Đề tài Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam dưới triều đại Lý Trần và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội thời Lý Trần

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: SỰ DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM VÀ NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN

1. Khái quát quá trình du nhập Phật giáo vào Việt

2. Những nét cơ bản về vai trò , vị trí của Phật giáo thời Lý - Trần

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU ĐẠI LÝ TRẦN

2.1. Tiền đề kinh tế-xã hội, tư tưởng cho sự phát triển Phật giáo thời Lý - Trần

2.2. Tinh thần dung thông của Phật giáo thời Lý – Trần

2.3. Tính nhập thế của Phật giáo Đại Việt dưới thời Lý – Trần

KẾT LUẬN

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12824 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam dưới triều đại Lý Trần và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội thời Lý Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dân tộc ta, để không ngồi im chịu sự áp bức bóc lột của dân tộc khác. Và tư tưởng vô ngã của Phật cũng tác động đến tinh thần không ngại hi sinh vì độc lập tự do của đất nước. GS. Trần Văn Giầu đã từng nói: “Theo sát cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ trước đến nay không tư tưởng nào lớn hơn Phật giáo, trừ chủ nghĩa cộng sản. Bình minh của lịch sử dân tộc ta đã gắn với Phật giáo. Phật giáo là ngọn đuốc văn minh ở xứ ta, và ông còn đánh giá đóng góp lớn nhất của Phật giáo vào lịch sử tư tưởng Việt Nam: “Mườn vạn quyển kinh còn hai hay bốn chữ… và bốn chữ đó là cốt lõi của Phật giáo: cứu khổt, cứu nạn”. Sau này tác giả Nguyễn Lang cũng đánh giá cao tư tưởng từ bi của Phật giáo: “Có thể từ bi không phải là một đường lối chính trị, nhưng chính trị từ bi là một nền chính trị nhân bản đáng được “ủng hộ”. Tình hình phát triển đến mức cực thịnh của Phật giáo Lý - Trần cũng như ảnh hưởng của các tăng lữ trong thời kỳ này đã chi phối đến giáo dục, khoa cử (thi tam giáo). Năm 1150, triều đình quyết định “đem Nho giáo , Đạo giáo và Phật giáo để thi kẻ sĩ. Ai đỗ thì cho xuất thân” (Theo Việt sử thông giám mục, IV). Thông qua hai kì thi về tam giao dưới triều Lý Cao Tông (1195) và triều Trần Thái Tông (1247), ta thấy Phật giáo cũng có vị trí quan trọng trong việc lựa chọn nhân tài giúp nước. Vào 1299, sử cũ cho hay nhà nước còn in sách khoa giáo nhà Phật phát hành trong cả nước. Phật giáo thời Lý - Trần còn ảnh hưởng đến nguồn cảm hứng sáng tác văn học của các tác giả thời kì này. Trong thời kì này cảm xúc văn học về đề tài Phật giáo thực sự hoà nhập vào văn hoá chính trị, tức là tư tưởng của thời đại, nên thời kỳ này đã để lại nhiều tác phẩm văn hoá mang tinh thần Phật giáo có giá trị. Những hình ảnh văn học súc tích ngắn gọn đã làm cho tính chất tôn giáo của đạo Phật đầy khắc khổ dày vò trở nên thanh thản, say mê, sảng khoái. Như vậy, qua các sáng tác của mình, các thiên sư, các phật tử đã thể hiện tư tưởng của mình về thời cuộc chính trị, các tư tưởng đức trị. Để hiểu rõ hơn về vai trò của Phật giáo Lý - Trần với tư cách là quốc giáo chúng ta đi vào tìm hiểu, nghiên cứu kiến trúc chùa tháp, cũng như số lượng các tăng ni, phật tử, các tông phái thời Lý - Trần. Số lượng chùa tháp thời Lý rất lớn. Do các vua, hoàng hậu, đại thần ra sức xuất tiền của dựng chùa, có chùa thì do làng xã quyên góp tiền xây dựng. Rất nhiều chùa tháp