Đề tài Công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải pháp

Về định mức xây dựng : chủ yếu áp dụng định mức xây dựng cơ bản ban hành kèm theo quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/11/1998 của bộ trưởng bộ xây dựng, luật xây dựng , luật đầu tư 2005

Ngoài ra trong quản lý chất lượng các dự án đầu tư, tổng công ty còn tuân theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001-2000, một quy trình quản lý tiên tiến trên thế giới .Để giữ vững các tiêu chuẩn chất lượng trong xây dựng, trên công trường thi công của công ty luôn có đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm túc trực để chỉ đạo công tác thi công , kiểm tra kỹ thuật và xử lý kịp thời nếu có khó khăn xảy ra

Những cán bộ chuyên môn kỹ thuật của dự án có trình độ chuyên môn, có năng lực để giám sát kỹ thuật thi công đảm bảo tiến độ và đúng thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước , thực hiện việc nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình theo quyết định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Quản lý chất lượng do phòng đầu tư xây dựng đảm nhận , ngoài ra còn có sự kết hợp của hoạt động các phòng ban chức năng trong công ty. Và có quản lý dự án theo những nội dung chính như: quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn lập BCNCKT, TKKT – TDT quản lý chât lượng khảo sát xây dựng, quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình, quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo hành công trình xây dựng

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông có, vì thường là cải tạo và nâng cấp các trạm biến áp đã có từ trước.Chủ đầu tư của các dự án là Tập đoàn điện lực Việt Nam. Chương trình dự án là một hệ thống các dự án nhỏ, với khối lượng công việc rất lớn, đa dạng kéo theo những khó khăn trong khâu quản lý về chi phí , chất lượng, nhân lực…Khối lượng công việc lớn đi kèm với nhiều hoạt động phải thực hiện từ khâu chẩn bị đầu tư xin chủ trương đầu tư , xin cấp phép đầu tư…đến khâu thực hiện dự án đầu tư như các hoạt động về đấu thầu mua sắm , đấu thầu xây lắp những nội dung mà công ty không có chuyên môn khả năng đáp ứng được, đến giai đoạn vận hành khai thác dự án… Máy móc thiết bị đưa vào sử dụng của dự án đa phần là máy móc thiết bị nhập ngoại khá phức tạp cho công tác lắp đặt vận hành và sử dụng do đó đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân lành nghề. Các thủ tục nhập máy móc từ nước ngoài về khá phức tạp , thời gian giao hàng nhiều khi không đúng tiến độ. Công nghệ thiết bị mới nên cần người điều hành có kinh nghiệm và tay nghề cao 1.2.2. Quy trình quản lý dự án tại công ty truyền tải điện I: 1.2.2.1.Xin giao đất, thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất( đối với dự án có sử dụng đất) -Công ty và các đơn vị thành viên sẽ tiến hành làm các thủ tục cần thiết và hoàn thiện hồ sơ để xin giao đất , thuê đất hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất -Việc thu hồi đất , giao nhận đất tại hiện trường phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai -Phòng đầu tư-công ty sẽ có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị thực hiện các thủ tục xin được giao đất, thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho dự án 1.2.2.2.Xin phép xây dựng(nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) -Công ty và các đơn vị thành viên có dự án đầu tư sẽ tiến hành làm thủ tục và hoàn thiện hồ sơ để xin giấy phép xây dựng cho dự án -Thủ tục xin giấy phép xây dựng được thực hiện theo các điều luật đã được quy định. Điều 62 điến điều 68 của luật xây dựng và cá điều từ điều 17 đến điều 23 của nghị định 16/2007/NĐ-CP ngày 20/7/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 1.2.2.3.Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng: - Công ty và các đơn vị thành viên thực hiện theo điều 69 đến điều 71 của luật Xây dựng -Kinh phí giải phóng mặt bằng được lấy trực tiếp từ kinh phí của dự án đầu tư xây dựng công trình -Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng được tiến độ thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt 1.2.2.4.Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình: -Do công ty cổ phần tư vấn điện 1 thiết kế. Sau đó qua công ty truyền tải điện I thẩm tra nộp mỗi phòng ban trong công ty một bản thiết kế đó. Ấn định khoảng thời gian 15 ngày các phòng ban  góp ý sau đó phòng đầu tư xây dựng tổng hợp và tổ chức một cuộc họp đánh giá các mặt chuyên môn của mình sau đó đưa vào thiết kế hiệu chỉnh. Trình lên công ty phê duyệt  đầu tư, thết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, dự toán giá -Công tác này được thực hiện theo quy trình ISO số 14 về kiểm tra và trình duyệt thiết kế và quy trình ISO số 21 về xây dựng và quản lý định mức , đơn giá xây dựng công trình. 1.2.2.5.Đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ và xây lắp: -Những yêu cầu cơ bản do công ty tư cổ phần tư vấn điện 1 lập hồ sơ. Phòng đấu thầu sẽ kiểm tra tính pháp lý hồ sơ mời thầu và công bố phát hành trên báo bán hồ sơ mời thầu. Chọn được nhà thầu.Thành lấp ban thẩm định sau đó xuống phòng kế hoạch lập hợp đồng đưa sang phòng đầu tư và tiến hành thi công -Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ và xây lắp thực hiện theo quy trình ISO số 17 về đấu thầu mua sắm thiết bị và quy trình ISO số 20 về đấu thầu và ký kết hợp đồng kinh tế 1.2.2.6.Tiến hành thi công xây lắp: Quy trình tiến hành thi công xây lắp được thực hiện theo quy trình ISO số 13 về lập và quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng,  quy trình ISO 15 về kiểm soát chất lượng công trình xây dựng, quy trình ISO số 16 về quản lý vật tư , phụ tùng trong xây lắp và quy trình ISO 18 về quy trình thực hiện công tác bảo hộ lao động 1.2.2.7.Quản lý kỹ thuật , chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng: -Công ty sẽ giao cho ban kiểm tra hàng, thiết bị  đánh giá bề ngoài của thiết bị sau đó lắp thiết bị lên đưa vào xưởng sửa chữa thiết bị đó đat tiêu chuẩn thì cho vào vận hành nếu không đạt tiêu chuẩn thì trả lại cho nhà cung cấp -Được thực hiện theo nghị định số 2009/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng kết hợp với quy trình ISO số 08 về quản lý thiết bị và luật đầu tư 2005 1.2.2.8.Nghiệm thu, bàn giao công trình:            -Sẽ cử mổi phòng một người của tất cả các phòng ban trong công ty để tập hợp công việc cho phòng đầu tư xây dựng nghiệm thu và nghiệm thu giai đoạn vận hành và giai đoạn bàn giao -Thực hiện theo điều 47, 51 của nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/71999, theo khoản 16, điều 1 của nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý đầu tư và xây dựng quyết định số 18/2003/NĐ-BXD ngày 27/6/2003 của bộ xây dựng về việc ban hành quy định quản lý chất lượng công trình theo quy trình kiểm soát chất lượng công trình xây dựng , cùng luật đầu tư 2005 1.2.2.9.Quyết toán công trình: - Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư , ngay sau khi công trình bàn giao và đưa vào khai thác , sử dụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư - Việc quyết toán công trình được thực hiện theo điều 56 của nghị định 52/1999/NĐ-NP ngày 8/7/1999.Kết hợp với thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của bộ tài chính hưỡng dẫn quyết toán vốn đầu tư và các văn bản hưỡng dẫn thi hành luật đầu tư 2005 1.2.2.10.Công tác báo cáo đầu tư: - Phòng đầu tư xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thực hiện báo cáo giám sát đánh giá đầu tư và tổng hợp báo cáo lên Tổng giám đốc, HĐQT tổng công ty -Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư: ban quản lý dự án phải có trách nhiệm thực hiện công tác báo cáo giám sát đánh giá đầu tư -Ban quản lý dự án có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện dự án, những khó khăn , vướng mắc cũng như nêu lên các kiến nghị, đề xuất phương án giải quyết theo yêu cầu lãnh đạo tổng công ty 1.2.3. Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại công ty theo các nội dung cơ bản: Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch , điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ , bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch , điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian , chi phí, và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định Lĩnh vực quản lý dự án: theo đối tượng quản lý , quản lý dự án bao gồm 9 lĩnh vực chính là Lập kế hoạch tổng quan, quản lý phạm vi, quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý nhân lực , quản lý thông tin, quản lý rủi ro, quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán. Song mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành công việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng , trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép .Về mặt toán học ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thức sau: C=f(P,T,S) Trong đó: C : chi phí                 P : mức độ hoành thành công việc( kết quả)                 T : yếu tố thời gian                 S : phạm vi dự án Vì thế nên trong phần quản lý dự án theo nội dung em sẽ tập trung phân tích ba nội dung chính sau:quản lý thời gian và tiến độ của các dự án, quản lý chất lượng dự án, và quản lý chi phí dự án 1.2.3.1.Quản lý thời gian và tiến độ của dự án:  Công việc đầu tiên của các phòng ban chức năng trong công ty là định danh các công việc chính cần phải thực hiện, xác định mục đích của dự án, liệt kê các mục tiêu , sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các chỉ tiêu tạm thời.Mục đích của công ty quản lý thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng tiến độ trong phạm vi ngân sách nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng. Trong giai đoạn này , các phòng ban chức năng của công ty sẽ định danh các phần công việc lớn + Các thủ tục cấp đất cho dự án +Đền bù giải phóng mặt bằng +Mua sắm hoặc thuê thiết bị công nghệ(nếu cần thiết) +Xây dựng và lắp đặt công trình Sau khi đã định danh được các đầu công việc lớn, các phòng ban chức năng trong công ty cũng xác định luôn các công việc lớn có liên quan đến các đơn vị, các bộ phận khác như thế nào, yêu cầu thực hiện và khả năng đáp ứng của các bộ phận này ra sao để có kế hoạch phối hợp sao cho có hiệu quả nhất. Trong các công việc đã có tên các phòng ban chức năng sẽ tiến hành tách nhỏ chúng một cách có hệ thống, thành các công việc ngày càng nhỏ hơn bằng cách sử dụng công cụ đồ họa quen thuộc là cấu trúc phân tách công việc cho đến khi các công việc này thuận tiện để giao trách nhiệm thi công, ước tính chi phí, nhân sự thi hành và giám sát Sau khi định danh được công việc cần làm và trước khi giao gói việc cho đơn vị thi công , thì phòng đầu tư và xây dựng phải thực hiện các bước lớn kế tiếp là ước tính thời gian để thực hiện mọi công việc. Đầu tiên ước tính mỗi hoạt động sẽ kéo dài bao lâu, sau đó họ phối hợp tất cả các hoạt động một các logic để mang lại một bảng ước tính thời gian lên lịch hoàn tất từng công việc và toàn bộ dự án. Ban quản lý công ty sẽ xây dựng mạng công việc xác định mỗi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc của dự án để có thể thực hiện dự án hoàn thành tiến độ nhanh nhất có thể.Ban quản lý có nhiệm vụ so sánh thời gian cần thiết để hoàn thành dự án và thời gian yêu cầu phải hoàn thành dự án, qua đó đề ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành mục tiêu của dự án. Sản phầm của tiến trình hoạch định này là một lịch biểu điều khiển một dòng thời gian gốc hoạt động mà các đơn vị