Đề tài Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam

Có sáu vùng công nghiệp được quy hoạch từ nay đến năm 2020.

Vùng 1: gồm 14 tỉnh tỉnh trung du, miền núi phía bắc (Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái): tập trung phát triển thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

Vùng 2: gồm 15 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ(Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc): được định hướng tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Vùng 3: gồm 10 tỉnh ven biển Trung bộ (Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế): tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy, ngành điện tử và công nghệ thông tin.

Vùng 4: gồm 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum): tập trung phát triển thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản.

Vùng 5: gồm 8 tỉnh Đông Nam bộ (Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh): tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may, da giầy chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

Vùng 6: gồm 13 tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long): tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu.

 

doc21 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hả năng cạnh tranh trên qui mô toàn cầu, là định hướng và cách thức phát triển công nghiệp mang tính toàn cục; làm cơ sở cho những hoạch định chính sách, định hướng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển trung và ngắn hạn về kinh tế - xã hội của quốc gia. Chiến lược phát triển công nghiệp giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Nó xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển dài hạn với sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Xác định cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ và lựa chọn địa điểm phân bố sản xuất là một nhiệm vụ chiến lược có tác động trực tiếp lâu dài đến sự phát triển công nghiệp của mỗi vùng và mỗi doanh nghiệp. Với định hướng phát triển vùng kinh tế khác nhau thì định hướng phát triển công nghiệp của mỗi vùng lãnh thổ cũng khác nhau. Một chiến lược phát triển công nghiệp có hiệu quả phải đạt được sự duy trì và phát triển vị thế cạnh tranh của ngành công nghiệp. Áp lực toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dần xóa bỏ những bảo hộ và các hàng rào trở ngại về thương mại và đầu tư, buộc các ngành công nghiệp phải lựa chọn con đường duy nhất để tồn tại và phát triển bền vững là tạo nên vị thế cạnh tranh. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển công nghiệp: Xác định các căn cứ hoạch định chiến lược và dự báo phát triển, xu hướng phát triển của kinh tế quốc tế và quốc gia. Đánh giá thực trạng và những khó khăn, thách thức của ngành công nghiệp. Các quan điểm của chiến lược phát triển công nghiệp gắn liền với hệ quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các quan điểm này là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các nội dung của chiến lược, được thể hiện trong quá trình xây dựng chiến lược. Mục tiêu chiến lược phát triển bao gồm chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tốc độ tăng trưởng, mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp trong cơ cấu công nghiệp. Định hướng và giải pháp về cơ cấu các ngành công nghiệp, phân công và bố trí vùng lãnh thổ công nghiệp, giải pháp về cơ chế hoạt động của ngành công nghiệp Các chính sách phát triển công nghiệp. Các định chế tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá chiến lược công nghiệp. Trong thực tế, mục tiêu chung của nền kinh tế là đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp. Do đó tốc độ phát triển công nghiệp phải đạt cao trên 13% trong nhiều năm và năm 2020 công nghiệp phải chiểm 45% GDP. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam. Quan điểm. *) Quan điểm phát triển toàn ngành công nghiệp Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của mọi khu vực kinh tế, trong đó khu vực công nghiệp nhà nước giữ vai trò định hướng. Phát triển công nghiệp theo hướng hình thành cân đối động, đảm bảo sự ưu tiên phát triển các ngành, vùng phù hợp với nguồn lực và lợi thế trong từng thời kỳ và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển công nghiệp phải bảo đảm tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào liên kết công nghiệp và hiệp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành và với các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Phát triển công nghiệp gắn chặt với phát triển dịch vụ; phát triển công nghiệp nông thôn, tạo động lực trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Phát triển công nghiệp gắn kết với các yêu cầu của phát triển bền vững, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển công nghiệp kết hợp với yêu cầu củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia. *) Quan điểm phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ Phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu, phát triển nhanh theo hướng chuyển dần sang các ngành công nghiệp có công nghệ và kỹ thuật cao, có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển các vùng khác. Gắn các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản với các vùng nguyên liệu và vùng nông thôn, miền núi. Định hướng phát triển công nghiệp. *) Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2010 Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như: thuỷ điện, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da - giầy, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí, dược phẩm và tiêu dùng... Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng... với bước đi hợp lý, phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao và khu kinh tế mở. Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn để tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp với ngành, nghề đa dạng, thu hút nhiều lao động góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. *) Tầm nhìn công nghiệp Việt Nam đến 2020 Phấn đấu đến năm 2020, GDP công nghiệp và xây dựng có thể tăng tối thiểu gấp 5 lần so với năm 2000. Tỷ trọng GDP công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP của cả nước đạt trên 45% vào năm 2020. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, đạt 87 - 88% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%. Tỷ lệ hàng chế tạo trong xuất khẩu đạt 70 - 75%. Tỷ lệ nhóm ngành sử dụng công nghệ cao đạt khoảng 40 - 50%. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 85 - 90% giá trị xuất khẩu của cả nước. Mục tiêu. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 15 - 16%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt 43 - 44% (riêng công nghiệp 37 - 38%) năm 2010. Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp ở mức trên 10,2 %/năm giai đoạn 2006 - 2010 và trên 10,3%/năm giai đoạn sau 2010. Tốc độ đổi mới công nghệ ngành công nghiệp đạt trung bình 12 - 15%/năm. Xây dựng đội ngũ lao động khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp đảm bảo về số lượng, trình độ để nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận, vận hành, khai thác có hiệu quả các công nghệ, trang thiết bị của ngành. Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng trung bình 16 - 18%/năm. Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010 . Có sáu vùng công nghiệp được quy hoạch từ nay đến năm 2020. Vùng 1: gồm 14 tỉnh tỉnh trung du, miền núi phía bắc (Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái): tập trung phát triển thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Vùng 2: gồm 15 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ(Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc): được định hướng tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Vùng 3: gồm 10 tỉnh ven biển Trung bộ (Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế): tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy, ngành điện tử và công nghệ thông tin. Vùng 4: gồm 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum): tập trung phát triển thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản. Vùng 5: gồm 8 tỉnh Đông Nam bộ (Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh): tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may, da giầy chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. Vùng 6: gồm 13 tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long): tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu. Những Vùng Công nghiệp tại Việt Nam. Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp. Tăng cường thu hút các nhà đầu tư để lấp đầy các KCN hiện có. Xem xét, cân nhắc kỹ việc xây dựng thêm các KCN mới theo các tuyến hành lang thuận lợi về giao thông. Xây dựng các KCN phải tính đến việc xây dựng các khu đô thị để đảm bảo nhà ở và sinh hoạt văn hóa, xã hội cho người lao động. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp phải gắn liền với xây dựng hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ môi trường, môi sinh. Phát triển các cụm, điểm công nghiệp để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên và công nghiệp mũi nhọn. Đối với các ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ chú trọng vào 3 nhóm: nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh để thúc đẩy XK như dệt may, da giày, thực phẩm chế biến (thị trường Nhật rất tiềm năng). Tập trung phát triển nhóm ngành công nghiệp nền tảng cho nền kinh tế như năng lượng, máy móc và công nghiệp luyện kim. Ngoài ra cũng sẽ đẩy mạnh phát triển nhóm ngành công nghiệp mới, trong đó có công nghiệp phần mềm, công nghiệp vật liệu mới… Nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông - lâm - thuỷ hải sản và thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng như may mặc, giày dép, đồ gỗ, công nghiệp nặng như cơ khí đóng tàu, máy động lực và máy nông nghiệp, chế tạo thiết bị, lắp ráp cơ điện tử, xe máy, ngành tiểu thủ công nghiệp...; Nhóm ngành công nghiệp nền tảng (hay còn gọi là trọng yếu) bao gồm các ngành công nghiệp cơ bản sản xuất tư liệu sản xuất như các ngành hạ tầng và năng lượng; một số ngành cơ khí, hoá chất cơ bản; hoá dầu, hoá dược, phân bón...để đảm bảo đáp ứng nhu cầu an ninh, an sinh, bảo đảm tự chủ trong điều kiện có biến động lớn trên thị trường thế giới và đồng thời làm nền tảng cho các ngành công nghiệp khác phát triển; Nhóm ngành công nghiệp có tiềm năng bao gồm các ngành công nghiệp sử dụng hàm lượng tri thức và công nghệ cao như điện tử - viễn thông - tin học, cơ khí chế tạo, hoá chất... là nhóm các ngành công nghiệp tuy hiện nay giá trị sản xuất còn khiêm tốn nhưng có lợi thế cạnh tranh so sánh động mà ngành công nghiệp cần phải thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ trong thời gian tới. DANH MỤC CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN, CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN GIAI ĐOẠN 2007 - 2010, TẦM NHÌNĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số:55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ) TT Tên ngành 2007 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 CN ưu tiên CN mũi nhọn CN ưu tiên CN mũi nhọn CN ưu tiên CN mũi nhọn 1 Dệt may (sợi, vải, lụa, quần áo xuất khẩu, nguyên phụ liệu) x x x 2 Da giầy (giầy dép xuất khẩu, nguyên phụ liệu) x x x 3 Nhựa (nhựa gia dụng, bao bì, chai lọ, ống...; nhựa kỹ thuật) x 4 Chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản x x x 5 Thép (phôi thép, thép đặc chủng) x x 6 Khai thác, chế biến bauxít nhôm x x 7 Hoá chất (hoá chất cơ bản, phân bón, hoá dầu, hoá dược, hoá mỹ phẩm) x x x 8 Cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tầu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử) x x x 9 Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin x x x 10 Sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số) x x x Mỗi nhóm ngành cần có các cơ chế chính sách khác nhau của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển hài hoà, có chọn lọc và hiệu quả chung của nền kinh tế. phát triển kinh tế công nghiệp nhà nước là nền tảng, lấy kinh tế công nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài làm động lực phát triển toàn ngành. Coi đầu tư nước ngoài là chìa khóa để công nghiệp Việt Nam cất cánh và hội nhập thế giới. Ngành công nghiệp mũi nhọn là ngành có khả năng cạnh tranh, chiếm thị trường đáng kể tại thị trường trong nước và quốc tế, có khả năng tạo hiệu ứng lan tỏa, dẫn dắt và kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, của các ngành công nghiệp phụ trợ. Chiến lược cần tính toán lộ trình xây dựng, nuôi dưỡng và phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn một cách tối ưu trên cơ sở nền kinh tế hội nhập và khả năng huy động nguồn lực cho phát triển, vai trò và vị trí của các khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cần gắn việc sản xuất với xuất khẩu công nghiệp vào một chuỗi sản xuất và lưu thông quốc tế, đặc biệt là mạng lưới các công ty đa quốc gia thông qua việc gia nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp và xuất khẩu trong quá trình công nghiệp hóa. Các ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo đánh giá chung, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam trong thời gian qua phát triển ở mức độ rất thấp. Hầu hết các ngành công nghiệp lớn ở Việt Nam đều phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện ở nước ngoài để sản xuất. Ví dụ ngành dệt may hàng năm xuất khẩu mang về cho đất nước hàng tỷ đô la Mỹ, nhưng phần lớn số ngoại tệ đó lại được sử dụng để nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện phục vụ cho sản xuất. Đây chỉ là một trong số nhiều ngành của nước ta điển hình trong việc phụ thuộc vào nguyên phụ liệu và linh kiện từ bên ngoài tâm then chốt. Do đó: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm 2020 đồng thời phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phân công hợp tác quốc tế và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta hiện nay. Trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nammà ta phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh quốc tế cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, và phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế. Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, ta phải phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác chiến lược - các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Đưa công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung theo từng nhóm ngành công nghiệp để phát huy tối đa hiệu quả cạnh tranh. *) Đối với ngành Dệt - May Phát triển các trung tâm, cơ sở thiết kế thời trang. Tập trung sản xuất các loại vải cho may xuất khẩu, một số loại hoá chất, chất trợ nhuộm, các chất làm mềm; các loại chất giặt, tẩy; các loại hồ dệt có nguồn gốc tinh bột; hồ hoàn tất tổng hợp; các loại phụ liệu may khác. Xây dựng 3 trung tâm nguyên phụ liệu dệt may ở Hưng Yên, Long An và Bình Dương, Đà Nẵng. *) Đối với ngành Da – Giày Phối hợp với ngành dệt - may đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu. Nhanh chóng sắp xếp và phát triển lĩnh vực thiết kế mẫu mã, sản xuất nguyên vật liệu da và giả da cung cấp cho sản xuất giầy dép xuất khẩu. Giảm dần mức nhập khẩu da sơ chế từ nay đến năm 2010, nâng công suất thuộc da đến năm 2010 tăng thêm 40 triệu sqft. Sau năm 2015 tự chủ được khuôn mẫu và phụ tùng thay thế thông thường. *) Đối với ngành Điện tử - Tin học Xây dựng ngành CNHT cho công nghiệp điện tử theo xu hướng tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng linh phụ kiện của thế giới và khu vực. Công nghiệp hỗ trợ trước mắt đáp ứng nhu cầu về linh kiện lắp ráp đơn giản, các chi tiết nhựa, khuôn mẫu, mạch in… *) Đối với ngành Sản xuất và Lắp ráp ô tô Khuyến khích hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ với các tập đoàn đa quốc gia vào sản xuất linh phụ kiện ôtô. Các công nghệ mới cần được lựa chọn để đảm bảo không lạc hậu tối thiểu sau 15 năm. Đến năm 2010, hoàn thiện các mẫu xe tải, xe khách với tỷ lệ sử dụng linh phụ kiện sản xuất trong nước là 65%, xe con là 15%; đến năm 2020 cho xe khách là 75%, xe tải là 85% và xe con là 30%. Từng bước tham gia xuất khẩu một số linh kiện, phụ tùng. Hoàn thiện cơ bản các tiêu chuẩn linh phụ kiện cho ô tô sản xuất tại Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn chung của khu vực và ASEAN vào năm 2015. *) Đối với ngành Cơ khí Chế tạo Đến năm 2010 đáp ứng 50% nhu cầu nội địa về phôi đúc, rèn và chi tiết quy chuẩn và đến 2020 đạt khoảng 75%, với chất lượng đạt tương đương khu vực. Những giải pháp và chính sách thực hiện. Các giải pháp cơ bản (gồm 4 giải pháp): Đổi mới công tác quản lý nhà nước về công nghiệp: Quản lý nhà nước ngành công nghiệp chuyển mạnh sang chức năng thúc đẩy, phục vụ phát triển là chính, hạn chế tối đa sử dụng các biện pháp hành chính vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giảm dần các đầu mối quản lý ngành. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới tư duy, phương pháp luận trong việc xây dựng, quản lý quy hoạch phù hợp với cơ chế nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa để nâng cao chất lượng quy hoạch, đưa quy hoạch thực sự trở thành một trong những công cụ quản lý ngành công nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các đề án phát triển các ngành công nghiệp, như nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến; phát triển công nghiệp phụ trợ... triển khai có hiệu quả các đề án phát triển ngành phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động khuyến công... Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giải quyết nhanh chóng các kiến nghị của doanh nghiệp. Những giải pháp liên quan đến cơ chế sản xuất, kinh doanh: Tạo dựng môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thống nhất, cạnh tranh bình đẳng không phân biệt thành phần kinh tế. Xây dựng cơ chế phân phối thu nhập theo kết quả, hiệu quả công việc nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước: thay đổi từ cơ cấu cho tới phương thức hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước để phù hợp với nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập của nước ta hiện nay. Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và phát triển công nghiệp ở nước ta. Vì vậy đổi mới doanh nghiệp nhà nước là việc cần thiết để thúc đẩy các loại hình kinh tế khác phát triển góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Phát triển một số Tổng công ty quan trọng mà nhà nước cần nắm giữ thành những tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp: Xây dựng các giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí trung gian. Nâng cao năng lực công nghệ sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, khu vực và thế giới. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp đồng bộ, tạo cơ sở cho phát triển nhanh thương mại điện tử. Các chính sách chủ yếu được đề cập với 4 loại chính như sau: *) Chính sách huy động vốn đầu tư Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, đặc biệt từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, vốn đầu tư nước ngoài và vốn tự thu xếp của doanh nghiệp. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, chú trọng hình thức huy động vốn quốc tế. *) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực Có chính sách bồi dưỡng nhân tài thông qua công tác đào tạo, chính sách đãi ngộ, tiền lương cũng như trong quản lý, sử dụng cán bộ để từng bước hình thành đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành phát triển công nghiệp. Đa dạng hóa hình thức đào tạo. Gắn liền đào tạo với thực tế sản xuất. Để khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực, các doanh nghiệp được tính chi phí đào tạo vào giá thành sản phẩm. *) Chính sách khoa học, công nghệ và môi trường Ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách cho nghiên cứu khoa học - công nghệ ngành công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt khu vực ngoài quốc doanh đầu tư cho khoa học và công nghệ. Tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế để tạo động lực cho đầu tư nghiên cứu khoa học. Thiết lập trung tâm cung cấp thông tin, tư vấn và chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển thị trường khoa - học công nghệ. Có chế độ ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút các trí thức, chuyên gia giỏi, thợ lành nghề đến làm việc tại vùng khó khăn về kinh tế - xã hội. Khuyến khích kiều bào Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển giao và phát triển công nghệ. Ban hành các quy định cụ thể về quản lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp. Một vấn đề quan trọng hiện nay được nhiều người dân quan tâm sau sự cố của VEDAN. Thực hiện triệt để và nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm Luật môi trường. *) Chính sách về tài chính, thuế Về tài chính: tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư huy động vốn từ mọi nguồn. Mở rộng và phát triển các tổ chức tài chính phục vụ phát triển công nghiệp. Về thuế: bổ sung một số chính sách thuế nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển công nghiệp. Nguồn huy động vốn bằng ODA của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, trong khi nguồn vốn nội lực trong nền kinh tế chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển. Ngày 23.12.2009, World Bank xác nhận Việt Nam đã bước vào khối các quốc gia có thu nhập trung bình, tăng trưởng mà Việt Nam có được trong hơn 15 năm qua phần lớn là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm và sự gia tăng sức mua từ các nước khác đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong khi nguồn nội lực vẫn chưa được phát huy theo đúng nghĩa của thuật ngữ “phát triển”. Khi Việt Nam trên đà tiến lên thành nước có mức thu nhập trung bình, một nguy cơ mới xuất hiện đó là bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam có thể sẽ mất ưu đãi nguồn vốn ODA sau năm 2010. Chúng ta không thể cạnh tranh với các nền kinh tế có mức nhân công rẻ trong việc sản xuất hàng xuất khẩu. Và họ cũng không thể cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển trong các hoạt động đòi hỏi kỹ năng và sáng tạo cao. Nếu không có chiến lược rõ rệt, Việt nam có nguy cơ bị giậm chân tại chỗ, thậm chí tụt hậu. Sử dụng vốn đầu tư phát triển kém hiệu quả. Sự đầu tư dàn trải của nhà nước cùng với nó là sự không hiệu quả và thiếu vốn đầu tư nhất là hệ thống các cảng biển và các khu công nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam chỉ cần một tuyến đường sắt với độ rộng tiêu chuẩn và tốc độ bình thường. Chi phí xây dựng một tuyến đường sắt như vậy vào khoảng vài triệu đô-la/km. Khi hoàn thành, tuyến đường sắt này sẽ nối liền các tỉnh nghèo ở miền Trung với nền kinh tế thế giới thông qua cảng biển quốc tế ở miền Đông Nam Bộ. Phương án này chắc chắn hiệu quả hơn rất nhiều so với việc xây dựng một loạt cảng nước sâu dọc bờ biển miền Trung. Quá trình quản lý sử dụng nguồn vốn còn thiếu minh bạch gây ra nhiều tiêu cực làm thất thoát nguồn vốn. Nạn tham nhũng vẫn còn hoành hành khiến quá trình phát triển gặp trở ngại lớn. Khoa học công nghệ lạc hậu. Xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam phải nỗ lực thật nhiều để cải tiến máy móc kĩ thuật nâng cao năng suất lao động. Chúng ta đã đầu tư không biết bao nhiêu tiền của vào nghiên cứu phát triển nền khoa học trong nước cũng như nhập khẩu máy móc linh kiện nước ngoài để đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện đại của các ngành công nghiệp. Nhưng nhìn lại khoa học công nghệ của chúng ta còn có khoảng cách qua xa đối với thế giới. Các công trình nghiên cứu, các phát minh sáng chế không được sử dụng đến mà chỉ nằm trên giấy gây lãng phí nghiêm trọng đồng thời cũng kìm hãm đội ngũ các nhà khoa học say mê tìm tòi nghiên cứu. Máy móc nước ngoài nhập về thì toàn là những may móc sử dụng công nghệ của chục năm về trước, họ bán thanh lý để đổi sang công nghệ mới. Chưa thật sự có những định hướng những hoạch định những hỗ trợ cụ thể thúc đẩy khoa học công nghệ trong nước phát triển. Sự yếu kém của khoa học công nghệ. Chính sự yếu kém này trở thành một trở ngại cho mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta - Chất lượng đại học tồi. Sinh viên được đào tạo không đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu và yếu. Dân số Việt Nam với tỉ lệ dân số lao động cao. Nhưng trình độ tay nghề yếu kém hay chưa qua đào tạo chủ yếu là chuyển dịch từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược phát triển công nghiệp việt nam.doc
Tài liệu liên quan