Đề tài Đặc điểm và các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Lời nói đầu 1

Chương i 1

Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doang nghiệp xây lắp 1

I. Khái quát chung về chi phí SX và giá thành sản phẩm xây lắp 1

1. Chi phí và các cách phân loại chi phí 1

1.1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí xây lắp 1

1.2. Phân loại chi phí xây lắp 2

2. Giá thành và phân loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. 5

2.1. Khái niệm 5

2.2. Phân loại 6

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. 8

4. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 9

4.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 9

4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 10

5. ý nghĩa của hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 11

II. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 13

1. Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng tới công tác hạch toán kế toán. 13

2. Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 14

3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 17

III. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 18

IV. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 20

V. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. 21

VI. Hạch toán chi phí sản xuất chung 24

VII. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê - đánh giá sản phẩm dở dang. 26

 

doc107 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm và các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h là khâu đầu tiên và cũng là khâu đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Xuất phát từ đặc điểm của ngành là sản xuất các sản phẩm xây dựng cơ bản thường có quá trình thi công lâu dài và phức tạp, sản phẩm có tính đơn chiếc, cố định và cũng để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý cũng như hạch toán kế toán, do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là các công trình, hạng mục công trình. Mỗi một công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở những sổ chi tiết riêng để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho công trình, hạng mục công trình đó. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở xí nghiệp là phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp với các chi phí phát sinh rõ ràng sử dụng cho công trình, hạng mục công trình đó: kết hợp với phương pháp phân bổ các chi phí gián tiếp phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng không phục vụ trực tiếp cho thi công các công trình riêng biệt. Hàng tháng kế toán tập hợp các khoản mục chi phí vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 621, 622, 623, 627. Với các sổ chi tiết chi phí TK 621, 622, 623 (chi phí trực tiếp) thì chi phí sản xuất phát sinh được cih tiết riêng cho từng công trình còn đối với sổ chi tiết chi phí TK 627 (chi phí gián tiếp) thì được chi tiết choi các yếu tố chi phí. Đến cuối quý kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình cụ thể theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp của công trình đó. Dựa trên sổ chi tiết các tài khoản chi phí trực tiếp và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của quý để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong quý, từ đó lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành mỗi quý. Xí nghiệp 11 áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí sản xuất. Các tài khoản dùng để hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm (do kế toán đội thực hiện hạch toán trên sổ kế toán riêng) bao gồm: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp TK 623 - Chi phí sử dụng xe, máy thi công TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Ngoài ra để phản ánh quan hệ nội bộ giữa xí nghiệp với các đội trực thuộc, kế toán xí nghiệp sử dụng tài khoản 136 - Phải thu nội bộ còn kế toán đội sử dụng tài khoản 336 - Phải trả nội bộ. Sản phẩm của xí nghiệp là những công trình, hạng mục công trình mang tính đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian sản xuất kéo dài. Tuy nhiên, quy trình sản xuất và phương pháp hạch toán kế toán các công trình khác nhau lại tương tự nhau đồng thời việc tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp được thực hiện theo quý và khi công trình hoàn thành bàn giao. III. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1. Phân loại và tính giá thành nguyên vật liệu ở Xí nghiệp 11 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trong lớn khoảng 60 á 65% giá thành công trình xây dựng. Do vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công tình xây dựng cơ bản. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở xí nghiệp bao gồm giá trị của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (không bao gồm chi phí vận chuyển) phục vụ trực tiếp cho việc thi công công trình, không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ sử dụng cho máy thi công. Trong thực tế của công tác quản lsy và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặc trưng dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đặc trưng này nguyên vật liệu sử dụng ở xí nghiệp 11 được chia thành các loại sau: - Nguyên vật liệu chính: Gồm các loại vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng, sắt, thép, gạch - Vật liệu phụ: Gồm các loại sơn, ve, phụ gia bê tông, dây điện, các thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thông gió, điều hoà... - Nhiên liệu có xăng dầu Công cụ dụng cụ có: cốt pha gỗ, cốt pha thép, xà gồ, gỗ dán chịu nhiệt, gỗ ván Như vậy ở xí nghiệp 11 công cụ dụng cụ xuất dùng phục vụ trực tiếp cho thi công công trình cũng được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Là loại chi phí trực tiếp nên chi phí nguyên vật liệu được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng (công trình, hạng mục công trình) theo giá thực tế của loại vật liệu đó. Tại xí nghiệp 11 do kho vật tư được tổ chức ngay tại công trường và lượng dự trữ trong kho thường là phục vụ ngay cho quá trình thi công nên đơn giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh, tức nhập với giá nào thì xuất theo giá đó. Giá thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn người bán (không bao gồm thuế GTGT) tính cho cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do đội tự tổ chức thu mua và do ban vật tư của xí nghiệp cấp. 2. Nội dung tổ chức hạch toán. Do địa bàn hoạt động của xí nghiệp trải rộng trên cả nước với các công trình thi công thường cách xa nhau, do đó kho nguyên vật liệu được tổ chức thành kho riêng cho các đội và đặt ngay tại công trường do đội trực tiếp quản lý với hai nguồn cung ứng thường xuyên là: Ban vật tư cấp: Với các loại nguyên vật liệu chính như xi măng, sắt, thép và một số loại công cụ dụng cụ. Ban vật tư xí nghiệp căn cứ vào kế hoạch thi công theo dự toán đã được duyệt và kế hoạch cung ứng vật tư để đảm bảo đến tận công trình. Một số loại nguyên vật liệu khác nếu đội có nhu cầu thì ban vật tư sẽ cung cấp cho đội. Đội tự tổ chức thu mua: Với các loại nguyên vật liệu nhỏ lẻ, mang tính chất rời, không phải là hình khối nào đó: cát, đá, sỏi, vôi thì đội tự tổ chức thu mua. Trong cả hai trường hợp trên, khi vật tư về đến kho của đội, thủ kho cùng với bộ phận cung ứng căn cứ vào "Phiếu xuất kho" (Ban vật tư xí nghiệ lập khi xuất kho "vật tư" của xí nghiệp chuyển cho đội) hoặc "Hoá đơn bán hàng" của người bán để lập "Phiếu nhập kho". Phiếu nhập kho được lập riêng cho vật liệu và công cụ dụng cụ và lập riêng theo mỗi lần nhập. Trên phiếu nhập kho trách nhiệm ghi được quy định như sau: Chỉ tiêu số lượng và chủng loại nhập theo yêu cầu do bộ phận cung ứng ghi, chỉ tiêu số lượng thực nhập do thủ kho ghi, chỉ tiêu giá trị của hàng nhập thực tế do kế toán ghi. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên, liên 1 do thủ kho giữ để ghi thẻ kho và chuyển cho kế toán; liên 2 do người giao hàng giữ. Hàng ngày, kế toán công trình tập hợp phiếu nhập kho do thủ kho gửi đến để ghi số tiền và định khoản trên phiếu nhập kho. Biểu số 2 Xí nghiệp 11 Đội 19 Phiếu nhập kho Ngày 16 tháng 10 năm 2002 Mẫu số 01 - VT QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT Số: 08 Nợ: 152 Có: 331 Họ tên người giao hàng: Trần Văn Toản Nhập tại kho: Đội 19 - Học viện kỹ thuật Quân sự TT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực nhập 1 Xi măng Kg 15.000 15.000 700 10.500.000 Cộng x x x x x 10.500.000 Đội trưởng Bộ phận cung ứng Người giao hàng Thủ kho Tại xí nghiệp 