Đề tài Cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Lời giới thiệu

CHƯƠNG I: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA VỐN TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH DOANH VÀ CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1

I. Tập đoàn kinh doanh: Khái niệm, đặc điểm và các mô hình 1

1. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh doanh 1

1.1. Khái niệm mô hình Tập đoàn kinh doanh 1

1.2. Tính tất yếu của các Tập đoàn kinh doanh 1

1.3. Các phương thức hình thành các Tập đoàn kinh doanh 3

2. Đặc điểm của Tập đoàn kinh doanh 4

3. Vai trò, ý nghĩa của các Tập đoàn kinh doanh 4

4. Các hình thức chủ yếu của Tập đoàn kinh doanh 6

4.1. Căn cứ vào phương thức hình thành và các nguyên tắc tổ chức 6

4.2. Căn cứ vào các hình thức biểu hiện và tên gọi 7

II. Cơ chế điều hòa vốn trong các Tập đoàn kinh doanh 8

1. Vốn và yêu cầu sử dụng vốn có hiệu quả 9

1.1. Khái niệm vốn 9

1.2. Tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. 10

1.2.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 10

1.2.2. Tầm quan trọng của vốn hay yêu cầu sử dụng vốn có hiệu quả 11

2. Cơ chế điều hòa vốn trong các Tập đoàn kinh doanh 12

2.1. Sự cần thiết phải tiến hành điều hòa vốn trong các TĐKD. 12

2.2. Các hình thức điều hòa vốn trong các Tập đoàn kinh doanh. 13

2.1.1. Các Tâp đoàn điều hòa vốn thông qua các tổ chức tài chính. 13

2.2.2. Các HOLDING COMPANY ( Công ty Mẹ ) 16

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa vốn trong các TĐKD. 17

2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 17

2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô. 17

III. Tổng công ty theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam và cơ chế điều hòa vốn trong các Tổng công ty Nhà nước (TCT) 19

1. Tổng công ty theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam. 19

1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước. 19

1.2. Một số kết quả ban đầu 20

2. Cơ chế điều hòa vốn trong các TCT Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 21

2.1. Cơ chế điều hòa vốn 21

2.1.1. Các TCT Nhà nước chưa hình thành các tổ chức tài chính trung gian. 21

2.1.2. Các TCT Nhà nước đã hình thành các tổ chức tài chính trung gian. 25

2.2. Một số tồn tại cơ bản của cơ chế điều hòa vốn trong các TCT Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 26

CHƯƠNG II: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA VỐN Ở TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 28

I. Khái quát về Tổng công ty Giấy Việt Nam. 28

1. Lịch sử hình thành và phát triển 28

2. Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức 30

3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 34

II. Thực trạng cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam. 37

1. Các hình thức điều hòa vốn hiện nay ở Tổng công ty Giấy Việt Nam 38

1.1. Điều động tài sản và vốn giữa các doanh nghiệp thành viên 38

1.2. Trích lập và sử dụng các quỹ tài chính tập trung. 30

1.3. Điều động vốn bằng cơ chế vay trả với lãi suất nội bộ. 45

2. Đánh giá công tác điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam 47

2.1. Một số kết quả đã đạt được trong công tác điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam 47

2.2. Một số tồn tại cơ bản trong cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam 49

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA VỐN Ở TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 51

I. Quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy và quan điểm cơ bản của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong công tác điều hòa vốn 51

1. Quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp Giấy Việt Nam 51

2. Các căn cứ và quan điểm cơ bản của Tổng công ty Giấy trong công tác điều hoà vốn 54

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế điều hòa vốn ở TCT Giấy Việt Nam 55

1. Tiến tới thành lập công ty tài chính, công ty bảo hiểm ngành Giấy. 55

2. Ban hành chính sách công khai, cụ thể về kế hoạch và phương thức điều hòa vốn 58

3. Đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên kinh doanh có hiệu quả 60

4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác điều hòa vốn. 61

5. Xây dựng hệ thống thông tin tài chính nội bộ 62

6. Kết hợp sự quản lý, điều tiết về vốn của Tổng công ty với việc đẩy mạnh phân cấp quản lý vốn giữa các doanh nghiệp thành viên. 63

7. Cổ phần hóa một số doanh nghiệp vừa và nhỏ 64

8. Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp giấy Việt Nam. 64

9. Phát hành trái phiếu công trình để huy động vốn 66

III. Một số kiến nghị với Nhà nước để thực hiện giải pháp. 69

1. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhà nước 69

2. Kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn ngân sách. 70

3. Kiến nghị phục vụ chương trình đầu tư phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam. 70

Kết luận 72

Tài liệu tham khảo 73

 

doc79 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì đó là hình thức biến tướng của nó như là: cho vay trả chậm, hố trợ về giá, cho vay nguyên vật liệu,... - Các Tổng công ty nhà nước có công ty tài chính mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay và đều là các Tổng công ty lớn mạnh hàng đầu của Việt Nam. Các công ty tài chính này còn gặp nhiều khó khăn trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu một hệ thống chính sách tương thích để hướng dẫn và điều tiết hoạt động của nó. Thậm chí có Tổng công ty trong cơ cấu tổ chức thì có công ty tài chính song chưa có nhân viên và vẫn ở trên giấy tờ. - Việc sử dung các quỹ tài chính tập trung còn rất hạn chế. Lượng vốn trích lập các quỹ này là rất ít và hơn thế nữa nó rất ít được sử dụng cho đầu tư phát triển. CHƯƠNG II Cơ chế điều hòa vốn ở tổng công ty giấy việt nam I. Khái quát về Tổng công ty Giấy Việt Nam 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam Tổng công ty Giấy Việt Nam là DNNN thuộc Bộ Công nghiệp và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Tổng công ty Giấy là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu để giao dịch theo quy định của nhà nước. Tiền thân của Tổng công ty Giấy Việt Nam là Liên hiệp các xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm. Năm 1976 , công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và công ty Giấy Gỗ Diêm phía Nam được thành lập. Hai công ty thực hiện chức năng quản lý sản xuất đối với các xí nghiệp quốc doanh Giấy Gỗ Diêm. Công ty vừa là cơ quan quản lý cấp trên, vừa là cấp kế hoạch, vừa là cơ quan cấp điều hành sản xuất - kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Kế hoạch sản xuất - kinh doanh của đơn vị trong công ty hoàn toàn do công ty phân giao và quyết định. Công ty cân đối đầu vào, giao chỉ tiêu vật tư, chỉ định địa chỉ và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra, đánh giá, công nhận mức hoàn thành kế hoạch sản xuất - kinh doanh và duyệt quyết toán tài chính năm đối với các xí nghiệp thành viên. Năm 1978 - 1984 Liên hiệp xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc (LHXNGGD) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và phía Nam theo Nghị định 302/ CP ngày 01/12/1978 của hội đồng Chính phủ. Liên hiệp vừa là cơ quan cân đối, phân giao kế hoạch - sản xuất kinh doanh vừa là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp cửa các đơn vị thành viên. Năm 1984 - 1990: trong hoàn cảnh địa lý nước ta, điều kiện thông tin trao đổi giữa các khu vực trong cả nước còn gặp khó khăn, để thuận lợi trong quản lý và điều hành trong sản xuất, năm 1994 Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được tách ra thành hai liên hiệp khu vực: Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1 ( phía Bắc) và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 2 ( phía Nam ). Mặc dù đến năm 1987 mới có Quyết định 217/HĐBT, nhưng thực tế hai liên