Đề tài Công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tạI công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu

Lời nói đầu 1

Chương 1: Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ Hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. 3

1.1) Nhũng vấn đề chung về tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. 3

1.1.1) Vai trò của tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại và nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ. 3

1.1.2) Các phương thức tiêu thụ hàng hoá. 6

1.1.3) Phương pháp tính giá hàng xuất bán. 7

1.1.4) Phương pháp tính chi phí thu mua hàng hoá . 9

1.2) Hạch toán chi tiết hàng hoá. 9

1.2.1) Phương pháp thẻ song song. 10

1.2.2) Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 10

1.2.3) Phương pháp sổ số dư. 11

1.3) Hạch toán tổng hợp tiêu thụ hàng hoá. 12

1.3.1) Vài nét về thuế giá trị gia tăng. 12

1.3.2) Chứng từ ghi chép ban đầu. 15

1.3.3) Tài khoản sử dụng. 15

1.3.4) Phương pháp hạch toán tổng hợp. 16

1.4) Hạch toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh. 22

1.4.1) Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 22

1.4.2) Hạch toán xác định kết quả kinh doanh. 26

1.5)Hệ thống sổ kế toán tổng hợp về hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết qủa kinh doanh. 28

1.5.1) Hình thức Nhật ký - sổ cái. 28

1.5.2) Hình thức nhật ký chung. 29

1.5.3) Hình thức chứng từ - ghi sổ. 30

1.5.4) Hình thức nhật ký - chứng từ. 31

Chương 2: Thực trạng hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu. 32

2.1) Đặc điểm và tổ chức quản lý kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu. 32

2.1.1) Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 32

2.1.2) Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh của công ty. 33

2.1.3) Năng lực và các điều kiện kinh doanh bên trong doanh nghiệp 34

2.1.4) Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 34

2.1.5) Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 37

2.1.6) Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty. 38

2.2) Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty. 38

2.2.1) Hình thức kế toán. 38

2.2.2) Hệ thống báo cáo kế toán. 38

2.2.3) Hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty. 39

2.3.1) Tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá ở công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu 39

2.3.2) Tính giá vốn hàng xuất bán được xác định là tiêu thụ. 41

2.4) Tổ chức kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Sieyu. 41

2.4.1) Tài khoản sử dụng. 41

2.4.2) Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá . 41

2.4.3) Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu . 42

2.5) Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu . 43

Tổ chức nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu. 43

2.6.1) Hạch toán chi phí nghiệp vụ kinh doanh. 43

2.6.2) Tổ chức kế toán nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Sieyu. 56

Chương 3:Đánh giá chung về tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tai công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu. 62

3.1 - Đánh giá chung. 62

3.1.1) Một số thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của công ty. 62

3.1.2) Công tác tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ tại công ty . 64

