Đề tài Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa

Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay nó có ảnh hưởng rộng khắp trong phạm vi cả nước và huyện Nam Sách cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Nam Sách có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội như có đất xây dựng các khu công nghiệp, phát triển nhanh các ngành nghề dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó huyện cũng phải chú ý giải quyết tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp của phần lớn các hộ gia đình trong huyện mà với đặc trưng một huyện thuần nông là chủ yếu. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là giải quyết việc làm cho phần lớn hộ gia đình bị đất sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó là tạo những điều kiện tốt nhất để người nông dân thích nghi với tình hình mới của quá trình đô thị hóa. Đi liền với điều này là thay đổi tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính kỷ luật. Đào tạo và nâng cao trình độ, chất lượng nguồn lao động để có thể đáp ứng được nhu cầu lao động của quá trình đô thị hóa. Vì vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp lao động trong huyện là một xu thế tất yếu ở huyện Nam Sách trong thời gian tới. Đây là một việc không hề đơn giản và cần có thời gian nghiên cứu hoạch định và đưa ra các chính sách phù hợp nhất. Vì có rất nhiều vấn để phức tạp đã nảy sinh trong quá trình triển khai như lao động thiếu trình độ, thiếu vốn.

Qua số liệu thống kê của huyện Nam Sách và kết quả khảo sát xã hội học tại các xã ở huyện Nam Sách cho thấy một bức tranh chung, khái quát về cơ cấu nghề nghiệp của người dân huyện Nam Sách dưới tác động của quá trình đô thị hóa.

 

doc56 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3755 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách Thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, tỉnh Hải Dương được Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là 18 KCN tập trung với diện tích đất quy hoạch 3.779 ha, trong đó 10 KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN với điện tích đất quy hoạch 2.061 ha. Trong 10 khu công nghiệp đang đầu tư xây dựng có 8 khu công nghiệp do nhà đầu tư trong nước đầu tư xây dựng hạ tầng, 2 khu công nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài xây dựng (khu công nghiệp Việt Hòa - KENMARK, KCN Lương Điền – Cẩm Điền). Tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN trong thời gian qua đã thực hiện là 1.950 tỷ đồng, đạt 38% nguồn vốn cần thiết đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp cần huy động. Trong đó chủ yếu nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư hạ tầng trong nước. Đến nay, đã có 6 khu công nghiệp cơ bản đầu tư xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật vả cơ bản lấp đầy điện tích đất cho thuê, như: KCN Nam Sách, KCN Đại An (giai đoạn 1), KCN Phúc Điền, KCN Việt Hoà - Kenmark, KCN Tàu thuỷ - Lai vu, KCN Tân Trường (giai đoạn 1). Các khu công nghiệp còn lại đang giải phòng mặt bằng và xây dựng hạ tầng là KCN Cộng Hoà, KCN Phú Thái, KCN Lai Cách, KCN Cẩm Điền – Lương Điền và tiếp tục thực hiện xây dựng hạ tầng phần mở rộng của các khu công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt. Dân số của tỉnh Hải Dương là 1723319 người, mật độ là 1032 người/ km2 trong đó nông thôn chiếm 86%, thành thị 14% ( số liệu năm 2008). Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 14,5%. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Xây dựng 53,07%, Dịch vụ 45,68%, Nông nghiệp - Thuỷ sản 1,25%. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt hơn 1.346 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2007. Cũng năm này, tỉnh có 1.700 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Tỉnh Hải Dương là một trong những trung tâm về công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với vị trí địa lý của tỉnh là có các đường quốc lộ 5, quốc lộ 191, quốc lộ 183, quốc lộ 17 tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu buông bán với các tỉnh lân cận như: Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Quảng Ninh…và tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước đến đây. 2.1.2. Huyện Nam Sách Huyện Nam Sách phía bắc giáp huyện Chí Linh, phía đông giáp huyện Kinh Môn và huyện Kim Thành, phía nam giáp thành phố Hải Dương, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh). Huyện Nam Sách có 18 xã (An Bình, Đồng Lạc, Nam Hưng…) và 1 thị trấn (Nam Sách) Huyện Nam Sách có một vị trí địa lý rất quan trọng nằm ở trung tâm của tâm giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh với hệ thống giao thông thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề rất đa dạng đặc biệt là việc xây dựng các khu công nghiệp, các trang trại. Đây chính là tiền đề để biến Nam Sách thành một trung tâm khu vực, điểm liên kết với các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhờ điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông mà Nam Sách đang dần trở thành một huyện có lợi thế thu hút vốn đầu tư lớn nhất so với các huyện trong toàn tỉnh. - Đặc điểm kinh tế: Chủ yếu là phát triển nông nghiệp trong những năm gần đây nông nghiệp của huyện Nam Sách đã đưa khoa học công nghệ, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất làm cho nông nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng 7,6- 7,8%/ năm(2010). Về công nghiệp, với khu công nghiệp Nam Sách phát triển mạnh góp phần giải quyết lao động việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện. Chính vì những chính sách này mà diện tích đất nông nghiệp giảm dần. Kinh tế của huyện vẫn còn nghèo nàn. Đây là một trong những thách thức cần giải quyết hiện nay. Để nhanh chóng thoát khởi tình trạng nghèo đói và giảm dần khoảng cách kinh tế so với tỉnh, nhiện vụ đặt ra cho huyện là phải đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi kinh tế nông thôn cùng với nó là điều chỉnh lại cơ cấu nghề nghiệp theo hướng giảm dần lao động trong các nghề nông nghiệp tăng tỷ trọng của lao động trong các nghề công nghiệp, dịch vụ. - Đặc điểm văn hóa -xã hội. Huyện Nam Sách - Hải Dương với diện tích 109,02 km2, dân số 118.040 người, chủ yếu là người Việt sinh sống trong đó nam giới là 60.520 người, nữ giới là 57.520 người. (Theo thống kê của huyện vào tháng 3- 2008). Cùng với những biến động của dân số thì nguồn lao động Nam Sách cũng có biến động số người trong độ tuổi lao động là 61.238 người chiếm 51,86% dân số của huyện, lao động nông nghiệp chiếm 80,48%. Hàng năm ở Nam Sách vẫn còn tới 1/4 lao động thiếu và không có việc làm mặc dù huyện có nhiều chính sách như đào tạo dạy nghề để đưa vào làm việc trong các khu công nghiệp, khôi phục phát triển làng nghề hay cho vay vốn để phát triển kinh tế gia đình giải quyết cho lao động tại chỗ. Chính vì vậy mà trong thời gian gần đây cơ cấu nghề nghiệp của lao động của huyện đang có sự chuyển đổi rõ rệt theo hướng tăng lao động trong các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của người dân chưa được nâng cao chủ yếu là sản xuất nông nghiệp dựa trên những kinh nghiệm. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được sử dụng. Tư tưởng tiểu nông làm ăn manh mún còn tồn tại. - Khái quát tình thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Nam Sách. Hiện nay, huyện Nam Sách có 10.901,89 ha diện tích đất đất tự nhiên trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 20,5% trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Theo quy hoạch đô thị hóa trong những năm gần đây thì phần lớn đất nông nghiệp đang chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, huyện Nam Sách cũng nằm trong diện được quy hoạch. Theo đó, hàng chục ha đất nông nghiệp của huyện đã chuyển sang làm đất để xây dựng cho các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư thực hiện quá trình đô thị hóa (chiếm tới 35% đất nông