Đề tài Cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo

Đối với đơn tố cáo, Điều 66 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.

Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu”.

Quy định này cho thấy khác với quy định về tiếp nhận đơn khiếu nại, nếu đơn tố cáo gửi đến mà cơ quan tiếp nhận không có thẩm quyền giải quyết thì không phải trả lại người tố cáo mà phải kịp thời chuyển đến cơ quan có thẩm quỳên giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tế, có cơ quan khi tiếp nhận đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình lại chuyển về cơ quan người bị tố cáo dẫn đến hậu quả: người tố cáo bị trù úm, trả thù.

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những vi phạm của bản thân mình hoặc của gia đình; đòi khôi phục hiện trạng ban đầu hoặc đòi bồi thường thiệt hại không đúng quy định. Về thời hiệu khiếu nại: Điều 19 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo quy định là 6 tháng, kể từ ngày có quyết định hành chính hoặc việc làm trái pháp luật. Sở dĩ Pháp lệnh phải quy định như trên là để tránh tình trạng người khiếu nại đòi hỏi cơ quan nhà nước giải quyết tất cả các việc phát sinh từ nhiều năm về trước không còn cơ sở để xem xét, kết luận. Đây là thời hạn nói chung. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do Đảng và Nhà nước chủ trương mở rộng dân chủ, tăng cường giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, xem xét, giải quyết các việc cũ còn tồn đọng thì có xu hướng công dân tái khiếu, trở lại những việc cũ như qui quan thành phần trong cải cách ruộng đát, đòi bồi thường thiệt hại tài sản, thậm chí cả tính mạng do bị xử lý sai trong cải cách. Hàng chục năm nay vấn đề đòi lại nhà, tài sản, bị Nhà nước thu giữ, quản lý trong thời kỳ cải tạo tư sản công thương ở miền Bắc, sau đó ở mìên Nam, có chiều hướng gia tăng. Giải quyết vấn đề này rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Việc quy đinh gửi đơn phải đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý nghĩa: Một mặt giúp người tiếp nhận đơn phân định rõ, nếu là đơn khiếu nại lần đầu thì phải gửi cho cơ quan, thủ trưởng đã có quyết định hành chính hoặc việc làm trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của người khiếu nại hoặc của người do mình nuôi dưỡng, bảo lãnh. Nếu khiếu nại lần 2 thì gửi đơn cho thanh tra cấp trên trực tiếp khi cơ quan, thủ trưởng cơ quan đã giải quyết lần đầu không giải quyết hoặc giải quyết không đúng pháp luật. Mặt khác, quy định này giúp cho cơ quan nhà nước phân định rõ trách nhiệm của cơ quan nào phải giải quyết đơn khiếu nại của công dân, tránh sự nhầm lẫn, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện quy định này có nhiều điểm không thống nhất. Thí dụ: Pháp lệnh một mặt quy định: Người khiếu nại gửi đon hoặc trực tiếp trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 18) và cơ quan nhận đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải trả lại đương sự và hướng dẫn họ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, nhưng mặt khác: Pháp lệnh cũng quy định đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dânm cơ quan báo chí nhận được và chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến cơ quan này (Điều 5, Điều 6). Mặt tích cực của quy định này thể hiện vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử với cử tri - người đã bầu ra mình, đồng thời cũng nêu rõ vai trò giám sát của cơ quan dân cử đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết đon, làm cho việc giải quyết đon đúng pháp luật. Mặt khác, trong những năm qua, các cơ quan thông tin đại chúng đã thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã tạo nên dự luận xã hội đấu tranh với mọi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp páp của công dân. Song, những quy đinh trên cũng bộc lộ những thiếu sót là đã lập ra một hệ thống các cơ quan nhà nước tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo đúng thẩm quyền và không đúng thẩm quyền giải quyết, khiến cho người khiếu nại gửi đơn đến cả các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước là đại biểu Quốc họi cùng cới các đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan báo chí (báo viết, báo ảnh, đài phát