3.1.3) Vài nét về hoạt động kích thích tiêu thụ tại công ty. 65

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tạI công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà lạnh để các mặt hàng đông lạnh và đồ uống cần được bảo quản. Siêu thị có 2 dãy tủ để đồ lạnh hiện đại, có 4 máy tính tiền một máy để tầng 2 và 3 máy để tầng1. 2.1.4) Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Toàn bộ nhân sự chính thức của công ty là 31 người gồm tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, giám đốc kinh doanh, trưởng phòng các phòng chức năng và các nhân viên dưới quyền. Bên cạnh đó còn có 9 người thực hiện công việc bảo vệ, trông xe và tuần tra đêm tại siêu thị. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ số 18: Phó giám đốc thứ nhất Trưởng quầy Quầy thực phẩm tươi sống Nhân viên phòng rau Nhân viên phòng thịt Nhân viên phòng cá tổng giám đốc Phó giám đốc thứ hai giám đốc cửa hàng giám đốc kinh doanh Trưởng quầy Quầy tạp phẩm Nhân viên phụ trách văn phòng phẩm Nhân viên thực phẩm công nghiệp Quầy đồ gia dụng Các nhân viên thu ngân Quầy thu ngân Trưởng quầy Trưởng quầy Nhân viên phụ trách đồ gia dụng Kế toán viên Trợ lý Thủ quỹ phòng kế toán trưởng phòng kế toán Phụ trách nhân sự Phụ trách những việc chung phòng hành chính trưởng phòng hành chính 2.1.4.1) Ban giám đốc: - Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty và cũng là thành viên trong ban quản trị. Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, quản lý giám sát mọi hoạt động của công ty về kinh doanh hàng hoá, về tài sản, về nhân lực. . . Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh tế của công ty, về tính hiệu quả cũng như việc chấp hành đúng pháp luật. Phó giám đốc thứ nhất Phó giám đốc thứ hai Là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc giải quyết các vấn đề đầu vào, đầu ra của hàng hoá, điều hành công việc kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về nhiệm vụ được phân công, uỷ quyền, thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng. Giám đốc của hàng Giám đốc kinh doanh Phụ trách các mặt hàng kinh doanh là hàng nội địa và hàng nhập khẩu. 2.1.4.2) Các phòng ban chức năng: Phòng hành chính: Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong các lĩnh vực tổ chức nhân sự, tiền lương, hành chính quản trị. Phòng kinh doanh Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong các lĩnh vực mua bán hàng hoá, ký kết các hợp đồng kinh tế về đơn đặt hàng. Phòng kế toán: Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc về các lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản và hạch toán kinh tế trên cơ sở các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp liên doanh, đảm bảo thanh toán đầy đủ lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên. Trình độ các cấp quản lý từ trưởng phòng trở lên đều là đại học và trên đại học. Các nhân viên cấp dưới của Seiyu thuộc các bộ phẩm thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghiệp, đồ gia dụng, hoá mỹ phẩm và may mặc đều có trình độ tương đối đồng đều, từ trung cấp trở lên, đặc biệt là nhân viên thuộc quầy thu ngân có khả năng giao tiếp tiếng anh vững vàng, vì vậy việc thanh toán bằng thẻ tín dụng tại Seiyu của người nước ngoài, người Nhật hoặc người Việt Nam là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. 2.1.5) Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và nội dung của công tác kế toán, công ty đã cố gắng tổ chức công tác kế toán phù hợp, gọn nhẹ. Bộ máy kế toán của công ty gồm 5 người với trình độ đại học, nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ và nhiệt tình trong công tác. Công ty tổ chức theo mô hình kế toán tập trung nhằm cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ kịp thời cho lãnh đạo thuận lợi cho việc cơ giới hoá công tác kế toán, thuận lợi cho việc phân công và chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Sơ đồ số 19: kế toán thanh toán kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ kế toán kho hàng thứ 2 kế toán kho hàng thứ 1 kế toán trưởng kế toán tổng hợp Kế toán trưởng: Chịu trách nhịêm chung trước giám đốc về công tác tài chính kế toán của công ty, trực tiếp chỉ đạo việc điều hành công tác tài chính , tổ chức hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách, các quy định của nhà nước và của ngành về công tác tài chính, bảo vệ kế hoạch tài chính với tổng công ty. Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm kiểm tra và thanh toán tiền cho nhà cung cấp căn cứ vào các chứng từ gốc, các hoá đơn nhập hàng, hoá đơn bán hàng. vào sổ sách liên quan. Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ: Chịu trách nhiệm giao dịch thường xuyên với các ngân hàng mà công ty mở tài khoản. Đồng thời làm nhiệm vụ thu chi tiền khi có phiếu thu, phiếu chi, ngoài ra còn phải đi ngân hàng để rút tiền, nộp tiền Hai kế toán kho hàng: chịu trách nhiệm nhập hàng từ các đơn đặt hàng mà phòng kinh doanh đã thông báo cho nhà cung cấp. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp chi phí, kiểm tra sổ sách và chứng từ gốc của các phần kế toán bàn giao. Theo dõi quá trình tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả cho doanh nghiệp. Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty. 2.2.1) Hình thức kế toán: Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán được sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Vận dụng hình thức kế toán phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra, quản lý và đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của công ty và cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như trình độ của nhân viên kế toán. Phòng kế toán của công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu chọn hình thức kế toán “Nhật ký chung” để thực hiện tổ chức công tác kế toán. Đặc trưng của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để vào sổ cái. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán. Siêu thị Seiyu cũng là một doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán đó và trình tự vào sổ như sau: Chứng từ gốc xử lý nghiệp vụ nhập dữ liệu Nhật ký chung vào sổ cái các sổ chi tiết In và lưu trữ khoá sổ chuyển sang kỳ sau Sơ đồ số 20: 2.2.2) Hệ thống báo cáo kế toán Cuối mỗi kỳ kế toán là tháng, quý, năm, kế toán công ty tiến hàng khoá sổ tài khoản, tiến hành các bút toán điều chỉnh tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản và lập các báo cáo kế toán theo quy định. Các sổ kế toán và báo cáo kế toán của công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu được lập đều là hình thức tờ rời và được đóng thành quyển. Báo cáo được lập gồm những báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN) Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu B02-DN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN) 2.2.3) Hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty Hệ thống chứng từ kế toán: Đối với các chứng từ thuộc loại chứng từ bắt buộc được áp dụng theo quy định của nhà nước như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi . . . Ngoài ra công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu còn sử dụng một số loại chứng từ nội bộ như: Phiếu đề nghị thanh toán cho nhà cung cấp (payment request) Phiếu đề nghị thanh toán, tạm ứng cho nhân viên (Claim form) . . . 2.2.3.2) Hệ thống tài khoản: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu áp dụng thống nhất theo hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1141QĐ/TC/CĐKT ngày 01/01/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính 2.3) Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu. 2.3.1) Tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá ở công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu. Siêu thị Seiyu đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn khá tốt với một số công ty sản xuất lớn và vẫn tới trực tiếp công ty làm đại lý mua hàng. Ngoài ra, hàng hoá trong siêu thị bày bán là do công ty đã ký hợp đồng với hơn 200 nhà cung cấp. Vì thế lượng hàng hoá mà siêu thị kinh doanh nhập vào, xuất ra rất thường xuyên, giá trị hàng hoá thường thấp. Do vậy, công ty đã lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Quá trình bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của công ty. Chính vì vậy, việc quản lý tình hình bán hàng tại công ty là rất cần thiết. Do công ty kinh doanh hàng hoá rất đa dạng, xuất, nhập diễn ra thường xuyên nên hàng hoá bán ra hàng ngày được công ty theo dõi chặt chẽ về mặt số lượng, giá bán, phương thức thanh toán được thể hiện trên hoá đơn bán hàng. Toàn bộ những