nghiệp của huyện). - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Sách. Quá trình đô thị hóa diễn ra đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế trong suốt thời gian qua. Làm cho bộ mặt đất nước nói chung cũng như nông thôn nói riêng có nhiều thay đổi như nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định, khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn và các lợi thế của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay cả nước đã và đang từng bước chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây là sự tiến bộ xã hội phù hợp với xu thế tất yếu lịch sử của một quốc gia, dân tộc. Nắm bắt được tình hình chiếm lược chung của cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Sách đã đưa ra chiếm lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua hàng chục ha đất nông nghiệp nằm trong diện quy hoạch nhằm phục vụ cho quá trình đô thị hóa. Vấn đề đặt ra lúc này là giải quyết đền bù và lượng lao động đang thiếu việc làm. Tình hình mới đặt ra cho huyện các chủ trương chính sách mới sao đó là chuyển đổi cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với quá trình đô thị hóa: “ Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tăng năng xuất lao động, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân”. Để thực hiện điều đó thì trước mắt phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho người dân. Quán triệt tinh thần đó mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra trong báo cáo của Đảng bộ Nam Sách đặt ra nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) là: “Tiếp tục thực hiện tốt cơ cấu kinh tế nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo”. Chính vì vậy mà trong năm 2009, huyện Nam Sách đã đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu lao động, nghề nghiệp theo hướng tăng lao động trong công nghiệp, dịch vụ và giảm lao động trong nông nghiệp. Để thực hiện tốt mục tiêu trên trong thời gian qua chính quyền địa phương xã đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể phát huy tích cực, khắc phục những khó khăn từng bước chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp một cách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 2.2. Quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của huyện Nam Sách. 2.2.1. Cơ cấu nghề nghiệp ở huyện Nam Sách. Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay nó có ảnh hưởng rộng khắp trong phạm vi cả nước và huyện Nam Sách cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Nam Sách có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội như có đất xây dựng các khu công nghiệp, phát triển nhanh các ngành nghề dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó huyện cũng phải chú ý giải quyết tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp của phần lớn các hộ gia đình trong huyện mà với đặc trưng một huyện thuần nông là chủ yếu. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là giải quyết việc làm cho phần lớn hộ gia đình bị đất sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó là tạo những điều kiện tốt nhất để người nông dân thích nghi với tình hình mới của quá trình đô thị hóa. Đi liền với điều này là thay đổi tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính kỷ luật. Đào tạo và nâng cao trình độ, chất lượng nguồn lao động để có thể đáp ứng được nhu cầu lao động của quá trình đô thị hóa. Vì vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp lao động trong huyện là một xu thế tất yếu ở huyện Nam Sách trong thời gian tới. Đây là một việc không hề đơn giản và cần có thời gian nghiên cứu hoạch định và đưa ra các chính sách phù hợp nhất. Vì có rất nhiều vấn để phức tạp đã nảy sinh trong quá trình triển khai như lao động thiếu trình độ, thiếu vốn. Qua số liệu thống kê của huyện Nam Sách và kết quả khảo sát xã hội học tại các xã ở huyện Nam Sách cho thấy một bức tranh chung, khái quát về cơ cấu nghề nghiệp của người dân huyện