Đề tài Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phân môn từ ngữ lớp 4 - 5 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Tâm lý của giáo viên cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học. Nếu tập thể giáo viên đầy nhiệt huyết luôn khao khát tìm tòi và đưa cái mới vào trong giảng dạy thì đó là điều kiện thuận lợi cho chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, cho dù “sức ỳ” của con người lớn đến đâu đi nữa thì trước sau cũng bị cái “guồng quay” này cuốn vào. Vì vậy trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, người quản lý phải biết cách tạo ra tâm thế cho mọi người, biết khuyến khích, động viên, lôi kéo mọi người tự giác tích cực hưởng ứng, như vậy sẽ xây dựng được một tập thể vững mạnh, đồng sức đồng lòng góp phần thúc đẩy giáo dục nước nhà phát triển và tiến kịp thời đại.

Ngoài ra, trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cần chủ động thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý nhằm đề cao trách nhiệm của mỗi giáo viên giúp họ tự giác nhắc nhở, thúc đẩy nhau cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường .

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phân môn từ ngữ lớp 4 - 5 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng đổi mới của môn từ ngữ lớp 4 - 5. 3.4.3- Tiến hành dạy mẫu. Giáo viên toàn trường dự giờ hai tiết dạy mẫu, ghi chép đầy đủ, cẩn thận vào sổ dự giờ để tham gia nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. ( Tiến trình bài dạy được thể hiện cụ thể trong giáo án ( Phụ lục số 1 trang ) 3.4.4- Đánh giá rút kinh nghiệm hai tiết dạy mẫu. _ Tiết dạy của đồng chí Nguyễn Thị Kim Cúc : Học sinh nắm được khái niệm bước đầu về từ trái nghĩa trong Tiếng Việt, các em biết vận dụng những kiến thức cơ bản về từ trái nghĩa vào trong giao tiếp. _ Tiết dạy của đồng chí Lê Thị Ninh : Học sinh hiểu đúng nghĩa và giải nghĩa được các từ thuộc chủ đề “ Việc đồng áng ” trên cơ sở đó các em đã biết dùng từ đặt câu về chủ đề này một cách chính xác. Ban chỉ đạo tiến hành nhận xét, đánh giá cùng với các giáo viên dự giờ trao đổi ý kiến và đi đến kết luận chung về hai tiết dạy mẫu như sau : _ Về giáo viên : Giáo viên nắm vững kiến thức của tiết học, chủ động, tự tin, thể hiện được phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên bao quát được học sinh trong lớp, theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời đến mọi đối tượng học sinh. Hoạt động giữa thầy và trò phối hợp nhịp nhàng, tự nhiên, kích thích được ý thức tự giác, chủ động của học sinh. Giáo viên giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học một cách chủ động, sáng tạo, gây được hứng thú học tập cho các em. _ Về học sinh : Học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng bài học. Các em được hoạt động tích cực, tự giác, trả lời câu hỏi một cách tự tin ( Vì dược thầy giáo và cả lớp tôn trọng ý kiến ). _ Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Nhìn chung, cả hai tiết học không những đảm bảo được kiến thức cơ bản của bài học mà còn mở rộng tầm hiểu biết của các em ra ngoài đời sống thực tế. Trang 35 Hoạt động dạy - học diễn ra đảm bảo tính khoa học, kích thích được tư duy độc lập, phát huy được hết năng lực tiềm tàng của mỗi bản thân học sinh. Hai tiết dạy mẫu thành công đã soi sáng thêm cho lý luận dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Tập thể giáo viên phấn khởi, tin tưởng vào tính khả thi và hiệu quả của việc dạy từ ngữ theo hướng đổi mới. 3.4.5- Nhà trường đề ra tiêu chuấn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. ( Xem phụ lục số 2 trang ) 3.5- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo diện . Để khẳng định hiệu quả của dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, để tập thể giáo viên có được lòng tin vững chắc vào đổi