thông tin về tình hình bán hàng được thủ trưởng đơn vị cập nhật và dựa vào đó để điều hành quản lý, hạch toán tiêu thụ sao cho đạt mức lợi nhuận tối đa. 2.3.1.1) Phương thức bán hàng Là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh bán lẻ nên vấn đề giữ được khách hàng và làm cho khách hàng hài lòng là sự sống còn mà công ty đặt ra trong mọi kế hoạch và chiến lược kinh doanh của mình. Khách hàng thường xuyên của công ty là người nước ngoài và người Việt Nam có thu nhập cao cụ thể là 25% là người nước ngoài (trong đó 15% là người Nhật Bản) và 75% là người Việt Nam. Tuy nhiên, doanh thu do khách hàng nước ngoài mang lại lại là 65% (trong đó, doanh thu do khách hàng Nhật mang lại là 45%) và người Việt Nam là 35%. Theo phương thức bán lẻ, công ty không lập hoá đơn thuế giá trị gia tăng mà hàng hoá tiêu thụ sẽ được nhân viên thu ngân nhập vào máy tính tiền, lập thành hoá đơn bán hàng, giao cho khách hàng 1 liên và giữ lại 1 liên làm chứng từ. Hình thức bán hàng được áp dụng tại siêu thị là hình thức bán hàng tự phục vụ và thu tiền trực tiếp. Khách hàng khi vào cửa hàng sẽ được tự do lựa chọn hàng hoá, trước khi ra khỏi cửa hàng mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền lập hoá đơn bán lẻ hàng hoá và thu tiền. Hết ngày bán hàng, nộp tiền cho thủ quỹ, lập giấy nộp tiền và báo cáo bán hàng. 2.3.1.2) Chính sách giá cả và phương thức thanh toán Chính sách giá cả: Để thu hút được khách hàng, công ty có một chính sách giá cả thường xuyện ổn định được xác định trên căn cứ giá trị hàng mua vào và giá cả thị trường. Công ty cũng luôn áp dụng các hình thức khuyến mại tạo cảm giác thích thú cho khách hàng khi mua hàng, Ví dụ như đối với mặt hàng sữa chua thì công ty thực hiện khuyến mại bằng hình thức mua 5 tặng 1. Hoặc với những khách hàng mua hàng với giá trị lớn sẽ được tặng một thẻ mua hàng . . . Phương thức thanh toán: Là loại hình kinh doanh chuyên bán lẻ nên phương thức thanh toán ở công ty là thu tiền trực tiếp. Ngoài ra, cônh ty cũng áp dụng phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, tạo điều kiên thuận lợi cho khách hàng đặc biệt là khách hàng quốc tế. 2.3.2) Tính giá vốn hàng xuất bán được xác định là tiêu thụ ở công ty, giá vốn hàng xuất bán xác định là tiêu thụ được tính theo công thức sau: Giá vốn hàng bán = Giá mua hàng hoá được xác định là tiêu thụ + Chi phí thu mua Qua công thức trên, ta thấy chi phí phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá được tính vào giá vốn hàng bán Tổ chức kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Sieyu 2.4.1) Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tổng hợp tiêu thụ hàng hoá, kế toán công ty mở các tài khoản sau: Tài khoản 611-“Mua hàng” Bên Nợ: Phản ánh giá thực tế hàng hoá tồn kho đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ Bên Có: Phản ánh giá thực tế hàng hoá xuất bán, thiếu hụt và tồn kho cuối kỳ Tài khoản 5111, 111, 112, 3331. . . 2.4.2) Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hàng ngày, hàng hoá được nhập vào kho và kho chính là các quầy hàng, khách hàng đến mua hàng sẽ vào các quầy hàng này tự lựa chọn hàng hoá sau đó ra quầy tính tiền. ở đây, nhân vien thu ngân sẽ không lập hoá đơn thuế giá trị gia tăng mà mỗi loại hàng bán ra sẽ được nhập vào máy tính tiền: Tên hàng, số lượng, giá bán, ngày tháng, thuế giá trị gia tăng . . . Máy tính tiền sẽ tự động lập thành hoá đơn bán hàng cho từng khách hàng và hoá đơn này được coi là hoá đơn giá trị gia tăng : Ví dụ: Cuối ngày máy tính tiền sẽ tự động tổng cộng số tiền bán hàng, thuế giá trị gia tăng. Kế toán sẽ căn cứ vào đây để ghi sổ doanh thu bán hàng và thuế giá trị gia tăng. Đồng thời căn cứ vào số lượng từng loại hàng hoá bán ra, kế toán sẽ tính giá vốn hàng bán một lần vào cuối môĩ tháng và ghi định khoản kết chuyển giá vốn. Sơ đồ hạch toán như sau: Sơ đồ số 21: (1) TK611 TK632 (2) TK5111 TK3331 (1)’ TK111,131,. . . (1) : Mua hàng hoá nhập kho (1)’: Phản ánh doah thu bán lẻ hàng cho khách (2) : Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ 2.4.3) Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu Khoản giảm trừ doanh thu ở công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu bao gồm: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và mất mát. Trường hợp mất mát