thi công sẽ dùng như bản đồ để thi hành công việc và ban quản lý sẽ dùng như một kim chỉ nam để xác định rằng công việc đó đang thực hiện đúng tiến trình Ban quản lý dự án giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công bằng văn bản , hợp đồng, quy định trách nhiệm và quyền hạn đối với trưởng đơn vị thi công. Các mốc thời gian thực hiện công việc quan trọng của dự án sẽ được tổng hợp và lập thành báo cáo để trình lên tổng công ty để phê duyệt Để chuẩn bị một lịch biểu cho dự án ban quản lý công ty thường áp dụng một tiến trình như sau: Bước 1:Chuẩn bị lịch biểu bằng cách định danh các hoạt động lịch biểu trên cấu trúc phân tách công việc: Cấu trúc phân tách công việc sẽ ghi rõ các hoạt động cụ thể của dự án. Tách nhỏ các hoạt động cụ thể của dự án, các hoạt động đảm bảo đủ chi tiết để dễ dàng theo dõi , điều khiển được tiến độ của chúng. Các hoạt động này phải đảm bảo đủ chi tiết để tất cả các bên tham gia thực hiện có liên quan đều hoàn toàn nắm được hoạt động Ví dụ về thứ bậc phân tách công việc một dự án xây dựng nhà điều hành được tình bày như bảng sau: TT WBS Tên nhiệm vụ Công việc trước Kế hoạch Thực tế Ghi chú 1 1 Chuẩn bị mặt bằng 2 2 Xây nhà 3 2.1 Đổ móng 4 2.2 Xây tường và trần tầng 1 5 2.3 Xây tường  và trần tầng 2 6 2.4 Làm sân thượng và tum 7 2.5 Gara xe cho CNV và khách 8 2.6 Nhà thường trực bảo vệ 9 3 Nội thất 10 3.1 Điện 11 3.2 Nước 12 4 Hoàn thiện Qua bảng trên ta thấy được cấp độ công việc được trình bày theo thứ tự trước sau và tình hình chi phí kế hoạch và thực tế cho từng công việc cụ thể, đây cũng là thứ bậc phân tách công việc một dựa án xây dựng nhà điều hành ở công ty Truyền Tải Điện I Bước 2: Phát triển sơ đồ mạng: Mạng công việc mà công ty truyền tải điện I thường sử dụng để trình bày hoạt động của dự án là sơ đồ PERT và biểu đồ GANTT Bước 3: Ước tính các thời gian hoạt động sơ bộ: Thiết lập một phương án tích cực nhất về thời gian, thời hạn công việc này chưa tính đến các yếu tố hạn chế cũng như rủi ro có thể xảy ra với dự án Bước 4:Tính toán ngày giờ lịch cụ thể nhất có thể: Công ty dùng các sơ đồ mạng đã có để định vị dòng thời gian dự án trên một niên lịch Bước 5: Xác định các nguồn lực, tính đến các giới hạn nguồn lực và ước tính các thời hạn cuối: Dùng sơ đồ mạng để xác định,lên kế hoạch quản lý hoạt động cung ứng lựa chọn nhà thầu cung ứng… Bước 6: So sánh ngày kết thúc dự trù và ngày kết thúc bắt buộc Ban quản lý sẽ tập hợp hò sơ về các giả thiết, các hợp đồng cam kết và các giấy tờ khác liên quan đến dự án Bước 7: Thống nhất thời hạn với các đơn vị thực hiện và lập báo cáo dự kiến thiến đọ lên tổng công ty Công cụ để quản lý tiến độ: công cụ chủ yếu là kế hoạch tiến độ đã được xây dựng trong bước lập kế hoạch tiến độ . Kế hoạch tiến độ hay bảng tiến độ càng được lập chi tiết, đến từng hạng mục công trình , bộ phận của hạng mục công trình, các công việc của bộ phận hạng mục công trình…thì việc quản lý tiến độ thực hiện dự án càng thuận lợi. Nhật kí thi công cũng là một công cụ quản lý hữu hiệu trong quản lý tiến độ thực hiện dự án. Nhật kí thi công bao gồm các nội dung sau:  -Danh sách cán bộ kỹ thuật thi công công trình -Diễn biến tình hình thi công từng ngày , tình hình thi công từng loại công việc, chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện -Mô tả vắn tắt phương pháp thi công -Tình hình thực tế của nguyên vật liệu , cấu kiện sử dụng -Những sai lệch so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân kèm theo biện pháp sửa chữa -Nội dung bản giao của ca trước so với ca sau -Nhận xét của bộ phận quản lý chất lượng tại hiện trường về chất lượng thi công xây dựng công trình -Phòng đầu tư xây dựng , đơn vị tư vấn và các kỹ sư quản lý tiến độ thường xuyên tổ chức những buổi họp rút kinh nghiệm và báo cáo tình hình thực hiện thi công công trình 1.2.3.2.Quản lý chất lượng dự án: Quản lý chất lượng dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu được đề ra. Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng , mục tiêu , trách nhiệm và việc thực hiện chúng thông qua các hoạt động: lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong hệ thống Là một công ty lớn mà lĩnh vực trọng điểm là xây dựng và cải tạo nâng cấp các trạm biến áp đây là một sản phẩm đặc biệt, để tạo ra sản phẩm này cần chi phí tương đối lớn, thời gian thực hiện dài , liên quan đến nhu cầu phát triển chung của đất nước, vì vậy đòi hỏi hoạt động quản lý các dự án phải có tính hiệu quả Tổng công ty đã chỉ đạo quản lý dự án phải nghiêm túc thực hiện quản lý chất lượng theo các định mức được quy định cụ thể cho công tác xây lắp của bộ xây dựng cụ thể như: Khối lượng trong các dự toán: Xác định theo khoản 7 điều 5 của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ, luật xây dựng và luật đầu tư 2005 Về định mức xây dựng : chủ yếu áp dụng định mức xây dựng cơ bản ban hành kèm theo quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/11/1998 của bộ trưởng bộ xây dựng, luật xây dựng , luật đầu tư 2005 Ngoài ra trong quản lý chất lượng các dự án đầu tư, tổng công ty còn tuân theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001-2000, một quy trình quản lý tiên tiến trên thế giới .Để giữ vững các tiêu chuẩn chất lượng trong xây dựng, trên công trường thi công của công ty luôn có đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm túc trực để chỉ đạo công tác thi công , kiểm tra kỹ thuật và xử lý kịp thời nếu có khó khăn xảy ra Những cán bộ chuyên môn kỹ thuật của dự án có trình độ chuyên môn, có năng lực để giám sát kỹ thuật thi công đảm bảo tiến độ và đúng thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước , thực hiện việc nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình theo quyết định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Quản lý chất lượng do phòng đầu tư xây dựng đảm nhận , ngoài ra còn có sự kết hợp của hoạt động các phòng ban chức năng trong công ty. Và có quản lý dự án theo những nội dung chính như: quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn lập BCNCKT, TKKT – TDT…quản lý chât lượng khảo sát xây dựng, quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình, quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo hành công trình xây dựng Quản lý chất lượng là phương pháp ứng dụng rất nhiều kỹ thuật thống kê để thu tập , xử lý, phân tích số liệu, phục vụ việc lập kế hoạch , phân tích đánh giá quá trình thực hiện và kiểm tra giám sát quá trình quản lý chất lượng. Có một số phương pháp quản lý chất lượng sau đây mà ban quản lý công ty áp dụng: -Lưu đồ hay biểu đồ quá trình : là phương pháp thể hiện quá trình thực hiện các công việc trong toàn bộ dự án, là cơ sở để phân tích , đánh giá quá trình và nhân tố tác động đến chất lượng công việc dự án. Lưu đồ quá trình cho phép nhận biết công việc hay hoạt động nào thừa có thể loại bỏ, hoạt động nào cần sửa đổi , cải tiến hoàn thiện, là cơ sở xác định vị trí, vai trò của mỗi thành viên tham gia quá trình quản lý chất lượng -Biểu đồ xương cá: là loại biểu đồ để ban quản lý dự án công ty chỉ ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến một kết quả nào đó. Trong công tác quản lý chất lượng , biểu đồ nhân quả có tác dụng liệt kê những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng , xác định những nguyên nhân nào cần được xử lý trước… -Biểu đồ kiểm soát thực hiện: là phương pháp đồ họa theo thời gian về kết quả của một quá trình thực hiện công việc , là sự kết hợp giữa đồ thị và các đường giới hạn kiểm soát để xác định xem một quá trình có nằm trong tầm kiểm soát hay không, trên cơ sở đó để xây dựng các biện pháp điều chỉnh . Biểu đồ thường dùng để giám sát các hoạt động có tính chất