11, đội trưởng cùng với tổ trưởng tổ sản xuất là người trực tiếp theo dõi và chỉ đạo tiến độ thi công của công trình. Do đó khi cần có nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, tổ trưởng tổ sản xuất báo với bộ phận thủ kho để xuất kho vật tư theo yêu cầu. Bộ phận thủ kho căn cứ vào số lượng xuất kho thực tế để lập "Phiếu xuất kho" sau đó cùng với tổ trưởng tổ sản xuất ký phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập riêng theo mỗi lần xuất. Phiếu xuất kho cũng được lập thành 2 liên: liên 1 do thủ kho giữ để ghi thẻ kho và chuyển cho kế toán công trình làm căn cứ ghi sổ; liên 2 do người nhận hàng giữ. Hàng ngày, kế toán công trình tập hợp phiếu xuất kho, tiến hành định khoản và ghi cột thành tiền trên phiếu xuất kho. Biểu số 3 Xí nghiệp 11 Đội 19 Phiếu nhập kho Ngày 20 tháng 10 năm 2002 Mẫu số 01 - VT QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/1/1995 của BTC Số: 03 Nợ: 621 Có: 152 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Đàn Lý do xuất: Tổ chức thi công Học viện kỹ thuật Quân sự Xuất tại kho: Đội 19 - Học viện kỹ thuật Quân sự TT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực nhập 1 Xi măng Kg 15.00 15.00 700 1.050.000 2 Thép F 8 Kg 2.400 2.400 4.100 9.840.000 3 Thép F10 Kg 500 500 4.000 2.000.000 4 .. Cộng x x x x x 12.890.000 Đội trưởng Người giao hàng Thủ kho Tuy nhiên việc nhập kho một số loại nguyên vật liệu chỉ mang tính hình thức. Trên thực tế, nhiều loại vật liệu mua về được chuyển thẳng đến chân công trình để phục vụ ngay cho quá trình sản xuất như: cát, vôi, đá, sỏi Thủ tục nhập - xuất kho là nhằm phục vụ yêu cầu quản lý. Trong trường hợp này sau khi lập phiếu nhập kho thủ kho tiến hành ghi phiếu xuất kho. Ngoài chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ đưa vào sản xuất thi công được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì một nội dung nữa cũng được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí khoán gọn. Chứng từ để hạch toán là "Biên bản thanh lý hợp đồng khoán" có kèm theo "Hợp đồng khoán việc". Căn cứ vào biên bản thanh lý hợp đồng khoán, kế toán tiến hành phân bổ chi phí khoán gọn cho công trình chịu phí. Thực tế ở xí nghiệp, để đơn giản kế toán chỉ đưa chi phí khoán vào chi phí NVLTT và chi phí NCTT theo tỷ lệ 7,5/25. Khoản mục này được hạch toán như sau: Nợ TK 621 - chi tiết công trình. Có TK 331 - 75% giá trị khoán. Để hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, xí nghiệp sử dụng tài khoản 621 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" phản ánh giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phát sinh thực tế để sản xuất phẩm xây lắp. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ và sổ chi tiết được chi tiết cho từng công trình. Định kỳ mỗi tháng một lần, kế toán công trình căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho phát sinh trong tháng để lập "Bảng tổng hợp chứng từ gốc" riêng cho nghiệp vụ nhập kho và nghiệp vụ xuất kho. Căn cứ vào chứng từ gốc cùng với bảng tổng hợp chứng từ gốc và biên bản thanh lý hợp đồng khoán, kế toán lập chứng từ ghi sổ, mỗi chứng từ ghi sổ được mở riêng cho nghiệp vụ nhập kho, nghiệp vụ xuất kho (mở riêng cho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ) và nghiệp vụ phân bổ chi phí khoán vào chi phí NVLTT. Cuối quý tiến hành mở chứng từ ghi sổ nghiệp vụ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản 154. Biểu số 4 Xí nghiệp 11 Đội 19 Phiếu nhập kho Ngày 29 tháng 10 năm 2002 Số: 204 Chứng từ BTHCTG Trích yếu SHTK Số tiền SH NT Nợ Có 02 29/10 Xuất VL cho thi công HVKTQS 621 152 164.174.000 04 29/10 Xuất VL cho thi công HVQHQT 621 152 68.873.000 Cộng x x 233.047.000 Kèm 02 bảng tổng hợp chứng từ gốc Đội trưởng Kế toán đội Chứng từ ghi sổ được làm căn cứ để kế toán ghi "Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ" sau đó vào "Sổ chi tiết tài khoản 621" - chi tiết cho từng công trình. Cũng từ chứng từ ghi sổ, cuối mỗi tháng kế toán tiến hành ghi vào "Sổ Cái tài khoản 621". Cuối quý, sổ chi tiết tài khoản 621 là cơ sở để kế toán lập "Bảng tổng hợp chi phí sản xuất" làm căn cứ cho việc tính giá thành sản phẩm. Biểu số 5 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Trích quý 4 năm 2002) CTGS Số tiền