Đề tài Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

ã Chương 1: "Một số vấn đề lý luận cơ bản về cổ phần hoá doanh nghệp Nhà nước".

Khái niệm về CPH và CPH DNNN. Cơ sở lý luận và thực tiễn của CPH DNNN. Tính tất yếu của việc hình thành công ty cổ phần ở nước ta, vai trò của chúng đối với nền kinh tế. Các quan điểm của Đảng về CPH DNNN.

ã Chương 2: "Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam".

 

doc26 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Thứ ba, về nhận thức lý luận, có sự thay đổi quan điểm về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Nhận thức được thay dổi từ chỗ nhấn mạnh vai trò của kinh tế Nhà nước đến coi trọng vai trò của kinh tế tư nhân và vai trò điều tiết của cơ chế thị trường, và hiện nay là sự phổ biến của mô hình: “Nền kinh tế hỗn hợp giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân”. Quan điểm này đã làm thay đổi tư duy kinh tế của chính phủ, dẫn đến xu hướng đánh giá lại vai trò hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống DNNN. Thứ tư, thể hiện sự thống nhất về vai trò, vừa là người lao động vừa là người sở hữu (cổ đông) trong cùng một công nhân viên chức. Với ý nghĩa này, chế độ cổ phần càng phù hợp hơn đối với yêu cầu của khối cộng đồng lao động liên hợp, khiến doanh nghiệp thật sự trở thành khối liên hiệp vì lợi ích của người lao động. Thứ năm, thích ứng được với yêu cầu tái sản xuất mở rộng, có lợi cho việc tập trung vốn trong xã hội. Ngân hàng có vai trò vô cùng lớn trong việc tập trung vốn để giúp doanh nghiệp, nhưng quyết không thể thay thế việc tập trung vốn theo hình thức cổ phần. Bởi vì: đối với người có tiền thì ở đâu có lợi tức cao thì họ bỏ vào đó. Nói chung gửi tiền vào ngân hàng không lãi bằng mua cổ phần, do vậy mà ngân hàng tuy nhiều nhưng không thể thay thế được công ty cổ phần. Ngược lại xu thế thực tế là cả hai đều càng ngày càng phát triển. Thứ sáu, chế độ cổ phần còn giúp vào việc mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Một số công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia đòi hỏi có lượng tiền lớn như đường cao tốc, công ty vận tải hàng không, xây dựng thuỷ lợi... đều có thể áp dụng hình thức cổ phần để thu hút vốn và thiết bị kĩ thuật trong và ngoài nước. 1.2.Tính tất yếu khách quan và quan điểm của Đảng về cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. 1.2.1. Tính tất yếu khách quan của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Do nhiều năm thực thi một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tuyệt đối hoá kinh tế Nhà nước, coi kinh tế Nhà nước đồng nhất với DNNN, nên trong quá trình hoạt động nhiều DNNN đã bộc lộ những yếu kém, bất cập đưa đất nước đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Chính vì vậy việc đổi mới, sắp xếp lại hệ thống DNNN là một đòi hỏi tất yếu. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, cần phải tạo một sức mạnh thực sự cho kinh tế Nhà nước, trong đó DNNN giữ vai trò nòng cốt để đủ khả năng dẫn dắt, điều tiết các thành phần kinh tế khác. Hiện nay khu vực DNNN nắm giữ trên 70% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, thu hút phần lớn lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề... song chỉ tạo ra trên 40% tổng GDP của toàn bộ nền kinh tế. Điều này cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước kinh doanh kém hiệu quả. Trong đó, cơ cấu kinh tế và phương thức quản lý lạc hậu là một nguyên nhân cơ bản. Tình trạng sở hữu chung chung, vô chủ, duy trì cơ chế quản lý hành chính bao cấp là những cản trở lớn của quá trình cải cách các DNNN. Do đó, cải cách hệ thống các DNNN theo hướng đa dạng hóa sở hữu, cải tiến quản lý và nâng cao hiệu quả là việc làm cấp bách. Các DNNN cần phải nâng cao hiệu quả kinh tế, nếu không sẽ không thể vươn