Đề tài Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2005

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ 2

1.1 Một số lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 2

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản. 2

1.1.2 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế. 5

1.1.3 Lý luận về mối liên hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và quá trình phát triển nền kinh tế. 9

1.2 Cơ cấu ngành kinh tế trong các lý thuyết phát triển. 9

1.2.1. Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế. 10

1.2.2. Lý thuyết nhị nguyên: 12

1.2.3. Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành. 14

1.2.4. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay "các cực tăng trưởng". 16

1.2.5. Lý thuyết phát triển theo mô hình "đàn nhạn bay". 17

1.3. Một số kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trên

thế giới. 20

1.3.1 Các nền kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC). 20

1.3.2 Nhật Bản 21

1.3.3. Hàn Quốc. 22

1.3.3. Trung Quốc. 23

CHƯƠNG II 26

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 26

2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nền kinh tế

Việt Nam từ 1986 đến nay. 26

2.1.1. Giai đoạn 1986-1990. 26

2.1.2. Giai đoạn 1991 đến nay. 28

2.2. Tác động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam 30

2.3. Đánh giá 33

CHƯƠNG III 35

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM 35

3.1. Một số quan điểm và định hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình phát triển ở Việt Nam. 35

3.1.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải tiến tới một cơ cấu hợp lý, đó là một cơ cấu đa ngành, trong đó hình thành các ngành trọng điểm mũi nhọn. 35

3.1.2. Kết hợp tối ưu giá cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế: 36

3.1.3. Hình thành và phát triển các ngành trọng điểm và mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 36

3.2. Một số giải pháp. 37

3.2.1. Cần lựa chọn mô hình phát triển hợp lý, nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành. 37

3.2.2. Phát triển mạnh mẽ thị trường. 37

3.2.3. Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. 38

3.2.4. Đổi mới và phát triển công nghệ. 38

3.2.5. Về cơ sở hạ tầng: 38

3.2.6. Về chính sách vĩ mô: 38

3.2.7. Về quan hệ quốc tế: 38

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

 

 

