Đề tài Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình

Trang

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Ý nghĩa đề tài 5

6. Kết cấu 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ “CẢNH”

1. Cảnh trong phóng sự truyền hình 6

2. Giá trị các “cảnh” 6

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG PHÓNG SỰ TỪ CẢNH CHỦ CHỐT

1. Thế nào là cảnh chủ chốt 12

2. Phân loại cảnh chủ chốt 12

3. Chức năng của cảnh chủ chốt trong phóng sự 15

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH PHÓNG SỰ “ƯỚC MƠ XANH” - LÀM RÕ CẢNH CHỦ CHỐT

1. Kịch bản phân cảnh 20

2. Phân tích 25

PHẦN III: KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của máy quay thẳng đứng trên một mặt phẳng. Chuyển động này làm nổi bật hành động chính hay giảm sự chú ý vào tiền cảnh. - Chuyển động xuống thẳng (cần cẩu): Ngược lại với chuyển động lên thẳng. Máy chạy dọc xuống trên một mặt phẳng. - Zoom: Thay đổi cỡ cảnh bằng cách thay đổi tiêu cự ống kính. Động tác zoom máy thay đổi quan hệ giữa chủ thể và hậu cảnh. - Đẩy máy : Thay đổi cỡ cảnh bằng cách đẩy máy tiến vào gần hoặc ra xa khỏi chủ thể. Giữ nguyên quan hệ giữa chủ thể và hậu cảnh. - Travelling: Khảo sát một vật hay theo một vật chuyển động bằng cách chuyển máy song song với vật. 2.5. Góc quay - Quay từ dưới lên: chủ thể trông đường bệ hơn, mạnh mẽ hơn, có dáng vẻ đe doạ. - Quay từ trên xuống: chủ thể trông kém đường bệ, thấp bé và có vẻ bất lực 2.6. Bố cục Bố cục là sự sắp xếp thông tin trong một khuôn hình. Bạn tìm cách thu hút sự tập trung của người xem vào một vùng nào đó của hình ảnh, và giảm thiểu hay loại bỏ những chi tiết làm mất tập trung. 2.7. Nguyên lý một phần ba Là một nguyên lý đơn giản, nhưng hiệu quả nhất, nguyên tắc bố cục. Nguyên lý này nêu một màn hình được chia đôi hay chia bốn sẽ cho những hình ảnh tĩnh và tẻ; một màn hình được chia ba theo chiều ngang và chiều dọc sẽ cho bố cục năng động và hấp dẫn hơn. Đường chân trời không nên đặt ngang giữa khuôn hình. Nó phải ở 1/3 khuôn hình phía trên hoặc phía dưới, tuỳ theo ý định nhấn mạnh bầu trời hay mặt đất (biển). Các chi tiết quan trọng nằm dọc được đặt ở vị trí 1/3 màn hình theo chiều dọc. Và nếu khu vực 1/3 theo chiều ngang và chiều dọc quan trọng thì các tâm điểm nơi chúng giao nhau còn quan trọng hơn. Những giao điểm này dành cho những chi tiết quan trọng trong khuôn hình. Ví dụ: đôi mắt trên khuôn mặt. 2.8. Khuôn hình Ơ đây có hai quyết định. Đưa cái gì vào. Loại cái gì ra. Bạn có thể loại bỏ những chi tiết làm mất tập trung hay giấu người xem một số thông tin để rồi sẽ tiết lộ trong những cảnh tiếp theo. Trung tâm màn hình là khu vực ổn định và hiệu quả khi muốn nhấn mạnh một đối tượng đơn lẻ (như một phát thanh viên trong một cảnh đơn giản). Nhưng khi có những điểm nhấn khác trong khuôn hình thì trung tâm màn hình là khu vực yếu, ít duy trì được sự tập trung của người xem. Các mép màn hình thì giống như những nam châm. Chúng hút những vật đặt quá gần chúng. Các góc của màn hình co xu hướng hút chủ thể ra khỏi khuôn hình. Hãy tránh để mép khuôn hình cắt ngang các khớp tự nhiên của cơ thể người như cắt ngang khuỷu tay, ngang thắt lưng hay ngang đầu gối. 2.9. Không gian thở của hình (Headroom - khoảng cách phía trên đầu đến mép màn hình) Không nên để hình một người đầy chặt tới đỉnh của khuôn hình. Khoảng cách quá ít làm cho hình ảnh bị gò bó và chật hẹp. Nếu khoảng cách này lớn khuôn hình sẽ mất cân đối và nặng đáy. Không gian thở sẽ thay đổi theo cỡ cảnh. Toàn cảnh (LS) cần nhiều không gian hơn trung cảnh (MS), và tiếp đó, trung cảnh (MS) lại nhiều hơn trung cận hẹp (MCU). (Khoảng cách này khoảng 1/10đến 1/8 chiều dọc khuôn hình .