mới phương pháp dạy học, ban chỉ đạo quyết định tổ chức dạy thực nghiệm ở 4 lớp : 4E , 4D , 5A , 5B là các lớp có trình độ tương đương nhau. Lớp 4D và 5B - Đối chứng: Dạy theo phương pháp truyền thống. Lớp 4E và 5A - Thực nghiệm : Dạy theo phương pháp đổi mới. Các giáo viên được chọn thể hiện các tiết dạy là các giáo viên có trình độ ngang nhau. _ Giáo viên tự soạn giáo án cho các tiết dạy của mình ( Yêu cầu dạy những bài có trong chương trình mà học sinh chưa học ). _ Ban chỉ đạo tổ chức xemina giáo án. Bài : Từ cùng âm khác nghĩa ( Lớp 5 ) Nghiên cứu khoa học ( Tiết 1 - lớp 4 ) _ Giáo viên toàn trường dự giờ các lớp đối chứng và thực nghiệm. Sau mỗi tiết dạy ban chỉ đạo đều tiến hành kiểm tra nhanh ( 10 phút ) đối với các lớp ( Xem phụ lục số 3 trang ) Kết quả thu được như sau : L Số Hình thức Xếp loại Thời gian ơ HS Tham gia Giỏi Khá T. bình Yếu p S:L % S:L % S:L % S:L % Năm học 4D 37 Đối chứng 0 0 18 48,6 12 32,4 7 19,0 1999 - 2000 4E 39 Thực nghiệm 14 35,9 23 59,0 2 5,1 0 0 Học kỳ II 5B 40 Đối chứng 5 12,5 19 47,5 11 27,5 5 12,5 5A 39 Thực nghiệm 17 43,6 14 35,9 8 20,5 0 0 Kết quả học tập của học sinh giữa hai lớp đối chứng và hai lớp thực nghiệm đã khẳng định ưu thế của quy trình dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Bản thân các giáo viên dạy thực nghiệm và các giáo viên dự giờ đều cho rằng : Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên làm việc ít hơn, học sinh làm việc nhiều hơn do đó mà các em tự mình chiếm lĩnh được tri thức và nhớ nhanh, nhớ lâu hơn. Không khí lớp học sôi nổi, kích thích được hứng thú học tập của các em. Về phía giáo viên, sau khi phân tích, đánh giá các tiết học kết quả đạt được như sau : Tiết dạy lớp 4D xếp loại : Chưa đạt yêu cầu ( 10 điểm ). Tiết dạy lớp 5B xếp loại : Đạt yêu cầu ( 13 điểm ). Tiết dạy lớp 4E xếp loại : Tốt ( 19 điểm ). Tiết dạy lớp 5A xếp loại : Tốt ( 18,5 điểm ). Các tiết dạy ở hai lớp thực nghiệm được đánh giá tốt hơn, giáo viên chủ động, tự tin trong tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh. Học sinh tự giáctích cực tìm ra kiến thức mới của bài học. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn. 3.6- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đại trà. Thấy được hiệu quả các giờ dạy theo hướng đổi mới ( qua chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo diện ) ban chỉ đạo tổ chức tập huấn thêm về phương pháp cho các giáo viên khối 4 - 5. Khuyến khích, động viên mọi người tự giác, tích cực dạy học theo hướng đổi mới. Ban chỉ đạo tạo mọi điều kiện nhằm hỗ trợ để giáo viên có thể áp dụng tốt phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy. Các tổ chức đoàn thể cũng nhiệt tình hưởng ứng, động viên các giáo viên. Toàn trường dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy học. 3.7- Những hoạt động hỗ trợ khác. Ban chỉ đạo nhận thấy, cùng với việc chỉ đạo giảng dạy cần phải lưu ý đến một số hoạt động hỗ trợ khác thì biện pháp chỉ đạo mới nhanh có kết quả tốt. 3.7.1- Song song với việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, ban chỉ đạo chịu trách nhiệm thu thập, xem xét và phân loại các tài liệu có liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học. Sau đó thông báo và chuyển đến tận tay các giáo viên ( thông qua tổ chuyên môn ). Một số các tài liệu như : Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1996 - 2000, các bài viết tham luận về đổi mới phương pháp dạy học của các giáo viên ưu tú trong tỉnh và ngoài tỉnh, tạp chí giáo dục tiểu học..... đều đựơc giáo viên đọc và tổ chức thảo luận theo tổ, khối chuyên môn để vận dụng có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. 3.7.2- Phát động thao giảng theo tổ lấy thành tích chào mừng ngày 26 tháng 3, ngày 19 tháng 5..... 3.7.3- Có kế hoạch cử giáo viên đi tham dự các lớp tập huấn phương pháp dạy học do phòng, sở tổ chức ; Có biện pháp yêu cầu giáo viên toàn trường tham gia nhiệt tình các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do trường, phòng tổ chức Khuyến khích, động viên mọi người tích cực, tự giác trong công tác tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ qua dự giờ học hỏi đồng nghiệp, qua tham khảo sách báo và tự học. Đặc biệt, ban chỉ đạo rất coi trọng các hoạt động của tổ chuyên môn nhất là hoạt động chuyên đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học ( Tạp chí giáo dục Tiểu học, chuyên san, chuyên đề..... và lấy đó làm một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại tổ, xếp loại giáo viên. Bên cạnh công tác tập huấn cho giáo viên về phương pháp giảng dạy, ban chỉ đạo còn nhận thấy sự cần thiết phải bồi dưỡng về tri thức cho giáo viên vì phương pháp dạy học phụ thuộc vào nội dung cụ thể của bài học, tiết học. Phải hiểu thật rõ, nắm thật vững nội dung và mục đích yêu cầu của tiết dạy mới có thể lựa chọn được phương pháp tốt, phù hợp. Hơn nữa, giáo viên phải thật thông hiểu kiến thức bài học mới có thể tổ chức cho trò hoạt động tích cực, sáng tạo, mới có thể giải quyết tốt các tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học. Do vậy, ban chỉ đạo quyết định mở các lớp học nhằm nâng cao trình độ tri thức cho giáo viên toàn truờng và mời các giáo viên trường Cao đẳng sư phạm Ninh Bình về giảng ( Nội dung chủ yếu tập trung vào giải quyết phần từ vựng cho giáo viên). 3.7.4- Động viên giáo viên kịp thời cả về tinh thần lẫn vật chất, tạo điều kiện để giáo viên yên tâm công tác. Cụ thể : Treo giải giáo viên dạy giỏi cấp trường được thưởng 50.000 đồng, giáo viên dạy giỏi cấp huyện thưởng 70.000 đồng và giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh thưởng 100.000 đồng. Chỉ đạo cho tổ chức công đoàn làm tốt “ Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm ” để khơi gợi lòng yêu nghề trong mỗi giáo viên, lấy gương những người có tâm huyết với nghề để tác động, khuyến khích mọi giáo viên cùng noi theo. 3.7.5- Song song với hoạt động giảng dạy, ban chỉ đạo còn phát động phong trào đổi mới phương tiện dạy học tiêu biểu là phong trào làm đồ dùng dạy học ( Tổ chức thi, chấm và trao giải ) và phong trào sử dụng đồ dùng dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học. 3.7.6- Ban chỉ đạo cố vấn cho các tổ chức đoàn thể trong trường phát động phong trào thi viết “ Sáng kiến kinh nghiệm ” về đổi mới phương pháp dạy học, chọn và phổ biến rộng rãi trong cán bộ giáo viên những sáng kiến kinh nghiệm hay, mang tính khả thi trong giai đoạn hiện tại của nhà trường. 3.7.7- Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới cách đánh giá giáo viên và học sinh, ban chỉ đạo quyết định họp bàn và thống nhất lại cách đánh giá giáo viên và học sinh nhằm khuyến khích và động viên giáo viên - học sinh tự giác, tích cực, sáng tạo trong dạy và học. 3.7.8- Công tác xã hội hoá giáo dục cũng được ban chỉ đạo quan tâm vì nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần không nhỏ vào việc mua sắm trang thiết bị dạy học cho nhà trường. Phụ huynh quan tâm hơn đến con em họ là điều kiện tốt để nâng cao chất lượng dạy và học. Nhận thấy được điều đó, ban chỉ đạo đã có biện pháp huy động toàn bộ cha mẹ học sinh tham gia hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp dạy học của nhà trường. 