Nam Sách dưới tác động của quá trình đô thị hóa. 2.2.1.1. Cơ cấu nghề nghiệp xét theo địa bàn dân cư (huyện) Có ba loại chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp ở các xã như sau: - Loại 1: Nhóm xã có sự giảm mạnh hoạt động thuần nông, tăng cường hoạt động phi nông nghiệp. - Loại 2: Nhóm xã lấy nông nghiệp là chính song đang chuyển mạnh sang sản xuất kinh doanh hỗn hợp. - Loại 3: Nhóm xã lấy nông nghiệp là chính tuy có chuyển đổi ít nhiều lao động sang các dạng khác song nhóm hộ thuần nông vẫn còn khá phổ biến. Theo số liệu thống kê của phòng thống kê huyện Nam Sách năm 2006 trong 18 xã ta có biểu đồ sau số liệu sau: Biểu đồ: Cơ cấu nghề nghiệp theo địa bàn dân cư (huyện) (Nguồn thống kê huyện Nam Sách) Như vậy qua biểu đồ ta thấy có 3 xã trong huyện có hoạt động phi nông nghiệp chiếm tới 73,5 %. 15 xã còn lại thì lao động trong nông nghiệp là chủ yếu chiếm (70,2%) và (85,3%). Với xã loại 1: Có sự giảm mạnh hoạt động thuần nông, tăng cường hoạt động phi nông nghiệp, đặc biệt là tăng mạnh hoạt động kết hợp nghề nghiệp chính và một hoặc nhiều nghề nghiệp khác. Đây là loại xã có cơ cấu nghề nghiệp rất đa dạng vì ngoài sản xuất nông nghiệp, người lao động còn làm các nghề khác. Chính điều này đã tạo ra sự khác biệt giữa các xã với nhau về cơ cấu nghề nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là loại xã phát triển năng động hơn cả ngoài phát triển thế mạnh truyền thống thì còn phát huy các nguồn lực khác để đưa kinh tế đi lên. Với xã loại 2: Lấy nông nghiệp là chính song đang định hướng mạnh hoạt động kinh doanh tổng hợp. Điều này có thể lý giải bằng những thuận lợi của các xã đó là có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa phát triển mạnh. Trong cơ cấu nghề nghiệp thì nông nghiệp vẫn là nghề gốc song các hộ có xu hướng chuyển sang hỗn hợp là chính mặc dù ngành nghề nông nghiệp chiếm 70,2%. Đây là xu thế phù hợp với xu thế chung của toàn huyện. Về xã loại 3: Loại xã vốn lấy nông nghiệp làm chính song có sự chuyển dịch ít nhiều lao động sang các dạng khác, nhóm hộ thuần nông vẫn còn rất lớn. Trong khi đó các nhóm hộ phi nông nghiệp và nhóm kết hợp còn nhỏ bé, năng lực yếu kém và chưa hoàn thành nhóm phi nông nghiệp. Đây là loại xã có cơ cấu nghề nghiệp chuyển đổi chậm hơn cả một phần do tư tưởng nông nghiệp đã ăn sâu khó thay đổi và hòa nhập. Nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao 85.3%. Sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp ở ba loại xã như đã phân tích ở trên là điều tất yếu. Khi mà xã hội có những biến đổi trên nhiều bình diện như trong các ngành kinh tế thì công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng lên, chính sách nhà nước cũng khuyến khích các ngành phát triển vì vậy mà cơ cấu nghề nghiệp phải có sụ thay đổi sao cho phù hợp. Như vậy có thể nói sự biến đổi của xã hội đã tác động đến sự chuyển đổi về cơ cấu nghề nghiệp trong địa bàn dân cư huyện Nam Sách. Tuy mỗi xã có những thay đổi khác nhau, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có những chính sách phát triển kinh tế, sự nhạy bén của các gia đình hay người lao động.. 2.2.1.2. Cơ cấu nghề nghiệp xét theo hộ gia đình Song song với quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và phân loại xã theo nghề nghiệp thì cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình cũng có sự thay đổi nhất định để phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển kinh tế xã hội càng đáp ứng được sự phân công lao động trong xã hội. Cơ cấu nghề nghiệp theo hộ gia đình được hiểu là quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng vận động và phát triển giữa lực lượng lao động trong các hộ gia đình đang làm việc trong các ngành nghề khác nhau. Nghiên cứu cơ cấu lao động theo hộ gia đình hiện nay cho thấy tính đa dạng và phong phú về các ngành nghề trong hộ gia đình. Trên cơ sở đó thấy được sự vận động và biến đổi của nó trong quá trình đô thị hóa ở nông thôn. Cơ cấu