hàng hoá xảy ra sẽ được kết chuyển ghi giảm doanh thu vào cuối mỗi tháng. Trường hợp hàng bán bị trả lại tại công ty rất ít xảy ra nhưng khi xảy ra thì kế toán sẽ nhập lại kho và trừ luôn vào doanh thu bán hàng ngày hôm đó, số hàng này coi như chưa tiêu thụ. Trường hợp giảm giá hàng bán thường được áp dụng vào các ngày đặc biệt trong năm như: Nhân dịp lễ tết, ngày lễ tình yêu, ngày 8-3, ngày 30- 4,1-5, Noel . . Nhưng việc giảm giá này là do nhà cung cấp thực hiện. Như vậy, ở siêu thị seiyu giảm giá hàng bán là không có. 2.5) Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu Hàng ngày khi nghiệp vụ bán hàng phát sinh, kế toán sẽ ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK111,131. . . Có TK5111 Có TK3331. . . Số liệu từ sổ nhật ký chung sẽ được chuyển vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Mẫu biểu số 2: (xem trang 51) Để phải ánh giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng sổ cái các tài khoản 611, 632. Khi hàng được người mua mang ra khỏi quầy và đã trả tiền thì hàng đó đã được xác định là tiêu thụ và kế toán vào sổ nhật ký chung (Xem mẫu biểu 2), sau đó chuyển vào sổ cái tài khoản 611 (Mẫu biểu số 6), sổ cái tài khoản 632 (Mẫu biểu số 7). Tổ chức nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu 2.6.1) Hạch toán chi phí nghiệp vụ kinh doanh 2.6.1.1) Hạch toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng của công ty bao gồm: Khuyến mại, chi phí dụng cụ, đồ dùng, chi phí văn phòng phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài . . . Khi phát sinh các chi phí này kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung (Xem mẫu biểu số 2) và tiếp tục chuyển vào sổ cái tài khoản 641 ( Xem mẫu biểu số 8). Để theo dõi chi tiết chi phí bán hàng, kế toán công ty mở một bản kê chi tiết chi phí bán hàng (Xem mẫu biểu 9) Bảng phân tích trên cho thấy doanh thu thuần chính bằng tổng doanh thu của công ty với quý 4 năm 2000 tăng lên 1.138.093.800 đồng hay 11,09% so với quý 4 năm 1999. Điều này chứng tỏ sau một năm hoạt động công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu đã có những chuyển biến rõ rệt thể hiện là tăng doanh thu bán hàng. Doanh thu thuần bằng tổng doanh thu cho thấy các khoản chiết khấu, giảm giá... không có ảnh hưởng gì tới kết quả hoạt động kinh doanh. Cũng bằng phân tích trên, khi xem xét mức độ biến động của các chỉ tiêu so với doanh thu thuần (coi doanh thu thuần là gốc) thì người sử dụng sẽ biết được cứ 100 đồng (hay 1 đồng) doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng vốn, chi phí, lợi nhuận. ở công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu quý 4 năm 1999 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm tới 81,23 đồng, lợi tức gộp là 18,77 đồng. Chi phí bán hàng là 7,21 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp là 15,24 đồng và lợi nhuận còn lại trước thuế là -3,86 đồng. Sang quý 4 năm 2000 kết quả đã khả quan hơn, cụ thể cứ 100 đồng doanh thu thì giá vốn hàng bán là 80,33 đồng, lợi tức gộp đã tăng lên đến -2,83 đồng. Chi phí bán hàng giảm xuống còn 7,09 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm đáng kể, chỉ còn 14,97 đồng. Mặc dù độ biến động này so trên 100 đồng doanh thu thuần là nhỏ nhưng so trên tổng số doanh thu thuần của công ty thì sẽ là một con số đáng kể. Tiếp theo, ta đi sâu xem xét tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty để biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận về tiêu thụ hàng hoá. Cụ thể: Lợi nhuận về thuế = Tổng doanh thu bán hàng - Chiết khấu hàng bán - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại - Thuế tiêu thụ - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp So với quý 4 năm 1999 lợi nhuận quý 4 năm 2000 tăng lên một lượng là: (-219.324.800)-(-297.264.150)=77.939.350 đồng. Hay đạt -219.324.800 X 100 = 73,78% -297.264.150 Như đã phân tích ở trên các khoản chiết khấu, giảm giá...không có ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty nên chỉ còn lại các nhân tố ảnh hưởng là: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta sẽ đi phân tích lần lượt từng yếu tố như sau: + Do giá vốn hàng bán thay đổi: Giá vốn hàng là một trong những nhân tố quan trọng, chủ yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu công ty tiết kiệm được các