tổng số lao động 111 114 6.Tiền lương BQ 330.000 290.000 Nguồn số liệu lấy trong bảng được lấy từ tổ kế toán của Trung tâm. Qua bảng trên ta thấy: - Về doanh thu: Tổng mức doanh thu năm 1999 so với năm 1998 tăng 110,9% trong đó doanh thu của các lĩnh vực cụ thể tăng: + Kinh doanh lưu trú tăng 16,8% + Kinh doanh ăn uống tăng 486,6% + Kinh doanh các dịch vụ bổ sung tăng 353,9% Một tronh những nguyên nhân làm cho doanh thu của Trung tâm tăng nhanh trong năm 1999 so với năm 1998 là: Năm 1998 Trung tâm đang tiến hành sửa chữa nâng cấp lại toàn bộ cơ sở hạ tầng đến tháng 9/1998 mới hoàn tất. Bên cạnh đó nguyên nhân chủ quan là do đội ngũ cán bộ công nhân viên của Trung tâm đã năng động tìm tòi và không ngừng nỗ lực học hỏi để nâng cao chất lượng phục vụ. Hơn nữa năm 1999 nước ta cũng như các nước trong khu vực đang dần ổn định sau cuộc khủng hoảng kinh tế và từng bước phát triển ổn định, nhu cầu du lịch nghỉ ngơi cũng theo đó tăng lên. Công suất sử dụng phòng năm 1999 so với năm 1998 có giảm 13%, một phần do xu thế chung, một phần do việc mở rộng quy mô của Trung tâm mang lại. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng phòng cũng như các dịch vụ kèm theo đã nâng giá phòng của Trung tâm lên tới 20%. Trong hai năm 1998, 1999, Trung tâm đi vào đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nên thời gian hoạt động là rất ngắn. Và mặc dù chưa tạo ra lợi nhuận như với vị thế và khả năng của mình, trong thời gian tới Trung tâm sẽ là nơi thu hút khách lớn và đem lại lợi nhuận cao, cũng như tạo ra môi trường thực tế sôi động cho học sinh thực hành. II. Thực trạng quá trình tổ chức kinh doanh tại Trung tâm. 1. Đặc điểm về dịch vụ kinh doanh tại Trung tâm thực hành nghề khách sạn. Trung tâm thực hành nghề khác sạn là một bộ phận của trường du lịch Hà Nội được thự hiện nhằm mục đích là tạo điều kiện, môi trường thực tế cho học sinh của trường thực hành nghiệp vụ. Do vậy, việc khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động của Trung tâm nhằm thu hút khách hàng là nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm nhằm phục vụ mục đích trên. Sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm là sự kế hợp giữa điề kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, tiện nghi của Trung tâm với sự phục vụ của nhân viên Trung tâm va học sinh của trường. Trong điều kiện có sự tham gia của học sinh vào quá trình phục vụ khách, thì việc đảm bảo chất lượng phục vụ của Trung tâm là công việc hết sức khó khăn. Do học sinh chưa có kỹ năng thực hành thuần thục, khả năng giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình phục vụ uy tín của Trung tâm, đặc biệt là trong việc thu hút các nguồn khách có khả năng thanh toán cao. Bảng số liệu sau đây cho ta nắm bắt một phần nào nguồn khách của Trung tâm. Bảng 4: Số lượng khách lưu trú tại Trung tâm. Số lượng khách Tỉ lệ khách theo quốc tịch 1995 1996 1997 1998 1995 1996 1997 1998 Khách QT 4.900 2.060 1.120 540 13 5,3 10 95 Khách nội địa 32.100 35.540 1.080 5.246 87 94,7 90 91,5 Tổng 37.000 38.600 11.200 5.640 100 100 100 100 Nguồn số liệu của bảng được lấy từ tổ kế toán của Trung tâm. Qua bảng trên ta thấy: Khách đến Trung tâm chủ yếu là khách nội địa, chiếm đến 90% lượng khách lưu trú tại Trung tâm. Nguồn khách nội địa thường có thời gian lưu trú ngắn, trung bình từ một đến hai ngày. Nguồn khách du lịch vãng lai đến nghỉ tại Trung tâm thuê phòng có nửa ngày với mức giá bằng 2/3 giá cả ngày. Khách du lịch thuần tuý do công ty lữ hành gửi đến có khả năng thanh toán cao, thời gian lưu trú dài ngày tại Trung tâm rất ít. Do đó chỉ tiêu trung bình cho một ngày khách thấp vì thời gian lưu trú của khách ngắn, khách ít tiêu dùng dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung tại Trung tâm. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống của Trung tâm chủ yếu là từ việc nhận tổ chức tiệc cho các hội nghị của các cơ quan trong và ngoài ngành du lịch, tiệc cưới. Qua phân tích ta cũng nhận thấy sản phẩm dịch vụ của Trung tâm chư có điều kiện để hoàn chỉnh, chất lượng cũng như đồng bộ. Hơn thế nữa, như đã nêu ở trên, trong quá trình thực hành nghiệp vụ của học sinh, học sinh không thêr tránh khỏi những sai phạm, điều đó không thể chỉ ánh hướng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ mà còn là nhân tố làm tăng chi phí và do đó làm tăng giá cả sản phẩm dịch vụ của Trung tâm, đặc biệt là sản phẩm của nhà bếp và quầy bar. Tuy nhiên, yêu cầu của khách về sản phẩm dịch vụ thì ngược lại: Yêu cầu về chất lượng, về yếu tố thẩm mỹ, nghệ thuật của khách hàng là rất cao nhằm thoả mãn những nhu cầu đặc t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0040.doc
Tài liệu liên quan