lặp, giám sát các biến động về chi phí và tiến độ thời gian . Có hai loại biểu đồ kiểm soát: biểu đồ kiểm soát định tính và biểu đồ kiểm soát định lượng -Biểu đồ phân bố mật độ: là một công cụ quan trọng để tổng hợp, phân tích và thể hiện số liệu thống kê . Số liệu thống kê thu thập được thường rất nhiều và chưa cho thấy tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Do đó  cần phải tiến hành phân loại chúng. Biểu đồ phân bố mật độ là một phương pháp phân loại , biểu diễn các số liệu theo từng nhóm Tại công ty truyền tải điện I các phương pháp trên được áp dụng một cách linh hoạt , tùy theo từng dự án và đặc điểm cụ thể của từng dự án mà áp dụng một phương pháp khác nhau. Nhưng thông thường công ty thường dùng biểu đồ kiểm soát thực hiện và viết các báo cáo giám sát dự án vào cuối mỗi quỹ mỗi năm. 1.2.3.3.Quản lý chi phí dự án: Quản lý chi phí dự án gồm các khoản mục chi phí sau:Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp +Chi phí trực tiếp được dự toán ,kiểm soát và quản lý dễ dàng  bao gồm các khoản mục chi phí: chi phí tiền lương trả cho người trực tiếp thực hiện các công việc của dự án, chi phí nguyên vật liệu được sử dụng để thực hiện từng công việc dự án, chi phí thiết bị máy móc công cụ sản xuất được sử dụng để thực hiện từng công việc , chi phí quản l Chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng bao gồm:                            -         Tiền lương cấp bậc theo bảng lương A6 ban hành kèm theo nghị định số 05/CP ngày 26/01/1004 của chính phủ -         - Các khoản phụ cấp bao gồm: phụ cấp lưu động ở mức thấp nhất bằng 20% tiền lương tối thiểu, phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức thấp nhất bình quân bằng 10% tiền lương cơ bản, một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép...) bằng 12% và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cấp bậc       Chi phí chung: được tính theo tỷ lệ phần trăm so với chi phí nhân công hoặc chi phí máy thi công đối với công tác thi công hoàn toàn bằng máy trong dự toán xây lắp và nâng cấp +Chi phí gián tiếp nhằm duy trì hoạt động của dự án: chi phí của nhân viên bảo trì thiết bị, nhân viên dọn vệ sinh, chi phí nguyên vật liệu sủ dụng để quét dọn lau chùi các thiết bị, chi phí máy tính photo, chi phí điện nước, Phương pháp ước tính : công ty sử dụng phương pháp ước tính từ dưới lên phương pháp này được sử dụng để ước tính chi phí của những phần công việc riêng lẻ, từ đó tính được cho toàn bộ dự án. Dự toán công việc dự án: công ty đã dự toán théo từng khoản mục chi phí như chi phí lao động, thiết bị, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển,…Ngân sách công việc được lập trên cơ sở phương pháp phân tách công việc và được công ty thực hiện theo các bước sau: Bước 1 : Chọn một hoạt động trong cơ cấu phân tách công việc để lập dự  toán chi phí Bước 2: Xác định các tiêu chuẩn hoàn thiện cho công việc Bước 3: Xác định định mức từng nguồn lực phù hợp cho công việc Bước 4: Tính toán chi phí thực hiện công việc 1.2.4. Ví dụ minh họa thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I: Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình 1.Tên dự án: Xây dựng nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình 2.Hình thức đầu tư: đầu tư mới 3.Chủ đầu tư: công ty truyền tải điện I 4.Đơn vị tư vấn lập dự án: Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội(UAC) – Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) 5.Sự cần thiết phải đầu tư: Khi nhà máy thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, truyền tải điện Hòa Bình dự kiến sẽ quản lý vận hành thêm 2 ĐZ 500kV , 1 ĐZ 220kV từ thủy điện Sơn La về cộng với trạm biến áp 500 kV của thủy điện Hòa Bình , 1 trạm cắt tại ngã ba Mãn Đức huyện Tân Lạc và trạm biến áp 220kV Sơn Tây đã được xây dựng cùng với 2 đội quản lý VHĐZ. Có thể nói đây là một khối lượng công việc khá lớn cho truyền tải điện Hòa Bình. Không những vậy, với điều kiện làm việc hiện nay của bộ máy lãnh đạo, các phòng ban chức năng còn rất chật chội và bố trí không hợp lý, ảnh hưởng ít tới năng suất lao động cũng như sức khỏe của CBCNV Đi đôi với những điều kiện này , hiện tại UBND thành phố Hòa Bình đã có công văn ngày 28 tháng 2 năm 2007 đề nghị truyền tải điện Hòa Bình khẩn trương di dời, chuyển giao trụ sở làm việc hiện có cho UBND thành phố để sử dụng vào mục đích khác. Do vậy để đáp ứng nhu cầu về diện tích làm việc và kế hoạch phát triển, công ty truyền tải điện I đã có quyết định số 115/QĐ-TTDD1 ngày 14 tháng 7 năm 2006 giao nhiệm vụ cho truyền tải điện Hòa Bình thực hiện kế hoạch xây dựng năm 2007.Có thể nói, việc lập dự án đầu tư xây dựng nhà điều hành truyền tải điện Hòa Bình mới tại phường Hữu nghị , thành phố Hòa Bình trên diên tích khu đất khoảng 5000m2 là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. 6.Quy mô đầu tư xây dựng công trình: a.Nhu cầu về diện tích: *Địa điểm và mặt bằng: Địa điểm công trình: Phường Hữu Nghị - Thành phố Hòa Bình Điều kiện từ nhiên xã hội: Nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình được xây dựng trên diện tích đất 5000m2 bên cạnh đường Hữu Nghị Hòa Bình.Đây là khu vực có địa hình chủ yếu là đất ruộng đã được đền bù theo chủ trương của Thành phố Hòa Bình. Điều kiện tốt về giải phóng mặt bằng cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án Nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình *Căn cứ để xác định nhu cầu diện tích: -quyết định số 147/1999/QĐ-TTG ngày 05 tháng 7 năm 1999 của thủ tướng chính phủ quy định về tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp -Quyết định số 260/2006/QĐ-TTG ngày 14 tháng 11 năm 2006 của chính phủ quy định về việc sửa đổi , bổ sung quyết định số 147/1999/QĐ-TTG ngày 05 tháng 7 năm 1999 của thủ tướng chính phủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước , đơn vị sự nghiệp -Căn cứ công văn số 3832/CV-EVN-KH ngày 24 tháng 07 năm 2007 của tập đoàn điện lực việt nam gửi công ty truyền tải điện I về việc đầu tư xây dựng nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình -Căn cứ vào công văn số 5460/CV-EVN-KH ngày 16/10/2007 của tập đoàn điện lực Việt Nam gửi công ty truyền tải điện I về việc quy mô nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình -Cơ cấu tổ chức , biên chế vầ chức năng nhiệm vụ của truyền tải điện Hòa Bình do công ty truyền tải điện I quy định *Nhu cầu diện tích sử dụng của truyền tải điện Hòa Bình theo kế hoạch phát triển đến năm 2010: Do sự pháp triển của công ty truyền tải điện I nói chung và truyền tải điện Hòa BÌnh nói riêng , trong tương lai  truyền tải điện Hòa Bình sẽ quản lý thêm các đường dây 220-500 kV và trạm BA từ 220kV trở lên với tổng số CBCNV khoảng 300 đến 350 người.Những số liệu được trình bày như sau: Đường dây:220kV:01 đường dây khoảng 200km                    500kV:02 đường dây khoảng 400kV                    02 đội QLVHĐZ (200-500) KV sẽ được đóng tại thị trấn Mai Châu và thị trấn Mộc Châu Trạm:220Kv :03 trạm           500Kv:02 trạm b.Quy mô xây dựng công trình: Căn cứ vào kế hoạch phát triển và nhu cầu về diện tích sử dụng , làm việc của công ty đến năm 2020 , quy mô xây dựng công trình như sau: Diện tích khu đất: 5000m2 bên cạnh đường Hữu Nghị Hòa Bình +Nhà điều hành sản xuất truyền tải điện Hòa Bình: Diện tích xây dựng là 385m2  Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 1928m2, gồm 05 tầng Tổng chiều cao công trình khoảng 21m +Nhà nghỉ ca: Diện tích xây dựng là 216m2 Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 451m2, gồm 02 tầng. Tổng chiều cao công trình khoảng 8m +Các hạng mục ngoài nhà bao gồm: nhà bảo vệ, bãi đậu xe ngoài trời, sân thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan