Đề tài Chiến lược cạnh tranh – nghiên cứu tình huống tại khách sạn Guoman Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÁCH SẠN, KINH

DOANH KHÁCH SẠN, KHÁCH CỦA KHÁCH SẠN 1

VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN

1.2. Khách sạn và kinh doanh khách sạn 1

1.2.1. Khách sạn 1

1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn 2

1.1.3. Sản phẩm của khách sạn 5

1.2. Khách của khách sạn 7

1.2.1. Khái niệm khách của khách sạn 7

1.2.2. Phân loại khách của khách sạn 7

1.2.3. Mức độ thoả mãn của khách 10

1.3. Cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 12

1.3.1. Khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 12

1.3.2. Phân loại đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 13

1.3.3. Các chiến lược cạnh tranh của khách sạn 13

1.4. Phân tích mô hình SWOT để đưa ra chiến lược

 cạnh tranh cho khách sạn 17

1.4.1. Các yếu tố bên trong khách sạn 17

1.4.1.1. Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật 17

1.4.1.2. Yếu tố tài chính 18

1.4.1.3. Yếu tố quản lý 18

1.4.1.4. Yếu tố nhân lực 18

1.4.1.5. Yếu tố sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của khách sạn 19

1.4.1.6. Yếu tố vị trí địa lý 19

1.4.1.7. Các yếu tố về hoạt động xúc tiến quảng cáo, 20

 chính sách giá cả, chính sách phân phối

1.4.2. Các yếu tố bên ngoài khách sạn(môi trường vĩ mô) 21

1.4.2.1. Yếu tố kinh tế 21

1.4.2.2. Yếu tố Chính trị Luật pháp 22

1.4.2.3. Yếu tố văn hoá, phong tục tập quán 23

1.4.2.4. Môi trường cạnh tranh trực tiếp của khách sạn. 23

1.4.2.5. Tài nguyên du lịch trong vùng 25

1.4.2.6. Chính sách du lịch và lưu trú của Đảng và Nhà Nước 25

 1.4.3. Phân tích mô hình SWOT đưa ra chiến lược cạnh tranh

 cho khách sạn 26

Chương 2: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA

KHÁCH SẠN GUOMAN HÀ NỘI 27

2.1. Tổng quan về khách sạn Guoman-HLL-Guoco Vietnam limited 27

2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển 27

2.1.4. Tổ chức bộ máy của khách sạn GUOMAN 28

2.1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy của khách sạn GUOMAN 28

 2.1.2.2. Chức năng của từng bộ phận trong khách sạn Guoman 30

2.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 33

2.1.4. Phân tích mô hình SWOT để đưa ra chiến lược

 cạnh tranh cho khách sạn Guoman Hà Nội 36

2.1.4.1. Các yếu tố bên trong khách sạn 37

2.1.4.1.1. Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật 37

2.1.4.1.2. Yếu tố tài chính 42

2.1.4.1.3. Yếu tố quản l ý 43

2.1.4.1.4. Yếu tố nhân lực 43

2.1.4.1.5. Yếu tố sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của khách sạn 45

2.1.4.1.6. Yếu tố vị trí địa lý 45

2.1.4.1.7. Các yếu tố về hoạt động xúc tiến quảng cáo, 46

 