có quy mô lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây dựng trong thời gian này như chùa Phật tích, chùa Dạm, chùa Diên Hựu, chù Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Hương Lãng, chùa Linh Xứng… Việc sùng đạo Phật của các vua thời Lý - Trần được nhà sử học Lê Văn Hưu nhận xét… “Cho đến đời sau mới xây tường cao ngất trời, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện rồi người dưới bắt chước kẻ trên, có kẻ huỷ cả thân thể, đổi lốt mặc bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, nhân dân quá nửa làm sư, trong nước chỗ nào cũng có chùa” (12, tr 156). Do sự ủng hộ của quý tộc quan liêu mà ảnh hưởng Phật giáo lan rộng khắp mọi miền đất nước. Năm 1010, vừa mới dời đô ra Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho xây dựng một loạt chùa ở đây. Ông Lê Văn Hưu đã nhận xét: “Lý Thái Tổ lên ngôi chưa được hai năm, tôn miếu chưa xây dựng, xã tắc chưa lập mà dựng được 8 chùa ở phủ Thiên Đức, lại sửa được chùa quán ở các lộ, cấp độ diệp cho hơn một 1000 người ở kinh sư (Thăng Long) làm tăng”… (10, tr 45). Thời Lý - Trần còn thể hiện sức mạnh của mình qua việc đúc tứ đại khí bằng đồng (những vật tượng trưng của đạo Phật: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Phật Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh). Chùa nhiều và số lượng tăng sư theo đó mà tăng dần lên. Trong thời Lý có nhiều đợt độ dân làm sư. 1010, vua Lý Thái Tổ ra lệnh độ dân làm sư. 1014, vua lại chuẩn y lời tâu của tăng thống Thẩm và Uyển xin lập đàn chay ở chùa Vạn Tuế trong thành Thăng Long để tăng đồ đến thụ giới. 1016, hơn 1000 người ở kinh đô Thăng Long được độ làm sư tăng đạo số tăng sư tăng cả về chất lượng lẫn số lượng. Có thể kể đến là nhà sư: Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Giác Hải, Pháp Loa, Huyền Quang. Còn các tông phái về cơ bản vẫn bao gồm: Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, đến thời Lý Thánh Tông, xuất hiện Thiền Thảo Đường và năm 1299 Trần Thái Tông lập ra phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Với vai trò, vị trí quan trọng như vậy, Phật giáo Lý - Trần đã thấm sâu vào mọi cơ tầng xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của Phật giáo vua quan quý tộc thời Lý - Trần đã không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó đến mọi miền của tổ quốc. Phật giáo đã góp phần quan trọng trong việc làm nền những chiến thắng vĩ đại thời Lý - Trần. CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU ĐẠI LÝ – TRẦN 2.1. Tiền đề kinh tế - xã hội , tư tưởng cho sự phát triển Phật giáo thời Lý – Trần. Năm 938 với sự kiện Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên Bạch Đằng giang đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc, bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền độc lập. Trải qua các triều đại Ngô - Đinh – Tiền – Lê (938-1009) đã bước đầu đạt được cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội cho một nền quân chủ phong kiến trung ương tập quyền độc lập. Sang triều đại nhà Lý (1010-1225), với khoảng thời gian lịch sử hơn 200 năm, đã tiếp tục xây dựng và phát triển nền quân chủ ấy với hai nhiệm vụ cơ bản, là độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia. Hai nhiệm vụ này tồn tại song song trong suốt chiều dài lịch sử của triều đại nhà Lý cũng như nhà Trần sau này. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết với nhau: mỗi bước tiến của sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc là một bước tạo ra những điều kiện căn bản cho công cuộc thống nhất quốc gia, đồng thời mỗi bước củng cố chặt chẽ khối đoàn kết dân tộc là một bước tạo ra sức mạnh cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Nhận thức được hai nhiệm vụ lịch sử, trọng đại đó, trước tiên triều đại nhà Lý đã thực hiện hàng loạt các chủ trương, chính sách và biện pháp tích cực, có hiệu quả nhằm thực hiện hai nhiệm vụ lịch sử nói trên. Trước hết là việc chọn trung tâm kinh tế – chính trị cho cả nước. quyết định rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của Lý Thái Tổ nhằm “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu” (Chiếu dời đô). Việc dời đô của triều đại nhà Lý phản ánh khát vọng và ý chí độc lập của dân tộc, quyết tâm giữ vững nền độc lập lâu dài cho dân tộc. Cùng với việc dời đô là việc đặt tên cho nước là “Đại Việt”, điều đó muốn nói lên ý thức tự tôn của dân tộc Việt Nam trước hoàng đế Trung Hoa. Triều Lý còn tăng cường tổ chức quân đội bao gồm cấm vệ quân và quân các lộ để đối phó với nguy cơ xâm lược và giữ vững an ninh trong nước. Chính sách “Ngụ binh ư nông” (gửi lính ở nhà nông) là quốc sách quân sự được nhà Lý tích cực thực hiện nhằm tạo ra lực lượng chiến tranh dự bị cho các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Song song với chiến lược và sách lược bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhà Lý đã thực hiện chế độ chính trị nhằm củng cố thiết chế trung ương tập quyền, để quản lý quốc gia một cách thống nhất từ trung ương tới các lộ, phủ, huyện, hương giáp. Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất chiếm ưu thế trong xã hội tạo ra cơ sở quan trọng cho chế độ trung ương tập quyền. Chế độ này bao gồm 3 bộ phận: ruộng công xã, ruộng phong cấp và ruộng quốc khố chế độ tư hữu về ruộng đất cũng tồn tại nhưng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong xã hội, điều này khiến cho sự phân hoá giai cấp, sự hình thành giai cấp địa chủ chưa mạnh mẽ. Để thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc, triều đại nhà Lý đặc biệt chú ý đến chính sách khoan giảm đối với thần dân của triều đình, đến chính sách dân tộc (Sách sử đã ghi lại)… Một chủ trương mở rộng cho sự phát triển văn hoá tư tưởng: Nho – Phật – Lão, văn hoá cung đình, văn hoá dân gian, tín ngưỡng Phật giáo, tín ngưỡng bản địa, ra sức xây chùa tháp nhưng đồng thời cũng bảo tồn và xây dựng miếu thần. Đến nhà Trần chế độ tư hữu về ruộng đất cũng xuất hiện và có xu hướng gia tăng. Đầu triều Trần nhà nước cho phép bán ruộng đất công thành ruộng đất tư. Đến 1929, việc bán đất đai đã trở nên tương đối phổ biến. Thích hợp với quan hệ kinh tế đó là một xã hội có kết cấu giai cấp tương ứng. Giai cấp phong kiến thống trị là tầng lớp quý tộc và quan liêu, đại biểu là vua nắm mọi quyền hành ở triều đình và trong xã hội. Tiếp đó là tầng lớp địa chủ lúc đầu còn ít nhưng về sau tăng dần lên. Tăng lữ là một tầng lớp xã hội đáng kể và là một lực lượng đông đảo từ cuối Bắc thuộc đến đầu thời Trần. Nhà nước phong kiến đã sử dụng tầng lớp này cùng với tầng lớp Nho sĩ mới xuất hiện để duy trì sự ổn định xã hội và củng cố quyền lực triều đình. Đông đảo quần chúng nhân dân bị thống trị gồm nông dân, nông nô, nô tỳ. Do nhiệm vụ cứu nước mà mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nhân dân thời kỳ này