Đề tài Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn

Mục lục

Phần mở đầu 1

I. Đặt vấn đề 1

II. Quan điểm nghiên cứu của đề tài. 2

III. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 2

1.Đối tượng nghiên cứu: 2

2.Khách thể nghiên cứu: 3

3.Phạm vi nghiên cứu: 3

IV.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 3

1.Mục đích nghiên cứu: 3

2.Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

2.1.Nghiên cứu lý luận: 3

2.2.Kết luận và khuyến nghị. 3

V. Phương pháp nghiên cứu: 4

Phần nội dung 5

I. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu. 5

1.Lịch sử phát triển các phương pháp tiếp cận TC trong tham vấn trên thế giới. 5

1.1.Những tiền đề: 5

1.2. Sự ra đời và phát triển của tham vấn. 10

2. Lịch sử tham vấn Việt Nam. 17

II/ Các khái niệm liên quan của đề tài. 20

1. Khái niệm tham vấn. 20

1.1.Thế nào là tham vấn? 20

1.2. Phân biệt tham vấn với tư vấn (Consultant), cố vấn. 22

2. Khái niệm nhà tham vấn (NTV): 26

3. Khái niệm thân chủ và vấn đề của thân chủ 26

3.1. Con người cân bằng . 27

3.2. Khái niệm thân chủ: 29

3.3.Vấn đề của thân chủ. 29

4. Mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ. 30

5.Khái niệm phương pháp tiếp cận. 32

5.1.Khái niệm phương pháp: 32

III.Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn. 32

1. Một số học thuyết nền tảng. 32

1.1.Thuyết Maslow về nhu cầu của con người: 32

1.2. Thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erick Erickson. 35

2.Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn. 38

2.1.Phương pháp tiếp cận nội tâm: 39

2.1.1.Phương pháp tiếp cận tâm động học. 40

2.1.2. Phương pháp tiếp cận nhân văn - hiện sinh 58

2.1.3. Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức 81

2.2. Phương pháp tiếp cận ứng xử (hành vi) 96

IV/ Triển khai các phương pháp tiếp cận TC vào ca tham vấn Việt Nam. 113

Phần kết luận và khuyến nghị 132

I/Kết luận : 132

II/ Khuyến nghị: 132

Phần phụ lục 149

Phụ lục 1: Các từ viết tắt 149

CA 2 : Ca tham vấn qua điện thoại 04/05/2003 - So sánh với ca Ănggien 154

 

 