nghề nghiệp theo hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu trong nhưng năm qua đã có sự chuyển đổi. Để thấy được sự chuyển đổi chúng ta cùng đi phân tích. Trước năm 2006 cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình trong xã chủ yếu là các hộ nông nghiệp. Theo số liệu của phòng thống kê huyện Nam Sách cung cấp cho thấy. Năm 2006 số hộ nông nghiệp (thuần nông) chiếm 90,2%, số hộ hỗn hợp chiếm 7,4%, số hộ phi nông chiếm 2,4%. Qua đây ta thấy Nam sách là một huyện nông nghiệp cơ cấu các hộ làm nông nghiệp chiếm đa số. Từ sau năm 2006, cơ cấu nghề nghiệp trong các hộ gia đình tại địa bàn có sự chuyển đổi rõ rệt. Sở dĩ có sự thay đổi đó là do tình hình kinh tế xã hội của Huyện đang thay đổi không ngừng. Trước quá trình đô thị hóa diễn ra thì chính quyền địa phương ban hành các chủ trương, chính sách phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Chính vì vậy mà cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình đã thay đổi theo hướng tăng các hộ gia đình phi nông nghiệp và giảm hộ làm nông nghiệp Biểu đồ chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo hộ gia đình từ (2007- 2009) Đơn vị (%) ( Nguồn: phòng thống kê huyện Nam Sách) Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy được thực trạng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình trên địa bàn huyện trong những năm qua đi theo chiều hướng phù hợp với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế cả nước và là một tất yếu của quá trình đô thị hóa. Năm 2007 số hộ thuần nông là 70,2% đến năm 2008 giảm xuống (60,5%) đến năm 2009 còn (40,0%). Chỉ trong vòng 2 năm (2007- 2009) mà số hộ thuần nông đã giảm 1,8 lần. Bên cạnh đó số hộ hỗn hợp có tăng lên đều đặn qua các năm cụ thế là năm 2007 chiếm 19,5% và 23,4% (2008) và 27,2%( 2009). Cũng trong 2 năm số hộ hỗn hợp tăng 1,4 lần. Còn hộ phi nông nghiệp tăng lên rất nhanh từ năm 2007 chỉ có 10,3% đến năm 2008 là 16,1% tăng 1,5 lần, và đến năm 2009 tăng là 32,8% tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2007 và hơn 2 lần so với năm 2008. Sự chuyển đổi theo xu hướng này là phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung là của huyện nói riêng. Những năm gần đây do quá trình quy hoạch phát triển và xây dụng mới nhiều công trình phục vụ cho người dân xã trong quá trình đô thị hóa trên diện tích đất nông nghiệp vì vậy mà các hộ thuần nông đang giảnm mạnh và thay vào đó là những hộ hỗn hợp và phi nông nghiệp. Số hộ thuần nông tuy giảm mạnh xong vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nghề nghiệp của hộ gia đình. Từ khi chính quyền địa phương thực hiện chiếm lược của quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đã tác động đến các hộ gia đình trên địa bàn. Bên cạnh đó, sự tác động của nền kinh tế thị trường, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… các hộ gia đình đã không chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp mà đã mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp. Các hộ hỗn hợp tức là ngoài sản xuất nông nghiệp còn làm các nghề phụ và các hộ phi nông nghiệp tức là làm các nghề ngoài trồng trọt và chăn nuôi. 2.2.1.3. Cơ cấu nghề nghiệp xét theo lao động Song song với quá trình chuyển đổi cơ chế thị trường cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nghề nghiệp nói riêng cũng có những chuyển đổi rõ rệt để thích ứng với quá trình đô thị hóa. Trong xu thế của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho năng suất lao động tăng lên. Lao động nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh tạo ra sự phân công lao động giữa các các ngành nghề cũng có những chuyển đổi tích cực. Bảng 1: Cơ cấu nghề nghiệp theo lao động qua các năm (2006- 2009) Đơn vị % Nghề nghiệp 2006 2007 2008 2009 Công nhân 16,0 18,0 20,0 25,0 Viên chức 10,0 11,5 14,2 16.,3 Làm ruộng 42,5 35,3 30,0 23,5 Buôn bán 11,5 12,2 14,1 15.4 Thợ thủ công 8,5 9,0 9,3 9,5 Thất nghiệp 6,2 7,0 5,4 6,0 Nghề khác 