Đề tài Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương 1: Khái quát về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 1

1.1. Hoạt động xuất khẩu : 1

1.2. Hoạt động nhập khẩu : 9

 

Chương 2: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam 14

2.1. DỆT MAY : 14

2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu : 14

2.1.2. Thị trường tiêu thụ : 15

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn : 18

2.1.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : 20

 

2.2. DẦU THÔ : 22

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu : 22

2.2.2. Thị trường tiêu thụ : 23

2.2.3. Thuận lợi và khó khăn : 25

2.2.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : 27

 

2.3. THỦY SẢN : 28

2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu : 28

2.3.2. Thị trường tiêu thụ : 29

2.3.3. Thuận lợi và khó khăn : 34

2.3.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : 36

 

2.4. GIÀY DÉP : 40

2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu : 40

2.4.2. Thị trường tiêu thụ : 41

2.4.3. Thuận lợi và khó khăn : 45

2.4.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : 47

 

2.5. GẠO : 50

2.5.1 Kim ngạch xuất khẩu : 50

2.5.2. Thị trường tiêu thụ : 52

2.5.3. Thuận lợi và khó khăn : 54

2.5.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : 56

 

2.6. GỖ & SP TỪ GỖ : 60

2.6.1 Kim ngạch xuất khẩu : 60

2.6.2. Thị trường tiêu thụ : 61

2.6.3. Thuận lợi và khó khăn : 65

2.6.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : 70

 

2.7. CÀ PHÊ : 73

2.7.1. Kim ngạch xuất khẩu : 73

2.7.2. Thị truờng tiêu thụ : 75

2.7.3. Thuận lợi và khó khăn : 77

2.7.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : 80

 

2.8. HẠT TIÊU : 82

2.8.1. Kim ngạch xuất khẩu : 82

2.8.2. Thị trường tiêu thụ : 86

2.8.3. Thuận lợi và khó khăn : 88

2.8.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : 92

 

2.9. HẠT ĐIỀU: 93

2.9.1. Kim ngạch xuất khẩu : 93

2.9.2. Thị trường tiêu thụ : 95

2.9.3. Thuận lợi và khó khăn : 97

2.9.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : 100

 

2.11.CAO SU 101

2.10.1. Kim ngạch xuất khẩu : 101

2.10.2. Thị trường tiêu thụ : 103

2.10.3. Thuận lợi và khó khăn : 104

2.10.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : 107

 

