Đề tài Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở Việt Nam và sự vận dụng của các phương pháp đó trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1: Lý luận chung về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. 3

1.1.Các khái niệm cơ bản và các bộ phận cấu thành nên tài sản của đoanh nghiệp. 3

1.1.1 . Các khái niệm cơ bản : 3

1.1.2.Các bộ phận cấu thành nên tài sản của doanh nghiệp 6

1.1.2.1.Bất động sản: 6

1.1.2.2.Máy móc thiết bị. 8

1.1.2.3.Tài sản vô hình. 8

1.2.Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. 10

1.2.1. Phương pháp tài sản 10

1.2.2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu. 16

Chương 2: Thực trạng áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên vào việc cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. 21

2.1. Các quy định của pháp luật liên quan đến các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp: 21

2.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 26

2.3. Thực trạng quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. 27

2.4.Thực trạng áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp vào việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. 28

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. 31

Danh mục tài liệu tham khảo 33

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở Việt Nam và sự vận dụng của các phương pháp đó trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc pháp luật thừa nhận như khế ước, giấy chứng nhận sở hữu …Bên cạnh đó, có những tài sản vô hình vô giá về giá trị như chữ “tín” trong kinh doanh. Giá trị của tài sản này không thể đo đếm được cụ thể, nhưng nó được thể hiện ở khả năng sinh lời của doanh nghiệp Tài sản vô hình có hao mòn vô hình do sự bùng nổ kỹ thuật, sự cạnh tranh quyết liệt trên thương trường ,và những yếu tố khác Thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản vô hình thường là một đại lượng biến đổi, không có định, có thể dài ngắn khác nhau, nhưng không phải là vô hạn định Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là cuộc đua không đích cuối cùng và không có người chiến thắng mãi mãi. Một nhãn hiệu có thể ngày hôm nay được ưa chuộng nhưng ngày mai có thể nó phải nhường chỗ cho nhãn hiệu khác Giá trị vô hình của các doanh nghiệp là một đại lượng có thật, có thể tính toán được, trong nhiều trường hợp nó có giá trị lớn hơn rất nhiều so với giá trị hữu hình của doanh nghiệp.Theo số liệu của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán, năm 1998 khoảng 50% - 90% giá trị do công ty tạo ra nhờ vào việc quản trị các tài sản vô hình, như vậy tài sản hữu chỉ tạo ra khoảng 10% - 15% giá trị. Sự chênh lệch này sẽ tiếp tục tăng lên khi nền kinh tế tri thức ngày trở thành một thực tế khách quan. Nắm bắt được chiều hướng giá trị tăng lên của tài sản vô hình, nhiều nước đã nhanh chóng tập trung mọi nỗ lực đầu tue cho loại tài sản này. Theo số liệu của Chính phủ Hà Lan, năm 1992, các tài sản vô hình chiếm đến 35% tổng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cũng như của tư nhân Hà Lan. Cũng trong năm 1992, tại Mỹ , vốn đầu tư cho các tài sản vô hình đã vượt vốn đầu tư cho các tài sản hữu hình. Ở Thụy Điển, nguồn vốn đầu tư cho các tài sản vô hình chiếm đến 20% GDP 1.2.Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp là một động lực để phát triển sản xuất kinh doanh và là kênh huy động vốn rất hiệu quả của doanh nghiệp. Một khâu quan trọng cần phải làm khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp là xác định giá trị của doanh nghiệp. Trên thế giới có nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhưng thực tế ở Việt Nam, Chính phủ ban hành 2 phương pháp chủ yếu xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là: phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Tuy nhiên khi xác định giá trị của các loại hình doanh nghiệp khác họ cũng áp dụng 2 phương pháp này. 1.2.1. Phương pháp tài sản 1.2.1.1. Nội dung phương pháp tài sản: Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị donah nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Đối tượng áp dụng: Là các doanh nghiệp cổ phần hóa, trừ những doanh nghiệp thuộc đối tượng phải áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp: Là thời điểm khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với trường hợp áp dụng phương pháp tài sản là thời điểm kết thúc quý gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hóa nhưng không quá 6 tháng với thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp. Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị có tính khả năng sinh lời của doanh nghiệp Căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tai thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp: Báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị của doanh nghiệp Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế Tính kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trường Giá trị quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp (vị trí địa lý, thương hiệu …) Xác định giá trị thực tế của tài sản; 1.2.1.1. Đối với tài sản là hiện vật. a)Chỉ đánh giá lại những tài sản mà công ty cổ phần tiếp tục sử dụng b)Giá trị thực tế của tài sản = Nguyên giá tính theo giá trị thị trường (x) Chất lượng còn lại của tài sản thời điểm định giá. Trong đó giá trị thị trường là: - Giá tài sản mới đang mua, bán trên thi trường bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt.Nếu là tài sản dặc thù không có trên thị trường thì tính theo giá mua mới của tài sản cùng loại, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá ghi trong sổ sách kế toán - Đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với tài sản là sản phẩm xây dựng cơ bản. Trường hợp chưa có quy định thì tính theo giá trị quyết toán công trình được cơ quan có thẩm quyền nhà nước phê duyệt Chất lượng của tài sản được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm thiết bị mới, phù hợp với các quy định của nhà nước về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành tài sản, chất lượng sản phẩm sản xuất, vệ sinh môi trường theo hướng dẫn cuẩ các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chưa có quy định của Nhà nước thì chất lượng của tài sản được đánh giá không thấp hơn 20% so với chất lượng tài sản cùng loại mua sắm mới. 1.2.1.2. Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các các giấy tờ có giá của doanh nghiệp được xác định như sau: a) Tài sản bằng tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ. b) Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhậ với ngân hàng. c) Các giấy tờ có giá thì xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giá giao dịch thì xác định theo mệnh giá trên giấy tờ 1.2.1.3. Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị doanh nghiệp được xác định theo số dư thực tế trên sổ sách kế toán sau khi xử lý như quy định tại điểm 1.2 phần B mục II Thông tư 126/2004/TT-BTC. 1.2.1.4. Các khoản phải thu dở dang: đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh, sự nghiệp được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán 1.2.1.5. Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận 1.2.1.6. Giá trị tài sản vô hình: Được xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán * Công thức tính: Giá trị thực tế của doanh nghiệp = Giá trị thị trường của tài sản hiện vật + tài sản bằng tiền + các khoản phải thu + các khoản chi phí dở dang + giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn + giá trị tài sản vô hình (nếu có ) +giá trị lợi thế kinh doanh + giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác + giá trị quyền sử dụng đất . Trong đó: Giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định như sau: Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp = Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá (x)( tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp – Lãi suất trái phiếu chính phủ có thời hạn 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp ). Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp = ( lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp / vốn nhà nước theo sổ sách kế toán bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp ) x 100%. *Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp. - Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức thuê đất: + Nếu đang thuê thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, công ty cổ phần quản lý sử dụng đúng mục đích, không được nhượng bán. + Nếu diện tích đất đã được nhận giao, đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, mua quyền sử dụng đất của các cá nhân, pháp nhân khác nay chuyển sang hình thức thuê đất thì chỉ tính vào giá trị doanh nghiệp các khoản chi phí làm tăng giá trị sử dụng đất và giá trị tài sản trên đất như chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng. - Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì việc xác định giá trị quyền sử dụng đất được tính như sau: + Đối với diện tích đất doanh nghiệp đang thuê chuyển sang hình thức giao đất: sau khi có quyết định cổ phần hóa, đồng thời với việc kiểm kê, phân loại, đánh giá lại tài sản, doanh nghiệp phải căn cứ vào điều 6 Nghị định số 17/2006/NĐ –CP của Chính phủ xác định giá trị quyền sử dụng đất phải nộp vào ngân sách nhà nước tại thời điểm thực hiện định giá . Giá trị quyền sử dụng đất xác định theo nguyên tắc trên được tính vào giá trị doanh nghiệp nhưng không tính vào vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà hoạch toán là khoản phải đóng góp vào ngân sách nhà nước + Trường hợp doanh nghiệp được giao đất xây dựng nhà, hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê và đã nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách nhà nước phải xác định lại giá tri quyền sử dụng đất theo giá của Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm thực hiện định giá nhưng không thấp hơn chi phí thực tế về quyền sử dụng đất đang hoạch toán trên sổ kế toán. Nếu giá trị quyền sử dụng đất xác định lại cao hơn chi phí thực tế về quyền sử dụng đất đang hoạch toán trên sổ kế toán thì khoản chênh lệch tăng tính vào giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nếu giá trị vốn nhà nước bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất quá cao, vượt quá quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp theo phương án phê duyệt thì phần chênh lệch được coi như là một khoản thu từ cổ phần hóa và được xử lý theo quy định tại điểm 1.3 mục IV Thông tư số 126/2004/TT-BTC. +Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa được giao đất xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê có sử dụng một phần diện tích đất là các công trình phúc lợi công cộng, bàn giao cho địa phương quản lý sử dụng thì giá trị quyền sử dụng đất được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được tính như sau: nếu bàn giao theo phương thức có thanh toán thì chỉ xác định lại giá trị quyền sử dụng đất đối với những diện tích đất doanh nghiệp được giao để kinh doanh nhà và hạ tầng để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, nếu bàn giao theo phương thức không thanh toán thì tính vào giá trị doanh nghiệp toàn bộ giá trị quyền sử dụng diện tích đất được giao sau khi trừ đi chi phí để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng đã bàn giao + Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa được giao đất xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê và đã thực hiện sự điều tiết quỹ nhà, đất theo cơ chế do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định thì giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở gái trị quyền sử dụng đất xác định lại trừ khoản thu nhập bị điều tiết. + Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa được giao đất xây dựng nhà, hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê có thực hiện chuyển giao một phần diện tích nhà cao tầng cho cơ quan khác làm trụ sở