lên giữ vai trò chủ đạo, không thể hướng các thành phần kinh tế khác đi theo quĩ đạo XHCN, dẫn đến mất ổn định xã hội. Nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên công nhiệp hoá - hiện đại hóa đòi hỏi phải huy động và sử dụng có hiệu quả cao mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định và nguồn vốn bên ngoài là quan trọng. CPH là một giải pháp tốt, vừa là cơ sở để tiếp cận công nghệ mới trong thời gian ngắn vừa thu hút được đầu tư với qui mô lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, để học tập được phương thức quản lý tiên tiến từ những nền kinh tế phát triển trên thế giới thì tổ chức doanh nghiệp theo hình thức công ty cổ phần là phù hợp nhất. Nói tóm lại, công ty cổ phần ra đời là tất yếu. Đây là việc cấp bách vì với công ty cổ phần, chúng ta có điều kiện tập trung vốn, đẩy mạnh khoa học công nghệ và thay đổi phương thức quản lý, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. 1.2.2. Quan điểm của Đảng về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Ngay từ đầu thập kỷ 90, Đảng đã có chủ trương chuyển một bộ phận DNNN thành công ty cổ phần, cụ thể như sau: - Nghị quyết Hội nghị TW Đảng lần 2 khoá VII (11-1991) nêu rõ: “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp”. - Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (11-1994) đã nêu mục đích, hình thức cổ phần và mức độ sở hữu nhà nước tại DNNN CPH: “Để thu hút thêm vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn têu cực, thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả, cần thực hiện các hình thức CPH có mức độ thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất kinh doanh; trong đó sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối”. - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) chỉ đạo: “Tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp luật để triển khai tích cực, vững chắc CPH DNNN nhằm huy động thêm vốn, tạo động lực mới thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả, làm tài sản nhà nước ngày một tăng lên, là sự kết hợp giữa kinh tế nhà nước và kinh tế nhân dân để phát triển đất nước chứ không phải để tư nhân hoá. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, sẽ có nhiều DNNN nắm cổ phần chi phối. Gọi thêm cổ phần hoặc bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp, cho tổ chức và các cá nhân ngoài doanh nghiệp tuỳ trường hợp cụ thể; vốn thu được phải dùng để đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh”. - Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (12-1997) nêu rõ giải pháp để CPH như sau: “Phân loại doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh, xác định loại doanh nghiệp cần giữ 100% vốn nhà nước, loại DNNN cần nắm giữ cổ phần chi phối, loại DNNN chỉ nắm cổ phần ở mức thấp” và “Đối với DNNN không cần nắm giữ 100% vốn cần lập kế hoạch CPH để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả”. Như vậy chủ trương của Đảng về CPH DNNN là nhất quán và ngày càng được cụ thể hoá về mục tiêu, phương thức, đối tượng và giải pháp CPH. Căn cứ vào các nghị quyết của Đảng. Chính phủ đã từng bước có các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện CPH DNNN. ¯ Chương 2 Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam - thành quả và vấn đề đặt ra 2.1. quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Từ khi có chủ trương CPH DNNN của Đảng và Chính phủ đến nay, quá trình CPH có thể chia làm 3 giai đoạn như sau: giai đoạn thí điểm CPH, giai đoạn mở rộng CPH, giai đoạn thúc đẩy CPH. Giai đoạn thí điểm cổ phần hoá (từ 6-1992 đến 4-1996). Năm 1992, sau 5 năm kể từ khi có chủ trương CPH DNNN, vẫn chưa triển khai được đơn vị nào. Cuộc cải cách DNNN bị chững lại, lúng túng. Vì vậy ngày 8-6-1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) ra