Đề tài Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.5

LỜI NÓI ĐẦU.6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC LỰA CHỌN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG BỐI CẢNH PHỤC HỒI KINH TẾ 9

 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế tỷ giá hối đoái. 9

 1.2.Một vài khái niệm và phân loại cơ bản 10

 1.2.1. Tỷ giá hối đoái 10

 1.2.2. Phân loại các hình thức tỷ giá hối đoái 11

 1.2.2.1. Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái song song 11

 1.2.2.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế 11

 1.2.2.3. Tỷ giá hối đoái song phương và tỷ giá hối đoái hiệu lực 12

 1.2.3. Phân loại và xu hướng các chế độ tỷ giá lưu hành trên thế giới 12

 1.2.3.1. Phân loại 12

 1.2.3.2. Xu hướng 13

 1.3. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới các biến kinh tế 15

 1.3.1. Cán cân thanh toán 16

 1.3.1.1. Kết cấu của cán cân thanh toán 17

 1.3.1.2. Kết cấu cán cân vãng lai 17

 1.3.1.3.Cán cân vốn 18

 1.3.1.4. Dự trữ ngoại hối 19

 1.3.1.5. Tác động của tỷ giá lên cán cân thanh toán 19

 1.3.2. Lạm phát và mục tiêu ổn định giá cả 21

 1.3.3. Tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế 22

 1.3.4. Mức độ hiệu quả của chính sách tiền tệ 23

 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái 25

 1.4.1. Lạm phát 25

 1.4.2. Lãi suất 26

 1.4.2.1. Lý thuyết cân bằng lãi suất 27

 1.4.2.2. Hiệu ứng Fisher quốc tế 28

 1.4.3. Cán cân thương mại 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM 32

 2.1 Tình hình kinh tế tài chính thế giới và các xu hướng tỷ giá thời gần đây 32

 2.1.1. Tình hình kinh tế, tài chính thế giới 32

 2.1.2. Xu hướng về tỷ giá trên thế giới sau khủng hoảng 2007-2009. 36

 2.2. Cơ chế tỷ giá và diễn biến tỷ giá đồng Việt Nam qua các thời kỳ (từ 1989 đến nay) 38

 2.2.1. Cơ chế tỷ giá Việt Nam qua các thời kỳ 38

 2.2.2. Diễn biến tỷ giá Việt Nam qua các thời kỳ 42

 2.3. Tác động của tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng 47

 2.3.1. Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại 47

 2.3.2. Chính sách tỷ giá và mục tiêu ổn định lạm phát: 52

 2.4. Các tác nhân ảnh hưởng tới tỷ giá 56

 2.4.1 Lãi suất 56

 2.4.2. Mức kỳ vọng thay đổi tỷ giá hối đoái 58

 2.4.3. Lạm phát 58

 2.4.4. Khả năng can thiệp của NHTW giảm 59

CHƯƠNG 3: GiẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG BỐI CẢNH PHỤC HỒI KINH TẾ 61

 3.1. Viễn cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phục hồi (trọng tâm 2010) 61

 3.1.1. Cơ hội 61

 3.1.2. Khó khăn và thách thức 62

 3.1.3. Tỷ giá hối đoái – vấn đề trọng tâm 2010 64

 3.2. Định hướng chung điều hành chính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong bối cảnh phục hồi kinh tế 66

 3.2.1. Khuyến nghị chế độ tỷ giá hối đoái 67

 3.2.2. Khuyến nghị chính sách hỗ trợ điều hành cơ chế tỷ giá. 71

 3.3. Khuyến nghị riêng, cụ thể về cơ chế và chính sách tỷ giá hối đoái trong năm 2010. 74

 3.3.1. Cơ chế 74

 3.3.2. Xây dựng và theo dõi mô hình cảnh báo sớm tình trạng khủng hoảng thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái. 74