doc94 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3125 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược cạnh tranh – nghiên cứu tình huống tại khách sạn Guoman Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách sạn mới được xây dựng và liên doanh với nước ngoài nên trang thiết bị của toàn khách sạn đều rất hiện đại, có khả năng làm giảm tối đa sức lao động của con người, tối thiểu hoá số lượng lao động để tiết kiệm chi phí. Khách sạn Guoman có 12 tầng, diện tích khoảng trên 2.950 m2, đằng sau là bãi đỗ xe có sức chứa 30 xe ô tô (sức chứa đạt tiêu chuẩn của khách sạn 4 sao). a) Cơ sở vật chất kỹ thuật trong khâu đón tiếp (Front office) Quầy lễ tân túc trực 24/24h, được trang bị 4 điện thoại, 3 máy tính, thiết bị thanh toán tiền bằng thẻ tín dụng, máy fax... để phục vụ khách. Phòng khách (Living room) có 35 chỗ ngồi, với cách bài trí tranh, ảnh, cây cảnh,… đầy ấn tượng và trang nhã tạo cho khách cảm giác ấm cúng và hoà bình. Phòng bán đồ lưu niệm (The litte shop):có nhiều loại độc đáo, chất lượng, một số đồ còn mang biểu tượng Guoman như áo phông, quần, mũ, móc khoá…làm quà tặng cho khách mỗi khi khách tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của khách sạn. b) Cơ sở vật chất trong bộ phận buồng. Khách sạn Guoman Hà nội có 151 phòng, trong đó 149 phòng được sử dụng lưu trú, 2 phòng dành cho người của tập đoàn. Các phòng đều đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn của khách sạn 4* như: giường, đèn ngủ, tivi kỹ thuật số, điều hoà, đèn bàn làm việc, ghế bành, khoá có mã, thiết bị báo cháy, két đựng tiền, đồ vật quí,…đảm bảo an toàn cho khách. Đối với các phòng đặc biệt thì có thêm máy fax, đầu máy video, diện tích phòng lớn hơn, giường rộng hơn. Bảng3: Bảng mô tả các loại phòng khách sạn Guoman Hà nội Các loại phòng Cỡ giường Diện tích Số lượng Deluxe 136*203cm 33.44m2 34 (phòng) Premium 136*203cm 33.44m2 112 (phòng) Junior Suite 183*203cm 57m2 1 (phòng) Excutive Suite 183*203cm 82.3m2 2 (phòng) Nguồn từ Ngọc Linh-Booking&sales of Food&Beverage in GUOMAN Bảng 4: Tình hình thực hiện phòng của Guoman qua 2 năm 2004&2005 Mục Mã số Đơn vị tính Năm 2004 6 tháng đầu Năm 2005 Tổng số ngày buồng đã sử dụng trong năm/6 tháng (Tính công dồn các ngày có sử dụng buồng trong năm hoặc 6 tháng) 01 Ngày buồng 31,995 18,878 Tổng số ngày buồng có thể sử dụng trong năm/6 tháng 02 Ngày buồng 54,534 26,969 Công suất sử dụng buồng (mã số 03= mã số 01/02 x 100) 03 % 58.67 70.00 Nguồn từ Ngọc Linh-Booking&sales of Food&Beverage in GUOMAN Có thể kết luận rằng nhờ số lượng khách tăng lên mà công suất sử dụng phòng tăng lên. 6 tháng đầu năm 2005 công suất sử dụng phòng là 70% tăng so với năm 2004( công suất là 58.67%) là 11.33%. Như vậy, nếu so với các khách sạn cùng sao (4* ) như Bảo sơn (công suất sử dụng phòng là: 75%), Sunway(công suất sử dụng phòng luôn lớn hơn 70%),..thì khách sạn GUOMAN mới chỉ đứng thứ 3. Tuy nhiên, công suất sử dụng phòng trong năm 2005 cũng đã đạt chỉ tiêu mà khách sạn đề ra. c) Cơ sở vật chất trong bộ phận ăn uống. * Cơ sở vật chất kỹ thuật trong bộ phận bàn, bar(helmsman). Nhà hàng Cà phê paradise có 64 chỗ ngồi được chia làm 2 khu vực. Khu vực không hút thuốc có 12 chỗ ngồi, khu vực hút thuốc có 52 chỗ. Nhà hàng mở cửa phục vụ khách từ 6h sáng đến 11 giờ đêm (Khách lưu trú trong khách sạn có nhu cầu sau 22h đến 6h thì sẽ được phục vụ tại phòng) chủ yếu trong 3 bữa chính: bữa sáng, bữa trưa, bữa tối. Điểm độc đáo nhất của Cà phê Paradise cũng chính là phòng tranh (The Gallery)- nơi trưng bày rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của các hoạ sỹ nổi tiếng. Đây là nét khác biệt ở nhà hàng của Khách