Đề tài Cổ phần hóa và đánh giá quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Thuận lợi

DNNN có sự hiểu biết rõ hơn về cổ phần hóa.

Mở rộng danh mục DN được phép CPH.

Khó khăn

Khủng hoảng kinh tế (1997).

Công tác xác định giá trị DNNN trước khi cổ phần hóa vẫn còn gặp nhiều vướng mắc.

 

ppt53 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cổ phần hóa và đánh giá quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Cổ phần hóa và đánh giá quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam * BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Môn : Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ GVHD : TS. Diệp Gia Luật Thực hiện : Nhóm 4 - Lớp đêm 7 - K20 Phần 1. Cơ sở lý luận 1.1) Cổ phần hóa là gì? 1.2) Doanh nghiệp nhà nước. 1.3) Công ty cổ phần. 1.4) Tất yếu CPH DNNN. 1.5) Mục tiêu CPH DNNN * Phần 1. Cơ sở lý luận 1.6) Nội dung CPH DNNN. 1.7) Quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. 1.8) Một số tiêu chí đánh giá quá trình CPH. (Ba nội dung trên được trình bày trong Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26-6-2007) Cổ phần hóa DNNN (…?...) CÔNG TY CỔ PHẦN (…?...) QUÁ TRÌNH CPH Doanh nghiệp nhà nước Khái niệm Sự hình thành doanh nghiệp nhà nước Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước * Doanh nghiệp nhà nước Khái niệm Là một tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn Thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhà thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. * Doanh nghiệp nhà nước Theo luật doanh nghiệp năm 2005: “doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” Doanh nghiệp nhà nước Sự hình thành doanh nghiệp nhà nước Do sự yếu kém của thị trường. giữ vai trò nền tảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. * Doanh nghiệp nhà nước Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước Về sở hữu Về quyền quyết định hoặc quyền chi phối đối với doanh nghiệp Về hình thức tồn tại Về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản * Công ty cổ phần Khái niệm Đặc điểm của công ty cổ phần Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần * Công ty cổ phần Khái niệm Được thành lập do nhiều người bỏ vốn ra (cổ đông). Tiền vốn được chia làm các cổ phần bằng nhau, người hùn vốn với tư cách là cổ đông sẽ mua một số cổ phần đó * Công ty cổ phần Đặc điểm của công ty cổ phần Vốn điều lệ: chia thành nhiều phần bằng nhau. Cổ đông: Có thể là tổ chức, cá nhân. Tối thiểu là ba và không hạn chế số tối đa. Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của Luật doanh nghiệp 2005. * Công ty cổ phần Đặc điểm của công ty cổ phần (tiếp theo) Công ty cổ phần: Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. * Công ty cổ phần Ưu điểm: Có khả năng huy động vốn rất lớn. Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn góp của mình vào công ty. Được tổ chức quản lý chặt chẽ. Gắn người lao động với kết quả cuối cùng. Thời gian hoạt động không bị chi phối bởi việc các cổ đông bị tù tội hay qua đời. * Công ty cổ phần Ưu điểm (tiếp theo) 6. Dễ mở rộng tầm hoạt động SXKD. 7. Được hưởng tư cách pháp nhân. 8. Có quyền mua bán chuyển nhượng lại cổ phần. 9. Ngoài ra còn được xem là một biện pháp để khắc phục mâu thuẫn giai cấp. * Công ty cổ phần Nhược điểm Mức thuế cao, ngoài chịu thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Chi phí tổ chức công ty khá tốn kém. Pháp chế nhà nước qui định chặt chẽ về hoạt động của công ty và công ty có trách nhiệm báo cáo cho nhà nước kết quả hoạt động của mình. * Công ty cổ phần Nhược điểm (tiếp theo) 4. Không giữ được bí mật kinh doanh, bí mật tài chính. 5. Tương đối ít được tín nhiệm trong công việc cấp tín dụng vì công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. 