doc143 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch đối xử của NTV không bị xem như một đe doạ. NTV phải tránh cho TC ngay cả những dọa nhỏ nhất không phải vì sự nhạy cảm quá độ với TC mà vì nếu NTV có thể giải thoát TC hoàn toàn khỏi những đe doạ bên ngoài thì TC có thể bắt đầu cảm được và đối phó với những xung đột nội tâm mà họ thấy bị đe doạ trong chính bản thận họ. 9. NTV phải giải thoát TC khỏi cái sợ bị người khác đánh giá. Một sự đánh giá tích cực về lâu về dày cũng mang tính đe doạ như một đánh giá tiêu cực vì bảo cho một người biết là họ tốt ngụ ý rằng mình cũng có quyền nói họ xấu. Do đó, NTV càng giữ mối quan hệ ngoài vòng phê phán và đánh giá thì càng dễ cho TC đạt tới lúc nhận ra rằng khả năng và trách nhiệm nằm trong chính họ. Điều này sẽ giúp TC được tự do để trở thành người chịu trách nhiệm cho chính mình. 10. NTV phải coi TC như một người đang trong tiến trình trưởng thành chứ không bị trói buộc bởi quá khứ của TC và quá khứ của bản thân NTV. NTV sẽ hạn chế khả năng thay đổi của TC nếu trong cuộc gặp gỡ NTV đối xử với TC như một đứa bé ấu trĩ, một học sinh dốt hay một người bị bệnh thần kinh. NTV phải thừa nhận tất cả tiềm năng của TC, nhận thấy trong họ, hiểu biết trong họ con người mà họ đã được tạo dựng để trưởng thành. Những yêu cầu mà C. Rogers đưa ra đối với NTV đã đóng góp lớn lao cho việc xây dựng những phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp cho nhà tham vấn và nghề tham vấn như trung thực, thấu cảm trọn vẹn, tôn trọng, chấp nhận TC, tin vào khả năng giải quyết của TC.... Sau đây là một số đánh giá về phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân: Về ưu điểm, phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân có cách nhìn lạc quan và tập trung vào mối quan hệ nhân văn giữa NTV với tư cách là chuyên gia chăm dưỡng và TC như một chủ thể, chuyên gia giỏi nhất với vấn đề của chính mình nên đem lại nhiều hiệu quả lớn lao: TC được hoàn toàn tôn trọng, chấp nhận từ phía NTV. Do đó ở họ có sự hài lòng thoải mái trong vô thức, được tự do bày tỏ bản thân. Họ cảm nhận được giá trị, sự độc lập, tiềm năng riêng của mình trong việc tự giải quyết vấn đề và trở nên tự tin, cởi mở hơn. Sự lắng nghe, thấu cảm của NTV giúp TC xả trừ những xúc cảm tiêu cực, tạm thời thoát khỏi "mớ rối" hay khủng hoảng cảm xúc. Điều đó đồng nghĩa với việc tin tưởng, chia sẻ, bộc lộ hết những vướng mắc của mình, tạo được sự tỉnh táo để nhận ra bản chất vấn đề của mình. Kỹ thuật lắng nghe tích cực, phản hồi của NTV giúp TC tự mình trải nghiệm, đương đầu với cảm xúc, vấn đề của mình, chấp nhận chúng, tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất với khả năng của mình, tự chịu trách nhiệm với bản thân. Mối quan hệ trợ lực trong quá trình tham vấn giúp TC tự rút ra được kinh nghiệm cho mình, tự thân nhận thấy tiềm năng lớn mạnh trong mình, không những giải quyết thành công vấn đề hiện tại mà còn có khả năng đương đầu với những khó khăn sẽ xảy ra trong tương lai. Về nhược điểm: Yêu cầu cao, khắt khe, khó khăn đối với NTV, NTV phải đảm bảo rất nhiều những tiêu chuẩn khác nhau, đòi hỏi cần có cả tư chất và sự dày công thực hành học hỏi. Phương pháp này khó có thể đánh giá tác động thực tế mà TC đạt được. Đối với người có khả năng bộc lộ cảm xúc của mình và trình bày vấn đề của mình kết quả sẽ tốt hơn. Bây giờ chúng ta cùng nhau phân tích xem Carl Rogers đã triển khai những lý thuyết của mình vào công tác trợ giúp cho thân chủ như thế nào qua trích đoạn một ca tham vấn ông đã tiến hành với TC Gloria, một phụ nữ li dị chồng đến tham vấn để có lời khuyên về việc một hình ảnh mà bà đã phóng