thanh, đài truyền hình). Do đó tạo ra một thực trạng: đơn gửi không tập trung vào một cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và mỗi cơ quan tiếp nhận đơn do cách hiểu khác nhau nên chuyển đơn đến các cơ quan nhà nước cũng khác nhau. Tuy khối lượng đơn gia tăng, vượt cấp (sự gia tăng một cách giả tạo) thì nhiều, nhưng nội dung, bản chất vụ việc chỉ có một, hành trình của đơn chạy khắp các cơ quan, nhưng người khiếu nại thì chẳng biết cơ quan nào có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết. 1.2. Việc thực hiện thủ tục hành chính trong tố cáo Cũng như khiếu nại, tố cáo là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân. Tuy nhiên, tố cáo khác với khiếu nại về tính chất, nội dung và mục đích. Căn cứ vào Điều 1, khoản 2 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo thực chất là việc công dân phát hiện với cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền về những hành vi trái pháp luật nào đó diễn ra trong đời sống xã hội có thể hoặc không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân cụ thể. Do tính chất của những hành vi bị tố cáo thường nguy hiểm cho xã hội hơn những hành vi bị khiếu nại, mặt khác các tố cáo thường rất đa dạng, phức tạp nên nghĩa vụ đặt ra cho người tố cáo phải có trách nhiệm khác nhau - kể cả trách nhiệm pháp lý hình sự. Vì thế, thủ tục hành chính đối với tó cáo cũng cần phải có quy định chặt chẽ hơn. Cũng tương tự như người khiếu nại, người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày với cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền. Khác với khiếu nại, tố cáo không cần thông qua người đại diện hợp pháp và cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thực tế hiện nay, đơn tố cáo thường không có họ tên, địa chỉ cụ thể của người tố cáo mà thường nặc danh hoặc mạo danh. Điều này không ít trường hợp đã gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi nhận đơn không có cơ sở để điều tra, xác minh vì đơn tố cáo thường không rõ nội dung, chỉ nêu ra hiện tượng mà không chung và thường không theo đúng quy định của Điều 27 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân. Mặ khác, một xu thế pha trộn giữa nội dung khiếu nại với nọi dung tố cáo cũng làm cho cơ quan tiếp nhận đơn lúng túng trong việc phân định ranh giới để tiến hành các bước theo trình tự, thủ tục giải quyết. Thông thường, đối với phát sinh ban đầu, công dân gửi nhiều đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 18) và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xem xét, giải quyết theo đúng quy định của Pháp lệnh, ra quyết định và thông báo cho người khiếu nại biết. Do không đồng ý với kết quả giải quyết mà đương sự chuyển sang tố cáo hoặc cũng có thể không được giải quyết nên đương sự tố cáo thủ trưởng cơ quan, nhân viên nhà nước vi phạm pháp luật như làm sai lệch hồ sơ khiếu nại và đương sự yêu cầu xem xét về mặt hành vi cũng như đạo đức của người đã giải quyết khiếu nại. Đối với đơn tố cáo nặc danh: Về nguyên tắc, Pháp lệnh không chấp nhận và được xem là không hợp lệ, không bắt buộc phải giải quyết đối với loại đơn này. Tuy nhiên, đối với trường hợp cụ thể, qua nội dung đơn cho thấy người tố cáo sợ bị thành kiến, trả thù mà phải giấu tên, nhưng xét thấy người tố cáo bị thành kiến, trả thù mà phải dấu tên, nhưng xét thấy tính chất vụ việc nghiệm trọng, nội dung tố cáo rõ rãng, cụ thể, có cơ sở để điều tra, xác minh thì cũng phải xem xét, giải quyết một cách khẩn trương và nghiêm túc. Có thể nói, đơn tố cáo nặc danh là một đặc thù riêng, nó ra đời trong hoàn cảnh mà ý thức dân chủ của công dân chưa cao, cùng với ý thức pháp luật, những cơ sở cần thiết để đảm bảo cho sự mở rộng dân chủ chưa được tăng cường. Do đó, khi xử lý loại đơn này phải chú ý đến nội dung, tính chất của sự việc bị tố cáo để xem xét, giải quyết trên một nguyên tắc “mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý theo pháp luật”. 2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước. 2.1. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục về giải quyết khiếu nại. Luật khiếu nại, tố cáo quy định: Khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân, đồng thời cũng nêu rõ vai trò của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết kịp thời, khách quan các đơn khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến. Mặt khác, cũng quy định cả trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện đúng pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo là loại thủ tục hành chính, giải quyết các vụ việc hành chính do các quy phạm thủ tục trong Pháp lệnh khiếu nại, tó cáo năm 1991 quy định, do cơ quan nhà nước, thủ trưởng cơ quan đó thực hiện hoặc cơ quan Thanh tra nhà nước thực hiện theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo. Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra nhiều giai đoạn khác nhau: - Giai đoạn tiếp nhận và nghiên cứu vụ việc. - Giai đoạn xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc. - Giai đoạn thi hành quyết định. - Giai đoạn khiếu nại và xem xét lại quyết định bị khiếu nại hoặc phát hiện những tình tíêt mới hoặc có vi phạm pháp luật. Qua thực tế cho thấy những quy định trên chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện một cách đầy đủ hoặc thực hiện chưa thống nhất. Cụ thể: Về thời gian tiếp nhận đơn: Điều 34 Luật khiếu nại, tố cáo quy đinh: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do”. Có thể nói, trách nhiệm của cơ quan nhà nứơc là ghi nhận khiếu nại, tố cáo vào sổ sách, nhưng qua kiểm tra thấy 70% cơ quan nhà nước tiếp nhận đơn không có sổ sách ghi chép hoặc ghi chép sơ sài nên không theo dõi được việc giải quyết. Có trường hợp cán bộ ghi chép vào sổ tay, nhiều đơn còn để ngoài sổ sách theo dõi, do vậy đơn gửi đi hay thất lạc không ai hay. Việc quản lý về tiếp nhận đơn rất lỏng lẻo nên không theo dõi được nội dung khiếu nại, tố cáo và quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo (vi phạm Điều 33 và Điều 37 Luật khiếu nại, tố cáo và Điều 5 Nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 của Chính phủ). Đối với đơn tố cáo, Điều 66 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu. Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu”. Quy định này cho thấy khác với quy định về tiếp nhận đơn khiếu nại, nếu đơn tố cáo gửi đến mà cơ quan tiếp nhận không có thẩm quyền giải quyết thì không phải trả lại người tố cáo mà phải kịp thời chuyển đến cơ quan có thẩm quỳên giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tế, có cơ quan khi tiếp nhận đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình lại chuyển về cơ quan người bị tố cáo dẫn đến hậu quả: người tố cáo bị trù úm, trả thù. - Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo: Theo quy định của Luật thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không qúa 30 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Các lần tiếp thưo, mỗi lần không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Trong trường hợp phải tiến hành thanh tra thì thời hạn theo quy định của Pháp lệnh thanh tra. Đối với đơn tố cáo: Thời hạn quy định giải quyết là không quá 60 ngày kể từ ngày thu lý giải quyết, trừ trường hợp Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân có quy định khác. Đối với vụ việc phức tpạ thì cấp trên trực tiếp có thể gia hạn nhưng không quá 90 ngày. Trong thực tế, khi Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát việc tiân theo pháp luật về giải quyết đơn thấy đa số các cơ quan nhà nước còn kéo dài, quá hạn quy định hoặc để tồn đọng một lượng đơn đáng kế mà không xem xét, giải quyết. Có vụ việc thời gian giải quyết kéo dài từ 1 năm đến 2 năm. Ở thành phố Hà Nội (năm 1992, 1993) qua nghiên cứu 64/80 hồ sơ đã giải quyết, có 23 hồ sơ giải quyết quá thời hạn, có vụ kéo dài từ 20 đến 30 năm (vụ nhà 46 Nam Ngư, nhà 52 Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm). Có cơ quan khi kiểm tra thấy từ năm 1996 đến quý I năm 1997 chỉ giải quyết được 394/1639 vụ, tỷ lệ chiếm 24%. Trong số 394 hồ sơ đã giải quyết chỉ có 38,8% hồ sơ giải quyết đúng thời hạn. Tuy nhiên, trong việc giải quyết đơn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quá hạn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như: lực lượng cán bộ còn thiếu, tính chất phức tạp của việc khiếu nại, tố cáo… Song, dù việc giải quyết khiếu nại có bị tác động bởi các yếu tố nào khác thì thời hạn giải quyết khiếu nại của công dân cũng phải kịp thời, Đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quỳên