3.8- Đánh giá quá trình đổi mới phương pháp dạy học phân môn từ ngữ lớp 4 - 5. Nhìn lại toàn bộ tiến trình chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, ban chỉ đạo đi đến kết luận : _ Đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học. _ Chất lượng dạy học phân môn từ ngữ lớp 4 - 5 được nâng lên rõ rệt. Cụ thể : Thời gian Số tiết Xếp loại năm học được Tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yc 1999 - 2000 đánh giá SL % SL % SL % Học kỳ I 48 18 37,5 20 41,7 10 20,8 Học kỳ II 48 32 66,7 16 33,3 0 0 Chất lượng giờ dạy của giáo viên được tăng lên rõ rệt. Điều quan trọng và đáng mừng hơn cả là tất cả giáo viên đều nắm vững phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh và trong dạy học có rất nhiều sự sáng tạo mang lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy - học của nhà trường. Nhiều giáo viên có biểu hiện rất “ Nghề ” trong việc khơi gợi óc sáng tạo của học sinh, giúp các em tự giác, tích cực và hứng thú học tập. 3.8.2- Chất lượng học của học sinh : Chất lượng học của khối lớp 4: Thời gian Số Xếp loại Năm học Học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 1999 - 2000 SL % SL % SL % SL % Học kỳ I 188 13 6,9 67 35,6 78 41,5 30 16,0 Học kỳ II 188 30 16,0 93 49,5 62 33,0 3 1,5 Chất lượng học của khối lớp 5 : Thời gian Số Xếp loại Năm học Học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 1999 - 2000 SL % SL % SL % SL % Học kỳ I 150 23 15,3 70 46,7 40 26,7 17 11,3 Học kỳ II 150 34 22,7 79 52,7 35 23,3 2 1,3 Kết quả trên cho thấy, qua thời gian đổi mới phương pháp dạy học phân môn từ ngữ, chất lượng của học sinh khối lớp 4 - 5 đã nâng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng vọt. Mặc dù số lượng học sinh yếu của cả hai khối lớp vẫn còn nhưng chắc chắn sẽ khắc phục được vì đây mới chỉ là kết quả bước đầu của quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Với đà này, trong tương lai không xa, chất lượng học sinh của nhà trường sẽ được nâng cao hơn nữa. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh vừa qua (tổ chức ngày7 - 3 - 2000) khối lớp 5 có 5 học sinh đạt giỏi đó là: Giải nhì: có 3 em: 1- Đặng Thanh Điềm 2- Phạm Thị Đào 3- Nguyễn Đức Thành Giải 3: em Vũ Thị Ngọc Quỳnh Nhà trường không hề thoả mãn với kết quả bước đầu đạt được như trên mà tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các phân môn Tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn công cụ, tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học khác. 9- Những bài học kinh nghiệm Từ thực tế chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phân môn từ ngữ lớp 4- 5 trong năm học 1999 - 2000. Trường tiểu học Yên Phú đã rút ra những bài học sau: 1/ Nâng cao nhận thức trong cán bộ giáo viên là biện pháp quan trọng hàng đầu để đổi mới phương pháp dạy học. Khi nhận thức thông suốt, nó sẽ là động lực, là cơ sở, là điểm tựa vững chắc để chúng ta hành động. Vì vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học trước hết phải giúp giáo viên thấm nhuần nhận thức. Muốn vậy, các thành viên trong ban giám hiệu phải là những người tiên phong, gương mẫu trong công tác nghiên cứu các vấn đề lí luận về đổi mới phương pháp dạy học. Bản thân mỗi đồng chí cán bộ quản lý nhà trường phải nắm thật chắc, thật sâu sắc lý luận dạy học theo hướng đổi mới để có thể chỉ đạo đội ngũ giáo viên nâng cao năng lực, giúp họ có khả năng thích ứng với cách dạy học mới. 2/ Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự sáng tạo cao, cần phải có những bước đi thích hợp, tránh rập khuôn máy móc trong công tác chỉ đạo. Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình hết sức khó khăn vì phải thay đổi nhận thức và thói quen (đã thành đường mòn) của cán bộ giáo viên, những thói quen đường mòn ấy không thể một sớm một chiều mà thay đổi được, cần phải có sự kiên trì, bền bỉ, không nên nóng vội, cần phải có kế hoạch thực hiện từng bước, từng bộ phận. 3/ Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận sạch trơn cái hiện có mà phải kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời tìm cách phối hợp hợp lý giữa truyền thống và hiện đại để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. 