doc43 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2419 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậy còn giúp tránh được ảnh hưởng tiêu cực của những biến động của thị trường thế giới và hạn chế mức độ phụ thuộc vào các nền kinh tế khác, tiết kiệm ngoại tệ vốn rất khan hiếm và thiếu hụt. - Một nền kinh tế dựa trên cơ cấu cân đối hoàn chỉnh như vậy chính là nền tảng váng chắc đảm bảo sự độc lập chính trị của các nước thuộc thế giới thứ ba chống lại chủ nghĩa thực dân. Tuy nhiên, trong sự phát triển luôn có cạnh tranh giữa các nước về các sản phẩm, hàng hoá. Do đó, để phát triển được các ngành kinh tế nội địa, Nhà nước cần có nháng chính sách bảo hộ, cụ thể là: + Chính sách bảo hộ mậu dịch: Nhà nước thực hiện hàng rào thuế quan cao và chế độ hạn ngạch nhâp khẩu nhằm hạn chế các loại hàng nhập khẩu và nâng sức cạnh tranh về giá của các mặt hàng nội địa. + Chính sách tỷ giá hối đoái: Để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng hàng hoá nội địa, các Chính phủ thường duy trì chế độ tỷ giá hối đoái theo hướng nâng cao trị giá đồng tiền bản điạ nhằm làm yếu khả năng cạnh tranh của hàng ngoại trên thị trường nội địa. Như vậy, theo lý thuyết này, để phát triển cần xây dựng một nền kinh tế đa ngành và hạn chế giao lưu, trao đổi với bên ngoài, hay nói cách khác đó là nền kinh tế "tự cung, tự cấp". Với những chính sách trên, hầu hết các quốc gia đang phát triển theo mô hình này đã đạt được mức tăng trưởng tương đối cao trong giai đoạn đầu. Mặc dù về thực chất, sự tăng trưởng này chủ yếu bắt nguồn từ điểm xuất phát thấp, khiến cho một mức gia tăng nhỏ về số lượng tuyệt đối cũng đẩy chỉ số tương đối lên rất cao, song nó cũng tạo ra sự thay đổi về cơ cấu kinh tế nhất định, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia vốn trước đây là xứ thuộc địa. Đáng tiếc rằng, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mô hình này đã không thể tiếp tục duy trì lâu hơn. Các nước khác nhau tuỳ vào những điều kiện cụ thể của mình mà lần lượt rời bỏ mô hình trước những giới hạn không sao vượt qua được. Các nhà kinh tế học đã tổng kết các lý do cơ bản của tình hình này là: + Mô hình này tự nó giả định phát triển đồng thời tất cả (hay ít nhất cũng là hầu hết) các ngành kinh tế quốc dân. Yêu cầu này không thể đáp ứng được bởi các nền kinh tế kém phát triển do bị quá tải về vốn đầu tư, khả năng công nghệ kỹ thuật và quản lý. + Việc phát triển một cơ cấu kinh tế cân đối, hoàn chỉnh đã đưa nền kinh tế đến chỗ khép kín và tách biệt với thế giới bên ngoài. Điều này chẳng những ngược với xu hướng chung của tất thảy mọi nền kinh tế trong điều kiện hiện đại là khu vực hoá và toàn cầu hoá. Kinh nghiệm thế giới và lý thuyết hệ thống đã chỉ ra rằng: Sự phát triển của một quốc gia do động lực bên trong quốc gia đó là chính, tuy nhiên có sự tận dụng các lợi thế từ môi trường bên ngoài. Cả hai yếu tố trên đều góp phần làm cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá gặp khó khăn bởi lẽ cách tiếp cận trên đã làm phân tán các nguồn lực phát triển rất có hạn của quốc gia khiến cho ngay cả việc sửa chửa hậu quả cơ cấu kinh tế què quặt của thời kỳ thuộc địa cũ cũng bị trở ngại. Chính vì thế, chỉ sau 1 thời kỳ tăng trưởng, các nền kinh tế theo đuổi mô hình cơ cấu cân đối này đã nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu năng (maldevelopment). 1.2.4. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay "các cực tăng trưởng". Ngược lại với quan điểm phát triển nền kinh tế theo một cơ cấu cân đối, khép kín nêu trên, lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối (A.hirschman, F.Perrons, G.Destanne deBernis) cho rằng không thể và không nhất thiết phải bảo đảm tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia, bởi những luận cứ chủ yếu sau: - Việc phát triển cơ cấu không cân đối gây lên áp lực, tạo ra sự kích thích đầu tư. Trong mối tương quan giữa các ngành nếu cung bằng cầu thì sẽ triệt tiêu động lực khuyến khích đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Do đó, nếu có những dự án đầu tư lớn hơn vào một số lĩnh vực thì áp lực đầu tư sẽ xuất hiện bởi cầu lớn hơn cung lúc đầu và sau đó thì cung lớn hơn cầu ở một số lĩnh vực. Chính những dự án đó có tác dụng lôi kéo đầu tư theo kiểu lý thuyết số nhân. - Trong mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, vai trò "cực tăng