Đề tài chiến lược phát triển của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport - Hà Nội

Lời nói đầu 1

Nội dung 3

Chương I: Lý luận chung về chiến lược phát triển trong công ty. 3

I/ Khái niệm chung về chiến lược trong công ty. 3

1/ Khái niệm về kế hoạch sản xuất kinh doanh. 3

2/ Vai trò của công tác kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường. 3

II/Công tác hoạch định trong công ty 6

1/Đặc điểm chung của các Công ty trong nền kinh tế thị trường. 6

2/Công tác quản trị chiến lược trong công ty. 6

III/Quy trình xây dựng Chiến lược phát triển cho công ty. 16

A/ Phân tích môi trường kinh doanh. 16

1/ Phân tích môi trường vĩ mô. 16

2/ Phân tích môi trường ngành. 21

B/Phân tích thực trạng của công ty. 24

C/ Xác định mục tiêu: 25

D/Xây dựng Chiến lược phát triển cho Công ty. 28

Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT- Hà Nội. 29

I/ Khái quát về công ty ARTEXPORT. 29

1/ Quá trình hình thành và phát triển. 29

2/ Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 31

3/ Mô hình tổ chức của công ty. 32

4/ Hoạt động kinh doanh chung của công ty. 35

1.Chỉ tiêu DT 39

2.Chỉ tiêu nộp NS 40

II/ Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 47

1/Đánh giá một số thành tựu của Công ty. 47

2Một số hạn chế của Công ty. 54

3/ Đánh giá các áp lực của Porter đến Công ty. 55

Chương III: Xây dựng Chiến lược phát triển cho Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ – ARTEXPORT Hà Nội. 60

I/Cơ sở cho việc hình thành Chiến lược phát triển cho Công ty ARTEXPORT – Hà Nội. 60

1/ Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch của Công ty năm 2002. 60

2/Đánh giá tiềm năng của Công ty. 65

II/ Đề xuất chiến lược phát triển cho Công ty XNK hàng thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT Hà Nội. 69

1/ Sự cần thiết phải có Chiến lược phát triển cho Công ty. 69

2/Nội dung của Chiến lược phát triển cho công ty XNK hàng thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT Hà Nội. 71

