Đề tài Chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong xu hướng mở rộng thị trường của tổng công ty chè Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING - MIX VÀ XÚC TIẾN HỖN HỢP 3

1. Khái niệm về Marketing 3

2. Khái niệm về Marketing - Mix 3

3. Các bộ phận của Marketing - Mix 4

4. Một số dạng chủ yếu của xúc tiến hỗn hợp 7

 

CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG CỦA CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖN HỢP TRONG XU HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 16

1. Giới thiệu khái quát về Công ty 16

2. Tầm quan trọng của Marketing - Mix và xúc tiến hỗn hợp trong xu hướng mở rộng thị trường tiêu thụ của Tổng Công ty Chè Việt Nam 17

3. Tình hình vận dụng Marketing - Mix của Công ty trong hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ 18

4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp của Công ty trong việc thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ 20

5. Một số nhân tố ảnh hưởng tới Công ty trong việc thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ 24

6. Kết quả đạt được của Tổng Công ty chè Việt Nam 26

 

CHƯƠNG III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 28

1. Dựa vào nguồn lực của Công ty 28

2. Tổng Công ty đưa ra những chiến lược hướng vào người tiêu dùng 29

3. Tổng Công ty cũng cố gắng nắm bắt những cơ hội và những chính sách khuyến khích của chính phủ 29

4. Các mục tiêu trước mặt đặt ra cho Tổng Công ty chè 30

Lời kết

Tài liệu tham khảo 31

Mục lục 32

 

