Đề tài Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát Đầu tư- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Lời nói đầu. 1

ChươngI: những vấn đề lý luận chung. 2

I. Các khái niệm. 2

1. Dự án đầu tư. 2

1.1 Khái niệm dự án đầu tư. 2

1.2 Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án. 3

1.3 Phân loại dự án đầu tư. 4

2. Thẩm định dự án đầu tư. 5

2.1 Khái niệm và sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư. 5

2.2 Vai trò, mục đích và ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư. 7

II. tổ chức thẩm định dự án đầu tư. 8

1. Căn cứ để thẩm định dự án đầu tư. 8

1.1 Hồ sơ dự án. 8

1.2 Các căn cứ pháp lý. 9

1.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và định mức trong từng lĩnh vực

 kinh tê kỹ thuật cụ thể. 10

1.4 Các quy ước thông lệ quốc tế và các thông tin có liên quan 11

2. Nguyên tắc trong thẩm định. 11

3. Các quy định về công tác thẩm định. 12

3.1 Về hồ sơ thẩm định. 12

3.2 Về phân cấp thẩm định. 14

3.3 Về thời hạn thẩm định. 19

3.4 Về lệ phí thẩm định. 19

4. Phương thức thẩm định. 20

4.1 Chuyên viên tự thẩm định. 20

4.2 Thuê chuyên gia hoặc cơ quan tư vấn thẩm định độc lập. 20

4.3 Lập hội đồng thẩm định. 20

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát Đầu tư- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính của dự án: . Kiểm tra tổng vốn, cơ cấu các loại vốn, nhu cầu sử dụng vốn. . Thẩm tra độ an toàn về tài chính: xem xét mức độ chủ động về tài chính của dự án trong xử lý các bất thường khi tiến hành thực hiện dự án . . Kiểm tra và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thông qua: thời gian thu hồi vốn( T); tỷ lệ lợi ích/ chi phí( B/ C); giá trị hiện tại thuần( NPV)…, - Hiệu quả kinh tế xã hội . Đối với mọi dự án cần đặc biệt quan tâm đến khía cạnh kinh tế xã hội. Đánh giá thông qua các chi tiêu: . Giá trị gia tăng (NVA). . Mức độ giải quyết việc làm. . tiết kiệm hoặc thu nhập ngoại tệ…, 4.2 Dự án đầu tư nước ngoài. Đứng trên giác độ quản lý vĩ mô của nhà nước, nội dung thẩm định bao gồm các vấn đề cơ bản sau: + Tư cách pháp nhân, năng lực của nhà đầu tư. + Sự phù hợp của mục tiêu dự án với quy hoach vùng, lãnh thổ. +Trình độ kỹ thuật công nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. + Lợi ích kinh tế- xã hội, khả năng tạo năng lực sản phẩm mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, mở rộng thị trường, khả năng tạo việc làm cho người lao động, các khoản phải nộp cho ngân sách. +Tính hợp lý của việc sử dụng đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, định giá tài sản góp vốn của các bên ( nếu có). + Chế độ lao động, tiền lương của người lao động Việt Nam( nếu có). Để hiểu kỹ hơn về công tác thẩm định dự án chúng ta đi vào xem xét quá trình thực tế thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án: “ Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam.” 1. Khái quát một số nội dung của dự án. Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách quan trọng và giành khá nhiều kinh phí nhằm tăng cường triển khai công tác điều tra tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Tuy nhiên, việc đầu tư công nghệ mới( GPS, RS, GIS) cho lĩnh vực này chưa được thoả đáng và thiếu đồng bộ đã làm cho nhiều ngành thuộc phạm vi điều tra, chưa đánh giá được sự suy thoái tài nguyênvà môi trường ở nước ta để có biện pháp bảo về và khắc phục. Theo chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001- 2010 chúng ta phải thực hiện một khối lượng công việc lớn để phát triển kinh tế- xã hội theo hướng phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường;công tác dự báo; ngăn chặn và giảm nhẹ thiên tai. Chính phủ cũng xây dựng chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường trong đó đề ra nhiều mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn 2001- 2020 như chống ô nhiễm môi trường bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng môi trường đô thị và công nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc đầu tư công nghệ mới để hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống thu nhận dữ liệu tài nguyên thiên nhiên môi trường từ ảnh vệ tinh, xử lý ảnh, xây dựng hệ thống thông tin địa lý là yêu cầu cần thiết và bức xúc đối với nước ta hiện nay. Nôi dung của dự án dưới đây nhằm đưa ra những luận cứ công nghệ và kiến nghị giải pháp công nghệ phù hợp với việc xây dựng hệ thồng giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam. * Tên dự án: Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam. * Mục tiêu của dự án: Dự án có mục tiêu là xây dựng một hệ thống công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý đủ mức hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam cho giai đoạn 10 năm trước mắt, có khả năng nâng cấp cho giai đoạn sau, nhằm thu nhận các dữ liệu ảnh vệ tinh chủ yếu; xử lý ảnh; thành lập hệ thống thông tin; nâng cấp hệ thống viễn thám đáp ứng nhu cầu ứng dụng ảnh tại Việt Nam. + Hệ thống công nghệ này bao gồm: - Trạm thu ảnh vệ tinh mặt đất( GRS). - Trung tâm dữ liệu viễn thám về tài nguyên môi trường( ERSPC); - Hệ thống ứng dụng dữ liệu(DUS). + Hệ thống công nghệ trên đảm bảo chức năng sau: - Điều tra và bảo vệ tài nguyên tmôi trường. - Đo đạc, lập bản đồ cơ bản và chuyên đề. - Giám sát các biến động khi khai thác tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Khảo sát và lập bản đồ địa chất. - Nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, dự báo thiên tai và tình trạng suy biến môi trường như: lũ lụt, sa mạc hoá, phá rừng, ô nhiễm môi trường và nguồn nước… - Xây dựng hệ thống thông tin địa lý quan trọng và chuyên ngành phục vụ quản lý lãnh thổ, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phổ cập thông tin… Xây dựng công nghệ ở đây hiểu theo nghĩa toàn diện bao gồm 4 yếu tố sau đây: - Thiết bị lắp đặt cho trạm thu mặt đất, trung tâm dữ liệu viễn thám các cơ sở xử lý ứng dụng dữ liệu, mạng cục bộ và mạng diện rộng, các loại phần mềm, tư liệu ảnh thu hàng năm. - Đào tạo cán bộ, cán bộ vận hành hệ thống và cán bộ kỹ thuật. - Chuyển giao công nghệ bao gồm: công nghệ thông tin, công nghệ thu ảnh, công nghệ xử lý ảnh, quy trình và kinh nghiệm thực tế… - Tổ chức vận hành toàn bộ hệ thống. Dự án này tập trung vào 2 loại công nghệ chủ yếu là công nghệ ảnh vệ tinh và công nghệ thông tin. * Nội dung dự án: Dự án bao gồm các nội dung sau: + Thiết kế chi tiết hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho Việt Nam bao gồm: trạm thu ảnh vệ tinh đã được lựa chọn; trung tâm dữ liệu viễn thám có chức năng xử lý cơ bản ảnh vệ tinh lưu trữ và quản lý ảnh chuyên ngành, xử lý ảnh ứng dụng cho từng ngành cung cấp thông tin theo nhu cầu. Mỗi cơ sở dữ liệu tổ chức mạng cục bộ( LAN) các cơ sở dữ liệu gắn kết bằng mạng diện rộng( WAN) phát triển Internet. + Xây dựng nhà xưởng cho trạm thu ảnh vệ tinh và trung tâm dữ liệu viễn thám. + Mua sắm các thiết bị phần cứng và phần mềm cho toàn bộ hệ thống. + Các chuyên gia nước ngoài vận hành thử hệ thống, thực hiện chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm triển khai ở các nước đang phát triển và phát triển cho chuyên gia Việt Nam. + Đào tạo cán bộ cho Việt Nam theo các chuyên ngành: - Kỹ sư quản lý hệ thống; - Kỹ sư vận hành hệ thống. - Kỹ sư ứng dụng. - Kỹ sư sử dụng phần mềm và lập trình viên. * Chủ đầu tư và cơ quan phối hợp: - Chủ đầu tư: Bộ Tài nguyên và Môi trường( TN&MT): - Cơ quan phối hợp: Bộ NN&PTNT; Trung tâm KHTN&CNQG; Bộ Thuỷ sản; Đại học Quốc gia Hà Nội; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. *Thời gian thực hiện dự án: Dự án thực hiện trong thời gian 2 năm ( 24 tháng). Hỗ trợ kỹ thuật vẫn được thực hiện trong 18 tháng tiếp theo khi dự án kết thúc về hệ thống để đi vào vận hành. * Đia điểm thực hiện dự án: - Trạm thu ảnh vệ tinh và Trung tâm dữ liệu ảnh vệ tinh đặt tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc. - 15 Trung tâm ứng dụng ảnh vệ tinh chuyên ngành đặt tại các cơ quan ứng dụng chuyên ngành, trong đó: Bộ TN&MT: 6; Bộ NN&PTNT: 3; Trung tâm KHTN&CNQG: 3; Bộ Thuỷ sản: 1; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam: 1; Đại hoc Quốc gia Hà Nội: 1. * Thiết bị và công nghệ: Hệ thống công nghệ đồng bộ, hiện đại, hoạt động ổn định, lâu dài, trạm thu phải thu được ảnh từ các vệ tinh đời mới nhất như: SPOT, SPOT 5, RADASAT 1, MODIS, LANDSAT, ENVISAT. * Các hạng mục đầu tư chính: - Thuê tư vấn nước ngoài thiết kế chi tiết hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường( bao gồm 1 trạm thu ảnh vệ tinh, 1 trung tâm dữ liệu ảnh vệ tinh và 15 trung tâm ứng dụng ảnh vệ tinh chuyên ngành). - 1 trạm thu ảnh vệ tinh mặt đất( gồm xây lắp và thiết bị). - 1 trung tâm dữ liệu ảnh vệ tinh về môi trường và tài nguyên( gồm xây dựng và lắp đặt). -15 Trung tâm ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh chuyên ngành( thiết bị). - Thuê tư vấn nước ngoài giám sát, thực hiện kiểm tra hoạt động của hệ thống và chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm phát triển các hệ thống ở các nước phát triển và đang phát triển. - Các khoá đào tạo trong nứơc và ngoài nước cho các cán bộ quản lý và kỹ thuật trong các lĩnh vực: kỹ sư quản lý hệ thống, kỹ sư vận hành hệ thống, kỹ sư ứng dụng phần mềm và lập trình. * Tổng mức đầu tư và nguồn vốn: - Tổng mức đầu tư: 327.600 triệu đồng, trong đó: nội tệ 15.000 triệu đồng, ngoại tệ 20 triệu EURO ( tương đương312.600 triệu đồng). - Cơ cấu vốn đầu tư: + Xây lắp:10.618 triệu đồng. + Thiết bị: 2.545 triệu đồng và 15.300.000 EURO, trong đó: . Thiết bị công nghệ và lắp đặt: 15.300.000 EURO . Thiết bị phụ trợ và nội thất: 2.545 triệu đồng + Kiến thiết cơ bản khác:1837 triệu đồng và 4.700.000 EURO, trong đó: . Đào tạo hỗ trợ kỹ thuật ban đầu: 3.700.000 EURO . Chi phí quản lý và chi phí khác: 1.000 triệu đồng . Dự phòng: 837 triệu đồng và 1.000.000 EURO - Nguồn vốn: Ngân sách cấp 15.000 triệu đồng; dự kiến sử dụng 20 triệu EURO ODA tin dụng ưu đãi của Chính phủ Pháp. * Chi phí vận hành hàng năm: gồm chi phí thu ảnh, bảo trì hệ thống và vật tư chuyên dùng, dự kiến 1.882.500 EURO và 1,7 tỷ đồng cho trạm thu và trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh. Phần chi phí hoạt động của các trung tâm ứng dụng của các ngành do các ngành tự cân đối nên không tổng hợp vào dự án này. * Hiệu quả