(ghi chép tại lớp học kỹ thuật truyền hình -Reuters, Hà nội, 19-23/11/2001. Người dịch) Một ngoại lệ duy nhất trong luật "không gian thở của hình" là cận đặc tả BCU; với cỡ cảnh này mặt người đầy màn hình, mép hình cắt qua trán và có thể qua cằm. 1.10. Không gian "nhìn" (Looking room) Người ta thường nhìn sang phải hay trái của khuôn hình trừ phi nhìn thẳng vào máy quay. Họ muốn nhìn về phía nào thì cần có một khoảng không gian để nhìn vào đó. Đây gọi là "không gian nhìn". ở đây phần màn hình trước mặt họ phải lớn hơn phía đằng sau họ. Nếu mũi một người sát mép hình, hay gần quá sẽ làm cho cảnh quay gò bó. Hình người càng nghiêng (prophile) thì khoảng nhìn phải càng lớn để duy trì sự cân bằng. Cũng tương tự như vậy đối với một người đi bộ, cưỡi ngựa hay lái xe trong cảnh. 2.11. Cân bằng Sự cân bằng xoay quanh trung tâm hình ảnh. Những hình ảnh đẹp thường có sự cân bằng trong khuôn hình. (Nhưng không nhất thiết phải ngay hàng thẳng lối hay đối xứng vì hình đối xứng thì tĩnh và buồn tẻ). Một vật hay một tông màu (bức tường xám, bóng nặng nề) ở một bên của khuôn hình cần được cân bằng bởi một tông màu tương xứng ở phía đối diện của khuôn hình. Sự cân bằng này được tạo bởi một vật lớn hay nhiều vật nhỏ hợp lại. Hãy ghi nhớ tông màu tối trông nặng nề (phải nhỏ hơn) tông màu sáng. Vì vậy một vùng tối nhỏ có thể dùng để cân bằng một vùng sáng lớn hơn. Tông màu tối ở đáy khuôn hình tạo sự ổn định. ở đỉnh khuôn hình, chúng tạo hiệu quả của một không gian đóng kín và ngột ngạt. 2.12. Chuyển động trên màn hình Chuyển động vào gần hay ra xa máy quay thì mạnh hơn chuyển động ngang. Đối với chuyển động ngang phải lấy khuôn hình cẩn thận, chừa đủ không gian nhìn hay không gian thở cho hành động khác (đi, cưỡi ngựa hay lái xe). 2.13. Ánh sáng (một vài thuật ngữ chủ yếu) ánh sáng chủ: nguồn sáng chính chiếu vào chủ thể. ánh sáng chung: nguồn sáng tản để giảm bóng hay sự tương phản tạo ra bởi ánh sáng chủ. ánh sáng ngược: nguồn sáng chiếu phía sau hay một bên của chủ thể giúp tách đầu, tóc hay vai khỏi phông (tạo khối cho chủ thể). ánh sáng phông: nguồn sáng chiếu để nhận biết một vùng trên phông. ********* CHƯƠNG II: XÂY DỰNG PHÓNG SỰ TỪ CẢNH CHỦ CHỐT 1. Thế nào là cảnh chủ chốt Cảnh chủ chốt là những trường đoạn chính của phóng sự. Chúng là cốt lõi để làm nên phóng sự, vì vậy chúng phải thật có ý nghĩa. Và các trường đoạn chính này kết nối với nhau có thể đáp ứng những tò mò, thắc mắc, trả lời được tất cả các câu hỏi mà người xem đặt ra khi được tiếp cận với vấn đề. Ở tất cả các khâu để hoàn thành một sản phẩm, cảnh chủ chốt đều phải được chú trọng. - Khi lên kịch bản đề cương, tất cả những cảnh chủ chốt đều phải được xác định đầy đủ. - Ngay khi quay, phải xác định cảnh chủ chốt là những điểm hấp dẫn của phóng sự. - Khi dàn dựng bằng kĩ thuật