hiệp khu vực vẫn hoạt động như LHXNGGD toàn quốc vì thời gian này vẫn còn cơ chế bao cấp. Các đơn vị thành viên vẫn phụ thuộc toàn diện vào hai liên hiệp. Nhìn chung mô hình tổ chức của công ty, liên hiệp lúc bấy giờ hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế vận hành thời bao cấp. Điều đó thể hiện : + Công ty, liên hiệp là cấp trên trực tiếp của các xí nghiệp. + Công ty, liên hiệp là cấp kế hoạch. + Kinh phí hoạt động của công ty, liên hiệp do các xí nghiệp thành viên đóng góp. Năm 1990-1993, sự ra đời của Quyết định 217/ HĐBT đã xoá bỏ cơ chế quản lý bao cấp, tháo gỡ khó khăn cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Sự đổi mới cơ chế quản lý tạo cho các xí nghiệp thành viên có quyền tự chủ về tài chính và sản xuất kinh doanh. Vai trò tác dụng của liên hiệp từ đó bị lu mờ dần. Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, ngày 13/8/1990 liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc (LHSX—XNKGGD) được thành lập theo Quyết định 368/CNg - TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ trên cơ sở hợp nhất hai Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1 và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 2. Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc hoạt động theo điều lệ liên hiệp xí nghiệp quốc doanh ban hành tại nghị định 27/HĐBT ngày 22/3/1989. Đến năm 1995, ngành Giấy đề nghị nhà nước cho tách riêng vì ngành Gỗ Diêm là một ngành kinh tế - kỹ thuật khác không gắn liền với ngành Giấy. Mặc dù ngành Giấy và ngành Gỗ Diêm cùng sử dụng nguyên liệu là gỗ nhưng gỗ trong ngành Giấy khác hoàn toàn so với gỗ trong ngành Gỗ Diêm. Do vậy dẫn đến việc quản lý chuyên ngành khác nhau, tính chất sản xuất khác nhau, doanh thu khác nhau cho nên ngành Giấy cần tách riêng ra với mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tăng cường sức mạnh của ngành kinh tế - kỹ thuật, góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy dẫn đến sự ra đời của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 256/TTg ra ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 52/CP ra ngày 02/08/1995 của Chính phủ ban hành điều lệ về tổ chức hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Tổng công ty Giấy Việt Nam là DNNN có quy mô lớn nhất toàn ngành Giấy, bao gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc vào các đơn vị sự nghiệp có liên quan gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giấy và trồng rừng nguyên liệu giấy, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu giấy của thị trường. Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh giấy các loại đảm bảo cân đối nhu cầu thiết yếu về giấy do nhà nước giao, chăm lo phát triển vùng nguyên liệu giấy, cung ứng vật tư, nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị cho ngành giấy, thực hiện xuất nhập khẩu giấy và các loại hàng hoá khác có liên quan đến ngành giấy theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Giấy Việt Nam 2.1. Chức năng hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam Tổng công ty Giấy Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ công nghiệp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý nhà nước. Tổng công ty Giấy có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước giao theo quy luật của pháp luật và có quyền giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng. Tổng công ty Giấy có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Tổng công ty Giấy có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty. Tổng công ty Giấy có quyền quản lý, tổ chức kinh doanh, đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Tổng công ty Giấy được mời và tiếp đối tác kinh doanh nước ngoài; được sử dụng vốn và các quỹ của Tổng công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh theo nguyên tắc bảo toàn có hiệu quả; được hưởng các chế độ có ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của nhà nước. Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán tập trung đối với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty và hạch toán kinh tế tổng hợp trên cơ sở hạch toán đầy đủ của các đơn vị thành viên. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế nội bộ. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, tài khoản tại ngân hàng và con dấu riêng, có điều lệ hoạt động theo quy định của nhà nước và của Tổng công ty. 2.2. Cấu trúc tổ chức của toàn Tổng công ty Giấy Việt Nam Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy quản trị Tổng công ty Giấy Việt Nam Hội đồng quản trị Ban giám đốc Công ty Giấy Bãi Bằng Công ty Giấy Tân Mai Công ty VPP Hồng Hà Trường Đào Tạo nghề giấy Viện nghiên cứu giấy và Xenluylo Công ty Gỗ Đồng Nai Phòng XNK Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng nghiên cứu phát triển Phòng quản lý kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Văn phòng .......... Ta thấy rằng cấu trúc tổ chức của Tổng công ty là một cấu trúc ma trận bởi vì nó đã đáp ứng được đòi hỏi về kỹ thuật và công nghệ, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, trao đổi thông tin giữa các bộ phận được đáp ứng, nó khai thác được tối đa nguồn nhân lực, nhìn chung thì mô hình hoạt động và bộ máy Tổng công ty phần nào đã được kiện toàn và phù hợp với điều lệ. Tuy nhiên vẫn gây ra sự lẫn lộn về quyền lực giữa các bộ phận, đánh giá mức độ quản trị của các bộ phận gặp nhiều khó khăn, vẫn còn tình trạng hình thức quản lý đi sau chức năng tổ chức bị suy giảm đi. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, tài khoản tại ngân hàng và con dấu riêng, có điều lệ hoạt động theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty. Tổng công ty Giấy Việt Nam là một DNNN dưới sự quản lý của trung ương với nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh giấy, ngoài ra công ty còn thực hiện công tác quản lý các đơn vị trực thuộc. Do đó, cơ cấu của Tổng công ty bao gồm: + Hội đồng quản trị, ban kiểm soát. + Tổng giám đốc và bộ máy làm việc. + Các đơn vị thành viên. Bộ máy của Tổng công ty do TGĐ quyết định và phê duyệt theo điều lệ hoạt động của Tổng công ty . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty bao gồm các phòng theo sơ đồ 1. Nhiệm vụ của các phòng ban của Tổng công ty. Văn phòng : thay mặt TGĐ giao dịch với các cơ quan hữu quan, tham mưu truyền đạt những quy định của TGĐ về lĩnh vực hành chính, tổ chức in ấn lưu trữ tài liệu của Tổng công ty. Bố trí lịch làm việc của TGĐ, phó TGĐ và các phòng. Xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty, quy chế lao động, quy chế tiền lương, kỷ luật, đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức lao động, lĩnh vực hành chính pháp chế và trong lĩnh vực đối ngoại. Phòng cố vấn: có nhiệm vụ tư vấn cho TGĐ về các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và trong quản lý của Tổng công ty. Đây là trung tâm giao dịch của hiệp hội giấy Việt Nam ( cả trung ương và địa phương), là nơi tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát giúp TGĐ lo công tác an toàn lao động. Phòng kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu thị trường giúp TGĐ ra các quyết định chính xác, phù hợp trong sản xuất kinh doanh. Đôn đốc các đơn vị thành viên của Tổng công ty thực hiện các nhiệm vụ đã vạch ra, kết nối giữa các bạn hàng, các nhà cung cấp lớn cho các đơn vị thành viên. Phòng kế hoạch kinh doanh có vai trò lớn trong việc giúp TGĐ xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, dài hạn, kế hoạch