đầu tư: - Tạo điều kiện chủ động về nguồn ảnh vệ tinh cho các cơ sở có nhu cầu ứng dụng các loại ảnh vệ tinh trong việc quản lý, giám sát, đánh giá, dự báo một số lĩnh vực chuyên ngành như: dự báo thời tiết, lụt bão, quản lý và quy hoạch sử dụng tài nguyên đất nước, giám sát môi trường, sinh thái, mùa vụ…, đo đạc, lập bản đồ, hiệu chỉnh bản đồ, đo đạc thiết kế và xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng với quy mô lớn như: đô thị, hồ chứa nước, sơ đồ thuỷ điện lớn, mạng lưới đường giao thông, sân bay, cầu cảng và khu công nghiệp lớn. - Dự báo tăng cường năng lực cho nhiều lĩnh vực tạo ra giá trị kinh tế- xã hội chưa ước tính được về mặt tài chính. * Tổ chức thực hiện dự án: - Thành lập Ban chỉ đạo Bộ, có nhiệm vụ chỉ đạo, điều phối và giám sát các hoạt động đầu tư thực hiện dự án. - Thành lập Ban Điều hành thực hiện dự án, có tư cách pháp nhân, thuộc Bộ TN&MT, tổ chức thực hiện dự án theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên Bộ. - Thành lập Ban Tư vấn kỹ thuật, có nhiệm vụ giúp Ban Điều hành tổ chức thực hiện dự án. Chi phí cho hoạt động của Ban Tư vấn kỹ thuật lấy từ nguồn vốn đối ứng. - Nhóm tư vấn Quốc tế gồm: 1 chuyên gia tư vấn về trạm thu mặt đất; 1 chuyên gia tư vấn về Trung tâm dữ liệu và một số chuyên gia tư vấn ngắn hạn về phần cứng, phần mềm và đào tạo. Chi phí cho hoạt động của các chuyên gia nước ngoài lấy từ nguồn vốn ODA. - Bộ TN&MT trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng Trạm thu, Trung tâm dữ liệu và 6 Trung tâm ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh. - Các cơ quan phối hợp thực hiện chịu trách nhiệm quản lý thực hiện đầu tư các trung tâm ứng dụng chuyên ngành của mình. 2. Phần thẩm định của Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư- Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2.1 Tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan. Sau khi nhận được hồ sơ dự án,Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư tiến hành kiểm tra và tổ chức thẩm định. Để đáp ứng thời hạn ( là ngày 11/ 11/ 2003), để đàm phán ký kết với phía Chính phủ Pháp thì việc thẩm định dự án này phải bỏ qua các trình tự theo quy định hiện hành. Thực chất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có tờ trình báo cáoThủ tướng ngay về dự án, bỏ qua thủ tục xin ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan, không thuê tư vấn thẩm định dự án, mà chỉ tổ chức họp tư vấn thẩm định dự án vào 8h00 ngày 11/ 11/ 2003. Như vậy Bộ KH&ĐTphải chịu trách nhiệm toàn diện trước TTCP và trước pháp luật về kết quả thẩm định và trình TTCP phê duyệt đầu tư dự án. Đối với dự án nàynếu không làm kịp thủ tục cần thiết để ký hiệp định tài chính trong tháng 11/ 2003 thì phải đợi đến tháng 3 hoặc 4/ 2004 và vấn dự kiến là sử dụng vốn tín dụng của Chính phủ Pháp.Tuy nhiên có bị chậm so với mong muốn của các cơ quan đã tham gia chuẩn bị cho dự án này. Trước khi trình dự án này thì trong năm 2000 Chính phủ đã phê duyệt đầu tư dự án( ngày 16/ 8/ 2000) với mục tiêu và nội dung đầu tư cơ bản giống như dự án này( tổng mức đầu tư 740 tỷ đồng, trong đó: nội tệ 15 tỷ đồng ngoại tệ 50 triệu USD, nguồn ngoại tệ của Chính phủ Nhật Bản). Theo báo cáo của chủ đầu tư tại hồ sơ dự án, Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã chấp thuận sử dụng ODA của Nhật để đầu tư dự án nhưng vốn cho công nghệ như thế là quá cao do vậy Bộ TN&MT đề nghị TTCP phê duyệt đầu