5,3 7,0 7,0 4,3 Tổng 100 100 100 100 (Nguồn : phòng thống kê huyện Nam Sách) Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ lao động có sự chuyển đổi theo xu hướng giảm lao động trong các nghề nghiệp tăng lao động trong các nghề phi nông nghiệp. Cụ thể là giảm lao động làm ruộng từ 42,5 % ( 2006) xuống 23,5% (2009) giảm 1,8 lần, tăng lao động trong các ngành công nhân từ 16,0% (2006) lên 25,0% tăng 1,6 lần, còn lao động trong các nghề nghiệp khác cũng có biến đổi tích cực. Lao động thất nghiệp là 6,2% (2006) đến năm 2008 còn 5,4%, đến năm 2009 là 6,0%. Sự thay đổi của lao động thất nghiệp không ổn định có sự suy giảm song còn chậm. Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo lao động là phù hợp với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế đó là giảm tỷ trọng của lao động trong nông - lâm – ngư nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ. Vì vậy lao động trong các ngành này có sự thay đổi là điều tất yếu phù hợp với quy luật phát triển và phù hợp với sự biến đổi của xã hội. 2.2.2. Các nhân tố tác động đến chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn. Chuyển đổi cơ cấu lao động nói chung và chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp nói riêng là một trong những xu hướng khách quan trong tình hình mới dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Và xu hướng này chịu tác động, chi phối từ nhiều nhân tố khác nhau. Qua nghiên cứu về sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của huyện Nam Sách dưới sự tác động của các nhân tố sau: 2.2.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trong một nền kinh tế hiện đại các chính sách kinh tế xã hội có tác động điều chỉnh các bộ phận cấu thành một nền kinh tế. Tác động điều chỉnh này phải tạo ra cân đối giữa tổng cung và cầu trong xã hội từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự tác động của đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế đất nước nói chung và đến cơ cấu nghề nghiệp nói riêng. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu tạo nên những chuyển biến to lớn sâu sắc trong xã hội nông thôn nói chung cũng như những chuyển đổi trong cơ cấu nghề nghiệp. Các chính sách được ban hành phải dựa theo tình hình và những điều kiện cụ thể. Trước những điều kiện và hoàn cảnh mới ở đây là bối cảnh của quá trình đô thị hóa cho nên chính sách cũng có đổi mới. Những đổi mới trong cơ chế, chính sách là như nhau trong cả nước vậy mà lại có vùng, địa phương thậm chí ở những hộ gia đình thì lại có sự phát triển và tính năng động khác nhau. Trong những năm qua thực hiện quá trình đô thị hóa ở các vùng nông thôn nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mang tầm vĩ mô và vi mô. Các chính sách như: thu hồi đất nông nghiệp, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong những ngành nghề, lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn… Đây là những chính sách quan trọng đã tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân huyện Nam Sách như giảm nhanh lao động trong ngành nông nghiệp tăng nhanh lao động công nghiệp dịch vụ. Ngoài ra còn nhiều chính sách khác như khuyến khích nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề đề người lao động có thể tự tạo được việc làm hoặc có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra. Chính quyền địa phương đã có nhiều đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành bám sát mục tiêu nhiệm vụ lãnh đạo chỉ đạo các cấp nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn phối hợp với các thành phần kinh tế tạo nên sức mạnh tổng hợp. Các chính sách có tác động giám tiếp nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp. Tóm lại, các chính sách kinh tế - xã hội tuy là nhân tố khách quan song nó có tác động chi phối mạnh mẽ sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động, nghề nghiệp. Nó là sự thể hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước cụ thể về tất cả các vấn đề, các lĩnh vực của quốc gia. Nó đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiện vụ chung trên cơ sở đó các cấp chính quyền địa phương đưa ra chiếm lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương sao cho phù hợp với những điều kiện thế mạnh của địa phương nhưng tránh sự áp dụng một cách máy móc dập khuôn. 