6. Công ty khó thay đổi phạm vi kinh doanh vì phải căn cứ vào điều lệ của công ty cổ phần * Tất yếu CPH DNNN Về mặt chính trị Phát triển nền dân chủ. Ổn định xã hội và chính trị. Về mặt kinh tế Sự yếu kém của DNNN. Gia tăng tính cạnh tranh của thị trường. Hệ tư tưởng của các nhà cầm quyền thay đổi thể chế cũ bằng thể chế mới theo ý đồ của các nhà cầm quyền * Phần 2: Thực trạng và đánh giá quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam Đánh giá quá trình hoạt động của DNNN sau đổi mới (1986) Các giai đoạn cổ phần hóa ở Việt Nam * Đánh giá quá trình hoạt động của DNNN sau đổi mới (1986) Các DNNN rất yếu kém về khả năng cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh không bình đẳng, quản lý kém. Khu vực DNNN có cơ cấu còn bất hợp lý. Chính sách nhân sự còn nhiều thiếu sót, bất cập. Các giai đoạn cổ phần hóa ở VN Giai đoạn thí điểm (1992 – 1998)‏ Giai đoạn thí điểm rụt rè (1992– 05/1996) Giai đoạn thí điểm mở rộng (1996– 1998)‏ Giai đoạn đẩy mạnh (29/06/1998 – 2000)‏ Giai đoạn tiến hành ồ ạt (2000- đến nay)‏ * Giai đoạn thí điểm rụt rè (1992– 05/1996) Một số cơ sở pháp lý Quyết định 143/HĐBT ngày 10/05/1990 Quyết định 315/HĐBT ngày 1/9/1990 Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 Quyết định 202/CT ngày 08/06/1992 Điều kiện DN tiến hành CPH giai đoạn thí điểm rụt rè Quy mô vừa và nhỏ; kinh doanh có lãi hoặc triển vọng có lãi NN không cần giữ 100% vốn sang hoạt động dưới hình thức cty cổ phần bằng cách giữ nguyên giá trị sở hữu của NN Phát hành cổ phiếu hoặc bán một phần tài sản cho cá nhân và pháp nhân trong và ngoài DN. * Kết quả CPH trong giai đoạn thí điểm rụt rè 5 DNNN được chuyển thành Cty CP. * chuẩn hóa chủ trương cổ phần hóa DNNN và được xem như một quá trình lâu dài với kế hoạch bài bản Ban hành NĐ28/CP (07-05-1996) và NĐ 25/CP ngày 26-03-1997 thay thế Quyết định số 202/CT (08-06-1992) Giai đoạn thí điểm mở rộng (5/1996-1998)‏ * Điều kiện DN tiến hành CPH giai đoạn thí điểm mở rộng Mở rộng đối tượng CPH ra tất cả các DNNN vừa và nhỏ, kinh doanh có hiệu quả mà NN không cần tiếp tục nắm 100% vốn. Thí điểm bán cổ phiếu cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. * Kết quả CPH trong giai đoạn mở rộng (1996 – 1998) 25 DNNN được chuyển thành Cty CP. * Những thuận lợi và khó khăn của giai đoạn thí điểm (1992 - 1998)‏ Thuận lợi Có chính sách thỏa đáng cho người lao động Các DN sau CPH hoạt động có hiệu quả hơn Khó khăn Các văn bản luật còn chưa thống nhất, rõ ràng DN còn nhiều vướng mắc, tâm lý hoài nghi * Giai đoạn đẩy mạnh CPH (1998 - 2000)‏ Cơ sở pháp lý: Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 Nghị định 103/1999/NĐ-CP Thành lập Ban đổi mới quản lý DN TW * Điều kiện DNNN tiến hành CPH theo NĐ 44/CP NN vẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân mua đấu giá tại các TT GDCK nếu là cty > 10 tỷ đồng, tại các TTTC nếu là cty > 1 tỷ đồng, và tại công ty nếu công ty 30 tỷ đồng => thuê kiểm toán trong quá trình CPH. Điều kiện DNNN tiến hành CPH giai đoạn tiến hành ồ ạt (2001 - đến nay)‏ * Điều kiện DNNN tiến hành CPH giai đoạn tiến hành ồ ạt (2001-đến nay) Định giá giá trị DN (theo PP tài sản và PP chiết khấu dòng tiền). Ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài. Chấm dứt ưu đãi thuế với DN CPH. (Theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007) * Kết quả thực hiện trong giai đoạn tiến hành ồ ạt (2001-đến nay)‏ Từ năm 2001-2005, cả nước đã sắp xếp lại 3.349 DNNN (trong tổng số 5.655 DNNN), trong đó CPH 2.188 DN. Như vậy 60% tổng số DNNN đã được sắp xếp lại. * Kết quả thực hiện trong giai đoạn tiến hành ồ ạt (2001-đến nay) Tính đến hết ngày 15/12/2010, cả nước sắp xếp được 5846 doanh nghiệp và bộ phận của DNNN. Trong đó, CPH được 3944 DN Chuyển đổi sang Cty TNHH 1 thành viên 261 DN Sát nhập hợp nhất, giao bán khoán 1902 DN (nguồn của Bộ Tài Chính)‏ * Hiệu quả của việc CPH Theo Điều tra 850 DN CPH: Vốn điều lệ bình quân tăng 44%, Doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%. 