Đề tài Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư

Mục lục

 

Lời mở đầu 5

Chương I 7

1. Khái luận chung 7

1.1. Khái niệm 7

1.2. Phân loại đầu tư phát triển 8

2. Đặc điểm của đầu tư phát triển và vận dụng trong công tác quản lý 12

2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư,lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn 12

2.2. Thời kì đầu tư kéo dài 13

2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 15

2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng 16

2.5. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao 18

Chương II 22

1. Hệ thống quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam 22

1.1. Hệ thống pháp luật về đầu tư 22

1.2. Quản lý vĩ mô 23

1.3. Quản lý vi mô 26

2. Sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý hoạt động đầu tư 27

2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn 27

2.2. Thời kì đầu tư kéo dài 34

2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 36

2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng 37

2.5. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao 37

Chương III 41

1. Định hướng đầu tư Việt Nam 41

2. Một số giải pháp tăng cường quán triệt đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý hoạt động đầu tư 43

2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn 43

2.2. Thời kì đầu tư kéo dài 51

2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 53

2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng 53

2.5. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao 54

Kết luận 56

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3254 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế cho các hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Luật Đầu tư chung là một trong hai luật kinh doanh quan trọng (cùng với Luật Doanh nghiệp thống nhất ban hành năm 2005) để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Luật đầu tư mới đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và quá trình hội nhập toàn diện. Tuy vậy, sau khi ban hành và đưa vào áp dụng, Luật đầu tư 2005 cũng bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều ý kiến của doanh nghiệp cũng như của các chuyên gia pháp luật, kinh tế cho rằng, các cơ chế quản lý như trong Luật Đầu tư chung thể hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Các quy định chi tiết của Luật Đầu tư chung đã làm sinh ra thêm những giấy phép “con”, tạo ra sự nặng nề về mặt thủ tục cho các hoạt động đầu tư. Trong tương lai, Luật Đầu tư 2005 có thể tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. 1.2. Quản lý vĩ mô Dựa trên việc nắm bắt các đặc điểm của đầu tư phát triển, ở mức độ vĩ mô chính phủ đã có những cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư phát triển có nhiều đổi mới, góp phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế đầu tư. Do nguồn vốn đầu tư phát triển rất lớn, đầu tư phát triển có độ rủi ro cao đòi hỏi ở cấp độ vĩ mô phải xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch dầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm.Cùng với đó phải đưa ra các phương pháp dự báo nhận diện rủi ro cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chính phủ đã ban hành các chính sách phù hợp huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư phát triển ngày càng được đa dạng hoá, cơ chế bao cấp trong dầu tư dần được xoá bỏ. Cùng với đó đã nâng cao hiệu quả sử dụng và nỗ lực cải thiện môi trường kinh tế chính trị cho đầu tư, củng cố lòng tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển đã có nhiều thay đổi. Các văn bản pháp quy trong lĩnh vực đầu tư phát triển luôn được cập nhật, đổi mới, phù hợp theo hướng phân cấp mạnh hơn trong quản lý đầu tư và xây dựng, đồng thời tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều nghị