Đề tài Công ty Hải Anh với khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH - MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 2

I. Thị trường và các qui luật của thị trường. 2

1Thị trường. 2

2Vai trò và chức năng của thị trường. 3

3Các qui luật của thị trường. 5

II. Tăng khả năng cạnh tranh - một tất yếu khách quan của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 6

1. Khái niệm cạnh tranh 6

2. Tính tất yếu khách quan của cạnh tranhở mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 6

3. Các hình thức cạnh tranh 4

4. Một số chính sách cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh 9

PHẦN II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ KĨ THUẬT TIN HỌC HẢI ANH 12

I .Khái quát về sự phát triển của công ty 12

1. Giới thiệu về công ty 12

2.Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm hoạt động 14

II. Nhận xét khái quát khả năng cạnh tranh của công ty 16

1. Chủ trương, chính sách của công ty để xây dựng chiến lược cạnh tranh, tăng thị phần của công ty 16

2. Ảnh hưởng của chính sách giao tiếp khuyếch trương tới sức cạnh tranh của công ty 17

3. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của công ty 18

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 21

1. Mở rộng và phát triển công ty không chỉ trong nội thành Hà Nội mà còn đặt thêm chi nhánh ở một số tỉnh thành khác đang trên đà phát triển 21

2. Làm tốt công tác tuyển thêm nhân lực cho công ty và xúc tiến nâng cao tay nghề cho tất cả nhân viên trong công ty 21

3. Tập trung tìm kiếm các hợp đồng lớn nhưng cũng không lơ là những hoạt động kinh doanh nhỏ để củng cố cơ sở nền tảng phát triển của công ty 22

4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing để tăng cường khả năng cạnh tranh 22

KẾT LUẬN 24

 