và phải là người bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. - Về thủ tục lập hồ sơ giải quyết: Có thể nói, giải đoạn lập hồ sơ là giai đoạn đánh dấu quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền – là căn cứ để đánh giá, khẳng định việc giải quyết của cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền có đúng quy định pháp luật hay không và có phản ánh đúng yêu cầu, nguyện vọng của người khiếu nại, tố cáo hay không. Điều 47 Luật khiếu nại, tố cáo quy đinh: Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; Văn bản trả lời của người bị khiếu nại; Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định; Quyết định giải quyết khiếu nại; Các tài liệu khác có liên quan. Qua kiểm tra thực tế, thấy nhiều việc đã giải quyết xong, nhưng không có hồ sơ hoặc nếu có thì rất sơ sài như: chỉ có đơn, biên bản làm việc, thậm chí có trường hợp giải quyết bằng miệng chứ không có quyết định giải quyết. Kết thúc giai đoạn điều tra là giai đoạn ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo. Căn cứ thời hạn ra quyết định, trình tự công bố quyết định đều tương ứng với từng thủ tục giải quyết từng lọai việc loại việc được quy định trong pháp luật. Điều 25 Pháp lệnh quy định: “Quyết định giải quyết khiếu nại phải ghi rõ nội dung sự việc, bằng chứng về tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại, căn cứ pháp luật, đối tượng và thời hạn thi hành hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó…”. Như vậy, ngay chính quyết định giải quyết khiếu nạim tố cáo cũng không được tùy tiện mà ngược lại phải tuân theo một trật tự. Song, trên thực tế nhiều khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chỉ ra văn bản thông báo về việc giải quyết đơn ché không ra quyết định. Những thông báo này đôi khi là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, nhưng thường là Chánh hoặc Phó Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân ký. Đây là biểu hiện thiếu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về giải quyết đơn thuộc thẩm quyền. Những vi phạm này đã phần nào làm giảm tính hiệu lực quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng. - Về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo: - Có thể nói, giai đoạn kết thúc thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo là khi các chủ thể tuân thủ nghiêm chỉnh quan hệ pháp luật hành chính bằng một quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo. Quyết định đó phải được ban hành hợp pháp, hợp lý và không bị khiếu nại. Sau khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định đó phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại và cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan, tổ chức thanh tra và thủ trưởng cấp trên trực tiếp theo Điều 25 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo. Để đảm bảo thự hiện quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, Điều 26 Pháp lệnh còn quy định: “Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực mà không được thi hành, thì thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định được áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật…”. Đối với quyết định giải quyết, tố cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quỳên có thể thông báo kết quả giải quyết cho người tố cáo theo yêu cầu của người đó. Ở giai đoạn này, thủ tục hành chính có thể tiến hành bằng hai cách: Một là: “trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó”, hai là “khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền”, theo Điều 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Trong phạm vi của chuyên đề này, chúng tôi không đặt vấn đề nghiên cứu những thủ tục hành chánh được quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính mà chỉ nêu một vấn đề nhỏ sau đây mang tính khác nhau, không thống nhất giữa hai Pháp lệnh (Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính): - Điều 23, 25 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo (năm 1991) quy định: Sau khi giải quyết khiếu nại thì cơ quan đã giải quyết phải ra quyết định giải quyết. Quyết định giải quyết phải ghi rõ nội dung sự việc, bằng chứng về tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại phải gửi cho người khiếu nại. Điều 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (năm 1996) cũng nêu khái niệm thống nhất về thể thức văn bản với Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo: “…Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ…” như đã nêu ở trên. Nhưng ngay sau đó, tại Điều 5 Pháp lệnh này lại quy định: “Người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh này, có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính, bản sao văn bản trả lời của cơ quan nhà nước hoặc người đã ra quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính…”. Với quy định trên làm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có thể lựa chọn 2 hình thức văn bản để ban hành: hoặc là quyết định giải quyết khiếu nại hoặc là văn bản trả lời đơn. Và tất nhiên, trong thực tế các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sẽ lựa chọn văn bản trả lời đơn vì nó dễ dàng hơn văn bản quyết định giải quyết. Vấn đề đặt ra: cần có quy định thống nhất giữa các văn bản pháp luật để công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện thống nhất, bảo đảm tính pháp chế cao. 2.2 Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện những thủ tục hành chính trong tiếp công dân: Đảng, Nhà nước ta ngoài việc ban hành các văn bản như chỉ thị, nghị quyết, luật, pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo còn có nhiều văn bản khác, riêng về tiếp công dân có Chỉ thị số 18/CT – TTg ngày 15/1/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 89/CP ngày 7/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân. Có thể nói, tiếp công dân là một nhiệm vụ, là trách lớn của các cơ quan Đảng, Nhà nước trong điều kiện đổi mới nền hành chính ở nước ta. Tuy nhiên, trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi chỉ đề cập đến những vấn đề tiếp công dân dưới góc độ là thủ tục hành chính trong giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo năm 1991. Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo năm 1991 quy định: Người khiếu nại, tố cáo gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định này cho thấy: công dân có thể thực hiện quyền đó của mình trong khiếu nại, tố cáo bằng cách có thể viết đơn gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trình bày trực tiếp (bằng miệng). Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp đương sự. Khi cần thiết phải mới các bên đương sự đến giải quyết. Đối với đơn tố cáo nếu người tố cáo đến trình bày trực tiếp bằng miệng thì cán bộ tiếp dân phải ghi đầy đủ nội dung sự việc và bản ghi đó phải được người tố cáo ký xác nhận. Như vậy, tiếp công dân là một biện pháp tiếp nhận thông tin khiếu nại, tố cáo. Nó gắn liền với thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước. Nó không phải là một công tác độc lập, tác rời với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, trong thực tế do mở rộng quan hệ dân chủ, nên đã hình thành các tổ chức tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo cùng với những phản ánh, kiến nghị. Quy chế tổ chức tiếp công dân ban hành kèm theo Nghị định 89/CP ngày 7/8/1997 của Chính phủ, Điều 1 quy định: Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các ngành, đơn vị lực lượng vũ trang (gọi tắt là cơ quan, đơn vị) có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành thì phản ánh, yêu cầu, kiến nghị của công dân ít được pháp luật nước ta quy định cách thức xem xét, giải quyết. Việc sử dụng quyền này trên thực tế tùy thuộc vào trình độ dân trí, trình độ văn hóa, nhất là văn hóa pháp lý. Do đó trong điều kiện hiện nay, Nhà nước cần tăng cường công tác giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao ý thức pháp luật của công dân, mở rộng các diễn đàn dân chủ để công dân nhận thấy bổn phận của mình đối với Nhà nước, xã hội mà sử dụng quyền phản ánh, yêu cầu, kiến nghị cho thích hợp. Đồng thời hạn chế được tính hình thức trong việc tiếp công dân của các cơ quan nhà nước, tránh được tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp gia tăng, đơn chuyển vòng quanh giữa các cơ quan nhà nước. II. Những kết quả bước đầu về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong công tác xét khiếu tố Kết quả bước đầu thực hiện cải cách hành