định mới, văn bản luật mới được ban hành thay thế cho những nghị định không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và xu hướng toàn cầu hoá như (luật đất đai, luật tài nguyên, luật đầu tư, luật đấu thầu…). Cùng với đó, Nhà nước cũng thực hiện đổi mới trong công tác quy hoạch, thực hiện tốt vai trò định hướng đầu tư và là công cụ quản lý của nhà nước. Chất lưọng của công tác quy hoạch đã được chú ý, gắn kết với thực tế, bám sát với nhu cầu thị trường, khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Kiện toàn và tăng cường năng lực các bộ quản lý dự án đầu tư phát triển. Đa dạng hoá các hình thức và mở rộng các lĩnh vực cho đầu tư nước ngoài là một hướng đi mới mà Bộ kế hoạch và đầu tư đang nghiên cứu để kiến nghị Chính phủ nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư đang được triển khai mạnh mẽ. Đối với vốn ODA, những khó khăn sẽ được tập trung tháo gỡ là giải phóng mặt băng, bảo đảm đối ứng trong các dự án, đấu thầu và sử dụng tư vấn, kiện toàn và tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dự án, cải thiện thủ tục hành chính và haì hoà hoá các thủ tuch đối với các nhà tài trợ. Các giải pháp thu hút vốn FDI được chú trọng đẩy mạnh là khâu quy hoạch, nhất là gắn quy hoạch ngành, sản phẩm với quy hoạch vùng, nâng cao chất lượng và tính khả thi của danh mục ưu tiên gọi vốn FDI. Liên quan đến giải pháp về cơ chế chính sách vĩ mô, Chính phủ yêu cầu các ngành chức năng khi soạn thảo, bổ sung, sữa đổi chính sách, luật phấp phải tính đến tác động của chúng tới FDI, bảo đảm tính nhất quán, thông thoáng hơn và áp sát hơn với cac quy định của tổ chức WTO. Các cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, đất sẽ đặc biệt quan tâm đến các nhà đầu tư đã có dự án đang hoạt động tại Việt Nam, đồng thời cũng có nhưng quy chế riêng đói với các công ty xuyên quóc . Tuy nhiên trong quản lý công tác đầu tư ở cấp vĩ mô cũng còn một số hạn chế. Với một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất lớn. Tuy nhiên thực tế hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Việt Nam thì chưa cao. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Việt Nam, tồn tại một nghịch lý là nước nghèo nhưng không biết tiêu tiền hợp lý, gây lãng phí”. Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư kể cả ngân sách, nguồn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và ODA. Đầu tư trong nước là một nguồn lực tốt, thậm chí năm 2006, đầu tư trong nước còn lớn hơn FDI. Hầu hết đầu tư trong nước là các DN tư nhân, các cá nhân, do đó, họ có lợi ích thực, thúc đẩy hiệu quả càng cao càng tốt. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn trong nước vẫn còn hạn chế do tác động chung của cac nguôn lực khác: Cơ chế chính sách, vấn đề cơ sở hạ tầng và cả những ưu đãi lớn dành cho DN nhà nước. Đáng ra, tư nhân có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn rất nhiều. Tất nhiên không phủ nhận sự yếu kém của DN tư nhân trong nước, nhưng yếu tố quan trọng chính là môi trường kinh doanh còn quá nhiều nhân tố bất ổn, do chính nhà nước tạo ra. Về cơ sở hạ tầng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong đầu tư nhưng bản thânViệt Nam lai chưa tạo điều kiện đầy đủ.Hình thức BOT đã được luật hoá nhưng chưa có hướng dẫn thực sự để DN nước ngoài tham gia. Cách đây chưa lâu, Phần Lan đã mất 5-7 năm để đàm phán để tham gia xây dựng hạ tầng, để đạt được kí kết. Họ phải mất them 2 năm đàm phán về giá cung cấp điện nhưng không có kết quả. Cuối cùng nước này đã rút dự án ra khỏi Vệt Nam. Chúng ta càn rút ra kinh nghiệm để tránh những sai lầm trong công tác quản lý đầu tư. 1.3. Quản lý vi mô Cùng với cải thiện đáng kể của công tác quản lý đầu tư ở cấp độ vĩ mô thì ở các cấp độ doanh nghiệp công tác quản lý đầu tư ngày càng được chú trọng. Năm 2007 số lượng các công ty tư vấn