doc25 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty Hải Anh với khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sao tạo được lợi thế hơn so với cá doanh nghiệp khác trong thoả mãn đến mức cao nhất đòi hỏi của thị trường. Hay chính là việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực chất tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ngày một nhiều hơn các ưu thế về tất cả các mặt : Giá cả, giá trị sử dụng sản phẩm, uy tín. Cụ thể là doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, nâng cao trình độ đội ngũ lao động… hay nói cách khác tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh là một tất yếu khách quan, các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường để tồn tại và phát triển phải thực hiện xây dựng và áp dụng chiến lược cạnh tranh, song cũng phải tuân theo quy luật cạnh ttanh. Với các doanh nghiệp cạnh tranh có thể đào thải không thương tiếc các doanh nghiệp có chi phí cao chất lượng sản phẩm tồi, tổ chức tiêu thị kém. Mặt khác, nó buộc các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí để giảm giá bán sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức thực hiện cá dịch vụ tiêu thụ, quảng cáo, bảo hành một cách chu đáo. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của con người là rất đa dạng và phong phú, song đều có cùng xu thế tích tiêu dùng những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có hcất lượng tốt mà giá thành hợp lý. Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp không được bằng lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình mà cần phải không ngừng tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, đánh giá đúng mình, đúng người, xây dựng những chiến lược đầy tham vọng bởi vì xản phẩm hôm nay được ưa dùng có thể ngày mai trở nên lỗi thời. Ngoài ra khoa học công nghệ cũng luôn phát triển, đào thải công nghệ cũ kỹ lạc hậu, thay thế là những công nghệ tiên tiến hiện đại. nó là một tác nhân không nhỏ ảnh hưởng tới việc tăng cường khả năng cạnh tranh ở mỗi doanh nghiệp. Như vậy nâng cao khả năng cạnh tranh là tất yếu khách quan bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển ở mỗi doanh nghiệp. Các hình thức cạnh tranh. Trong nền kinh tế thj trường nếu lợi nhuận thúc đẩy các cá nhân tiến hành sản xuất kinh doanhh thì cạnh tranh bắt buộc họ, thúc đẩy họ phải điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Khi xem xét cạnh tranh ở nhiều khía cạnh khác nhau ta có thể thấy mỗi khía cạnh, cạnh tranh lại có nhiều mức độ. * Dưới góc độ thực chứng, cạnh tranh được chia làm 3 mức độ: cạnh tranh hoàn hảo hoặc thuần tuý, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền. Cạnh tranh hoàn hảo hay được gọi là cạnh tranh thuần tuý là tình trạng cạnh tranh trong đó giá cả của một loại hàng hoá không đổi trong toàn bộ các đĩa danh của thị trường, bởi vì người mua và người bán có sự hiểu biết tường tận về các điều kiện, về thị trường. Trong thị trường đó có sự tự do luân chuyển các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, ở đó chi phí vận tải không đề cập đến và coi như bằng không. Cạnh tranh thuần tuý muốn tồn tại cần phải có các điều kiện sau: Tất cả các hãng kinh doanh trong ngành đó phải tương đối nhỏ; số lượng kinh doanh trong đó phải rất nhiều. Các công ty đưa ra thị trường sản phẩm hoàn toàn giống nhau đến mức cả người sản xuất và người tiêu dùng đều khó phân biệt. Tất cả các hãng kinh doanh đều nhỏ do đó việc gia nhập ngành và bỏ ngành rất dễ dàng.trong loại hình cạnh tranh này, giá cả được định đoạt một cách duy nhất trên thị trường thông qua quan hệ giữa sức cung và sức cầu. Cả người bán và người mua đều phải chấp nhận giá cả đang phổ biến trên thị trường. Độc quyền tồn tại khi trong ngành công nghiệp hoặc trên thị trường chỉ có một người san xuất hoặc một người bán. Do việc chỉ có một người bán duy nhất đã cho phép công ty đó có thể kiểm soát trọn vẹn được giá cả các sản phẩm của mình, cho phép họ có thể nâng giá hoặc hạ giá tuỳ theo chiến lược của công ty để thu lợi nhuận độc quyền. Hỗu hết các thị trường ngày nay ở vào khoảng giữa của cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, được gọi là cạnh tranh không hoàn hảo. Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó các cá nhân bán hàng hoặc các nhà sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực để có thể chi phối được giá cả của các sản phẩm của mình. Trong cạnh tranh không hoàn hảo có cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền nhóm. Cạnh tranh mang tính chất độc quyền là một hình thức của cạnh tranh mà ở đó những người bán có thể ảnh hưởng đến những người mua bằng sự khác nhau của các sản phẩm của mình về hình dáng, kích thước, chất lượng vào mác nhãn. Trong rất nhiều trường hợp những người bán có thể buộc những người mua chấp nhận giá. Độc quyền nhóm tồn tại trong những ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất, mỗi người đều nhận thức được rằng giá cả các sản phẩm của mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động của những kẻ cạnh tranh quan trọng trong ngành đó. Những người bán hoặc những người sản xuất ở đây thường có tiềm lực kinh tế lớn. Sự thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh thường rất khó khăn bởi vì đòi hỏi một số vốn đầu tư rất lớn. Trên thế giới, các nước phát triển thường độc quyền nhóm trong các ngành như sản xuất ô tô, điện tử, * Xét theo góc độ chuẩn tắc của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh có cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không đẹp. Cạnh tranh lành mạnh là hình thức cạnh tranh đẹp, trong sáng và giải thoát được khỏi các thói hư tật xấu trong cuộc sống đời thường. Trong cạnh tranh này, mọi đối thủ đều bình đẳng và tham gia “cuộc chơi” một cách công bằng, tuân thủ quy luật cạnh tranh mà không dùng thủ đoạn để chiến thắng trong cạnh tranh. Cạnh tranh không đẹp là cạnh tranh không trung thực hoặc không phù hợp với các cách cư xử có thể chấp nhận được của kinh doanh. Có thể nói cạnh tranh không đẹp là biểu hiện mặt xấu của cạnh tranh. Nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, với nền kinh tế thị trường cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi nhưng có sự quản lý của nhà nước sẽ hạn chế sự cạnh tranh không đẹp và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước quản lý ở cấp vĩ mô đảm bảo cho nền kinh tế không đi chệch định hướng XHCN. Một số chính sách cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Chính sách giá cả. Chính sách giá cả là việc xác định 1 mức giá hoặc nhiều mức giá bán cho các trung gian phân phối hoặc cho người tiêu dùng cuối cùng. Một trong những quyết định quan trọng và phức tạp nhất của một công ty liên quan đến giá hàng hoá và dịch vụ của nó. Nừu những người mua tiêu dùng hoặc những người mua tổ chức nhận ra rằng giá hơi cao, họ có thể chuyển sang mua những nhãn hiệu cạnh tranh hay những hàng hoá thay thế, dẫn đến những thua thiệt về khối lượng bán và lợi nhuận của công ty. Nếu giá quá thấp, khối lượng bán có thể sẽ tăng lên nhưng khả năng lợi nhuận sẽ xấu đi, hoặc có thể tâm lý người mua sẽ cho rằng hàng hoá đó kém chất lượng mà không mua hàng hoá của công ty. Bởi vậy, các quyết định về giá phải được đưa ra xem xét một cách cẩn thận để vừa đảm bảo bù đắp chi phí, vừa đảm bảo cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Thực tế cho thấy, trong việc xác lập hoặc thay đổi giá các hãng cần thiết phải xem xét sự cạnh tranh sẽ tác động tới giá của sản phẩm. Đầu tiên cần phải xem xét các nhân tố sau: Số lượng đối thủ cạnh tranh. Quy mô của các đối thủ cạnh tranh. Khu vực có đối thủ cạnh tranh. Các điều kiện để ra nhập ngành công nghệ. Mức độ phụ thuộc dọc của các đối thủ cạnh tranh. Số lượng sản phẩm được các đối thủ cạnh tranh bán. Cơ cấu giá của đối thủ. Các phản ứng trong lịch sử của các đối thủ với những thay đổi về giá. Những nhân tố này giúp cho việc xác định giá bán của hãng nên ở mức độ nào. Định giá một sản phẩm từ mức giá của đối thủ cạnh tranh được gọi là “định giá theo tỉ lệ” và nó rất thông dụng đối với các sản phẩm có tính đồng nhất, vì lẽ phương pháp này thể hiện một sự hiểu biết chung của ngành kinh doanh và không phá vỡ sự hài hoà của ngành đó. Bên cạnh những nhân tố vi mô đó của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến cả những yếu tố tác động ở cấp vĩ mô như: luật lệ của chính phủ, lạm phát, suy thoái, lãi suất, tỉ giá… để đưa ra mức giá phù hợp và hấp dẫn người tiêu dùng Chính sách sản phẩm. Trong việc nâng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chính sách sản phẩm