trưởng" của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì thế cần tập trung nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong 1 thời điểm nhất định. - Do trong thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá các nước đang phát triển rất thiếu vốn, lao động, kỹ thuật, công nghệ và thị trường nên không đủ điều kiện để cùng một lúc phát triển đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì thế, việc phát triển cơ cấu không cân đối là một sự lựa chọn bắt buộc. Lý thuyết này là cơ sở để hình thành lên mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Về mặt lý thuyết, mô hình này dựa trên những xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật và lựa chọn một cơ cấu kinh tế không cân đối để hình thành các cực tăng trưởng dựa trên những lợi thế so sánh trong quan hệ ngoại thương. Các tiếp cận cơ cấu kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá này có một số đặc trưng là: + Quá trình công nghiệp hoá được bắt đầu từ việc tập trung khai thác các thế mạnh của nền kinh tế, tạo ra những lĩnh vực phát triển có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới. Thông thường, đối với các nước chậm phát triển, nháng thế mạnh khả dĩ là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, tài nguyên khoáng sản và nông sản. Ví dụ, như NICs thì hướng sự phát triển vào những ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động như: dệt, may, chế biến thực phẩm, điện tử dân dụng. Trong khi đó một số nước khác như Malaysia và Thái Lan lại khởi đầu với những sản phẩm nông nghiệp và khai thác khoáng sản. + Toàn bộ hệ thống chính sách chủ yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu, tức là đảm bảo cho các nhà sản xuất có lợi hơn nếu bán sản phẩm của mình ra nước ngoài. Cụ thể là: Nhà nước trực tiếp tác động bằng cách đưa ra danh mục các mặt hàng ưu tiên, được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu, hoặc trực tiếp trợ cấp cho các loại hàng hoá phục vụ sản xuất hàng xuát khẩu. Nhà nước gián tiếp can thiệp qua các công cụ tài chính, tiền tệ, tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất hướng ra thị trường thế giới. Ví dụ như: đánh tụt giá đồng tiền nội địa cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho sản xuất xuất khẩu khuyến khích đầu tư ngước ngoài.... Lúc đầu, lý thuyết này tỏ ra không hấp dẫn lắm vì nó xây dựng một nền kinh tế hướng ngoại và phụ thuộc vào bên ngoài (các nền kinh tế khác) mà thường thì các nước có nền kinh tế chậm phát triển gặp phải nhiều bất lợi hơn. Nhưng về sau do kết quả tăng trưởng kinh tế "thần kỳ" của một nhóm nước thực hiện chính sách này như: NICs, Malay sia, Thái Lan... nên xu hướng này đã được nhiềù nước áp dụng. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cũng đưa ra hai loại vấn đề cần lưu ý khi áp dụng lý thuyết này; Thứ nhất, một số yếu điểm của chính sách thúc đẩy công nghiệp hoá hướng ngoại như sự phụ thuộc quá mức vào biến động của thị trường thế giới, tiêu biểu là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 vừa qua đã làm cho nhiều nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế cũng như về mặt xã hội. Thứ hai, không chắc môi trường kinh tế quốc tế còn thuận lợi cho việc thực thi chính sách hướng về xuất khẩu vì lợi thế so sánh không tồn tại mãi mãi. 1.2.5. Lý thuyết phát triển theo mô hình "đàn nhạn bay". Từ sự phân tích thực tế lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia và dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế. Người khởi xướng lý thuyết này, giáo sư Kaname Akamatsu đã đưa ra những kiến giải về quá trình "đuổi kịp" các nước tiên tiến nhất của các nước kém phát triển hơn. Trong những ý tưởng về sự đuổi kịp này, vấn đề cơ cấu ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xét trên góc độ phát triển của toàn bộ nền công nghiệp, từng phân ngành hay thậm chí từng loại sản phẩm riêng biệt. Quá trình "đuổi kịp" về mặt kinh tế và kỹ thuật của chúng được chia thành 4 giai đoạn sau: * Giai đoạn 1: Các nước kém phát triển nhập hàng công nghiệp chế biến từ các nước phát triển hơn và xuất khẩu một số sản phẩm thủ công đặc biệt. Tức là, các nước kém phát triển đã có sự chuyên môn hoá sản xuất 1 số loại hàng thủ công đặc biệt để xuất khẩu sang các nước phát triển. * Giai đoạn 2: Các nước chậm phát triển nhập sản phẩm đầu tư từ các nước công nghiệp để chế tạo lấy hàng hoá công nghiệp tiêu dùng trước đây vẫn phải