 3.3.2.1. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất 75

 3.3.2.2. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai 75

 3.3.2.3. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba 76

 3.3.2.4. Mô hình cho Việt Nam 77

 3.3.3. Điều phối tỷ giá thông qua các tác nhân tác động 79

 3.3.3.1. Kiểm soát dòng tiền ngoại tệ 79

 3.3.3.2. Lạm phát 81

 3.3.3.3. Lãi suất 82

KẾT LUẬN 84

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh phục hồi kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên tục như Mỹ và hấu hết các tổ chức quốc tế mong muốn. Việc đồng CNY chấm dứt tăng giá khi khủng hoảng nổ ra phản ánh rất rõ bản chất chiến lược phát triển của Trung Quốc dựa vào xuất khẩu. Đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu của Mỹ và các nước Phương Tây Trung Quốc đã lập tức chấm dứt tình trạng tăng giá đồng CNY để trợ giúp xuất khẩu trong giai đoạn khó khăn. 2.2. Cơ chế tỷ giá và diễn biến tỷ giá đồng Việt Nam qua các thời kỳ (từ 1989 đến nay) 2.2.1. Cơ chế tỷ giá Việt Nam qua các thời kỳ Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh trong cơ chế tỷ giá kể từ khi đất nước chấm dứt cơ chế tập trung quan liêu bao cấp năm 1989. Tuy nhiên, xét về bản chất các thay đổi này đều xoay quanh chế độ neo tỷ giá. Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đổng tiền neo tỷ giá. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố tỷ giá VND/USD. Căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác, các ngân hàng thương mại sẽ xác lập tỷ giá giữa các ngoại tệ đó với VND. Bảng 2. Cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo thời gian, 1989-2009 Mốc thời gian Cơ chế áp dụng Đặc điểm chế độ tỷ giá thực tế (de facto) Trước 1989 Cơ chế nhiều tỷ giá Ba tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường tự do tồn tại song song với các tỷ giá của nhà nước (cho tới thời điểm báo cáo) 1989-1990 Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands) Tỷ giá chính thức được thống nhất (OER). OER được NHNN điều chỉnh dựa trên các tín hiệu lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, và tỷ giá thị trường tự do. Các ngân hàng thương mại được phép thiết lập tỷ giá giao dịch trong biên độ +/-5% Việc sử dụng ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ. 1991-1993 Neo tỷ giá trong biên độ (pegged exchange rate within horizontal bands) Kiểm sotá việc sử dung ngoại tệ chặt chẽ hơn; hạn chế mang tiền ra khỏi biên giới Thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chính thức để ổn định tỷ giá. Thánh lập 2 sàn giao dịch ngoại tệ ở TP HCM và Hà Nội. OER được hình thành dựa trên các tỷ giá đấu thầu tại hai sàn, NHNN can thiệp mạnh vào giao dịch trên hai sàn Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại dao động thấp hơn 0.5% OER công bố 1994-1996 Cơ chế tỷ giá neo cố định (conventional fixed peg arrangement) Thị trường ngoại hối liên ngân hàng được hình thành thay thế cho 2 sàn giao dịhc tỷ giá. NHNN tiép tục can thiệp mạnh vào giao dịch trên thị trường này. OER được hình thành và công bố dựa trên tỷ giá liên ngân hàng Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại dao động trong biên độ +/-0.5% OER công bố. Đến cuối 1996, biên độ được nới rộng từ thấp hơn +/-0.5% lên +/-1% (11/1996) OER được cố đinh ở mức 11.100 VND/USD 1997-1998 Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands) Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại so với OER được nới rộng từ +/-1% lên +/-5% (02/1997) và từ +/-5% lên +/-10% (13/10/1997) và sau đó được điều chỉnh xuống dưới không quá +/-7% (07/08/1998). OER được điều chỉnh lên 11.800 VND/USD (16/02/1998) và 12.998 VND/uSD (07/08/1998) 1999-2000 Cơ chế tỷ giá neo cố định (conventional fixed peg arrangement) OER công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hôm trước (28/02/1999)(cho tới thời điểm báo cáo) Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại giảm xuống không quá 0.1% OER được cố định ở mức 14.000 VND/USD 2001-2007 Cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh (crawling peg) OER được điều chỉnh dần từ mức 14.000 VND/USD năm 2001 lên 16.100 VND/USD năm 2007. Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh lên mức +/-0.25% (từ 01/07/2002 đến 31/12/2006) và +/-0.5% năm 2007. 2008-2009 Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands) OER được điều chỉnh dần từ mức khoảng 16.100 VND/USD vào đầu năm 2008 lến 16.500 VND/USD (06/2008 đến 12/2008), 17.000 VND/USD (từ 01/2009 đến 11/2009), 17.940 VND/USD (từ 12/2009 đến 01/2010), 18.544 VND/USD (từ 01/2010 đến nay) Biên độ tỷ giá tại các ngana hàng thương mại được điều chỉnh nhiều lên lên mức +/-0.75% (từ 23/12/2007 đến 09/03/2008), +/-1% (10/03/2008 đến 25/06/2008), +/-2% (26/06/2008 đến 05/11/2008), +/-3% (06/11/2008 đến 23/03/2009), +/-5% (24/03/2009 đến 25/11/2009) và +/-3% (26/11/2009 đến nay) Nguồn: Võ Trí Thành et al.(2000), Nguyễn Trần Phúc (2009), và các quyết định của NHNN Trên nền tảng chính sách neo tỷ giá, trong những giai đoạn nền kinh tế bị biến động mạnh do cải cách ở bên trong hoặc bị tác động từ bên ngoài, NHNN đưa ra những điều chỉnh nhất định về biên độ tỷ giá cũng như tỷ giá trung tâm để thích nghi với những biến động đó. Sau khi các tác động chấm dứt, chế độ tỷ giá quay trở về với cơ chế tỷ giá cố định hoặc neo tỷ giá có điều chỉnh. Ngoài ra NHNN cũng thay đổi các biện pháp can thiệp: từ can thiệp trực tiếp (trước 1991) sang can thiệp gián tiếp qua sàn giao dịch (1991-1993) và qua tỷ giá liên ngân hàng (1994 tới nay). Tỷ giá trung tâm chính thức được NNHN công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hôm trước. Đây là cơ chế được duy trì từ năm 1999 cho tới nay. Hình 2.4. Biên độ tỷ giá xung quanh tỷ giá chính thức, 03/1989 đến 12/2009 Nguồn: Nguyễn Trần Phúc (2009) và các quyết định của NHNN Ghi chú: Không có sàn biên độ trong giai đoạn 08/1991 đến 09/1994 và 01/1998 đến 06/2002 Một đặc điểm khác của cơ chế tỷ giá của Việt Nam là cơ chế hai tỷ giá. Mặc dỳ trên thực tế NHNN áp dụng chỉ một tỷ giá chính thức cho tất cả các giao dịch thương mại trên phạm vi cả nước những tỷ giá thị trường tự do vẫn hiện diện song song với tỷ giá chính thức. Các cá nhân bị hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng. Trong thập kỉ 1990, do có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề xuất khẩu, các doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận với các nguồn ngoại tệ từ hệ thống ngân hàng. 2.2.2. Diễn biến tỷ giá Việt Nam qua các thời kỳ Nhìn vào diễn biến tỷ giá danh nghĩa từ năm 1989 đến nay (Hình 4.4) có thể thấy tỷ giá chính thức VND/USD có xu hướng đi theo một chu kỳ rõ rệt gốm hai giai đọan (i) trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc khủng hoảng, VND mất giá khá mạnh, (ii) khi giao đoạn suy thoái kết thúc, nền kinh tế đi vào ổn định thì tỷ giá lại được neo giữ tương đối cứng nhắc theo đồng USD. Chu kỳ nay đã được lặp lại hơn 2 lần từ năm 1989 đến nay. Hình 2.5. Tỷ giá danh nghĩa VND/USD trung bình năm, 1985-2009 Nguồn: Nguyễn Trần Phúc (2009) và các công bố của NHNN Giai đoạn 1 của chu kỳ tương ứng với các giai đoạn suy thoái kinh tế : (i) 1989-1992 với quá trình đổi mới hoàn thiện nền kinh tế Việt Nam nhằm thoát khỏi khủng hoảng, (ii) 1997-2000 với ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng châu Á và quá trình tự do hóa thương mại và (iii) 2008-2009 với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Gắn liền với những giai đoạn suy thoái này là sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do. Sức ép của thị trường đã buộc NHNN phải nới rộng biên độ tỷ giá hoặc chính thức phá giá, làm cho VND mất giá mạnh mẽ. Giai đoạn 2 của chu kỳ tương ứng với các thời kỳ phục hồi sau suy thoái và nền kinh tế đi vào