chiếu về đứa con gái 9 tuổi của mình, kể cả những mối quan hệ của bà với đàn ông. Quá trình tiếp xúc với nhà tham vấn đã làm rõ ràng hơn về những gì sâu xa mà Gloria đang tìm kiếm. - TC: Ông đã biết là tôi đã nghĩ gì. Tôi cảm thấy ngốc nghếch khi nói “ thưa ngài, thật là tốt được nói chuyện với ngài. Thật là thiếu sót khi tôi không thể nói với cha tôi như tôi đã nói với ngài. Tôi muốn tôi có thể nói “ tôi thích ngài là cha tôi”.Tôi cũng không hiểu vì sao đIều đó lại đến với tôi. - NTV: Đối với tôi, bà sẽ là một người con gái tử tế. Nhưng cái bà thiếu thật sự là việc cởi mở với ngay cả chính mình phải không?( ở đây, Carl Rogers đã bày tỏ sự thông cảm , chấp nhận suy nghĩ và tình cảm của TC. Ông đã sử dụng kĩ thuật phản hồi để giúp TC đương đầu với sự yếu kém của mình) - TC: Phải, tôi không có thể. Tuy nhiên tôi không trách bố tôi. Tôi không cho rằng mình cởi mở hơn mà ông đã không cho phép. Ông ta không bao giờ lắng nghe tôi nói như là ông đã làm mà không phản đối hoặc hạ thấp tôi. (TC tự nhận thấy sự lắng nghe và tôn trọng vô điều kiện mà NTV đã dành cho mình). Tôi đã nghĩ đến điều này hôm trước. Tại sao tôi phải hoàn hảo như vậy? Tôi đã hiểu vì sao lúc nào cha tôi cũng muốn tôi phải hoàn hảo. Lúc nào tôi cũng phải tốt hơn. Vâng, tôi thiếu điều này. (TC tự nhận ra vấn đề của mình qua sự trợ giúp của NTV). - NTV: Bà cố gắng trở thành người con gái như ông ta mong muốn?( Carl Rogers đã sử dụng kĩ thuật phản hồi tóm lược những gì TC đã trình bày bằng một câu hỏi để TC xác định rõ ràng hơn về vấn đề của mình). - TC: Và đồng thời tôi cũng chống đối. Chẳng hạn tôi có ý muốn viết cho cha tôi một bức thư hôm trước để nói cho ông rõ tôI là người hầu bàn, điều mà ông phản đối, và ban đêm tôi ra khỏi nhà. Bùng nổ và “đánh” ông ta : Bố yêu con như thế nào hôm nay? Và ở khía cạnh khác, tôi muốn bố chấp nhận tôi và yêu tôi. Tôi muốn nói là tôi muốn biết bố có yêu tôi thực sự không? - NTV: Bà muốn tát ông ấy để nói với ông ấy là: “ bố nhìn xem, chính vì vậy mà hiện nay con thế này?( Carl Rogers đã phản hồi tóm lược cảm xúc chính của TC lúc này). - TC : Vâng “ bố đã yêu con, bố biết kết quả ra sao?” nhưng ông biết đấy điều thực sự tôi muốn là bố nói với tôi là “ Bố biết rồi, con thân yêu ạ và dù thế nào bố cũng yêu con” - NTV: Tôi cho rằng bà khó chịu bởi vì bà tưởng rằng ông ta ít có cơ may nói lên đIều đó.( C.R. đã phiên dịch cảm xúc hiện tại của TC, giúp TC đương đầu với chúng) - NTV: Không, tôi không nói đâu. Ông ta không nghe tôi. Tôi đã trở về cách đây hai năm để nói với ông là tôi yêu ông ấy biết bao nhiêu nhưng tôi cũng sợ ông ấy bấy nhiêu. Ông ta không nghe tôi. Ông ta nói những đIều như: Con thân yêu, con biết là bố yêu con, là lúc nào bố cũng đã yêu con. Ông ta không nghe. - NTV: Ông ta xưa nay chưa bao giờ hiểu bà và yêu mến bà và chính điều này đã khiến cho bà khóc( C.R. bày tỏ sự thấu cảm của ông với TC) - TC: Tôi không hiểu điều đó vì sao. Ông biết là khi tôi nói điều này, người ta nói là tôi đi trên mây. Nhưng tôi ngồi yên lặng trong một phút tôi có cảm giác là tôi bị một vết thương sâu trong thâm tâm. Tôi có cảm giác là người ta đánh lừa tôi. - NTV: Thật là dễ dàng hơn nhiều khi người ta ở trên mây bởi vì lúc đó người ta không cảm thấy trống rỗng hoặc vết thương sâu xa trong mình.( C.R. thực hiện phản hồi thông cảm với nhưng cảm xúc của TC, để TC thấy rằng ông đang ở đây, lắng nghe và cảm nhận vấn đề của TC như nhưng gì mà bà ta đang cảm thấy) - TC: Vâng và vẫn còn ở đấy.Tôi cảm tưởng đây là một đIều tôi phải chấp nhận, cha tôi không phải là người mà tôi yêu. Tôi yêu một người nào đó dễ hiểu và dễ yêu mến hơn. Ông ta yêu tôi nhưng không phải cách để có thể cộng tác, trao đổi.