Đề tài Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam từ nay đến năm 2000

LỜI NÓI ĐẦU.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG DỰA VÀO XUẤT KHẨU

I. Tính tất yếu của chiến lược.

1. Từ cách tiếp cận công nghiệp hoá.

2. Xu hướng trong chiến lược thương mại của các nước.

2.1. Sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.

2.2. Chiến lược hướng về xuất khẩu.

3. Việt nam thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là một tất yếu.

II. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước.

III. Những căn cứ và điều kiện để thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

1. Những căn cứ để xây dựng định hướng phát triển xuất khẩu.

1.1. Những thuận lợi và thách đố trong nước.

1.2. Những nhân tố quốc tế và khu vực.

2. Điều kiện để thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

CHƯƠNG II. CHÍNH SÁCH TRONG CHIẾN LƯỢC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

I. Mục tiêu của chiến lược.

II. Chính sách phát triển thúc đẩy xuất khẩu ở Việt nam.

1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.

2. Chính sách gắn sản xuất với xuất khẩu.

3. Chính sách mở cửa thị trường.

4. Chính sách đầu tư trong và ngoài nước.

5. Đổi mới các công cụ và thể chế quản lý xuất khẩu.

5.1. Thuế xuất khẩu.

5.2. Hạn ngạch xuất khẩu.

5.3. Giấy phép xuất khẩu:

5.4. Thủ tục hải quan - Xuất khẩu hàng hoá.

5.5. Quản lý ngoại tệ.

5.6. Tỉ giá hối đoái.

6. Chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

7. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

8. Tham gia các tổ chức kinh tế thế giới.

CHƯƠNG III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

I. tình hình xuất khẩu của việt nam từ 1986 đến nay

1. Tốc độ và cơ cấu hàng xuất khẩu.

2. Ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua

3. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

4. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

II. Những thành tựu đạt được và những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

1. Những thành tựu.

2. Những vấn đề còn tồn tại.

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG DỰA VÀO XUẤT KHẨU

I. Định hướng phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 1996 - 2000 của Việt nam.

1. Định hướng kim ngạch xuất khẩu từ nay đến năm 2000.

2. Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, ngành hàng.

3. Dự báo cơ cấu hàng xuất khẩu Việt nam theo thị trường.

II. Những biện pháp đẩy mạnh và hỗ trợ xuất khẩu.

1. Nhà nước phải xây dựng hệ thống các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

2. Gia công xuất khẩu.

3. Lập các khu chế xuất (KCX).

4. Tăng cường công tác tiếp thị xuất khẩu.

5. Đầu tư cho xuất khẩu.

6. Các biện pháp tài chính tín dụng nhằm khuyến khích sản xuất và đẩy mạnh sản xuất.

6.1. Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu.

6.2. Chính sách tỷ giá hối đoái.

6.3. Trợ cấp xuất khẩu.

6.4. Miễn thuế, giảm thuế và hoàn lại thuế.

7. Biện pháp về thể chế tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu.

III. Một số ý kiến đề xuất.

1. Nhà nước nên ổn định chích sách xuất nhập khẩu trong lâu dài.

2. Giảm bớt các cơ quan trung gian trong quản lý xuất nhập khẩu.

3. Quy định điều luật chống phá giá.

4. Thành lập trung tâm thông tin pháp luật quốc tế.

5. Nhà nước nên thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu Việt nam.

6. Thực hiện chính sách đa lãi suất.

7. Nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu.

8. Tổ chức bình chọn, khen thưởng đối với những mặt hàng chất lượng cao.

9. Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.