hoặc kinh doanh thì phải tiến hành phân bổ giá trị quyền sử dụng đất được xác định lại cho nhà bàn giao theo hệ số các tầng hoặc giá bán nhà của từng tầng. Hệ số do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước. + Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa được giao đất xây dựng nhà ở để bán đã tiến hành bán nhà thì được loại trừ không đánh giá đối với diện tích nhà đã bán tương ứng với số tiền thu bán nhà đã hạch toán vào thu nhập xác định kết quả kinh doanh hàng năm và nộp thuế theo đúng quy định của nhà nước Giá trị phần vốn thực tế nhà nước tại doanh nghiệp = Giá trị thực tế của doanh nghiệp – Các khoản nợ phải trả, số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có ). *Ưu, nhược điểm của phương pháp: + Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi những kỹ năng tính toán phức tạp. + Nhược điểm: Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tài sản Không loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan khi tính giá trị doanh nghiệp Việc định giá doanh nghiệp dựa vào giá trị trên sổ sách kế toán, chưa tính được giá trị tiềm năng như thương hiệu, sự phát triển tương lai của doanh nghiệp. 1.2.2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu. 1.2.2.1. Nội dung phương pháp dòng tiền chiết khấu. Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. *Đối tượng áp dụng: Là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học, và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hóa cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. * Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp: Là thời điểm khóa sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với trường hợp áp dụng dòng tiền chiết khấu là thời điểm kết thúc năm gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hóa nhưng không quá 9 tháng so với thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp. * Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp: + Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp + Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa từ 3 năm đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần. + Lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp. + Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao. * Công thức tính: + Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định như sau Giá trị thực tế phần vốn nhà nước = + + Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao, nhận thuê Trong đó: - Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại theo quy định tại điểm 5 phần A Mục III Thông tư này. Di (1+ K)i : là Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i Pn (1+ K)n : là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i:1n). Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i. n : Là số năm tương lai được lựa chọn (3 - 5 năm). Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức: D n+1 Pn = K – g D n+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1 K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức: K = Rf + Rp Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf). g: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau: g = b x R Trong đó: b là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn. R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai. Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương pháp DCF được xác định như sau: Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế phần vốn nhà nước + Nợ thực tế phải trả + Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghiệp Trong đó: Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất được giao (xác định theo quy định tại tiết a điểm 5.2 phần A mục III của Thông tư này). Chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ kế toán được hạch toán như một khoản lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, được ghi nhận là tài sản và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh không quá 10 năm kể từ thời điểm chính thức chuyển đổi sang công ty cổ phần. * Những mặt thuận lợi và hạn chế của phương pháp dòng tiền chiết khấu: DCF là một công cụ định giá đặc biệt hữu ích cho tài sản có dòng tiền không ổn định. Nhà thẩm định phải quyết định liệu phân tích DCF có phải là phương pháp thích hợp hợp nhất, là phương pháp chủ yếu, hay chỉ là phương pháp để kiểm tra. Trong thực tế, DCF tỏ ra không thích hợp để áp dụng trong việc thẩm định giá với nhà máy có đầu tư không lớn, hoặc với lượng thương mại hạn hẹp, và với các thẩm định tài chính hoặc cầm cố thông thường. Các thẩm định giá như vậy nên sử dụng chứng cứ bán thị trường có thể so sánh. Trong trường hợp việc sử dụng định gía DCF tạo ra một giá trị khác nhau quá lớn so với giá trị có được bởi chứng cứ bán thị trường, nhà thẩm định giá nên sử dụng phương pháp bổ sung phù hợp với đặc tính của tài sản. Độ tin tưởng vào kết luận cuối cùng của định giá DCF phụ thuộc vào giá trị và độ tin cậy của các giả thiết và các dự kiến đã sử dụng. Khi đó có sự khác nhau đáng kể giữa kết quả của các phương pháp thẩm định giá khác nhau, nhà thẩm định giá cần kiểm tra lại các giả thiết của DCF. Kết luận cuối cùng nên dựa vào kết quả từ việc cân nhắc hàng loạt giá trị hiện hành dựa trên sự so sánh và độ tin cậy của chứng cứ bán trực tiếp của thị trường Không nên đặt thành vấn đề coi DCF là phương pháp duy nhất có khả năng sử dụng đối với nhà thẩm định giá, mà thông thường nên thực hiện kiểm tra định giá DCF bằng phương pháp khác. Trong một số trường hợp thì có thể phương pháp định giá DCF là phương pháp duy nhất hợp lý và logic. Hiện nay, hầu hết các tổ chức đầu tư sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc đưa ra các quyết định đầu tư, vì nó cho phép họ so sánh các đầu tư theo giá trị kinh tế khi đặt ra các giả thiết về dòng tiền khác nhau. Các tổ chức đầu tư thường xác định giá họ trả cho các tài sản đầu tư chủ yếu bằng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Chương 2: Thực trạng áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên vào việc cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Ở Việt Nam, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được thực hiện chuyển đổi mô hình các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Vấn đề đặt ra hiện nay là việc xác định giá trị doanh nghiệp, phục vụ cho mục đích cổ phần hóa phải phù hợp với thị trường nhằm thất thoát nguồn vốn ngân sách nhà nước.Thời gian vừa qua, việc xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa đã được nhiều thành tựu song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa. Hiện nay, việc xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa thực hiện theo nghị định số 109/2007/NĐ –CP về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. 