( TC đã mạnh dạn đương đầu với cảm xúc thực sự của mình) - NTV: Bà cảm thấy là ông ta thường xuyên lừa dối bà? - TC: Chính vì vậy tôi muốn có những người thay thế. Chính vì vậy mà tôi muốn nói chuyện với ông và tôi yêu những ai mà tôi có thể kính phục,các bác sĩ, và tôi có cảm thấy có thể là trong thâm tâm khiến cho chúng ta rất gần gũi nhau, điều đó đã đem lại cho tôi một người cha thay thế ( qua sự bộc lộ này của TC chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả của mối quan hệ nồng ấm mà CR. đã tạo dựng được với TC trong suốt quá trình tham vấn) - NTV: Tôi không cảm thấy là bà muốn thử xem tôi đóng vai trò này. - TC: Nhưng ông không thực sự là cha tôi. - NTV: Không, tôi muốn nói về mối quan hệ thân thiết. - TC: Ông biết đấy, tôi không cho đó là sự kiêu kì bởi vì tôi không thể hi vọng được gần gũi với ông như vậy. Ông không biết tôi nhiều đâu. - NTV: It nhất tôi cũng có thể nói như vậy, đó là điều tôi cảm thấy.Và trong lúc này, cảm thấy rất gần gũi với bà…( C.R. đã bày tỏ một cách trung thực cảm xúc của bản thân với TC vào lúc này). Ca tham vấn trên cho thấy sự tôn trọng vô điều kiện, sự tập trung cao độ vào thân chủ và sự áp dụng những kĩ thuật tham vấn hết sức tự nhiên của NTV.Tất cả những điều đó đều hướng đến mục tiêu giúp cho TC thăm dò những thái độ, những tình cảm sâu kín hơn để khám phá ra những khía cạnh còn giấu kín ở TC mà trước đây TC đã không hề hay biết, từ đó TC tự thừa nhận mình có khả năng tự đưa ra những xét đoán và nhất là rút ra kết luận về những cảm xúc, vấn đề của mình,đi đến những giải pháp tối ưu cho mình.Như thế quá trình tham vấn đã thành công, đã trợ giúp cho TC mạnh lên để có thể đương đầu với những vấn đề hiện tại cũng như những biến thể của chúng trong tương lai.( Trích ca trong {31}) - Phương pháp tiếp cận Gestalt Phương pháp Gestalt được một số nhà TLH Đức khởi xướng, đặc biệt là Fritz Perls (1893-1970). Đó là hệ thống cách thức tham vấn nhấn mạnh đến tính thống nhất giữa yếu tố cơ thể (sinh lý) và yếu tố tâm lý tạo ra con người với tư cách là một chỉnh thể. Do đó nó còn được gọi là phương pháp tiếp cận cấu trúc. Perls không chủ trương quá nhấn mạnh về quá khứ của TC. Ông cho rằng nên dành sự chú ý vào kinh nghiệm hiện tại nhiều hơn là quá khứ của TC và TC nên nhận trách nhiệm về tình trạng hiện tại chứ không nên phiền trách người khác hoặc quá khứ của mình. Perls tập trung cao vào ý thức của TC về sự liên hệ của cảm giác, những rung động tình cảm và tư tưởng. Bằng cách khuyến khích TC tiếp xúc đầy đủ với kinh nghiệm hiện tại của bản thân "ngay lúc này và tại đây" ông tin rằng ông có thể giúp TC hoàn thành "công việc còn dở dang", tách lọc mối rối tình cảm, đạt được điều mà người ta gọi là Gestalt (sự đồng bộ), hay là các kinh nghiệm "mừng rỡ" và như thế TC cảm thấy hoà nhập hơn.{30, 66-67} Sở dĩ TC có vấn đề về tâm lý là do nhân cách của họ không tạo thành một thể thống hợp, một cấu trúc (Gestalt). ở một số lớn những người này sự thất vọng cá nhân là do những xung đột vô thức gây ra ngăn cản họ tiếp xúc được với một số tình cảm, ý nghĩ của mình. Phương pháp Gestalt thúc đẩy con người sống trong huyễn tưởng, đóng vai trò một số nhân vật trong mộng của mình, ý thức được những xúc cảm giọng nói, những vận động đôi bàn tay và đôi mắt của họ, khám phá những cảm giác cơ thể cho đến lúc đó họ không hay biết, tất cả tìm cách kết nối những yếu tố khác nhau đó lại và khiến cho con người đạt được sự ý thức toàn vẹn về bản thân. Mục đích của tham vấn theo phương pháp này là đưa lại cho con người một sự hài hoà, sẵn sàng có khả năng đề cập bất kỳ tình huống nào trong khi biết rõ ràng cái gì mình muốn làm chứ không phải những gì mình phải làm hoặc sẽ phải làm nếu như.... Phương pháp Gestalt muốn trở thành một phương pháp nhằm đạt đến sự giải phóng và tự chủ của nhân cách, giúp cho TC tự biết mình. Tham vấn theo phương pháp Gestalt sử dụng những kĩ thuật sau đây{40}: Những bài tập nhận thức: NTV yêu cầu TC nhắm mắt lại và trải nghiệm tất cả cảm xúc, suy nghĩ và tình cảm đang hiện hữu. Điều này cho phép TC có thể nhanh chóng đạt đến những cảm xúc hoặc suy nghĩ ẩn giấu, phòng vệ khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ bên ngoài để lẩn tránh những tình cảm bên trong chúng ta. Bày tỏ cái tôi: Một trong những cơ chế phòng vệ thường thấy ở TC là sự phóng chiếu vào người hoặc đồ vật.NTV sẽ khuyến khích TC bày tỏ cái tôi của mình bất cứ khi nào có thể để TC không còn phóng chiếu mà thể hiện đúng với bản thân mình; làm thế nào để thay vì kêu lên rằng "thế giới này thật tồi tệ" thân chủ sẽ nói "tôi tồi tệ, tôi không chịu trách nhiệm vì sự hạnh phúc của tôi", nghĩa là TC chấp nhận cái tôi của mình như những gì mà nó hiện hữu. Kỹ thuật cường điệu hoá: NTV yêu cầu TC phóng đại một từ, một cụm từ hoặc một hành vi không lời mà NTV tin rằng nó có ý nghĩa ẩn chứa. Ví dụ một TC cảm thấy mình vô dụng sẽ có thể được yêu cầu tưởng tượng mình trở nên vô dụng hơn và đạt đến những từ mà TC thấy không thể vô dụng hơn được nữa. TC nói "tôi cảm thấy cả thế giới trên đôi vai mình” thì NTV phải tiếp tục thăm dò để có thể tìm ra thế giới ở đây đại diện cho những yêu cầu mà TC cảm thấy đang đặt vào mình. Sự khảo sát sâu hơn cho thấy đó là cách mà TC đổ lỗi cho người khác vì sự bất lực phải ngừng thi hành nhiệm vụ của anh ta (cô ta) Kỹ thuật chiếc ghế trống: kỹ thuật nổi tiếng và phổ biến này của Gestalt được nhiều người áp dụng. NTV yêu cầu TC tưởng tượng ra ai đó hoặc một phần của bản thân ngồi trên chiếc ghế trống. NTV sau đó giúp tạo lập một đoạn hội thoại giữa TC và "người khác" này để gợi mở những vấn đề bên trong TC bằng cách khiến cho TC tưởng tượng anh ta đang nghĩ hoặc muốn nói chuyện với người đó và yêu cầu TC hãy nói với chiếc ghế (tức là nói chuyện với người đó), nhấn mạnh những tình cảm mà anh ta cần bày tỏ hoặc những ý nghĩ mà trước đó vì những lý do nào đó anh ta chưa dám nói ra. Sau đó TC phải tưởng tượng có sự đáp lai của người đó, lắng nghe họ trong sự tưởng tượng và trả lời mạnh dạn, thẳng thắn như anh ta nghĩ. Mặc dù đây là một bài tập đóng vai tưởng tượng nhưng mỗi người thử nghiệm đều ngạc nhiên với những lời đã thốt ra và ngạc nhiên với những tình cảm mà mình "thừa nhận". Kỹ thuật này giúp TC nói riêng và con người nói chung hiểu rõ cái gì mình cảm nhận vào thời điểm hiện tại và bằng cách nào những trải nghiệm cá nhân này chi phối cuộc sống của bản thân. Mặt khác, nó còn giúp TC xả trừ những bực bội bên trong. Đóng vai phóng chiếu: Khi một cá nhân có những cảm xúc mạnh mẽ về người khác hoặc một điều khác thì NTV có thể yêu cầu họ tạo ra một sự bày tỏ cái tôi về người hoặc điều đó. Giả thuyết được đưa ra ở đây là những cảm xúc mạnh mẽ về bản thân. Hãy tưởng tượng một TC bày tỏ rằng cô ta không tin vào đàn ông trong các mối quan hệ sẽ nói rằng "Tôi không tin vào bản thân trong các mối quan hệ với đàn ông", tức là cô ta đã chấp nhận những kém cỏi của bản thân. Chuyển những câu hỏi vào sự bày tỏ bản thân: những TNV Gestalt cho rằng tất cả các câu hỏi đều được đặt ra để che dấu sự thể hiện bản thân của một người nào đó. Vì thế NTV phải yêu cầu TC chuyển những câu hỏi vào sự bày tỏ bản thân. Hãy tưởng tượng một TC hỏi: "Tại sao con người lại không quan tâm đến sự thiếu