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong xu hướng mở rộng thị trường của tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bán lẻ mới. Lựa chọn công cụ kích thích tiêu thụ : có rất nhiều công cụ kích thích tiêu thụ, vì vậy người lập kế hoạch khuyến mãi cần phải lựa chọn công cụ kích thích sao cho phù hợp với từng khách hàng, từng loại thị trường cụ thể. Có 2 nhóm công cụ chủ yếu : Nhóm công cụ kích thích người tiêu dùng thường là những phiếu cắt giảm giá, quảng cáo tính năng, phiếu thưởng của người bán lẻ, quà tặng, phần thưởng cho khách hàng thường xuyên, bảo hành … Nhóm công cụ kích thích hoạt động của các trung gian như : chiết giá, bớt tiền, thêm hàng hoá … Ngoài ra công ty có thể tham gia những hội nghị khách hàng, hội chợ, triển lãm thương mại để tăng số lượng người biết đến sản phẩm của công ty cũng như tạo ra uy tín cho sản phẩm của mình. Sau khi đã lựa chọn được công cụ kích thích tiêu thụ thì người làm Marketing phải soạn thảo, thực hiện và đánh giá chương trình kích thích tiêu thụ. Tuỳ thuộc vào cường độ kích thích, các điều kiện tham gia, các phương tiện phân phát, thời gian cũng như lịch và ngân sách công ty có thể có cho đợt khuyến mại mà người lập kế hoạch xây dựng một chương trình khuyến mại cho phù hợp Sau đó những người làm Marketing phải thử nghiệm chương trình trước khi đưa ra thực hiện để tránh được những sai sót không đáng có. Cuối cùng khi đã thực hiện song chương trình khuyến mại phải đánh giá xem chương trình kích thích tiêu thụ đó đạt được kết quả như thế nào bằng cách định lượng hiệu quả kích thích tiêu thụ : đánh giá thị phần của nhãn hiệu trong các thời kỳ trước khuyến mãi, thời kỳ khuyến mãi, thời kỳ sau khuyến mãi và thời kỳ lâu dài sau khuyến mãi. 4. 4 Quan hệ công chúng và tuyên truyền. Tuyên truyền là việc sử dụng những phương tiện thông tin đại chúng truyền tin không mất tiền về hàng hoá và dịch vụ và về chính doanh nghiệp tới các khách hàng hiện tại và tiềm năng nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Công chúng lại được hiểu là nhóm người có quan tâm hay ảnh hưởng thực tế, tiềm ẩn đến khả năng công ty đạt được những mục tiêu của mình. Hoạt động tuyên truyền của công ty thực chất là quan hệ của công ty với công chúng. Quan hệ này có tốt thì mới giúp công ty tránh được những trở ngại do một số thônh tin xấu trong quá trình hoạt động của mình. Nội dung của tuyên truyền bao gồm : quan hệ với báo chí, tuyên truyền sản phẩm, truyền thông của công ty, vận động hành lang, tham mưu. Những nội dung này có rất nhiều đóng góp cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên nó không được các nhà quản lý đánh giá cao. Các quyết định chủ yếu cần được chú ý trong hoạt động tuyên truyền : Phải xác định các mục tiêu của tuyên truyền thường thì nó xuất phát từ mục tiêu Marketing của công ty, nhưng những mục tiêu của tuyên truyền được cụ thể hoá hơn như : tạo ra sự biết đến sản phẩm, tạo dựng sự tín nhiệm, giảm bớt chi phí khuyến mãi… Thiết kế thông điệp và lựa chọn công cụ cho tuyên truyền: thông điệp của tuyên truyền thường là những câu truyện lý thú về công ty, những sự kiện quan trọng. Mục đích là để thu hút sự chú ý của khách hàng đối với công ty. Để thực hiện tuyên truyền ta có thể sử dụng những công cụ như : tivi, đài, báo, tạp chí … Việc thực hiện hoạt động tuyên truyền thường diễn ra trong một thời gian dài. Vì vậy cần phải có những quan tâm đặc biệt, những kế hoạch chi tiết, cụ thể để thiết kế và lựa chọn các thông điệp. Xây dựng mối quan hệ cá nhân với những người biên tập để thông tin của công ty đảm bảo được đăng tải. Cuối cùng cũng nhưhai hoạt động trên người làm Marketing phải đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động tuyên truyền bằng các phương pháp : Đo lường số lượng thông tin xuất hiện trên phương tện truyền thông, sự thay đổi thái độ cũng như mức độ hiểu biết đầy đủ của khách hàng đối với mục tiêu của công ty, đóng góp của hoạt động này vào mức tiêu thụ và lợi nhuận. 