phát triển ổn định như giai đoạn 1993-1996 và giai đoạn 2001-2007. Gắn liền với các giai đoạn này là cơ chế tỷ giá neo giữ theo đồng USD một cách tương đối cứng nhắc. Đây cũng là các giai đoạn mà tỷ giá trên thị trường tự do cũng ổn định và theo sát với tỷ giá chính thức. Giai đoạn 2008-2009 đánh dấu sự biến động trong các phản ứng chính sách tỷ giá ở Việt Nam. Từ năm 2007, do sự gia tăng ồ ạt của luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, nguồn cung USD đã tăng mạnh. Tỷ giá NHTM đã giảm xuống sàn biên độ. Đồng Việt Nam đã lên giá trong giai đoạn này. Hình 4.5 cho thấy tỷ giá đã có những biến động mạnh trong năm 2008 do lạm phát tăng trong nửa đầu năm và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu tác động tới nền kinh tế Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Từ giữa năm 2009, cùng với sự suy thoái kinh tế, luồng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều. Xu hướng chung của năm 2009 là sự mất giá danh nghĩa của VND so với USD. Cho đến cuối năm 2009, tỷ giá chính thức VND/USD đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008. Trong khi trong năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, đầu năm còn có giai đoạn thấp hơn tỷ giá chính thức, thì năm 2009 lại là một năm mà tỷ giá NHTM luôn ở mức trần của biên độ dao động mà NHNN công bố. Hình 2.6: Diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-2009 Trong cả năm, áp lực về cung cầu trên thị trường cùng với áp lực tâm lý đã khiến tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng xa rời tỷ giá chính thức. Mặc dù NHNN đã buộc phải nới rộng biên độ dao động của tỷ giá chính thức trong thánh 3 từ +/-3% lên +/-5%, biên độ lớn nất trong vòng 10 năm qua, nhưng các NHTM vẫn giao dịch ở mức tỷ giá trần. Tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng tăng từ tháng 3 đến cuối năm. Giá trị nhập khẩu trong 3 tháng cuối năm đã tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm, chiếm 30% tổng giá trị nhập khẩu cả năm 2009. Giá trị xuất khẩu trong cả năm giảm 10% so với năm 2008 chủ yếu do mặt bằng giá xuất khẩu giảm, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Mặc dù xuất khẩu tăng vào cuối năm nhưng trong tháng 11, nhập siêu lên tới hơn 2000 tỷ USD, mức lớn nhất trong cả năm Thêm vào đó, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đã khiến cho nhu cầu về USD càng tăng để phục vụ cho việc nhập khẩu vàng. Giá vàng và giá đô đều đã tăng mạnh. Người dân đẩy mạnh mua ngoại tệ trên thị trường tự do, giá USD trên thị trường chợ đen tăng mạnh. Do khan hiếm nguồn cung USD, các doanh nghiệp cũng phải nhờ viện đến thị trưởng chợ đen hoặc phải cộng thêm phụ phí khi mua ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại. Tâm lý hoang mang mất lòng tin vào VND làm tăng cầu và giảm cung về USD đã đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng lên hàng ngày. Người dân lo ngại thực sự về khả năng phá giá tiền VND, sau khi một số báo cáo của các định chế tài chính được công bố. Và đến 26/11/2009, NHNN đã buộc phái chỉnh thức phá giá VND 5.4%, tỷ lệ phá giá cao nhất trong một ngày kể từ năm 1998 để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường, đồng thời thu hẹp biên độ dao động xuống còn +/-3%. Cùng với chính sách tỷ giá, vào thời điểm này NHNN đã nâng lãi suất cơ bản từ 7% lến 8%/năm. Các chính sách này được cho là hợp lý nhưng khá muộn màng. Đồng Việt Nam tiếp tục mất giá trên thị trường tự do, thể hiện qua việc tỷ giá trên thị trường tự do vào thời điểm cuối năm vãn đứng vững ở mức cáo khoảng 19.400 VND/USD và các NHTM tiếp tục giao dịch ở mức trần. Tình hình thị trường ngoại hối có thể đã trầm trọng hơn nếu không có (i) sự sụt giảm nhu cầu ngoại tệ do thu nhập từ đầu tư do các doanh nghiệp có yếu số nước ngoài chuyển ra khỏi Việt Nam giảm (trong năm 2009 ước đạt -3 tỷ USD, so với -4,4 tỷ USD năm 2008) và (ii) sự gia tăng cung ngoại tệ do lượng kiều hối vẫn đứng vững ở con số khá tích cực hơn 6 tỷ USD. FDI giải ngân ước đạt 10 tỷ USD. Đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy ra khỏi Việt Nam vào đầu năm nhưng cũng có dấu hiệu đảo chiều vào cuối năm. Tỷ giá danh nghĩa của VND trong giai đoạn 2000-2009 có xu hướng tăng lên rõ rệt đặc biệt là từ năm 2005. Tuy nhiên tỷ giá thực tế lại hoàn toàn theo chiều ngược lại và khoảng cách giữa hai tỷ giá này càng mở rộng đặc biệt là từ năm 2007 đến 2009. Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì đồng Việt Nam đã lên giá thực xấp xỉ 23,37%. Hình 2.7. Tỷ giá thực hữu hiệu ở Việt Nam (% - năm 2000 là năm gốc) Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Vận động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa giai đoạn 2001-2003 về cơ bản là đúng theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Do cả NEER và REER đều tăng, tức đồng Việt Nam đã mất giá làm hàng Việt Nam hấp dẫn hơn về giá so với hàng hóa của các nước khác. Rõ ràng chế độ tỷ giá này đã có tác dụng góp phần phục hồi nền kinh tế sau những tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Tuy nhiên, từ năm 2004 trở đi, do tốc độ làm phát thường xuyên cao hơn rất nhiều so với tốc độ mất giá danh nghĩa của đồng Việt Nam, tỷ giá chính thức đã dần rời xa tỷ giá thực, đồng Việt Nam lên giá thực tế khá mạnh khiến cho hàng Việt Nam kém hấp dẫn hơn về giá so với hàng hóa của các nước khác. Thực tế, nhập siêu lớn trong những năm gần đây là một minh chứng thuyết phục nhất cho những tác động của việc đồng Việt Nam lên giá. Rõ ràng trong giai đoạn 2004-2009 tỷ giá đồng Việt Nam đã đi chệch quỹ đạo khuyến khích xuất khẩu và đã liên tục lên giá. Điều này sẽ tạo áp lực lớn lên chính sách tỷ giá trong bối cảnh khủng hoàng kinh tế, giá trị xuất khẩu giảm sút trong khi nguồn cung ngoại tệ qua đầu tư gián tiếp, trực tiếp cũng giảm. Nỗ lực của NHNN trong việc giảm giá đồng Việt Nam vào cuối năm 2009 đã giúp đảo chiều phần nào xu hướng lên giá của đồng Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, chỉ số REER năm 2009 vẫn cho thấy so với năm 2000 thì VND vẫn lên giá nhiều so với các đồng tiền của các nước bạn. Điều này khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, kéo dài tình trạng nhập siêu lớn của Việt Nam, đặc biệt là trong những năm gần đây. 2.3. Tác động của tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng 2.3.1. Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại Khi các nền kinh tế mở cửa, hợp tác kinh doanh, các chủ thể kinh tế được tự do thông thương, tạo ra một thị trường kinh tế rộng lớn đa dạng về chủng loại, thành phần tham gia cũng như giá cả cạnh tranh. Các doanh nghiệp của nền kinh tế này có thể mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất với chi phí thấp hơn, và các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội bán sản phẩm sang thị trường có mức sinh lời cao hơn. Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển, sau khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO năm 2006 đã mang tới cho Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều hơn tạo sức bật cho nền kinh tế phát triển. Bên cạnh cơ hội cũng là thách thức lớn về sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước ngay trên sân nhà, tình trạng phát triển quá nóng của nền kinh tế, đặc biệt thâm hụt thương mại quá lớn và kéo dài. Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ, chú trọng vào xuất khẩu, với nguồn nguyên liệu sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài tới 70% (nhập khẩu để xuất khẩu), tạo ra sức ép lớn lên cán cân thương mại cũng như khả năng cạnh tranh thương mại của hang hóa Việt Nam. Tình trạng thâm hụt thương mại lớn và kéo dài từ cuối những năm 1990, càng trở nên trầm trọng sau khi gia nhập WTO, nhập siêu của Việt Nam đã tăng vọt lên 18 tỷ USD năm 2008. Năm 2009, do nền kinh tế thế giới suy giảm, tốc độ giảm của nhập khẩu mạnh hơn xuất khẩu giúp nhập siêu đã giảm xuống 12,3 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2010, mức nhập siêu khoảng 4,7 tỷ đôla, tương đương 23% kim ngạch xuất khẩu. Cán cân thương mại của Việt Nam luôn thâm hụt kéo dài qua các năm, bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ thực trạng sản xuất trong nước qua các thời kỳ, mà còn do chính sach tỷ giá hối đoái cứng nhắc không được điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước góp phân làm trầm trọng hơn cán cân thương mại. Cơ chế tỷ giá thả nổi cho rằng nhờ thả nổi nên tỷ giá luôn được điều chỉnh theo cung cầu thị trường, đảm bảo cân bằng thường xuyên trên thị trường nhờ đó đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán. Một quốc gia thâm hụt cán cân vãng lai sẽ làm cho nội tệ giảm giá, kích thích xuất khẩu giảm nhập khẩu, cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng. Ngược lại, khi cán cân vãng lai thặng dư, nội tệ tăng giá làm giảm xuất khẩu tăng nhập khẩu. Bởi vậy, cơ chế tỷ giá thả nổi luôn đảm bảo cung cầu một đồng tiền. Như trong nghiên cứu của VEPR chỉ ra rằng, dưới cơ chế tỷ giá thả nổi Thái Lan đã giải quyết khá tốt vấn đề nhập siêu lớn năm 2005. Nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi nên đồng baht mất giá, nhập siêu giảm. Giai đoạn 2006 – 2007, khi Thái Lan xuất siêu lớn, giá trị đồng baht tăng giá rấ nhanh. Chính nhờ cơ chế thả nổi tỷ giá như vậy, mà Thái Lan kiểm soát rất tốt cán cân thương mại luôn dao động quanh trạng thái +/-2 tỷ USD. Hình 2.8. Tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan Nguồn: VEPR, BOT Nhìn vào thực trạng của Việt Nam trong bối cảnh trước khủng hoảng, sau khủng hoảng, sự cứng nhắc và điều chỉnh chậm tỷ giá hối đoái làm trầm trọng them tình hình thâm hụt cán cân thương mại tại Việt Nam. Chính sách tỷ giá cố định nặng nề về quản lý tỷ giá danh nghĩa, ít quan tâm đến tỷ giá thực (tỷ giá tác động khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu). Tỷ giá thực tế ở Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 1997 – 2003, khá sát với tỷ giá thực tế, khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khá tốt trong giai đoạn này, một phần do tỷ giá hiệu quả thực tế đã giảm và duy trì ở mức khá cân bằng so với mức tỷ giá thực. Giai đoạn này cũng chứng kiến mức nhập siêu xoay quanh 2 tỷ USD, thậm chí năm 2001 nhập siêu chỉ còn 1 tỷ đôla . Chính việc duy trì tỷ giá cố định quá cứng nhắc và mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường ngoại hối, làm cho sự khác biệt giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá danh nghĩa càng ngày càng lớn gây tác động lên mức nhập siêu trong giai đoạn 2007-2009 nặng nề hơn. Tỷ giá được giữ tại mức 16000 VND/USD từ năm 2006 đến nửa đầu năm 2008, kết hợp với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho diễn biến nhập siêu của Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp hơn. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa vào tháng 8/2008 giúp cho tình trạng nhập siêu cải thiên đáng kể. Trên cơ sở lý thuyết, khi tình trạng nhập siêu được cải thiện, tỷ giá có xu hướng giảm giá để tự điều chỉnh cân bằng cán cân thanh toán, thực tế ở Việt Nam chứng minh ngược lại khi tỷ giá vẫn tiếp tục tăng mạnh trong khi nhập siêu đã giảm đáng kể so với năm 2008. Mỗi khi nền kinh tế gặp những biến động mạnh như khủng hoảng 2008, chính sách tỷ giá được NHNN điều tiết tăng tỷ giá danh nghĩa, tăng biên độ dao động, làm hạn chế tác động tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam. Khi nền kinh tế khôi phục trở lại và tăng trưởng ổn định, NHNN tiếp tục can thiệp nhằm cố định tỷ giá trong năm 2009, 7 tháng đầu năm, nhập siêu trở thành mối lo chính cho các nhà quản lý. NHNN đã thay đổi tỷ giá, tăng lên mức 17940 VND góp phần làm giảm gánh