sạn Guoman mà hầu hết các khách sạn ở Hà Nội chưa có. Quầy thu ngân ở gần lối đi được trang bị 1 máy vi tính, 1 máy thanh toán tiền, 1 thiết bị thanh toán thẻ tín dụng trợ giúp cho việc thanh toán được nhanh chóng và chính xác. Nhờ vậy mà trong một ca chỉ cần một nhân viên thu ngân cũng đạt hiệu quả. Quầy bar Helmsman có 55 chỗ ngồi trong đó 25 chỗ ngồi ngoài trời, 30 chỗ ngồi được trang bị hệ thống âm thanh hiện đại, tranh ảnh, cây cảnh, một đàn Piano, 4 máy điện tử, 2 tủ lạnh, dàn Catssette điều khiển âm thanh,… được sắp xếp rất thuận tiện trong việc ăn uống và giải trí của khách. * Cơ sở vật chất kỹ thuật trong bộ phận bếp. Bếp được chia ra làm 5 khu vực: Trang thiết bị bếp lạnh gồm: tủ lạnh, một máy làm đá, máy xay đá, sinh tố , máy thái thức ăn, tủ đựng đồ uống, 2 máy cà phê tự động và nước nóng. Trang thiết bị bếp nóng gồm: hệ thống bếp ga, tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng, hệ thống nước nóng giữ nhiệt cho đồ ăn, máy thái thức ăn,… Trang thiết bị bếp bánh: lò nướng bánh, dụng cụ làm bánh, máy nhào bột, đánh trứng, đánh kem, tủ lạnh, tủ chứa nguyên liệu. d) Cơ sở vật chất ký thuật của khâu dịch vụ bổ sung. Trung tâm thương mại (Business Center) của khách sạn ở tầng 2 cung cấp các dịch vụ về internet, gửi fax, email. Khách sạn còn có nhân viên máy tính (EDP Butler) cung cấp các dịch vụ sửa chữa, giải quyết mọi thắc mắc cho khách khi có yêu cầu. Đây có thể coi là dịch vụ đặc biệt ở khách sạn Guoman Hà nội. Trung tâm thể dục thể thao (Fitness center) được bố trí ở tầng 3 với các thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu thể dục, thể hình, thẩm mỹ, massage, tắm hơi, đặc biệt là phòng tắm nước nóng Yukata làm cho khách nghỉ có cảm giác thoải mái tự nhiên như ở nhà (có cả phòng tắm đơn, đôi, phòng nam, phòng nữ riêng). Khách sạn có phòng họp (Meeting room) vừa có thể phục vụ cho các buổi họp vừa có thể nhận đặt tiệc ở đây. Khách sạn cung cấp các thiết bị dịch vụ phục vụ cho hội nghị như dịch thuật, máy quay, máy chiếu, tivi, đầu video... Bảng 5: Sức chứa của phòng họp. Phòng họp Diện tích (m2) Sức chứa (người) Tiệc Đón tiếp Hội họp Phòng họp 1 52.5 30 40 25 Phòng họp 2 52.5 30 40 25 Cả hai 105 80 120 65 Nguồn từ Ngọc Linh-Booking&sales of Food&Beverage in GUOMAN Có thể nói với một khách sạn lớn thì sức chứa của phòng họp như vậy là nhỏ. Ví dụ trường hợp khách đặt tiệc cưới là thương nhân có quan hệ rộng, số lượng khách mời lên tới hàng trăm người, thì đây là một thiệt thòi lớn cho khách sạn Guoman Hà nội khi đành phải bó tay. Chính điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của khách trên thị trường khách du lịch công vụ. Liệu khách sạn có mở rộng phòng họp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình? Nếu giải quyết được vấn đề này tin rằng Guoman sẽ là địa điểm lý tưởng của khách với bất cứ mục đích tiêu dùng sản phẩm dịch vụ nào. Bộ phận giặt là: có riêng phòng để trao và nhận đồ, đổi khăn và có phòng riêng cho giặt là. Khách sạn có phòng y tế riêng để phục vụ khách. Cũng như các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế khác khách sạn Guoman Hà nội trang bị hệ thống điện, nước, báo cháy hoạt động 24/24h, bộ phận bảo vệ có hệ thống máy quay, màn hình theo dõi những nơi cần thiết như ở hành lang, nơi để xe,...nhằm kịp thời xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra. Có thể nói, trang thiết bị hiện đại chính là yếu tố tạo khả năng cạnh tranh cho khách sạn Guoman, biết được yêu cầu cao của khách về trang thiết bị, Guoman thường xuyên bảo dưỡng, làm mới thiết bị nhằm tạo cho sản phẩm khách sạn một sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, mà từ trước cho tới