Kết luận. 85

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài chiến lược phát triển của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mình trong từng lĩnh vực được giao còn phải góp ý tham gia cố vấn cho giám đốc và làm đại diện cho giám đốc những khi giám đốc đi vắng. Khối đơn vị quản lý: - Phòng tổ chức hành chính: Giúp các đơn vị tổ chức sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của công ty, nghiên cứu các phương án nhằm hoàn thiện về mặt trả lương và phân phối hợp lý tiền thưởng, quản lý các tài sản chung của công ty và các đơn vị, theo dõi tình hình sử dụng tài sản. - Phòng tài chính kế hoạch : Khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo vốn cho các đơn vị hoạt động, tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập, tổ chứ thực hiện và kiểm tra việc thực hiện sản xuất hàng hoá giao cho các bên đối tác theo hợp đồng, làm rõ khả năng sản xuất kinh doanh của công ty, phân bổ hợp lý các kim ngạch được giao, xây dựng và trình tỷ giá, thu tiền và thanh toán kịp thời cho khách hàng. - Các phòng xuất nhập khẩu tổng hợp từ 1-10 là những đơn vị kinh doanh độ lập, hoạt động theo chế độ tự hạch toán kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước lãnh đạo công ty. - Phòng thị trường hàng hoá: Tìm kiếm khách hàng, theo dõi chặt chẽ việc chi tiêu các khoản chi phí cho việc liên hệ, ký kết riêng của từng đơn vị để tính nhập vào chi phí riêng của từng đơn vị đó, chi phí có liên quan đến nhiều đơn vị thì phải có trách nhiệm phân bổ hợp lý cho các đơn vị kinh doanh. Khối đơn vị kinh doanh: Trên cơ sở các mặt hàng được giao, chỉ tiêu kim ngạch XNK được phân bổ, các đơn vị trực tiếp tiếp cận thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng để xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và các biện pháp thực hiện trình giám đốc phê duyệt Các đơn vị trực thuộc: Chi nhánh ARTEXPORT - HAIPHONG 25 Đà Nẵng và chi nhánh ARTEXPORT – DANANG 74 Nữ Vương: giao nhận, tái chế, đóng gói hàng xuất khẩu và trực tiếp sản xuất hàng nhập khẩu. -VPĐD tại Thành Phố Hồ Chí Minh 31 Trần Quốc Toản: chuyên giao nhận, sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và các hàng khác được phép nhập khẩu, được công ty ủy quyền trực tiếp giao dịch đàm phán đối ngoại và duy trì mối quan hệ với các tỉnh phía Nam để ký kết các hợp đồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Hiện nay Công ty mới mở văn phòng đại diện ở Nga và còn có các xưởng, cửa hàng trực thuộc các phòng nghiệp vụ. 4/ Hoạt động kinh doanh chung của công ty. 4.1/ Chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu. - Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất đi tiêu thụ quốc tế phần nào phản ánh nhu cầu đa dạng khác biệt của từng thị trường. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty đã đưa ra một số mặt hàng chủ lực như cói mây, sơn mài, mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren, dệt may… đồng thời mở rộng lĩnh vực xuất khẩu ra nhiều mặt hàng ngoài thủ công mỹ nghệ khác. Các mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày càng trở nên đa dạng phong phú với chất lượng ngày càng cao được sản xuất chủ yếu ở các làng nghề truyền thống do các nghệ nhân chỉ đạo. Một số làng nghề có quan hệ chặt chẽ với công ty như: gốm sứ Bát Tràng, khảm trai Đình Bảng – Từ Sơn, điêu khắc Đồng Kị - Hà Bắc, mây tre Vạn Phúc – Thanh Trì, Ninh Sở - Hà Tây, cói đan Kim Sơn – Ninh Bình, Nga Sơn – Thanh Hoá, Miền nam có Sơn Mài Sông Bé… Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của phòng Tài chính kế hoạch, kim ngạch XNK của công ty liên tục tăng khá ổn định, riêng năm 1998 tăng mạnh, dự