chưa diễn ra một cách quyết liệt nhưng nó vẫn âm ỉ và cuối cùng phát triển thành những cuộc khởi nghĩa nông dân vào nửa cuối thế kỷ XII và nửa cuối thế kỷ XIV. Chúng ta cũng cần phải lưu ý một mâu thuẫn nữa trong xã hội Trần. Cùng với sự phát triển của triều Trần, tầng lớp lãnh đạo, quan lại có sự phân hoá, một bên là quý tộc tôn thất nhà vua có thế lực, cơ sản nghiệp, cơ xu hướng ủng hộ Phật giáo với một bên là ngoại tộc đi lên bằng tài năng, trí tuệ có xu hướng ủng hộ Nho giáo. Mâu thuẫn này biểu hiện rõ ở hệ tư tưởng, một bên đề cao Phật giáo, một bên đề cao Nho giáo. Về kinh tế: nhà nước phong kiến thời Lý – Trần đặc biệt quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Sức lao động của nông dân trên đồng ruộng, sức kéo trong nông nghiệp được bảo vệ. Chủ trương khẩn hoang, xây dựng và quản lý các công trình thuỷ lợi để ngăn chặn lũ lụt của nhà nước phong kiến đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho đẩy mạnh thủ công nghiệp. Các nghề dệt lụa, nung gạch ngói, làm đồ gốm, luyện kim, đúc chuông và mỹ nhhệ đều phát đạt việc trao đổi hàng hoá trong nước và buôn bán ở nước ngoài cũng được đẩy mạnh. Quang cảnh buôn bán nhộn nhịp ở Thăng Long, ở các thị trấn và ở cảng Vân Đồn. Bên cạnh đó, giao thông thuỷ bộ và các hệ thống trạm dịch, trong thời Lý – Trần cũng được mở mang thêm. Cùng với những bước phát triển về kinh tế, chính trị, nền văn hoá Đại Việt thời Lý – Trần cũng phát triển mạnh. Điều đó được thể hiện qua hệ thống giáo dục, thi cử văn học. Chủ đề của những áng thơ văn thời Lý – Trần không những xoay quanh vấn đề của Phật giáo, mà còn xoay quanh những vấn đề của đạo Nho và nhất là của đời sống hiện thực. Ngoài ra nghệ thuật sân khấu ca vũ nhạc cũng có bước tiến bộ đáng kể: hát ả đào, hát chèo, hát tuồng. Kiến trúc và điêu khắc đạt được thành tựu quan trọng. Sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hoá của Đại Việt thời Lý – Trần là cơ sở điều kiện cho vườn hoa tư tưởng của thời Lý – Trần nói riêng, của dân tộc nói chung tươi tốt và có nhiều hương sắc. 2.2. Tinh thần dung thông của Phật giáo Lý – Trần. 2.2.1. Sự dung thông các tông phái Phật giáo thời Lý – Trần: Phật giáo truyền bá vào nước ta chủ yếu là ba tông phái lớn: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Thực trạng Phật giáo thời Lý- Trần cho thấy sự hỗ dung tư tưởng và tín ngưỡng giữa các tông phái này. Trong đó xu hướng phát triển của Thiền tông là nổi bật về mặt tư tưởng triết lý nhân sinh, còn Tinh độ tông và Mật tông thiên về lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo. Người ta khó có thể xác định đặc điểm riêng cho từng tông phái. Thiền thời Lý. Ta chỉ có thể nói một khuynh hướng nào đó nổi trội hơn. Vì các tông phái này tồn tại song song trong một thời gian dài và tác động qua lại lẫn nhau. Ví như sự kiện Sư Thường Chiếu (thế hệ thứ 12 của dòng Vô Ngôn Thông) đã đến tu ở chùa Lục Tổ tại Dịch Bảng (tức là Đình Bảng sau này) vốn là trung tâm cổ xưa của phái Tìniđalưuchi. Như vậy từ sớm hai phái này đã có sự tiếp xúc, có không ít những điểm giống nhau giữa chúng về tư tưởng cũng như về phương pháp tu tập. Về một số vấn đề triết học Phật giáo, quan điểm cả phái Tìniđalưuchi rất gần gũi với phái Vô Ngôn Thông. Cả hai phái này đều sử dụng một số kinh như Diệu Pháp Liên Hoa, Kim Cương Bát Nhã… Nhà sư Bản Tịch thuộc thế hệ thứu 13 của phái Tìniđalưuchi đã hiểu thấu các phép đốn