Đề tài Chính sách việc làm cho người lao động trong thời kỳ hội nhập

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

I. CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM 4

1. Khái niệm việc làm 4

2. Khái niệm chính sách việc làm 5

3. Vai trò của chính sách việc làm 5

II. HỘI NHẬP 6

1. Khái niệm hội nhập 6

2. Tính tất yếu khách quan của quá trình hội nhập 7

III. ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM 7

1. Tích cực 7

2. Tiêu cực 8

IV. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM 9

1.Chủ thể 9

2. Đối tượng 10

3. Mục tiêu 11

4. Nguyên tắc 12

5.Công cụ 13

6. Quan điểm của chính sách 14

CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM 16

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHÍNH SÁCH 16

1. Chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 16

2. Chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống có khả năng xuất khẩu 17

3.Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình 17

4. Chính sách xuất khẩu lao động 17

5. Chính sách vịêc làm cho người tàn tật 18

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 18

1. Kết quả chung 18

2. Một số hạn chế 19

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 22

I.PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN 22

1. Phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm cho người lao động 22

2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động 23

3. Hoàn thiện và phát triển hệ thống an sinh xã hội 23

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 24

1. Phía người lao động 24

2. Phía Nhà Nước 24

3. Phía doanh nghiệp 27

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 28

LỜI KẾT 29

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách việc làm cho người lao động trong thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình dự án trong nước. Phải phối hợp với Bộ Tài chính để cân đối và bố trí kế hoạch hàng năm. Bộ Tài chính: Có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ ngành liên quan để hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án, phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác chính sách. Ngoài ra phải đảm bảo ngân sách Nhà Nước cấp và hỗ trợ cho các đối tượng theo đúng quy định của Pháp luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội: Có trách nhiệm quản lý nguồn vốn và tổ chức giải ngân kịp thời đối với các dự án hỗ trợ việc làm theo cơ chế và chính sách của nhà nước quy định. Các cơ quan, UBND các cấp từ trung ương đến địa phương: Có trách nhiệm phối hợp với các bộ ngành để triển khai các chương trình kế hoạch sát sao đến từng địa phương cụ thể. Đồng thời có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện công tác chính sách cụ thể trong từng giai đoạn để Nhà Nước có chính sách điều chỉnh kịp thời phù hợp với nhu cầu của người lao động. Các tổ chức chính trị- xã hội: Có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện các chính sách cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật. Đồng thời phải phối hợp với địa phương nơi tổ chức làm việc hỗ trợ việc triển khai thực thi chính sách. 2. Đối tượng Đối tượng của chính sách là người lao động từ 18 tuổi trở lên ở thành thị và nông thôn, được chia thành hai bộ phận: + Từ 18 tuổi đến 35 tuổi: loại lao động này có khả năng tham gia vào các khu công nghiệp, tham gia học nghề đối với các ngành nghề mới. Do đó chính sách cho đối tượng này chủ yếu là đào tạo nghề và Xuất khẩu lao động, xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ... + Trên 35 tuổi: lao động trong độ tuổi này ít có khả năng chuyển sang ngành nghề mới hoặc học nghề, và thường thì cũng không đủ sức khỏe để xuất khẩu lao động. Do đó chính sách chủ yếu cho loại lao động này là phát triển kinh tế hộ gia đình và khôi phục làng nghề truyền thống giải quyết việc làm tại chỗ. Căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng mà Nhà nước có những chính sách phù hợp. 3. Mục tiêu a. Mục tiêu chung: Căn cứ vào tài liệu dự báo về phát triển nguồn lao động và nhu cầu giải quýêt việc làm cùng với tư tưởng chủ đạo của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xác định mục tiêu chính sách trong thời gian tương ứng là “Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm cho phần lớn lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm; nâng cao năng suất lao động , tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống chung của nhân dân”. b. Mục tiêu cụ thể: Xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao , nắm vững khoa học công nghệ hiện đại, tay nghề vững vàng, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần ngăn chặn tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực. Chú trọng vào việc đào tạo phát triển đội ngũ lao động có trình độ khoa học công nghệ cao, tạo ra việc làm có năng suất cao và người lao động có thể tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ và có mức thu nhập thoả mãn với nhu cầu của bản thân. Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, tạo chỗ làm cho người lao động bằng cách phát triển tối đa các vùng kinh tế mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề truyền thống... để sử dụng hết nguồn lao động dư thừa. Cụ thể: + Tạo việc làm mới cho khoảng 8 triệu lao động trong vòng 5 năm 2006-2010, bình quân mỗi năm khoảng 1,5 triệu; đạt cơ cấu lao động nông nghiệp , công nghiệp- xây dựng , dịch vụ tương ứng là 50%,23%,27%; + Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% vào 2010; + Tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 85% vào 2010; +Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% vào 2010 trong đó đào tạo nghề là 30% vào năm 2010; Nâng cao năng lực và hiện đại hóa trung tâm giới thiệu việc làm và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; Xây dựng và đưa vào sử dụng trang Web về thị trường lao động;Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lao động việc làm từ trung ương đến địa phương. 4. Nguyên tắc Công bằng cho tất cả các đối tượng. Nguyên tắc này đảm bảo mở rộng cơ hội cho tất cả mọi người, ai cũng giống nhau trong việc tiếp cận thông tin về việc làm, có cơ hội tham gia tuyển dụng, vào làm... Tiết kiệm, tránh lãng phí. Nguyên tắc này đòi hỏi cần có những giải pháp thực hiện chính sách đạt được kết quả mong muốn với mức chi phí và tổn thất hợp lý nhất trong phạm vi có thể. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp để đảm bảo chính sách được thực hiện đúng đắn. Nguyên tắc này nhằm tránh tình trạng gian lận trong công tác thực thi chính sách về nội dung , điều khoản thi hành cũng như các chính sách được áp dụng riêng cho các đối tượng đặc biệt. Thực hiện chính sách này nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời nếu phát hiện ra thiếu sót. Nguyên tắc hiệu quả: Nhà nước trong quá trình thực thi các chính sách tạo việc làm cho người lao động với kinh phí nhỏ nhất để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra trước mắt. Nguyên tắc khách quan của thị trường : xây dựng chính sách tạo việc làm cho người lao động phải tuân thủ tính chất khách quan. Phải quan tâm tới cung cầu của thị trường lao động để có những chính sách hợp lý. Giả sử thị trường cần lao động có đào tạo nhưng đào tạo nhưng đào tạo ở mỗi địa phương là khác nhau do đó phương thức đào tạo và cung ứng phải khác nhau. Nguyên tắc đảm bảo được tính chất xã hội và tính chất an sinh. Nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm: dựa trên cơ sở Nhà nước tạo ra những điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội trong việc tìm kiếm và tự tạo việc làm, tránh tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, ngoài ra tránh xu hướng chạy theo thị trường tự do trong giải quyết việc làm, coi nhẹ trách nhiệm xã hội của Nhà nước, của doanh nghiệp. 5.Công cụ Để đạt được các mục tiêu mà chính sách việc làm đã đề ra, Nhà nước đã áp dụng hệ thống công cụ phức tạp sau: Công cụ hành chính: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bao gồm Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật Lao động, Luật xuất khẩu lao động...nhằm điều chỉnh, bảo vệ và tác động vào ý thức con người.Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và người lao động phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của Pháp luật. Những quy định của Hội đồng bộ trưởng về phát triển kinh tế, Thông tư liên tịch hướng dẫn công tác phòng ngừa và chống hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, Nghị định Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Lao động, Các quy định nguyên tắc của Bộ Lao động-Thương binh xã hội. Công cụ kinh tế: Bao gồm Quỹ hỗ trợ về việc làm, Nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng đầu tư, và một số quỹ khác như quỹ quốc gia, quỹ tiết kiệm xã hội... có trách nhiệm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh, trang trại, làng nghề... vay vốn tạo việc làm cho người lao động ưu đãi về thời hạn với lãi suất thấp và thủ tục thế chấp đơn giản; Công cụ tâm lý giáo dục: Tuyên truyền giáo dục cho người lao động thông qua các cơ quan đoàn thể từ trung ương đến địa phương, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên...về các định hướng nghề nghiệp nhằm giải quýêt tư tưởng về việc làm có tính chất lâu dài và ổn định, hay các quy định của pháp luật để người lao động tự bảo vệ quyền lợi của mình trước các doanh nghiệp... Công cụ nghiệp vụ: Nhà nước đưa ra những ưu đãi nhằm tạo việc làm cho người lao động thông qua các chính sách và chủ trương: chính sách cắt giảm thuế, ưu đãi thuế nhập khẩu, các chương trình trợ cấp vốn sản xuất...Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn để bảo vệ lợi ích cho người lao động. 6. Quan điểm của chính sách Nhằm thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế về bảo đảm việc làm cho người lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp thì chính sách việc làm cần quán triệt những quan điểm chủ yếu sau: Quan điểm tự do hóa lao động. Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, Nhà nước phải lo mọi vấn đề về lao động và việc làm, từ việc đào tạo, phân bổ việc sử dụng và các chế độ đãi ngộ khác. Và chỉ khi người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước mới được coi là có việc làm, trong cơ chế đó thì lao động không được tự do di chuyển nơi làm việc khi chưa có quyết định của Nhà nước, không được tự do hành nghề nên không phát huy được sức mạnh của nguồn nhân lực từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong cơ chế thị trường thì quan điểm về lao động đã thay đổi hẳn: người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết, hợp tác và thuê mướn lao động trên cơ sở tuân thủ quy định của Pháp luật và Nhà nước chỉ có trách nhiệm hỗ trợ về tài chính để xúc tiến việc làm khuyến khích tạo việc làm mới để thu hút người lao động; khai thác mọi tiềm năng trong dân cư và thu hút đầu tư của nước ngoài. Quan điểm chú trọng chất lượng lao động: Chính sách việc làm phải nhằm cải thiện chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Gắn với chất lượng lao động thì Nhà nước phải chú trọng phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo,có thể mở rộng liên kết hợp tác đào tạo quôc tế các ngành lĩnh vực công nghệ thông tin điện tử... Sản phẩm đào tạo phải đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật cao trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Do đó Nhà nước tổ chức đào tạo đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ doanh nhân, các nhà quản lý có trình độ cao, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là thanh niên ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Quan điểm về sự chỉ đạo của Nhà Nước: Nhà nước kiểm soát cung cầu lao động để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.Nhà nước khuyến khích phát triển nguồn cung lao động, phát triển nhu cầu lao động và thúc đẩy giao dịch trên thị trường nhưng phải nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước bằng cách cải cách hệ thống tiền lương tiền công và hoàn thiện hệ thống thể chế về thị trường lao động nhằm hạn chế được tình trạng thất nghịêp. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập toàn cầu thì một số chính sách can thịêp chống phá giá của chính phủ có thể gây tổn thất về việc làm, mặc dù hiện tượng thất nghiệp hiện tại chưa phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng trong tương lai Nhà nước có thể có chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Quan điểm về hướng sản xuất: Chính sách việc làm phải hướng vào khuyến khích sản xuất kinh doanh các ngành nghề sử dụng nhiều lao động đặc biệt là các ngành có thể xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Phát triển những ngành mà Việt Nam có lợi thế, những ngành mũi nhọn, sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao như điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu mới... song song với những ngành công nghiệp sử dụng ít vốn, sử dụng nhiều lao động phù hợp với trình độ của lao động của Việt Nam như dệt may, giày gia, chế biến...Chú trọng hình thành các khu kinh tế mở, khu chế xuất, khu công nghiệp...Phát triển ngành dịch vụ giá trị cao như bưu chính viễn thông, tài chính, kiểm toán...sử dụng lao động trình độ cao đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và hội nhập. Quan điểm gắn chính sách việc làm với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội: Giải quyết việc làm phải theo “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến 2010”, phải có mục tiêu, có vốn đầu tư từ Quỹ quốc gia về việc làm, Ngân sách trung ương và từ một số nguồn khác nữa. Đồng thời phải gắn vấn đề lao động việc làm với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và với các chương trình mục tiêu quốc gia khác như phát triển kinh tế nông thôn, quy hoạch đô thị, tạo việc làm cho người tàn tật, xuất khẩu lao động.... CHƯƠNG II: Thực trạng về chính sách việc làm Cộng đồng quốc tế chính thức công nhận Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/1/20007 và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An của LHQ từ ngày 1/1/2008. Điều này đã đánh dấu việc nước ta hội nhập chặt chẽ vào đời sống kinh tế- chính trị của thế giới.