nặng lên cán cân thương mại, kết thúc năm 2009 nhập siêu giảm xuống còn 12,3 tỷ USD. Hình 2.9 Tỷ giá danh nghĩa và cán cân thương mại Việt Nam theo tháng Nguồn: NHNN, Tổng cục thống kê Tỷ trọng nhập siêu của Việt nam năm 2009, nhập nguyên nhiên vật liệu chiếm tới 61,3% trong khi máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 29,5%. Trong 4 tháng đầu năm 2010, nhập siêu ước tính 4,7 tỷ USD (nhập khẩu máy móc, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2008). Lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam năm 2009, 21.482 tỷ đôla tăng 30% so với năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng, suy giảm nguồn vốn FDI và cạnh tranh gay gắt, chứng tỏ sức hút của thị trường việt nam với nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn rất lớn. Năm 2009, khi cả nước nhập siêu 12 tỷ đôla thì khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỷ đôla, nhập khẩu của khu vực FDI năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2% so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Khu vực kinh tế trong nước chưa thể phục hồi so với năm 2009 (giá trị xuất khẩu chỉ bằng 89,3% so với cùng kỳ) thì thành tích xuất khẩu tháng 4 chủ yếu được đóng góp từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (ước tăng 31,9%). Trong bối cảnh hậu khủng hoảng, vai trò của các doanh nghiệp vốn nước ngoài tác động lớn đến nền kinh tế nói chung, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Kèm theo sự phát triển của doanh nghiệp FDI là bài toán về nhập siêu của Việt Nam, chủ yếu nhập máy móc và nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài, nhập khẩu với giá trị nhập khẩu tăng 44,2%. Câu chuyện về FDI, một ví dụ điển hình cho mối quan hệ tăng trưởng - nhập siêu của Việt Nam, khi chưa có nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất đạt tiêu chuẩn cũng như trình độ phát triển công nghệ còn thấp, nhập siêu là một yếu tố tất yếu. Cơ hội sau khủng hoảng của Việt nam rất khả quan khi dòng vốn nước ngoài vẫn đổ vào Việt Nam hỗ trợ cho nền kinh tế, NHNN nhà nước cần đưa ra cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp, nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, kiểm soát tình trạng nhập siêu ở mức cho phép khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, sự ra vào ồ ạt của doanh nghiệp nước ngoài. Thực trạng nền kinh tế Việt nam luôn trong trạng thái “nhập siêu” là điều không thể tránh khỏi, do nước ta là nước đang phát triển đòi hỏi đầu tư cao về nguồn vốn, trang thiết bị máy móc. Tăng trưởng kinh tế càng cao thì nhập khẩu càng lớn. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu của các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Tỷ giá hối đoái tác động lên cán cân thương mại của Việt Nam, bên cạnh đó còn những nguyên nhân khách quan như tính chất nền kinh tế Việt Nam, khả năng điều tiết của Chính phủ làm cho tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại ngày càng trầm trọng hơn và chưa có cách giải quyết hữu hiệu. NHNN cần giải quyết những vấn đề này thông qua các chính sách nhất quán, biện pháp điều chỉnh hợp lý không mang tính giật cục, tạo ra những cú “ shock” cho nền kinh tế như trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009. 2.3.2. Chính sách tỷ giá và mục tiêu ổn định lạm phát: Về lý thuyết cơ chế lan truyền của tỷ giá đến lạm phát qua xuất khẩu ròng trải qua 2 giai đoạn: khi đồng nội tệ giảm giá so với đồng tiền nước ngoài xuất khẩu ròng tăng lên hay Cán cân thương mại được cải thiện, tổng cầu tăng tác động làm lạm phát tăng. Tỷ giá tăng à Xuất khẩu ròng tăng (Cán cân thương mại) à Lạm phát tăng Khi mức độ phá giá của một đồng tiền lớn hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ gia tăng. Ngược lại khi mức độ mất giá của đồng tiền thấp hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Tuy nhiên trong môi trường kinh tế