giác và tiện giác. Mà quan điểm về đốn ngộ được xây dựng trên bản thể của Thiền Tông, Nam Tông và cũng là của phái Vô Ngôn Thông. Phái Thiền Vô Ngôn Thông cũng như các phái Thiền khác vẫn đặc biệt chú ý đến “tâm”, vì đấy chính là phạm trù cơ bản của Thiền Tông. “Tâm” được coi như là nguồn gốc của các pháp, của thế giới hiện tượng. Từ quan niệm đó mà các sư phái Vô Ngôn Thông và một số nhà sư phái Tìniđalưuchi đặc biệt chú trọng đến cái gọi là “Chân như”. “Chân như” là bản thể vũ trụ, ẩn trong mọi pháp của thế giới hiện tượng, trường tồn bất biến. Hai phái này không những chịu ảnh hưởng lẫn nhau mà còn chịu ảnh hưởng của các tông phái Phật giáo, trước hết là Mật giáo. Khuynh hướng Mật giáo nổi bật ở phái Tìniđalưuchi. Thiền Tìniđalưuchi không đi theo khuynh huớng cực đoan “bất lập văn tự, giác ngoại biện truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật” mà nó vẫn coi trọng kinh sách. Nhiều sư của phái này thường tụng niệm những lời chú Đàlani, Đàlani tam ma địa, đại bi tâm. Đàlani mang tính chân ngôn cũng nói lên rằng phái Thiền này có yếu tố Mật giáo bởi vì nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kinh tổng trì Đàlani là kinh của Mật giáo. Cũng nhờ yếu tố Mật giáo này nó đã làm cho phác Tìniđalưuchi gần gũi với tín ngưỡng phong thủy, sấm vĩ, cầu đảo… Theo “Thiền uyển tập anh” sư Thiền Tham cùng thời với Minh Không cũng tiếp tục khuynh hướng Mật giáo, (nổi tiếng trong việc chữa bệnh cho vua bằng pháp thuật), “chuyên tâm học kinh Tổng trì Đàlani, đọc thuộc lòng không sót một chữ… Phàm trong nước có cầu đảo việc gì, sư đều đứng làm chủ”. Phái thiền Vô Ngôn Thông cũng chịu ảnh hưởng của Mật giáo tuy không sâu đậm như phái Tìniđalưuchi. Theo Thiền Uyển tập anh “sư không lộ chuyên tâm nghiên cứu pháp môn Đàlani “rồi sư bay lên trên không, đi dưới nước, phục hổ giáng long muốn nghìn kì quái, không ai trắc lường được”. Phái Thiền Thảo Đường là một phái thiền riêng của thời Lý. Nhiều nhà sư trong phái này cũng chịu ảnh hưởng của khuynh hướng Mật giáo như Đại Biên, Bát Nhã là sư chuyên về phù phép. Thời Trần ít chịu ảnh hưởng của Mật giáo so với thời Lý. Ta có thể thấy điều đó qua tác phẩm của Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thái Tông. Nhưng đến thời Pháp Loa ảnh hưởng của Mật giáo tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, Thiền Tông còn chịu ảnh hưởng của Tịnh Độ Tông. Sư Trì Bát thuộc phái Tìniđalưuchi chịu ảnh hưởng của Tinh Độ Tông khi tin vào cõi tây Phương cực lạc và Phật Adiđà. Vào thế kỉ thứ III, 3 thiền phái Tìniđalưuchi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường dần nhập làm một. Sự sát nhập của ba thiền phái trên và do ảnh hưởng của Trần Thái Tông đã đưa đến sự phát triển lớn của thiền phái Yên Tử thành thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc Việt Nam. Sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử không chỉ đáp ứng nhu cầu thống nhất các Tông phái Phật giáo mà còn đáp ứng nhu cầu xã hội: Sáng tạo ra một ý thức hệ thống nhất và độc lập trên cơ sơ những tiền đề ý thức hệ đã có sẵn. Sự thống nhất ý thức hệ đó được công cuộc chống ngoại xâm thúc đẩy, tạo điều kiện trên cơ sở lòng yêu nước căm thù quân xâm lược. 2.2.2. Dung thông Nho – Phật - Đạo Không chỉ đợi đến thời đại Lý – Trần mới xuất hiện “tam giáo đồng nguyên” mà ngay từ thế kỷ thứ II, Việt Nam đã trở thành mảnh đất tốt để Tam giáo lớn mạnh trong