đóng vài trò chủ yếu vì tầm quan trọng của các đặc tính kỹ thuật và hiệu năng của sản phẩm công nghệ đối với người mua, chính vì vậy muốn sản phẩm của mình có sức cạnh tranh thì điều đặc biệt quan trọng đối với các đơn vị bán sản phẩm cho khách hàng công nghiệp là đảm bảo khả năng tốt nhất những đặc trưng của sản phẩm (có thể bằng cách nắm giữ bằng sáng chế phát triển), tiến hành thường xuyên hoạt động đổi mới kỹ thuật. Việc kết hợp đồng bộ giữa nghiên cứu công nghệ với Marketing và nghiên cứu thị trường có tác dụng không nhỏ tới sự thành công của cá doanh nghiệp công nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay khi mà cạnh tranh về chất lượng đứng vị trí hàng đầu thì vấn đề dịch vụ bổ sung gắn liền với sản phẩm càng làm tăng khả năng thu hút khách hàng, bởi vì nhờ vậy sản phẩm ngày càng phù hợp với khách hàng hơn mà mức giá bán không đổi – một lợi thế quan trọng trong cạnh tranh. Chính sách phân phối hàng hoá. Làm tốt công tác phân phối và bán hàng là thúc đẩy cho việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi , nhanh chóng và cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chính sách phân phối bao gồm toàn bộ các hoạt động, giải pháp liên quan tới việc phân phối sản phẩm nhằm đảm bảo quá trình đưa hàng hoá đến người tiêu dùng có hiệu quả cao nhất. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, việc bán hàng còn bao gồm cả việc cài đặt các chương trình phần mềm tạo điều kiện cho người mua hàng sử dụng một cách thuận tiện nhất. Vì vậy, người bán hàng cần có một trình độ hiểu biết nhất định về tin học. Doanh nghiệp cần chú ý tới những người có năng lực và trình độ để tham gia tiêu thụ sản phẩm, giúp cho việc làm cho sản phẩm ngày càng thoả mãn ngay cả những yêu cầu cao nhất của khách hàng. Chính sách giao tiếp khuyếch trương. Đây là một trong những chiến lược nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tạo lòng tin cho khách hàng và xây dựng một hình ảnh chung thuận lợi cho doanh nghiệp. Giao tiếp, khuyếch trương đóng vai trò chuẩn bị và vai trò động lực trong bán hàng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì giao tiếp, khuyếch trương là một trong những chính sách hết sức cần thiết. Trong hệ thống các phương tiện giao tiếp khuyếch trương, quảng cáo được sử dụng một cách thường xuyên và triệt để. Tuy nhiên cần có cách quảng cáo hợp lý để vừa giảm chi phí quảng cáo lại vừa phát huy được hiệu quả của quảng cáo, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Và cách quảng cáo phát huy được tác dụng nhất trong lĩnh vực kinh doanh vi tính là quảng cáo trên mạng thông tin với ưu thế nổi trội của việc hoà mạng toàn cầu với tính cập nhật thông tin của mạng. Bên cạnh đó là kết hợp với các cách quảng cáo truyền thống vẫn phát huy được tác dụng từ xưa. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể đưa sản phẩm của mình đến với mọi đối tượng khách hàng và mọi khúc thị trường. Phần II : Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh và công tác điều hành kinh doanh của công ty thiết bị kĩ thuật tin học Hải Anh Khái quát về sự phát triển của công ty. Giới thiệu về công ty. Công ty thiết bị kĩ thuật tin học Hải Anh là công ty tư nhân được thành lập ngày 19/5/2000. Địa chỉ : 49 Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Tel : (84 - 4) 7337538 – 7471134 Fax: (84 - 4) 7471134 Email: haianhco@fpt.vn Web : www.haianh.com.vn Công ty tuy mới thành lập được 4 năm nhưng cũng đủ để cho thấy sự phát triển ổn định của công ty. Năm 2000, ông Đinh Cự Thành thành lập công ty chủ yếu kinh doanh máy vi tính và thiết bị văn phòng. Trong đó công ty đặc biệt có thế mạnh về lĩnh vực kinh doanh máy vi tính và các linh kiện máy vi tính. Lúc đầu với lực lượng chỉ có hơn 10 thành viên đến nay công ty đã có một đội ngũ nhân viên hùng hậu và có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng để có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng. Năm 2003, công ty mở thêm một chi nhánh ở địa chỉ 83 Nguyễn Phong Sắc. Sơ đồ cơ cấu của công ty : Cơ cấu tổ chức của công ty theo cơ chế quản lý trực tuyến. Giám đốc là người ra mọi quyết định trong công ty. Với quyền hạn và trách nhiệm của giám đốc công ty, ông Đinh Cự Thành phải ra những quyết định tuyển dụng nhân viên, xây dựng và ký duyệt những phương án kinh doanh, quyết định giá bán sản phẩm, dịch vụ của công ty phù hợp với cơ chế thị trường và pháp luật, và xây dựng phương án hợp tác, đề ra các chính sách chất lượng của công ty. Các trưởng phòng đảm nhiệm phần trách nhiệm của mình ở các phòng chức năng trong công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc. Trưởng phòng kỹ thuật Nguyễn Tuấn Giang đảm nhận trách nhiệm quản lý các nhân viên phụ trách kỹ thuật của công ty. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong công ty vì vậy các nhân viên trong bộ phận này được tuyển lựa một cách kỹ càng và họ phải là những kỹ sư tin học điện tử có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Không chỉ chịu trách nhiệm về phần lắp đặt, kiểm tra thiết bị khi nhập hàng về, phòng kỹ thuật còn phải kiêm nhiệm cả dịch vụ bảo hành của công ty. Chất lượng làm việc của phòng ban này quyết định kết quả kinh doanh của công ty. Mai Văn Thành là trưởng phòng kinh doanh của công ty. Đây là người có trách nhiệm xây dựng những chiến lược kinh doanh thích hợp cho công ty và đề xuất những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Phòng kế toán với kế toán trưởng là Phạm Bích Thảo chịu trách nhiệm về phần tài chính kế toán. Các trưởng phòng của các phòng ban trong công ty hàng tháng phải tổng hợp thành báo cáo hoạt động cho giám đốc kiểm tra để từ đó giám đốc có những kế hoạch chiến lược phát triển công ty. Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại và chất lượng cao. Công ty luôn luôn cập nhật thông tin mới nhất để có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tin học đạt tiêu chuẩn họ cần. Các loại linh kiện mà công ty kinh doanh: màn hình, máy in – máy quét, case – vỏ máy vi tính, Bo mạch chủ, CPU’s, quạt CPU, bộ nhớ trong, ổ cứng, ổ mềm, card màn hình, bàn phím, chuột, card mạng, modems, card âm thanh, CD-DVD, loa, card TV, webcam – camera, USB FlashDisk, bộ lưu điện, …Những linh kiện này mang các nhãn hiệu của các đối tác của công ty như: BENQ, DAEWOO, INTEL, LG, SAMSUNG, BIOSTAR, và SPARKLE. Với những đối tác tên tuổi và chất lượng hàng hóa đảm bảo yêu cầu của khách hàng đã tạo cho công ty một uy tín và chiếm được lòng tin của khách hàng tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty. Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm hoạt động. Trước hết ta hãy xét trong năm 2003, năm mà doanh nghiệp kinh doanh khá thuận lợi với việc có thêm một chi nhánh nữa của công ty, kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện ở bảng sau: Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 % 1 Doanh thu bán hàng 4598 5270 115 2 Các khoản phải nộp 398 465 116.83 3 Tổng giá trị hợp đồng đã kí trong năm 1850 2375 128.38 4 Tổng giá trị hợp đồng gối đầu sang năm 120 132 110 5 Thu nhập bình quân (người/tháng) 1.5 2 133.33 Phòng kế toán Theo bảng trên cho thấy: Năm 2003, hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả hơn năm trước đó là năm 2002 làm doanh thu bán hàng của công ty tăng thêm 15% hay tăng 672 triệu đồng. Lý do là sang năm 2003 công ty đã kí được những hợp đồng với giá trị lớn đạt 2375 triệu đồng hơn năm 2002 là 525 triệu dù rằng giá trị hợp đồng gối đầu năm 2003 là 132 triệu lớn hơn năm trước 12 triệu. Số hợp đồng gối đầu này chủ yếu là do ký kết vào dịp cuối năm giáp tết nên doanh nghiệp phải để thực hiện trong những ngày đầu của năm sau. Trong năm 2003, lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, là công ty đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường trong nước Hải Anh đã thu hút được các khách hàng ở cả những tỉnh khác tìm đến với công ty kí kết những hợp đồng lắp đặt thiết bị tin học và văn phòng. Nhà nước ta lại khá khuyến khích sự phát triển của việc vi tính hoá các công việc văn phòng nên tạo điều kiện rất thuận lợi cho các công ty tin học như Hải Anh. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, công ty đã không bỏ lỡ thời cơ để tăng hiệu quả kinh doanh của mình và kết quả là doanh nghiệp đã có thêm một chi nhánh nữa và thu nhập của nhân viên trong công ty cũng tăng bình quân từ 1.5 triệu lên 2 triệu đồng 1 tháng. Không chỉ tăng thu nhập cho nhân viên, công ty còn tổ chức được những dịp đi tham quan cho nhân viên như đi tham quan Vịnh Hạ Long, khu du lịch đảo Tuần Châu … Công ty sẽ còn phát huy hết khả năng và nguồn lực của mình để không chỉ có được thị phần trong nước mà tương lai còn hướng ra thị trường nước ngoài. Ta có thể hy vọng được điều này nếu xem xét qua kết quả cả quá trình kinh doanh của công ty từ 2000 đến 2003: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu bán hàng 3902 4073 4598 5270 Các khoản phải nộp 279 314 398 465 Thu nhập bình quân(người/tháng) 1.5 1.5 1.5 2 Lãi 89 95 106 125 Phòng kế toán Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của công ty và minh hoạ bằng đồ thị sau: Doanh thu bán hàng của công ty lãi của công ty Tốc độ tăng trưởng của công ty: Tốc độ tăng trưởng 2001/2000 2002/2000 2003/2000 Theo doanh thu tiêu thụ 1.05 1.18 1.35 Từ bảng trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng của công ty ổn định và tăng khá đều qua các năm. Với số doanh thu thu được hàng năm công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản không phải nhỏ trong khối thành phần kinh tế tư nhân trong nước. Và như vậy có thể thấy, công ty thiết bị kỹ thuật tin học Hải Anh đang có những bước đi vững chắc và đúng đắn. Nhận xét khái quát khả năng cạnh tranh của công ty. Chủ trương, chính sách của công ty để xây dựng chiến lược cạnh tranh, tăng thị phần của công ty. Lựa chọn nhóm khách hàng và thị phần. Với quy mô còn chưa được xếp vào doanh nghiệp vừa và lớn, công ty chủ yếu chỉ nhắm vào các khu vực của thị trường nội địa. Tại thị trường này, việc các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực tin học “mọc lên như nấm sau cơn mưa” vì sự phát triển của xu thế hội nhập toàn cầu đã làm cho công ty Hải Anh phải đối mặt với thách thức rất lớn. Thêm vào đó là sự phát triển tri thức , những người hiểu biết về tin học ngày càng nhiều vì thế nên yêu cầu khắt khe về mẫu mã, chất lượng, dịch vụ của khách hàng đối với hàng hoá của công ty ngày càng tăng. Tuy nhiên, công ty không coi đó là khó khăn thách thức mà coi đó là tiêu chuẩn mà công ty cần phải đạt tới để tự hoàn thiện dần khả năng kinh doanh. Và mục tiêu mà Hải Anh còn muốn vươn tới đó là phát triển ra thị trường nước ngoài mà thị trường trong nước là điểm tựa vững chắc. Tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty đều thấu hiểu một điều: “Khách hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của Hải Anh”. Vì vậy toàn thể nhân viên công ty Hải Anh luôn tâm niệm và làm theo: “Hãy phục vụ khách hàng như chúng ta đang phục vụ cho chính bản thân chúng ta”. Đối tượng khách hàng nào đến công ty cũng luôn được sự phục vụ tận tình của nhân viên trong công ty và công ty không tập trung chủ yếu vào một đối tượng khách hàng nhất định. Như vậy, thị trường của công ty là thị trường đa khúc. Chủ trương và cách thức thu thập thông tin. Là công ty kinh doanh tronglĩnh vực tin học, công ty lấy thông tin chủ yếu trên mạng internet và một phần từ các phương tiện thông tin đại chúng truyền thông. Căn cứ từ những thông tin cập nhật trên mạng, công ty nhanh chóng tiếp cận được với những linh kiện hiện đại nhất để phục vụ kịp thời cho nhu cầu của khách hàng. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, công ty xác định lại một cách chính xác thông tin trên mạng để không đánh mất lòng tin của khách hàng đối với công ty. Ngoài ra, công ty với phòng kinh doanh thường xuyên tiếp xúc với thị trường để tăng khả năng thích ứng với sự biến động của thị trường tác động. Có thể nói công ty rất năng động trong kinh doanh để không để mình bị tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua đưa những sản phẩm tin học mới nhất đến với khách hàng. Chính sách phân phối hàng hoá: Hàng hoá của công ty chủ yếu là các thiết bị điện tử, nếu để bị ẩm ướt, bụi bặm dễ bị mất chức năng hoạt động, bởi vậy yêu cầu của kho tàng lưu giữ hàng hoá phải thực sự khô thoáng và sạch sẽ. Phương tiện vận chuyển không phải là một vấn đề lớn đối với công ty bởi vì một chiếc xe máy cũng có thể là phương tiện vận chuyển nếu với số lượng ít. Nhân viên trong công ty hầu hết đều có xe máy để nếu khách hàng yêu cầu có thể vận chuyển hàng về tận nhà và lắp ráp tại chỗ cho khách hàng đảm bảo chất lượng kỹ thuật thiết bị. Công ty cũng có cả xe ô tô để đáp ứng yêu cầu vận chuyển cho những đơn đặt hàng xa và số lượng lớn. Và với tính chất dễ vận chuyển của hàng hoá chỉ cần tránh va đập mạnh gây hỏng thiết bị, công ty luôn sẵn sàng phục vụ đến tận nơi cho khách hàng dù ở bất cứ nơi đâu. Điều này đã gây được khá nhiều thiện cảm của khách hàng đối với công ty. ảnh hưởng của chính sách giao tiếp khuyếch trương tới sức cạnh tranh của công ty. Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị kỹ thuật tin học, ưư thế không thuộc về chính sách giá cả. Vì lúc này, giá cả được coi như cố định đối với các thiết bị kỹ thuật cùng loại. Như vậy, để có thể cạnh tranh được với các công ty khác, công ty phải chú trọng vào chất lượng của sản phẩm và các dịch vụ đi kèm với sản phẩm, tức là tận dụng ưu thế cạnh tranh của chính sách giao tiếp khuyếch trương. Về chất lượng sản phẩm, các nhân viên kỹ thuật trong công ty chịu trách nhiệm kiểm tra xem xét chất lượng các thiết bị được nhập về để đảm bảo rằng khi cung cấp cho khách hàng phải là những hàng hoá tốt nhất. Các sản phẩm đó phải luôn đảm bảo về chất lượng kỹ thuật, đầy đủ nhãn mác và các giấy tờ liên quan. Về các dịch vụ kèm theo, công ty đề ra những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng của công ty như: đối với những người mua trọn bộ linh kiện của Hải Anh thì được miễn phí công lắp ráp, cài đặt phần mềm.. theo yêu cầu của quí khách hàng, được bảo trì miễn phí 3 năm kể từ ngày mua hàng, được hưởng những chính sách khuyến mại đặc biệt trong từng thời kỳ của công ty. Còn đối với bất kỳ khách hàng nào đến với Hải Anh thì được bảo trì, bảo dưỡng, cài đặt phần mềm…miễn phí kể cả những máy tính, thiết bị không phải do Hải Anh cung cấp, công ty cũng sẵn sàng tư vấn tận tình trong việc sử dụng vi tính của khách hàng. Công ty đã hoàn toàn đánh vào tâm lý khách hàng. Để khách hàng có thể đến với công ty, công ty đã lập một trang web riêng của mình, trong đó có đầy đủ thông tin từ list các linh kiện đến giá cả, mẫu mã, dịch vụ sau bán hàng và để tăng độ tin cậy của khách hàng đối với công ty, trong trang web còn có cả danh sách các đối tác của công ty. Không chỉ đưa các thông tin lên mạng để khách hàng biết đến công ty mà công ty còn cho đăng báo, phát tờ rơi ở các cổng trường, nhất là các trường đại học để khai thác triệt để đối tượng khách hàng chiếm một số lượng đông đảo này. Nhiều khách hàng đã tìm đến với công ty thông qua những tờ rơi và khá hài lòng về chất lượng phục vụ ở đây. Công ty luôn thể hiện quan điểm bán hàng của của mình: không bán hàng kém chất lượng, luôn cung cấp sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh, đặt chữ tín lên hàng đầu, đặt mình vào vị trí của khách hàng để có những quyết định, cư xử phải lẽ nhất và luôn làm hài lòng khách hàng theo quan điểm: “khách hàng luôn luôn đúng”. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của công ty. Trong sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác kinh doanh cùng lĩnh vực, công ty đã để lại cho khách hàng những ấn tượng khá tốt để khách hàng nhớ đến công ty. Đó là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của công ty. Là một công ty tư nhân còn non trẻ, thành lập trong giai đoạn phát triển của công nghệ thông tin và nền kinh tế thị trường trong nước, công ty vừa có ưu thế là cầu đang nhỏ hơn cung nhưng nếu không tận dụng được sức cạnh tranh thì công ty cũng không thể có được chỗ đứng như hiện nay. Công ty phải luôn tìm ra những giải pháp để tạo ra tính năng động cho công ty thích ứng với mọi biến động của thị trường, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Hiện nay thị phần của công ty chiếm khoảng hơn 10% thị trường vi tính cả nước, một con số cũng đáng nói bởi vì số lượng các công ty kinh doanh vi tính không phải là nhỏ và sức hấp dẫn của thị trường này vẫn chưa giảm sút chút nào. Như vậy, công ty giữ vững được thị phần hiện tại cũng là một cố gắng rất lớn và khá tốn kém công sức, tiền của của công ty. Công ty phải tận dụng những ưu điểm sẵn có của công ty. Đó là: Đội ngũ nhân viên hùng hậu với trình độ kỹ thuật cao nhưng luôn phải nâng cao hơn nữa trình độ của họ bởi vì công nghệ kỹ thuật tiến bộ từng ngày. Thái độ phục vụ của nhân viên trong công ty rất tận tình với khách hàng nên chiếm được rất nhiều cảm tình của họ. Địa điểm của công ty đặt tại Hà Nội – là một trung tâm kinh tế chính trị xã hội của cả nước, vì thế rất thuận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0088.doc
Tài liệu liên quan