Điều này đã mang lại cho Việt Nam những cơ hội cũng như thách thức mới, cạnh tranh lớn dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu kinh tế gây tổn thất đến vấn đề việc làm, Nhà nứơc đã áp dụng một số chính sách để tạo việc làm và thu được một số kết quả nhất định. I. Thực trạng công tác chính sách Trong những năm qua để giải quyết việc làm cho người lao động nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách khác nhau như phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kinh tế hộ gia đình, chính sách việc làm cho người tàn tật, chính sách dạy nghề….và đã đem lại được những hiệu quả nhất định góp phần giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống của đại bộ phận dân cư và còn có điều kiện được hưởng các dịch vụ an sinh xã hội khác. Cụ thể: 1. Chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhà nước hỗ trợ vốn tài chính và tín dụng cho các doanh nghiệp bằng cách: thành lập hệ thống tín dụng và thương mại đầy đủ, giảm lãi suất cho vay tới mức cần thiết, cải tiến đơn giản những thủ tục vay để sát thực với từng loại doanh nghiệp, sửa đổi thuế suất và lệ phí đăng kí thành lập... Nhà nước hỗ trợ về đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách đồng bộ, cả công nhân và những nhà quản lý lao động. Về mặt kinh phí đào tạo thì bản thân các doanh nghiệp không có đủ khả năng tài chính để tự đào tạo mà Nhà nước phải hỗ trợ. Nhà nước có những giải pháp tích cực trong nâng cao quan hệ quốc tế nhằm hộ trợ các DNVVN. Tạo mối quan hệ tôt đẹp với các nước trên thế giới để tìm ra thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận với khoa học công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là hỗ trợ vốn cho các DNVVN thông qua nguồn vốn ODA, tạo liên doanh, liên kết thông qua các hình thức thu hút vôn FDI. 2. Chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống có khả năng xuất khẩu Nhà nước có chính sách đầu tư cho vay vốn đối với những hộ gia đình ở các làng nghề truyền thống trên cả nước để khôi phục lại những mặt hàng có giá trị về mặt dân tộc như tranh thêu, gốm, làng tranh,….với lãi suất thấp và trả sau các đợt tiêu thụ hàng hoá. Bên cạnh đó còn hỗ trợ chuyển giao công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra nhà nước mở rộng quan hệ ra các nước trên thế giới, tìm hiểu nhu cầu và tạo ra thị trường xuất khẩu hàng hoá ra các nước một cách đồng loạt để người dân không phải mang nỗi lo lắng mình làm ra sản phẩm sẽ bán cho ai? Trong những năm qua thì Việt Nam đã có quan hệ hợp tác tốt với các nước trong khu vực và đó là thị trường tiêu thụ cho những sản phẩm truyền thống. 3.Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi hình thức sản xuất như phát triển trang trại, hợp tác xã… đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định rõ quyền sở hữu đất đai cho từng hộ gia đình để họ yên tâm lao động sản xuất để họ nghiên cứu nuôi con gì hay trồng cây gì trong thời gian dài. Đồng thời xây dung khung pháp lí để bảo vệ người sản xuất nông nghiệp trong lĩnh vực đầu tư cũng như việc thuê mướn lao động, Ngoài ra xây dựng những chính sách tính dụng hỗ trợ người dân vay vốn. Những chính sách này đã chú trọng ưu đãi về lãi vay cũng như thời hạn cho vay, thủ tục vay vốn phải đơn giản không phức tạp. Nhà nước có chính sách giám sát và hướng dẫn người dân sử dụng vốn đúng mục đích và chi tiêu cho sản xuất một cách hợp lý. Đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản cho người dân để họ yên tâm sản xuất. 4. Chính sách xuất khẩu lao động Các địa phương kết hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm cùng với các doanh nghiệp đã tuyển chọn lao động đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng về trình độ chuyên môn nghề nghiệp cũng như kiến thức ngoại ngữ, sức khoẻ và ý thức kỷ luật. Ngoài ra các ngân hàng đã triển khai sâu rộng chính sách cho vay vốn cho XKLĐ theo quyết định số 440/2001/QĐ-NHNN ngày 17/4/2001 của Ngân hàng Nhà nước và các hướng dẫn kèm theo để tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho người lao động có nhu cầu vay vốn đi XKLĐ. Bên cạnh đó Nhà Nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thực hiện mô hình liên kết XKLĐ và tổ chức các hội chợ việc làm để người lao động có cơ hội gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp XKLĐ nhằm giúp lao động tìm được việc làm thông qua XKLĐ được thuận lợi. 5. Chính sách vịêc làm cho người tàn tật: Nhà nước xây dựng chương trình tổng thể về việc