báo năm 2001 kim ngạch XNK của công ty có xu hướng tăng cao, điều này cho thấy những cố gắng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên bươc sang năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng như cói mây, sơn mài – mỹ nghệ, dệt may không những không tăng mà còn sụt giảm, đáng chú ý là mặt hàng cói mây giảm mạnh chỉ còn 7.92%. Hàng gốm sứ tiếp tục tăng, trở thành mặt hàng chủ đạo với 34.75%,đặc biệt trong năm này công ty đã cố gắng xuất khẩu được mặt hàng giày dép. Đến năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đột ngột giảm mạnh từ 12.096.999 USD xuống còn 10.404.128 USD, trong số đó mặt hàng cói mây vẫn giữ ở mức thấp, các mặt hàng khác đều tăng. Trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì hàng gốm sứ vẫn giữ vai trò chủ đạo, còn lại các mặt hàng thêu và dệt may đều tăng khá cao. Năm 2000 trong khi các loại mặt hàng khác có xu hướng giảm thì hàng thêu vẫn liên tục tăng khá cao lên đến 2.553.467 USD, chiếm 22.69% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong năm này công ty không xuất khẩu được các mặt hàng dệt may và giày dép. Tuy nhiên chỉ trong có 9 tháng đầu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đã gần bằng cả năm 2000 đã cho thấy một tốc độ tăng trưởng khá mạnh mẽ, nhưng tỷ trọng các mặt hàng lại có sự tương đối ổn định, riêng mặt hàng gốm sứ có sự giảm nhẹ. Những biểu hiện trên cho thấy khả năng tiềm tàng của công ty là tương đối lớn, nếu công ty có biện pháp thích hợp thì sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao. So với với năm 1996, năm 1997 cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu thì kim ngạch nhập khẩu cũng tăng, đặc biệt các mặt hàng như nguyên liệu đầu vào như máy móc nông nghiệp, các máy móc thiết bị trang bị cho sản xuất trong nước… Các mặt hàng này trước kia công ty không kinh doanh hoặc có nhưng rất ít thì ngày nay đây lại là những mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty. Dưới đây là tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty trong những năm cuối thập kỷ 90. Biểu 1: Tình hình kinh doanh XK của Công ty XNK ARTEXPORT theo cơ cấu mặt hàng trong những năm nửa cuối thập kỷ 90: (nguồn phòng tài chính kế hoạch) Đơn vị: USD Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 9/2001 KNXK 25.788.359 28.546.793 35.191.171 23.230.142 25.013.312 22.168.182 KNNK 7.493.362 10.718.703 12.096.999 10.404.128 11.254.701 11.001.137 XK uỷ thác 4.775.999 7.060.405 8.859.428 7.027.308 7.209.021 7.334.094 Cói mây 1.140.373 (15.22%) 1.730.391 (16.14%) 956.689 (7.91%) 812.418 (7.81%) 1.071.357 (9.52%) 806.897 (7.33%) Sơn mài Mỹ nghệ 268.751 (3.59%) 929.117 (8.67%) 623.836 (5.16%) 1.966.903 (18.90%) 1.915.217 (17.02%) 2.116.251 (19.24%) Gốm 1.395.029 (18.62%) 2.894.039 (27.00%) 4.023.307 (34.75%) 3.184.894 (36.67%) 3.772.011 (33.51%) 3.546.641 (32.24%) Thêu 1.388.570 (18.53%) 1.210.863 (11.30%) 1.347.227 (11.14%) 1.583.787 (15.22%) 2.533.467 (22.69%) 2.170.950 (19.73%) Dệt may 379.653 (5.07%) 1.027.885 (9.59%) 795.229 (6.57%) 964.648 9.27% - - Giày dép - 244.378 (2.02%) - - - Hàng khác (38.97%) 2.92o.986 2.926.408 (27.30%) 3.925.973 (32.45%) 1.262.228 (12.13%) 1.942.650 (17.26%) 2.360.448 (21.46%) 4.2/Về tình hình tài chính của Công ty: Công tác tài chính đã đi vào nề nếp, thúc đẩy được kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho các bộ, công nhân viên tạo ra lợi nhuận để phát triển đầu tư ngành hàng, bảo toàn vốn được Nhà nước giao. Biểu 3 dưới đây sẽ cho chúng ta thâysự tăng nên liên tục của Doanh thu, cá biệt có năm 1999 tổng Doanh thu của Công ty giảm đột ngột xuống từ 119.014 xuống còn 