nay, mọi khách hàng đều cảm thấy hài lòng khi đến với Guoman Hà Nội.Cụ thể như: Tháng 7/2005, khách sạn nâng cấp xong 2 thang máy dành cho khách Tháng 8/2005, khách sạn đã đại tu hệ thông điều hoà Tháng 9/2005, khách sạn lắp mới được máy chủ cho hệ thống máy vi tính Tháng 11/2005, cải tạo xong 2 phòng tắm hơi tại khu tập thể hình Đầu năm 2006, khách sạn cải tạo quầy bar Helsman, và nhà hàng Gallery. Trong tháng đầu tiên mở cửa tại nhà hàng, số lượng khách tới ăn tối đã tăng từ 14 khách lên 20 khách tương đương 43%. Hiện khách sạn đang cải tạo tất cả các phòng khách từ tầng 10 đến tầng 12 thành 3 phòng dành cho các phòng hạng sang. Khách sạn sẽ tiến hành xây dựng bể bơi bên trên nó phòng tập thể hình và mua thiết bị mới cho phòng tập thể hình. Để có sản phẩm khách sạn có chất lượng, khách sạn Guoman luôn phải trích một khoản tiền lớn để bảo dưỡng trang thiết bị. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm giảm doanh thu của khách sạn. 2.1.4.1.2. Yếu tố tài chính Vốn pháp định là 6.748.923 USD trong đó phía Việt Nam góp 1.747. 971 USD (chiếm 24.9% vốn pháp định) bằng quyền sử dụng 2950 m2 đất trong thời gian là 30 năm (trị giá 1.414. 000 USD) và tiền mặt. Phía đối tác góp 5.000.592 USD (chiếm 75.1% vốn pháp định ) bằng thiết bị, vật tư, phương tiện vận chuyển và ngoại tệ. Kê khai tài chính bắt đầu từ 30/6 đến 1/ 7 hàng năm. Bảng 6: Bảng kê khai nguồn vốn của khách sạn Guoman hà nội Loại vốn Đơn vị Mã Thực hiện trong tháng 12 năm 2005 Cộng dồn từ đầu năm trong tháng báo cáo I. Vốn đầu tư USD 1 18,000,000 18,000,000 1. Vốn pháp định USD 2 6,748,923 6,748,923 a/ Việtnam góp USD 3 1,747,971 1,747,971 - Giá trị quyền sử dụng đất USD 4 1,416,000 1,416,000 - Các nguồn tài nguyên khác USD 5 0 0 - Máy móc thiết bị nhà xưởng USD 6 331,971 331,971 b/ Nước ngoài góp USD 7 5,000,952 5,000,952 - Tiền mặt USD 8 5,000,952 5,000,952 -Máy móc thiết bị nhà xưởng USD 9 0 0 2. Vốn vay USD 11,843,630 11,843,630 Vay từ nước ngoài USD 10 11,843,630 11,843,630 Số liệu lấy từ Trịnh Văn Mười-Accountant chef of GUOMAN hotel Theo bảng trên thì Guoman có một nguồn vốn khả lớn và nơi huy động vốn ổn định đó là một tập đoàn nổi tiếng làm ăn có hiệu quả - Công ty TNHH GUOMAN INTERNATIONAL LIMITED. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho Guoman khi có vấn đề cấp bách cần huy động vốn. 2.1.4.1.3. Yếu tố quản lý Mấy năm gần đây, Guoman chịu sự quản lý của một giám đốc người Austraylia- người này rất giỏi trong kinh doanh, có óc sáng tạo cùng với tầm nhìn rộng. Do vậy, ông ta vạch ra phương hướng rất rõ ràng và là cần thiết nhất đối với Guoman trong thời kỳ sắp tới. Tuy nhiên, một điều ông sai lầm đó là bỏ qua mối quan hệ giữa ông với nhân viên, giữa nhân viên với nhau. Bên ngoài Guoman tỏ ra là nơi có môi trường văn hoá công ty, nhưng thực chất nội bộ công ty luôn xảy ra tranh chấp theo kiểu “ma mới bắt nạt ma cũ”. Nếu như tình trạng này không được giải quyết nhanh chóng, có lẽ Guoman sẽ ngày càng mất dần nhân viên mới có năng lực. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của khách sạn, nói chính xác hơn đó là giảm đi khả năng cạnh tranh của khách sạn. 2.1.4.1.4. Yếu tố nhân lực *Về cơ cấu của nguồn nhân lực, ta có thể xem cụ thể qua bảng sau: Bảng 7: Bảng cơ cấu nguồn nhân lực của khách sạn Guoman Hà Nội STT Mục Quý 4 năm 2005 (người) Quý 3 năm 2005 (người) 1/ Tổng số cán bộ công nhân viên 100 98 + Trong nước 98 96 + Ngoài nước 2 2 + Trực tiếp 72 74 + Gián tiếp 27 24 - Độ tuổi trung bình 27 28 - Trình độ + Đại học 49 48 + Trung cấp 25 24 + Nghiệp vụ 62 64 2/ Lương bình quân người Việt nam 167 146 Số liệu lấy từ Trịnh Văn Mười-Accountant chef of GUOMAN hotel. * Về