nhập. Đây là giai đoạn các nước kém phát triển bắt đầu tích luỹ tư bản (vốn) và phỏng theo (bắt chước) công nghệ chế tạo từ các nước công nghiệp phát triển. Vì thế những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu phát triển mạnh trong giai đoạn này. Song những điều chỉnh cơ cấu kinh tế vĩ mô lại được giành ưu tiên cho các ngành công nghiệp trợ giúp (kết cấu hạ tầng kinh tế) cho nháng ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển như điện nước và giao thông vận tải. * Giai đoạn 3: Là giai đoạn mà sản phẩm công nghiệp thay thế ở giai đoạn 2 đã có thể trở thành sản phẩm xuất khẩu. Những sản phẩm đầu tư trước đây phải nhập giờ đây đã có thể dần dần thay thế bằng nguồn khai thác và sản xuất ở trong nước. Như vậy, về khoảng cách kỹ thuật giữa các nước đi sau với các nước công nghiệp phát triển (trước hết là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng) không còn xa cách bao nhiêu. * Giai đoạn 4: Là giai đoạn việc xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng bắt đầu giảm xuống, nhường chỗ cho việc xuất khẩu các loại hàng hoá đầu tư vốn đã bắt đầu phát triển ở giai đoạn 3. Về mặt kỹ thuật, nền công nghiệp đã đạt mức ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển và chuyển giao một số ngành sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng sang các nước kém phát triển hơn. Như vậy, quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mô hình "đàn nhạn bay" có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết phát triển cơ cấu ngành "không cân đối". Ngoài ra, điều cần lưu ý náa là việc "đuổi kịp" các nước công nghiệp phát triển diễn ra nhanh hay chậm một phần rất lớn phụ thuộc vào việc lựa chọn các "cực tăng trưởng" trong mỗi giai đoạn nhất định. Trên đây, đề án đã đưa ra một số lý thuyết phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Về nguyên tắc, phải thừa nhận rằng mỗi mô hình công nghiệp hoá đều có những khía cạnh hợp lý. Vì thế sẽ là lý tưởng nếu tận dụng được tối đa các yếu tố hợp lý của mỗi mô hình để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông qua các mô hình có thể rút ra một số kết luận về sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình phát triển như sau: + Các lý thuyết phát triển đều quan tâm đến việc xác định các tiền đề cần thiết của quá trình công nghiệp hoá. + Chúng không những chỉ coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng của sự phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá mà còn chỉ ra nội dung cụ thể của nó là tăng tỷ trọng của công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, cũng như sự phát triển trong nội bộ từng ngành. Cách xác định nội dung chuyển dich cơ cấu kinh tế như vậy cho phép một mặt đánh giá mức độ thành công của công nghiệp hoá của một số quốc gia, mặt khác tìm hiểu nháng nguyên nhân quy định tình trạng thoái triển hay không sao bắt nhịp được với quá trình công nghiệp hoá đã xảy ra ở một số nước trên thế giới. + "Kinh tế học của sự phát triển" đã đạt vấn đề cơ cấu vào một trong những vị trí cơ bản trong lý thuyết của mình để xem xét, đánh giá và phân loại các dạng thức phát triển và suy thoái ở các nước thuộc thế giới thứ 3. Việc đề cao vấn đề cơ cấu được xem là một trong những thành công trong lý thuyết phát triển kinh tế hiện đại, bởi vì nó khắc phục được sự phiến diện của việc nhìn nhận các vấn đề kinh tế của các nước chậm phát triển chỉ xoay quanh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. + Kinh tế học phát triển cho rằng hình thức chuyển dịch cơ cấu ngành của các nước chậm phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá diễn ra rất đa dạng. Chính vì vậy, việc công nghiệp hoá bắt đầu từ đâu: công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ vẫn là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Để lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, Chính phủ cần đánh giá được các nguồn lực bên trong, đồng thời kết hợp được với các nguồn lực bên ngoài trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế. Khi nghiên cứu các điều kiện của Việt Nam nhiều tác giả đã cho rằng Việt Nam nên áp dụng lý thuyết phân kỳ phát triển của W.Rostow bởi vì nó có nhiều yếu tố phù hợp với nền kinh tế Việt Nam như: nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động dồi dào... do đó trong quá trình phát triển cần bắt đầu từ nông nghiệp và hiện đại hoá nông nghiệp nhằm