hụt tài chính?" sẽ chuyển thành: "Tôi cảm thấy tình hình tài chính không an toàn - thực tế tôi cảm nhận được sự không an toàn một cách cảm tính." Những kỹ thuật khác: Giả định rằng các cá nhân luôn có xu hướng trốn tránh trách nhiệm, phóng chiếu lên người khác và tìm cách không liên hệ với những cảm xúc được che dấu, những NTV Gestalt sử dụng rộng rãi các kỹ thuật khác nhau để đưa TC đi đến sự tự nhận thức. Ví dụ họ khuyến khích TC sống với cảm xúc, lột tả những phần khác nhau của những ước mơ của họ, tạo nên sự bày tỏ bản thân, khẳng định rằng họ chịu trách nhiệm với hành vi của họ và thể hiện những hình vi đối nghịch hay triệu chứng nhờ đó mà họ được biểu lộ. Phương pháp tham vấn Gestalt đề ra những yêu cầu rõ ràng cho các NTV khi thực hiện công việc trợ giúp cho TC: NTV phải trao cho TC sự phản hồi trực tiếp về hành vi không dùng lời như đã được quan sát trong quá trình tham vấn. Điều này giúp TC lưu ý tới những cảm nghĩ đã bị dồn nén hoặc tới sự đề kháng. NTV phải mời TC tiếp xúc và mô tả các xúc cảm và liên hệ các xúc cảm này với những rung động tình cảm và tư tưởng. NTV phải khuyến khích TC nói về cái tôi, nhận lấy trách nhiệm về các hành động của mình. NTV phải thăm dò các đối cực của bản ngã bằng cách đưa nó về với yếu tố để không cực nào bị loại trừ. NTV phải khuyến khích TC đóng vai chính mình và vai một người quan trọng khác và tạo nên sự đối thoại giữa họ và người kia. NTV phải giới thiệu quan niệm về "kẻ thắng , người thua" và khuyến khích TC diễn vai đối thoại giữa các phần này của bản ngã. NTV phải giúp TC tìm hiểu các giấc mơ của họ. Sau đây là một số nhận xét về phương pháp Gestalt : Phương pháp Gestalt là một cách tiếp cận TC chủ động trực tiếp của NTV và có nhiều mục đích giống như phương pháp tập trung vào cá nhân nhưng đưa TC đến sự trưởng thành bằng nhiều cách khác nhau, nên có những ưu và nhược điểm sau: Về ưu điểm, trong tham vấn Gestalt, TC được khuyến khích nói về cảm xúc, rung động tình cảm giúp cho họ giải toả cảm xúc và trải nghiệm cảm xúc trong tình huống của mình; TC được đóng các vai khác nhau tạo nên cái nhìn toàn diện về vấn đề của mình, đi đến khả năng chấp nhận thực tế, chấp nhận hoàn cảnh; TC tự đi đến khả năng khám phá bản thân, hiểu mình hơn, chấp nhận cái đang/ hiện có của bản thân. Phương pháp Gestalt giống như phân tâm chú trọng vào sự giác ngộ và giải quyết những xung đột nội tâm nhưng giống phương pháp tập trung vào cá nhân là tìm cách dẫn TC đến đương đầu với cuộc sống một cách có ý thức và hiệu quả. Về nhược điểm: Tham vấn theo phương pháp này khó thực hiện với những người ít có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ; các kỹ thuật đóng vai có thể giúp hiểu rõ yếu tố duy trì rối nhiễu, hiểu rõ vấn đề những rất khó thực hiện được với người lớn; chưa khuyến khích khả năng đề ra phương án giải quyết vấn đề của TC. Để trợ giúp cho TC, NTV theo phương pháp Gestalt không giải thích những sự việc cho TC biết nhưng tạo cho họ cơ hội tự hiểu mình và tự khám phá ra mình trong tình huống hiện nay để làm nổi lên cái Gestalt “ ở đây và bây giờ”.Chúng ta cùng xem NTV( ở đây chính là Frédérick Perls) tiến hành công việc tham vấn của mình như thế nào: “- TC: Lúc này tôi đang sợ hãi( cười) - NTV: Bà xem, bà đang sợ hãi nhưng bà lại mỉm cười. Tôi thật không hiểu vì sao bà có thể vừa sợ hãi vừa cười được. (NTV tấn công vào sự mâu thuẫn giữa hành vi và lời nói của TC để TC thấy đối mặt với sự mâu thuẫn đó- cụ thể là hành vi không vững vàng “ nói là sợ nhưng lại mỉm cười”) - TC: Tôi có những điều nghi ngại, tôi tin rằng ông có thể hiểu tôi nhiều. Tôi nghĩ rằng ông biết… Khi nào tôi sợ hãi, tôi cười hoặc làm một cái gì đó ngu xuẩn để che dấu sợ hãi. - NTV: Mỗi chúng ta đều có những lúc như vậy đấy.