4. 5 Bán hàng cá nhân. Đây là hoạt động đòi hỏi sự giao tiếp trực tiếp giữa người bán và khách hàng hiện tại và tiềm năng. Nó là một loại ảnh hưởng cá nhân và là một quá trình giao tiếp phức tạp. Hoạt động bán hàng được thực hiện bởi nhiều người trong doanh nghiệp như : người nhận đơn đặt hàng, người bán trực tiếp …Vì vậy lực lượng bán cần được tổ chức theo các bước sau : Xác định mục tiêu của lực lượng bán hàng phụ thuộc vào tính chất của thị trường mục tiêu mà công ty muốn có trên thị trường đó và lực lượng có những nhiệm vụ sau: Thăm dò tìm kiếm khách hàng mới, truyền đạt khéo léo những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty, thực hiện việc bán, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cố vấn về các vấn đề của họ, trợ giúp kỹ thuật, giao hàng, nghiên cứu và thu thập thông tin về thị trường, đánh giá tính chất của khách hàng và điều phối hàng hoá. Bán hàng trực tiếp là một nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo, khéo léo, linh hoạt của người bán. Có thể trong cùng một thị trường, cùng một sản phẩm của một công ty nhưng nhân viên bán hàng này lại bán được nhiều hàng hơn so với nhân viên khác, điều đó tuỳ thuộc vào xử lý của nhân viên bán hàng với khách hàng, tạo ra được sự tin tưởng với khách hàng. Tuy nhiên để nhân viên bán hàng thực hiện công việc đạt được kết quả cao thì không chỉ nhờ vào trực giác của người đó mà còn phụ thuộc vào việc nhân viên đó được huấn luyện như thế nào về phương pháp phân tích và cư xử với khách hàng họ hiểu và nắm vững về quá trình bán hàng. Quá trình bán hàng bao gồm các bước sau : Thăm dò và đánh giá : trong bước này người bán của công ty phải xác định khách hàng tiềm năng và phải xây dựng một danh sách khách hàng cho riêng mình. Tiếp cận sơ bộ : Nhân viên bán hàng cần tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công ty khách hàng triển vọng và những người mua của mình. Họ có thể tham khảo ý kiến từ những người quen biết và những người khác để biết thêm về công ty, khách hàng đó. Từ đó để cân nhắc bố trí thừi gian, địa điểm, cách tiếp cận khách hàng sao cho phù hợp nhất và xác định một chiến lược bán hàng chung cho những khách hàng đó. Tiếp xúc : Đây là giai đoạn đầu để tạo cho khách hàng một thái độ tốt đẹp đối với công ty, trong bước này nhân viên bán hàng phải biết cách tiếp xúc, chào mời người mua để có mối quan hệ tốt ban đầu. Đặc biệt trong lần tiếp cận này ngoại hình, trang phục cùng với những câu hỏi phù hợp là rất quan trọng. Sau khi đã tiếp cận được với khách hàng người bán cần giới thiệu và trình diễn sản phẩm của công ty mình cho người mua theo công thức AIDA ( tức là : thu hút sự chú ý, duy trì sự quan tâm, gợi lên sự mong muốn, và thúc đẩy hoạt động ). Trong giai đoạn này nhân viên bán hàng phải nhấn mạnh đến những ích lợi của khách hàng khỉ dụng sản phẩm như : giá hạ, tốn ít công … và họ cũng phải làm nổi bật lên những đặc tính của sản phẩm như :trọng lượng kích thước chất lượng … Xử lý những lời từ chối : Hầu hết khách hàng bao giờ cũng đưa ra những ý kiến phản đối. Phần lớn sự sự phản đối này là về mặt tâm lý hay lôgic. Vì vậy để xử lý những ý kiến phản đối này nhân viên bán hàng phải giữ một thái độ vui vẻ, đề nghị người mua giải đáp những ý kiến phản đối của chính mình để từ đó đi đến phủ nhận giá trị của ý kiến phản đối hay ý kiến phản đối thành lý do để mua hàng. Kết thúc thương vụ : Nhân viên bán hàng phải cố gắng