giới tính: trên tổng số nhân viên thì số lượng nam và nữ chênh nhau không đáng kể. Khách sạn có sự ưu đãi với những nhân viên có kinh nghiệm, đặc biệt là trong bộ phận lễ tân và bàn, bar, điều này rất có lợi. Bộ phận buồng do yêu cầu của công việc đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận nên tỷ lệ nữ là cao chiếm 72.72%. Cũng do tính chất công việc mà bộ phận bảo dưỡng, bảo vệ gồm toàn nam. Nói chung, so với các khách sạn khác thì tỷ lệ nam, nữ ở các bộ phận của khách sạn Guoman Hà nội là tương đối hợp lý, phù hợp với yêu cầu, tính chất của công việc. Điều này giúp khách sạn đạt hiệu quả kinh doanh cao. Nhưng một vấn đề bất cập là tình trạng “bóc lột” sức lao động của nhân viên, hiện khách sạn đang thực hiện chính sách cắt giảm người để giảm thiểu chi phí. Việc cắt giảm người lại không được thực hiện một cách hợp lý, ở một số bộ phận thì thừa người lại không cắt giảm (như phòng kế toán có 15 người - đây là con số quá nhiều đối với một khách sạn 4* như Guoman), trong khi một số bộ phận khác lại thiếu nhân lực, nhiều khi một nhân viên phải phụ trách công việc của 2 người. Ví như ở bộ phận buồng, theo định mức của khách sạn đề ra là 15 phòng/ người, nhưng theo quan sát thực tế trong thời gian thực tập thì mỗi nhân viên buồng phải đảm nhiệm từ 20 phòng trở lên và thường làm quá 8 tiếng trong một ngày. Còn ở bộ phận bàn, do cắt giảm nhân lực nên ở bộ phận này hầu như lúc nào cũng thiếu nhân viên, vì thế mỗi một nhân viên ở bộ phận bàn nhiều khi phải vắt kiệt sức để hoàn thành công việc. Như vậy họ thường phải làm công việc cao hơn định mức mà khách sạn đưa ra, nhưng dù có mệt mỏi mỗi nhân viên đều cố gằng hoàn thành xong công việc của mình, phải nói nhân viên ở khách sạn đều là người có trách nhiệm cao trong công việc, sự nghiêm túc và lòng hăng say yêu nghề đã giúp họ trụ vững để hoàn thành tốt công việc mà giám đốc giao. Điều này là mội lợi thế cạnh tranh lớn của Guoman đối với các khách sạn khác. Nhìn chung, nhân lực vủa khách sạn có trình độ nghiệp vụ tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu của công việc, tạo ra được sản phẩm dịch vụ đạt chất lượng của một khách sạn thương mại quốc tế 4 sao. Khách của khách sạn hiện nay chủ yếu là khách Pháp nhưng nhân viên ở bộ phận lễ tân, bàn, bar hầu như chỉ thạo tiếng Anh mà không biết tiếng Pháp. Như vậy sẽ rất khó khăn cho khách sạn nếu nhân viên chỉ biết tiếng anh thôi, dẫn đến chất lượng phục vụ bị giảm xuống. Do đó công tác quản trị nhân lực cần có chương trình đào tạo bổ sung thêm về ngoại ngữ ở bộ phận này hoặc nếu có tuyển người thì nên chú trọng phần này hơn. 2.1.4.1.5. Yếu tố sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của khách sạn Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chính của khách sạn Guoman Hà nội gồm: - Kinh doanh hoạt động lưu trú, ăn uống. - Kinh doanh dịch vụ bổ sung: dịch vụ tham quan giải trí,phòng hội họp, dịch vụ bán quà lưu niệm,dịch vụ vận chuyển, dịch vụ chăm sóc khách hàng như: Mát xa. Xông hơi,…các dịch vụ bổ sung của khách sạn bao gồm: dịch vụ giặt là, thể hình, hồ bơi, các dịch vụ về truy cập internet, gửi fax, làm hộ chiếu, dịch vụ sửa chữa, gián tiếp bán các dịch vụ như đặt vé máy bay, tàu hoả, thuê xe du lịch,... Thị trường chính của khách sạn là khách công vụ và thương mại thì các dịch vụ trên lại là một lợi thế để khách sạn thu hút khách. Tuy nhiên, các dịch vụ bổ sung của khách sạn không phong phú, do đó khách sạn cần đầu tư xây dựng nhiều loại hình dịch vụ bổ sung hơn để đáp ứng nhanh nhất yêu cầu của khách 2.1.4.1.6. Yếu tố vị trí địa lý GUOMAN Hà Nội - toà nhà 12 tầng nằm trên trục đường Lý Thường Kiệt với một địa thế khá thuận