giá thành, điều phối tác nghiệp sản xuất kinh doanh xây dựng chiến lược thị trường để cân đối nhu cầu giấy cho xã hội. Thực hiện việc bình ổn giá các sản phẩm giấy in, giấy viết, giấy in báo theo quy định của nhà nước. Phòng dự án: có trách nhiệm tìm hiểu ngành giấy trên quy mô toàn cầu, nắm bắt các thông tin mới về khoa học kỹ thuật trong ngành giấy để định hướng phát triển ngành, phối hợp với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty triển khai các đề tài khoa học, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong ngành, giúp TGĐ đưa ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật, thực hiện chức năng quản lý cấp trên về kỹ thuật theo quy định của nhà nước ban hành. Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ khảo sát thị trường trong nước và nước ngoài về mặt hàng xuất nhập khẩu, đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, máy móc với các đơn vị trong nước và nước ngoài. Giúp TGĐ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm ổn định sản xuất và phát triển của ngành giấy, cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước, tham gia từng bước vào thị trường ngoài nước để tiến đến hòa nhập với ngành giấy trong khu vực . Phòng quản lý kỹ thuật: chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm soát và nghiên cứu các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, từ đó đưa ra các chính sách, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của mình và còn phải quản lý nhân viên của đơn vị. Phòng tài chính kế toán : Cân đối vốn hiện có của các đơn vị thành viên để lập phương án giúp TGĐ giao lại vốn và các nguồn lực khác của nhà nước cho các đơn vị thành viên. Điều chỉnh vốn theo hình thức tăng, giảm khi có sự thay đổi nhiệm vụ hoặc quy mô phát triển sản xuất của các đơn vị thành viên theo quyết định của TGĐ. Thực hiện thủ tục điều hoà vốn NSNN cấp giữa các doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty theo quyết định của TGĐ, theo dõi chặt chẽ việc giao nhận vốn, nghĩa vụ nộp tiền sử dụng vốn cũng như quản lý vốn theo chế độ hiện hành giữa các đơn vị thành viên được điều hoà vốn. Xây dựng và thực hiện phương án huy động và cho vay vốn, phục vụ yêu cầu vốn của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Xây dựng kế hoạch tài chính năm của toàn bộ Tổng công ty trên cơ sở kế hoạch tài chính của các đơn vị thành viên. Kiểm tra và kiến nghị Tổng công ty bảo lãnh đối với các khoản vay tín dụng của các đơn vị thành viên. Thực hiện vốn vay tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty. Thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN theo chế độ hiện hành. Quản lý và hạch toán các loại quỹ của Tổng công ty được trích lập theo quy định của Bộ tài chính. Tổ chức hạch toán tổng hợp các loại vốn, quỹ, tổng hợp giá thành, kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở báo cáo quyết toán của các đơn vị thành viên và hạch toán kinh tế đối với phần trực tiếp kinh doanh của Tổng công ty. Thực hiện báo cáo kế toán định kỳ của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của nhà nước. Lập báo cáo tài chính tổng hợp hàng năm của Tổng công ty trên cơ sở tổng hợp các bảng cân đối kế toán của các đơn vị thành viên trình HĐQT để công bố báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của Bộ tài chính. Kiểm tra và chủ trì quyết toán cho các đơn vị thành viên. Tổng hợp báo cáo quyết toán toàn Tổng công ty trình Bộ tài chính xét duyệt. Quy định các biểu mẫu báo cáo kế toán nội bộ toàn Tổng công ty ( ngoài các biểu báo cáo theo quy định của nhà nước) để phục vụ cho yêu cầu quản lý tổng hợp của toàn Tổng công ty. Tổ chức phổ biến thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán nhà nước và các quy định của