giám sát tăng khoảng 10% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ các nhà quản lý đã chú trọng rất nhiều đến chất lượng công trình và tiến độ công trình.Công tác lập dự án cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác đầu.Trong nhiều dự án có quy mô lớn và trình độ kỹ thuật phức tạp các công ty còn thuê chuyên gia nước ngoài để tư vấn lâp và thẩm định khả thi của dự án đầu tư. Các công ty cũng sẵn sang bỏ một số chi phí không nhỏ để thuê các tổ tư vân để lập ra các dự án có tính khả thi cao. Bên cạnh đó có một bộ phận doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa làm tốt quá trình đầu tư.Trong đó công tác đấu thầu là bất cập nhất. Nghiên cứu cho thấy: trong tổng số 400 hợp đồng thuộc 6 khoản tín dụng đã được phân tích, có sự tham gia của 1000 công ty, 1500 người, 50 ngân hang và hơn 250 giao dịch. Dựa trên kết quả phân tích ban đầu này, 110 hợp đồng đã được chọn lựa để phân tích sâu không phát hiện thấy dấu hiệu bất thường trong công tác quản lý tài chính và giải ngân. Ngoài ra chất lượng của các công trình xây dựng chấp nhận được ở phần lớn trong số 40 công trình đã được kiểm tra. Tuy nhiên phân tích sâu hơn cho thấy có dấu hiệu liên kết giữa các nhà thầu trong hầu hết các cuộc đấu thầu đã thẩm tra. Đặc biệt nghiên cứu còn cho thấy hầu hết giá bỏ thầu đều nằm trong khoảng rất hẹp. Điều đó có thể ký giải được trên cơ sở việc nhiêu nhà thầu thường căn cứ vào các định mức về giá đựơc quy định chính thức vì phần lớn là các DNNN. Nhiêu chủ đầu tư ở Việt Nam do một bộ phận doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa làm tốt quá trình đầu tư.Trong đó công tác đấu thầu là bất cập nhất.nên khi đứng trước những biến động của thị trường lạm phát cao, giá nguyên vật liệu, lãi suất tăng cao ( kể từ cuối năm 2007) gần như đứng trước nguy cơ phá sản, nhiều công trình thi công bị bỏ dở dang do chủ đầu tư không huy động được nguồn vốn.Qua đó cồn thể hiện sự non kém trong năng lực quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp. 2. Sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý hoạt động đầu tư 2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn 2.1.1. Tình hình tạo vốn và huy động vốn Các kênh tạo vốn từ nhà nước như ngân sách, tín dụng đầu tư phát triển không ngừng gia tăng qua thời gian theo sự gia tăng nói chung của nền kinh tế, lượng vốn này chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư xã hội. 70% còn lại chúng ta dựa vào huy động trong dân cư, doanh nghiệp, thu hút vốn nước ngoài. Tuy nhiên, những kênh huy động vốn như vậy không ổn định và phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thế giới. Thống kê hàng năm của bộ tài chính (đơn vị: tỷ dồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Vốn ngân sách nhà nước 86.400 97.000 98.130 161.000 Vốn tín dụng đầu tư 34.900 40.300 45.000 50.000 Vốn của DNNN 61.600 60.000 65.000 60.000 Vốn tư nhân 133.900 168.300 180.000 220.500 Vốn FDI 65.800 129.300 189.900 180.892 Vốn huy động khác 16.500 17.000 44.600 49.200 Giải ngân nguồn vốn đầu tư trong năm 2009 chia thành hai thái cực rõ rệt: đạt thấp, hoặc là tăng cao so với kế hoạch đặt ra. Các nguồn vốn giải ngân vượt kế hoạch: Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước tăng gần 63% so với năm 2008, tăng 42,7% so với kế hoạch năm, và chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn tín dụng đầu tư  phát triển của nhà nước tăng 25% so với thực hiện năm 2008, chiếm 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu nên một số kênh huy động vốn chưa đạt mục tiêu đề ra: Nguồn vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ đạt 80,4% kế hoạch giao. Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng 75,9% kế hoạch, giảm 7,7% so với thực hiện năm 2008, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân đạt 93,8% kế hoạch, tăng 22,5% so với thực hiện năm 2008, chiếm 30,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Vốn FDI đạt khoảng 82% kế hoạch, giảm 22% so với thực hiện năm 2008, chiếm 21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Về thu hút vốn ODA, năm 2009 tổng vốn ODA ký kết đạt 5,456 tỷ  USD, tổng vốn ODA giải ngân đạt khoảng 3 tỷ  USD. 2.1.2. Quản lý, sử dụng vốn Với một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Việt Nam hiện nay đến đâu? Điều đáng buồn là phải công nhận một nghịch lí “chúng ta là một nước nghèo nhưng không biết tiêu tiền hợp lí, gây ra lãng phí”. Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư kể cả ngân sách, nguồn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và ODA. 2.1.2.1. Nguồn vốn trong nước Hàng năm, ngân sách Nhà nước thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, đây là một số vốn đáng kể nếu đưa vào hoạt động đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, tuy nhiên, do năng lực quản lý kém, do tiêu cực, do chi tiêu bừa bãi và bất hợp lý mà một nguồn lực lớn đã bị bỏ phí. Đầu tư trong nước cũng là một nguồn lực tốt, hầu hết họ là các doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân, do đó, họ có lợi ích thực, thúc đẩy hiệu quả càng cao càng tốt. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn trong nước vẫn bị hạn chế, do tác động chung của các nguồn lực khác: cơ chế chính sách, vấn đề cơ sở hạ tầng và cả những ưu đãi lớn dành cho doanh nghiệp nhà nước. Đáng ra, tư nhân có thể sử dụng nguồn vốn đó hiệu quả hơn rất nhiều. Tất nhiên ko phủ nhận sự yếu kém của một số doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhưng một yếu tố quan trọng chính là môi trường kinh doanh còn quá nhiều nhân tố bất ổn, do chính nhà nước tạo ra. 2.1.2.2. Vốn ODA Kể từ khi các nhà tài trợ quốc tế tái khởi động chương trình ODA cho Việt Nam tháng 11/1993 đến cuối năm 2008, đã có tới 22 tỷ USD được giải ngân trong tổng số 42,5 tỷ USD vốn ODA cam kết.    Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ khoảng 58% năm 1992 xuống khoảng 11% năm 2009.  2.1.2.3. Vốn FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2006 (tính tới ngày 18/12/2006 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực hiện Số lượng Tỷ trọng (%) Số vốn (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Số vốn (tỷ USD) Tỷ trọng (%) I Công nghiệp 4,602 67.55 38.011 62.85 19.858 68.99 CN dầu khí 31 0.46 1.993 3.30 5.453 18.94 CN nhẹ 1933 28.37 9.702 16.04 3.484 12.11 CN nặng 2007 29.46 18.897 31.25 6.827 23.72 CN thực phẩm 275 4.04 3.252 5.38 1.959 6.80 Xây dựng 356 5.23 4.165 6.89 2.136 7.42 II Nông, lâm nghiệp 831 12.20 3.884 6.42 1.915 6.65 Nông – lâm nghiệp 718 10.54 3.558 5.88 1.749 6.08 Thuỷ sản 113 1.66 0.326 0.54 0.166 0.58 III Dịch vụ 1380 20.26 18.578 30.72 7.010 24.36 Dịch vụ 594 8.72 1.157 2.51 0.377 1.31 GTVT – Bưu điện 186 2.73 3.373 5.58 0.721 2.50 Khách sạn – Du lịch 164 2.41 3.289 5.44 2.317 8.05 Tài chính – NH 64 0.94 0.840 1.39 0.730 2.54 Văn hoá - y tế – GD 226 3.32 0.980 1.62 0.382 1.33 XD khu đô thị mới 6 0.09 3.078 5.09 0.051 0.18 XD Văn phòng – Căn hộ 120 1.76 4.433 7.33 1.860 6.46 XD hạ tầng KCX - KCN 20 0.29 1.067 1.76 0.573 1.99 Tổng số 6813 100 60.474 100 28.783 100 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư Cơ cấu vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2005 chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng cả ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 69% tổng vốn thực hiện, dịch vụ chiếm 24,7% và nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 6,3% tổng vốn thực hiện cả nước. Về tình hình các dự án giải thể trước thời hạn xét theo ngành kinh tế, tính đến hết năm 2005, ngành công nghiệp và xây dựng có nhiều dự án bị giải thể nhất và tỷ lệ vốn đầu tư bị giải thể cũng cao