lợi về giao thông, chỉ cách ga Hà Nội 500m, cách trung tâm thành phố 700m, chỉ mất 5 phút nếu đi ô tô và mất 35 phút từ khách sạn ra sân bay Nội Bài. Điều này rất thuận tiện cho việc đưa đón khách cũng như dưa khách tham quan được nhiều nơi mà laị tiết kiệm được thời gian, đặc biệt thích hợp với đối tượng khách công vụ, thương mại. Hơn nữa khách sạn lại gần các đại sứ quán, các công sở lớn (của người nước ngoài đặt tại Việt Nam) như trụ sở của UNICEF, cung văn hoá hữu nghị Việt Xô và gần các di tích lịch sử của thành phố, các khu vui chơi giải trí vừa dễ được khách biết đến tên tuổi của khách sạn, vừa lợi cho khách sạn tổ chức cuộc vui chơi giải trí cho khách. Chính sự thuận lợi về vị trí địa lý đã nâng cao khả năng cạnh tranh của Guoman. Hy vọng Guoman sẽ tận dụng lợi thế này để phát huy hết sức lực đạt được mục tiêu đề ra. 2.1.4.1.7. Các yếu tố về hoạt động xúc tiến quảng cáo, chính sách giá cả,… * Chính sách giá cả: Guoman có chính sách đối với từng loại khách và từng loại phòng cùng với nhu cầu lưu trú dài hạn hay ngắn hạn của khách. Bảng 8: So sánh giá phòng single của các khách sạn cùng cấp(4*) Đơn vị tính:USD loại phòng KS.Guoman KS.Bảo sơn KS.Fortuna Deluxe 80 73 80 Premium 100 85 105 Junior suite 145 97 141 Excutive 158 110 179 Nguồn www.hanoihotel.com.vn Chú ý: giá trên bao gồm VAT(10%), phí dịch vụ(5%)và bữa ăn sáng. Theo bảng trên, tuy giá phòng của Guoman so với các khách sạn cùng cấp là khá cao (đứng thứ 2 sau Fortuna) nhưng Guoman vẫn hấp dẫn khách bởi chất lượng dịch vụ và uy tín của khách sạn đối với khách hàng. * Chính sách xúc tiến quảng cáo: Một điều cần nhấn mạnh ở đây là vấn đề đầu tư cho quảng bá thương hiệu, sản phẩm của Guoman không lớn. Hình thức quảng cáo của Guoman chủ yếu là Catalo, tập gấp,..nhưng hình thức này không mấy công hiệu. Mấy năm gần đây, Guoman có mở Website riêng với địa chỉ: WWW.HTTP/GUOMANHOTEL.COM.VN Tuy nhiên, nội dung thông tin về Guoman trên Website quá ít và không được cập nhập thường xuyên, thông tin đề cập cùng với cách thiết kế nội dung không “bắt mắt”, không hấp dẫn người xem. Do đó, hình thức quảng cáo này không mấy hiệu quả. Trong khi, đây là hình thức quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước có hiệu quả cao nhất trong các hình thức quảng cáo, đồng thời nó tiết kiệm khoảng chi phí lớn nếu khách sạn biết khai thác nó. * Chính sách phân phối: Tuy hình thức quảng cáo không mấy hiệu quả, nhưng Guoman biết nắm bắt những mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp khách như: Sàigòn Tourist, Công ty Du lịch Hương Giang, Việt Nam Airline,…Đây là những nguồn cung cấp lượng khách lớn cho Guoman. Vì thế, Guoman luôn có lượng khách ổn định, công suất phòng trong mây năm gần đây đều đạt trên 65%. Điều này có được là do Guoman luôn có các chính sách đãi ngộ, cùng với chính sách giá thấp cho các nơi có nguồn cung cấp khách lớn, đã giúp Guoman luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các Công ty Du lịch. Như vậy, Guoman đã hội đủ các yếu tố thuận lợi bên trong để thực hiện tốt công việc kinh doanh của mình. So với các đối thủ khác, Guoman có lợi thế cạnh tranh lớn và là đối thủ mạnh không những của các đối thủ cùng cấp mà cong cả những đối thủ khác cấp, thậm chí là cấp bậc cao hơn(5*). Guoman nên tận dụng hết lợi thế cạnh tranh của mình nhằm thu hút khách, độc chiếm thị trường. 2.