lòng bao dung của người Việt. Hơn nữa, Phật giáo cũng có ưu điểm lớn là tinh thần khoan dung và tự do Phật giáo không bao giờ chống đối hay chỉ trích Nho giáo cùng Lão giáo. Theo lời của giáo sư Trần Quốc Vượng thì tâm thức người Việt là sự cởi mở, đa nguyên, đa dạng… có cái “duy lý” của Nho giáo, có cái “tâm linh” của Phật, có cái “siêu việt” của Lão – Trang và có cả cái mê tín “thần ma” của căn tính tiểu nông” (15,tr.496). Phật giáo thời Lý – Trần được coi như một quốc giáo nhưng nó không độc tôn mà vẫn có mặt pha trộn với Nho giáo và Lão giáo. Việc Phật giáo hỗn dung với Đạo giáo thì cũng đã diễn ra. Như nhà sư La Quý An dùng pháp thuật cao cường triệt để phá đi những yểm mạch của Cao Biền (thái thú đời Đường thống trị nước ta) ở khắp các mạch núi sông của ta, bằng các cây tháp gọi là Bát vạn sơn, nhằm triệt tiêu những nhân tài đất Việt. Hoặc hiện tượng các nhà sư thời Lý dùng phép thuật bùa chú của Đạo giáo, phù thuỷ đế được tôn thờ làm thánh thần. Hoặc việc bộ tượng của Đạo giáo: Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu được bày thờ phổ biến trong các điện thờ Phật. Hoặc việc dựng chùa cũng viện đến thuật phong thuỷ của Đạo giáo, như “xây chùa phải chọn khu đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái – trống không hoặc có sông hồ, ao ngòi bao bọc, bên phải có núi hổ cao dày lớp lớp quay đầu chầu lại hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long tán hoặc có hình long, phượng, quy, xà chầu bái, ấy là đất có long ngai tay hổ vậy…” (1,tr.242). Ở Thiền Phái Vô Ngôn Thông thời Lý, chúng ta thấy có khuynh hướng dung hòa tư tưởng Phật giáo với tư tưởng Lão – Trang. Cách trình bày về “chân như diệu tính” của các nhà sư phái Vô Ngôn Thông rất gần gũi với cách trình bày về “đạo” của Lão – Trang. Sách Lão Tử nói rằng đạo “nhìn mà không thấy gọi là di, nghe mà không thấy gọi là hy”. Thiền sư Minh Trí (thuộc hệ thứ 10 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông) thì viết: “Giáo ngoại khả biện truyền Hy di tổ phật uyên” (19, tr 523) Đạo giáo là sự pha trộn một ít triết lý Lão – Trang với hình thức tín ngưỡng dân gian nguyên thủy, như sấm truyền, bùa phép, cầu cúng… Phật giáo dung hòa với Đạo giáo nên rất dễ đi sâu vào tín ngưỡng người Việt. Phật giáo và Đạo giáo còn giống nhau ở tư tưởng xuất thế nhưng phương thức khác nhau. Văn học Phật giáo kết hợp với tính chất phiêu diêu tiên cảnh của Đạo gia. Sự kết hợp này có ngay từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta nhưng đến thời Trần thì phát triển đến đỉnh cao của sự kết hợp bởi nó có lối sinh hoạt thoáng nên rất gần với Đạo gia. Thêm nữa cả Phật và Đạo đều đề cao con người tự nhiên, bình đẳng nên rất dễ dung hòa với nhau. Trong thơ ca của thiền phái Trúc Lâm cũng tràn ngập thiên nhiên nào trăng, nào gió, nào hoa, nào chim… một không khí tiêu dao bàng bạc của con người lắng trong thiên nhiên, mặc cho thiên nhiên chuyển hoá, theo như thiên nhiễn đã định và không can thiệp vào… Phái Trúc Lâm đã có một thái độ hoà mình vào thiên nhiên một cách bình dị, không truy cầu lạc thú dù là lạc thú thưởng thức thiên nhiên. Những người theo đạo Lão Trang tìm thấy thiên nhiên cái quy luật của cuộc sống và chủ trương vô vị. Phái Trúc Lâm mượn thiên nhiên để diễn tả quy luật của cuộc sống và làm môi trường diệt dục chứ không phải để ẩn náu trong thiên nhiên. Như vậy nhân sinh quan của phái Trúc Lâm là quan niệm