2.11.ĐIỆN TỬ, LINH KIỆN, MÁY TÍNH: 109

2.11.1. Kim ngạch xuất khẩu : 109

2.11.2. Thị trường tiêu thụ : 110

2.11.3. Thuận lợi và khó khăn : 111

2.11.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : 114

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 116

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước ta có rất nhiều thuận lợi về nguồn nước, lượng mưa nhưng do nước ta nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương hàng năm xảy ra nhiều thiên tai như bão (mỗi năm nước ta phải đối diện với trên dưới 10 cơn bão lớn nhỏ), lũ lụt, nhiều năm còn hạn hán, ngoài ra miền Bắc còn có hiện tượng sương muối gây rất nhiều tổn thất trong thu hoạch mùa màng. Khó khăn về nguồn cung: nhu cầu gạo trong nước cũng như thế giới là không thể thiếu và ngày càng gia tăng. Tuy nhiên khả năng sản xuất là có giới hạn, hơn nữa hiện nay cũng có không ít những hộ nông dân vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt, đã bán đất nông nghiệp cho các tập đoàn công ty lớn xây dựng thành các khu công nghiệp, khu cao ốc cho thuê,.. làm nguồn cung giới hạn giờ lại phải đối mặt với bài toán khó khăn hơn. Khó khăn về chất lượng và giá thành: nước ta dù hiện nay đã là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan) tuy nhiên khả năng cạnh tranh của gạo nước ta với Thái Lan là một khoảng cách lớn. Phần lớn gạo ta xuất khẩu là laoij trung bình và thấp, vì vậy dù sản lượng hàng năm xuất đi trên dưới 6 triệu tấn nhưng nguồn ngoại tệ thu về vẫn không cao so với các mặt hàng như may mặc, giày dép do giá thành gạo xuất đi của chúng ta vẫn chỉ ở mức trung bình và thấp của giá thị trường. Thách thức về thị trường và thương hiệu: từ những khó khăn trên đã ảnh hưởng lớn đến thương hiệu và thị trường xuất khẩu gạo nước ta. Chúng ta chưa có một thương hiệu vững chắc cho lúa gạo nước nhà. Do đó cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế. Và do chất lượng gạo còn hạn chế nên gạo nước ta vẫn chủ yếu dừng lại ở các nước đang phát triển và các nước nghèo như các nước châu Phi là chủ yếu vì các nước này không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng. Thâm nhập vào thị trường các nước phát triển như châu Âu, EU, Mỹ,.. chúng ta luôn gặp rất nhiều những khó khăn về điều kiện chất lượng và thương hiệu. Ngoài ra với thị trường biến động hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta vẫn còn đang rất lung túng trong nắm bắt các thông tin về giá cả cảu thi trường thế giới, nhiều doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt ký kết các hợp đồng gây không ít những tổn thất về doanh thu và uy tín cho gạo Việt Nam xuất khẩu. Giải pháp Về phía nhà nước Nhà nước tiếp tục thực hiện và quản lý chặt chẽ hơn nữa công tác quy hoạch các vùng sản xuất lúa chuyên phục vụ cho xuất khẩu gạo; đầu tư vào những vùng này những tiến bộ khoa học kỹ thuật như công nghệ giống, phân bón, các kỹ thuật gieo cấy, canh tthu hoạch, các công tác thủy lợi,.. để sản xuất đạt năng suất cao nhất. Song song với việc đầu tư cho vùng sản xuất, nhà nước cũng như chính phủ và các bộ ngành cần có những chính sách hoàn thiện hươn nữa cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho công tác thu hoạch và lưu trữ gạo đạt chất lượng tốt nhất như hệ thống giao thông, nhất là giao thông từ khu vực sản xuất về kho lưu trữ, các kho bãi thu mua phải đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu về chất lượng như trang bị các thiết bị bảo quản tốt, hệ thống máy móc đo nhiệt độ, các thiết bị báo động khi có những biến động thất thường về kho bãi chứa,.. Đồng thời với những công tác trên, nhà nước cũng như các bộ ngành liên quan cũng cần phải theo dõi và phân tích thường xuyên, chính xác những biến động của thị trường thế giới,(nhất là biến động về giá và nhu cầu) để kịp thời xây dựng và thông tin đến các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu và nông dân những chính sách và kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận cho cả nhà nước, doanh nghiệp và nông dân, đạt năng suất kinh tế cao, đẩy mạnh tính cạnh tranh với các đối thủ khác trên toàn cầu. - Tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân, cho cư dân các nước có chung đường biên giới với