số, các cảnh chủ chốt sẽ được xây dựng đầu tiên, giống như một bộ xương, và xung quanh đó sẽ được tổ chức phần còn lại của thông tin hay them chi tiết để mạch phóng sự được nối liền. 2. Phân loại cảnh chủ chốt Theo ý kiến cá nhân, tôi phân loại cảnh chủ chốt theo hai tiêu chí khác nhau. - Thứ nhất là theo tiêu chí chất lượng cảnh chủ chốt, chia làm 3 loại: + Cảnh chủ chốt tốt + Cảnh chủ chốt gây phiền nhiễu + Cảnh chủ chốt hoàn chỉnh - Thứ hai, theo tiêu chí phương pháp ghi hình: + Cảnh chủ chốt là loạt cảnh khác nhau + Cảnh chủ chốt là loạt cảnh chộp hình + Cảnh chủ chốt theo tường thuật. 2.1. Theo tiêu chí chất lượng cảnh chủ chốt a. Cảnh chủ chốt tốt Cảnh chủ chốt tốt là cảnh chủ chốt chặt chẽ, có sáng tạo và có cách thể hiện mới mẻ, mang lại hiệu quả tốt nhất cho phóng sự. Ví dụ (mang tính chất minh họa): Đường quốc lộ 1A sẽ chạy qua rừng quốc gia Cúc Phương. Người ủng hộ, kẻ phản đối. Xác định đối tượng: - Người ủng hộ: rất nhiều thành phần, lý do: quốc lộ 1A hiện nay quá nhỏ, độ dốc lớn và quanh co, rất nguy hiểm. - Người phản đối: Những nhà sinh học. Lý do: quốc lộ sẽ đe dọa sự cân bằng thiên nhiên, nhất là một số loại đang trong sách đỏ, nhất là sự tồn tại của loài sâu đang sống trong bờ giậu lâu năm bao quanh khu rừng. Cảnh chủ chốt tốt sẽ được thể hiện như sau: - Cảnh 1: Ghi hình khu vực rừng Cúc Phương trên diện rộng để nêu bật vị trí tuyến quốc lộ mới so với tuyến quốc lộ cũ (quay sa bàn hoặc bản đồ) - Cảnh 2: Vài cận cảnh các bờ giậu có những con sâu nhỏ bé có thể bị đe dọa bởi việc quy hoạch đất đai. b. Cảnh chủ chốt gây phiền nhiễu Là những cảnh không cần thiết, bị xác định lệch lạc, tuy vẫn có thông tin nhưng nó gây nhiễu cho những cảnh chủ chốt khác. Ví dụ: Vẫn với ví dụ ở trên, nếu thêm cảnh người dân tập hợp trước UBND tỉnh để phản đối việc quốc lộ 1A chạy qua rừng Cúc Phương thì chủ đề của phóng sự sẽ bị xoay chuyển sang hướng khác. Nó không chỉ đơn thuần là phản ánh sự việc nữa mà bắt đầu có sự định hướng về tranh luận đúng sai, nên hay không nên. Như vậy, đây là cảnh phiền nhiễu. c. Cảnh chủ chốt hoàn chỉnh Cảnh chủ chốt hoàn chỉnh là cảnh chủ chốt đã có sự sắp đặt trước. Dù vẫn nêu ra sự kiện nhưng không diễn ra tự nhiên mà có bàn tay sắp đặt, chuẩn bị trước. Trong nhiều trường hợp là để đảm bảo sự an toàn cho người thực hiện, tuy nhiên có những hạn chế là hình ảnh không được chân thực, tự nhiên. 2.2. Theo phương pháp ghi hình a. Cảnh chủ chốt là loạt cảnh khác nhau Loạt các cảnh quay khác nhau khi dựng cho ấn tượng về hành động. Những cảnh chủ chốt được xây dựng từ loạt cảnh khác nhau có đặc điểm: - Duy trì sự liên tục. - Rút ngắn thời gian. - Kể chuyện. - Trông có vẻ dàn dựng. - Dễ thêm lời bình. - Có thể kiểm soát được - an toàn. - Bạn biết bạn muốn gì. b. Cảnh chủ chốt là loạt cảnh chộp hình (snapshots) Đặc điểm của những cảnh chủ chốt này: - Không có sự liên tục giữa các cảnh. - Tạo tiết tấu. - Hữu hiệu với hành động/phản ứng. - Đòi hỏi người xem tập trung hơn - hình ảnh phải mang nhiều thông tin hơn. - Ít cần tới lời bình. - Có thể kiểm soát nhưng mất nhiều thời gian c. Cảnh chủ chốt theo tường thuật Sự kiện diễn ra đúng như trong thực tế cả về mặt thời gian và không gian. Các cảnh chủ chốt dạng này có đặc điểm: - Dựng tối thiểu. - Ấn tượng mạnh. - Mất nhiều thời gian. - Tỷ lệ thất bại cao. - Kết quả khó dự đoán trước. - Lời bình cần ở mức tối thiểu. 