chi phí thu mua liên quan tới hàng tiêu thụ sẽ làm cho giá vốn hàng bán giảm dẫn đến lợi nhuận bán hàng tăng lên và ngược lại. Trong quý 4 năm 2000 do giá vốn hàng bán của công ty tăng lên so với quý 4 năm 1999 là: 7.403.500.050 –6.562.009.900 =841.490.150 Nhưng so với doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán của quý 4 năm 2000 giảm đi so với quý 4 năm 1999 là: 81,23% - 80,33% =0,9% do đó làm tăng lợi nhuận của công ty. + Do chi phí bán hàng thay đổi: Chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi liên quan tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Các khoản chi phí này phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Trong quý 4 năm 2000 chi phí bán hàng của công ty tăng lên so với quý 4 năm 1999 là: 653.048.110-582.636.810=70.411.300 đồng Nhưng ngược lại thì doanh thu tiêu thụ lại cao hơn là 1.138.093.800 đồng, so với doanh thu thuần thì chi phí bán hàng của công ty có giảm hơn quý 4 năm 1999 là 7,21% - 7,09% = 0,12% + Do chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi: Cũng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong quý 4 năm 2000 tăng lên so với quý 4 năm 1999 là 1.379.486.940 -1.231.233.940 = 148.253.000 đồng Nhưng ngược lại tổng doanh thu cũng tăng lên so với doanh thu thuần thì chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giảm đi là: 15,24% - 14,97% = 0,27%. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố tới lợi nhuận: Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: Tổng doanh thu: 1.138.093.800 Giá vốn hàng bán : 841.490.150 Chi phí bán hàng : 70.411.300 Chi phí quản lý doanh nghiệp : 148.253.000 Tổng cộng: 77.939.350 Chương 3 Đánh giá chung về tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tai công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu 3.1 - Đánh giá chung 3.1.1) Nhận xét chung Ra đời trong nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, công ty đã không phải chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, kìm hãm, ràng buộc. Có điều kiện hoạt động theo quy luật của nền kinh tế thị trường và vận dụng nó một cách linh hoạt vào kinh doanh, tiếp cận được với tiến bộ không ngừng của khoa học, kỹ thuật, ứng dụng vào trong kinh doanh và quản lý. Công ty luôn coi việc tổ chức thực hiện kế hoạch bán hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của khách hàng là nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty. Với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, kinh nghiệm quản lý giỏi, công ty đã dần được mở rộng hơn về chủng loại hàng hoá, thu hút khách nhiều hơn . . . Cơ cấu tổ chức gon nhẹ, bộ máy tổ chức trong đó có bộ máy kế toán không ngừng được hoàn thiện, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho quản lý, tạo điều kiện cho việc kinh doanh hàng hoá ngày càng phát triển. Là một công ty liên doanh với Nhật Bản nên phong cách làm việc của nhân viên phần nào cũng chịu ảnh hưởng từ con người nước Nhật, đó là phong cách làm việc nhanh nhẹn, nghiêm túc, luôn tươi cười niềm nở với lời chào “Xin kính chào quý khách“, “Xin cảm ơn quý khách” . . . Đây cũng là một cách tạo cho khách hàng có cảm giác thoải mái khi mua hàng, có cảm giác mình được tôn trọng và được tiếp đón đúng như “Khách hàng là thượng đế”. Đặc điểm nổi bật nhất của siêu thị Seiyu là có một lượng khách quốc tế khá dồi dào và là siêu thị duy nhất trên địa bàn Hà Nội kinh doanh các mặt hàng có chất lượng cao được sản xuất tại Nhật Bản hoặc những sản phẩm do chính tập đoàn kinh doanh siêu thị Seiyu đưa sang. Bên cạnh đó siêu thị Seiyu còn có một không gian bán hàng và trưng bày hàng hoá khá đẹp mắt với những kệ hàng hoá và nối đi rộng. Đặc biệt là hình thức trưng bày theo ý tưởng: Một làn xách dã ngoại, một bữa ăn nhẹ, những dụng cụ thành bộ. . . đã tạo những ấn tượng hết sức thú vị. Có thể nói, đây cũng là một cách giới thiệu hàng hoá khéo léo, bởi vì mục tiêu cơ bản của nhà bán lẻ là lưu chuyển hàng hoá . Về hệ thống thanh toán: Siêu thị có một hệ thống thanh toán gồm 4 máy tính tiền hiện đại (loại máy tính tiền tại hai quầy thu ngân phía dưới thường không có ở các siêu thị khác). Nhưng có một hạn chế cơ bản, đó là siêu thị Seiyu sử dụng loại hoá đơn đặc thù có tính thuế riêng, nếu như khách hàng muốn đổi lại một loại hàng không ưng ý hoặc không phải loại mà họ muốn chọn thì sẽ rất khó khăn. Thêm vào đó, việc sử dụng hoá đơn thanh toán bằng tiếng nước ngoài sẽ gây một số trở ngại khi khách hàng là người Việt Nam có ý muốn kiểm tra các mặt hàng đã mua trong hoá đơn. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán này đã được cải thiện bằng cách nhân viên thu ngân thường xuyên thông báo những mặt hàng có giá trị trội lên để khách hàng dễ dàng biết được ngay để có quyết định tiếp tục mua nữa hay không. Bên cạnh đó giá của các mặt hàng còn được thông báo ngay trên các kệ hàng để khách hàng biết được sức mua. Với cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo theo quan hệ trực tuyến với các phòng ban và các bộ phận chức năng, hoạt động của siêu thị có thể nói là khá linh hoạt, năng động và liên tục. Mỗi bộ phận chức năng như thực phẩm tươi sống. . .đều được phân phối nhiệm vụ rõ ràng và có trách nhiệm về mặt hàng mình phụ trách. Toàn bộ nhân viên đều phải kiểm tra hàng hoá hay xắp xếp các mặt hàng trước giờ mở cửa để siêu thị luôn có một cơ cấu ngăn nắp, sạch sẽ. Rõ ràng việc tổ chức phân công các công việc một cách khoa học không những tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý điều hành mà còn đễ dàng cho việc kiểm tra, kiểm soát và kinh doanh. Có thể thấy rằng, kinh doanh siêu thị tại Hà Nội đang đứng trước những thách thức rất lớn. Là một doanh nghiệp liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu ra đời trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, trong khi người Việt Nam chưa có thói quen đi mua hàng trong siêu thị như ở các nước trên thế giới. Hơn nữa, giá cả hàng hoá trong hầu hết các siêu thị ở Việt Nam thường cao hơn so với thị trường bên ngoài. Việc hàng hoá Trung Quốc tràn ngập vào thị trường Việt Nam như hiện nay với những sản phẩm mẫu mã đẹp, không khác gì so với hàng chính hãng và đặc biệt là giá cả rất phù hợp với túi tiền người dân. Chính những yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp thương mại nói chung và của siêu thị Hà Nội Seiyu nói riêng. Về mặt giá cả, các mặt hàng được bán tại siêu thị Seiyu nếu giống tại các siêu thị khác thì thường có giá ngang bằng hoặc cao hơn chút ít, đặc biệt là đối với những sản phẩm tiêu dùng thường xuyên, hàng ngày, có trị giá trên dưới 20.000VND. Tuy nhiên, với một số mặt hàng nhập mà siêu thị khác ít thấy thì giá trị tại Seiyu tương đối cao. Điều này đã tao ra một tâm lý ở khách hàng gây bất lợi đối với siêu thị là có thể những mặt hàng thông dụng khác cũng sẽ có thể có giá cao hơn. Về các hoạt động giao tiếp với khách hàng: Siêu thị Seiyu tuy chỉ mới thành lập chưa đầy 2 năm nhưng đã có khá nhiều khách hàng quen thuộc. Tuy vậy, việc giao tiếp hầu hết chỉ được thực hiện khi khách hàng đi mua hàng trong siêu thị và chỉ chủ yếu với bộ phận thu ngân hoặc với một số nhân viên của các bộ phận khác trong một thời gian rất ngắn lúc đi chọn hàng hoặc thanh toán. Phương thức bán hàng tự phục vụ đã hạn chế hoạt động giao tiếp của siêu thị. Mặt khác siêu thị cũng chưa có một kế hoạch bài bản nào để thực hiện hoạt động này. Lực lượng nhân viên ở quầy thanh toán là những người có trình độ học vấn khá, có thể giao tiếp tiếng anh tốt và thực hiện được việc thanh toán bằng thẻ tín dụng. Dù vậy, mức độ hiểu biết về nghệ thuật bán hàng và kỹ năng vẫn chưa thật sâu sắc. Bộ phận bán hàng trong siêu thị không phải là nhân viên của công ty mà do các hãng Seiyu đã ký hợp đồng mua hàng của họ và họ cử nhân viên của hãng sang Seiyu làn nhiện vụ chăm sóc hàng hoá và xúc tiến bán hàng. Ngoài lực lượng đó ra, Seiyu chưa có bộ phận bán hàng riêng. Thực tế cho thấy, các nhân viên của hãng đôi khi còn lơ là trong công việc, tụ tập chuyện trò, có khi còn đứng lấp cả hàng hoá khiến khách hàng không xem được hàng hoá. Vì thế, xúc tiến tiêu thụ bị ảnh hưởng rất nhiều. 3.1.2) Công tác tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ tại công ty Tổ chức hạch toán kế toán là mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất của hạch toán kế toán. Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Seiyu sử dụng hệ thống kế toán Việt Nam để hạch toán cho đơn vị mình. Qua thời gian thực tập tại công ty, em thấy công tác kế toán tiêu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0252.doc
Tài liệu liên quan