10. Tăng cường hoạt động của cơ quan thường vụ ở nước ngoài.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

 

doc56 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam từ nay đến năm 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; hầu hết các nước trong khu vực đã có quan hệ ngoại giao với Việt nam (trừ Saudi Arabi), một số nước đã có quan hệ kinh tế, thương mại, đã có ký kết hiệp định thương mại và thành lập uỷ ban hỗn hợp liên Chính phủ với Việt nam như Iraq, Libi, Ai cập... Các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam sang khu vực Trung Đông là gạo, chè đen. Để tăng kim ngạch xuất khẩu của ta trong những năm tới, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu là cần thiết. Trung Đông - một thị trường có sức tiêu thụ lớn, các công ty xuất khẩu của ta cần thâm nhập hơn nữa vào thị trường này. 4. Chính sách đầu tư trong và ngoài nước. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: "Cần huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng ...” Đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia. Trong những năm trước mắt khi mà nguồn vốn tích luỹ nội bộ còn hạn hẹp thì đầu tư nước ngoài chiếm vị trí quan trọng. Thông qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài chúng ta tranh thủ được vốn, kỹ thuật và công nghệ mới, mở rộng thị trường ngoài nước, tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến, trên cơ sở đó xây dựng những cơ sở kinh tế mới, hiện đại hoá cơ sở hiện có nhằm tạo việc làm cho người lao động, khai thác một phần những tiềm năng của đất nước để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu. Hoạt động đầu tư nước ngoài đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Hiện nay khu vực có đầu tư nước ngoài chiếm 100% sản lượng dầu thô, 44,8% sản lượng thép... Trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1996 phần đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 11% nếu tính cả xuất khẩu dầu thô thì tỷ lệ này nên đến 25%. Trong thời gian vừa qua, khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Đông Nam á làm cho môi trường đầu tư của họ xấu đi sẽ đưa đến kết quả là quá trình phân bố lại chu chuyển vốn đầu tư trong khu vực và làm chậm lại quá trình tự do hoá thương mại đầu tư và tiền tệ trong khu vực các nước ASEAN. Đó cũng chính là cơ hội để Việt nam có thể nhận thêm các nguồn đầu tư mới, tranh thủ thời gian hội nhập nhanh hơn vào khu vực. Nhà nước ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật đầu tư nước ngoài, tạo ra một “sân chơi” thông thoáng, hấp dẫn, bình đẳng, thuận lợi cho các bạn hàng quốc tế tham gia đầu tư liên doanh liên kết. 5. Đổi mới các công cụ và thể chế quản lý xuất khẩu. Nước nào cũng coi trọng việc xuất khẩu Chính phủ đã có nhiều chính sách thúc đẩy, tuy nhiên xuất khẩu là một công việc phức tạp gặp không ít khó khăn trong các lĩnh vực như: tài chính, giấy phép, kiểm soát, ngoại tệ và các chính sách của Chính phủ. Do vậy việc đổi mới chính sách và thể chế quản lý xuất khẩu là vấn đề mà chúng ta cần phải bàn đến. Việc quản lý xuất khẩu được thực hiện bằng quy chế quản lý ngoại tệ. Không phải lúc nào nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài dạng xuất khẩu như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu hoặc có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước. Để thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, Việt nam cần tiếp tục hoàn thiện và đổi mới các công cụ. 5.1. Thuế xuất khẩu. Nhà nước ta sử dụng chính sách thuế với tư cách là một công cụ quan trọng để khuyến khích xuất khẩu. Để khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, vừa qua Nhà nước ta đã áp dụng chính sách miễn giảm thuế, miễn thuế hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, áp