3. Chức năng của cảnh chủ chốt trong phóng sự Phóng sự được coi như một đoạn đường. Điểm xuất phát là chủ đề, điểm tới là câu chuyện, phóng sự tiến triển từ cảnh chủ chốt này tới cảnh chủ chốt khác. Đối với loại phóng sự thời sự thường thấy trên sóng Đài truyền hình Việt Nam, thời lượng trung bình từ 1,5 – 3 phút, một hoặc hai cảnh chủ chốt cũng đủ để tổ chức toàn bộ phóng sự, nhưng phải đặc biệt chú ý đến việc chọn cảnh mở đầu và cảnh kết thúc. Theo ý kiến cá nhân tôi, cảnh chủ chốt gồm có 3 chức năng: 3.1. Chức năng trụ cột Chức năng trụ cột của cảnh chủ chốt được thể hiện rõ nét nhất trong khâu dựng phim. Khi tiến hành lắp ghép các cảnh quay để xây dựng thành phóng sự, người ta chọn những cảnh chủ chốt nối vào nhau sao cho tương ứng với các ý nghĩa mà người ta muốn đem đến cho phóng sự. Tiếp đó, người ta đẽo gọt, sắp xếp lại các cảnh chủ chốt đó sao cho tạo thành một chuỗi hình ảnh logic, có tính nghệ thuật và tinh tế hơn. Sau đó, người ta mới tô điểm cho bộ xương này bằng cách xây dựng phần da thịt còn lại cho phóng sự, cân nhắc những tỷ lệ cân đối và điều chỉnh lại sự đan xen giữa hình ảnh và âm thanh. Có thể ví cảnh chủ chốt là bộ khung xương đa năng. Có thể sắp xếp tùy theo ý đồ để tạo ra một hình dáng. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào cũng có thể thay đổi hình dáng ấy để sắp xếp lại thành một hình dáng khác đẹp hơn, độc đáo hơn. Với phóng sự cũng vậy. Bất cứ lúc nào cũng có thể thay đổi vị trí các cảnh chủ chốt để tìm ra cách xây dựng khả dĩ truyền đạt tốt nhất câu chuyện đã chọn. Chỉ khi nào chọn xong thứ tự ấy người ta mới bắt tay vào dựng phim hoàn chỉnh, tính toán độ dài của các đoạn nối và kĩ xảo. 3.2. Chức năng đóng khung chủ đề Một thông tin gồm có hai phần không tách rời nhau: chủ đề (là điều đang được đề cập) gắn liền với một câu chuyện (là điều nói về chủ đề). Muốn giữa chủ đề và câu chuyện có một sự gắn bó mật thiết thì các cảnh chủ chốt trong câu chuyện phải rõ ràng và có chung một hướng thống nhất là hướng về chủ đề. Trong việc xử lý phóng sự, cái khó là việc lựa chọn chứ không phải việc tìm ra. Thật vậy, khi việc chế tạo phóng sự bắt đầu, nhà báo bị chìm ngập trong một khối lớn thông tin mà anh ta có được, anh ta sẽ phải tổ chức, phải xử lý thông tin. Quy tắc đầu tiên là phải từ bỏ những thông tin không cần thiết, cho dù thông tin đó hay đến đâu, hình ảnh đó đẹp đến đâu, nhưng nếu nó không thể hiện rõ nét chủ đề, không có cái hồn của chủ đề thì cũng đành cắt bỏ. Chỉ cần một cảnh chủ chốt đi chệch khỏi chủ đề thì phóng sự đó sẽ như một đoàn tàu trong đó có một toa tàu bị trệch khỏi đường ray và làm ảnh hưởng đến cả đoàn tàu. Dù ít dù nhiều, những gì lắng đọng lại trong người xem sẽ có phần không nhất quán, từ đó chủ đề của phóng sự sẽ bị hiểu lệch lạc và không đồng nhất. Cảnh chủ chốt vừa là bộ xương giữ phóng sự đứng vững, vừa là chiếc hộp gói gọn phóng sự thành một khối đầy đủ, toàn vẹn, vuông vắn. 3.3. Chức năng “vừa đủ” cho phóng sự Có một nguyên nhân dễ dàng làm phóng sự thất bại mà khán giả biết rất rõ trong khi nhà báo ít khi nhận thức rõ điều này, đó là “quá nhiều thông