tư dự án bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Pháp. Do đó Bộ KH&ĐT đã đề nghị TTCP cho phép tạm ngừng thẩm định dự án vì nguồn vốn chưa xác định và TTCP đã đồng ý và giao cho Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT tìm nguồn tài trợ phù hợp với dự án. Thực hiện ý kiến trên Bộ KH&ĐT đã đề nghị CP Pháp tài trợ cho dự án và phía Pháp đã chấp nhận tài trợ khoảng 19,3 triệu EURO. Bộ KH&ĐT đã gửi công văn xin ý kiến của các cơ quan có liên quan( Bộ QP, Bộ Công an, Bộ KH&CN, Bộ NN&TPNT, Bộ Thuỷ sản, Ngân hàng NNVN, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính…), đến nay đã nhận được ýkiến của các cơ quan sau: * ý kiến của Bộ Ngoại giao: - ủng hộ việc đề nghị sử dụng ODA Pháp để thực hiện đầu tư dự án và Bộ TN&MT là cơ quan điều hành thực hiện dự án . - Về cơ bản nhất trí với nội dung văn bản báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Để đảm bảo hiệu quả của dự án, đề nghị xem xét tăng thêm kinh phí cho hợp phần đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật. * ý kiến của Bộ Tài chính: - Thống nhất với Bộ TN&MT đề nghị không sử dụng ODA Nhật Bản và xin chuyển sử dụng ODA Pháp. -Dự án được xây dựng khá chi tiết. Tuy nhiên để đảm bảo tính bền vững của dự án cần làm rõ các vấn đề sau đây: (1) việc kết nối giữa các trung tâm ứng dụng và trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng các trung tâm này sau khi kết thúc dự án; (2) Xác định rõ nguồn kinh phí vận hành hàng năm đối với trạm thu và trung tâm dữ liệu, vai trò điều hành của Bộ TN&MT; (3) Cơ chế cung cấp các sản phẩm thu được từ vệ tinh cho các cơ quan khác có nhu cầu. 2.2 Mời chuyên gia tư vấn tham gia thẩm định dự án. Bên cạnh đó Vụ TĐ&GSĐT- Bộ KH&ĐT mời 2 chuyên gia tư vấn thẩm định độc lập cho ý kiến về các vấn đề sau: + Về độ tin cậy của các số liệu, tư liệu được sử dụng trong dự án. + Về sự cần thiết phải đầu tư dự án. + Về trình độ thiết bị công nghệ lựa chọn trong dự án. + Về các quả vệ tinh được chọn để thu ảnh so với nhu cầu ứng dụng ảnh vệ tinh của các Bộ, ngành trong những năm tới. + Về quy mô thiết bị công nghệ chuyên ngành dự kiến đầu tư cho các trung tâm thu ảnh vệ tinh, trung tâm dữ liệu ảnh vệ tinh và 15 trung tâm ứng dụng ảnh vệ tinh của các Bộ, ngành. + Về giá cả của các thiết bị chuyên ngành. Trong cuộc họp tư vấn thẩm định dự án tại Bộ KH&ĐT ngày 11/ 11/2003, các chuyên gia tư vấn thẩm định đã cho ý kiến như sau: * ý kiến của ông Nguyễn Nguyên Hân( Nguyên Giám đốc Trung tâm Viễn thám Bộ NN&PTNT). - Việc đầu tư một trạm thu ảnh vệ tinh là bức thiết, là cơ sở để phát triển mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám trong nhiều ngành kinh tế- kỹ thuật. Công nghệ viễn thám trở thành phổ biến ở các nước phát triển, nhưng ở ta hiện nay mới dừng ở mức độ nghiên cứu ứng dụng thí điểm. - Thiết bị công nghệ được chọn( Hãng EADS &DE của Pháp) là tiên tiến, là một trong 3 nhà cung cấp các trạm thu ảnh vệ tinh chính trên thế giới, đã xây dựng nhiều trạm thu trên thế giới. Các trạm thu mới nhất ở Malaixia, Indonesia và các trạm nâng cấp ở Bắc Kinh, Băng Kok, Đài Loan đã chọn thiết bị của hãng trên. - Những quả vệ tinh được lựa chọn để thu ảnh so với nhu cầu đa dạng của các Bộ, ngành trong những năm tới thì chưa đủ tốt, nhưng như dự kiến là hợp lý và nên bỏ bớt phần thu ảnh từ vệ tinh MODIS vì đã có trạm thu ảnh vệ tinh MODIS của Viện Vật lý mới được đầu tư và đang hoạt động. - Quy mô thiết