Đề tài Các thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 1

1. Đầu tư xây dựng cơ bản: 1

1.1. Khái niệm: 1

1.2. Đặc điểm của đầu tư XDCB: 1

1.3. Vốn và nguồn vốn đầu tư XDCB: 2

II. CÁC THẤT THOÁT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở VIỆT NAM 2

1. Thực trạng thất thoát đầu tư trong XDCB của Việt Nam: 2

2. Nguyên nhân của thất thoát trong đầu tư XDCB ở Việt Nam: 7

3. Giải pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng thất thoát trong đầu tư XDCB ở Việt Nam 10

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. - Đầu tư XDCB có độ rủi ro khá cao vì các căn cứ chủ yếu để thực hiện đầu tư là các tín hiệu từ thị trường, mà thị trường thường thay đổi theo thời gian. 1.3. Vốn và nguồn vốn đầu tư XDCB: Nguồn lực thực hiện đầu tư XDCB là vốn. Vốn đầu tư XDCB là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn đầu tư XDCB là thuật ngữ để chỉ các nguồn tích luỹ, tập trung và phân phối cho đầu tư. Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Nguồn vốn đầu tư XDCB, trên phương diện vĩ mô, bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước bao gồm: vốn nhà nước, vốn dân doanh và vốn trên thị trường vốn. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay thương mại nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, quy mô và tỷ trọng của từng nguồn vốn có thể thay đổi nhưng để chủ động phát triển kinh tế xã hội của quốc gia theo các định hướng chiến lược và kế hoạch đặt ra, cần nhất quán quan điểm: xem vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. II. CÁC THẤT THOÁT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở VIỆT NAM 1. Thực trạng thất thoát đầu tư trong XDCB của Việt Nam: Những năm gần đây, cùng với môi trường chính trị ổn định, nền kinh tế nước ta phát triển khá mạnh (GDP) hàng năm tăng từ 7,5 - 8%. Để đạt được những thành tựu đó là do quá trình cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân, thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế... Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực thì tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản đang là vấn đề bức xúc. Chúng ta ai cũng biết, trong cả chu trình tái sản xuất xã hội, bất kỳ ở khâu nào cũng đòi hỏi phải rút ngắn thời gian, giảm tiêu hao vật lực, tài lực, tăng năng suất lao động, tiết kiệm tối đa chi phí, tăng vòng quay đồng vốn bỏ ra để đạt mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực sản xuất các nhà sản xuất phải luôn cải tiến quy trình công nghệ rút ngắn chu trình sản xuất, nghiên cứu mẫu mã, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, hạ giá thành sản phẩm; trong lĩnh vực lưu thông, các nhà kinh doanh cũng tính toán định mức dự trữ hàng hoá tối ưu nhất, giảm chi phí cho hàng tồn kho; trong xây dựng cơ bản, các nhà thầu thi công cũng luôn nghiên cứu các giải pháp công nghệ để rút ngắn thời gian thi công, giảm cho phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình; trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng, Nhà nước cũng phải tính toán một lượng tiền mặt đưa vào lưu thông hợp lý nếu thừa sẽ xảy ra tình trạng lạm phát, nếu thiếu sẽ xảy ra tình trạng thiểu phát, tất cả đều dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế; hoặc trong hoạt động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp đều luôn tìm ra các biện pháp cải tiến công tác, giảm thiểu các khâu, bước công việc, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của mình... Nói tóm lại, trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức đều cần thiết phải rút ngắn chu kỳ hoạt động của cơ quan mình, giảm thiểu chi phí gắn với việc phải bảo đảm các hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Thực tế những năm vừa qua ở Việt Nam đã cho thấy, nhiều nơi, nhiều lúc tình trạng thất thoát, đặc biệt tệ lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản đã xảy ra tương đối trầm trọng mà nhiều kỳ họp của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp đã đề cập, giải trình. Các cơ quan pháp luật, Chính phủ cũng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, xử lý, nhiều vụ án đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, nhưng vẫn còn có nhiều vụ việc, nhiều công trình lãng phí tiền bạc của ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng chưa được giải quyết một cách kịp thời, đúng pháp luật. Dư luận cảm thấy rất đau lòng khi xảy ra những công trình thiết kế không bảo đảm, thi công chưa xong thì phải sửa đổi thiết kế đến khi hoàn thành thì cũng chẳng có sử dụng; thời gian thi công công trình từ khi khởi công hoành tráng đến khi bàn giao phải mất gần chục năm trong khi nếu thực hiện đúng quy định của Nhà nước thì chỉ mất khoảng vài năm; công trình dự toán ban đầu chưa đầy chục tỷ đồng nhưng đến khi nghiệm thu hoàn thành đã vượt trên hai lần. Một điều đáng phải lên án đó là công trình mới hoàn thành tốn hàng chục tỷ đồng không sử dụng được và nếu lại phải phá đi để xây dựng ở một địa điểm khác thì cũng phải tốn mất một khoản kinh phí gần bằng khi xây. Đó chỉ là một trong vô số công trình ra đời của tệ lãng phí - bất chấp cả luật pháp và dư luận, làm cho thất thoát một lượng tiền của ngân sách rất lớn, trong khi hàng năm chúng ta phải đi vay của các tổ chức quốc tế, của các ngân hàng nước ngoài hàng tỷ USD để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, cho xoá đói giảm nghèo... Chính những công trình, dự án có số phận như: chậm hoàn thành, đầu tư không đúng, dàn trải, không kịp thời đưa vào khai thác sử dụng... một mặt làm thất thoát tiền bạc; nhưng mặt khác còn trầm trọng hơn nữa là lực cản của sự phát triển của nền kinh tế đất nước, làm giảm tốc độ tăng trưởng. Một câu hỏi đặt ra là hiện nay, mức thất thoát thật trong đầu tư XDCB ở Việt Nam là bao nhiêu? Theo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, chỉ số ICOR (tỷ lệ % vốn đầu tư bỏ ra để tạo ra một đơn vị % gia tăng GDP) của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Giai đoạn 2001 - 2005, chỉ số này ở Việt Nam là 5, trong khi các nước khác chỉ là 2,4.  Còn nhớ Giáo sư David Dapice (đại học Harvard) đã từng tính toán, với tốc độ đầu tư cao như Chính phủ đã báo cáo thì tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam phải đạt mức 9 - 10%. Cũng theo vị giáo sư này, nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư tài chính công của Việt Nam thấp như vậy là do việc quản lý chi tiêu ngân sách có vấn đề. "Tỷ lệ thất thoát, lãng phí vốn đầu tư hàng năm của Việt Nam phải lên tới hàng tỷ USD", Giáo sư Dapice ước tính. Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Ngân sách của Quốc hội Đặng Văn Thanh cũng khẳng định, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn diễn ra hầu như trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư. Nếu chỉ lấy con số thất thoát, lãng phí là 15% với dao động 3% như đề tài đánh giá tỷ lệ lãng phí, thất thoát do Tổng hội xây dựng Việt Nam báo cáo, thì con số tuyệt đối đã lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Song, nhiều ý kiến khác vẫn cho rằng con số thực tế còn cao hơn nữa. Chính phủ thừa nhận, hiện tại vì chưa thể kiểm toán, thanh tra đánh giá toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng nên chưa thể khẳng định chính xác con số thất thoát mà dư luận lâu nay đề cập.  