4/ Nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề còn đang mới mẻ, do vậy không chỉ nói và làm mà cần phải kiểm tra đánh giá một cách nghiêm ngặt qua mỗi bước chỉ đạo để điều chỉnh kịp thời những thiếu sót, bổ sung phương hướng cho những bước đi tiếp theo, đảm bảo thông tin hai chiều giữa Phòng giáo dục và nhà trường. 5/ Đổi mới phương pháp dạy học đồng thời tăng cường đổi mới cơ sở vật chất huấn luyện bồi dưỡng giáo viên. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng để thực hiện các hình thức dạy học mới. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học phải thực hiện đồng bộ với đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Trước đây, nếu như dạy học theo phương pháp cổ truyền, việc chuẩn bị bài của giáo viên chỉ phụ thuộc vào sách hướng dẫn, sách bài soạn thì trong đổi mới phương pháp dạy học, sự chuẩn bị của giáo viên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, yếu tố gián tiếp như trình độ năng lực sư phạm, hoàn cảnh điều kiện khách quan và các yếu tố trực tiếp như nghiên cứu kỹ bài dạy để chọn phương án, cách thức trình bày phù hợp với đối tượng cụ thể, lựa chọn sắp xếp dung lượng kiến thức để cung cấp và luyện tập, dự đoán các tình huống sư phạm, sử dụng đồ dùng trực quan, học liệu.... Để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên phải có trình độ tri thức, trình độ chuyên môn, có năng lực tổ chức hướng dẫn học sinh học tập. Do đó nhà trường cần phải quan tâm đến công tác bồi dưỡng toàn diện cho giáo viên bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện, khuyến khích động viên giáo viên tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, tôn trọng mọi sáng tạo của giáo viên trong dạy học, có cơ chế đãi ngộ giáo viên đúng đắn. 6/Đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành trong một tâm thế sẵn sàng, khao khát của cán bộ giáo viên. Tâm lý của giáo viên cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học. Nếu tập thể giáo viên đầy nhiệt huyết luôn khao khát tìm tòi và đưa cái mới vào trong giảng dạy thì đó là điều kiện thuận lợi cho chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, cho dù “sức ỳ” của con người lớn đến đâu đi nữa thì trước sau cũng bị cái “guồng quay” này cuốn vào. Vì vậy trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, người quản lý phải biết cách tạo ra tâm thế cho mọi người, biết khuyến khích, động viên, lôi kéo mọi người tự giác tích cực hưởng ứng, như vậy sẽ xây dựng được một tập thể vững mạnh, đồng sức đồng lòng góp phần thúc đẩy giáo dục nước nhà phát triển và tiến kịp thời đại. Ngoài ra, trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cần chủ động thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý nhằm đề cao trách nhiệm của mỗi giáo viên giúp họ tự giác nhắc nhở, thúc đẩy nhau cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường . Phần III: Kết luận 1/ Đất nước càng phát triển càng cần phải có những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ , dám làm... để làm chủ đất nước. Trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng được những đổi mới kinh tế - xã hội của nước nhà. Chỉ có thể đạt được mục tiêu giáo dục Tiểu học trong bối cảnh đổi mới của đất nước, trong xu thế đổi mới giáo dục Tiểu học các nước trên toàn thế giới bằng một con đường duy nhất đó là đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu tất yếu của xã hội, là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng giáo dục trong tình hình hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, vất vả hơn trong việc chuẩn bị, thực hành (cả lao động trí óc và lao động nghề nghiệp) đòi hỏi ở trình độ cao hơn, đòi hỏi giáo viên phải học tập thường xuyên: Học suốt đời để làm thày suốt đời. Song đổi mới phương pháp dạy học mang lại cho giáo dục một luồng sinh khí mới, nó giúp cho bản thân mỗi giáo viên tự nâng cao trình độ, năng lực, có