Đề tài Chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty cổ phần May 10

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 3

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 3

1. Khái niệm cạnh tranh 3

2. Chiến lược cạnh tranh 4

II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP 5

1. Mục tiêu chiến lược 6

2. Phân tích chiến lược 7

2.1. Phân tích môi trường bên ngoài 7

2.2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp 12

3. Lựa chọn chiến lược 14

3.1. Căn cứ lựa chọn chiến lược 14

3.2. Phương pháp đánh giá các phương án chiến lược 15

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 15

1. Mô hình SWOT 15

1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của SWOT 15

1.2. Nội dung phân tích SWOT 16

2. Phương pháp phân tích môi trường bên ngoài 18

3. Phương pháp phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 19

IV. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY MAY 10 19

1. Tình hình cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường nội địa 19

2. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty May 10. 20

Chương II: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 22

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY 10 22

1.Lịch sử của công ty 22

1.1.Xuất xứ của tên gọi May 10 22

1.2. Quá trình phát triển của công ty 23

2. Chức năng sản xuất kinh doanh của công ty 25

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 26

3.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh 26

3.2. Chức năng của từng bộ phận trong công ty 29

4. Thị trường và sản phẩm của công ty 31

4.1. Sản phẩm của công ty 31

4.2. Thị trường kinh doanh của công ty 32

5. Tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 34

II. PHÂN TÍCH TÍNH CẠNH TRANH TRONG NGÀNH MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 35

1. Môi trường vĩ mô 35

1.1. Môi trường chính trị pháp lý 35

1.2. Môi trường kinh tế 36

1.3 . Môi trường xã hội – dân cư 37

1.4.Môi trường công nghệ 39

2. Phân tích các áp lực cạnh tranh đối với ngành may mặc 40

2.1. Áp lực từ phía khách hàng và nhà phân phối 40

2.2. Áp lực từ sản phẩm thay thế: 43

2.3. Áp lực từ phía nhà cung cấp 44

2.4. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn 46

2.5. Canh tranh trong nội bộ ngành 47

1. Đánh giá hoạt động marketing của doanh nghiệp 50

2. Hoạt động sản xuất 54

3. Hoạt động R&D 55

4. Đội ngũ nhân sự tại công ty 58

5. Hệ thống quản lý 61

6. Năng lực tài chính của công ty 61

IV. CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY MAY 10 65

1. Tổng hợp các phân tích chiến lược của công ty 65

1.1. Nhóm 1: Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp 66

1.2. Nhóm 2: Cơ hội và thách thức 66

2. Kết hợp các yếu tố trên ma trận SWOT 67

.2.1. Ma trận SWOT 67

.2.2. Các phương án chiến lược có thể lựa chọn 67

Chương III: PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN 69

I. PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI CÔNG TY MAY 10 69

1. Phân tích các phương án chiến lược 69

1.1. Chiến lược tập trung vào thị trường cao cấp 69

1.2. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 70

1.3. Chiến lược khác biệt hóa 70

2. Phương án chiến lược cho công ty May 10 71

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC 72

1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 72

2. Đầu tư mạnh mẽ cho công tác nghiên cứu thiết kế mẫu 73

3. Cải tiến hệ thống phân phối 73

4. Xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến 74

5. Xây dựng dịch vụ bán hàng chuyên nghiệp 75

6. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm 76

7. Đào tạo công nhân có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm. 77