quyết định số 202/CT, chỉ đạo tiếp tục triển khai việc tiến hành CPH DNNN bằng việc thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Thực hiện quyết định này, trong chỉ thị 84/TTg ngày 4-3-1993 Thủ tướng Chính phủ đã chọn thí điểm 7 doanh nghiệp, đồng thời giao nhiệm vụ cho mỗi bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực huộc Trung ương chọn từ 1 đến 2 doanh nghiệp thí điểm CPH. Đến 31-12-1993 cả nước ta đã có hơn 30 DNNN đăng ký thực hiện thí điểm CPH. Trong số này có 19 DNNN được Bộ Tài chính quyết định là đại diện cho các loại hình sản xuất - kinh doanh để thực hiện thí điểm CPH. Cuối cùng Chính phủ chỉ chọn 7 doanh nghiệp làm thí điểm. Nhưng trong quá trình thực hiện cả 7 DNNN này, cũng như một số DNNN khác do bộ chỉ đạo đều xin rút. Vì vậy, tháng 4-1996 cả nước chỉ có 5 DNNN được chuyển thành công ty cổ phần, 2/61 tỉnh, thành phố và 3/7 Bộ có DNNN được CPH. Việc triển khai thí điểm quá chậm, không đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đây cũng là giai đoạn đầy khó khăn vì vấn đề CPH DNNN còn rất mới ở Việt Nam. Giai đoạn mở rộng cổ phần hoá (từ 5-1996 đến 6-1998). Sau 4 năm thực hiện thí điểm, dù kết quả thu được còn kém nhưng chúng ta cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho việc mở rộng CPH trong thời gian tiếp theo. Ngày 7-5-1996 Chính phủ ban hành Nghị định 28/CP với những qui định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn để thay thế cho Quyết định 202/CP. Lần đầu tiên, các vấn đề như mục đích, yêu cầu, đối tượng, phương thức tiến hành CPH, thủ tục chuyển đổi thành công ty cổ phần, chế độ đối với doanh nghiệp cổ phần và người lao động... được thể hiện một cách có hệ thống, cụ thể hơn. Đến tháng 6-1998, cả nước ta đã chuyển được 25 DNNN thành công ty cổ phần. Trong đó ngành công nghiệp và xây dựng có nhiều doanh nghiệp cổ phần nhất -12 doanh nghiệp, ngành GTVT - 3 doanh nghiệp, ngành chế biến nông - lâm - thuỷ sản - 3 doanh nghiệp, ngành dịch vụ 7 doanh nghiệp. Chỉ có Công ty đầu tư sản xuất và thương mại Hà Nội là DNNN không nắm giữ cổ phần; 24 DNNN còn lại thì nhà nước nắm giữ ít nhất 10%, cao nhất là 60-62% số cổ phần. Cổ đông là người lao động trong công ty sở hữu 10-70% cổ phần, còn lại là cổ đông ngoài doanh nghiệp. Kết quả trên cho thấy: CPH bước đầu đã được mở rộng. Giai đoạn thúc đẩy cổ phần hoá (từ 7-1998 đến nay). Ngày 29-6-1998 Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP về CPH DNNN, khắc phục một số hạn chế trong các Nghị định và Quyết định trước đó, thay đổi cơ chế, chính sách CPH hiện hành theo hướng mở rộng ưu đãi, đơn giản hoá thủ tục, thoả đáng chính sách xã hội cho người lao động... nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN. Nhằm huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài, ngày 28-6-1999 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 145/1999/QĐ-TTg về Quy chế bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài với tổng trị giá nước ngoài được mua không vượt quá 30% vốn điều lệ; trường hợp nhiều nhà đầu tư đăng ký mua vượt quá 30% thì thực hiện bán đấu giá. Năm 1999 có thể coi là một năm bội thu của công cuộc CPH DNNN với với 250 doanh nghiệp được CPH. Sau 2 năm kể từ khi nghị định 44/1998/NĐ-CP ra đời đã có gần 400 DNNN được CPH, trong khi 8 năm trước chỉ CPH được khoảng 30 DNNN. Đến hết năm 1999 đã có 7 Bộ, ngành; 10 tổng công ty; 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có doanh nghiệp CPH. Tuy nhiên năm 2000, chỉ CPH được 155 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, tức là 26% kế hoạch, một số địa phương trước đây tích cực trong việc CPH DNNN như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nam Định... đều chững lại. Nhìn chung, ba giai đoạn triển khai CPH DNNN ở Việt Nam trong thời gian