tin sẽ bóp chết thông tin”. Khán giả truyền hình có thể tiếp nhận một số lượng thông tin nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, nếu nhà báo cung cấp cho họ tin chính ngắn gọn và vừa đủ thì mọi việc tốt đẹp. Nhưng nếu cũng trong khoảng thời gian đó, do không ý thức hoặc do tiếc thông tin nên nhà báo lại bổ sung thêm vài thông tin phụ thì việc gì sẽ xảy ra? Khán giả truyền hình không quan tâm, họ đã bão hòa sau một số thông tin chính. Các thông tin phụ liệu có bị loại bỏ không? Có thể chúng còn gây tác dụng ngược lại là làm rối loạn sự lĩnh hội của khán giả truyền hình. Chính vì vậy, khi thực hiện phóng sự, nhà báo xác định các cảnh chủ chốt và sẵn sàng loại bỏ không tiếc nuối thông tin thừa, xiết chặt tác phẩm thì sẽ không thể xảy ra hiện tượng “thông tin bị bóp chết bởi thông tin”. Cảnh chủ chốt còn có chức năng quan trọng là trả lời hết những câu hỏi 5W+1H đưa ra, bổ sung thêm những thông tin cần thiết mà không hề bị thừa hay làm khán giả có cảm giác bội thực thông tin. => Cảnh chủ chốt có vai trò và chức năng rất quan trọng trong phóng sự truyền hình, nó định hướng cho người làm phóng sự và mang đến cho khán giả một phóng sự hay, đầy đủ thông tin. 4. Để có cảnh chủ chốt tốt Mỗi sự kiện thời sự diễn ra đều có sự phát triển riêng theo hướng của nó. Phải xác định cẩn thận và kĩ lưỡng những gì có thể đưa vào hình ảnh. Ngay khi có ý tưởng, có đề tài, chúng ta cần hình ảnh hoá những ý tưởng chính trong quá trình nghiên cứu, khảo sát câu chuyện (tin-bài) và lập kế hoạch quay phim. Sự hình ảnh hóa đó tốt nhất nên bắt đầu từ dàn ý, gạch ra các trường đoạn hay còn gọi là cảnh chủ chốt. Trong khi lắng nghe để lấy thông tin bạn cũng phải thấy hình ảnh. Trong vấn đề này, cái gì là trọng tâm? Những cảnh nào là cảnh chính? Máy quay sẽ ghi hình cái gì? Hình ảnh nào sẽ minh hoạ cho vấn đề này, vấn đề kia? Làm thế nào để minh hoạ thái độ của người tham gia cuộc vận động/nạn nhân/linh mục? Khi kết thúc khảo sát cũng là lúc bạn có ý tưởng vững chắc về những hình ảnh mô tả câu chuyện của mình. Làm như vậy sẽ phát triển kỹ năng hình ảnh hoá sự vật. Phải mất nhiều thời gian thực hành để ghép nội dung câu chuyện với những hình ảnh như bạn thấy trong các rạp chiếu bóng ngay trong đầu mình. Luôn hỏi chúng ta sẽ nhìn thấy/quay được cái gì? Hỏi xem nơi xảy ra câu chuyện trông nó như thế nào? Hỏi xem có âm thanh nào nổi bật không? (âm thanh gợi mở hình ảnh!!) Hỏi về tâm trạng và không khí xung quanh. Hỏi xem người ta làm gì khi họ chờ đợi/xem/giúp đỡ. Yêu cầu người cung cấp tin "vẽ một bức tranh". Có nhiều cách phát triển khả năng hình ảnh hoá của bạn. Quan sát. Hãy quan sát kỹ những người xung quanh. Quan sát họ đọc sách, hay nói chuyện hay đi mua bán. Hãy đặt mình vào vị trí một máy quay phim. Hình dung mình là máy quay và quay những người đó. Hãy lấy khuôn hình xung quanh từng hành động riêng lẻ. Hãy hình dung mỗi một khuôn hình sẽ là một cảnh trong bộ phim truyện nhỏ. Sau đó hãy tự hỏi khuôn hình nào là hình ảnh chủ chốt - cảnh chính diễn tả hành động, tâm trạng hay nhân vật. Bây giờ hãy nghĩ tới một hành động khác và hình dung ra một hình ảnh tóm tắt hành động đó. Hãy thử nghĩ ra những chi tiết, những cú quay cận cảnh. Hình ảnh nào đặc trưng cho một người