2.1. Các quy định của pháp luật liên quan đến các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp: Điều 27. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản 1. Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). 2. Khi cổ phần hóa toàn bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì giá trị vốn nhà nước là giá trị thực tế vốn nhà nước được xác định tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước. 3. Trường hợp cổ phần hóa công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con thì giá trị vốn nhà nước là giá trị thực tế vốn nhà nước tại công ty mẹ. 4. Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản được sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính để xác định tài sản vốn bằng tiền, các khoản công nợ nhưng phải thực hiện kiểm kê, đánh giá đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn và giá trị quyền sử dụng đất theo chế độ Nhà nước quy định. Điều 28. Các khoản sau đây không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa 1. Giá trị những tài sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 14 Nghị định này. 2. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi. 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã có quyết định đình hoãn của cấp có thẩm quyền trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. 4. Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định này. 5. Người có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét quyết định việc không tính vào giá trị doanh nghịêp để cổ phần hoá đối với các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Điều 29. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp 1. Số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. 2. Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. 3. Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá. 4. Giá trị quyền sử dụng đất được giao, được thuê và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp. Điều 30. Giá trị quyền sử dụng đất 1. Đối với diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hoá đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch; xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối (kể cả đất đã được Nhà nước giao có thu hoặc không thu tiền sử dụng đất) thì doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giao đất theo quy định của Luật Đất đai. Trường hợp doanh nghiệp đã được giao đất nay lựa chọn hình thức thuê đất thì phải hoàn tất thủ tục chuyển sang thuê đất gửi cơ quan quyết định cổ phần hoá và cơ quan quản lý nhà đất tại địa phương trước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần. 2. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá được giao đất (kể cả diện tích đất Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê kinh doanh khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và công bố. 3. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá chọn hình thức thuê đất: a) Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp; b) Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất thì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm định giá được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố. 4. Trường hợp giá đất làm căn cứ để xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm cổ phần hoá thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp; Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi đủ hồ sơ, nếu chưa nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về giá đất thì cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp được quyền tính giá trị quyền sử dụng đất, giá tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo phương án doanh nghiệp đã đề nghị nhưng không thấp hơn giá trị quyền sử dụng đất, giá thuê đất tính theo giá đất được công bố và thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết. 5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện đầy đủ trình tự và thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai trước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần. Điều 31. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp 1. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá gồm giá trị lợi thế về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển. 2. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá do cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp xem xét, quyết định nhưng không thấp hơn giá trị lợi thế kinh doanh được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Điều 32. Xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác 1. Giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác được xác định trên cơ sở: a) Tỷ lệ vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa trên vốn điều lệ hoặc tổng số vốn thực góp tại các doanh nghiệp khác; b) Giá trị vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp khác theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trường hợp chưa kiểm toán thì căn cứ vào giá trị vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất của doanh nghiệp đó để xác định; c) Trường hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở Việt Nam và sự vận dụng của các phương pháp đó trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nh.DOC
Tài liệu liên quan