nhân sinh Đại thừa pha lẫn ít nhiều màu sắc Lão giáo, không đẩy con người đến thái độ yếm thế, cực đoan, khuyên con người cứ sống như đã sống và phải sống tiết dục. Theo lời của Nguyễn Đăng Duy: “Đến Nho giáo đối với Phật giáo, thì đây là chuyện khá kỳ cục, nhưng Phật giáo và Nho giáo vẫ đi đựơc với nhau” (1, tr.242). Những triết lý của Phật giáo Lý-Trần đã góp phần làm cho những tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời kỳ này không phải là phiên bản nguyên mẫu của Nho giáo Trung Hoa. Do hoàn cảnh lịch sử khách quan của công cuộc giữ nước trong thời kỳ độc lập, tự chủ đòi hỏi giới quân sự phải biết trọng dụng trí thức nên chính các vị sư cũng giỏi cả Nho học, tinh thông cả dịch học của Nho, khoa địa lý phong thủy của Lão. Các nhà tu hành trí thức này có ý thức quốc gia, có lòng yêu nước trong sáng, học vấn uyên bác cả về giáo lý đạo mình và kinh điển của đạo khác nên có một tinh thần đại đồng, không bị hình thức sắc tướng làm mê chấp, làm cho các vị ấy đã sớm biết đoàn kết, đứng chung dưới ngọn cờ dân tộc để phù trợ chặt chẽ cho các chính sách, đường lối của triều đình, cả về đối nội lẫn đối ngoại. Với tinh thần khoáng đạt, các nhà sư khi cố vấn, gián nghị các vua đều không câu chấp, lúc thì vận dụng Lão, khi thì trưng dẫn Nho để thuyết phục. Pháp sư Đỗ Pháp Thuận đã được Lê Đại Hành hỏi về vận nước, Ngài khuyên vua dùng đường lối “vô vi” của đạo Lão. Trong buổi đầu rực rỡ của dân tộc, các vua còn quyết định tuyển chọn nhân tài giúp nước qua hai kỳ thi về tam giáo. Lần thứ nhất mở 1195 triều Lý Cao Tông, lần thứ hai 1247 triều Trần Thái Tông. Vào thời Lý, vua Lý Thánh Tông là đệ tử thế hệ thứ nhất của phái Thảo Đường đã sai xây Văn Miếu (1070), tô tượng Chu Công, Khổng Tử, cùng khắc tên 72 vị tiên hiền để thờ. Điều đó chứng tỏ Phật giáo đã có sự kết hợp với Nho giáo. Đền thời Trần, Nho giáo dần chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như trong tổ chức xã hội. Nhưng Phật giáo thời Trần cho đến giữa thế kỉ XIV vẫn giữ được sự thịnh vượng của nó. Nó phát triển trong sự dung hòa với Nho giáo. Chính các Phật tử như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông đã mở rộng Nho giáo Thái Tông mở các khoa thi 1232, 1247. Các khoa thi khác tiếp tục được tổ chức để kén chọn nhân tài. Năm 1253, Thái Tông mở Quốc Học Viện ở kinh sư để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Năm 1267, Thánh Tông chọn các Nho sinh có học thức vững vàng để bổ nhiệm. Theo tinh thần rất mực đề cao chữ hiếu của Nho giáo thì các nhà tu hành đạo Phật phạm vào điều bất hiếu đầu tiên. Bởi vì học tu hành ép xác khổ hạnh là trái với điều con cái không được hủy hoại thân thể, nhất là họ không sinh con nối dõi tông đường là thuộc vào đại bất hiếu. Thế nhưng Phật giáo và Nho giáo vẫn đi được với nhau và để tồn tại Phật giáo đã phải chấp nhận nhiều điều theo tinh thần của Nho giáo, ví như phải bỏ tục hỏa táng theo tục thổ táng, kinh Phật cũng luôn xen vào chữ hiếu đễ việc Nho giáo rất mực đề cao chữ hiếu đã tác động vào Phật giáo sinh ra lệ ngài Mục Kiền Liên báo hiếu cứu mẹ. Rằm tháng bảy cúng xá tội vong nhân trên chùa, mở cửa ngục xã tội những can nhân, trong đó có mẹ ngài Mục Kiền Liên. Từ sự tích này thành lễ chúc thực trong đám tang người Việt, khi thi hài còn quàn trong nhà. Nhà sư, các bà vãi, con cháu kể về những điều “Nhị thập tứ hiếu” đối với người đã khuất và cha mẹ còn sống. Tinh