nước ta hợp tác sản xuất tiêu thụ gạo và các loại nông sân. Hiện nay cơ chế của nhà nước về việc này đã khá rõ ràng nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu. Nếu làm tốt mỗi năm Việt Nam có thể có thêm 500.000-1 .000.000 tấn gạo. Ngoài ra, nhà nước nên vận động và khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn uy tín, ký kết cũng như thực hiện các hợp đồng đã ký kết một cách hiệu quả, đồng thời có những chế tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu với mọi hình thức, vi phạm pháp luật nhà nước nhằm đầu cơ, thu lợi riêng. Đây là hoạt dộng không những nâng cao khả năng cạnh tranh cho lúa gạo xuất khẩu Việt Nam mà còn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu Các doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà nước và bộ ngành lien quan để thực hiện kinh doanh xuất khẩu gạo đạt hiệu quả tốt nhất. Các doanh nghiệp bên cạnh cập nhật thông tin từ chính phủ và bộ ngành cần phải luôn luôn theo sát những thay đổi của những thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của nước ta, chủ động đè xuất và thực hiện, kiến nghị các giải pháp tốt nhất duy trì những thị trường chủ yếu này đồng thời mở rộng thêm nữa những thị trường mới cho lúa gạo nước nhà. Song song đó, các doanh nghiệp cần thực hiện liên kết chặt chẽ với nhau, thông tin về các phương pháp kinh doanh đạt năng suất cao, cập nhật những yêu cầu của thị trường lúa gạo thế giới,.. nhằm xây dựng thương hiệu riêng vững chắc cho lúa gạo Việt Nam bằng cách chủ động tham gia các hội chợ thương mại nông sản thế giới và khu vực, nắm bắt xu hướng giá cả gạo xuất khẩu, thực hiện các luật trong các hợp đồng thương mại song phương, đa phương của Việt Nam với các nước một cách hợp lý và chính xác tránh những sơ xuất không đáng có. Và một giải pháp nữa mà các doanh nghiệp hiện nay cần chú trọng nhiều hơn nữa đó là phối hợp với các đơn vị liên quan cũng như chính phủ thực hiện các dự án nghiên cứu, phân tích và đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong thời kỳ hội nhập. Từ đó đề ra các giải pháp cho thiết thực, hiệu quả cho xuất khẩu gạo trong nước. Một điều hết sức cẩn trọng nữa là các doanh nghiệp phải tạo liên kết với nguồn cung thật vững chắc đảm bảo sản lượng xuất khẩu trong hiện tại và trong tương lai trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhiều biến động thất thường. Do đặc điểm sản xuất lúa của Việt Nam, lượng lúa hàng hoá thường tập trung theo vụ nhất là vụ Đông Xuân ( trên 50% sản xuất gạo hàng hoá cả năm) nên cần kết hợp những hợp đồng xuất khẩu lớn, hợp đồng tập trung với các hợp đồng thương mại để chủ động đảm bảo tiêu thụ hết lúa hàng hoá kịp thời có lợi cho người sản xuất. Về phía các hộ nông dân và các ngành phụ trợ: nông dân cần theo dõi thường xuyên hơn nữa những thông tin từ các ban ngành và chính phủ về kế hoạch sản xuất. Các ngành phụ trợ như dự báo thời tiết cần cung cấp những thông tin về tình hình thời tiết biến động kịp thời để nông dân có biện pháp phòng ngừa những thiên tai, tránh những thất thoát đáng tiết trong mùa màng; ngành nghiên cứu sinh cần nghiên cứu đưa ra những loại giống phù hợp với điều kiện canh tác của Việt Nam, có khả năng chống chịu cao, các ngành hóa học cũng cần phát triển hơn nữa trong việc cung cấp các loại phân bón vừa giảm chi phí, thân thiện với môi trường vừa có hiệu quả cao trong phòng ngừa sau bệnh hại lúa; ngành cơ khí cũng cần có thêm nhiều hỗ trợ hơn nữa trong công tác thu hoạch cho nông dân, nhất là nông dân những vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu. Nhưng điều quan trọng nhất đó là tất cả các ngành,ban ngành, chính phủ cũng như các doanh nghiệp cần phải phối hợp thật nhịp nhàng với nông dân, tuyên truyền rộng rãi và hiệu quả cũng như phổ biến những kiến thức hiện đại đến nông dân. Có như vậy thì việc sản xuất lúa mới đạt kết quả tốt, xuất khẩu gạo mới được đẩy mạnh. Gỗ và sản phẩm từ gỗ Kim ngạch xuất khẩu qua các năm Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tính đến cuối năm 2009, Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung vào các thị trường trọng điểm là Mỹ (chiếm 43,35%, tăng 5,14%); Nhật Bản (chiếm 13,68%, tăng 0,64%); tiếp đến là Trung Quốc (với 7,62%, tăng 1,83%). Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam năm 2010 là 2,95 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2009, trong đó gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 2,735 tỷ USD, các sản phẩm mây tre, cói và thảm hạt đạt 190 triệu USD. Năm Giá trị Tăng trưởng (%) 2007 2,33 2008 2,82 +21,03 2009 2,58 -8,51 7 tháng/2010 1,83 +36,3 Bảng 17: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ từ 2007 - 7 tháng/2010 Nguồn: Tổng cục Hải quan Ngành gỗ đã là một trong số các ngành đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm; và liên tục có mức tăng trưởng kim ngạch ngạch 28%-35%/năm. Năm 2008 là năm đầu tiên gỗ xuất khẩu không đạt mục tiêu kế hoạch 3 tỷ USD, nhưng vẫn đạt 2,82 tỷ USD (chỉ đứng sau các mặt hàng dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, gạo; và đứng trước các sản phẩm điện tử-máy tính, cà phê,cao su, than đá, dây và cáp điện – là 11 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên), vẫn tăng 21% so với năm trước. Đáng mừng là đồ gỗ Việt Nam đã có mặt tại 120 thị trường khắp thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản….Hội đồng xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) đã đánh giá Việt Nam là nước dẫn đầu trong khối ASEAN về uy tín và mặt hàng, sản lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu. Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao… Thị trường tiêu thụ chủ yếu Chỉ trong thời gian ngắn, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc, cả về năng lực, giá trị sản xuất và thị trường xuất khẩu. Nhưng hiện tại, ngành gỗ đang đối diện với không ít khó khăn. Sự sút giảm này của ngành gỗ cũng như các ngành hàng xuất khẩu chủ lực khác là do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đặc biệt tại Hoa Kỳ nơi chiếm tới 39% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong năm 2008. Do kinh tế khó khăn, mức tiêu thụ đồ gỗ của người dân Hoa Kỳ năm 2008 đã giảm khoảng 50% so với năm trước, và 2 tháng đầu năm 2009 mức giảm nàyđã tăng thêm khoảng 12,6%.... EU, Nhật Bản, Mỹ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm hơn 70% tổng giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm hơn 37%, EU chiếm xấp xỉ 28%, Nhật Bản chiếm 13% và. Đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn là một trong những sản phẩm nội thất được tiêu thụ nhiều nhất trên các thị trường. Đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn của Việt Nam ngày càng có mặt tại các thị trường chính như Mỹ, EU và Nhật Bản và tiềm năng cho xuất khẩu sản phẩm gỗ loại này còn rất lớn cho các doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 12/2008, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nhóm mặt hàng này nhiều nhất của Việt Nam với 1,06 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp theo là thị trường EU: 795 triệu USD, tăng 24%; Nhật Bản: 379 triệu USD, tăng 23,4% ; Đức: 152 triệu USD, tăng 54,7%; Trung Quốc: 141 triệu USD, giảm 13,2%... Bảng 18: Kim ngạch xuất khẩu gỗ & các sản phẩm từ gỗ sang các thị trường từ năm 2007 - 7 tháng 2010 ĐVT: 1.000USD TT Tên nước Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 7 tháng/2010 1 Mỹ 948.297 1.063.990 1.100.184 755.537 2 Nhật Bản 307.000 378.839 355.366 188.816 3 Trung Quốc 167.779 145.633 197.904 211.704 4 Anh 173.821 197.651 162.748 93.710 5 Đức 98.250 152.002 106.047 54.912 6 Hàn Quốc 82.281 101.521 95.130 62.575 7 Pháp 82.221 101.316 70.357 39.600 8 Australia 58.909 75.427 67.492 30.751 9 Hà Lan 50.984 95.466 56.736 32.962 10 Canada 45.940 67.900 54.579 37.700 11 Khác 839.210 449.538 331.106 660.011 Tổng số 2.403.809 2.829.283 2.597.649 1.830.000 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Biểu đồ 11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ & sp từ gỗ của Việt Nam qua các năm Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam Nu Thị trường Hoa Kỳ: Từ năm 2007, Mỹ là thị trường nhập khẩu gỗ & các sản phẩm từ gỗ lớn nhất của Việt Nam. Tại thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng mạnh. Mỹ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất hàng đầu thế giới. Hàng năm Mỹ nhập một khối lượng trên 40 tỷ USD đồ gỗ và nội thất sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng 25,5% trong giai đoạn 2000 – 2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010. Năm 2007, Hoa Kỳ nhập gần 950 triệu USD (chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu ngành này của cả nước). Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này vào Hoa Kỳ đã vượt mức 1 tỷ USD (chiếm khoảng 37% kim ngạch xuất khẩu ngành này của cả nước). Thị trường EU: Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp cho Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia,… do các nước này không được hưởng GSP. EU luôn là đối tác lớn của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU trong năm 2008 đạt 791,8 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước trong năm. rong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghế khung gỗ của Việt Nam vào thị trường EU đạt cao nhất với 365 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2007 và chiếm 46,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong năm. Đáng chú ý là mặc dù xuất khẩu mặt hàng ghế khung gỗ của Việt Nam vào thị trường EU trong năm qua đã tăng khá mạnh. Tuy nhiên, nhìn lại 6 tháng đầu năm, xuất khẩu ghế khugn gỗ của Việt Nam vào thị trường này tăng tới 40% So với cùng kỳ, nhưng trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu ghế khung gỗ vào thị trường này đã chững lại, đặc biệt là mặt hàng ghế cao cấp có khung bằng gỗ và được bọc vải hoặc da, bên cạnh đó thì mặt hàng ghế giá rẻ xuất khẩu vào thị trường này vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Nguyên nhân chính là do kinh tế khó khăn nên người tiêu dùng đang dần chuyển sang sử dụng các sản phẩm giá rẻ.Tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 đạt 192 triệu USD, tăng 7,9% so với năm 2008 và chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong năm, trong khi tỷ lệ này trong năm 2007 là 28,1%. Đáng chú ý là trong 6 tháng cuối năm lượng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn loại cao cấp xuất khẩu vào thị trường EU đã giảm sút. Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn xuất khẩu chính vào thị trường EU trong năm 2008 là : bàn ghế, tủ, bàn ăn, kệ TV, kệ, Tủ búp phê, Bàn cà phê, tủ chén, tủ rượu, kệ sách… Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường EU trong năm 2008 đạt 114 triệu USD, tăng 94,8% so với năm 2007 và chiếm 14,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước vào thị trường này trong năm, trong khi tỷ lệ này của năm 2007 là 9,2%. Mặc dù tỷ trọng đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chưa cao, tuy nhiên nhìn lại những năm trước, đồ nọi thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng trong năm 2008, khi mà xuất khẩu nhóm hàng này vào thị trường Mỹ đang chững lại, thì sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường EU là tín hiệu tốt, các doanh nghiệp cần tập trung khai thác tốt nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm xuất khẩu chính vào thị trường EU trong năm 2008 là: giường và các bộ phận của giường; tủ , bàn ghế, tủ đựng quần áo, tủ đầu giường…. Khó khăn và thuận lợi Thuận lợi Sản phẩm đa dạng: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế, vườn, ghế băng, che nắng, ghế xích đu... làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa. Đây là nhóm hàng chủ lực xuất khẩu hiện nay của cả nước chiếm tỷ lệ đến 90%. Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn...làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải... Trong những năm gần đây nhóm hàng này đã có sự tăng trưởng về xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ... áp dụng cho các công nghệ chạm, khắc, khảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 30 triệu USD. Nhóm sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như các loại gỗ keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm, gỗ bạch đàn... Kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ năm 2005 đạt 150 triệu USD, trong đó: thị trường Nhật Bản 55,7%, Hàn Quốc 5,6%, Đài Loan 3,7% và Trung Quốc 35%. Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hoá vào thị trường các nước.Nhà nước đã có định hướng chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020 về việc phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Một trong những ưu điểm nổi bật khiến các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào và lợi thế của Việt Nam đó là nguồn nhân lực khá dồi dào, nhân công rẻ, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, chịu khó học hỏi. Các cơ sở đào tạo về kỹ sư chế biến lâm sản như Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam với 02 chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Chế biến Lâm sản và Thiết kế chế tạo đồ mộc và nội thất, hàng năm cung cấp khoảng 150 kỹ sư, Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức với 01 chuyên ngành đạo tạo Công nghệ chế biến lâm sản cung cấp khoảng 50 k ỹ sư, và 5 trường công nhân kỹ thuật cung cấp hàng năm chỉ vào khoảng 1000 công nhân hệ chính quy cho cả nước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720.9 triệu m3 gỗ. Để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã giới hạn khai thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000 m3 mỗi năm trong giai đoạn 2000 đến 2010, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗ trong nước (250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50.000 m3). Đồng thời cũng đang triển khai chương trình trồng mới 5 triệu rừng và cho đến năm 2010 Việt Nam sẽ có thêm 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất. Hiện nay sản lượng gỗ rừng trồng trung bình từ 7 m3/ha/năm đến 15 m3/ha/năm. Khó khăn Nguyên liệu: Gỗ là nguyên liệu chính và quan trọng nhất cho ngành chế biến gỗ, chiếm 60-70% trong giá thành sản phẩm. Để xuất khẩu đạt được kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,8 tỷ USD trong năm 2008 vừa qua, ngành gỗ đã phải nhập khẩu 1,21 tỷ USD gỗ nguyên liệu. Mỗi năm các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng phải chi ra khoảng 30%-40% tổng kim ngạch xuất khẩu cho việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ. Sự phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu gỗ như vậy đã làm giảm đi đáng kể hiệu quả kinh tế của ngành. ĐVT: Triệu USD Xuất khẩu Nhập khẩu Trị giá Trị giá Nhập/xuất (%) 2007 2,32 0,928 40,00% 2008 2.82 1,12 39,72% 2009 2,58 0,888 34,42% 7 tháng 2010 1,830 0,569 31,12% Bảng 19: Phần kim ngạch xuất khẩu gỗ & sản phẩm từ gỗ chi cho việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam Hiện nay 80% lượng nguyên liệu sử dụng trong ngành công nghiệp gỗ là nguồn nhập khẩu và theo đánh giá của một số chuyên gia, việc này sẽ còn kéo dài khoảng 15 năm nữa. Trong khi 20% lượng nguyên liệu trong nước thì phụ thuộc rất nhiều vào ngành công nghiệp giấy do chưa có chủ trương rõ ràng về vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ. Đối với nguồn gỗ trong nước, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, các dự án phát triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến sản lượng gỗ phục vụ cho chế biến XK không được cải thiện. Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 đặt mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu cho ngành gỗ Việt Nam, trong đó có sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn 7-10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên. Sản lượng dự kiến khai thác để phục vụ ngành gỗ vào năm 2020 sẽ đạt 20 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Theo tính toán của Hiệp hội gỗ, còn phải chờ ít nhất 10 năm nữa mới hy vọng chủ động được một phần nguyên liệu trong nước khi các khu rừng trồng gỗ lớn do các doanh nghiệp phát triển bắt đầu cho khai thác. Còn trong tương lai gần, không có cách nào khác là phải tiếp tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Công tác xây dựng mạng lưới chế biến gỗ trên toàn quốc chưa có sự thống nhất để sử dụng nguồn nguyên liệu vốn đang rất khan hiếm. Cùng với hạn chế trên, công nghệ chế biến hiện nay cũng còn thô sơ và mang nặng tính thủ công, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc gia công nguyên liệu là chính, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ một số ít sản xuất tại Đức, Italy, Nhật, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng lớn và khách hàng đòi hỏi chất lượng cao. Các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu vốn. Những yếu