nhất, chiếm tới 43%. Trong đó, ngành công nghiệp là 570 dự án (chiếm 53% tổng số dự án cấp phép) với tổng số vốn đầu tư 5,4 tỷ USD (chiếm 43% tổng vốn đăng ký). Lĩnh vực dịch vụ có 54 dự án (chiếm tỷ lệ 5% tổng số dự án cấp giấy phép) với 10% tổng số vốn bị giải thể. Về tình hình các dự án buộc phải chuyển đổi hình thức đầu tư phân theo ngành kinh tế, trong các dự án chuyển đổi hình thức đầu tư thì ngành công nghiệp có nhiều dự án nhất với 102 dự án (chiếm 62% tổng số dự án chuyển đổi) và 68% tổng vốn đăng ký. Đứng sau công nghiệp là dịch vụ với 39 dự án chuyển đổi hình thức đầu tư, chiếm  24% số dự án và 24% trong tổng số vốn đầu tư chuyển đổi. 2.1.3. Nguồn nhân lực So với thế giới thì nước ta có tỷ lệ giữa thầy và thợ cao hơn nhiều lần, tuy nhiên nguồn nhân lực cấp cao lại ở mức khan hiếm. Chúng ta đang trong tình trạng lao động dư về lượng và yếu về chất. Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh quốc tế về trình độ, thể lực, tính chuyên nghiệp, kỷ luật, khả năng thích ứng với thay đổi… Điểm cho năng lực cạnh tranh tổng hợp về nguồn nhân lực thấp, chưa đạt đến 4 điểm (3,79/10). Ngoài ra, nguồn lực này còn bị hạn chế bởi tỉ lệ lao động có kỹ năng thấp; mất cân đối về cơ cấu lao động theo trình độ, kỹ năng; lao động chất xám thiếu và yếu về chất lượng; thể lực kém; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động thấp. 2.2. Thời kì đầu tư kéo dài Thủ tục hành chính đang là rào cản lớn đối với người dân và DN, gây tổn thất và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Công tác cải cách thủ tục hành chính dù được xem trọng trong thời gian qua, song sự cải thiện chỉ có mức độ. Trong những năm qua, nhiều thủ tục đã được bãi bỏ và tiết kiệm được chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều kết quả còn mang tính hình thức, chủ yếu thiên về việc hoàn thiện pháp luật hoặc cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính chứ chưa mạnh dạn cắt bỏ những thủ tục đem lại lợi ích của bộ, ngành, chưa thực sự cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư và giám sát đầu tư đã khá hoàn thiện, tuy nhiên tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, chậm tiến độ ở hầu hết các dự án vẫn diễn ra. Điển hình đối với các vi phạm trong lĩnh vực đầu tư lại rơi vào các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Theo tổng hợp của Bộ KHĐT từ 97 cơ quan bộ, ngành, số dự án được quyết định đầu tư trong năm 2009 là 8.810 dự án, cao hơn số dự án dự kiến kết thúc đưa vào hoạt động là 6.598 dự án, cho thấy tình hình đầu tư vẫn dàn trải, phân tán, số dự án bố trí đầu tư không tương ứng với số dự án đi vào hoạt động. Có tới 4.182 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, trong đó phổ biến là các vi phạm về chậm tiến độ (4.076 dự án, chiếm khoảng 12,7% tổng số dự án thực hiện đầu tư); không phù hợp quy hoạch 51 dự án (0,2%); đấu thầu không đúng quy định 29 dự án (0,1%); phê duyệt không kịp thời 108 dự án (0,3%), chất lượng xây dựng thấp 149 dự án (0,5%); có lãng phí 94 dự án (0,3%).... Điều đáng nói là tình trạng chậm tiến độ của các dự án vẫn chưa được cải thiện đáng kể so với mọi năm, trong đó, rất nhiều dự án đầu tư thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng quan trọng. Chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư của các dự án. Đánh giá của các bộ, ngành cũng cho thấy, nguyên nhân của chậm tiến độ các dự án trong năm 2009 chủ yếu vẫn là do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư khó khăn, tư vấn yếu kém hoặc quá tải; một số đơn vị thi công không đủ năng lực; năng lực tổ chức thực hiện của chủ đầu tư yếu; đơn vị thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, đấu thầu kéo dài; không đủ vốn; thanh quyết toán chậm; chuẩn bị thủ tục, đấu thầu, xét thầu kéo dài... Kết quả là đã có tới 6.478 dự án đầu tư đang thực