già? Hình toàn cảnh một cụ già đứng trên đường? Hay cú quay cận bàn tay run run nắm cây gậy? Một khi đã hình dung được những hình ảnh chính, ta phải sắp xếp các trường đoạn cảnh - các hình ảnh chính được sắp xếp theo thứ tự nào sẽ lột tả câu chuyện một cách hữu hiệu. Hãy dùng kịch bản phân cảnh (storyboard) để phác hoạ những hình ảnh chính. Hãy thử kể câu chuyện một cách đơn giản (ngủ dậy, làm bánh gatô) chỉ bằng 6 hình ảnh trên kịch bản phân cảnh. Tóm lại, hãy hỏi nhiều lần: "Cái gì sẽ xẩy ra? Tôi sẽ thấy cái gì? Chúng ta sẽ ghì hình cái gì?" Nên nhớ rằng luôn luôn xác định cảnh chủ chốt làm trọng tâm khi thực hiện bất kì khâu nào của phóng sự. ************* CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH PHÓNG SỰ “ƯỚC MƠ XANH” – LÀM RÕ CẢNH CHỦ CHỐT 1. Kịch bản phân cảnh Trung tâm Thanh Thiếu niên VTV6 Khoa Báo chí - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Tổ chức sản xuất: Nguyễn Vũ Tùng Thực hiện: Ngô Thành Vũ Đề cương kịch bản chương trình Thế hệ Tôi Tiểu mục Chia sẻ cùng tôi (6-7’) Ước mơ xanh Nội dung: Một sinh viên khoa Sư phạm giáo dục đặc biệt - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ những cảm xúc của cô khi theo đuổi ngành học này qua một bức thư gửi bạn trai. Đó là những tâm sự thật lòng và sâu sắc, xuất phát từ niềm vui của ngày 20-11, khi cô nhận được những bó hoa ý nghĩa từ những học trò nhỏ khuyết tật của mình… STT Nội dung Cảnh quay Ghi chú Sự xuất hiện của nhân vật, lý do xuất hiện 1 Trong niềm vui của ngày 20-11, cô viết một bức thư gửi cho bạn trai của mình kể về không khí của ngày nhà giáo Việt Nam tại ngôi trường mà cô thực tập. Đó là niềm vui khôn tả khi nhận được những món quà từ những học trò khuyết tật… Nhân vật xuất hiện trong khung cảnh phòng riêng của cô với những bó hoa được học trò tặng. Hình ảnh nhân vật đang viết thư lồng trên hình học trò tặng hoa. Sử dụng giọng của nhân vật nói theo phong cách tâm sự chia sẻ. Nhạc sâu lắng. Lý do nhân vật và các bạn chọn ngành SPGD đặc biệt 2 Nhân vật nhớ lại thời điểm cô đặt bút đăng kí ngành học. Đó là lúc bạn bè cô chọn cho mình những ngành học thời thượng, còn cô chọn cho mình một con đường riêng: đăng kí vào khoa sư phạm giáo dục đặc biệt. Nhân vật chia sẻ những lí do khi chọn ngành học này: + Do ảnh hưởng từ Mẹ của mình, một người tham gia công tác từ thiện, người đã có rất nhiều ảnh hưởng, và là hình mẫu lí tưởng của cô. +Xuất phát từ tình thương, mong muốn chia sẻ với những số phận chịu nhiều thiệt thòi. +Hơn thế, cô mong muốn được tìm hiểu các loại hình ngôn ngữ khác, ngôn ngữ của người khiếm thị, ngôn ngữ của người khiếm thính… Biết để hiểu và chia sẻ, để có thể đến gần với mọi người hơn. - PV lý do lựa chọn ngành học này. Hình ảnh khoa sư phạm GDĐB. Những bức hình chụp cùng mẹ. Cảnh các bạn trẻ đang vui chơi cùng các em nhỏ khuyết tật. Cảnh sinh viên đang học cách sử dụng ngôn ngữ kí hiệu. Cảnh sinh viên học trên giảng đường. Cảnh trẻ khuyết tật. Thái độ của những người xung quanh về ngành SPGD đặc biệt 3 Có thật nhiều những chia sẻ động viên từ gia đình nhưng cũng không thiếu những thái độ không đồng tình cho rằng cô kì cục từ mọi người xung quanh. Nhiều người không biết đến khoa SPGD đặc biệt là gì, không quan tâm đến những số phận tật