Sau đây là một số kết quả kiểm toán, thanh tra các dự án đầu tư XDCB ở Việt Nam trong thời kỳ 2001-2005: - Kết quả kiểm tra năm 2002 của 995 dự án với tổng vốn đầu tư 20.736 tỷ đồng, đã phát hiện sai phạm về tài chính và sử dụng vốn đầu tư là 1.151 tỷ đồng, bằng khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư các công trình được kiểm tra. Riêng 17 công trình do Thanh tra Nhà nước thực hiện kiểm tra phát hiện sai phạm tài chính lên tới 13%. Đó là chưa kể đến các lãng phí lớn do chậm triển khai công trình và nhất là do sai sót trong chủ trương đầu tư mà hiện chưa có cách đánh giá thống nhất. Năm 2003, Thanh tra nhà nước đã thanh tra 14 dự án lớn với tổng mức đầu tư 8.193 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn thanh tra là 6.450 tỷ đồng. Tổng sai phạm về kinh tế và lãng phí vốn đầu tư được phát hiện là 1.235 tỷ đồng, chiếm khoảng 19% số vốn được thanh tra. Năm 2004, kế hoạch vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 249 - 255 ngàn tỷ đồng (vốn nhà nước trong đó khoảng 138,5 ngàn tỷ đồng), tăng 15 - 16% so với năm 2003 và bằng 36% GDP. Trong đó, tổng vốn đầu tư được phân về các địa phương quản lý là trên 31.000 tỷ đồng, chiếm trên 60% vốn đầu tư từ ngân sách. Vốn đầu tư cho các Bộ, ngành Trung ương là 18.750 tỷ đồng, chủ yếu cũng vẫn là vốn trong nước. Điều đáng nói là nhiều dự án của các Bộ, ngành phân bổ vẫn kéo dài thời gian quy định. Bộ Giao thông Vận tải có 4 dự án nhóm B kéo dài trên 4 năm, con số này của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 8, Bộ Tài nguyên và Môi trường là 2... Nhiều địa phương vẫn tồn tại ''trống đánh xuôi kèn thổi ngược'' với các chỉ thị của Trung ương. Tỉnh Lào Cai, mục tiêu kè biên giới được giao 27 tỷ đồng thì tỉnh mới bố trí 20 tỷ đồng. Tỉnh Thái Bình được giao 15 tỷ đồng cho dự án đường 217 thì mới bố trí được 5 tỷ đồng. Có tỉnh như Long An, dự án cầu Cái Môn được giao 10 tỷ đồng chưa thấy tỉnh bố trí vốn. Trong 6 tháng đầu năm 2004, thanh tra thuộc các bộ, ngành cũng đã phát hiện sai phạm về kinh tế trị giá 539 tỷ đồng. Tuy tỷ lệ sai phạm ở những dự án được kiểm toán, thanh tra trong thời gian qua là rất lớn, nhưng theo ông Tạ Hữu Thanh - Phó ban Kinh tế Trung ương thì số vụ tiêu cực trong xây dựng cơ bản bị phanh phui thời gian qua là quá ít, thất thoát đầu tư bị phát hiện kém xa thực tế Ngoài những thất thoát xảy ra trước và trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, còn có những thất thoát xảy ra từ nội tại nguồn vốn trước khi trở thành nguồn vốn của các dự án đầu tư XDCB cụ thể, đó là: - Nợ đọng vượt khả năng cân đối của Ngân sách Đây là vấn nạn đã được đặt ra từ rất lâu nhưng vẫn tiếp diễn và ngày càng có xu hướng tăng. Sau khi rà soát lại, số nợ đọng trong đầu tư và xây dựng cơ bản vẫn còn trên 5.000 tỷ đồng; trong đó, Trung ương khoảng 2.000 tỷ và 3.000 tỷ còn lại là các địa phương. Vấn đề được đặt ra là hiện khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được 40 - 50% nhu cầu. Nguyên nhân có nhiều, nhưng điều đáng nói là các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố còn buông lỏng quản lý đầu tư và xây dựng, cơ chế quản lý thiếu chế tài ''kiểm soát và hạn chế việc phê duyệt dự án đầu tư tràn lan'' . Theo ước tính hiện có khoảng 18% dự án chậm tiến độ, mà chủ yếu là ở các địa phương. Có tỉnh như Lạng Sơn có trên 31% dự án phải điều chỉnh, thậm chí như Cà Mau có trên 69% dự án vi phạm thủ tục đầu tư. Nhiều Bộ, ngành, địa phương còn tư tưởng ''nể nang'', dễ dàng với các chủ đầu tư trong việc vay mượn vốn. - Giải ngân ODA giảm dần Khối lượng giải ngân nguồn vốn ODA còn thấp so với kế hoạch, hàng năm chỉ đạt khoảng 80 - 90% mức đề ra. Đến nay mới giải ngân được 13,5 tỷ USD trên tổng số 25 tỷ USD cam kết. Tỷ lệ giải ngân giảm dần qua các năm. Khối lượng giải ngân đạt thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó, chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan như: chậm giải phóng mặt bằng; Các Bộ, ngành và địa phương bố trí không đủ vốn đối ứng, năng lực của các ban quản lý dự án ODA còn thấp, thủ tục chưa hài hoà trong và ngoài nước... Nhiều Bộ, ngành, địa phương chưa chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước mà chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn có nguồn gốc ngân sách, chưa đủ sức thu hút các nguồn vốn khác tham gia đầu tư, đặc biệt là khu vực tư nhân nên đã hạn chế rất lớn về quy mô đầu tư, nhất là đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng có khả năng thu hồi vốn. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phục hồi được tốc độ huy động cao như những năm trước đây. Hầu hết các dự án được cấp giấy phép gần đây đều có quy mô nhỏ, môi trường đầu tư tuy được cải thiện nhiều nhưng mức độ cạnh tranh so với các nước trong khu vực vẫn chưa cao và còn nhiều bất cập như: một số chính sách hay thay đổi và khó dự báo trước, có tình trạng cạnh tranh chưa hợp lý trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các địa phương.   - Một số vụ án thất thoát nghiêm trọng trong đầu tư XDCB bị phát hiện trong thời gian qua như sau: Các vụ nghiêm trọng liên quan việc thất thoát tài sản, chất lượng công trình xây dựng như: Vụ Phạm Minh Thông và đồng bọn cố ý làm trái và tham ô khi xây dựng cầu sông Hàn (Đà Nẵng); vụ khôi phục và cải tạo quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn; vụ tham nhũng, tiêu cực lớn trong ngành dầu khí; vụ thông đồng trộm cắp xi-măng tại công trình thủy điện Sơn La... Các vụ án liên quan đến đường dây chạy thầu nhiều dự án: Cung cấp vật tư thiết bị nhà máy xi-măng Hà Tiên 2; xi-măng Hải Phòng mới; xi-măng Bình Phước; Dự án Công ty cổ phần xi-măng Cẩm Phả; Dự án nhiệt điện Uông Bí 1; Dự án cấp nước 6 và 7 của các thành phố, tỉnh, thị xã, vốn vay các ngân hàng ADB và ODA của Pháp... Ở các vụ án này, đã bắt và xử lý trước pháp luật rất nhiều đối tượng, thu hàng trăm tỷ đồng, hàng chục triệu USD về cho Nhà nước. Có nhiều dự án lãng phí do sản xuất không có nguyên liệu, sản xuất thừa không nơi tiêu thụ. Như nhà máy đường Linh Cảm - Hà Tĩnh với số vốn nhiều tỷ đồng xây dựng xong phải ''nằm chờ'' vì không có nguyên liệu, phải di chuyển. Nhiều quyết định đầu tư sai quy hoạch dẫn đến sử dụng không hiệu quả, lãng phí lớn. Như ở Hà Nội, chợ đầu mối Đền Lừ, chợ đầu mối Hải Bối (huyện Đông Anh) đầu tư hàng chục tỷ đồng làm xong vắng như... chùa bà Đanh. Thậm chí có dự án lãng phí cả... 100% như công trình Nhà hát chèo Hà Nội chưa sử dụng được ngày nào đã phải phá đi xây lại''. Công trình cầu Bình Triệu II (Tp.HCM) “rơi rụng” 25,3%, công trình Bệnh viện Đa khoa Tuy Hoà (Phú Yên) “bốc hơi” 35,9%, công trình đường Thanh Yên (Kiên Giang) “ngót”  58,6%... Một số dự án thất thoát liên quan đến cơ chế xin cho như trường hợp của Chủ tịch Hội đồng dân tộc Tráng A Pao trong phiên họp của UBTVQH, đã thẳng thắn đề cập đến việc chạy dự án đầu tư xây dựng: ''Giải quyết việc gì cũng phải có màu! Tôi đã từng làm (ở tỉnh Lào Cai - NV) nên biết ''trên'' gợi ý cho ''dưới'' lên xin. Một dự án 10 tỷ nhưng chỉ mang về địa phương 8 tỷ, 2 tỷ để lại cho ''trên''! Không để lại lần sau lên xin không xong đâu!'' Cũng theo ông Tráng A Pao: ''Bộ trưởng, thứ trưởng không gợi ý nhưng vụ trưởng và chuyên viên gợi ý''. Theo tiến sỹ Phạm Minh Dũng – Tổng giám đốc Công ty Tư vấn xây dựng thuỷ lợi I: Tỷ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản tại nước ta hiện nay bình quân lên đến 30% tổng giá trị đầu tư, tức từ 20.000 đến 25.000 tỷ đồng mỗi năm. Đây quả là con số hết sức nhức nhối! Thực trạng thất thoát trong đầu tư XDCB của Việt Nam những năm qua nhìn chung là khá nghiêm trọng, tỷ lệ dự án đầu tư có thất thoát và tỷ lệ thất thoát trên tổng vốn đầu tư lớn hơn nhiều so với các nước trong khu vực và ở các nước phát triển. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải tìm ra những nguyên nhân của những thất thoát đó để có những giải pháp thích hợp. 2. Nguyên nhân của thất thoát trong đầu tư XDCB ở Việt Nam: Nguyên nhân của tình trạng thất thoát đầu tư có nhiều, thể hiện ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý đất đai chưa đồng bộ... Nghịch lý là ngay từ khâu tính toán, xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án đã thất thoát, nhiều dự án thiên về thiết kế phô trương hình thức, không phù hợp với thực tế sử dụng. Ngoài ra là 1001 những biểu hiện tiêu cực trong quản lý và thi công công trình rút ruột tiền Nhà nước, tình trạng chủ đầu tư và bên thi công móc nối, thoả thuận khai tăng số lượng, điều chỉnh dự toán rút tiền và vật tư của công trình. Tuy nhiên, với những dẫn chứng như trên, ta có thể nhận định nhận định nguyên nhân thiếu, chưa đồng bộ về văn bản pháp luật về cơ chế chỉ là nguyên nhân khách quan, dễ bị lợi dụng nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu dẫn đến lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng. Nguyên nhân về con người có chức, có quyền liên quan đến dự án đầu tư xây dựng là nguyên nhân trực tiếp nhất, chủ yếu nhất của sự lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng. Điều đó thể hiện ở: - Nguyên nhân thứ nhất: năng lực, phẩm chất đạo đức yếu kém của người làm dự án đầu tư. - Tinh thần trách nhiệm yếu kém của người lãnh đạo, của công chức, của các chủ thể thị trường: Đối với người lãnh đạo, đó là bệnh chạy theo hình thức, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật; Đối với công chức, đó là bệnh xu nịnh cấp trên, là thói quen xin-cho, hạch sách, thiếu ý thức trách nhiệm; Đối với chủ thể thị trường, đó là bệnh coi thường trách nhiệm đối với hợp đồng kinh tế, lẩn lách pháp luật, chạy theo lợi nhuận không chính đáng. - Con người bị sa sút đạo đức thể hiện dưới dạng đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng móc ngoặc, gian lận... - Năng lực yếu kém của con người trong các khâu của quá trình đầu tư. Trong đó, tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, vì lợi ích cục bộ của ngành, địa phương và vì thành tích đã có những quyết định chủ trương đầu tư sai là nguyên nhân quan trọng gây ra dàn trải, thất thoát, lãng phí không nhỏ, ảnh hưởng về lâu dài. Tuy chưa có số liệu đầy đủ nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong đầu tư và xây dựng, lãng phí ở các khâu do các quyết định không sát, không đúng chiếm khoảng 60-70% tổng số lãng phí, thất thoát. Chưa kể tình trạng cố ý làm sai, vi phạm pháp luật, vụ lợi trong đầu tư XDCB còn diễn ra ở nhiều dự án. - Lãnh đạo không ít bộ, ngành, địa phương chưa ý thức đầy đủ về những hạn chế, yếu kém của bộ, ngành và địa phương mình trong công tác quản lý đầu tư XDCB. Báo cáo của các bộ, địa phương gửi đoàn giám sát vẫn nặng về thành tích, chưa thẳng thắn nhận thức hết mức độ nghiêm trọng về các sai phạm, thất thoát trong đầu tư XDCB cũng như chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. - Nguyên nhân thứ hai: một số ngành, địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác qui hoạch, kế hoạch. Tình trạng lập qui hoạch chỉ để có đủ thủ tục xin vốn đầu tư, quyết định kế hoạch đầu tư không chuẩn bị kỹ từ trước vẫn diễn ra phổ biến. Công tác quản lý các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều yếu kém trong tất cả các khâu: từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư. - Nguyên nhân thứ ba “Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước chưa thường xuyên, liên tục (số lượng dự án, công trình được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán so với tổng số rất ít); việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết và nghiêm minh; công tác giám sát hiệu quả còn thấp”. - Nguyên nhân về cơ chế, chính sách, pháp luật đã được xếp xuống vị trí cuối cùng: sự phân công, phân cấp giữa các bộ tổng hợp với các bộ quản lý ngành, giữa bộ quản lý ngành với nhau, giữa bộ với địa phương, giữa các địa phương trong mối quan hệ vùng, lãnh thổ hiện nay chưa rõ ràng, còn chồng chéo, dẫn đến không qui rõ được trách nhiệm của bộ tổng hợp, bộ quản lý ngành và địa phương. Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ, tính pháp lý chưa cao, thiếu chế tài cần thiết... Đoàn giám sát lưu ý: hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật rất yếu; vẫn có nhiều cá nhân coi thường và vi phạm pháp luật không được xử lý nghiêm và kịp thời. Các nguyên nhân về con người và cơ chế nêu trên dẫn đến một hệ quả tất yếu là việc sử dụng vốn đầu tư, mà chủ yếu là nguồn vốn đầu tư Nhà nước kém hiệu quả rất nhiều so với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở khu vực tư nhân. Trong sơ đồ dưới đây thể hiện mối quan hệ và nguyên nhân của dàn trải, kéo dài, kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí và tổn thất vốn nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản. Bên dưới mỗi hiện tượng là các nguyên nhân trực tiếp. Như vậy, đối với mỗi hiện tượng có rất nhiều nguyên nhân, trực tiếp và gián tiếp. Từ những nhận định như vậy, tôi thấy rằng cần tập trung các giải pháp vào yếu tố con người có chức, có quyền, có nhiệm vụ trong các giai đoạn của đầu tư xây dựng cơ bản. Đó là các biện pháp giáo dục, đào tạo, quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các vụ vi phạm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung các chế tài xử phạt, xử tội đối với các vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng, lập lại kỷ cương, chấn chỉnh quản lý, nhằm chống lãng phí, thất thoát có hiệu quả… 3. Giải pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng thất thoát trong đầu tư XDCB ở Việt Nam Dựa trên những nguyên nhân đã đề cập ở mục 2, có thể đưa ra một số giải pháp như sau: 1. Quán triệt, phổ biến rộng rãi và triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Luật Xây dựng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn được ban hành kèm theo; Nghị quyết số 36/2004/QH11 kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XI về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước. 2. Tiếp tục rà soát các dự án đầu tư về quy hoạch, kế hoạch, trình tự thủ tục, tiến độ, khối lượng (bao gồm cả hiện vật và giá trị), chất lượng, cân đối vốn, dự báo cung - cầu và hiệu quả đầu tư. Đối với các dự án đang đầu tư: cân đối đủ nguồn vốn và tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để sớm đưa vào khai thác, sử dụng, đặc biệt là các dự án đầu tư trọng điểm về xi măng, điện, phát triển nhà và khu đô thị và các dự án quan trọng của đơn vị; kiên quyết đình chỉ các dự án đầu tư không có hiệu quả; nghiên cứu để có thể gọi cổ phần ngay từ khi thực hiện đầu tư đối với một số dự án có nhu cầu vốn lớn. Đối với các dự án lớn gồm nhiều dự án thành phần có thể vận hành độc lập thì nghiên cứu, tách thành các dự án độc lập để thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư: phải chọn lọc để đầu tư có trọng điểm, bảo đảm có hiệu quả, phát huy được thế mạnh, khai thác được tiềm năng và thể hiện lĩnh vực mũi nhọn của đơn vị; rà soát lại về quy hoạch, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, khả năng bố trí vốn đầu tư cho dự án; không quyết định đầu tư mới các dự án không có hiệu quả. Người quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án, đặc biệt lắm trường hợp đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, đầu tư ra nước ngoài, theo nguyên tắc "người quyết định đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả đầu tư của dự án". Rà soát, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư: đối với các dự án đầu tư đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng từ trước ngày cuối cùng của năm trước phải quyết toán trong năm ngay sau đó và gửi báo cáo lên Bộ mà đơn vị mình trực thuộc. 