Tổng công ty cho các đơn vị thành viên. 3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập và hoạt động với chức năng thực hiện sản xuất và kinh doanh: nhập khẩu bột giấy, tiếp nhận vật tư hoá chất, thiết bị phụ tùng để phân phối cho các đơn vị thành viên. Là trung gian tiêu thụ sản phẩm giấy trên thị trường nội địa, thị trường thế giới và hợp đồng ủy thác các loại vật tư nguyên liệu cho các công ty thành viên và các thành viên trong hiệp hội giấy Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của HĐQT, ban TGĐ, các chủ trương nhằm tạo “cú huých” và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp như Tân Mai, Đồng Nai, Bình An,Việt Trì, Vạn Điểm, Hoà Bình... đã được thực hiện nghiêm túc. Trong những năm qua đã không xảy ra những “cú sốc” thiếu nguyên liệu, hoá chất, không bị thất thoát hư hỏng bất kỳ một tấn nguyên liệu nhập khẩu nào, mặc dù không phải không có những trục trặc trong thủ tục giao dịch, khó khăn trong giao nhận. Có thể nói, Tổng công ty đã hoàn thành khá xuất sắc ý đồ, mục đích thành lập của mình . Tình hình sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty Giấy Việt Nam được thể hiện qua các báo cáo tài chính sau: Bảng 1: Bảng cân đối tài sản tính đến 31/12/2000. Đơn vị : Triệu Đồng A.Tài sản 1998 1999 2000 I. TSLĐ& Đầu tư ngắn hạn 1.312.712.930 1.599.294.983 1.681.399.743 1. Tiền mặt 49.472.424 47.851.861 44.230.114 2. Đầu tư ngắn hạn 535.000 3.535.000 3.535.000 3. Phải thu 526.059.912 685.466.668 685.872.767 4. Hàng tồn kho 706.454.319 802.976.796 899.132.020 5. TSLĐ khác 21.665.785 59.288.229 40.087.239 6. Chi phí sự nghiệp 8.525.490 176.429 8.542.603 II.TSCĐ& Đầu tư dài hạn 836.961.921 912.763.483 926.555.466 1. TSCĐ 742.801.492 715.962.149 696.900.319 2. Đầu tư tài chính dài hạn 15.534.318 14.868.249 14.629.809 3. Chi phí XDCB dở dang 76.282.111 180.436.185 213.419.673 4. Ký quỹ, ký cược dài hạn 2.344.000 1.496.900 1.605.665 Tổng cộng Tài sản 2.149.674.851 2.512.058.466 2.607.955.209 B. Nguồn vốn I. Nợ Phải trả 1.024.540.114 1.405.988.134 1.505.015.959 1. Nợ ngắn hạn 845.041.747 1.125.168.973 1.133.931.880 2. Nợ dài hạn 170.750.716 273.541.287 362.454.705 3. Nợ khác 8.747.651 7.277.874 8.629.374 II. Nguồn vốn Chủ sở hữu 1125.134.737 1.106.070.332 1.102.939.250 1.Nguồn vốn – Quỹ 1.116.378.674 1.050.719.132 1.041.048.462 2. Nguồn kinh phí 8.756.063 55.351.200 61.890.788 Tổng cộng Nguồn vốn 2.149.674.851 2.512.058.466 2.607.955.209 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Tổng công ty Giấy Việt Nam Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Triệu Đồng. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1. Doanh thu thuần 2.220.880 2.238.534 2.241.357 2. Giá vốn hàng bán 1.968.253 2.007.820 1.957.553 3. LN gộp 252.627 230.533 283.804 4. Chi phí bán hàng 45.766 39.321 40.257 5. Chi phí quản lý DN 131.178 140.495 145.874 6.LN thuần từ HĐSXKD 75.683 50.517 97.673 7. Thu nhập hoạt động TC 8.567 3.943 4.587 8. Chi phí hoạt động TC 2.777 10.175 52.684 9. LN hoạt động tài chính 5.790 (6.232) 48.097 10. Các khoản TN bất thường 6.702 5.360 3.542 11. Chi phí bất thường - 2.759 1.587 12. LN bất thường 6.702 2.600 1.955 13. LN trước thuế 88.157 47.086 51.531 14. Thuế TNDN phải nộp 31.736 17.197 16.490 15. LN sau thuế 56.421 28.890 35.041 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Tổng công ty Giấy Việt Nam II. Thực trạng cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam hiện nay Quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “ thí điểm thành lập các TĐKD ” ra ngày 7-3-1994 đã nêu rõ nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của tập đoàn, trong đó có nêu rõ: mỗi tập đoàn được thành lập các tổ chức tài chính ngành như công ty tài chính, công ty bảo hiểm,... để huy động vốn, điều hòa vốn phục vụ cho yêu cầu phát triển nội bộ của tập đoàn hoặc liên doanh với các đơn vị kinh tế khác. Tuy nhiên do còn nhiều nguyên nhân, hiện nay Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn chưa thành lập được cho mình một tổ chức tài chính riêng để huy động, điều hòa vốn phục vụ cho yêu cầu phát triển của Tổng công ty. Vì vậy, hiện nay ở Tổng công ty Giấy Việt Nam, hoạt động điều hòa vốn vẫn được tiến hành theo các phương thức như của một TĐKD chưa có các tổ chức tài chính ngành. 1. Các hình thức điều hòa vốn hiện nay ở Tổng công ty Giấy Việt Nam Tổng công ty Giấy Việt Nam có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp. Tổng công ty giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên trên cơ sở số vốn và nguồn lực mà Nhà nước đã giao cho Tổng công ty, phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị thành viên và phương án sử dụng vốn được HĐQT phê duyệt. Các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước nhà nước và Tổng công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực được giao. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ và hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị thành viên, Tổng công ty có thể điều hòa nguồn vốn cho các đơn vị thành viên theo các phương thức sau: 1.1. Điều động tài sản và vốn giữa các đơn vị thành viên 1.1.1. Quy chế chung của Tổng công ty Giấy Việt Nam Điều 7 - quy chế tài chính của Tổng công ty Giấy quy định: Tổng công ty được quyền điều động vốn nhà nước từ doanh nghiệp thành viên thừa sang doanh nghiệp thành viên thiếu tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh đã được Tổng công ty phê duyệt. TGĐ xây dựng phương án điều động, báo cáo HĐQT phê duyệt và ra quyết định điều động theo nguyên tắc ghi tăng, giảm vốn. Riêng tài sản bằng vốn vay đơn vị nhận sẽ phải trả cho đơn vị bị điều động phần giá trị còn lại của tài sản bằng vốn vay. 1.1.2. Một số kết quả đạt được trong việc điều động vốn Nhà máy gỗ Đồng Nai và công ty giấy Việt Trì là một trong những doanh nghiệp thành viên gặp nhiều khó khăn trong những năm qua. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này rất thiếu vốn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, đặc biệt là vốn lưu động. Căn cứ vào tình hình cụ thể của các doanh nghiệp thành viên trong toàn Tổng công ty, trong năm 1999, Tổng công ty đã quyết định điều động một lượng vốn lưu động từ công ty giấy Bãi Bằng sang để hỗ trợ khó khăn cho các đơn vị trên: Bảng 3: Tình hình điều động vốn năm 1999 Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị Vốn lưu động tăng Vốn lưu động giảm Công ty giấy Việt Trì 5300 Nhà máy gỗ Đồng Nai 5000 Công ty giấy Bãi Bằng 10300 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Tổng công ty Giấy Việt Nam Nhờ có sự điều động vốn kịp thời của Tổng công ty, giá trị tài sản của các đơn vị được điều động đã có sự thay đổi rõ ràng, đặc biệt là sự bổ sung kịp thời về vốn lưu động. Tài sản lưu động của nhà máy gỗ Đồng Nai tăng 45%, của công ty giấy Việt Trì tăng 20,19%. Nhờ đó, các đơn vị này có điều kiện mở rộng sản xuất, phấn đấu thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất mà Tổng công ty giao cho: Bảng 4: Bảng kết cấu tài sản của các đơn vị trước và sau khi được điều động vốn (năm 1999) Đơn vị: Triệu đồng Năm Đơn vị Tslđ Tscđ Năm 1999 Năm 2000 Năm 1999 Năm 2000 Nhà máy giấy Việt Trì 20800 25000 83000 76100 Nhà máy gỗ Đồng Nai 9093 13203 6109 7600 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Tổng công ty Giấy Việt Nam Bảng 5: Hiệu quả sử dụng vốn trước và sau khi được điều động vốn của các đơn vị trên. Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 Giấy Việt Trì Gỗ Đồng Nai Giấy Bãi Bằng Giấy Việt Trì Gỗ Đồng Nai Giấy Bãi Bằng Doanh thu 73400 8400 638900 101000 9800 722600 Lợi nhuận 468 (126) 34000 871 186 36000 DT/TSLĐ 3,53 0,92 1,4 3,74 0,96 1,45 LN/TSLĐ(%) 2,26% 0 - 3,26% 1,83% - Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Tổng công ty Giấy Sau khi có sự hỗ trợ tài chính của Tổng công ty thông qua công tác điều hòa vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị trên đã tiến bộ hơn rất nhiều: lợi nhuận sau thuế của công ty giấy Việt Trì đã tăng lên gần gấp 2 lần, đặc biệt nhà máy gỗ Đồng Nai từ chố làm ăn thua lỗ đã bắt đầu có lãi. Mặt khác, việc điều động vốn của Tổng công ty từ công ty giấy Bãi Bằng đã không làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị này. Công ty giấy Bãi Bằng tiếp tục kinh doanh có hiệu quả: lợi nhuận sau thuế tăng hơn 2 tỷ đồng (Bảng 5). 1.2. Trích lập và sử dụng các quỹ tài chính tập trung 1.2.1. Quy chế chung của Tổng công ty Giấy Các quỹ tài chính tập trung được thành lập nhằm đề phòng những biến cố bất thường có thể xẩy ra làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Việc trích lập được thực hiện đều đặn hàng năm ngay cả khi chưa có rủi ro. Vì vậy nếu có kế hoạch sử dụng hợp lý thì lượng vốn nhàn rỗi này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng công ty được thành lập nhằm quản lý các đơn vị thành viên một cách tập trung, nhờ đó tăng sức mạnh tài chính cũng như sức mạnh cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Để thực hiện chức năng quản lý tài chính tập trung của mình, Tổng công ty cần có một nguồn tài chính đủ mạnh, và vì vậy quỹ tài chính tập trung được ra đời. Các quỹ này được hình thành từ lợi nhuận sau thuế của các đơn vị thành viên theo quy chế tài chính, bao gồm: Quỹ dự trữ tài chính Tổng công ty được điều động 10% quỹ dự trữ tài chính được trích hàng năm của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập để thành lập quỹ dự trữ tài chính tập trung của Tổng công ty. Quỹ này được sử dụng để bù đắp, hỗ trợ trong các trường hợp thiệt hại về vốn do thiên tai, địch hoạ, rủi ro trong kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên mà các khoản dự phòng được trích trong giá thành và tiền đền bù của cơ quan bảo hiểm không đủ bù đắp. Trong trường hợp cần thiết, Tổng công ty có thể huy động dưới hình thức vay với lãi suất nội bộ quỹ dự trữ tài chính của doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập để sử dụng chung trong Tổng công ty hay hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên khi rủi ro mất vốn. Tổng số dư quỹ dự phòng tài chính tập trung trên Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ của Tổng công ty. Quỹ đầu tư phát triển: Đây là quỹ có vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp thành viên cũng như của bản thân Tổng công ty. Quỹ này được hình thành từ các nguồn sau: - Huy động không hoàn lại 20% quỹ phát triển kinh doanh được trích hàng năm của các doanh nghiệp hạch toán độc lập. - Lợi nhuận còn lại sau thuế của doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc và phần lợi nhuận được chia từ liên doanh do Tổng công ty trực tiếp quản lý. Mức trích cụ thể do HĐQT phê duyệt từng năm theo đề nghị của TGĐ. - Tổng công ty huy động 100% nguồn vốn khấu hao cơ bản được trích hàng năm của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập (trừ nguồn vốn khấu hao cơ bản của tài sản cố định mua bằng nguồn vốn vay mà chưa trả hết nợ) dưới hình thức ghi tăng, giảm vốn. Quỹ đầu tư phát triển được dùng để đầu tư tập trung, kể cả bổ sung vốn điều lệ cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên nhằm phát triển kinh doanh theo định hướng phát triển củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0044.doc
Tài liệu liên quan