làm cho người tàn tật đảm bảo cuộc sống kết hợp với phục hồi chức năng và hoà nhập với cộng đồng. Nhà nước ban hành một số chính sách theo Bộ Luật lao động : Nhà nước trợ cấp hàng năm để tạo việc làm , được vay vốn từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm với lãi suất thấp, được hỗ trợ dạy nghề… Các trung tâm dạy nghề và tổ chức việc làm cho người lao động tàn tật kết hợp với dạy văn hoá. Phát triển các hiệp hội sản xuất của người tàn tật được Nhà nước bảo trợ và tạo điều kiện trực tiếp hợp tác với các hiệp hội tương ứng quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và tạo việc làm cho họ. II. Đánh giá thực trạng 1. Kết quả chung Thực hiện chương trình mục tiêu về vịêc làm nhìn chung giai đoạn 2001-2005 đã góp phần tạo việc làm cho gần 11 triệu người; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng lao động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp. Năm 2001 cơ cấu lao động nông nghiệp,công nghiệp- xây dựng và dịch vụ là 63%,14%,23% thì năm 2007 tương ứng là 53%, 19%,và 28%.hiện cả nước có 3 triệu hộ kinh daonh cá thể 17535 hợp tác xã kiểu mới, đã góp phần quan trọng để tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó thì tình trạng thất nghiệp cũng được giảm thiểu: giai đoạn 2001-2005 đã tạo được việc làm cho 5,55 triệu lao động, năm 2006 là 1,22 triệu lao động và năm 2007 là 1,25 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 6,28% năm 2001xuống 4,91% năm 2007 Ngoài ra còn tăng số lao động qua đào tạo từ 22% năm 2001 lên 35,4% năm 2007. Việc làm được tạo ra chủ yếu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hàng năm có từ 40 đến 50 nghìn doanh nghiệp được thành lập, đến đầu 2007 đã có 234 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó Quỹ Quốc gia về giải quýêt việc làm cũng có vai trò quan trọng, thúc đẩy tạo việc làm, từ 2001 đến 2005, Quỹ đã cho vay gần 100 nghìn dự án lớn, nhỏ, tạo nhiều chỗ làm cho công nhân. Xuất khẩu lao động Việt Nam cũng đem lại những kết quả khá, đến nay lao động Việt Nam đã có mặt ở 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm nghề các loại, trên 50% lao động đi làm ở nước ngoài được đào tạo nghề. Giai đoạn 2001-2005 nước ta đã đưa được 295,1 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, năm 2006 là 78,8 nghìn, và năm 2007 là 85 nghìn, nâng tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên 400 người... 2. Một số hạn chế a.Tình trạng thất nghiệp Bên cạnh những kết quả đạt được thì chính sách việc làm trong những năm qua vẫn còn tồn tại một số yếu kém bất cập: Thực ra tác động chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu lao động không rõ ràng, được hình thành một cách tự nhiên hơn là so với điều tiết chủ động. Lao động khu vực nông nghiệp giảm nhưng không hẳn là dịch chuyển sang khu vực công nghiệp- xây dựng hay dịch vụ mà hàng triệu lao động sau khi bị thu hồi đất rất ít người tìm được việc làm mới.Số còn lại là thất nghiệp , trước đây lao động nông nghiệp chỉ thiếu việc làm không có thất nghiệp toàn phần thì nay số lao động thất nghiệp toàn phần có xu hướng tăng lên. Ngoài ra quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu làm cho cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu dẫn đến thường xuyên có lao động mất việc làm, hàng năm lại có khoảng 1,1 triệu người bước vào tuổi lao động nhưng hệ thống chính sách chưa đảm bảo cho người cần việc là có việc; chưa đảm bảo ổn định tương đối lực lượng sản xuất kinh doanh trong những thời gian nhất định. Người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường xuyên thay đổi lực lượng lao động bằng cách ký các hợp đồng ngắn hạn, phía bên người lao động thì tự tiện bỏ việc mà luật pháp không thể kiểm soát được. Ngoài ra hội nhập toàn cầu dẫn đến cạnh tranh cao làm cho một số mặt hàng sản xuất trong nước bị các hàng hóa nhập khẩu từ nước khác với giá cả rẻ hơn cạnh tranh mạnh dẫn đến nợ nần quá lớn, nhập siêu với mức độ cao buộc phải phá sản. Đã làm cho số lao động thiếu việc làm và mất việc tăng lên. Bên cạnh đó việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đô thị hóa nông thôn đã làm cho diện tích canh tác và trồng trọt giảm, người lao động không có việc để làm dẫn đến hiện tượng dòng di dân từ thành thị ra nông thôn, số tệ nạn xã hội gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vượt quá giới hạn cho phép của xã hội(7-9%), đặc biệt chủ yếu là lực lượng thanh niên. b. Thiếu lao động trình độ cao Lực lượng lao động ở Việt Nam tương đối lớn nhưng trong đó ba phần tư là lao động ở nông thôn. Hiện nay mới chỉ có 32% số lao động đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Một số bộ phận lao