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài khách sạn 2.1.4.2.1. Yếu tố kinh tế Tổng sản phẩm Quốc dân Nền kinh tế Việt Nam trong năm mấy năm gần đây tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước: năm 2001 tăng 6.89%; năm 2002 tăng 7.08%; năm 2003 tăng 7.34%; năm 2004 tăng 7.69%; năm 2005 tăng 8.7%; và hiện nay GDP của Việt Nam là 53 tỷ đồng. Thu nhập bình quân trên đầu người trong một năm là 555 USD, tính theo tỷ giá sức mua tương đương đạt 2,659USD (số liệu trích từ www.vietnamnet.vn/kinhte/chinhsach/2006/03/546391). Như vậy, người dân sẽ chi cho hoạt động du lịch nhiều hơn, đây là cơ hội cho ngành kinh doanh khách sạn phát triển, trong đó có khách sạn Guoman Hà Nội. Tỉ giá hối đoái Hiện TGHD của đồng ngoại tệ so với đồng VND trong mấy năm nay không biến động lớn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Guoman trong việc thanh toán tiền cho khách, không gây thất thoát trong doanh thu. Chính sách thuế của Đảng và Nhà nước. Hiện Việt Nam đang thực hiện chính sách thuế: Thuế VAT đầu vào và ra của sản phẩm: 10%*Giá bán; Thuế Tiêu thụ đặc biệt: khoảng 30%*Giá bán; Thuế thu nhập Doanh nghiệp: 28%-30%*Lợi nhuận,… Do mức thuế cao, dẫn đến mức chi phí cho các khoản về thuế cao, không chỉ riêng Guoman mà các khách sạn khác sẽ bị giảm mức doanh thu, có nghĩa khoảng chi phí chi trả cho các khoản bảo dưỡng trang thiết bị cho khách sạn sẽ bị giảm. Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của khách sạn về sản phẩm khách sạn, khi đó vấn đề thu hút khách sẽ trở nên khó khăn. Có lẽ nhà nước Việt nam nên nghiên cứu kỹ vấn đền này để đưa ra chính sách luật hợp lý hơn, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phát triển. Tính trạng lạm phát của nền kinh tế. Hiện tình trạng lạm phát ở Việt Nam ở mức ổn định từ 5%-7.5%. Tuy nhiên giá cả hàng hoá ở Việt Nam lại có chiều hướng gia tăng, nhất là mức giá điện, giá nước đang là nguy cơ làm tăng chi phí cho các Doanh nghiệp, đặc biệt là ngành kinh doanh khách sạn. Guoman đang phải chịu mực giá điện khá cao, điều này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, trong khi giá bán phòng lại không thể tăng vì nếu tăng sẽ không thu hút được khách. Đây là vấn đề đáng lo ngại không chỉ riêng với Guoman mà còn của các khách sạn khác. Để cải thiện tình hình này, Guoman nên tập trung mọi nguồn lực nhằm thu hút khách bằng cách tạo mối quan hệ lâu dài với khách, tạo uy tín với khách bằng sự nhiệt tình của nhân viên và cung cấp cho khách chất lượng dịch vụ tốt nhất, đảm bảo giữ vững khả năng cạnh tranh . 2.1.4.2.2. Yếu tố Chính trị Luật pháp Hiện nay, chế độ chính trị nước ta tương đối ổn định, quan điểm và đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ngày càng thông thoáng và tăng cường hợp tác mở rộng quan hệ hữu nghị như tham gia vào các tổ chức thương mại WTO (có thể gia nhập vào cuối 2006), AFTA, ASEAN,...,các tổ chức du lịch trên thế giới như: WTO, PATA,…Đặc biệt hệ thống pháp luật, nghị định,…được quy định cụ thể tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh tế-xã hội như: luật đầu tư nước ngoài, xoá bỏ hàng rào thuế quan,... Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng, trong đó có khách sạn Guoman Hà Nội trong việc tìm kiếm vốn đầu tư và thị trường. 2.1.4.2.3. Yếu tố văn hoá, phong tục tập quán Hà Nội- vùng đất ngàn năm văn hiến- nơi lưu trữ nhiều di tích văn hoá(500 di tích) mang những bản sắc, phong tục tập quán của nhiều dân tộc Việt Nam, do đó đây là nơi thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch và khách sạn. Tuy nhiên, để đạt được thành công, Guoman cần phải tìm hiểu đặc điểm văn hoá của chính người dân trên địa bàn kinh doanh của mình cùng với những phong tục tập quán của thịi trường khách mục tiêu để có thể cugn dịch vụ tốt nhất cho khách mag không làm ảnh hưởng bản sắc của dân tộc mình. 2.1.4.2.4. Môi trường cạnh tranh trực tiếp của khách sạn. Khách tiêu dùng dịch vụ khách sạn Nhờ vào vị trí thuận lợi và uy tín của tập