một nghề thực sự người khác không thể thay thế được dù có năng lực, nó giúp cho đất nước, cho sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước giàu đẹp. Nhưng muốn đổi mới phương pháp dạy học thành công phải có những bước đi đúng đắn phù hợp. Qua thực tế chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phân môn từ ngữ lớp 4-5 ở trường Tiểu học Yên Phú - Yên Mô - Ninh Bình chúng tôi thấy những biện pháp chỉ đạo của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế, bước đầu đem lại kết quả rất khả quan cho giáo dục huyện nhà nói chung và cho giáo dục của nhà trường nói riêng. Việc đổi mới phương pháp dạy học đối với phân môn từ ngữ của nhà trường không đặt ra một khuôn mẫu cứng nhắc, đơn điệu về phương pháp dạy học mà đã phác hoạ được một quy trình chung khá linh hoạt trong phân môn từ ngữ để giáo viên dựa vào đó định hướng khi giảng dạy từng bài học cụ thể, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa dạy và học. Qua đây, chúng tôi càng nhận thấy rõ sự cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học trong giai đoạn mới. 2/ Đổi mới phương pháp dạy học là công việc cần thiết và khó khăn, nó đòi hỏi phải có một thời gian dài, sự kiên trì, trí thông minh và sáng tạo trong mọi hoạt động. Để đảm bảo đổi mới thành công phương pháp dạy học ở Tiểu học chúng tôi đề xuất một số vấn đề sau: 2.1- Nhà trường phải có kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học cụ thể lâu dài (từ 5 đến 10 năm) và thay đổi linh hoạt ở mỗi thời điểm cụ thể cho phù hợp với mục tiêu giáo dục nước nhà trong mỗi giai đoạn. 2.2 - Nhà trường cần phải chú trọng và làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tận dụng được lực lượng cha mẹ học sinh hỗ trợ trong việc dạy con em tự học, huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường. 2.3 - Các cấp bộ ngành cần quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng giáo viên, mọi cán bộ giáo viên phải không ngừng học tập thường xuyên. Như thế mới có trình độ, năng lực đáp ứng được kiểu dạy học theo phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; Cần thay đổi cách tuyển chọn sinh viên sư phạm, có biện pháp khuyến khích người tài tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Góp phần thúc đẩy giáo dục nước nhà tiến kịp thời đại. 2.4 - Các cấp quản lý giáo dục cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể, phù hợp với điều kiện địa phương, trực tiếp lăn lộn xuống các cơ sở để cùng tìm ra hướng đi đúng đắn. Bước đầu tập dượt với việc nghiên cứu khoa học, thời gian lại hạn hẹp nên chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo. Phụ lục Phụ lục số 1 Giáo án từ ngữ soạn theo hướng đổi mới Bài 1 : Từ trái nghĩa Tiết : 26 _ lớp : 5 Người soạn : Nguyên Thị Kim Cúc Ngày dạy : Ngày 7 tháng 3 năm 2000 I. Mục đích yêu cầu. _ Học sinh hiểu thế nào là từ trái nghĩa, biết vận dụng các kiến thức cơ bản về từ trái nghĩa vào các khâu luyện tập : Phát hiện các từ trái nghĩa, điền từ trái nghĩa, tìm từ trái nghĩa và dùng từ đặt câu với các cặp từ trái nghĩa. _ Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh. II. Tiến trình bài học. 1. Kiểm tra bài cũ ( 3 Phút ): _ Em hãy giải nghĩa từ công nhân, nông dân ? Đặt câu với những từ đó ? _ Thế nào là từ cùng nghĩa ? Cho ví dụ ? 