( NTV bày tỏ sự chấp nhận và thông cảm của mình đối với TC) - TC: ờ! Tôi không biết. Tôi ý thức rất rõ là ông đang ở đấy. Tôi sợ là, ờ, tôi sợ là ông tấn công trực tiếp và ông sẽ dồn tôi “vào một góc”. Tôi sợ điều đó. Tôi thích là ông đứng về phía tôi ( TC bày tỏ sự sợ hãi của mình với những người khác không đứng về phía bà ta nói chung nhưng ngay lúc này nỗi sợ hãi đó lại đang được phóng chiếu vào NTV) - NTV: Bà nói là bà sợ tôi dồn bà vào một góc và do vậy bà đã đặt tay lên ngực?( NTV đặt câu hỏi tiếp cận với TC trên cả hai bình diện cảm xúc và hành vi đang diễn ra) - TC: Chà! - NTV: Cái góc của bà là đó ư? - TC: Đúng, như là…Vâng…Đó là điều tôi sợ, ông biết đấy. - NTV:Bà thích đi đâu? Bà có thể mô tả các loại góc mà bà muốn đến không?( NTV dùng ngay từ của TC để diễn tả cho bà ta thấy NTV hiểu điều bà muốn ám chỉ) - TC: Vâng, đó là cái góc sau,ở đó tôi được hoàn toàn bảo vệ( TC đã bày tỏ nhu cầu thực tế của mình là muốn được an toàn ) - NTV: Bảo vệ khỏi tôi? - TC: Vâng, tôi biết là tôi sẽ không thực sự như vậy, nhưng tôi sẽ cảm thấy an toàn hơn. - NTV: Tại sao lại đi vào góc đó?ở đây bà được an toàn. Bà sẽ làm gì trong góc đó? - TC: Tôi sẽ ngồi - NTV: Bà ngồi ở đó? - TC: Vâng - NTV: Bà sẽ ngồi ở đó bao lâu? - TC: Tôi không biết. Nhưng thật là buồn cười nói đến nó, điều đó nhắc tôi khi tôi còn bé. Mỗi khi tôi sợ tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi vào một góc. Tôi kinh hoàng nhưng…( TC tự phát hiện ra hành vi của mình hiện nay chính là hành vi vẫn thường được bà ta sử dụng để bảo vệ mình khỏi những nỗi sợ hãi ) - NTV: Bà đang là một bé gái?( câu hỏi tấn công vào cảm xúc hiện tại của TC) - TC: Không, không, nhưng có tình cảm như vậy. - NTV: Cuối cùng bà bao nhiêu tuổi? - TC: 30 - NTV: Vậy bà không phải là một bé gái? - TC: Không, không phải - NTV: O.K. Vậy bà là một cô gái ba mươi tuổi đang sợ một chàng trai như là tôi? ( NTV bằng một loạt câu hỏi tưởng chừng như thừa thãi vì nhìn bề ngoài cũng có thể xác định TC không phải là một bé gái nhưng thực ra chúng rất có ý nghĩa đối với việc buộc TC phải nhìn lại bản thân, thấy được những đIều bất hợp lý trong nỗi sợ hãi của mình) - TC: Tôi không biết nữa. Tôi tưởng là tôi đang sợ ông.Thực sự tôi đang thủ thế với ông.( TC đã thừa nhận bà ta đang đề phòng với NTV chứ không phải là bà ta sợ NTV) - NTV: Tôi có thể làm gì được cho bà?( câu hỏi của NTV giúp TC xác định đâu là điều bà ta mong muốn bây giờ) - TC: Ông không làm gì được cho tôi nhưng tôi cảm thấy ngu đần và ngốc nghếch đã không có câu trả lời hay.( TC đã bắt đầu thấy trách nhiệm của mình trong vấn đề) - NTV: Có phải chính cái đó làm cho bà ngu đần và ngốc nghếch không? - TC: Tôi ghét cái đó khi tôi ngốc nghếch. - NTV: Có phải chính cái đó làm cho bà đần độn ngốc nghếch không? Tôi sẽ đặt câu hỏi một cách khác.Bà chơi trò đần độn và ngốc nghếch làm gì được tôi nào? - TC: Điều đó làm ông thông minh hơn, cao hơn tôi.Tôi phải ngẩng lên nhìn ông vì ông thông minh như vậy. - NTV: ồ - TC: Vâng. - NTV: Chính điều này bây giờ đây, bà đang nịnh tôi quá đấy - TC: Không, tôi tin là ông có thể làm điều đó một mình. - NTV: Chà! Tôi nghĩ ngược lại. Bằng cách giả làm ngu đần,ngốc nghếch bà đã tìm cách bắt tôi phải rõ ràng hơn? - TC: Ơ`! Cái đấy đã được nói với tôi trước đây khi tôi không chấp nhận ( NTV bằng những câu hỏi của mình đã điều khiển TC đi đến hiểu được sự khác nhau giữa việc chơi một trò chơi, đặc biệt là trò chơi bằng ngôn ngữ và việc có một ứng xử đáng tin cậy hơn) - NTV: Bà làm gì với đôi bàn chân của mình?