bị công nghệ chuyên ngành đầu tư cho trạm thu và trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh là hiện đại, đủ hợp lý. Riêng đối với trung tâm ứng dụng cần xem xét một cách thực tiễn hơn( phần mềm xử lý ảnh của Pháp không phổ biến trên thị trường; việc chọn 15 cơ quan được đầu tư cũng còn những mặt chưa hợp lý so với nhu cầu sử dụng, hoặc năng lực quản lý khai thác…,). Các cơ quan có nhu cầu ứng dụng khác nên tự đầu tư lấy, chỉ nên tăng cường đầutư cho một số cơ quan ứng dụng chủ chốt và chỉ nên chọn trang bị một số phần mềm chuyên dụng. - Giá cả của các thiết bị chuyên ngành hệ thống trạm thu(GRS) tương đương với giá của các trạm ở các nước khác đã đầu tư. Nếu bỏ bớt phần thiết bị thu ảnh của vệ tinh MODIS thì có thể giảm chi phí so với dự tính.Về trung tâm xử lý dữ liệu ảnhnên cân nhắc thêm trên cơ sở xem xét tận dụng các phương tiện đã đưọc đầu tư từ các dự án tăng cường năng lực viễn thám mà Chính phủ Pháp đã tài trợ cho Tổng cục Địa chính trước đây. - Dự án nên tập trung vào nội dung xây dựng một trung tâm thu, xử lý, lưu trữ, sản xuất các sản phẩm viễn thám có kết hợp với thông tin địa lý thì hợp lý hơn,nếu xét theo tên dự án thì nội dung chuẩn bị đầu tư còn chưa đầy đủ vì nhiều phương tiện kỹ thuật khác nữa. Kết luận:Tán thành thực hiện dự án; để nghị sớm làm rõ cơ chế quản lý, khai thác, cung cấp ảnh vệ tinh giữa các cơ quan để phát huy hiệu quả của trạm thu, và chỉ nên tính nhu cầu trong nước là chính. * ý kiến của TS. Nguyễn Mạnh Cường( Trung tâm Thông tin tư liệu bản đồ Lâm nghiệp); - Số liệu và tư liệu sử dụng trong dự án đủ độ chín muồi, tin cậy; - Việc đầu tư theo dõi, giám sát, quản lý và phát triển tài nguyên thiên nhiên và môi trường là cấp thiết, có tính chiến lược lâu dài. - Mục tiêu củadự án nên chia làm 2 cấp độ: (1) Trước mắt là xây dựng hệ thống công nghệ viễn thám- hệ thống thông tin địa lý; (2) Mục tiêu lâu dài là hoàn thiện hệ thống giám sát tài nguyên thiên và môi trường theo các mức độ đơn vị giám sát khác nhau trên phạm vi cả nước theo các chuyên ngành khác nhau. - Sử dụng ODA của Pháp nên chọn công nghệ của Pháp là cần thiết. Mặt khác, thiết bị công nghệ được chọn đảm bảo tinh hiện đại, tiên tiến và nhu cầu khai thác đa mục tiêu. - Các vệ tinh được chọn để thu ảnh là 10 loại, cho phép thu được các dữ liệu viễn thám, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của các Bộ, ngành trong những năm tới như giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Địa chất, Khí tượng Thuỷ văn… - Quy mô đầu tư thiết bị chuyên ngành được xem khá kỹ lưỡng và nghiêm túc, phù hợp với mục đích yêu cầu dự án cũng như điều kiện kinh tế và kỹ thuật hiện nay. - Giá cả của các thiết bị chuyên ngành: Không có ý kiến về nội dung này, bởi vì thiết bị được mua bằng vốn ODA của Pháp, mặt khác, giá cả thiết bị luôn có hướng giảm dần theo thời gian và mức độ quan hệ thương mại quốc tế. Kết luận: - Ưu điểm: Là một báo cáo tốt, được nghiên cứu xây dựng một cách kỹ lưỡng, công phu và có tính thuyết phục, thực sự phản ánh được nhu cầu cần tăng cường giám sát và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam. - Khuyến nghị: (1) Đây là một dự án lớn, có tính chiến lược, do vậy nên bổ sung mục tiêu dự án như đề nghị ở trên; (2) Dự án mới tập trung đầu tư vào việc xây dựng hệ thống kỹ thuật công nghệ và một số đơn vị tham gia dự án ở cấp vĩ mô. Thực tế trong những năm qua cho thấy nhu cầu về giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở cấp vi mô ngày một gia tăng, đặc biệt là các nhu cầu quy hoạch sử dụng đất đai và phát triển kinh tế- xã hội. Do vậy, để nghị bổ sung mở rộng thêm các đơn vị, trung tâm cấp tỉnh tham gia dự án phù hợp với mục tiêu lâu dài để phát huy hiệu quả đầu tư về lâu dài; (3) Đề nghị quan tâm đến sự tồn tại và hoạt động của hệ thống. 