kết thúc thương vụ và nhận ra tín hiệu từ đó người mua bao gồm những cử chỉ, nhận xét, lời nói và những câu hỏi. Họ có thể sử dụng những kỹ thuật để kết thhúc thương vụ như : đề nghị khách hàng đặt mua hàng, tóm tắt những điểm chính đã thoả thuận, đề nghị người mua chọn chi tiết như : màu sắc, kích cỡ … Bước thứ 7 của qúa trình bán hàng là tiếp tục theo dõi và duy trì : Trong bước này nhân viên bán hàng cần hoàn tất mọi chi tiết về thời gian giao hàng, điều kiện đặt mua hàng và những điiêù kiện khác nữa đồng thời nhân viên bán hàng cần phải có những biện pháp để giữ khách và để làm cho khách hàng hài lòng hơn sẽ tiếp tục quan hệ làm ăn với công ty. Nhưng để đật được hiệu quả cao cho quá trình bán hàng chúng ta còn phải quản lý quá trình này ra sao ? Quản trị bán hàng được hiểu là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra hoạt động bán hàng . Nó bao gồm việc thiết kế các mục tiêu cho nhân viên bán hàng, thiết kế chiến lược cho lực lượng bán, tuyển mộ, lựa chọn, huấn luyện, giám sát và đánh giá những người bán của công ty. Công ty phải lập chhiến lược cho lực lượng bán hàng theo những định hướng khác nhau như : bán hàng theo nhóm ngườ mua, theo hội nghị bán hàng, theo tiếp xúc cá nhân … chiến lược này được lập dựa trên mục tiêu của công ty. Ngoài ra người quản trị bán hàng còn phải quyết định về quy mô của lực lượng bán, rồi đưa ra những quyết định tuyển chọn và đào tạo lực lượng bán hàng, những biện pháp khuyến khích lực lượng bán hàng bằng chế độ thù lao và tiền thưởng. 4.6. Marketing trực tiếp. Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác của Marketing có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại đo được hay việc giao dịch tại bất kỳ địa điểm nào. Marketing trực tiếp thường sử dụng những công cụ chủ yếu như: catalog, thư trực tiếp, điện thoại, qua các kênh truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí và hiện nay việc thực hiện Marketing trực tiếp được thực hiện qua mạng internet rất nhiều. Đặc biệt trong thời gian gần đây Marketing trực tiếp được các doanh nghiệp, các công ty dịch vụ, những người bán lẻ sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên khi sử dụng Marketing trực tiếp cần phải chú ý đến một số quy định sau: Trước tiên người làm Marketing trực tiếp của công ty phải xác định được khách hàng mục tiêu của mình và đặc điểm của những khách hàng này về khả năng, mong muốn, thiết tha và sẵn sàng mua hàng. Và khi đã có được khách hàng triển vọng thì mục tiêu của người làm Marketing trực tiếp là phải làm cho khách hàng này mua hàng ngay tức thì. Những người làm Marketing trực tiếp cũng phải có một chiến lược chào hàng có hiệu quả. Mỗi phương tiện truyền thông lại có một quy tắc để đảm bấỏ dụng có hiệu quả. Vì vậy tuỳ theo phương tiện truyền thông sử dụng mà người làm Marketing trực tiếp thiết kế chiến lược chào hàng cho phù hợp. Kết thúc quá trình người làm Marketing trực tiếp phải tiến hành thử nghiệm các yếu tố của Marketing trực tiếp và đánh giá sự thành công của chiến dịch. Chương 2: Thực trạng của chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong xu hướng mở rộng thị trường của Tổng công ty chè Việt Nam. 1. Giới thiệu khái quát về công ty. Chè ở Việt Nam được trồng chủ yếu trên đất đồi núi ở nhiều tỉnh trung du và miền núi phía bắc như ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Báí, Hà Giang, …ở miền Trung là Hà Tĩnh và ở miền Nam là Lâm Đồng và Gia Lai dưới 2 hình thức chủ yếu là nông trường và hộ gia đình. Từ năm 1987 đến nay ngành chè đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Vào đầu năm 1987 ngành chè bắt đầu bước vào một giai đoạn mới với 3 mốc lớn và liên tục đó là : Thử nghiệm trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thành lập hàng loạt các xí nghiệp nông, công nghiệp, liên kết hoàn chỉnh các khâu sản xuất – chế biến – lưu thông. Năm 1989 ngành chè đi trước một bước trong họat động đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp : Thử nghiệm giao đất và tư liệu sản xuất cho người lao động. Đến năm 1991 thì ngành chè lại đứng trước những thách thức to lớn do biến động chính trị trên thị trường thế giới : Mất thị trường Liên Xô, thị phần giảm 60%. Ngành lại tiếp tục có những biện pháp tích cực để phục hồi. Mãi đến năm 1995 Tổng công ty chè mới được thành lập bao gồm 25 công ty trực thuộc như: Công ty chè Kim Anh, Sông Cầu, Mộc Châu, Mỹ Lâm, Sông Lô …cùng với nhiều giải pháp đúng đắn đã giúp cho ngành chè bước đầu vượt qua những khó khăn và đạt được một kết quả đáng khích lệ. Hiện nay Tổng công ty chè đang quản lý 28 cơ sở trong 72 cơ sở sản xuất và chế biến chè trong cả nước. Toàn ngành chè đã có 5 công ty cổ phần : Công ty Kim Anh (Hà Nội ), Công ty Nghĩa Lộ, Liên Sơn, Trần Phú (Yên Bái ) và Công ty chè Quân Chu (Thái Nguyên). Có 5 Liên doanh với nước ngoài như: Công ty chè Phú Thọ và Công ty chè Hạ Hoà liên doanh công ty Sipet (Bỉ), Công ty chè Phú Sơn, Thanh Niên và Tân Phú liên doanh với Irắc, 3 công ty chè liên kết : giữa công ty chè Sông Cầu, Mộc Châu liên kết với một công ty của Nhật Bản, Công ty chè Vân Sơn liên kết với một công ty của Đài Loan. Về sản phẩm ngoài những sản phẩm truyền thống của công ty như chè đen, chè xanh. Công ty có các sản phẩm mới chè đặc sản Shan Tuyết, chè Dược thảo, chè ướp hương hoa quả … những sản phẩm này ngày càng được nâng cao về chất lượng, với bao bì, mẫu mã phong phú. Nói chung các công ty thuộc Tổng công ty chè đang có nhiều cơ hội chuyển mình và ngày càng phát triển. Tổng công ty chè Việt Nam cùng với một số cơ sở chế biến khác đang dần đưa ngành chè trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nước và vươn lên đứng thứ 8 trong số 32 nước xuất khẩu chè nhiều nhất trên thế giới. 2. Tầm quan trọng của Marketing–mix và xúc tiến hỗn hợp trong xu hướng mở rộng thị trường tiêu thụ của Tổng công ty chè Việt Nam. Trong khi thị trường cà phê trên thế giới và Việt nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng. Giá cà phê liên tục giảm đãlàm cho ngành sản xuất và chế biến cà phê gặp phải rất nhiều khó khăn. Những hộ gia đình, nông trường trồng cà phê đã phải phá đi hàng nghìn ha cà phê để thay vào đó những cây trồng mới có lợi ích kinh tế cao hơn thì cây chè ở Việt nam dù có một số trở ngại vẫn đang tiếp tục vươn lên và trở thành một cây trồng quan trọng trong chính sách xoá đói giảm nghèo của chính phủ cho người nông dân và dân tộc thiểu số ở vùng núi, trung du. Tuy nhiên năm 2001 thị trường thế giới có nhiều biến động mạnh về kinh tế, chính trị dẫn đến giá cả sụt giảm đáng kể làm cho ngành chè trong nước có nguy cơ lâm vào cuộc khủng hoảng thừa. Giải pháp đặt ra cho ngành chè là phải có chính sách đúng đắn để duy trì và phát triển ngành chè trong những năm tới : Trong nước các doanh nghiệp chè tiếp tục giữ vững giá mua cho nông dân chính vụ từ 1900 – 2200đồng / 1kg chè búp tươi. Các liên doanh tiếp tục làm ăn có hiệu quả, chất lượng cao, giá bán xuất khẩu cao. Nhiều doanh nghiệp còn tiếp tục giảm chi phí, giá thành, chi phí vận chuyển, tích cực đầu tư theo chiều sâu để tăng cả năng suất, sản lượng và chất lượng. Đặc biệt vấn đề chất lượng luôn được Tổng công ty đặt lên hàng đầu và để đáp ứng được yêu cầu này công ty đã đưa công nghệ sinh học vào vườn chè, phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn, trang bị kiến thức cho người trồng chè và đổi mới công nghệ chế biến chè với những thiết bị đồng bộ và tiên tiến. Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đặt chất lượng của sản phẩm lên tiêu chuẩn hàng đầu để thoả mãn được đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Các công ty thuộc tổng công ty chè Việt Nam cũng luôn chú trọng đến việc phát triển sản phẩm mới với nhiều loại sản phẩm mới lạ và chất lượng cao, với bao bì mẫu mã đẹp. Các công tác dịch vụ, xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm và tiếp thị … cũng là một trong những vấn đề lớn đang đặt ra cho Tổng công ty và đòi hỏi phải giải quyết sao cho cóhiệu quả để công ty có thể tiếp cận, tìm kiếm và mở rộng sang các thị trường mới. 3. Tình hình vận dụng Marketing–mix của công ty trong hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngay từ khi mới thành lập Tổng công ty chè Việt Nam đã đưa ra hàng loạt những chính sách đúng đắn để đưa ngành chè phát triển. Trong đó có sự đóng góp khá lớn của chiến lược Marketing–mix. Ngoài việc nâng cao tổ chức lại bộ máy của Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên. Huy động nguồn vốn và ứng vốn kịp thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thì Tổng công ty chú ý nhiều đến công tác thị trường, sản phẩm và xúc tiến thương mại như: Tổ chức lại thị trường trong nước, phục hồi lại thị trường Irắc và Trung đông xúc tiến buôn bán với Đài Loan, Nga … từng bước thâm nhập thị trường mới. Đầu tư qua giá, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và nông dân. Tăng cường quản lý kinh doanh đa dạng, kiểm soátchặt chẽ chất lượng. Cơ cấu linh hoạt, cải tiến sản phẩm mẫu mã. Xúc tiến kêu gọi đầu tư nước ngoài, thành lập các liên doanh, mở rộng hình thức hợp tác kinh tế nhằm tăng cường vốn, đổi mới công nghệ, đưa giống mới và tiến bộ khoa học vào sản xuất và tìm thị trường xuất khẩu. Gắn kế hoạch với thị trường, chi tiết hoá từng khâu sản xuất kinh doanh. Tổng công ty chè Việt Nam luôn giữ được chữ tín với khách hàng thông qua việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, có nhiều chính sách chăm sóc khách hàng, hạ giá thành sản phẩm. Tổng công ty cũng đầu tư vào việc nâng cấp trang thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm, và sản xuất một số loại chè mới vừa có chất lượng cao, lại vừa tiện dụng như : Chè hoà tan, chè xanh túi ướp hương hoa, quả …để phục vụ chonhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng. Đó mới chỉ là một số giải pháp Tổng công ty chè đưa ra để từng bước thúc đẩy sự phát triển của ngành chè. Trong những năm qua trong quá trình hoạt động của mình tổng công ty chè Việt Nam đã và đang có những bước tiến vững chắc nhưng việc thúc đẩy để mở rộng thị trường tiêu thụ vẫn được Tổng công ty đặt lên hàng đầu. Vì vậy Tổng công ty khuyến khích đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quan hệ, trao đổi với các đối tác nước ngoài ; mở rộng quy mô và năng lực thị trường, tập trung vào các thị trường lớn, tranh thủ các thị trường nhỏ, kế hoạch mở rộng quyền kinh doanh và quyền phân phối của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp chè Việt nam trên thị trường. Coi đó là xu thế để từng bước hội nhập thị trường thế giới trong những năm tới. Tổng công ty chè tiền hành tổ chức công ty thương mại trên các thị trường chính, tổ chức trung tâm xúc tiến thương mại và đánh gía chất lượng chè Việt Nam. Thành lập Hiệp hội chè Việt Nam và Hiệp hội chè cùng với Tổng công ty chè Việt Nam tập trung làm đàu mối xử lý thông tin thị trường, tổ chức cho các doanh nghiệp chè tham gia công tác thị trường làm đầu mối để các tổ chức xuất khẩu. trong nước thực hiện xúc tiến thương mại, ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Tiếp tục tìm kiếm và tiếp cận mở rộng thị trường