3. Các Cục, Vụ thuộc Bộ phải tăng cường rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật cho phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ xây dựng, đáp ứng được các nội dung, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về xây dựng. Các chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế, giám sát, nhà thầu thi công phải nghiêm túc tuân thủ và thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. 4. Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giám sát, đánh giá đầu tư; tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư thường xuyên theo quy định và có báo cáo định kỳ gửi về Bộ. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải được coi là một công việc thường xuyên, quan trọng, không thể thiếu trong quản lý đầu tư xây dựng. 5. Thực hiện tốt việc phân cấp trong nội bộ đơn vị về quản lý đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và của Bộ; thực hiện nghiêm túc các chế tài về trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư; trách nhiệm của chủ đầu tư, trực tiếp là ban quản lý dự án; của tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế kỹ thuật, tư vấn giám sát thi công, nhà thầu tham gia xây dựng về tiến độ, chất lượng công trình xây dựng và hiệu quả của dự án đầu tư, đặc biệt coi trọng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế nội bộ của đơn vị về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng đất đai phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành trong tất cả các khâu của quá trình triển khai dự án, bao gồm cả các dự án đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài, từ chủ trương đầu tư đến giai đoạn nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Các đơn vị có các dự án đầu tư phát triển nhà và khu đô thị phải kiểm tra, rà soát việc thực hiện, sửa đổi, bổ sung ngay các quy định, quy chế về bán, cho thuê nhà, đất có hạ tầng bảo đảm công khai, minh bạch, sát giá thị trường; đồng thời, phải giám sát chặt chẽ, có kế hoạch luân chuyển cán bộ quản lý dự án tại các vị trí nhạy cảm, dễ xảy ra tiêu cực. 6. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm vốn đầu tư phát triển, chương trình mục tiêu, sự nghiệp kinh tế, khoa học, ODA, sửa chữa thường xuyên... ): căn cứ kế hoạch vốn đầu tư năm đã được Bộ giao, chủ đầu tư khẩn trương tổ chức triển khai theo đúng các quy định hiện hành, xác định và báo cáo Bộ tiến độ cụ thể để triển khai dứt điểm từng hạng mục công trình sớm đưa vào sử dụng và phải được quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. Đối với các dự án quy hoạch xây dựng: Ban Quản lý dự án đầu tư khảo sát quy hoạch xây dựng, các Vụ chức năng tổ chức rà soát lại thủ tục, hợp đồng, đồng thời phối hợp với các Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án trên địa bàn để đôn đốc, hỗ trợ đơn vị được giao thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng thực hiện và tiến độ giải ngân các dự án. Đối với các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác: các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp với quy hoạch, thị trường và khả năng thực hiện dự án của đơn vị. Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư từ năm trước và phải được Bộ chấp thuận về chủ trương đầu tư trước khi lập dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10741.doc
Tài liệu liên quan