đảm bảo lương thực tạo cơ sở cho quá trình phát triển. Sau đó có thể thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu để tạo ra một số tiền đề cần thiết, cơ bản, tạo đà cho sự "cất cánh" và nhanh chóng chuyển sang chiến lược hướng về xuất khẩu nhằm tận dụng các lợi thế so sánh. 1.3. Một số kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trên thế giới. 1.3.1 Các nền kinh tế châu á - Thái Bình Dương ( APEC). Mặc dù, phát triển bền vững luôn là mục tiêu đi cùng với lịch sử ra đời và phát triển của APEC, nhưng cải cách cơ cấu kinh tế nhằm bảo đảm bảo sự phát triển bền vững của APEC đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Giữa các nền kinh tế APEC có sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế, trong đó các nền kinh tế đông dân, thu nhập thấp lại có trình độ phát triển kinh tế chưa cao, phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài. Nghèo đói, bất bình đẳng; hiệu quả, hiệu lực thực thi của pháp luật về bảo vệ môi trường yếu kém, việc thiếu kinh phí đầu tư cho kiểm soát ô nhiễm môi trường và việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu vào các nền kinh tế đang phát triển, diện tích đất nông nghiệp giảm đi nhanh chóng tạo ra áp lực rất lớn đối với các nền kinh tế đang phát triển. Thiên tai với tần suất cao và phạm vi tàn phá lớn, sự xuất hiện những bệnh dịch mới cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững của APEC. Các nền kinh tế công nghiệp /công nghiệp mới (Canada, Hoa Kỳ, Ôxtrâlia...), với trình độ phát triển và ứng dụng công nghệ cao (năng suất lao động cao), có dịch vụ phát triển, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế. Những năm gần đây cải cách cơ cấu trong nền kinh tế này nhằm giải quyết những vấn đề đặc thù, những khiếm khuyết của nền kinh tế nước mình, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Cải cách dịch vụ, Cải cách sở hữu nước ngoài đối với khu vực FDI, Cải cách giáo dục và dạy nghề, Cải cách sử dụng lao động và việc làm, Cải cách hệ thống tài chính, Cải cách hệ thống thuế, Cải cách trợ cấp nông nghiệp. Các nền kinh tế có thu nhập trung bình và thu nhập thấp (Chi Lê, Thái Lan, Việt Nam, New ghinê, Inđônêxia, Philippin...) trong vài ba thập kỷ qua, kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào các nghành nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp, thu hút nhiều lao động (trừ Cộng hoà Liên bang Nga và một số nền kinh tế chuyển đổi) năng suất lao động chưa cao. Các nền kinh tế APEC phát triển thành công khi chuyển trọng tâm từ các nghành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao hơn, đóng góp lớn hơn cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên đối với các nền kinh tế đông dân cần chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa vào nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và giảm tỉ lệ tăng dân số, bảo đảm quá trình này không bị tác động bởi sự di chuyển lao động, nhất là lao động kỹ thuật cao giữa các nền kinh tế, tận dụng những lợi thế tạo tích lũy ban đầu, tạo ra những lợi thế so sánh mới, có khả năng cạnh tranh cao hơn, đó là sản xuất các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có trình độ cao hơn. Tự do hóa thương mại, đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển nhưng phải đảm bảo cho nền kinh tế phát triển phù hợp với những đòi hỏi của quá trình hội nhập, không tạo ra những cú sốc cho nền kinh tế, đồng thời có thể triển khai triệt để những cơ hội từ bên ngoài. 1.3.2 Nhật Bản Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã bắt đầu diễn ra, lao động trong nông nghiệp bị thu nhỏ dần một phần do tác động của kỹ thuật mới, mặt khác do sự tính toán hiệu quả sản xuất đã tạo ra một sự di chuyển lao động rất lớn từ nông nghiệp sang công nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác. Chỉ trong thời gian 30 năm (từ 1950-1979) đã có 9 triệu người rút khỏi khu vực nông nghiệp để chuyển sang các khu vực khác. Nhờ chủ trương nâng cao tiền lương thực tế của nhân dân bằng cách nâng cao năng suất lao động nên trong suốt thập kỷ 50, tiền lương thực tế của công nhân nông nghiệp đã tăng bình quân 7%/năm, điều này đã góp phần làm tăng thêm thu nhập của gia đình nông dân trong suốt thập kỷ 50, tạo cơ sở cho sự phát triển các giai đoạn sau. Đến những năm 1960 và 1970, tình hình thị trường lao động ở Nhật Bản trở nên rất căng thẳng. Chính phủ Nhật Bản