mới, ổn định đa dạng hoá sản phẩm, bao bì mẫu mã kích thích tiêu dùng nhiều hơn. Tất cả các giải pháp này đều nhằm mục tiêu và vai trò chính là gia tăng quy mô sản xuất và xuất khẩu. Đẩy mạnh việc mở rộng thị trường trong nước và xâm nhập thị trường mới. Dựa trên cơ sở tăng năng suất và những tiến bộ về chất lượng tiến tới đưa Việt Nam lên hàng thứ 8 trong các nước sản xuất và xuất khẩu chè. 4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp của công ty trong xiệc thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ. Quảng cáo là một trong những công cụ không thể thiếu của bất kỳ một công ty nào trong kinh doanh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay đã có một chương trình dành riêng cho quảng cáo . Các quảng cáo xe ôtô, xe máy, bia, tivi, dầu ăn …qua các chương trình quảng cáo đó người tiêu dùng quen thuộc dần với tên chè Kim Anh với hương vị của hoa sen thơm dịu mà trà sen của công ty chè Thái Nguyên, với những sản phẩm đặc sản như chè Shan tuyết (Hà Giang ), chè Lục ( Yên Bái )…chúng ta cũng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày những tên đã trở thành quen thuộc như: chè Kim Anh, chè Tân Cương Thái Nguyên, chè Lâm Đồng với những thông điệp quảng cáo như: “ Hương vị tự nhiên chỉ có ở chè Kim Anh thức uống cho mọi nhà” hay “ Hương vị sen thơm dịu, thanh mát của chè sen Bắc Sơn”, thường xuất hiện trên đài, tivi…Đã phần nào làm cho người tiêu dùng hiểu và tin tưởng hơn vào sản phẩm của công ty chè Việt Nam. Hoặc ngay trên những đường phố Hà Nội bạn cũng có thể bắt gặp những cửa hàng bán lẻ chè với những biển : chè đặc sản Thái Nguyên, chè Shan Tuyết … khi vào cửa hàng này bạn có thể mua được sản phẩm chè với giá hợp với túi tiền của người dân Việt Nam giá khoảng 30000 đồng /1kg, 40000 đồng /1kg, 100000 đồng /1kg. Nhưng chất lượng cũng rất tốt hoặc bạn cũng có thể mua nhứng sản phẩm chè của công ty Kim Anh với rất nhiều loại : chè túi lộc, chè hoà tan …hay sản phẩm chè đen, chè xanh của công ty chè Thái Nguyên ngay trong các đại lý bán lẻ. Tuy nhiên về quảng cáo của công ty chè nói chungvẫn còn rất yếu, các thông điệp quảng cáo đã xuất hiện nhưng chưa thường xuyên, tần xuất xuất hiện chưa nhiều. Vì vậy hiệh quả quảng cáo mang lại cho công ty là chưa cao. Ngay cả vấn đề bán hàng cá nhân và quản trị bán hàng của công ty cũng chưa được chú ý đúng mức. Mặc dù Tổng công ty và cả các công ty thuộc Tổng công ty đã cử nhiều nhân viên sang thị trường các nước để tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới. Sản phẩm của công ty cũng có mặt nhiều trong các siêu thị, các đại lý bán lẻ song công tác tiếp thị của Tổng công ty là vẫn còn yếu và cần được đẩy mạnh. Trong 4 công cụ (yếu tố ) của xúc tiến hỗn hợp thì tuyên truyền là yếu tố được công ty sử dụng nhiều nhất. Thể hiện qua các công tác sau: Hiệp hội chè Việt Nam thuộc Tổng công ty chè là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. Hiệp hội đã và đang tích cực hơn nữa đẩy mạnh công tác tiếp thị, giới thiệu chè, khuyến khích người tiêu dùng dùng thử. Hiệp hội chè còn thực hiện các hoạt động về dịch vụ như chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, đấu giá, đào tạo cán bộ và nhân viên trong khâu sản xuất và mở rộng thị trường, khong những vậy hiệp hội chè còn đẩy mạnh tuyên truyền bằng cách triển khai các hoạt động về văn hoá quảng bá “Trà Việt Nam “, tổ chức lễ hội, triển lãm, hội chợ về trà, các hoạt động văn hoá thúc đẩy kinh doanh. Cuối năm 1999 một tuần lễ văn hoá trà lần đầu tiên được tổ chức hoành tráng tại Hà Nội đã được sự ủng hộ của nhà nước, các bạn bè quốc tế và đông đảo quần chúng. Qua tuần lễ văn hoá này người làm chè thấy được sự gắn bó của nhân dân ta đối với sản