71.081 triệu USD, nhưng Công ty đã nỗ lực cố gắng vượt bậc để đạt 138.525 và năm 2000. Từ năm 1997 – năm 2000 tỷ xuất phí tăng mạnh hơn tốc tăng của doanh thu. Từ đó cho thấy được yếu kém trong khâu quản lý chi phí của Công ty. Về lợi nhuận tăng liên tục qua các năm, từ 310 triệu năm 1996 đến năm 2000 đạt gấp 3, lên đến 1060 triệu, đặc biệt năm 1999 tuy doanh thu không cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại tăng vọt. Các khoản nộp ngân sách của Công ty cũng có sự tăng vọt. Nhờ Nhà nước ban hành nghị định 29/CP về quy chế mới xác định tiền lương trong doanh nghiệp đơn giá tiền lương đã tăng nên đáng kể. Hiện nay mức lương bình quân của cán bộ, CNV của công ty đạt bình quân khoảng 1 triệu đồng/người/tháng. Dưới đây là số liệu về tình hình tài chính của công ty cuối những năm 1990 –2000 và việc thực hiện kế hoạch năm 2001. Biểu 3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty ARTEXPORT: (Nguồn phòng tài chính kế hoạch ) Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng DT 75.865 86.882 119.014 138.525 82.511 DTXK 29.455 34.116 36.941 73.880 43.558 Tổng CP 74.753 85.328 117.065 138.245 81.276 Tỷ suất phí 98,53% 98,21% 98,36% 99,8% 98,5% Giá vốn 67.618 75.809 109.518 124.807 76.654 LN 310 368 547 1.060 800 Tỷ suất LN 0,41 0,42 0,46 0,77 0,97 Nộp NS 9.695 8.017 1.3623 9.245 4.313 Tổng lương 2.205 2.887 3.640 4.532 3.750 Lươngbình quân 0,482 0,666 0,884 1,605 1,157 Việc thực hiện kế hoạch 2001: Chỉ tiêu đơn vị tính KH Bộ giao ước thực hiện Tỉ lệ % so với Chỉ tiêu KH 1.Chỉ tiêu DT Tr.đồng 150.000 160.000 106,6% XK 70.000 75.000 NK 74.000 79.000 Hoa hồng dịch vụ 54.000 54.000 DT khác 600 600 2.Chỉ tiêu nộp NS Tr. đồng 4.550 4.550 100% Thuế GTGT - 5.000 -5.000 Thuế lợi tức 352 352 Thuế vốn 748 748 Thuế XNK 7.000 7.000 Nộp khác 250 250 Nộp cho năm trước 1.200 1.200 3.Chỉ tiêu LĐTL Tr. đồng Chỉ tiêu đơn giá tiền lương tổng thu – tổng chi(chưa có lương) 6.100 6.100 Lao động định biên b/quân 310 310 Đơn giá tiền lương đ/tr.đ DT 819.672 819.672 Dự phòng mấtviệc làm 20 30 Tổng quỹ lương 5.000 5.000 4.lợi nhuận cả năm 1.100 1.100 100% 5.KH đầu tư XDCB Tr. đồng 480 480 XD kho hàng nhà xưởngThanhLân, Bát Tràng 480 480 4.3/ Tình hình thị trường của công ty: Sau khi Liên Xô tan rã 1991 tình hình thị trường của công ty có nhiều biến động bởi trước 1991 thị trường chủ yếu của công ty là Liên Xô và Đông Âu nhưng khi LX tan rã kéo theo một loạt các nước Xã hội chủ nghĩa tan rã theo đã làm cho công ty mất gần như toàn bộ thị trường này. Mà trong thời kỳ nàykhối thị trường này là thị trường chủ yếu của Công ty nên lúc này Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục khó khăn ngoài những thuận lợi của mình do trước kia là Tổng Công ty nên có những mối quan hệ quốc tế thuận lợi lãnh đạo Công ty đã cói những chính sách phù hợp để mở rộng thị trường như Công ty không ngừng cử các đoàn Đại biểu đi dự Hội nghị triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm của mình, đồng thời qua các CATALOGUEs … công ty đã giới thiệu sản phẩm của mình cho các khách hàng quốc tế. Những nỗ lực đó đã giúp Công ty không ngừng mở rộng thị trường và ngày nay thị trường của Công ty đã trở nên khá rộng lớn và đa dạng. Công ty đã mở rộng được quan hệ với nhiều thương nhân mới, đặc biệt là các thương nhân ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Kim ngạch xuất khẩu sang khu vự này có xu hướng tăng khá ổn định. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu á có nhiều giảm sút tuy nhiên bước sang năm 2000, 2001 kim ngạch lại đã tiếp tục tăng trưởng. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang khu vực Tây Bắc Âu lại có sự nhảy vọt, trung bình mỗi năm tăng 1 triệu USD, một phần do mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam năm 1995 đã mở đường cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty nói riêng mở rộng kinh doanh ra thị trường khu vực và quốc tế. Từ năm 2000 xuất khẩu Việt nam đã đi vào ổn định *Khái quát chung về thị trường của Công ty: - Khái quát mặt hàng thủ công mỹ nghệ: Nghề thủ công mỹ nghệ là một nghề có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Nó được hình thành từng làng nghề, phường nghề như sản xuất gốm sứ Bát Tràng, ơn mài khảm trai ở đình Bảng Từ Sơn Bắc Ninh… Những làng nghề truyền thống lâu đời có từ ngàn năm tồn tại ở khắp các vùng quê của Việt Nam, mỗi làng nghề đều có những nghệ nhân có kỹ nghệ cao. Hiện nay ở Việt Nam có cuộc thi trao giải “ Bàn tay vàng ” cho các nghệ nhân có trình độ cao…nguồn lao động ở các làng nghề hiện nay có trình độ, kỹ năng, kỹ xảo tương đối cao, với sự chỉ đạo của các nghệ nhân, chính vì vậy mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta hiện nay khá phong phú đa dạng và có chất lượng. Mặt khác nguồn nguyên liệu của ngành hàng thủ công mỹ nghệ cũng khá phong phú với nguyên liệu có khá phổ biến ở các làng quê Việt Nam như tre, gỗ, đất sét… - Đặc tính của mặt hàng thủ công mỹ nghệ vừa mang tính mỹ nghệ vừa mang tính mỹ thuật đồng thời nó cũng có giá trị sử dụng. Hàng thủ công mỹ nghệ còn thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc trong nó. Tuy hàng thủ công mỹ nghệ không liệt vào mặt hàng thiết yếu nhưng đời sống dân trí càng cao thì nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ càng lớn. Trong giao dịch quốc tế tuy hàng thủ công mỹ nghệ không chiếm tỷ trọng lớn song nó giao thương với tất cả các nước, không nước nào là không có danh mục hàng thủ công mỹ nghệ trong kim ngạch XNK. Chính vì vậy nên thị trường của Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT cũng khá phong phú và đa dạng. Ta có thể phân chia thị trường xuất khẩu của Công ty như sau: a/Nhóm thị trường Châu á Thái Bình Dương: Đây là khu vực thị trường khá rộng lớn của Công ty, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này luôn là lớn nhất. Khu vực thị trường này nhìn chung khá gần gũi với các doanh nghiệp Việt Nam vì khu vực thị trường này rất rộng lớn lại có quan hệ khá chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam do nước ta cùng với các nước trong khu vực này có gia nhập tổ chức kinh tế Châu á - Thái Bình Dương OPEC chính điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ta nói chung và công ty ARTEXPORT nói riêng tạo không ít thuận lợi cho hàng hoá của công ty gia nhập vào thị trường khu vực này dễ dàng hơn. Mặt khác nhóm thị trường này bao gồm các quốc gia không xa lạ gì với Việt Nam nên các hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam cũng dễ được chấp nhận hơn các nước khác. Đặc biệt hàng thủ công mỹ nghệ lại là mặt hàng có tính chất truyền thống của mỗi dân tộc nên việc tiêu thụ hàng hoá này sang các quốc gia trong khu vực có những phong tục tập quán có quan hệ với nhau thì cũng dễ được chấp nhận hơn. các mặt hàng của công ty xuất khẩu sang đây chủ yếu như: cói mây tre đan, gốm sứ, sơn mài… b/Nhóm thị trường khu vực Tây Bắc Âu: Nhìn chung nhóm nhóm thị trường này có sự phát triển kinh tế khá mạnh mẽ, hầu hết các bạn hàng của Công ty đều ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Thuỵ Sỹ… Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang khu vực này của Công ty có sự phát có sự phát triển nhảy vọt, rung bình mỗi năm tăng khoảng 0,5 triệu USD, năm1996 kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này