2.3 ý kiến thẩm định của cán bộ Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư- Bộ Kế hoạch và Đầu tư. a. Thẩm định về mục tiêu dự án. Đại hội Đảng lần IX tháng 4 năm 2002 đă đề ra chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2005, theo đó Việt Nam có các nhiệm vụ lớn để phát triển kinh tế- xã hội theo hướng vươn tới phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và giảm thiểu thiên tai. Để thực hiện chiến lược này, Chính phủ Việt Nam đang xây dựng chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường được dự thảo năm 2000 và đề ra các mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn 2001- 2020 cho các mục đích như:phòng ngừa ô nhiễm, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và đa dạng hoá sinh học, cải thiện chất lượng môi trường ở các vùng đô thị và khu công nghiệp. Về mặt tổ chức chính phủ cũng đã thực hiện việc cơ cấu lại, thành lập mới một số bộ, ngành theo hướng thống nhất quản lý, bộ đa ngành. Việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong số các thay đổi trên. Để đạt được mục tiêu trên, các cơ quan quảnlý Nhà nước cũng như các cơ quan quy hoạch, thiết kế cần được đảm bảo kịp thời các thông tin liên quan đến tài nguyên, môi trường, thiên tai và nhiều mặt kinh tế- xã hội trên phạm vi từng vùng cũng như cả nước. Bên cạnh đó còn có nhu cầu rất cấp thiết về đáp ứng thông tin kịp thời trong lĩnh vực an ninh quốc phòngđể tránh mọi bất ngờ về chiến lược cũng như chỉ đạo chiến thuật, nhất là nước ta có một đường biên giới dài trên đất liền và thềm lục địa rộng lớn bao quanh. Tình hìnhtrên đã đặt ra một nhu cầu cần thiết và cấp bách về việc xây dựng một hệ thống tích hợp và phù hợp để quản lý tìa nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam.Cácdữ liệu viễn thám thu nhận được từ các vệ tinh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho hệ thống này. Tuy nhiênđể có thể thu nhận và sử dụng một cách chủ động và kịp thời các dữ liệu viễn thám đòi hỏi phải có các phương tiện đồng bộ.Đó là một hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường bao gồm 3 thành phần:(1) Trạm thu mặt đất cho phép thu nhận dữ liệu trực tiếp từ các vệ tinh; (2) Trung tâm dữ liệu có khả năng xử lý, phân tích, lưu trữ và phân phối các dữ liệu thu nhận được; (3) Hệ thống ứng dụng dữ liệu cho phép sử dụng các dữ liệu đã được xử lý tại Trung tâm dữ liệu vào mục đích riêng của từng cơ quan, tổ chức. Chính phủ Việt Nam đã đề ra những mục tiêu phát triển kinh tế cho đến năm 2010 bao gồm: -Tăng trưởng GDP 10%/ năm. - Tăng trưởng Công nghiệp 10- 10,5%/ năm. - Tăng trưởng Nông nghiệp 4- 4,5%/ năm - Tăng trưởng Xuất khẩu 14%/ năm. Trong khi theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng đầy thử thách này cần phải quan tâm thích đáng đến phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường. Công nghệ viễn thám với ảnh vệ tinh độ phân giải cao có thể cung cấp cho hệ thống quản lý một bộ tư liệu thống nhất, có độ chính xác đảm bảo, được cập nhật đầy đủ. Bộ tư liệu này còn giúp cho việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được chính xác và nhanh chóng. Công nghệ viễn thám với khả năng độ phân giải cao, đa phổ, ảnh Radar cho chúng ta một công cụ mạnh để giám sát chất lượng môi trường, nghiên cứu và theo dõi thiên tai, từ đó đưa ra các giải pháp tác động làm giảm thiệt hại cho con người, cụ thể là: - Giám sát ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và tràn dầu; - Giám sát chặt phá rừng; - Dự báo và giám sát bão và lũ lụt; - Giám sát hiện tượng sói mòn đất, lở đất, sa mạc hoá; - Nghiên cứu động đất, núi lửa; - Giám sát mùa vụ nông nghiệp và hiện tượng côn trùng phá hoại; - Giám sát mất cân bằng hệ sinh thái; Quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đất nước là một vấn đề quan trọng của đất nước. Để xây dựng và quản lý quy hoạch chúng ta cần nhiều thông tin đầu vào, trong đó thông tin hiện trạng và tốc độ biến đổi của tài nguyên thiên nhiên và môi trường luôn đóng vai trò đặc biệt. Các loại ảnh vệ tinh này có thể thoả mãn đầy đủ những yêu cầu dữ liệu lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Các dữ liệu này sẽ tiếp tục đóng vai trò công cụ giám sát việc thực hiện các kế hoạch và quy hoạch đã được duyệt. Như vậy, việc triển khai dự án là phu hợp với mục tiêu phát triển trước mắt và trong tương lai của Việt Nam. Đó là nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ phát triển kinh tế. b. Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư. Trong dự thảo kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám ở Việt Nam giai đoạn2001- 2010 đã phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển công nghệ ở VN, đặt ra các mục tiêu phát triển công nghệ này. Các nội dung chủ yếu và lộ trình thực hiện kế hoạch tổng thể, đồng thời đề xuất phương thức quản lý thực hiện từ nay đến năm 2010. Bản dự thảo nhấn mạnh một số nội dung. ở Việt Nam công tác điều tra, khảo sát, đánh giá và quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được tiến hành thường xuyên nhằm nhiều năm nay. Mặc dù vậy các kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tình trạng khai thác rừng, khai thác khoáng sản, khai thác nước không được kiểm soát đang diễn ra khắp nơi. Việc sử dụng ảnh vệ tinh vào khảo sát, đánh giá và quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ khắc phục những thiếu sót trên. Sử dụng công nghệ viễn thám giúp cho chúng ta giải quyết một số nhiệm vụ: - Điều tra rừng, giám sát khai thác và bảo vệ rừng, quy hoạch phát triển rừng. -Quy hoạch và phát triển nông nghiệp, giám sát mùa vụ nông nghiệp. - Khảo sát nguồn nước và quy hoạch sử dụng tài nguyên nước. - Điều tra khảo sát tài nguyên hải sản, quản lý đánh bắt cá. - Nghiên cứu địa chất, giám sát và quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản. - Quản lý tổng thể về hiện trạng và quy hoạch khai thác tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, những vấn đề thời sự nhất của xã hội trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, cụ thể: - Nguồn nước sông, hồ đang bị ô nhiễm nặng do công nghiệp phát triển và xây dựng đô thị thiếu quy hoạch, từ đây dẫn tới huỷ diệt động vật sống dưới nước và gây tác hại cho sức khoẻ con người. - Nước biển gồm các cảng lớn như:TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh đã nhiều lần gặp hiện tượng tràn dầu gây ô nhiễm nước biển ảnh hưởng tới nuôi trồng và đánh bắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0054.doc
Tài liệu liên quan