phẩm chè truyền thống. Cuối năm 2001 giáp tết Nhâm Ngọ để đạt được sự tuyên truyền sâu rộng hơn, cùng với việc giới thiệu các sản phẩm mới Tổng công ty chè lại tổ chức “ Đêm hội trà hoa”. Trong đêm hội này ngoài việc được xem các tiết mục văn hoá, văn nghệ những khách mời còn được thưởng thức những loại trà ngon, thưởng thức những loại thực phẩm, bánh kẹo được chế biến từ sản phẩm chè. Họ cũng được nhân viên của công ty giới thiệu về những sản phẩm mới. Đêm hội trà hoa đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với những ai đã đến đêm hội. Các công ty trực thuộc tổng công ty chè Việt Nam cũng tích cực tham gia những hội chợ triển lãm như : Hội chợ hàng chất lượng cao … và sản phẩm của công ty đã đạt được nhiều giải thưởng dành cho những sản phẩm đạt chất lượng cao. Cùng với các hoạt động về văn hoá Hiệp hội chè phối hợp cùng với các công ty sản xuất để tổ chức và xây dựng mạng lưới thônh tin toàn ngành và quốc tế, báo chí, truyền bá tri thức khoa học, công nghệ, quản lý. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm được những thông tin về sản phẩm chè trên các mạng internet. Tổng công ty chè Việt Nam phối hợp cùng với Hiệp hội chè tổ chức một trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm chè đặc cấp (hình thức một tổng đại lý chè trên toàn quốc ), tổ chức những câu lạc bộ văn hoá trà với các hội viên phân bố ở 10 chi hội và 21 tỉnh có chè trong cả nước : điển hình là công ty Cát Thịnh một công ty sản xuất, trưng bày và bán các loại chè ngon nhất trong và ngoài nước, một thành viên của Hiệp hội chè nằm trên đường Võ Thị Sáu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hiệp hội cũng chuẩn bị kế hoạch tổ chức các hội chợ chè, phối hợp với EU về tiêu chuẩn hoá sản phẩm, xây dựng một đội ngũ tiếp thị chuyên viên giỏi về thị trường, tổ chức khuyếch trương sản phẩm chè Việt Nam, phối hợp mở thêm nhiều đại lý, các trung tâm buôn bán ở trong cả nước và các khu vực. Hiệp hội chè Việt Nam trong những ngày đầu xuân năm 2002 vừa qua đã cho ra mắt bạn đọc tạp chí “Người làm chè”. Qua tạp chí bạn đọc gần xa sẽ hiểu thêm về công tác sản xuất, văn hoá trà của người Việt và biết thêm những thông tin về những sản phẩm mới. Nói chung công tác tuyên truyền cho sản phẩm của Tổng công ty chè luôn được chú trọng và người tiêu dùng không chỉ biết đến sản phẩm chè qua các loại chè hoà tan, chè xanh, chè Shan Tuyết … mà họ còn được biết tới công dụng của chè qua các sản phẩm khác được làm từ chè mà gần đây nhất là sản phẩm P/S Chè Xanh của Hãng kem đánh răng P/S mới được tung ra thị trường nhưng đã chiếm đươc sự yêu thích của đông đảo công chúng. Điều này đã giúp cho người tiêu dùng nhận ra ở chè những công dụng mới, ngoài những công dụng trước đây như uống chè sẽ giúp tránh được bệnh ung thư, bệnh ngoài da, và một số bệnh đường ruột…thì nay những hợp chất có trong chè kết hợp cùng với can xi và flour lại chống được sâu răng. Ngoài công tác tuyên truyền thì sản phẩm chè của công ty đang ngày càng trở lên đa dạng với rất nhiều loại sản phẩm mới như :chè xanh đóng hộp hương tự nhiên, chè nhúng hương nhài, hương cốm, hương sen …với bao bì và mẫu mã đẹp lại tiện lợi cho tiêu dùng sản phẩm của công ty chè Thái Nguyên và các loại chè ướp hương hoa, quả, chè thảo dược …sản phẩm của công ty chè Kim Anh đã thu hút được sự yêu thích của khách hàng trong nước, chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất. Đặc biệt do công tác tiếp thị năm 2001 có tốt hơn nên cung cấp chè cho nhân dân tăng hơn so với năm 2000 từ 5 –10%. Nhưng không chỉ chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong nước mà sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35232.doc
Tài liệu liên quan