( NTV quan sát một cách kĩ lưỡng biểu hiện bên ngoài của TC) - TC: Tôi đung đưa chúng.( cười) - NTV: Tại sao bây giờ bà lại đùa? - TC: Không, tôi sợ là ông không nói lại về tất cả những gì tôi đã làm. Tôi muốn là ông giúp tôi thư giãn nhiều hơn. Tôi không muốn thủ thế đối với ông. Tôi không thích ở tư thế tự vệ. Ông đã xem tôi như là cứng rắn hơn như là cái tôi vốn có, trong khi tôi muốn là ông bảo vệ tôi nhiều hơn và ông tử tế với tôi hơn.( TC đã mạnh dạn bộc lộ niềm mong muốn thực sự của mình) - NTV: Với cách mà bà cười, bà không tin tí nào những gì bà nói. ( NTV bước đầu gây sự hẫng hụt với TC khi bày tỏ có vẻ như mình không tin vào những điều bà ta nói) - TC: Không phải vậy đâu nhưng tôi hiểu ông sẽ “tóm” lấy tôi về việc đó. - NTV: Tất nhiên là như thế, bà là một kẻ bịp bợm, bà dối trá. - TC: Ông tưởng như vậy sao? Ông nói nghiêm chỉnh đấy chứ? - NTV: Vâng, bà thấy đấy, bà đã sợ và bà cười, bà nhạo báng và bà tự hành hạ mình. Đó là sự dối trá. Đó chính là cái mà tôi gọi là sự dối trá. ( ở đây NTV đã gây nên sự hẫng hụt cho TC, buộc bà ta phải đương đầu với chính mình) - TC: ồ, tôi kiên quyết chống lại. - NTV: Bà có thể giải thích được không? - TC: Vâng, thưa ông. Tôi chắc chắn là tôi không dối trá. Tôi thừa nhận điều này, điều khó khăn đối với tôi là trình bày những bối rối của mình. Tôi ghét sự bối rối nhưng tôi chống lại điều ông nói là tôi dối trá. Tôi cười lúc tôi bị bối rối hoặc lúc tôi đứng vào một góc không có nghĩa như vậy là tôi dối trá. - NTV: Tuyệt vời, bà đã không cười trong những phút vừa qua. - TC: Tôi tức giận ông đấy. - NTV: Thế là tốt, bà đã không dùng nụ cười để che dấu sự giận dữ. Vào lúc này, vào giờ phút này, bà đã không lừa dối.” Trong trích đoạn trên, chúng ta có thể thấy rõ với sự trợ giúp của NTV, TC đã tự hiểu mình, tự khám phá mình trong tình huống hiện nay, nhờ đó có thể đứng vững về mặt cảm xúc, thể hiện là mới đầu TC từ chối cuộc tiếp xúc một cách cởi mở với NTV bằng một hành vi không vững vàng (nói là sợ nhưng lại mỉm cười), dần dần thay thế bằng việc làm sáng tỏ những tình cảm, nhu cầu thực tế của mình ( được thừa nhận,được kính trọng,được người khác yêu thương và được yêu…).{31} 2.1.3. Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức quan niệm rằng con người không phải là sinh vật chủ yếu thụ động, duy nhất nằm dưới sự kiểm tra của môi trường. Cung cách con người phản ứng với các tình huống và các sự kiện gặp phải sinh ra từ sự hiểu biết và nhận thức về chúng. Khi sự hiểu biết nhận thức dựa trên các niềm tin phi lý nó thường gây ra các hỗn loạn cảm xúc và các ứng xử không thích ứng. Nói cách khác đi, chính những ý nghĩ không hợp lý hoặc tai hại đứng trước các tình huống “hoạt hoá” phần lớn chịu trách nhiệm về các rỗi nhiễu hành vi. Ngoài ra theo Rotter (1966) cung cách cảm nhận cách ứng xử của chúng ta và hậu quả của chúng tuỳ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm nhân cách của chúng ta. Như vậy, một số người thường có xu hướng gán hành động của mình với các nguyên nhân từ bên trong, một số người khác thì cho đó là nguyên nhân từ bên ngoài. Vậy hai kiểu người này khác nhau ở sự thực hiện việc kiểm soát hành động của họ, được Rotter phân biệt thành người hướng nội và hướng ngoại. Người hướng ngoại tin rằng ở mọi thời điểm họ đều có thể tác động lên môi trường và cuối cùng họ luôn chịu trách nhiệm về các điều xảy ra với họ. Đó là những người năng động, chủ động, có khuynh hướng phân tích các việc phải làm và nhìn nhận hoạt động nhằm phát hiện các yếu tố kém, các điểm mạnh của tình huống và hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn.doc
Tài liệu liên quan