dụng thuế xuất khẩu thấp đối với một số mặt hàng còn chịu thuế, sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Việt nam đã có những ưu đãi cần thiết cho nhà đầu tư chẳng hạn: Toàn bộ thiết bị đầu tư nhập khẩu để hình thành xí nghiệp, nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đều được miễn thuế nhập khẩu. Tuỳ theo từng dự án, các nhà đầu tư phải nộp thuế lợi tức 10%, 15%, 20% hoặc 25% (trừ dầu khí, vàng bạc, đá quý, thuế lợi tức có thể cao hơn). Các dự án đầu tư có thể được miễn giảm thuế lợi tức tối đa là miễn 4 năm và giảm 4 năm tiếp theo kể từ khi liên doanh có lãi. Các nhà đầu tư được phép chuyển lợi nhuận về nước hoặc sang nước thứ 3 và chịu mức thuế chuyển lợi nhuận 5%, 7% hoặc 10% tuỳ theo từng dự án. Trong trường hợp họ không chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt nam mà tái đầu tư ở Việt nam thì được hoàn lại toàn bộ thuế lợi tức cho số lợi nhuận tái đầu tư đó. Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, luật thuế giá trị gia tăng đã được thông qua và sẽ được áp dụng từ 1/1/1999 trong đó quy định mức thuế 0% đối với tất cả các hàng hoá xuất khẩu và các hàng hoá này còn được thoái trả thuế giá trị gia tăng ở các khâu trước. Đây thực sự là biện pháp tài chính khuyến khích xuất khẩu tích cực của Việt nam 5.2. Hạn ngạch xuất khẩu. Hàng năm bộ thương mại công bố danh mục các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch. Bên cạnh đó giảm dần các mặt hàng quản lý hạn ngạch kể cả xuất khẩu và nhập khẩu trừ các hạn ngạch đối với các mặt hàng có cam kết số lượng với nước ngoài mà Việt nam cần phải thực hiện. Việc dành hạn ngạch xuất khẩu để phân bố cho các địa phương, đơn vị sản xuất thông qua các bộ, ngành hàng như hiện nay vừa gây phiền hà cho cơ sở, vừa không phù hợp với kinh tế thị trường. Các địa phương, các đơn vị sản xuất cố giành cho được quota mặc dù thiếu vốn, không có thị trường, thiếu phương tiện kinh doanh, không có khả năng thực hiện. Điều đó tất yếu dẫn đến tình trạng mua bán quota vòng vèo. Do vậy cần hoàn thiện phương thức phân bố quota theo nguyên tắc “ Một cửa” chỉ phân cho các đơn vị đã có quyền xuất khẩu trực tiếp theo nhóm hàng xuất khẩu đem lại hiệu quả cao. Tiến tới phân bổ quota theo hình thức gọi thầu hoặc đấu giá với sự tham gia của các đơn vị sản xuất và đơn vị lưu thông có vốn và quan hệ thị trường. 5.3. Giấy phép xuất khẩu: Nếu hàng hoá thuộc diện quản lý bằng giấy phép thì các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải xin phép xuất khẩu tại cơ quan có thẩm quyền do pháp luật quy định. ở Việt nam các loại hàng hoá sau đây khi qua các cửa khẩu Việt nam đều phải có giấy phép xuất khẩu: Hàng xuất để thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Hàng xuất khẩu theo các dự án đầu tư chuyển giao công nghệ của nước ngoài. Hàng uỷ thác xuất khẩu Hàng dự hội trợ, triển lãm quảng cáo Giấy phép xuất khẩu chỉ cấp cho các tổ chức có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi hạn ngạch quy định cho mặt hàng đó. Đối với những mặt hàng không quản lý bằng hạn ngạch hoặc đăng ký tại Bộ thương mại không hạn chế số lượng hoặc giá trị. 5.4. Thủ tục hải quan - Xuất khẩu hàng hoá. Hàng xuất khẩu phải làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu theo các quy định chính thức về xuất khẩu hàng hoá và có khi theo yêu cầu của nước nhập hàng hoá. Việc làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hoá liên quan đến các biện pháp quản lý như: Hạn chế số lượng ( Giấy phép xuất khẩu ) Hạn chế ngoại tệ ( Giám sát ngoại hối ) Hạn chế tài chính ( Kiểm tra hải quan thuế ) Nhu cầu thống kê thương mại. Kiểm tra số lượng, chất lượng, kiểm tra vệ sinh y tế. Khi làm thủ tục hải quan thông thường phải kiểm tra tư cách pháp nhân của doanh nghiệp cũng như kiểm tra các chứng từ có hợp lệ và đúng quy định không. 5.5. Quản lý ngoại tệ. Đa số các nước đang phát triển đều quy định cho các nhà xuất khẩu phải chuyển khoản ngoại tệ thu được vào ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ. Nhưng cũng có nhiều nước cho phép dùng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu để nhập khẩu hàng hoá cần thiết. ở Việt nam, nhà nước cấm gửi ngoại tệ thu được do xuất khẩu vào các ngân hàng ở nước ngoài. 5.6. Tỉ giá hối đoái. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu và đương nhiên nó ảnh hưởng đến việc khuyến khích xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái liên quan chặt chẽ đến quản lý kinh tế vĩ mô. Vì vậy chính sách tỷ giá hối đoái luôn được xem xét trong bối cảnh của chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Vấn đề là cần phải có chính sách về tỷ giá hối đoái linh hoạt đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thị trường trong và ngoài nước. Bởi vì tỷ giá hối đoái có thể làm cho những cố gắng trong sản xuất để xuất khẩu tăng thêm phần lớn giá trị hoặc hoàn toàn uổng công. Một chính sách về tỷ giá linh hoạt là một chính sách luôn giữ cho kim ngạch xuất khẩu có thể cân bằng với kim ngạch nhập khẩu trong mọi biến động giá cả ở thị trường nội địa và thị trường thế giới. Không nên để tỷ giá đồng tiền Việt nam và đồng tiền nước ngoài chênh lệch quá xa so với tỷ giá trên thị trường. 6. Chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi phải có một khuôn khổ tổ chức có hiệu quả để giải quyết các lĩnh vực như: thu thập thông tin, phân phối thông tin và tiếp thị... Những hình thức hỗ trợ xuất khẩu bao gồm việc thành lập các tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu, giúp đỡ cho việc tiếp thị xuất khẩu và hỗ trợ cho các công ty thương mại. ở Việt nam nên có tổ chức xúc tiến thương mại của các nước tại Việt nam với mục tiêu: đẩy mạnh đầu tư nước ngoài vào Việt nam và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm của Việt nam ra nước ngoài các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu, tập trung đưa ra các giải pháp để tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu có các điều kiện dễ dàng như: Hỗ trợ ngoại tệ cho các công ty nhập khẩu thông qua các hình thức cho vay với lãi xuất ưu đãi. Cấp các thủ tục đặc biệt. Đầu tư vào một số công ty mậu dịch quốc tế. Tổ chức trao đổi giữa các nhà hoạch định chính sách với các nhà xuất khẩu để thống nhất mục tiêu xuất khẩu. Ngân hàng Nhà nước Việt nam cần trợ cấp về mặt tài chính cho các đơn vị, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu nhằm thực hiện tốt, nhanh chóng kế hoạch và mục tiêu của đơn vị dưới hình thức cho vay với lãi xuất ưu đãi. Đặc biệt trợ cấp đối với các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực, các cơ sơ sản xuất hàng xuất khẩu gặp khó khăn nhưng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đó mang lại nhiều ngoại tệ và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho đất nước. 7. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Việc đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng để nhanh chóng tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và các nhà kinh doanh giỏi, thành thạo và linh hoạt thích ứng với nền kinh tế thị trường là một nhân tố rất quan trọng cho sự nghiệp đổi mới kinh tế và thay đổi cơ cấu xuất khẩu. Trong hoạt động kinh doanh buôn bán với nước ngoài, cơ chế kinh doanh, phương pháp kinh doanh của các đơn vị kinh tế của ta không thể thoát ly khỏi thông lệ quốc tế, trái lại phải phù hợp và tuân thủ với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề đào tạo cán bộ về luật thương mại quốc tế, về cách làm ăn với nước ngoài, về tiếp thị thị trường, bạn hàng... cần được giải quyết trong