mới chỉ có hơn 2,5 triệu USD thì sang đến năm 2001 kim ngạch đã nên đến 5,3 triệu USD sự tăng nên nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này một phần là nhờ Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam năm 1995, chính điều này đã mở đường cho mối quan hệ buôn bán của Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Nhóm thị trường này trước những năm 1990 hầu như chưa có quan hệ với công ty, nó chỉ phát triển kể từ sau 1991 khi LX tan rã thì Công ty mới tìm đến những thị trường này. c/Nhóm thị trường Đông Âu – SNG(các nước thuộc LX cũ). Khu vực thị trường này của Công ty là khu vực có nhiều biến động thất thường nhất. Trước những năm 1990 khi LX chưa tan rã thì đây là thị trường tiêu thụ hàng hoá chính của Công ty. Các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá của Công ty sang khu vực này hầu hết được thực hiện qua quá trình ký kết các hiệp định giữa hai quốc gia Việt Nam và Liên Xô cũ. Đến 1991 khi Liên Xô tan rã thì khu vực thị trường này của Công ty có kim ngạch xuất khẩu hầu như bằng không. Tuy nhiên hiện nay khu vực thị trường này đang dần được khôi phục, một số mặt hàng của Công ty đã bắt đầu trở lại thị trường Nga, như hàng Dệt may, Gốm sứ…Sự khôi phục lại thị trường Nga một phần nhờ các chính sách khuyến khích của Chính Phủ cũng như nỗ lực của Công ty. Đặc biệt với mặt hàng dệt may,hàng dệt may sang Nga đã dần được khôi phục và Nga đã trở thành 1 trong 10 thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 60 triệu USD trong năm 1998, tăng gần 56% so với năm 1993. Sự tăng lên nhanh chóng của hàng dệt may sang Nga được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị triệu USD 1993 1994 1995 1996 1997 1998 38,39 48,77 44,69 45,83 46,4 60 Sự phát triển nhanh chóng của thị trường Nga phải kể đến những cố găng của cả các Công ty và của Chính Phủ như chuyến đi thăm Nga của Chủ tịch nước Trần Đức Lương(24-29/8/1998) hay như mới đây chuyến thăm nước ta của Thủ tướng Nga V.Putin đã mở ra triển vọng mới trong quan hệ buôn bán giữa hai nước. d/Nhóm thị trường khác: Đây là nhóm Thị trường mới của Công ty như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Braxin…trước khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam năm 1995 thì hàng xuất khẩu của các Doanh Nghiệp Việt Nam nói chung, của Công ty ARTEXPORT nói riêng sang thị trường này hầu như không có. Nhưng sau 1995 đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết thì thị trường này phát triển rất nhanh chóng. Hầu hết những nước trong thị trường này là những nước Công nghiệp phát triển cho nên việc chiếm lĩnh được thị trường này có một ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển của Công ty trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang khu vực thị trường này chưa lớn,năm 1999 kim ngạch mới chỉ đạt 468.614 USD, đến năm 2000 mới tăng lên 500.000 USD.(theo nguồn tài chính kế hoạch). Dưới đây là những số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty những năm 1990. Biểu 4: Tình hình kinh doanh XNK của ARTEXPORT theo thị trường Đơn vị USD Thị trường 1996 1997 1998 1999 2000 KNXK 7493362 10718703 12090999 10404128 11254171 Châu á -TBD 3856753 4980759 4215594 4703364 5099894 Tây Bắc Âu 2486617 3439475 4682962 5921783 5398227 ĐôngÂu-SNG 853211 2037097 2495064 160940 168517 Thịtrường khác 296781 261372 703379 468614 334499 4.4/ Hoạt động quản lý kinh doanh. Mặc dù kinh doanh ngày càng gặp khó khăn song Công ty đã có chủ trương, biện pháp chỉ đạo đúng đắn, định hướng kinh doanh xuất nhập khẩu dần từng bước đưa công tác kinh doanhXNK đi vào ổn định, phát triển vững chắc, tập trung