thần “tam giáo đồng nguyên còn được thể hiện trong lời đáp của Thiền sư Viên Chiếu khi được hỏi về ý nghĩa của Phật giáo và Thánh (Nho): “Trúc tắc kim ô chiếu Dạ lai ngọc thố minh” (Ngày thì mặt nhựt sáng soi Đêm về vằng vặc khung trời ánh trăng) (3, tr.1, Chương IV) Sự ngụ ý bảo tuy ứng dụng của Nho và Phật trong đời khắc nhau, nhưng điều đem lại cho đời ánh sáng (giác ngộ) ví như ngày cần ánh sáng mặt trời (kim ô: quạ vàng), đêm cần ánh sáng vầng trăng (ngọc thố: thơ ngọc). Hay Trần Thái Tông (1218 – 1277) khi viết bài tựa cho Thiền Tông chỉ nam vua ám chỉ trách nhiệm độ đời của Phật hay Nho là một. “Lục Tố nói: “Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau. Như thế đủ biết đại giác lý của đức phật ta lại phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời” (3, tr.1, chương IV). Trong bài “Tọa thiền luận”, vua so sánh tam giáo về pháp môn tu luyện và nêu lên sự tương đồng như sau: “Thích - ca văn phật vào núi Tuyết Sơn, ngồi ngay ngắn trong sáu năm, chim bồ các làm tổ ở trên đầu, cỏ mọc xuyên qua bắp vế mà thân tâm vẫn bình thản” Tử Cơ (Đạo gia) ngồi tựa ghế thân như cây khô, lòng như tro nguội. Nhan Hồi (Nho gia) nguồi quên chân tay rã rời, thông minh dẹp bỏ, lìa xa cả trí ngu để hòa chung với đạo lớn. Ba bậc thánh hiền của Tam giáo đời xưa đó nhờ ngồi định mà có thành tựu” (3. tr.1 – 2, chương IV). Tuyết Sơn tức là Hy – mã - lạp – sơn (Himalayas). Chim bồ các có sách dịch là chim thước, hoặc dịch là chim khách. Tứ cơ tức là Nam Quách Tử Cơ, được chép trong Nam Hoa Kinh là Trang Tử. Trong bài “Giới sát sinh văn”, vua nêu lên chỗ tương đồng của Tam giáo về mặt hành thiên: “Sách Nho dạy làm điều nhân đức, kinh Lão dạy yêu thương nguời và vật, Phật chủ trương hãy giữ gìn giới và cấm sát sinh” (3, tr.2, chuơng IV). Chính đi theo khuynh hướng dung hòa, trung đạo, không chấp biên kiến này mà các vua Trần đã giải quyết, điều hòa được mâu thuẫn đương thời trong thực tiễn cũng như trong lý luận, tập hợp, đoàn kết toàn dân xung quanh nhà Trần để đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng đất nước, tạo nên một thời đại phong kiến anh hùng bậc nhất trong lịch sử. Với tinh thần bao dung, mềm dẻo, sáng tạo, người Việt đã không tiếp thu các hiện tượng văn hóa ngoại sinh một cách hoàn toàn, mà chỉ tiếp thu những yếu tố ngoại lại phục vụ cho nhu cầu tâm linh xã hội của mình đồng thời cải biến các yếu tố đó sao cho phù hợp. Những cái khác nhau của Nho, Phật, Đạo lại bổ sung cho nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội sao cho quy củ, Đạo giáo lo thể xác con nguời sao cho mạnh khỏe, Phật giáo lo cho tâm linh con người sao cho thoát khổ. Và trong thế đa đung, hỗn dung tư tưởng và tôn giáo đó ta vẫn thấy sự nổi trội của Phật giáo cả trong đời sống học thuật và trong tư tưởng, trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Phật giáo đã hòa vào tinh thần tiếp biến văn hóa của người Việt vốn có từ xa xưa, đó là ưu điểm lớn nhất khiến cho Phật giáo luôn chiếm giữ vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh của nguời Việt. 2.2.3. Phật giáo với sự hỗn dung tín ngưỡng dân gian Sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa tạo nên cái mà người ta gọi là “dòng Phật giáo dân gian” và nó cũng đã tồn tại lâu dài trong lịch sử Việt Nam. Vả lại, Việt Nam vốn là một xứ sở gắn liền với nghề nông ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1700.doc