các năm tới. 8. Tham gia các tổ chức kinh tế thế giới. Trên thị trường thế giới đang diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa hai xu hướng tự do hoá thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch. Trong điều kiện đó tham gia các tổ chức quốc tế có vai trò như một giải pháp trung hoà để tạo nên các khu vực thị trường tự do cho các thành viên. Liên kết kinh tế quốc tế nhằm thưc hiện điều chỉnh có ý thức và phối hợp các chương trình phát triển kinh tế với những thoả thuận có đi có lại của các thành viên. Nó là bước quá độ trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hoá. Thông qua việc phối hợp các chương trình phát triển mà khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi bên, tạo nên một cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu có hiệu quả cao, thúc đẩy mở rộng trao đổi mậu dich quốc tế cũng như kích thích đầu tư quốc tế và các hoạt động khác giữa các thành viên. Vì vậy, Việt nam cần phải tích cực tham gia các tổ chức kinh tế ở khu vực và trên thế giới. Việt nam đang là thành viên của ASEAN thì cần phải phát huy và nâng cao hơn nữa địa vị và vai trò của mình. Việt nam tham gia và cam kết thực hiện tốt các vấn đề với AFTA, tiến tới ra nhập Apec (tháng 11/1998 Việt nam sẽ ra nhập Apec) và tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO. Chương iii tình hình xuất khẩu của việt nam trong thời gian qua Trước hết phải thấy rằng việc chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường đã tạo cơ sở cho nền kinh tế Việt Nam có thể hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới. Thông qua việc phân tích đánh giá kinh nghiệm phát triển của các nước đi trước nhất là các mô hình kinh tế hướng vào xuất khẩu thành công ở một số nước Châu á. Chính phủ Việt Nam hiểu rõ ý nghĩa của việc thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Từ năm 1989 cùng với việc thực hiện chuyển đổi sang chính sách kinh tế mở kết hợp với việc khai thác và sử dụng nguồn tiềm năng sẵn có trong nước và quốc tế, đến nay hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng đã có nhiều sự thay đổi căn bản và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Trong đó phải kể đến sự thay đổi trong cơ cấu và thị trường của hoạt động xuất khẩu. Nhờ vậy mà hàng năm kim ngạch xuất khẩu của nước ta với tốc độ cao. Thật vậy, để hiểu rõ về vấn đề này và để đưa ra được chiến lược tổng thể cùng các chính sách, biện pháp đồng bộ thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, chúng ta lần lượt phân tích những nội dung chính của nó. i. tình hình xuất khẩu của việt nam từ 1986 đến nay 1. Tốc độ và cơ cấu hàng xuất khẩu. Có thể nói thông qua cơ cấu ngành hàng xuất khẩu người ta có thể đánh giá trình độ và tính hiệu quả của xuất khẩu. Tuỳ theo mỗi nước mà người ta phân hàng hoá xuất khẩu vào các ngành hàng theo mức độ chi tiết khác nhau. Nhìn chung, trong thời kỳ đổi mới kim nhạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh. Năm 1988, một năm sau khi thực hiện cơ chế chuyển sang kinh tế thị trường, khối lượng xuất khẩu tăng 80% so với năm 1987. Bắt đầu từ đó, Việt Nam duy trì mức tăng xuất khẩu bình quân hơn 20% một năm. Hoạt động nhập khẩu trong 10 năm qua (1986-1996) cũng đi theo một xu hướng tương tự: gia tăng đều đặn nhưng tốc độ chậm hơn tăng trưởng xuất khẩu. Ta có bảng sau: Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của việt nam qua những năm đổi mới 1986-1998 Đơn vị tính:triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 1986 789 2155 2944 1987 854 2455 3309 1988 1038 2756 3794 1989 1946 2566 4512 1990 2402 2752 5154 1991 2087 2388 4475 1992 2581 2641 5125 1993 2985 3924 6904 1994 3600 4500 8100 1995 5300 6500 11.800 1996 7255 11.144 18.399 1997(ước) 8700 11.100 19.800 