nguyền, cho rằng những người học ở khoa này là những người có sự lựa chọn không thông minh… Phỏng vấn về thái độ của mọi người trước sự lựa chọn của các bạn trẻ… Cô nhắc lại thái độ của anh khi đó, rằng anh đã ngạc nhiên như thế nào, rằng anh đã phân tích cho cô những khó khăn mà cô có thể gặp phải. Nhưng thẳm sâu sau những lời khuyên của anh, cô nhận thấy một sự chia sẻ, một điểm tựa để cô tự tin hơn vào sự lựa chọn của mình. Cảnh nhân vật viết thư. Cảnh giảng đường. Bức hình chụp cô và người yêu. Những cảm xúc cô đã trải qua khi theo học ngành SPGD đặc biệt 4 Khó khăn gặp phải: +Chia sẻ những bỡ ngỡ trong những ngày đầu học tập tại khoa. +Chia sẻ cảm xúc của những buổi đầu tiên tham gia giảng dạy và giúp đỡ các em. Cảm giác lúc đầu thật khó khăn. Hàng loạt những câu hỏi được đặt ra: làm sao để có thể lại gần các em, làm sao để có thể giúp đỡ các em… Mỗi em có những đặc điểm riêng và thật khó cho những ngày đâù tiên lên lớp… Cảnh học tập trên giảng đường. Cảnh nhân vật và bạn bè của cô tham gia giảng dạy trẻ khuyết tật. Nhạc nền sâu lắng. Niềm hạnh phúc Nhân vật chia sẻ niềm vui khi đỡ đần được cho nhưng khó khăn mà các em nhỏ đang phải đối mặt. Chia sẻ những niềm vui khi nhận được những nụ cười và sự tiến bộ từng ngày của các em. Cảnh nhân vật viết thư, cận mặt, cận bàn tay và bức thư. Bo hình nhân vật và 1-2 em nhỏ khuyết tật. Thu tiếng hiện trường là giọng đọc xúc động của các em nhỏ khuyết tật. Nhạc nền sâu lắng. Bài học mà cô và các bạn nhận được Trước đây cô nghĩ, con đường đến với trẻ khuyết tật là tình thương với các em, nhưng sự thực không phải chỉ có thế. Nó còn là tâm huyết, là sự kiên trì, và một phần không thể thiếu là năng lực sự phạm. Cô nhận thức mình phải cố gắng thật nhiều để giúp đỡ được các em. Cô chia sẻ những bài học mà cô nhận được từ chính những học trò nhỏ của mình, đó là nghị lực, là sự cố gắng hết mình vượt qua những khó khăn của bản thân để học tập Cô chia sẻ về sự trưởng thành của cô 3 năm trước đây so với bây giờ… Cảnh dạy trẻ khuyết tật. Tập trung vào các cảnh trung và cảnh cận. Khẳng định quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp 5 Những mặt trái, rào cản Nhân vật chia sẻ rằng không phải sinh viên nào khi đặt bút đăng kí vào khoa cũng xuất phát từ niềm đam mê như cô. Cũng có những bạn lúc đầu chọn ngành học này vì điểm đầu vào thấp, vì chế độ đãi ngộ, và vì cơ hội việc làm cao… Cũng có những bạn cảm thấy “ngượng” khi người khác biết mình học SPGD đặc biệt. Quyết tâm vượt qua Nhưng qua những ngày tháng học tập, họ thêm yêu ngành học này và quyết tâm theo đuổi nó. Nhân vật chia sẻ những thay đổi mà cô nhận thấy từ những người bạn của cô. Lựa chọn nghề nghiệp là con đường riêng của mỗi người. Cô lựa chọn ngành sư phạm đặc biệt, đó là tâm ước của cô và cô sẽ cố gắng để thực hiện tốt những ấp ủ của mình, giúp đỡ thật nhiều cho những em nhỏ khuyết tật.. Cảnh giảng đường đại học. Cảnh dạy trẻ khuyết tật. Kết phim là bo hình nhân vật với một em nhỏ khuyết tật. Cảnh kết: những hình ảnh xúc động 6 Nhạc nền Ứơc mơ xanh Những hình ảnh xúc động về sinh viên khoa SP GDĐB và các em nhỏ khuyết tật. 2. Phân tích 2.1. Bố cục phóng sự Phóng sự “Ước mơ xanh” dài 6 phút 13 giây với đề tài về ngành học sư phạm giáo dục đặc