đã tận dụng hết khả năng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế. Tình hình di chuyển lao động sang các ngành phi nông nghiệp phát triển quá nhanh đã trở thành mối nguy cho sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Để giải quyết tình trạng đó, Chính phủ Nhật Bản đã đưa tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp (đầu tiên là máy gặt đập, sau đó là máy cày...) đã giải phóng sức lao động của nông dân, tạo cơ hội cho họ tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp. Như vậy, ở đây ta thấy Nhật Bản đã phát triển theo mô hình hai khu vực của A.Lewis. - Về tài chính: sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu đi vào phát triển; sự thiếu vốn diễn ra là một thực tế. Nguồn tài chính của Chính phủ, thậm chí cả của tư nhân cũng bị kiệt quệ hoặc bị tiêu hao do tình trạng lạm phát diễn ra. Tuy vậy, Nhật Bản đã nhận được nguồn viện trợ từ Mỹ cùng với sự thành công của một số chính sách làm cho tỷ lệ tích luỹ cao và có xu hướng tăng. Thứ nhất, Nhật Bản duy trì mức tiền lương thấp trong khi năng suất lao động tăng nhanh. Thứ hai, nhờ tính tiết kiệm, người Nhật đã làm tăng khối lượng tiền tiết kiệm cho sản xuất kinh doanh. Chỉ tính từ năm 1961-1967, thời kỳ phát triển mạnh nhất của công nghiệp Nhật Bản thì tỷ lệ tiết kiệm trong tổng số thu nhập của người dân Nhật là 18,6%, trong khi đó của Mỹ là 6,2%, Anh là 7,7%, Philippin là 8,7% và Cộng hoà Liên bang Đức là 13%. Thứ ba, do có chính sách thuế hợp lý đã góp phần đáng kể vào ổn định và tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Nhật đã áp dụng chính sách giảm thuế trong nháng năm đầu đi vào sản xuất, vì vậy tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư tăng. Ngay từ đầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã chủ trương nhập khẩu các kỹ thuật mới, nhập khẩu các bằng phát minh sáng chế từ các nước phát triển. - Về ngoại thương: Nhờ có những chiến dịch xuất khẩu ngày càng tăng đã đẩy nền kinh tế Nhật Bản ra khỏi khủng hoảng và suy thoái. Trong 20 năm (1965-1985), tỷ trọng nông nghiệp giảm đi 3 lần trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản (từ 9% năm 1965 còn 3% năm 1985). Một điều đáng quan tâm mới là trong quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ Nhật Bản đã dần trở thành một ngành có tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu kinh tế cả nước. 1.3.3. Hàn Quốc. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc có thể coi là thành công trong khoảng thập kỷ 60-80 với các kế hoạch 5 năm đã thực hiện (bảng 9). Điểm nổi bật của giai đoạn này là nền kinh tế Hàn Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh, bình quân trong 4 kế hoạch 5 năm là 8,3%. Sau 4 lần thực hiện kế hoạch 5 năm Hàn Quốc đã đạt được một nền kinh tế tự lực (1981). Đạt được sự thành công đó, trước hết phải nói đến vai trò của Chính phủ trong việc lựa chọn chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn phát triển, Hàn Quốc đã theo đuổi lý thuyết thay thế nhập khẩu, tập trung sức phát triển công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động và làm hàng xuất khẩu. Nháng năm 1986-1988 được xem là những năm thành công nhất của Hàn Quốc, do xuất khẩu bùng nổ nền tăng trưởng hàng năm lên tới 15%. Hàn Quốc trở thành một lực lượng mới, quan trọng trong nền kinh tế thế giới và là một trong nháng nước công nghiệp hoá mới (NICs) hùng mạnh trong thế giới thứ ba. Tuy nhiên, do một số chính sách về tài chính chưa được đảm bảo nên Hàn Quốc đã phải trả một giá đắt trong đợt khủng hoảng tài chính vừa qua. Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc qua các kế hoạch 5 năm Đơn vị: (%) Các kế hoạch 5 năm Kế hoạch Thực tế Lần thứ nhất (62- 66) 7,1 8,5 Lần thứ hai ( 67- 71) 7,0 9,7 Lần thứ ba (72 - 76) 8,6 10,1 Lần thứ tư (77 -81) 9,2 5,5 Nguồn: "Kinh nghiệm Kế hoạch hoá và quản lý ở Hàn Quốc". NXB Chính trị quốc gia, 1995, trang 11. Do theo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu nên một trong những vấn đề Chính phủ Hàn Quốc phải đối đầu là chính sách lao động. Sự thay đổi cơ cấu ngành cũng tạo ra một sự mất cân đối trong thị trường lao động. Số lao động tìm kiếm việc làm trong các ngành dịch vụ quá đông, trong khi đó thiếu lao động trong các ngành nặng nhọc. Về lao động, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc đã để lại một gánh nặng cho ngành nông nghiệp. Tỷ lệ người di cư từ nông thôn ra thành thị của Hàn Quốc đạt mức cao nhất thế giới, vào giáa nháng năm 1980 con số này đạt mức trung bình hàng năm là 0, 4 triệu người. Trong vòng 5 năm 1995 - 1996 có 1, 3 triệu dân cư từ nông thôn di cư ra thành thị. Điều đó làm cho lực lượng lao động trong nông nghiệp giảm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng tăng, tạo lên 1 thị trường sức lao động có cạnh tranh. Trước tình hình đó, Chính phủ đã duy trì chế độ trả lương thấp và đã tạo thuận lợi lớn cho sự cạnh tranh kinh tế của Hàn Quốc. 1.3.3. Trung Quốc. Sự chuyển dịch kinh tế của Trung Quốc một thành tựu điển hình là sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc, sự phát triển của các Xí nghiệp Hương Trấn ở Trung Quốc là nhân tố đóng góp chính vào thắng lợi của việc cải tổ nền kinh tế, đem lại sự tăng trưởng kéo dài suốt cả thập kỷ (bảng 10) tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trong nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc. Sự phát triển của Xí nghiệp Hương Trấn dưới tác động hỗ trợ của các chính sách kinh tế của Nhà nước trong khu vực nông thôn làm đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Trong 10 năm (1979-1989) số hộ nghèo cả nước đã giảm đi 2 lần. Năm 1989 thu nhập bình quân đầu người của nông dân Trung Quốc đạt tăng 3, 1 lần so với năm 1978, bình quân tăng 11,8%/năm. Năm 1978 thu nhập phi nông nghiệp chỉ chiếm 7% trong thu nhập bình quân đầu người của nông dân, đến năm 1988 con số đó là 27,3%. Trong khu vực nông thôn cơ cấu kinh tế đã thay đổi một cách cơ bản sau 10 năm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm đáng kể và tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Công nghiệp đã trở thành lực lượng chính của nền kinh tế quốc dân, từ chỗ chỉ chiếm 27,9% năm 1978, vươn lên chiếm 50% vào năm 1990, đồng thời nông nghiệp năm 1990 còn 45,4% mà năm 1978 là 68,4%. Tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp thời kỳ 1980-1990 đạt 11,7%, nông nghiệp đạt 5,5%. Bảng 10: Một số chỉ tiêu của Trung Quốc (1970-1992) Đơn vị: (%) Bình quân 1987 1988 1989 1990 1991 1992 71-80 81-90 Tăng trưởng GDP 7,9 10,1 10,9 11,3 4,4 3,9 7,5 12,8 Tăng trưởng Nông nghiệp 3,0 5,5 4,7 2,5 3,1 7,3 2,4 3,7 Tăng trưởng Công nghiệp 9,1 11,7 13,7 14,5 3,8 3,2 12,6 20,4 Nguồn: "chính sách cơ cấu vùng" - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Tuy nhiên quá trình phát triển Xí nghiệp Hương Trấn đã đẩy Trung Quốc đến tình trạng thu hẹp diện tích đất canh tác, do phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh. Trước tình hình đó Chính phủ Trung Quốc đã ra chính sách hạn chế sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo ổn định lương thực. Trong quá trình phát triển các nước đều coi công nghiệp hoá là trọng tâm, là động lực phát triển của xã hội. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra tuỳ theo đặc thù của mỗi quốc gia nhưng với xu thế chung là giảm tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo chiều hướng ngày càng nâng cao vị trí, vai trò chủ đạo và then chốt của ngành công nghiệp dịch vụ trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không phải mọi sự chuyển dịch cơ cấu đều mang ý nghĩa tiến bộ, đều dẫn tới sự phát triển kinh tế như nhau khi áp dụng ở các nước khác nhau. Do vậy, Chính phủ của mỗi nước cần nghiên cứu điều kiện, đặc điểm của đất nước mình mà lựa chọn một cơ cấu kinh tế hợp lý. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nền kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay. 2.1.1. Giai đoạn 1986-1990. Việt Nam bước vào thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 trong bối cảnh kinh tế - xã hội phức tạp. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi còn có nhiều yếu tố không thuận lợi cả trên tầm vĩ mô (mất cần bằng nghiêm trọng giữa tổng cung và tổng cầu, lạm phát phi mã và siêu lạm phát, thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại, những sai lầm nghiêm trọng trong chính sách kinh tế,...) cũng như ở cấp độ vi mô (trước hết là sự hoạt động kém hiệu quả của các xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã nông nghiệp), cả yếu tố trong nước cũng như yếu tố quốc tế (trước hết là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, vốn là nguồn viện trợ và bạn hàng chủ yếu của Việt Nam. Kết quả là vào thời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0059.doc
Tài liệu liên quan