1998(KH) 11.000 13.200 24.200 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 1995-1996 và 1996-1997. Bộ Kế hoạch & đầu tư. Từ số liệu cho chúng ta thấy kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1991-1995 tăng gấp 2 - 3 lần so với thời kỳ 1986 - 1990. Trong đó xuất khẩu tăng 3 lần, nhập khẩu tăng xấp xỉ 2 lần. Trong 5 năm 1991 - 1995 tốc độ tăng xuất khẩu bình quân là 20% năm, nhập khẩu tăng 22% năm. Kim ngạch xuất khẩu tính theo bình quân đầu người tăng đều qua các năm (năm 1991 là 30USD/người/năm, năm 1995 là 73USD/người /năm, năm 1996 từ 90 - 100 USD/người/ năm). Tốc độ xuất khẩu tăng nhanh vượt xa tốc độ tăng GDP. Thời kỳ 1991 - 1995 tốc độ tăng xuất khẩu gần gấp 3 lần tốc độ tăng GDP. Trong 5 năm 1991-1995 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 17 tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch (kế hoạch là 12-15 tỷ USD). Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có những thay đổi tích cực. Nhóm hàng xuất khẩu nguyên liệu thô giảm từ 92% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1991 xuống còn 72% năm 1995 và nhóm hàng xuất khẩu qua chế biến tăng từ 8,5% năm 1991 lên 25% năm 1995. Kim ngạch xuất khẩu 2 năm 1996-1997 đạt 16,25 tỷ USD, tăng bình quân 28,4%/năm, trong đó hàng nông, lâm, thuỷ sản đạt 6.76 tỷ USD, hàng công nghiệp nhẹ đạt 5,65tỷ USD, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 3,9 tỷ USD. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng khá như dầu thô, than đá, hàng dệt may, giầy dép, gạo, chè, cà phê, cao su... Xuất khẩu bình quân đầu người đạt 117 USD. Chênh lệch xuất nhập khẩu từng bước khép lại. Năm 1996 mức nhập siêu chiếm 53,6% kim ngạch xuất khẩu và 16,6% GDP. Năm 1997 chỉ chiếm khoảng 27,8% kim ngạch xuất khẩu và 9,7% GDP. Ta có bảng sau: Bảng 2: cơ cấu xuất khẩu 1991-1997 Đơn vị tính:(%) Năm Sản phẩm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 10 tháng 1997 - Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 33.4 37.0 34.0 28.8 25.4 28.9 23.1 - Công nghiệp nhẹ và TTCN 14.4 13.5 17.6 23.1 28.4 28.9 32.8 - Hàng nông sản 30.1 32.1 30.8 31.6 32.0 29.8 - Hàng lâm sản 8.4 5.5 3.3 2.8 2.8 2.9 44.1 - Hàng thuỷ sản 13.7 11.9 14.3 13.7 11.4 9.6 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư 2. Ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua Đã nhiều năm các chuyên gia nghiên cứu kinh tế ví von Việt Nam xuất khẩu hàng hoá như anh bạn “hàng xén”. Xuất nhiều mặt hàng đi nước ngoài nhưng kim ngạch xuất khẩu mỗi ngành hàng đều rất nhỏ, trung bình là vài triệu USD. Có mặt hàng chỉ vài chục nghìn USD. Từ năm 1989 trở lại đây nổi bật lên có ngành hàng mang lại số ngoại tệ xuất khẩu lớn cho đất nước đó là gạo, cà phê, dầu thô và hải sản. Mỗi ngành hàng mang lại hàng trăm triệu đôla Mỹ. Đây là những thay đổi đáng kể góp phần to lớn cải thiện tình hình xuất khẩu những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ta có bảng sau: Bảng 3: một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của việt nam từ năm 1991-1998 Các năm Chỉ tiêu ĐVT 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 (ước) 1998 (KH) I. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu + Dầu thô triệu tấn 3.9 5.4 6.1 6.9 7.6 8.7 9.5 12.1 + Than đá triệu tấn 1.2 1.6 1.4 2.0 2.8 3.6 3.5 3.5 + Hàng may mặc triệu USD 116.8 190.2 238.8 475.6 850 1150 1300 1500 + Gạo nghìn tấn 1033 1946 1722 1893 1998 3003 3600 3500 + Cà phê nghìn tấn 93.5 116.2 122.7 176.4 248.1 239 355 380 + Cao su nghìn tấn 62.9 81.9 96.7 135.5 138.1 121 190 200 II. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu + Thép các loại không kể nhập phôi thép nghìn tấn 113 343 686 754 1116 848.5 850 500 + Xăng dầu các loại nghìn tấn 2572 3142 4091 4533 5003 5804 6200 7000 + Đường nghìn tấn 27.0 30.0 32.0 35.2 35.5 37.0 10.0 _ + Xi măng triệu tấn 0.007 0.04 0.13 0.52 0.96 1.35 0.8 0.2 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư. Để hiểu rõ về tình hình xuất khẩu 2 năm 1996-1997 và hiểu tỷ lệ % tăng của năm 1997 so với 1996, ta có bảng sau: Bảng 4: hoạt động xuất khẩu 2 năm 1996-1997 1996 1997 (ước tính) Năm 1997 so với năm 1996(%) xuất khẩu(triệu usd) 7255.8 8850.0 122.0 - Trong đó:Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu trực tiếp(triệu USD) 786.0 1500.0 190.8 - Mặt hàng chủ yếu + Lạc nhân (1000 tấn) 127.0 84.0 66.1 + Cao su (1000 tấn) 194.0 197.0 101.5 + Cà phê (1000 tấn) 283.0 404.0 142.8 + Chè (tấn) 20755.0 31500.0 151.8 + Gạo (1000 tấn) 3003.0 3550.0 118.2 + Dầu thô (1000 tấn) 8705.0 9650.0 110.9 + Than đá (1000 tấn) 3647.0 3500.0 96.0 + Hàng hải sản (triệu USD) 651.0 760.0 116.7 + Hàng dệt, may(triệu USD) 1150.0 1300.0 113.0 + Giày dép các loại (tr USD) 530.0 955.0 180.2 Nguồn: Tạp chí con số & sự kiện số 1 + 2/98 Qua bảng trên ta thấy: nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta năm 1997 đều tăng so với 1996. Bước sang năm 1998, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ lan rộng toàn khu vực, giá cả thị trường thị trường thế giới giảm mạnh, thị trường xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng trong 5 tháng đầu năm 1998 chúng ta vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu 4,024 tỷ USD, bằng 36,58% kế hoạch năm và ước thực hiện 4,814 tỷ USD trong 6 tháng, bằng 43,76% kế hoạch năm, tăng 11,82% so với 6 tháng năm 1997. Trong khi nhập khẩu ước đạt 5,935 tỷ USD, chỉ bằng 2,36% so với 6 tháng năm 1997. Đây là mmột thành tích không nhỏ của nền kinh tế nước ta. Đạt được kết quả đáng mừng đó là do nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta đã tăng mạnh trong 6 tháng qua. Trước hết là mặt hàng gạo. Trong 6 tháng đầu năm, khối lượng gạo xuất khẩu đã đạt tới 2,7 triệu tấn, tăng tới 42,55% so với cùng kỳ năm 1997. Không những thế, giá gạo xuất khẩu cũng tăng bình quân 4,3 USD/tấn trong tháng đầu năm, đẫn đến tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục gần 700 triệu USD trong 5 tháng, dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Tiếp đến là mặt hàng dầu thô, xuất khẩu với khối lượng cũng đạt mức kỷ lục mới 5,56 triệu tấn, mang về cho đất nước khoảng 634 triệu USD, đứng hàng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đứng thứ ba là nhóm các mặt hàng dệt và may với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 556 triệu USD, tăng 9,02% so với 6 tháng năm 1997. Đứng thứ tư là nhóm ngành giày dép các loại với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 494,5 triệu USD, tăng 8,20% so với 6 tháng năm 1997. Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu khác là hàng điện tử và linh kiện, chè cũng có tốc độ tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, xuất khẩu thuỷ sản đã phục hồi nhanh chóng sau nhiều tháng sa sút do ảnh hưởng của cơn bão Linda khủng khiếp cuối năm1997, đạt 360 triệu USD tăng 2,26% so với cùng kỳ năm 1997. (Nguồn:Thời báo kinh tế Việt Nam số 57/1998) 3. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ quốc tế, đến nay nước ta đã có quan hệ buôn bán với 105 nước và khu vực (trong đó có 60 nước ký kết hiệp định thương mại), ký kết hiệp định khung với EU, gia nhập ASEAN, tham gia AFTA, chuẩn bị ra nhập APEC (tháng 11/1998 Việt Nam sẽ ra nhập), chuẩn bị ra nhập WTO và đang đàm phán ký kết hiệp định thương mại với Mỹ. Sự phát triển đó về mặt đối ngoại đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, từng bước phát triển cơ cấu xuất khẩu, thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta được mở rộng. Thị trường xuất khẩu trong thời kỳ 1991-1995 được mở rộng nhanh, trong đó khu