biệt thông qua lời chia sẻ cảm xúc của một sinh viên đang theo học gồm có 7 cảnh chủ chốt (7 trường đoạn chính). Cụ thể như sau: a. Cảnh chủ chốt 1 (thời lượng 25s): giới thiệu về nhân vật, một sinh viên đang theo học ngành giá dục sư phạm đặc biệt mà đề tài hướng tới. b. Cảnh chủ chốt 2 (thời lượng 1’16s): lý do nhân vật và các bạn lựa chọn khoa sư phạm giáo dục đặc biệt - Lớp cảnh 1: Lý do của nhân vật trong phóng sự - Lớp cảnh 2: Lý do của những người bạn khác. c. Cảnh chủ chốt 3 (thời lượng 55s): Thái độ của những người xung quanh về ngành giáo dục sư phạm đặc biệt - Lớp cảnh 1: Thái độ phản đối, không ủng hộ. - Lớp cảnh 2: Thái độ ủng hộ, trong đó có những người rất quan trọng với nhân vật. d. Cảnh chủ chốt 4 (thời lượng 2’51s): Cảm xúc nhân vật đã trải qua khi học 3 năm ở khoa sư phạm giáo dục đặc biệt. - Cụm cảnh 1: Những khó khăn mà nhân vật và các bạn gặp phải + Lớp cảnh 1: Khó khăn khi bước vào trường + Lớp cảnh 2: Khó khăn khi đi thực tập - Cụm cảnh 2: Niềm vui, hạnh phúc trong nghề của nhân vật và bạn bè + Lớp cảnh 1: Niềm vui vì đã góp phần giúp đỡ những số phận không may. + Lớp ảnh 2: Niềm vui vì được các em yêu quý - Cụm cảnh 3: Những bài học mà nhân vật và bạn bè có được khi học tập tại đây. + Lớp cảnh 1: Bài học về sự kiên trì, lòng tâm huyết + Lớp cảnh 2: Bài học từ chính những trẻ em khuyết tật + Lớp cảnh 3: Bài học về sự trưởng thành e. Cảnh chủ chốt 5 (thời lượng 42s): Khẳng định quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp - Lớp cảnh 1: Những mặt trái, rào cản - Lớp cảnh 2: Quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp f. Cảnh chủ chốt 6 (thời lượng 1’04s): Cảnh kết, clip những hình ảnh xúc động giữa các bạn sinh viên khoa sư phạm giáo dục đặc biệt và trẻ em khuyết tật. 2.2. Phân tích a. Cảnh chủ chốt trong phóng sự “Ước mơ xanh” đạt yêu cầu về mặt logic Khi nghe thấy tên chủ đề “Ước mơ xanh” và có lời giới thiệu mở đầu về ngành học sư phạm giáo dục đặc biệt, người xem sẽ tò mò đặt ra các câu hỏi: Sư phạm giáo dục đặc biệt là gì? Học ngành này ở trường nào? Ngành này ra trường rồi sẽ làm gì? Có những khó khăn gì không? Khi đã nhìn thấy nhân vật xuất hiện để đại diện cho những sinh viên đang theo học ngành sư phạm giáo dục đặc biệt, khán giả lại muốn biết lý do tại sao lại có những bạn trẻ chọn ngành này? Học ngành này có những khó khăn gì? Họ đã phải vượt qua như thế nào?... Hàng loạt câu hỏi xuất hiện. Và tác phẩm phóng sự ngắn hơn 6 phút này đã lần lượt trả lời tất cả. Trả lời rất khéo léo, liền mạch, tạo thành một tổng thể thống nhất, trơn tru và đẹp đẽ. Cảnh chủ chốt đầu tiên giới thiệu về nhân vật và hình thức thể hiện tác phẩm. Nhân vật ngồi viết thư cho bạn trai, hình thức phóng sự được thể hiện dưới một bức thư, lời bình chính là lời bức thư và giọng đọc thủ thỉ, tình cảm, như vang lên từ sâu thẳm trái tim của cô sinh viên đang theo học ngành giáo dục sư phạm đặc biệt. Với cảnh chủ chốt này người xem sẽ bị lôi cuốn bởi hình thức thể hiện, bởi hình ảnh một cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn lại theo học một ngành nghe tên đã thấy đặc biệt. Cảnh chủ chốt đầu tiên cũng đã tạo ra lý do gắn chặt phóng sự với thời điểm phát s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình.doc