90% số DN sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao động tăng bình quân 6,6%, cổ tức bình quân đạt 17,11%. (nguồn VnEconomy) * Những thuận lợi và khó khăn của giai đoạn tiến hành ồ ạt (2001-đến nay) Thuận lợi DN mạnh dạn hơn trong việc đưa ra chiến lược cổ phần hóa và tự tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược Mở rộng danh mục DN được phép CPH => thu hút thêm nhiều nguồn vốn Nhà nước cũng rõ ràng hơn trong quy định về xác định giá trị doanh nghiệp (2 PP xác định)... * Những thuận lợi và khó khăn của giai đoạn tiến hành ồ ạt (2001-đến nay) Khó Khăn Không kiên quyết, thiếu nhất quán trong quá trình thực hiện (cả trong tư duy và quản lý) Lạm phát cao, khủng hoảng kinh tế toàn cầu => chậm tiến độ * Tổng quan từ năm 2000 - 2008 * Phần 3 : Kiến nghị và giải pháp Kinh nghiệm cổ phần hóa các nước trên thế giới Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam * Kinh nghiệm CPH ở Nga Đề xuất: tháng 10/1991 bởi Phó thủ tướng Chubias. Đợt CPH đầu tiên, 1992 – 1993: 85% xí nghiệp nhỏ, 82.000 doanh nghiệp quốc doanh được CPH. Đợt CPH thứ 2, 1995-1996: hoàn tất CPH các công ty nhà nước lớn. * Kinh nghiệm CPH ở Nga (tiếp theo) Nhược điểm Xuất hiện một lớp tỷ phú mới ở Nga. Thiếu hẳn một cơ cấu pháp luật và thực thi pháp luật hiệu quả trước khi tiến hành CPH. Áp dụng sai các bài bản, quy trình mà các định chế quốc tế như IMF, WB đề nghị. * Kinh nghiệm CPH của Trung Quốc Từ 1984 - 1996: 9200 DNNN đã chuyển thành Cty CP. Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy: Luật phá sản doanh nghiệp Luật doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân * Kinh nghiệm CPH của Trung Quốc Bắt đầu từ năm 1984: Cty CP Hữu hạn Bách hóa Thiên Kiều. Tháng 12/1986: tiến hành thí điểm CPH có điều kiện. Cuối năm 1993: 3000 đơn vị CPH thành công. Cuối năm 1996: 9.200 DN chuyển thành Cty CP, tổng số vốn cổ phần là 358 tỷ NDT. * Kinh nghiệm CPH của Trung Quốc Hình thức cổ phần Bán cổ phiếu cho CNVC trong nội bộ DN. Phát hành cổ phiếu công khai ra xã hội. Công ty cổ phần hình thành bằng cách nắm giữ cổ phiếu giữa các doanh nghiệp. * Kinh nghiệm CPH của Trung Quốc Hệ thống luật và chính sách hỗ trợ Luật Công ty. Luật DN công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân. Khuyến khích sáp nhập tài sản; chuyển nợ thành cổ phần. Ưu đãi thuế suất, thuế thu nhập DN. Dành 10% CP để thưởng bằng cổ phiếu cho CNVC và lãnh đạo của DN. * Kinh nghiệm CPH của Trung Quốc Ưu điểm Số lao động tăng từ 6,437 triệu đến 27,466 triệu. Doanh thu tăng từ 813,1 tỷ đến 5.673,3 tỷ NDT. Tách bạch quyền kinh doanh và quyền sở hữu. Mở rộng quyền tự chủ-tự chịu trách nhiệm cho DN. Hình thành các tập đoàn DN. * Giải pháp thúc đẩy CPH DNNN Tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho việc CPH DNNN. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, nhất là ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Cần sớm hoàn thiện thị trường chứng khoán trong mối quan hệ thị trường vốn, thị trường tiền tệ. Giải pháp thúc đẩy CPH DNNN (tiếp theo) Tạo sự thống nhất trong nhận thức về chủ trương cổ phần hoá. Tạo sự kích thích mạnh mẽ hơn bằng những ưu đãi kinh tế. Đối với công tác chỉ đạo thực hiện cổ phần hoá. Đa dạng hoá hình thức cổ phần hoá. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của Thầy và các anh chị !!! (^_^) !!!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptĐề tài- Cổ phần hóa và đánh giá quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam ( Slide ).ppt
Tài liệu liên quan