2.2.2.2 Trình độ học vấn của người dân. Đây là một trong những nhân tố quan trọng làm cho cơ cấu nghề nghiệp của lao động chuyển đổi trong quá trình đô thị hóa. Bởi lẽ nếu như trình độ học vấn của người lao động được nâng cao sẽ tác động đến nhận thức của họ về mặt xã hội, tạo cho họ tiếp nhận nhanh chóng hơn những tiến bộ xã hội cũng như những các kiếm thức khoa học kỹ thuật trên cơ sở đó họ sẽ có ý thức cũng như khả năng tạo công ăn việc làm. Trình độ học vấn, dân trí tăng đã đưa đến những định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường, khả năng của bản thân. Sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động theo trình độ học vấn ở huyện Nam Sách ở mức khá. Hiện nay huyện đã phổ cập xong THPT, số người ở trình độ THCN, CĐ- ĐH ngày càng gia tăng. Đây là một thuận lợi cơ bản để chính quyền địa phương thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp. Trình độ học vấn là bước đệm rất cần thiết để người lao động có thể học cao hơn hay có điều kiện thoát ly khỏi đồng ruộng. Trình độ học vấn giúp người lao động tiếp cận với thị trường lao động để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Điều này tạo ra sự đa dạng hóa trong các nghề nghiệp. Ảnh hưởng của trình độ học vấn có thể được đánh giá qua mối tương quan giữa cấp học và thu nhập của người lao động. Khi trình độ học vấn càng cao thì thu nhập của người lao động càng cao. Qua bảng số liệu sau thể hiện cụ thể hơn về điều này. Bảng 2: Tương quan giữa thu nhập và trình độ học vấn Đơn vị (%) Thu nhập <cấp 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 TCCN CĐ-ĐH Sau ĐH Từ 100.000- dưới 500.000 53,3 50.0 28,1 5,6 0 0 0 Từ 500.000- dưới 1.000.000 25,4 26,5 35,9 13,1 16,4 2,3 1,2 Từ 1.000.000- dưới 1.500.000 16,1 17,2 25,8 60,5 38,4 12,7 9,4 Trên 2.000.000 5,2 6,3 10,2 20,8 55,2 85.0 89,4 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: khảo sát xã hội học ở Nam Sách) Qua bảng số liệu trên ta thấy được sự ảnh hưởng của trình độ học vấn ( cấp học) tới thu nhập của người lao động. Khi trình độ học vấn càng cao thì thu nhập sẽ cao. Cụ thể là cứ trong 100 người có trình độ TCCN thì có 0 người nào thu nhập ở mức dưới 500.0000 đồng/ tháng. Trong khi đó trong 100 người ở trình độ dưới cấp 1 thì có tới 53,3 người thu nhập dưới 500.000đ/ tháng và chỉ có 5,2 người có thu nhập từ 2.000.000. Đây là một ví dụ đơn cử nhưng cũng đủ cho thấy mối tương quan này. Như vậy, nhân tố về trình độ học vấn của người lao động không chỉ có tác động là sự chuyển đổi nhanh hay chậm của cơ cấu lao động trên địa bàn mà còn là nhân tố quan trọng đánh giá về thu nhập của người lao động. 2.2.2.3. Áp lực đất đai, dân số Trong quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với tốc độ gia tăng số một cách chóng mặt hiện nay đã có ảnh hưởng to lớn tới các vùng nông thôn ở nước ta. Những tác động đó làm cho cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn thay đổi. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn đã tạo điều kiện cho nông thôn ngày càng phát triển nhanh và hiệu quả cao. Muốn vậy cần phải nắm vững xu hướng vận động tất yếu có tính quy luật của quá trình này. Những năm qua, diện tích đất nông nghiệp ở Nam Sách đã bị thu hẹp nhanh để thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển khu công nghiệp, khu dân cư của quá trình đô thị hóa. Theo báo cáo của huyện thì có tới 35% diện tích đất nông nghiệp thuộc diện quy hoạch trrong tổng diện tích đất tự nhiên. Điều này làm cho một số người lao động nôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và tạo việc làm của lao động nông thôn.doc
Tài liệu liên quan