chính ở nước ta: Sự nghiệp đổi mới đất nước ta trong hơn 10 năm qua đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng; đồng thời đặt ra những đòi hỏi bức xúc, yêu cầu cải cách hệ thống hành chính. Chúng ta đã tiến hành một bước cải cách hành chính do những yêu cầu khách quan của nền kinh tế, đồng thời nền hành chính cần phải phục vụ tốt hơn đời sống nhân dân, mở rộng và phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền, dần dần tiến đến một nền hành chính hiện đại, có khả năng hội nhập và hợp tác với nền hành chính của các quốc gia trên thế giới. Thành tựu bước đầu của cải cách hành chính tuy chưa nhiều, chưa tạo được chuyển biến lớn, nhưng đã có những kết quả nhất định, nhất là những kinh nghiệm tốt cho tiến trình cải cách hành chính sắp tới. Về thể chế của nền hành chính - Đã có một loạt văn bản pháp luật (luật, pháp lệnh, nghị định….) của Quốc hội và của chính phủ mang nội dung cải cách hành chính và đi vào cuộc sống - Trên lĩnh vực kinh tế, thể chế của nền hành chính đã được cải cách một bước qua việc ban hành những văn bản và thực hiện văn bản đổi mới về quản lý kinh tế thích ứng với nền kinh tế thị trường(các văn bản luật pháp về sở hữu và quản lý đất đai, đầu tư của nước ngoài, đầu tư trong nước, xuất nhập khẩu, công ty cổ phần, công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng, hội nhập quốc tế (ASEAN, EU….). - Trên lĩnh vực quyền tự do dân chủ của công dân, đã có những văn bản pháp luật và đổi mới thực tiễn về tự do kinh doanh, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do đi lại, về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và tài phán hành chính. Việc thành lập Tòa án hành chính để xét xử các khiếu kiện về công dân và tổ chức đối với các hành vi hành chính của cơ quan hành chính và công chức. Định chế Tòa án hành chính là một trong những điểm chủ yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đồng thời là một cơ chế kiểm soát quyền lực hành chính rất có hiệu quả của nhân dân. Dù mới thành lập, khả năng vận hành phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ thẩm phán hành chính, nhưng chúng ta đã “cơ chế hóa” được chủ trương lớn của Đảng về vấn đề dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.Quyền được thông tin, được tham gia vào sọan thảo và ban hành các văn bản của Nhà nước, vào việc quản lý của nhà nước…Sự đổi mới mang tính chất chính trị trên lĩnh vực này cũng đã được thể hiện trong thể chế cũng như trong thực tế nền hành chính nhà nước. - Trên lĩnh vực thể chế, vấn đề nổi bật là đã cải cách một bước các thủ tục hành chính, trước hết tập chung vào những lĩnh vực quan trọng trong việc giải quyết các quan hệ của cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân Có thể nói, những kết quả bước đầu đạt được là ở khâu cải cách các thủ tục hành chính. Ở khâu này trước đây nhân dân ca thán nhiều, các tổ chức kinh doanh trong nước hay các pháp nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam gặp không ít phiền hà. Chính phủ đã coi đây như một khâu đột phá, từ khâu cải cách này để phát hiện ra các khâu khácm, những yếu kém cần được khắc phục. Những lĩnh vực đã được xem xét để cải cách thủ tục gồm có thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, thủ tục xin đầu tư của nước ngoài, thủ tục xin phép xây dựng công trình và làm nhà ở thủ tục khám hành lý , thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh…. Kết quả giảm bớt thủ tục hành chính vẫn chặt chẽ, góp phần làm cho mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân, với các tổ chức tốt hơn, tin cậy hơn. Hiện nay, các cơ quan địa phương đang nghiên cứu nhằm đơn giản hơn nữa các thủ tục hành chính Về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân…đã được ban hành; bộ máy Chính phủ cũng đã được tinh giản (giảm bớt bộ, từ 37 bộ, 40 cơ quan thuộc Chính phủ, còn 22 bộ, 26 cơ quan thuộc Chính phủ; tách một số đơn vị tỉnh; bước đầu tinh giản biên chế bộ máy ở Trung ương và địa phương ( khoảng 20%); đã từng bước xóa bỏ chế độ “chủ quản hành chính”; đổi mới cơ cấu và phương thức làm việc của các bộ quản lý nhà n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCải cách thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.doc
Tài liệu liên quan