đoàn Guoman International, khách sạn Guoman Hà nội đã lựa chọn thị trường khách mục tiêu của mình là khách du lịch nước ngoài, các thương gia trong và ngoài nước, khách công vụ quốc tế đến tham quan, làm việc tại trụ sở các hiệp hội hay các đại sứ quán. Thực tế cho thấy khách hàng của khách sạn thường là khách du lịch, khách doanh nhân trong và ngoài nước, gần đây khách sạn đã và đang tiếp nhận rất nhiều đợt khách nước ngoài (đặc biệt là khách Châu Âu đi du lịch theo đoàn (tour) qua công ty du lịch trong và ngoài nước, hay do hãng hàng không giới thiệu, ... Bảng 9: Bảng thống kê tình hình khách của Guoman năm 1999&2005 Quốc tịch Năm 1999 Năm 2005 Số khách (người) Tỷ trọng (%) Số khách (người) Tỷ trọng (%) Đức 85 1 640 2.47 Pháp 3,700 44 13,062 50.52 Nhật 2,523 30 9,045 34.98 Úc 589 7 1160 4.49 Việt Nam 252 3 498 1.93 Nước khác 1.262 15 1452 5.61 Tổng số 8,411 100 25,857 100 Nguồn từ Ngọc Linh-Booking&sales of Food&Beverage in GUOMAN Như vậy thị trường của khách sạn cho đến nay tập trung chủ yếu là khách Pháp (chiếm tỷ trọng 50,52%) và khách Nhật (chiếm tỷ trọng 34,98%) Nếu phân loại khách theo động cơ đi du lịch, thì cơ cấu của khách sạn: Bảng 10: Cơ cấu khách lưu trú tại Guoman theo động cơ đi du lịch Động cơ đi du lịch Năm 2005 Năm 1999 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Công vụ 21,046 81.4% 6.981 85% Du lịch thuần tuý Cá nhân 1710 6.6% 505 5% Đoàn 3,101 12% 925 10% Tổng số 25,857 100% 8.411 100% Nguồn từ Ngọc Linh-Booking&sales of Food&Beverage in GUOMAN Thị trường khách thực tế của khách sạn đúng như dự kiến. Lượng khách đến khách sạn đã tăng đáng kể, Năm 1999 số lượng khách là 8,411 người, năm 2005 là 25,857 người, tức tăng 17,446 khách. Điều này chứng tỏ, khách sạn đã tận dụng được lợi thế thuận lợi của mình và khắc phục được những khó khăn, thách thức từ các đối thủ cạnh tranh và các mối nguy hiểm trên thị trường để thu hút một lượng khách lớn như vậy. Đối thủ cạnh tranh với khách sạn Guoman ở Hà nội Các khách sạn lớn, mới được thành lập hoặc thành lập từ rất sớm có chất lượng cao ở rất gần Guoman như Tower, Melia, Sai Gon, Sofitel Metropole, Daewo, Bao Son, Galaxy,…. Ngoài ra, không thể kể đến sự có mặt của các khách sạn quốc doanh hoạt động có hiệu quả cao như Phương Nam, Nam Phương... Các đối thủ này luôn gây sức ép cho khách sạn Guoman, đe doạ cướp mất thị phần của Guoman trên thị trường Hà Nội. Nhà cung cấp Do đặc điểm kinh doanh khách sạn, nhà cung cấp của khách sạn có 2 loại: Nhà cung cấp lương thực thực phẩm và trang thiết bị: Lúc này Guoman đóng vai trò là người mua, trong nhiều trường hợp Guoman có thể ép nhà cung cấp bán sản phẩm với giá rẻ bởi Guoman có rất nhiều sự lực chọn nhà cung cấp cho mình. Tuy nhiên, trong các trường họp như đã nói ở mục 4 chương 1 thì các nhà cung cấp sẽ ép giá khách sạn, buộc khách sạn phải mua với mức giá cao. Để giải quyết vấn đề này, Guoman không nên tuỳ tiện ép giá họ nếu chưa cần thiết, mà nên tạo mối quan hệ lâu dài với họ để tránh tình trạng bị ép giá quá đáng.(Hiện Guoman đang có quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp sau: Citimart, fine food, công ty Đông á,…) Nhà cung cấp khách: chủ yếu là: Công ty TNHH Vidotour, Công ty Hương Giang, Công ty DL Bà Rịa- Vũng Tàu, Sài gòn tourist,…Do các công ty có uy tín và quy mô nên lượng khách họ cung cấp sẽ lớn, đồng thời họ có nhiều sự lựa chọn về cơ sở lưu trú do đó họ thường xuyên ép giá buộc khách sạn phải hạ giá thì họ mới cung cấp khách cho khách sạn. Sản phẩm thay thế Do nằm trên đường Lý Thường Kiệt- phố rất phát triển các sản phẩm dịch vụ ở Hà Nộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0032.doc
Tài liệu liên quan