tố này khiến giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ Việt Nam đạt ở mức thấp và làm giảm tính cạnh tranh về giá thành. Thị trường: Thị trường đầu ra của ngành chế biến gỗ còn lệ thuộc nước ngoài nhiều hơn nữa. Một chuyên gia trong ngành cho biết: tuy một số công ty lớn đã tự thiết kế được các mẫu mã sản phẩm riêng của mình để sản xuất và xuất khẩu, nhưng hiện nay có đến 90% lượng sản phẩm xuất ra nước ngoài làm gia công theo các mẫu mã thiết kế của nhà nhập khẩu. Điều này không chỉ làm cho giá trị thực thu của ngành bị giảm mà cơ bản hơn, đáng lưu ý hơn là thương hiệu đồ gỗ Việt Nam chưa có vị thế trên trường quốc tế. Đã có dự báo là trong bối cảnh khó khăn hiện nay, sẽ chỉ có khoảng 50% số doanh nghiệp chế biến gỗ trụ vững được, còn lại có ít nhất 20% doanh nghiệp phá sản; đồng thời mục tiêu 5,56 tỷ USD xuất khẩu đồ gỗ vào năm 2010 khó thành hiện thực. Việt Nam chưa có tiếng nói chung về sự phát triển của thị trường, hầu như việc phát triển thị trường là tự phát từ hướng các doanh nghiệp, doanh nghiệp tự lực, tự cường trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường và tự dò tìm các phương hướng phát triển kinh tế, đầu tư sản xuất mà không có bất kỳ sự tập trung chỉ đạo, hướng dẫn những đường lối sáng suốt và kịp thời từ phía Chính Phủ, từ Hiệp hội ngành gỗ. Rào cản thương mại: Một vấn đề khác phát sinh khi chúng ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đối với mặt hàng đồ gỗ là các chứng chỉ về nguyên liệu. Mỹ có đạo luật LACEY được bổ sung có hiệu lực từ 15/12/2008, quy định kiểm soát nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Từ 1/4/2009 tất cả doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp tờ khai về sản phẩm nhằm đảm bảo tính hợp pháp. Bên cạnh đó luật lâm nghiệp và quản trị rừng (FLEGT) đang được triển khai ở tất cả các quốc gia. EU còn phát động "Bản thỏa thuận đối tác tự nguyện" (VTA). Đây là những rào cản rất lớn cho ngành gỗ của chúng ta. Phân tích của Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương mới đây cho biết, nhu cầu về gỗ có chứng chỉ đang gia tăng, nhưng Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ thích hợp. Các khách hàng (chủ yếu là EU) ngày càng đòi hỏi các sản phẩm được làm từ nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà quản lý rừng (FSC). Hiện ở nước ta chưa nơi nào có chứng chỉ như vậy. Hậu quả là, để đáp ứng các yêu cầu có chứng chỉ FSC, các nhà sản xuất phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ FSC, giá thành sản phẩm đội lên, nên khó cạnh tranh được và giá trị gia tăng của ngành đồ gỗ bị giảm sụt quá nhiều so với những quốc gia có hệ thống chứng chỉ, cho dù đồ gỗ  chế biến củaViệt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều nước, cùng với những khách hàng chiến lược, thông qua những sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao. Do các doanh nghiệp đồ gỗ hiện nay vừa nhỏ lại vừa phân tán, phát triển tự phát thiếu sự liên kết nên dù các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế là có nguồn nhân công rẻ, tay nghề khéo léo, kỹ thuật tinh xảo và sản phẩm đạt chất lượng tương đương hàng nước ngoài, giá bán thấp hơn 20% so với hàng hóa cùng loại của nước ngoài vẫn khó cạnh tranh. Khách hàng quốc tế thường đặt yêu cầu cao về sự "an toàn" của các hợp đồng trong khi các doanh nghiệp Việt Nam không liên kết nhau được trong sản xuất. Ngành chế biến gỗ của Việt Nam còn mang tính đầu tư và sản xuất nhỏ, sản xuất mang tính thủ công, tính cách gia đình, việc tích lũy vốn, để đầu tư thiết bị máy móc hiện đại của các nước tiên tiến không được chú trọng. Các nhà sản xuất nhỏ là tác nhân gây nên sự mất cân đối về giá cả xuất khẩu. Các doanh nghiệp mới muốn xâm nhập, đầu tư vào ngành sản xuất gỗ, cũng không có bất kỳ sự tư vấn, hướng dẫn nào về các kế hoạch, dự án đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới của thế giới, họ bị động và dẫn đến nhiều doanh nghiệp tự đầu tư và đầu tư sai, không mang lại hiệu quả trong sản xuất, vì thực tế do các thiết bị, máy móc, công nghệ đầu tư không phù hợp với sự phát triển ngành chế bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDe tai 1.doc
  • docTtrangbia.doc
Tài liệu liên quan