chỉ đạo, dùng mọi biện pháp tăng nhanh kim ngạch XK hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, tăng cường quản lý chất lượng hàng hoá để đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận và quyền lợi của người nhập khẩu. Mặt khác tăng cường đẩy mạnh XK các mặt hàng tổng hợp, đảm bảo nộp ngân sách đầy đủ, đáp ứng được yêu càu phát triển của ngành. Quản lý hoạt động XNK được thực hiện chặt chẽ, tránh đổ vỡ, chậm trễ đảm bảo giao nộp hàng đúng tiến độ và đạt yêu cầu. Từ lâu Công ty không nhận được khiếu lại của khách hàng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên năng nổ, nhiệt tình, có trình độ và kiến thức, được phân bổ, tổ chức phù hợp để có thể phát huy được năng lực của mình, đóng góp tích cực cho sự phát triển lớn mạnh của Công ty. 4.5/Phương thức sản xuất kinh doanh và Công tác quản lý thị trường trong và ngoài nước của ARTEXPORT. Từ cơ cấu tổ chức của Công ty ta thấy Công ty không có phòng hay ban Marketing mà trên thực tế Công ty chỉ có mỗi một cán bộ đảm nhận cương vị này như một người tự do, Công ty cũng không có ban quản lý thị trường chính vì vậy mà cách phát triển thị trường của Công ty vẫn chưa thật hiệu quả. Điểm yếu trong công tác thị trường này được thể hiện rõ nét trong phương thức kinh doanh của Công ty. Về phương thức kinh doanh của công ty là không phải là Công ty sản xuất mà Công ty có phương thức kinh doanh như một công ty thương mại. + Về xuất khẩu: Thực tế mà xét thì Công ty không có xưởng sản xuất kinh doanh mà mặt hàng xuất khẩu của Công ty được Công ty đặt hàng ở các làng nghề truyền thống, tất nhiên các làng nghề này sản xuất theo đơn đặt hàng và chịu sự giám sát của Công ty. Các làng nghề thường được tổ chức như một hợp tác xã, đơn đặt hàng của Công ty được đặt cho người quản lý chịu trách nhiệm của hợp tác xã này. Khi công ty nhận được đơn đặt hàng từ phía đối tác với một giá thoả thuận sau đó công ty đi chào hàng lại cho các làng nghề với một giá thấp hơn, sự chên lệch giá đó chính là lợi nhuận của công ty. + Về nhập khẩu: Thường hàng nhập khẩu của Công ty là các hàng hoá mang tính nguyên liệu sản xuất chứ hàng có tính chất thủ Công mỹ nghệ thì hầu như Công ty ít nhập. Các máy móc thiết bị này Công ty được các nhà sản xuất trực tiếp đặt hàng qua Công ty bởi vì Công ty có những điều kiện xuất nhập khẩu hàng hoá qua hải quan thuận lợi hơn. Từ phương sản xuất kinh doanh đó nên trách nhiệm vạch ra một chiến lược có tính chất Marketing không thuộc vào trách nhiệm của cán bộ quản lý thị trường mà thông thường nó do lãnh đạo của Công ty phụ trách. Cán bộ quản lý thị trường của Công ty có trách nhiệm tìm khách hàng tiêu thụ sản phẩm mới cho Công ty để từ đó gia tăng lợi nhuận cho Công ty. II/ Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 1/Đánh giá một số thành tựu của Công ty. Theo báo cáo của phòng Tài Chính và Kế Hoạch thì kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua những thống kê sau. Theo báo cáo của phòng tài chính kế hoạch về việc kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2001 của công ty ta thấy nổi nên một số vấn đề cơ bản sau. Năm 2001 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2001- 2005 trong khi cơ cấu của nền kinh tế nước ta biến đổi, vận động trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao được mở rộng hoà nhập chung vào thị trường khu vực và thế giới. Trong tình hình thế giới phức tạp và biến đổi như vậy Công ty đã đã gặp không ít thuận lợi cũng như khó khăn : Về khó khăn : + Tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động sau sự kiện 11/9 xảy ra tại Mỹ đã kéo theo sự suy giảm kinh tế toàn cầu do đó