động đã qua đào tạo nhưng được sử dụng không đúng ngành nghề hoặc phải đào tạo lại mới có thể làm được việc trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ kỹ thuật cao, lao động quản lý; ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp kém; sức bền dẻo dai của lao động chúng ta chỉ ở mức trung bình kém, chưa đáp ứng được cường độ làm việc công nghiệp. Việt Nam thiếu trầm trọng lao động có trình độ và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng,kiểm toán nên phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng.Theo đánh giá của một số chuyên gia về lao động, lĩnh vực thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng nhất hiện nay là công nghệ thông tin, tài chính, kiểm toán, luật và hầu hết các ngành công nghiệp. Ngoài ra nhiều người lao động chưa đủ trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc , dù rằng trên thực tế tình trạng này đang được cải thiện nhờ ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng như một số người Việt được đào tạo ở nước ngoài và quay trở về Việt Nam làm việc. c. Trình độ giải quýêt việc làm còn hạn chế chưa phát huy được tiềm năng đất nước Đứng trước vấn đề giải quýêt việc làm vừa cấp bách vừa trước mắt vừa là vấn đề cơ bản có ý nghĩa về mặt kinh tế lớn lao và có ý nghĩa về mặt xã hội phức tạp thì hiện nay mâu thuẫn giữa nhu cầu việc làm ngày càng lớn và khả năng giải quyết việc làm còn tương đối hạn chế, trong thực tế thì tiềm năng phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động còn khá lớn , song chưa khai thác được, chưa gắn lao động với các tiềm năng đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt là các tiềm năng về đất đai ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, miền núi phía Bắc và các vùng ven biển…Trong khi đó thì trình độ tổ chức giải quyết việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường , hệ thống giải quýêt việc làm còn hạn chế, cán bộ làm công tác dịch vụ còn thiếu nhiệt tình, thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt đã không tận dụng và phối hợp công tác việc làm giữa các vùng miền địa phương với nhau hay giữa nhà máy công ty với chính quyền các cấp. CHƯƠNG III: Một số giảI pháp kiến nghị I.Phương hướng thực hiện 1. Phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm cho người lao động Nhằm phát huy nội lực để xây dựng đất nước và tạo việc làm cho người lao động thì cần tập trung vào những phương hướng sau: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá phát triển những ngành mà Việt Nam có lợi thế, những ngành kỹ thuật mũi nhọn, sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao như điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu mới… song song với những ngành công nghiệp đòi hỏi ít vốn, sử dụng nhiều lao động, công nghệ phù hợp với trình độ lao động của Việt Nam như dệt may, gia giày, công nghệ chế biến…Thực hiện song song hai vấn đề tăng trưởng và việc làm. Đồng thời chú trọng hình thành các khu công nghiệp tập trung , khu kinh tế mở, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu…và gắn quy hoạch các khu công nghiệp với kế hoạch sử dụng lao động, đặc biệt là lao động địa phương nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra phát triển các ngành dịch vụ giá trị cao như bưu chính viễn thông , tài chính, bảo hiểm… để sử dụng lao động trình độ cao đáp ứng trực tiếp cho yêu cầu tăng trưởng và hội nhập, đồng thời tận dụng được tối đa tiềm năng về du lịch của đất nước để tạo việc làm cho người lao động. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: ước tính với mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vào hoạt động sẽ thu hút được 50 lao động vào làm việc mêm các doanh nghiệp đi vào hoạt động ngày càng nhiều sẽ là một trong những hướng đi quan trọng để tạo nhiều việc làm cho lao động theo hướng công nghiệp hoá. Ngoài ra với một đất nước hơn 50% lao động làm nông nghiệp như Việt Nam thì việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn là một bước đi quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động đảm bảo việc làm bền vững, ổn định với thu nhập cao. Cụ thể: là phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, tiềm năng, đặc biệt khuyến khích phát triển trang trại, khôi phục và mở rộng các làng nghề, nghề thủ công công nghiệp truyền thống sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công nghệ phục vuh trong nước và xuất khẩu, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ chế biến và dịch vụ phục vụ sản xuất. 2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động Việc đào tạo nguồn nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25009.doc
Tài liệu liên quan