mở hiện nay, lý thuyết về mối quan hệ giữ tỷ giá và lạm phát này dường như không hoàn toàn đúng khi tại một số quốc gia như Mexico và Nhật, tăng tỷ giá không những không giảm được lạm phát, mà còn gây ra khủng hoảng tiền tệ hay làm nền kinh tế bị rỗi loạn từ lạm phát chuyển thành lạm phát như Nhật Bản. Nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (2006) cũng cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái lên lạm phát là không rõ ràng. Tại Việt Nam, trong những thời kì khác nhau, mối quan hệ giữa tỷ giá ổn định giúp kiểm soát lạm phát tốt, những giai đoạn tỷ giá ổn định nhưng lạm phát vẫn tăng. Đầu thập kỷ 1990, Việt Nam nỗ lực kiểm soát hiện tượng lạm phát phi mã nhằm ổn định tình hình kinh tế, áp dụng chính sách tỷ giá cố định tương đối vào USD là hợp lý khi lạm phát được kiểm soát tốt. Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực gắn liền với việc mất giá danh nghĩa của đồng VND, điều này có lợi vào thời điểm đó khi USD mất giá nên tốt cho thị trường không gây lạm phát, ổn định cho xuất khẩu. Chính sách kiểm soát tỷ giá tương đối cứng nhắc 2004 - 2008 cũng không thành công khi lạm phát tăng dần qua các năm và đạt mức cao nhất trong năm 2008. Với mỗi thời kì phát triển kinh tế, chính sách tỷ giá cố định của nhà nước sẽ có hiệu quả trong việc hạn chế lạm phát, nhưng duy trì quá lâu cơ chế tỷ giả cố định bảo thủ này lại làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát tại nước ta. Nguyên nhân hình thành lạm phát ở nước ta do 2 nhóm nguyên nhân tác động lên thông qua góc nhìn tỷ giá hối đoái đó là tăng lượng cung tiền và “nhập khẩu lạm phát”. Nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO, mở rộng mối quan hệ với nhiều đối tác trên thế giới, đã thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh mẽ. Làm cho nhu cầu VND tăng lên, tiền đồng tăng giá so với đôla Mỹ, do chính phủ muốn duy trì mức tỷ giá để tăng sức cạnh tranh thương mại của hàng hoá Việt Nam, NHNN bán nội tệ để mua vào ngoại tệ nhằm kìm hãm sự tăng giá của VND với USD. Tác nhân dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam làm tiền đồng tăng giá, buộc NHNN phải tăng cung tiền nội địa nhằm kìm giữ tỷ giá là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Trong giai đoạn 2007- 2008 khi dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam mạnh mẽ, không được trung hoà hiệu quả với lượng tiền nội tệ đã gây ra tác động trực tiếp lên nền kinh tế, làm tăng cung tiền và tổng phương tiện thanh toán khiến cho tình hình lạm phát trở nên mạnh hơn. Tuy nhiên tác động này của tỷ giá lên lạm phát chưa rõ ràng như trong năm 2008, mặc dù tỷ giá ổn định nhưng lạm phát vẫn tăng rất cao 19,89%. Giải thích cho nguyên nhân này, theo một số chuyên gia chủ yếu bắt nguồn từ cung tăng và tín dụng tăng quá nóng, nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời kì 2007 -2008 làm cho lạm phát ở Việt Nam tăng cao. Hình 2.10. Lạm phát của Việt Nam qua các giai đoạn Nguồn: NHNN Chính sách tỷ giá hối đoái lúc chỉ là một phần trong chính sách tiền tệ mà NHNN góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế lạm phát. Vai trò của chính sách tỷ giá nhằm tác động lên lạm phát trong thời kì khủng hoảng và hậu khủng hoảng không thực sự rõ ràng, vì còn phải phụ thuộc vào cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, cũng như thay đổi xu thế nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Cần khẳng định rằng, xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài vẫn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, vì vậy một tỷ giá được điều tiết hiệu quả là điều kiện cấp bách nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Nguyên nhân thứ 2 do chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất trong nước tăng cao. Trong thời điểm suy thoái kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26620.doc
Tài liệu liên quan