qua là quá trình đi từ thử nghiệm đến triển khai và thúc đẩy nhằm tăng tốc độ CPH với qui mô ngày càng rộng rãi hơn. 2.2. Đánh giá chung về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua. 2.2.1.Thực trạng các doanh nghiệp Nhà nước ta trước cổ phần hóa. Sau khi đất nước ta hòa bình, các DNNN đã được thành lập. Do hậu quả của chiến tranh và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm khác nhau nên các DNNN ở Việt Nam có những đặc trưng khác biệt so với nhiều nước. Các DNNN phần lớn có qui mô nhỏ bé, cơ cấu phân tán, biểu hiện ở số lượng lao động và mức độ tích luỹ vốn. Đến năm 1992, cả nước có trên 2/3 tổng số DNNN có số lượng lao động dưới 200 người. Số lao động trong khu vực DNNN chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số lao động xã hội, khoảng 5-6%. Do đã được thành lập từ khá lâu, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu nhưng chậm đổi mới, cho nên phần lớn các DNNN sử dụng công nghệ lạc hậu so với các nước từ 3-4 thế hệ. Có doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ được trang bị từ năm 1939 và trước đó. Mãi đến sau năm 1986 thì một số DNNN (khoảng 18%) được đầu tư mới. Chính vì sự lạc hậu trong công nghệ mà khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, các DNNN khó có thể cạnh tranh nổi ngay cả trong nước. Mặt khác, các DNNN tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn phía Bắc và phía Nam của đất nước. Đi liền với sản xuất kinh doanh kém hiệu quả là phương pháp quản lý lạc hậu và trình độ tổ chức thấp. Giám đốc trong DNNN trước đây vừa giữ chức năng chủ sở hữu, vừa là người điều hành và họ giống quan chức hành chính hơn là một nhà kinh doanh thực thụ. Tình trạng các giám đốc, các nhà tổ chức và quản lý trong công ty nhà nước là những người không có kiến thức hoặc không được đào tạo một cách hệ thống, khá phổ biến. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các DNNN hầu như không có khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ. Ngân sách nhà nước thì hạn hẹp. Các ngân hàng cho vay cũng phải có những điều kiện đảm bảo như là tài sản thế chấp, khả năng kinh doanh để tính khả năng thu hồi vốn. Các doanh nghiệp ở trong vòng luẩn quẩn, vốn không có nhưng cũng chẳng có cách nào để huy động. 2.2.2. Một số thành tựu đạt được sau khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. - Tiến độ cổ phần hoá bước đầu được cải thiện: Tính đến tháng 6 năm 2000, cả nước ta CPH được 426 doanh nghiệp. Gần đây, thời gian này đã được rút ngắn lại do đã khắc phục được một số vướng mắc trong quy trình CPH. Có doanh nghiệp chỉ trong 3 tháng đã tiến hành CPH xong. - Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Đến năm 2002, cả nước CPH được gần 1000 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp. Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trước. Báo cáo sơ bộ của hơn 200 công ty cổ phần hoạt động trên 1 năm cho thấy: doanh thu tăng 43%, lợi nhuận tăng hơn 100%, nộp ngân sách tăng 18%, LĐ tăng 5% và thu nhập tăng 22%. Một khảo sát năm 2002 của Viện Quản lý kinh tế trung ương ở 422 doanh nghiệp đã cho thấy: trong số 131 doanh nghiệp trả lời định lượng thì doanh thu của các doanh nghiệp này tăng bình quân 20%, việc làm tăng 4%, lương tăng 12%, tài sản tăng 21% và lợi nhuận tăng hơn 2%; trong số 160 doanh nghiệp trả lời định tính thì gần 90% cho rằng sau CPH, doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trước (xem bảng dưới). Tốt hơn nhiều Tốt hơn Như cũ Xấu đi Xấu đi nhiều 0 10 20 30 40 50 60 70 80(%) (Nguồn: Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) Đến năm 2005, thông qua tiến trình CPH, bước đầu thực hiện được mục tiêu huy động thêm vốn cho các DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, giảm gánh nặng bao cấp vốn từ ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp. Cụ thể qua CPH đã thu hút được gần 13.000 tỷ đồng từ cán bộ công nhân viên, các nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp ngoài xã hội.Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập và số lượng người lao động được sử dụng và tuyển mới đều tăng. (Xem bảng dưới). Chỉ tiờu Chỉ số tăng(%) Vốn điều lệ bỡnh quõn 44 Doanh thu bỡnh quõn 23,6 Lợi nhuận thực hiện bỡnh quõn 140 Nộp ngõn sỏch 24,9 Thu nhập bỡnh quõn của người LĐ 12 Số lao động 6,6 - Góp phần thúc đẩy việc hình thành thị trường chứng khoán. Tiến trình CPH DNNN đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của môi trường, tâm lý, tập quán và hình ảnh cụ thể về thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Về nguồn cung, CPH đã tạo ra nguồn cung chủ yếu cho thị trường chứng khoán VN. Đến năm 2005, cổ phiếu của công ty cổ phần chiếm 28/29 cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Xét về mặt tiềm năng, CPH là nguồn cung chủ yếu và cơ bản cho thị trường chứng khoán. - Đối với Nhà nước. Qua việc bán cổ phiếu, Nhà nước đã thu được một lượng vốn quan trọng từ người lao động trong doanh nghiệp, và từ người ngoài doanh nghiệp. Điều đó không những thể hiện ủng hộ của xã hội đối với CPH, tính hấp dẫn của doanh nghiệp mà họ mua cổ phiếu; mà còn góp thêm kiến thức, kinh nghiệm, sự giám sát hoạt động của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Vốn và tài sản Nhà nước không chỉ được bảo toàn mà còn tăng lên đáng kể. Hàng năm, Nhà nước thu được lợi tức từ cổ phần Nhà nước tại công ty cổ phần, các khoản lãi do người lao động vay mua chịu cổ phiếu, các khoản thu từ thuế của công ty cổ phần. Nhà nước không phải mất một khoản ngân sách nào để hỗ trợ vốn hoặc bù lỗ hàng năm cho các DNNN đã CPH như thời kỳ trước đây. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý của Nhà nước không còn vướng nhiều vào quản lý vốn, lao động... mà tập trung nghiên cứu, xây dựng môi trường pháp lý phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Đối với người lao động. CPH đã tạo ra các điều kiện cả về vật chất lẫn cơ sở chính trị, pháp luật cho người lao động thực hiện việc nâng cao vai trò làm chủ trong doanh nghiệp. Người lao động trong doanh nghiệp CPH được mua cổ phần và trở thành cổ đông của công ty. Một mặt, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động gắn liền hơn với công ty; mặt khác, thông qua tư cách cổ đông của mình, người lao động vừa có tiền lương do sự lao động cua mình lại vừa có lợi tức cổ phần do đóng góp vốn vào công ty; và ở mức độ nào đó, họ được tham dự quản lý công ty, kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty thông qua cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch ở các DNNN CPH góp phần nâng cao vai trò làm chủ thực sự của người lao động. Riêng giai đoạn từ 2000-2005, ghi nhận nhiều sự thay đổi nhất trong cả chặng đường 15 năm CPH đã qua. Thứ nhất, nó đánh dấu một sự nhảy vọt về số lượng DNNN được CPH. Thứ hai, chính số lượng DNNN đã CPH trong giai đoạn này chiếm đến 80% tổng số DNNN đã CPH, đã gián tiếp nói lên bước phát triển về tư duy, chỉ đạo, điều hành CPH. Thứ ba, những sự thay đổi đó là tiền đề để thực hiện việc mở rộng CPH, mở rộng thành phần, số lượng cổ đông tham gia vào doanh nghiệp CPH, gắn CPH với niêm yết trên thị trường chứng khoán. Quy định về mức vốn bán ra ngoài doanh nghiệp không thấp hơn 20% vốn điều lệ, mở đường cho việc khuyến khích các doanh nghiệp CPH trở thành “công ty đại chúng”, phù hợp với điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cuối cùng quy định mới của NĐ 187 về trình tự, thủ tục bán cổ phần lần đầu, với quy định nếu khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải thực hiện tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán, đã thể hiện rất rõ tinh thần gắn CPH với niêm yết, thúc đẩy tạo “hàng” cho thị trường chứng khoán. Tóm lại, các doanh nghiệp dã chuyển thành công ty cổ phần đều cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng lên rõ rệt. Nhờ đó mà tăng thêm được việc làm, tăng thu nhập cho cổ đông (trong đó có Nhà nước và người lao động) vừa hưởng mức cổ tức cao, vừa tăng giá trị vốn góp tại công ty. Nhà nước không những tăng trưởng vốn góp, được chia cổ tức mà còn tăng cường được những khoản nộp ngân sách. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. 2.2.3. Một số hạn chế khi triển khai cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và nguyên nhân. 2.2.3.1. Một số hạn chế. Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được trong quá trình CPH DNNN thì những thách thức, hạn chế vẫn còn rất lớn. Thứ nhất, tiến độ CPH rất chậm trễ. Từ trước đến nay, chưa năm nào chúng ta hoàn thành kế hoạch CPH. Năm có tiến dộ thực hiện tốt nhất (2003) cũng chỉ đạt 60% kế hoạch. Hơn nữa lại không đồng đều giữa các ngành, các địa phương (năm 1998, cả nước còn 5 bộ, 35 tỉnh, thành phố và 11 Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập chưa triển khai CPH một doanh nghiệp nào). Thứ hai, về chất lượng CPH. Theo số liệu thống kê, trong số gần 2.500 DNNN đã CPH, cổ đông bên ngoài doanh nghiệp chỉ nắm giữ 15% cổ phần, 85% vốn vẫn do Nhà nước và cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp nắm giữ. Điều này nói lên rằng, tuy là các công ty cổ phần song việc CPH chủ yếu là khép kín. Dẫn đến tình trạng chưa huy động được nhiều nguồn lực bên ngoài xã hội đầu tư vào doanh nghiệp để thu hút vốn, tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ. Đặc biệt là chưa thu hút được các cổ đông chiến lược tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp. Phần lớn ban giám đốc DNNN tiếp tục giữ cương vị lãnh đạo công ty CPH với cung cách và tư duy điều hành vẫn như đối với DNNN, dẫn đến tình trạng CPH DNNN một cách hình thức. Một điều cũng đáng lo ngại là nếu để một mực hoàn thành kế hoạch, “ép tiến độ” để hoàn thành kế hoạch, e sẽ chỉ đạt được về mặt số lượng mà khó có thể đạt được mục tiêu liên quan tới sự phát triển bền vững, ổn định của doanh nghiệp CPH. Thứ ba, việc CPH các DNNN vẫn đang dừng lại ở mức độ thử nghiệm mặc dù Nhà nước có khuyến khích động viên các DNNN CPH thông qua một số ưu đãi về thuế và các điều kiện tài chính khác nhằm làm cho việc CPH mang tính chất tự nguyện. Trong khi đó các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương chưa quán triệt đầy đủ các quan điểm về CPH các DNNN. Một số lãnh đạo chính quyền cơ sở lo ngại CPH làm mất chủ quyền của Nhà nước, làm mất vai trò kinh tế của quốc doanh, từ đó do dự, chần chừ chưa muốn CPH. Thứ tư, về thể chế chính sách liên quan đến môi trường hoạt động của các doanh nghiệp. Nhà nước chưa có những văn bản đủ tầm cỡ về mặt pháp lý, các văn bản của Nhà nước vẫn chỉ là những Nghị định, Nghị quyết, Thông báo chứ chưa có những văn bản tầm cỡ luật, pháp lệnh về CPH. Một số nội dung trong văn bản chỉ đạo chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, nhiều vấn đề chưa được khẳng định dứt khoát. Các công ty cổ phần vẫn bị “phân biệt đối xử” khi tham gia vào các giao dịch bởi họ không còn ở vị thế DNNN nữa. Vấn đề này làm cho các DNNN có phần ngại ngần khi CPH. Dẫn đến một thực trạng, một số công ty sau khi CPH vẫn tiếp tục ghi tên chủ quản cũ lên trên trong các giao dịch nhằm tiếp tục giành được các ảnh hưởng cũ. Ngược lại, một số công ty đã CPH, song các cấp chủ quản vẫn đối xử như chưa hề CPH, xâm nhập sâu vào cả quyết định tài chính, nhân sự, kinh doanh của công ty. Khiến các công ty này rơi vào tình trạng bị bó buộc như khi còn là DNNN. Thứ năm, tài sản của Nhà nước bị thất thoát