hiện phải điều chỉnh, khiến hiệu quả dự án giảm sút rõ rệt. Báo cáo giám sát của Bộ KHĐT cũng chỉ ra tỉ lệ các dự án nhóm A kết thúc đưa vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2009 chỉ là 135/742 dự án nhóm A của các bộ, ngành, địa phương đang thực hiện (chiếm 18,19%), thấp hơn cùng kỳ năm trước (năm 2008 tỉ lệ này là 22,3%). Số dự án nhóm A chậm tiến độ có 55 dự án, chiếm 7,41% tổng số dự án thực hiện. Ngoài việc làm hạn chế tăng trưởng kinh tế nói chung, Bộ KHĐT đánh giá, các dự án nhóm A chậm tiến độ so với yêu cầu còn dẫn tới hệ quả không đảm bảo huy động năng lực sản xuất theo đúng kế hoạch, làm tăng chi phí của ban quản lý dự án, lãi vay trong thời gian xây dựng, chi phí thuê chuyên gia nước ngoài trong trường hợp dự án sử dụng vốn ODA, lãng phí là rất lớn và hiệu quả đầu tư thấp. Đến nay, đã có 40 dự án nhóm A xin điều chỉnh lại vốn đầu tư. 2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài Tình trạng buông lỏng việc thực hiện công tác giám sát đầu tư tồn tại ở nhiều ngành, địa phương. Nhiều bộ, ngành, địa phương có tỉ lệ các dự  án thực hiện giám sát đầu tư thấp hơn 50% tổng số các dự án đang thực hiện trong kỳ hoặc gửi báo cáo giám sát đầu tư còn không có số liệu, không có phân tích, đánh giá cụ thể, kiến nghị, đề xuất. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình và thời gian vận hành kết quả đầu tư sau này. Bình quân cả nước triển khai trên 6.000 dự án đầu tư xây dựng mỗi năm với quy mô đa dạng, chất lượng ngày càng được chú trọng nâng cao. Nhiều công trình đã được các giải thưởng quốc tế về chất lượng, trong đó điển hình là Hầm Hải Vân đã được Hiệp hội các nhà Tư vấn Hoa Kỳ bình chọn là công trình hầm đạt chất lượng cao nhất thế giới trong năm 2005. Trong 5 năm gần đây, có trên 90% công trình đạt chất lượng từ khá trở lên; sự cố công trình xây dựng chỉ chiếm 0,28 đến 0,56% tổng số công trình được xây dựng mỗi năm. Bất cập về chất lượng công trình chính là các sự cố, hư hỏng công trình hay những khoảng trống về pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Một số sự cố lớn xảy ra trong thời gian gần đây như: sập hai nhịp neo cầu Cần Thơ, sạt lở Mỏ đá Đ3 Thủy điện Bản Vẽ, vỡ đập chính sau mùa lũ năm 2007 công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, nứt bêtông các đót hầm dìm Thủ Thiêm. Cùng đó, một số công trình mới đưa vào sử dụng đã bộc lộ khiếm khuyết về chất lượng, bảo trì các công trình cũng chưa được quan tâm nhiều. 2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng Báo cáo của Chính phủ chỉ ra những yếu kém cơ bản của quy hoạch hiện nay: chất lượng chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, chưa theo kịp với những thay đổi khách quan trên thị trường thế giới; quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ chưa ăn khớp, gắn kết; tính cục bộ, khép kín trong quy hoạch đã gây nên sự lãng phí các nguồn lực do sự phát triển chồng chéo, dư thừa công suất... Cái gốc của tình trạng đầu tư kém hiệu quả gây ra thất thoát, lãng phí chính là tình trạng "nhiều ngành, nhiều địa phương làm quy hoạch theo cảm tính, quy hoạch phong trào, thấy người ta có công trình gì mình cũng muốn có công trình đó". Câu chuyện về nhà máy đường không có mía, về cảng biển không có tàu lại một lần nữa được đề cập đến như minh chứng cho việc làm quy hoạch tùy tiện, không có tầm nhìn, thiếu chiến lược và đặc biệt là tình trạng mạnh địa phương nào địa phương ấy lập quy hoạch, không tính đến yếu tố vùng. 2.5. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao Trong thực trạng nền kinh tế phát triển mạnh như ở Việt Nam những năm trước, khi mà các biến động thị trường mang tính tích cực, rất nhiều cơ hội, giao dịch kinh tế được thực hiện một cách dễ dàng và có lợi cho các bên… thì phần lớn DN trong nước đều thấy mình thành công, dù ở cấp độ nhiều hay ít, mà không tính đến dài hạn hay ngắn hạn. Các rủi ro khi đó được giảm thiểu một cách khách quan từ thị trường và do đó bị xem nhẹ một cách đáng tiếc. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có dấu hiệu chững lại và kém thuận lợi, bắt đầu từ lạm phát cao, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đến việc khan hiếm nguồn lực tài chính cùng áp lực lãi suất cao và gần nhất là tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các DN sẽ phải đương đầu với mặt trái của các biến động - các rủi ro kinh doanh. Một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công, khả năng vượt qua tình trạng khó khăn hiện nay, thậm chí khả năng tồn tại của các DN trong nước chính là việc họ có hay không một cơ chế nhận diện, kiểm soát và hạn chế rủi ro. Nếu làm tốt hơn thì nhiều DN có thể biến rủi ro thành cơ hội cho mình. Hiện trạng công tác quản lý rủi ro của một số loại hình DN trong nước có một số nét chính tóm tắt như sau: Các DN nhỏ và vừa: Điểm yếu của các DN này đến từ quy mô nhỏ là chưa bài bản trong công tác quản lý và quản trị DN nói chung. Các DN này thường lệ thuộc vào các cá nhân lãnh đạo, thường là chủ sở hữu, trong việc nhận diện và ứng phó với rủi ro. Vai trò của các cá nhân này rất quan trọng và phụ thuộc nhiều vào bản năng cũng như độ nhạy bén của họ trong hoạt động kinh doanh. Không hiếm DN trong nhóm này có khả năng vượt qua các giai đoạn biến động khó khăn, thậm chí trở thành DN thành công, nhưng về mặt phát triển dài hạn cũng như chiến lược kinh doanh của DN sẽ hàm chứa nguy cơ thất bại cao nếu vấn đề quản lý rủi ro không được thay đổi một cách bài bản, đặc biệt khi "giác quan" của các cá nhân "cùn" đi trong môi trường kinh doanh ngày một phức tạp hoặc khi quy mô hoạt động và các thay đổi của điều kiện thị trường vượt quá khả năng kiểm soát của họ. Các tập đoàn tư nhân: Đây là sự phát triển thành công vượt bậc của nhiều DN nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian qua. Với sự thuận lợi về môi trường kinh doanh cũng như quy mô vốn, các tập đoàn này ngày càng phát triển và có tiềm năng trở thành các biểu tượng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều cần làm ở các DN này là sự thay đổi cần thiết về cơ cấu quản lý, quản trị DN cũng như quản lý rủi ro một cách tương ứng với quy mô và tầm cỡ của mình. Tương tự như DN nhỏ và vừa, các tập đoàn tư nhân mới nổi dựa vào giác quan "sắc bén" của các cá nhân lãnh đạo, thường là những thành viên trong gia đình. Các chủ sở hữu hoàn toàn có thể xây dựng quanh mình một đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc để có được thay đổi cần thiết trong quản lý. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi vẫn là "niềm tin" và việc chuyển giao trọng trách cho những người ngoài gia đình cũng như các công ty tư vấn. Nếu dùng đúng người, đúng việc thì việc áp dụng các lý thuyết và công cụ quản lý, kể cả kiểm soát rủi ro, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Thực tế cho thấy, chỉ có một số ít tập đoàn tư nhân áp dụng bài bản các bước quản lý rủi ro, phần còn lại vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi tư duy, các quyết định kinh doanh và ứng phó rủi ro vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi ý chí chủ quan của các chủ sở hữu. Các DN, tổng công ty nhà nước đã chuyển đổi hoặc cổ phần hóa: Các khái niệm về rủi ro kinh doanh và cơ chế kiểm soát là khá mới mẻ với các DN này, vì trong một thời gian dài họ hoạt động trong cơ chế bao cấp, việc hoàn thành định mức và chỉ tiêu được giao đôi khi mang tính danh nghĩa, chứ không có tính sống còn với DN. Các cơ chế này gần như không tồn tại hoặc chỉ tồn tại dưới dạng hình thức, kể cả sau khi DN được cổ phần hóa hoặc chuyển đổi. Không thể phủ nhận có mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư.doc
Tài liệu liên quan