vực Châu á - Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng 80%, Châu Phi - Tây Nam á chiếm 3%, Châu Mỹ chiếm 2%. Mười nước bạn hàng lớn nhất của Việt nam là Nhật Bản chiếm 28,5% kim ngạch xuất khẩu; Singapore 14,6%; Trung Quốc 7,4%; Đài Loan 5,4%; HồngKông 4,9%; Cộng Hoà liên bang Đức 4,6%; Pháp 3,2%; Thái Lan 2,9%; Liên bang Nga 2,2%; Hàn Quốc 2,2%. Tuy nhiên Châu á vẫn là một thị trường thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm1997, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó ASEAN chiếm trên 20%, Singapore là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở khu vực, chếm tới 2/3 kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN và kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN). Đối với thị trường EU: Việt Nam và EU thiết lập quan hệ ngoại giao cuối năm 1990. Trong những năm qua, quan hệ giữa hai bên có những bước phát triển liên tục. Năm 1992, hai bên ký hiệp định dệt may có hiệu lực cho giai đoạn 1993-1997. Nhờ hiệp định này hàng dệt may của Việt nam xuất khẩu vào EU tăng mạnh và trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba của cả nước. Tháng 11/1997, hiệp định dệt may mới cho giai đoạn 1998-2000 đã được ký kết cho phép tăng thêm 30% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU so với hiệp định trước. Quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và EU tăng nhanh, từ 300 triệu USD năm1990 lên 2,4 tỷ USD năm 1995; 2,72 tỷ năm 1996 và 3,46 tỷ năm 1997 (Số liệu lấy từ Tạp chí Thương mại 6/1998). Hiện nay EU đã dành cho Việt Nam qui chế tối huệ quốc (MFN), đồng thời nhiều mặt hàng của việt nam xuất khẩu vào EU được hưởng thuế quan ưu đãi là 0% theo chế độ ưu đãi phổ cập (GSP). Đó là những thuận lợi giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào EU. Tuy Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ nhưng Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và chưa ký hiệp định thương mại với Mỹ, nên thị trường Châu Mỹ là thị trường chúng ta cần hướng tới. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, giá trị hàng xuất khẩu của nước ta sang Mỹ nửa đầu năm1997 đạt khoảng 220 triệu USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 1996. Hiện nay nước ta có 7 mặt hàng lớn bán sang Mỹ, đó là cà phê, dầu thô, giày dép, đồ da, hải sản, dệt may rau quả và gạo. Tỷ trọng của những mặt hàng này năm 1996 chiếm tới 92.84% tổng giá trị hàng Việt Nam xuất sang Mỹ. Năm 1996 mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trị giá gần 34 triệu USD. Nhưng chỉ chiếm khoảng 0,42% giá trị thuỷ sản Mỹ nhập khẩu từ các nước (số liệu được lấy từ: Tạp chí Con số & sự kiện số 12/1997). Cùng với những mặt hàng xuất khẩu trên, bắt đầu từ năm 1996 dầu thô và than đá của nước ta cũng được xuất sang Mỹ. Riêng dầu thô năm 1996 trị giá trên 80 triệu USD. Trong năm tập đoàn công nghiệp dầu khí hàng đầu thế giới đang tham gia hợp tác thăm dò và khai thác dầu mỏ ở nước ta hiện nay có hai tập đoàn Mỹ là Mobil và Exxon. Việc xuất khẩu dầu thô và than đá đã góp phần tạo ra ngoại tệ để Việt Nam có điều kiện cân đối ngoại tệ. Năm 1996, Mỹ đã chi gần 6 triệu USD để mua gạo Việt Nam, tăng 33% so với năm 1994. Số gạo nhập khẩu này Mỹ dùng để tái xuất sang các nước khác. Gạo Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ phải chịu mức thuế 0,055 USD/kg, cao hơn 2 lần mức thuế tối huệ quốc. Đó cũng chính là khó khăn của Việt Nam khi mà Việt Nam và Mỹ chưa ký kết được hiệp định thương mại chung giữa hai bên. Một mặt hàng nữa đang có nhiều hứa hẹn trong việc thâm nhập vào thị trường Mỹ là rau quả. Năm 1994 giá trị mặt hàng này mới chưa đầy nửa triệu USD nhưng đến năm 1996 đã tăng lên 7,6 triệu USD.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV166.doc
Tài liệu liên quan