nhiều trong quá trình CPH. 2.2.3.2. Nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan: Tình độ phát triển của LLSX còn thấp. Nền kinh tế thị trường ở nước ta còn đang trong quá trình hình thành. Trình độ dân trí còn chưa cao, mang nặng tâm lý sản xuất nhỏ. Tâm lý xã hội, còn mang nặng tư tưởng kinh tế của thời kì bao cấp. Kinh doanh vốn, tiền tệ, mua cổ phiếu... hết sức xa lạ với đại đa số người dân, người lao động trong doanh nghiệp mua cổ phiếu vì sợ mất việc làm hơn là đầu tư. Nguyên nhân chủ quan: Về nhận thức tư tưởng, mặc dù Đảng và Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, nghị định... song các cấp chủ quản, trung gian lại chần chừ, chậm chạp trong thực hiện mà lý do chủ yếu là họ sợ mất quyền lực chi phối đối với các DNNN này. Không ít ý kiến coi trọng số lượng hơn chất lượng. Về tổ chức thực hiện, tức là ở đâu có Đảng và chính quyền quan tâm, chỉ đạo thì tiến độ CPH nhanh hơn, ở đâu Đảng uỷ, chính quyền không quan tâm, chỉ đạo thì tiến độ thực hiện chậm trễ. Tâm lý sợ mất việc của người lao động - là những người vốn quen với việc sống dựa vào chế độ bao cấp. Một số chính sách chưa thông thoáng, thiếu thực tế sâu sát, thủ tục còn phiền hà. Có trường hợp ban hành nhiều quy định trong thời gian ngắn đã gây khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện. Chính vì những lẽ trên mà tiến trình CPH ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn rất chậm, do đó các DNNN được CPH không nhiều, công ty cổ phần vẫn chưa thể hiện đầy đủ vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. 2.3. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 2.3.1. Mục tiêu cơ bản. Một là, thúc đẩy, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nâng cao tính năng động, sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của khu vực DNNN nói riêng. Hai là, huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ tạo viêc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN. Ba là, thay đổi cơ cấu DNNN và kinh tế Nhà nước, đổi mới căn bản quản lý Nhà nước đối với DNNN và phương thức hoạt động của DNNN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tăng tài sản Nhà nước, tạo điều kiện để khu vực kinh tế Nhà nước làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường. Không CPH toàn bộ DNNN mà chỉ CPH những DNNN không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn. Bốn là, tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp CPH có cổ phần. Tạo động lực làm việc, nâng cao vai trò làm chủ thực sự của họ; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng cường phát triển đất nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế. 2.3.2. Những phương châm khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Một là, CPH phải đảm bảo tăng thêm sức mạnh của khu vực DNNN, biểu hiện: huy động được các nguồn vốn cho kinh doanh ở các doanh nghiệp CPH mà Nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần khống chế; tạo điều kiện dể tổ chức lại căn bản hệ thống DNNN, nhằm phát huy vai trò trong nền Kinh tế Thị trường. Hai là, kết hợp CPH DNNN với việc sắp xếp DNNN trên cùng địa bàn hoạt động, cùng ngành nghề kinh doanh, từng bước xoá bỏ ranh giới “địa phương” và “Trung ương” trong quản lý. Ba là, CPH DNNN gắn với củng cố, phát triển tổng công ty và các doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước để từng bước hình thành tập đoàn kinh tế mạnh, tạo những mũi nhọ trong ngành nghề kinh doanh, qua đó giữ được vai trò định hướng, khống chế trong nền kinh tế. Bốn là, CPH DNNN phải làm tăng động lực, phát huy sức sáng tạo của công nhân và cán bộ quản lý, tạo điều kiện để người lao động phát huy vai trò làm chủ trong doanh nghiệp. 2.4. Một số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0753.doc
Tài liệu liên quan