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố Hồ Chí Minh. Công ty thực hiện loại bỏ các đại lý hoạt động kém hiệu quả, tăng cường kiểm tra kiểm soát, tích cực tham gia bán và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trên phạm vi toàn quốc. Phương thức kinh doanh nội địa được đổi mới, đẩy mạnh và khuyến khích các đại lý bao tiêu, giảm dần đại lý hoa hồng. Doanh nghiệp thực hiện phương châm chiếm lĩnh thị trường nội địa với sản phẩm chất lượng và uy tín, đặc biệt là hàng sơ mi nam cao cấp, quần âu. Đối với các xí nghiệp thành viên công ty xây dựng phương án giao kế hoạch theo doanh thu trên đầu lao động thực tế làm việc tại đơn vị bao gồm cả lao động quản lý và công nhân, đảm bảo sự cân bằng tương đối giữa các xí nghiệp. Để tạo điều kiện cho các xí nghiệp thành viên, công ty đang từng bước thực hiện chế độ hạch toán báo sổ đối với từng đon vị nhằm nâng cao tính chủ động của từng xí nghiệp, tiết kiệm chi phí, bố trí, tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý, hiệu quả hơn. Phụ lục 2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu từ 2001 – 2005 II. PHÂN TÍCH TÍNH CẠNH TRANH TRONG NGÀNH MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Môi trường vĩ mô Môi trường chính trị pháp lý Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp chịu sự quản lý của nhà nước quan hệ thống chính sách, pháp luật. Đối với ngành dệt may Việt Nam cũng vậy. Tổng công ty dệt - may Việt Nam được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 253/TTG ngày 29 tháng 4 năm 1995 dựa trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơm vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp về dệt may thuộc Bộ công nghiệp nhẹ và các địa phương. Đây là một sự định hướng phát triển cho ngành dệt may Việt Nam hoạt động tập trung hơn. Không chỉ vậy, dệt – may còn nhận được sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước. Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 186/TTG ngày 28 tháng 3 năm 1996 về danh sách các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, Tổng công ty dệt – may Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Kết quả này có được là do sự phấn đấu không ngừng của ngành dệt may kinh doanh có hiệu quả. Dệt – may đã trở thành ngành nghề kinh doanh quan trọng, đem lại lợi nhuận cao. Việc trở thành doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt đồng nghĩa với việc dệt – may sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Doanh thu chủ yếu của các doanh nghiệp dệt – may đến từ hoạt động gia công cho nước ngoài. Bên cạnh đó, số lượng xuất khẩu lại bị hạn chế bới hạn ngạch. Do vậy, nhà nước đã ban hành quyết định của Bộ Thương mại số 0035/ 2001/ QĐ – BTM và 0036/2001/ QĐ – BTM ngày 11 thàng 1 năm 2001 về việc ban hành quy chế đấu thầu hạn ngạch và việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch hàng dệt – may vào thị trường có hạn ngạch. Trước đó, Nhà nước cũng giành ưu đãi cho các doanh nghiệp dệt – may khi quyết định bãi bỏ lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt – may vào thị trường EU và Canada đối với một số mặt hàng. Tuy nhiên, chế độ hạn ngạch đã tạo ra nhiều tiêu cực trong thời gian qua. Đó là các vụ việc tham nhũng do liên quan đến chạy hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt – may. Hiện tượng này và nhiều vụ tham nhũng khác đã gây ra sự mất lòng tin trong nhân dân về cách làm việc của các cơ quan nhà nước. Song đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hạn ngạch đối với hàng dệt may là không còn. Các doanh nghiệp lại phải đối mặt với nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá của Mỹ. Bộ Thương mại cùng Tập đoàn dệt may Việt Nam và một số cơ quan khác đã nghiên cứu phương án giúp đỡ các doanh nghiệp. Đối với ngành may mặc nói chung, chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ và đinh hướng phát triển quan trọng khẳng định được vai trò quản lý của nhà nước. Môi trường kinh tế Nhu cầu ăn, mặc, ở là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ổn định làm cho đời sống dân cư ngày càng được nâng cao. Điều kiện sống tăng lên, nhu cầu làm đẹp của nhân dân cũng tăng lên nên nhu cầu sử dụng những sản phẩm may mặc chất lượng với thiết kế đẹp, mẫu mã đa dạng ngày càng cao. Tốc độ tăng của doanh thu dệt may nội địa luôn ở mức khoảng 10%/năm. Tốc độ này được so sánh là cao hơn so với một số ngành khác. Bên cạnh đó, dệt may luôn là một trong những ngành có kim ngach xuất khẩu cao. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì ngành may mặc của Việt nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển ở trong nước. Xu thể đa dạng hóa hình thức sở hữu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm thu hút vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác còn phải kể đến xu thế hội nhập kinh tế quốc như gia nhập AFTA, APEC, WTO đã và sẽ đưa đến nhiều cơ hội và thách thức cho hàng may mặc của Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các hãng thời trang lớn trên thế giới, do đó các doanh nghiệp trong nước cần chú ý xây dựng chiến lược cho mình để đối phó với tình hình này. Ngoài ra, hội nhập cũng đem lại cho chúng ta cơ hội tham gia thị trường quốc tế khi mà giờ đây hàng rào thuế quan đã giảm dần. Môi trường xã hội – dân cư Kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng tăng lên, mọi người ngày càng quan tâm chăm sóc đến hình thức bên ngoài hơn. Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu về trang phục. Mỗi người dân ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì có nhu cầu khác nhau về quần áo. Thêm vào đó, nước ta có trên 84 triệu dân nên nhu cầu này là rất lớn. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu này càng tăng mạnh. Bởi nhu cầu mua sắm làm đẹp của con người là vô hạn, đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ là những người thích đi mua sắm đặc biệt là quần áo. Họ có thể bỏ ra rất nhiều thời gian để đi tìm một bộ trang phục ưng ý. Vì đặc thù là sản phẩm mang tình thời trang nên yêu cầu về kiểu dáng mẫu mã là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn để có được một bộ trang phục ưng ý khi bộ trang phục đó làm họ hài lòng. Bảng 3: Thu nhập bình quân và mức chi cho may mặc Đơn vị tính: Nghìn đồng TNBQ 1 người/ năm Chi cho may mặc BQ 1 người/ năm Năm 2002 Năm 2004 Năm 2002 Năm 2004 Cả nước 4272,96 5812,56 160,8 196,68 A- Thành thị, nông thôn - Thành thị 7464,72 9785,16 250,44 295,44 - Nông thôn 3301,56 4537,08 133,56 164,76 B- Giới tính chủ hộ - Nam 3991,08 5464,56 152,04 188,52 - Nữ 5354,28 7069,68 194,52 226,44 C- Vùng ĐB Sông Hồng 4237,2 5858,16 149,88 191,04 Đông Bắc 3225 4558,32 156,48 184,08 Tây Bắc 2363,76 3188,28 115,68 147,36 Bắc Trung Bộ 2825,04 3805,08 119,04 147,48 DH Nam Trung Bộ 3670,08 4978,32 164,52 191,64 Tây Nguyên 2928,36 4682,16 128,76 180,72 Đông Nam Bộ 619,6812 9995,64 244,32 276,12 ĐB Sông Cửu Long 4455,6 5652,84 156,36 192,72 Nguồn: Tổng cục thống kê Thu nhập bình quân 1người/ năm của cả nước năm 2002 là 4,27 triệu đồng đến năm 2004 là 5,81 triệu đồng tăng 1,54 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 36,03 % trong khi đó chi cho may mặc năm 2002 là 160,8 nghìn đồng, năm 2005 là 196,68 nghìn đồng tăng 35,88 nghìn đồng tương ứng tốc độ tăng là 22,33 %. Đồng thời, chúng ta cũng thấy chi cho may mặc của nữ cao hơn nam nhưng xét về tốc độ tăng chi cho may mặc thì của nam giới lại cao hơn. Nữ chi tăng 16,3% trong khi đó nam giới chi tăng 24%. Nếu xét theo vùng kinh tế thì vùng Đông Nam Bộ là vùng chi cho may mặc nhiều nhất, đây cũng là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Tuy nhiên, Đông Nam Bộ không phải là vùng có tốc độ tăng chi cho may mặc cao nhất mà đó là vùng Tây Nguyên. Vùng này có mức thu nhập không cao song tốc độ tăng chi cho may mặc của họ là 40%. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu mua sắm và mức chi cho hàng may mặc ở nước ta ngày càng tăng. Với tốc độ phát triển về dân cư và kinh tế như hiện nay, thì nhu cầu về hàng may mặc của hơn 84 triệu dân Việt Nam là rất lớn. Chỉ tính riêng nếu kinh tế phát triển thì cũng đủ để làm cho nhu cầu mua sắm quần áo của một người tăng lên trong tương lai. Nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế nên tăng nhu cầu về hàng may mặc là điều chắc chắn. Tuy nhiên, tâm lý tiêu dùng của đại bộ phận người Việt Nam là thích dùng hàng ngoại. Thêm vào đó, một thời gian dài các doanh nghiệp trong nước bỏ ngỏ thị trường nội địa khiến cho người tiêu dùng không có sự tin tưởng với hàng Việt Nam. Giờ đây khi các doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu trên “sân nhà” và người tiêu dùng cũng đã tin tưởng vào chất lượng hàng Việt Nam. Ngày càng có nhiều người sử dụng hàng quần áo thời trang do các công ty trong nước sản xuất. Một số sản phẩm như sơ mi nam cao cấp của các công ty May 10. May Việt Tiến…được thị trường ưa chuộng. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển trên thị trường nội địa. Môi trường công nghệ Ngành may mặc là một ngành đặc biệt bởi sản phẩm của ngành đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người. Để có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, ngành phải có sự đầu tư đáng kể để duy trì và phát triển công nghệ. Mặc dù yêu cầu về công nghệ của ngành không cao song các doanh nghiệp cũng phải thường xuyên đổi mới trang thiết bị, máy móc để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường. Chu kỳ công nghệ không phải là ngắn song do đặc thù là ngành thời trang phục vụ nhu cầu làm đẹp nên các doanh nghiệp thường xuyên đổi mới thiết bị có công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Vì vậy, có thể coi công nghệ là một trong những yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Sự phát triển của ngành may phụ thuộc rất nhiều vào ngành sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho việc tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Song do tại Việt nam, ngành dệt, sản xuất khuy cúc, chỉ, máy may công nghiệp phát triển không đồng bộ cùng với sự phát triển của ngành may nên trong thời gian qua hầu hết nguyên phụ liệu may mặc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu ngành phụ trợ có thể phát triển đồng bộ cùng ngành may thì việc sản xuất sản phẩm phục vụ trong nước hay xuất khẩu, chúng ta đều có thể chủ động. Khi ngành phụ trợ chưa phát triển thì rất khó để ngành may mặc có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài tràn vào trong nước. Vừa qua, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã thông qua quy hoạch xây dựng một số khu công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu được đặt tại một số tỉnh thành phố trong cả nước. Đây sẽ là nguồn cung cấp phụ liệu quan trọng cho các doanh nghiệp đang phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Riêng với công nghệ sản xuất thiết bị may công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát triển. Hầu hết máy móc thiết bị do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đều không đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, hoặc nguồn cung không ổn định. Do vậy, phần lớn thiết bị của ngành may phải nhập khẩu từ nước ngoài. Những phân tích trên đặt ra yêu cầu về đầu tư nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành may mặc ở nước ta trong đó bao gồm cả nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc kỹ thuật. 2. Phân tích các áp lực cạnh tranh đối với ngànhganhf may mawcj may mặc Áp lực từ phía khách hàng và nhà phân phối Áp lực từ phía khách hàng Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Bởi họ tạo ra thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Họ là người đem lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay nhu cầu về quần áo thời trang ngày càng tăng cao. mức sống của người dân tăng làm cho nhu cầu về quần áo thời trang cao cấp cũng tăng lên. Quần áo không chỉ dùng để mặc mà còn để làm đẹp. Nó mang một ý nghĩa đặc biệt về thời trang. Thông qua bộ trang phục chúng ta thấy được phần nào sở thích và cá tính của người mặc. Ngoài ra còn là để thể hiện ngành nghề, đẳng cấp trong xã hội. Khách hàng của ngành may mặc gồm nhiều lứa tuổi và được phân loại như sau: Trẻ em: từ 0 đến 13 tuổi Học sinh: từ 13 đến 19 tuổi Sinh viên: từ 19 đến 23 tuổi Những người đi làm: từ 23 đến 55 tuổi Hoặc có thể phân theo giới tính nam, nữ; hoặc người thu nhập thấp và người thu nhập cao trong đó có đối tượng doanh nhân, v.v. Mỗi lứa tuổi lại có phong cách khác nhau. Sở thích của trẻ em khác với sở thích của người lớn. Mỗi người có sở thích khác nhau về thời trang. Do vậy, để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng là một áp lực với doanh nghiệp. Lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi khó đáp ứng nhất nhưng lại có nhu cầu về mặc nhiều nhất. Thanh thiếu niên Việt Nam thường bị tác động của các làn sóng văn hóa qua các bộ phim truyền hình. Nhu cầu thời trang của lứa tuổi này rất dễ thay đổi theo các bộ phim. Đây là vấn đề rất khó khăn cho các doanh nghiệp may mặc. Bởi để cho ra một mẫu quần áo, họ phải đầu tư rất nhiều từ khâu thiết kế mẫu đến sản xuất hàng loạt, phải trả lương cho người lao động. Nhưng nếu mẫu đó ra muộn hoặc ra đúng thời điểm nhưng vì là sản phẩm thời trang nên rất dễ bị lỗi mốt. Người tiêu dùng quay lưng với những sản phẩm đã lỗi thời còn doanh nghiệp lại phải tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời dòng sản phẩm mới cho mùa tiếp theo. Đối với những người đã đi làm, họ được chia làm hai loại khách hàng là nam và nữ. Đối với nam, sản phẩm thời trang nam ít thay đổi kiểu dáng mẫu mã hơn so với thời trang nữ. Đối với thời trang nữ, các kiểu dáng lịch sự mà vẫn nữ tính được ưu chuộng hơn hết. Dù phải làm việc trong một môi trường kinh doanh nhưng các bà các chị vẫn có nhu cầu rất lớn về làm đẹp. Yêu cầu của họ với các sản phẩm quần áo thời trang là vừa phải đẹp, độc đáo, lại phong phú đa dạng. Họ cũng muốn thể hiện cá tính riêng của mình. Đối tượng doanh nhân là đối tượng có yêu cầu rất khắt khe về thời trang. Trang phục phải mang lại vẻ bề ngoài lịch lãm, chuyên nghiệp và khẳng định vị trí của họ đối với đối tác kinh doanh. Loại sản phẩm mà đối tượng này ưu chuộng là những sản phẩm cao cấp. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một áp lực lớn đối với tất cả các doanh nghiệp trong ngành may mặc. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Có thể khẳng định rằng áp lực từ phía khách hàng đối với các doanh nghiệp may mặc là rất lớn. Áp lực từ phía nhà phân phối Trong ngành may mặc, nhà phân phối là những đại lý bán buôn bán lẻ, đại lý phân phối độc quyền, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, siêu thị…giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng hoặc là thực hiện công việc bán hàng cho họ. Các nhà phân phối xuất hiện tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước với mật độ dày đặc. Nhà phân phối được chia làm hai loại: một là nhà phân phối chính hãng gồm cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý; hai là các nhà phân phối bán lẻ khác gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ…và thường được gọi là đại lý bao tiêu và đại lý hoa hồng. Đối với nhà phân phối chính hãng, đây là kênh phân phối do các công ty trực tiếp xây dựng và quản lý nên không có áp lực cạnh tranh nào. Với những doanh nghiệp lớn như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, An Phước, họ đều đã xây dựng được hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn thì thường chỉ đặt cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhà phân phối chính hãng phát triển không đều nhau nhưng chúng vẫn mang lại phần lớn doanh thu tiêu thụ cho ngành. Về phía các nhà phân phối bản lẻ khác, nếu xét từng nhà phân phối riêng lẻ thì quy mô của họ không lớn nên áp lực từ phía họ lên ngành may mặc là rất nhỏ. Các siêu thị lớn như COOP-MART, Metro, Big C, Maximart…có quy mô lớn nhưng sản phẩm may mặc lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong các mặt hàng kinh doanh của họ nên áp lực của họ là không lớn. Còn các cửa hàng đại lý khác thì có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm may mặc nên họ không gây bất cứ áp lực nào với ngành. Chúng ta có thể thấy hệ thống phân phối của ngành may rất đa dạng trong khi đó sản phẩm được phân phối chủ yếu qua cửa hàng hoặc đại lý chính hãng nên áp lực cạnh tranh từ các nhà phân phối khác là rất nhỏ. Do đó, sức ép của nhà phân phối đối với doanh nghiệp là rất nhỏ. Áp lực từ sản phẩm thay thế: Sản phẩm của ngành may mặc là các sản phẩm may sẵn. Sản phẩm thay thế hàng may sẵn đó là hàng may đo thủ công tại các nhà may riêng lẻ. Mỗi khách hàng có thể đến tại các cửa hàng để may cho mình một bộ trang phục thật vừa vặn. Chúng được may theo mẫu do khách hàng lựa chọn theo sở thích, cá tính của từng người. Ưu điểm của loại sản phẩm này là mẫu mã phong phú hơn. Tuy nhiên để có được một bộ trang phục ưng ý, khách hàng phải tự đi mua vải sau đó mang đến cửa hàng. Sau khoàng 3 đến 4 ngày sau khách hàng đến cửa hàng để nhận một bộ trang phục hoàn chỉnh. Như vậy, khách hàng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để có được một bộ trang phục theo số đo của mình. Trong thời đại phát triển, thời gian là vô giá. Bạn luôn bận rộn và có quá ít thời gian để tới cửa hàng may đo, có thể bạn còn không có đủ kiên nhẫn để chờ đợi đến ngày nó hoàn thành. Thực tế thì có rất nhiều đối tượng tìm đến với các trang phục may sẵn. Vì sao thế? Câu trả lời là với sản phẩm may sẵn, bạn không cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để có một bộ trang phục đẹp. Bạn chỉ cần đến cửa hàng, xem xét lựa chọn, thử chúng và sau khi thanh toán với nhân viên thu ngân tại cả hàng, bạn đã có một trang phục ưng ý mà không tốn nhiều thời gian và công sức. Bạn cũng có thể yên tâm rằng sản phẩm bạn đang sở hữu là một trong những mẫu đang thịnh hành nhất trong năm. Vì các công ty sản xuất quần áo may sẵn đã đầu tư nghiên cứu sản phẩm và họ có một đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Những sản phẩm được tung ra thị trường sau khi đã nghiên cứu kỹ xu hướng thời trang của từng mùa. Bên cạnh đó, các sản phẩm may sẵn cũng có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với nhiều vóc dáng. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Mọi người ngày càng trở nên bận rộn hơn. Họ sẽ chọn cách làm sao cho tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn đảm bảo những yêu cầu của họ. Xu hướng này là điều kiện thuận lợi cho ngành may mặc phát triển song cũng phải chú trọng đầu tư nghiên cứu mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu về mặt thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng. Trước xu hướng người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm may sẵn, các công ty chuyên về may đo như công ty Hồng Ngọc, doanh nghiệp tư nhân Cao Minh, công ty Hải Hồ… và các cửa hàng may đo khác cũng đang tìm cách lôi kéo khách hàng về phía mình. Cách thức lôi kéo của họ là vừa rút ngắn thời gian chờ đợi của khách, vừa sản xuất các sản phẩm may sẵn để khách hàng đến với cửa hàng có thể có được bộ trang phục ưng ý mà không tốn nhiều thời gian. Như vậy, xu hướng sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm may sẵn ngày càng tăng và áp lực của sản phẩm thay thế sản phẩm may sẵn ngày càng giảm. Áp lực từ phía nhà cung cấp Mỗi đơn vị tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có nhà cung cấp. Họ có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sản xuất, lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, doanh nghiệp may mặc cần rất nhiều yếu tố đầu vào khác nhau. Ở đây chúng ta xét tới hai nhà cung cấp quan trọng nhất đó là nhà cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị và nhà cung cấp các nguyên phụ liệu để tạo nên sản phẩm. Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu hàng năm của công ty May 10 theo giá FOB Đơn vị tính: USD STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng kim ngạch NK 25.418.565 3.251.608 47.713.567 46.455.294 54.512.138 I/ Nhập NPL 25.340.326 3.165.425 46.951.186 46.201.767 54.280.786 Ấn Độ 551.813 726.512 1.357.697 2.119.377 Canada 2.455 513.297 4.098.970 46.511 Đài Loan 3.535.691 1.858.260 4.325.308 3.138.529 4.206.856 Đức 186.034 155.691 358.327 148.769 Hàn Quốc 3.500.630 7.080.641 2.854.096 2.297.953 Hồng Kông 4.495.183 7.952.155 9.110.982 9.150.517 Hungary 83.832 33.495 28 Indonexia 1.870.231 2.163.861 1.437.708 966.439 Italia 7.297 583.382 145.205 1.045 Malaisia 1.482.607 384.586 252.989 527.164 221.324 Mỹ 67.224 30 99.302 428.924 37.738 Nhật 1.367.618 232.902 1.904.286 1.715.826 2.046.687 Singapore 112.547 840.638 856.738 1.200.979 Srilanca 469.337 596.279 860.753 54.578 Thái Lan 1.195.007 148.556 2.214.034 2.881.999 2.384.152 Trung Quốc 5.448.703 13.670.527 19.100.023 25.751.314 Việt Nam 470.541 27.795 278.200 1.120.945 1.057.591 II/ Nhập thiết bị máy & máy 78.239 86.183 762.381 253.528 231.352 Đức 34.664 12.063 54.907 163.019 Hồng Kông 26.715 64.202 135.127 100.041 25.082 Nhật 16.860 441.154 Singapore 8.565 82.988 57.140 450 Tây Ban Nha 1.353 Trung Quốc 45.779 50 15.192 Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu hàng năm của công ty May 10 Đối với nhà cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị: Gần như toàn bộ máy móc thiết bị sử dụng trong ngành may mặc đều nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành may mặc phải nhập rất nhiều loại máy khác nhau để phục vụ sản xuất. Loại thiết bị sử dụng nhiều nhất là máy khâu nhập chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Đức. Các loại máy khác như máy thêu, máy vắt sổ, máy cắt, máy thùa, bàn là nồi hơi … được nhập từ rất nhiều nước trên thế giới như Anh, Italia, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc…Mỗi nước lại có rất nhiều hãng sản xuất thiết bị khác nhau. Nhật Bản có các hãng như JUKI, Mitsubishi, Fuji, Kobe press; Kannegiesser (Đức), Sheen (Anh), Gerber (Anh) và rất nhiều nhà cung cấp khác. Số lượng các đơn vị cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị là rất lớn nên ngành không gặp phải áp lực từ phía nhà cung cấp công nghệ. Nhà cung cấp quan trọng khác là nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Nguyên phụ liệu phục vụ ngành may gồm vải, khuy,cúc, chỉ, kim, nhãn mác và một số phụ liệu khác được nhập chủ yếu từ các nước trong khu vực. Vải, chỉ thường được nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia, Trung Quốc. Khuy, cúc, nhãn mác được nhập từ Hồng Kông, Đài Loan và một số công ty của Việt Nam như Tổng công ty Phong Phú, dệt may Phước Long…Số lượng các công ty này là rất nhiều nên cũng khó có thể gây áp lực lên các công ty may mặc trong nước. Với nguồn nguyên liệu phong phú đến từ nhiều quốc gia, áp lực của nhà cung cấp với doanh nghiệp giảm đi đáng kể. Do đó, áp lực của nhà cung cấp là nhỏ. Dù vậy, ngành may phải chịu một áp lực khác đó là về thời gian, chi phí do nguyên liệu nhập từ nước ngoài nên mất thời gian, chi phí để vận chuyển. Nếu thuận lợi hàng sẽ về đến doanh nghiệp đúng thời gian nhưng nếu gặp phải sự cố thì chắc chắn là hàng sẽ về muộn hơn dự kiến. Thời gian hoàn thành kế hoạch sẽ bị kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm giao hàng theo hợp đồng và uy tín của doanh nghiệp. Vấn đề này đặt ra yêu cầu về sự phát triển nguồn nguyên liệu trong nước giúp các doanh nghiệp chủ động sản xuất. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn Hiện tại, các doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng được yêu cầu về tính thời trang của sản phẩm. Kết hợp với sức mua ngày càng tăng của người tiêu dùng, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Đối thủ tiềm ẩn của ngành may mặc nội địa có thể là một nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài, đặc biệt là các hãng thời trang nổi tiếng thế giới như G2000, U2000, Gabana của Hồng Kông, Tomy Hilfinger (Mỹ), Pamatex Berhad (Malaixia), Deawon (Hàn Quốc). Tuy nhiên khi gia nhập ngành, các doanh nghiệp thường gặp phải những rào cản sau: Về công nghệ: mặc dù công nghệ phần lớn là nhập khẩu nhưng do có nhiều nhà cung cấp công nghệ nên việc sở hữu một dây chuyền công nghệ may mặc là không khó với doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành. Về tài chính: theo đánh giá của các chuyên gia, quy mô tài chính để tham gia thị trường là không lớn và ở mức trung bình nên rào cản về tài chính là không lớn. Về thương mại: thương hiệu là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp gia nhập thị trường. Hiện tại trên thị trường đã có một số thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng…Vì vậy, khi doanh nghiệp có ý định gia nhập thị trường thì sẽ phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực để khẳng định vị trí của mình trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, trên thị trường nội địa hiện tại thiếu một tên tuổi lớn có khả năng tài chính thực sự mạnh và có thể tạo ra xu hướng thời trang trong nước. Vì vậy, rào cản này là không nhỏ. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định rằng ngành may mặc là một ngành tiềm năng thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường không chỉ với nhà đầu tư trong nước mà còn có cả nhà đầu tư nước ngoài. Canh tranh trong nội bộ ngành Cùng với sự tăng lên của mức sống và thu nhập, nhu cầu được sử dụng những sản phẩm quần áo thời trang ngày càng cao.Khả năng mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng và nhu cầu về các sản phẩm thời trang đã tạo ra một tốc độ phát triển ngày càng tăng cho thị trường may mặc nội địa (10%). Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành và cả những doanh nghiệp đang có ý định gia nhập ngành. Nhu cầu tiêu dùng quần áo thời trang không bao giờ giảm, thêm vào đó là rào cản gia nhập ngành không qua khắt khe nên có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường này. Trong năm 2006 và đầu năm 2007 đã có 2 hãng thời trang n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0083.doc
Tài liệu liên quan