2. Bài mới : Phân bố Thời gian Nội dung ghi bảng Hoạt động của thầy Hoạt động Của trò 1 2 3 4 15 phút Từ ngữ : Từ trái nghĩa _ Treo bảng phụ có ghi hai khổ thơ phần bài đọc ( Những _ Đọc bài đọc. 1 2 3 4 ngọt bùi / đắng cay ngày / đêm vỡ / lành buồn / vui Cặp từ trái nghĩa được ghi bằng phấn mầu ). Gọi học sinh đọc. _ Tìm những từ được ghi bằng phấn mầu trong các dòng thơ theo từng cặp ? _ Ghi bảng ( phần động ) _ Những từ này được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên theo nghĩa gì ? _ Hãy trả lại nghĩa đích thực của các cặp từ trên và cho biết những từ trong từng cặp từ đó có quan hệ về nghĩa với nhau ra sao ? _ Chính xác hoá . _ Có thể xếp những từ này vào trong các nhóm từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa đã học được không ? _ Em hày đăth cho nhóm từ này một cái tên cho phù hợp ? _ Chính xác hoá - ghi đầu bài lên bảng ( Từ trái nghĩa ). _ Vậy theo em thế nào là từ _ Tìm và nêu _ Trả lời . _ Thảo luận trả lời. _ Thảo luận trả lời. _ Thảo luận trả lời. _ Thảo luận 1 2 3 4 I. Bài học : 1- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ : trên = dưới nắng = mưa 2- Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa, tuỳ theo cách dùng từ đó trong nói, viết. Ví dụ : Ngọt = _ chua xẵng mặn nhạt trái nghĩa ? _ Ghi kết luận 1. _ Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các ví dụ sau : “ Trên kính, dưới nhường ”, “ Dãi nắng, dầm mưa ”. _ Ghi bảng ví dụ. _ Treo bảng phụ có ghi ví dụ ở phần 2 mục bài học lên bảng. _ Đọc và tìm xem có từ nào chung trong các ví dụ trên ? _ Những từ nào trái nghĩa với từ ngọt. _ Ghi bảng. _ Đảo vị trí các từ trái nghĩa với từ ngọt giữa các câu để học sinh thấy chỉ có thể sử dụng từ trái nghĩa như trong ví dụ đã nêu và hỏi em có nhận xét gì về cách dùng từ trái nghĩa ? _ Ghi bảng kết luận 2. _ Tìm từ trái nghĩa với từ “Chín “ và đặt câu với mỗi cặp từ trái nghĩa đó ? _ Em hãy nhắc lại bài học . trả lời _ Trả lời. _ Tìm thêm một vài ví dụ tương tự. _ Trả lời : ( Ngọt ) _ Trả lời. _ Thảo luận trả lời. _ Trả lời : chín = sống xanh _ Nhắc lại 1 2 3 4 16 phú 6 phútt II. Luyện tập : Bài 1 : Tìm từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ : lành / rách đoàn kết / chia rẽ sống / chết ..... Bài 2 : Điền từ trái nghĩa thích hợp ... Bài 3 : Tìm một số từ trái nghĩa với từ “đầu “, Đặt câu với mỗi cặp từ trái nghĩa đó. * Hướng dẫn luyện tập : _ Gọi học sinh đọc đầu bài và yêu cầu các em làm. _ Ghi bảng - nhận xét, cho điểm. _ Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập. _ Gọi học sinh chữa miệng. _ Hướng dẫn học sinh trước hết cần tìm những từ trái nghĩa với từ “ đầu “ sau đó đặt câu với từng cặp từ. _ Ghi bảng, hướng dẫn học sinh chữa, cho điểm. * Củng cố - dặn dò. _ Lấy ví dụ về từ trái nghĩa. _ em có nhận xét gì về từ loại của các cặp từ trái nghĩa ? _ Dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì không ? Bài học (không nhìn sách ) _ Lamg bài tập ra vở. _Chữa miệng _ Đọc, trả lời _ Trả lời. _ Học sinh làm bài. _Chữa miệng _ Trả lời. _ Thảo luận trả lời. _ Thảo luận trả lời. 1 2 3 4 _ Chốt lại bài theo 3 ý trên. _ Tổ chức trò chơi : 1. Đối vế : Một nhóm đưa ra từ, các nhóm khác tìm từ trái nghĩa với từ đó ( Yêu cầu từ đưa ra và từ đối phải đúng ) . 2. Tổ chức thi tìm thành ngữ tục ngữ có chứa các cặp từ trái nghĩa giữa các nhóm. _ Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. _ HS chơi. Bài 2 : Việc đồng áng Tiết: 24 _ lớp: 4 Người soạn : Lê Thị Ninh Ngày dạy : Ngày 7 tháng 3 năm 2000. I. Mục đích yên cầu : _ Giúp học sinh : Hẹ thống hoá, củng cố, mở rộng một số từ ngữ thường dùng khi nói, viết về “ Việc đồng áng”; Nhận biết so sánh nghĩa và giải nghĩa một số từ ngữ dùng nói, viết về “ Việc đồng áng ”. _ Phát triển tư duy thực hành về từ, rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. II. Tiến trình bài học . 1. Bài cũ : ( 3 phút ). _ Kể tên một số ngành nghề của công nhân và kỹ sư thuộc ngành công nghiệp nặng ? Phân biệt ngành công nghiệp nặng và ngành công nghiệp nhẹ ? 2. Bài mới : Phân bố Thời gian Nội dung ghi bảng Hoạt động của thầy Hoạt động Của trò 1 2 3 4 1 phút Từ ngữ : Việc đồng áng _ Địa bàn xã Yên Phú của chúng ta với tổng diện tích 566,88 ha, trong đó đất nông nghiệp là 369,72 ha .Chúng ta sống chủ yếu bằng lao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc40738.DOC
Tài liệu liên quan