đã gây ảnh hưởng rất lớn trong việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ và các nước khác. + Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến thị phần của công ty ngày càng trở nên bị thu hẹp. + Bộ máy quản lý cán bộ của Công ty đã quá đông do cơ chế cũ để lại, chưa phù hợp với cơ chế thị trường chưa sáng tạo trong kinh doanh. + Dù Công ty đã có nhiều cố gắng xử lý các tồn tại do lịch sử để lại nhưng lượng hàng tồn kho và công nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi còn lớn. + Đời sống CBCNV đòi hỏi ngày càng được nâng cao trong khi thu nhập thực tế của Công ty lại không cho phép Công ty trả lương cao hơn. Về thuận lợi: Công ty luôn được sự hỗ trợ kịp thời của Bộ cùng với nỗ lực của toàn bộ CBCNV nên Công ty phần nào hạn chế bớt được khó khăn. Công ty đã phần nào giải quyết được những khó khăn về thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, tăng cường đầu tư phát triển mặt hàng mới, đẩy mạnh nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Số liệu dưới đây sẽ cho biết tình hình thực tế của Công ty ARTEXPORT trong năm 2001: Biểu : Tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty năm 2001( số liệu của phòng tài chính) 1.1/ Chỉ tiêu kim ngạch XNK: Chỉ tiêu Đơn vị tính Chỉ tiêu bộ giao năm 2001 ước thực hiện 2001 Tỷ lệ % so với chỉ tiêu kế hoạch 1/Tổng kim ngạch XNK 1000USD 25.000 25.300 101.2% Tổng kim ngạch XK - 10.500 10.600 101% Trong đó: XK trực tiếp - 5000 5.000 Xk uỷ thác - 5.500 5..600 - Mặt hàng XK chủ yếu - 10.500 10.600 Thêu ren - 2.000 2.100 May mặc - 1.500 1.500 Gốm sứ - 3.000 3.000 SM-MN - 1.500 1.500 Cói ngô dừa - 1.000 1.000 TCMN khác - 1.500 1..500 2/Kim ngạch NK 1000 USD 14.500 14.700 101.4% Trong đó: NK trực tiếp - 5.150 5.150 NK uỷ thác - 9.000 9.200 ODA - 350 350 - Mặt hàng chủ yếu - Nhóm nguyên vật liệu máy móc thiết bị, phục vụ SX - 11.000 11.200 Nhóm hàng hoá khác và hàng tiêu dùng - 3.500 3.500 2.2/Chỉ tiêu tài chính. Năm 2001 các chỉ tiêu tài chính của Công ty được thực hiện tương đối tốt. Công ty đã thực hiện đầy đủ mọi chỉ tiêu của kế hoạch phát triển .Về doanh thu Công ty vượt mức kế hoạch khoảng 6,6% kế hoạch vượt khoảng 10000 USD. Theo mức kế hoạch Công ty phải đạt 150.000 USD nhưng ước thực hiện chỉ tiêu này khoảng 160.000 USD. Về chỉ tiêu giao nộp ngân sách năm 2001 Công ty cũng giao nộp đầy đủ 100% chỉ tiêu Nhà nước giao. Lợi nhuận cả năm của Công ty đạt khoảng 1.100 USD hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ tình hình tài chính của Công ty. Chỉ tiêu đơn vị tính KH Bộ giao ước thực hiện Tỉ lệ % so với Chỉ tiêu KH 1.Chỉ tiêu DT Tr.đồng 150.000 160.000 106,6% XK 70.000 75.000 NK 74.000 79.000 Hoa hồng dịch vụ 54.000 54.000 DT khác 600 600 2.Chỉ tiêu nộp NS Tr. đồng 4.550 4.550 100% Thuế GTGT - 5.000 -5.000 Thuế lợi tức 352 352 Thuế vốn 748 748 Thuế XNK 7.000 7.000 Nộp khác 250 250 Nộp cho năm trước 1.200 1.200 3.Chỉ tiêu LĐTL Tr. đồng Chỉ tiêu đơn giá tiền lương tổng thu – tổng chi(chưa có lương) 6.100 6.100 Lao động định biên b/quân 310 310 Đơn giá tiền lương đ/tr.đ DT 819.672 819.672 Dự phòng mấtviệc làm 20 30 Tổng quỹ lương 5.000 5.000 4.lợi nhuận cả năm 1.100 1.100 100% 5.KH đầu tư XDCB Tr. đồng 480 480 XD kho hàng nhà xưởngThanhLân, Bát Tràng 480 480 1.3/Chỉ tiêu về thị trường: Chỉ tiêu Đơn vị tính ước thực hiện XNK Tổng giá trị XNK 1.000 USD 25.300 - Xuất khẩu - 10.600 - Nhập khẩu - 14.700 Khu vực Châu á -TBD - 15.600 - Xuất khẩu - 4.600 - Nhập khẩu - 11.000 Tây Bắc Âu - 7.300 - Xuất khẩu - 5.300 - Nhập khẩu - 2.000 Đông Âu – SNG - 300 - Xuất k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0492.doc
Tài liệu liên quan