CTGS Số tiền SH NT SH NT 202 29/10 17.935.000 204 29/10 233.047.000 207 29/10 76.336.000 216 30/10 85.000.000 x x Cộng Kèm 02 chứng từ ghi sổ Đội trưởng Kế toán đội Biểu số 6 Sổ chi phí CTGS Diễn giải TKĐƯ Ghi Nợ tài khoản 621 SH NT Tổng tiền Chia ra HVKTQS HVQHQT Lỹ kế 9 tháng 874.000.800 383.250.500 490.750.3000 204 29/10 Xuất vật liệu thi công 152 233.047.000 164.174.000 76.336.000 76.336.000 207 29/10 Xuất công cụ dụng cụ 153 63.750.00 63.750.000 216 30/10 Phân bổ CP giao thầu 331 . Cộng phát sinh quý 4 777.723.000 621.530.000 156.193.000 258 31/12 Ghi Có tài khoản 621 154 777.723.000 621.530.000 156.193.000 Luỹ kế 12 tháng 1.651.723.800 1.004.780.500 646.943.300 Trong đó: KVKTQS: Học viện kỹ thuật Quân sự HVQHQT: Học viện viện Quan hệ Quốc tế Biểu số 7 Xí nghiệp 11 Đội 19 Sổ cái Tài khoản 621 (Trích quý 4 năm 2002) CTGS Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 204 29/10 Xuất vật liệu thi công 152 233.047.000 207 29/10 Phân bổ chi phí CCDC 153 76.336.000 216 30/10 Phân bổ CP giao thầu 331 63.750.000 Cộng phát sinh tháng 10 x 373.133.000 . Kết chuyển CPNVLTT 154 777.723.000 IV. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Trong điều kiện máy móc thi công còn hạn chế, chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm một tỷ lệ không nhỏ, từ 10 á 15% giá thành công trình xây dựng cơ bản, chỉ sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do vậy, việc hạch toán đúng đủ chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán chính xác, hợp lý giá thành công trình xây dựng cơ bản. Đồng thời, nó giúp cho việc tính và thanh toán tiền lương, tiền lương công kịp thời, thoả đáng cho người lao động góp phần khuyến khích người lao động hăng say làm việc. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên phần lớn lao động trong xí nghiệp là công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ kỹ thuật, bộ phận quản lý không nhiều. Ngoài ra do yêu cầu công việc của quá trình thi công mà trong quá trình thi công, các đội có thể sẽ phải thuê một nhóm người lao động đảm nhận một công việc đặc thù nào đó như matít - lăn sơn Có thể thấy ở xí nghiệp hiện nay, lao động sử dụng ở các đội xây dựng công trình được chia làm 2 bộ phận: Thứ nhất, là lao động trực tiếp tham gia sản xuất bao gồm công nhân trực tiếp xây dựng các công trình và cả công nhân điều khiển máy thi công. Công nhân trực tiếp sản xuất chủ yếu là ký hợp đồng dài hạn với xí nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động hiện có của xí nghiệp. Bộ phận lao động trực tiếp này thường được tổ chức thành các tổ sản xuất phục vụ cho từng yêu cầu kỹ thuật cụ thể như tổ nề, tổ sơn vôi, tổ xây, tổ mộc, tổ lát nền Đối với lực lượng lao động này, Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Thứ hai, là lao động gián tiếp hay chính là bộ phận quản lý của đội. Đối tượng lao động này bao gồm cả lao động trong biến chế và lao động ký hợp đồng dài hạn. Lực lượng lao động này thường chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng là lực lượng nòng cốt, thực hiện những công việc đòi hỏi phải có trình độ cao. Xí nghiệp áp dụng hình thức khoán quỹ lương để trả đối tượng lao động này. Thực chất của hình thức này là xí nghiệp xây dựng mức lương chung cho cán bộ quản lý ở đội theo tháng bao gồm đội trưởng, đội phó, cán bộ kỹ thuật, kế toán, thủ kho, thủ quỹ Định mức tiền lương dựa vào chức vụ, trình độ chuyên môn và giá trị sản lượng kế hoạch xí nghiệp giao cho từng đội. Tuy nhiên nếu giá trị sản lượng thực hiện đạt 100% so với kế hoạch thì mới được hưởng 100% lương; hay nói cách khác mức lương được hưởng phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch giá trị sản lượng. Ngoài bộ phận lao động trong danh sách như trên, xí nghiệp còn có bộ phận lao động ngoài danh sách (lao động ký hợp đồng ngắn hạn). Với đối tượng lao động này, lương tháng được tính theo phần khối lượng công việc mà đội đã khoán cho họ và đội sẽ trả lương theo tổ khoán. Căn cứ tính lương là bảng tính lương trực tiếp thi công do kế toán đội lập hàng tháng chi tiết cho từng công trình. Như vậy, chi phí nhân công trực tiếp ở xí nghiệp bao gồm: lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất trong xí nghiệp (bao gồm cả công nhân điều khiển máy thi công), khoản trích 19% lương chế độ của họ và lương khoán sản phẩm của bộ phận sản xuất thuê ngoài. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồ khoản phân bổ 25% chi phí khoán gọn cho nhà thầu phụ. Cụ thể của hình thức tiền lương theo sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất và lương khoán sản phẩm đối với lao động thuê ngoài được tính như sau: Đối với công nhân trực tiếp sản xuất của xí nghiệp, tiêu thức để xây dựng mức lương là số ngày làm việc thực tế trong tháng có tính tới hệ số bậc thợ, hệ số đóng góp và đơn giá tiền lương bình quân ngày. Tiền lương một công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng được tính theo công thức: = x Trong đó: ỉ = K x G x N K: Hệ số bậc thợ G: Hệ số đóng góp (thời gian đóng góp thực tế tại đơn vị) N: Tổng ngày công (dựa vào bảng chấm công tại công trường) ỉ = Tổng chi phí nhân công trực tiếp được tính dựa vào giá trị sản lượng thực hiện trong tháng. Háng tháng, bộ phận kỹ thuật công trình căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành để làm báo cáo sản lượng về khối lượng công việc đã hoàn thành - chi tiết cho từng phần công việc. Kế toán đội căn cứ vào báo cáo sản lượng và đơn giá tiền lương lập "Bảng tính lương trực tiếp thi công" - chi tiết cho từng công trình. Nhìn chung, chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm khoảng 10 á 15% tổng giá trị sản lượng. Bảng tính lương trực tiếp thi công cho một phần khối lượng công việc đã hoàn thành trong tháng 10 của công trình Học viện KTQS được lập như sau: Biểu số 8 bảng tính lương trực tiếp thi công Công trình: Học viện kỹ thuật Quân sự Tháng 10 năm 2002 TT Nội dung ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Gia công thép D Ê 10 Kg 20.000 400 x 1,2 9.6000.000 2 Ván khuôn cọc m2 0,5 370.000 x 1,2 222.000 3 Gia công thép D Ê 10 Kg 5000 1.980.000 Cộng đội tự làm 11.802.000 4 ép cọc TN bằng máy Điểm 2 15.000.000 30.000.000 5 Đổ cọc bê tông để ép thử m2 6 45.000 270.000 Cộng phần giao khoán 30.270.000 Trong bảng tính lương trên, đơn giá tiền lương cho từng công việc do Nhà nước quy định. Riêng đối với phần công việc do đội tự làm, đơn giá tiền lương được nhân với hệ số1,2 là hệ số ưu đãi do xí nghiệp quy định để khuyến khích người lao động trong xí nghiệp. Dựa vào bảng tính lương trực tiếp thi công (phần việc xí nghiệp tự làm) ta tính được chi phí nhân công trực tiếp của công trình Học viện kỹ thuật Quân sự là 11.802.000 đồng. Cộng các công trình thi công trong tháng 10 ta sẽ có tổng chi phí nhân công trực tiếp của đội trong tháng 10 năm 2002 là; 18.250.000 đồng Tổng ngày công quy đổi được tính bằng cách lấy ngày công quy đổi của tất cả các công nhân cộng lại. Trong tháng 10, tổng ngày công quy đổi của công nhân sản xuất đội 19 là 1023,55 công. Do đó ta tính được đơn giá tiền lương bình quân của một ngày và là cơ sở để lập bảng lập thanh toán lương trực tiếp thi công (Biểu số 9) Đơn giá tiền lương bình quân một ngày = = 17830 (đồng) Trong bảng thanh toán tiền lương trực tiếp, khoản trừ 6% bảo hiểm là do ban tài chính xí nghiệp báo xuống và được tính theo lương chế độ của từng người lao động được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh có kèm theo danh sách tính mức trích của từng người. Theo đó, kế toán đội tính ra và phân bổ khoản trích 19% theo lương được tính vào chi phí phân công trực tiếp công trình Học viện kỹ thuật Quân sự là 1.146.300 đồng. Căn cứ vào bảng thanh toán lương trực tiếp thi công công trình Học viện kỹ thuật Quân sự ta cũng tính được lương khoán của lao động thuê ngoài là 30.270.000. Bảng thanh toán lương được chuyển qua Ban lao động tiềnlương của xí nghiệp xin duyệt, sau khi được duyệt, bảng thanh toán tiền lương được lập thành 3 bản: 1 bản chuyển cho ban tài chính xí nghiệp làm căn cứ ứng tiền cho đội để trả lương hàng tháng, một bản do lương lao động tiền lương giữ, một bản chuyển cho kế toán đội làm căn cứ ghi sổ và thanh toán lương cho người lao động. Định kỳ mỗi tháng một lần căn cứ vào bảng tính lương trực tiếp thi công, biên bản thanh lý hợp đồng giao thầu và các khoản nợ xí nghiệp báo xuống (trong đó có khoản trích 19% theo lương), kế toán tiến hành mở chứng từ ghi sổ. Biểu số 9 Bảng ngang Biểu số 9 Xí nghiệp 11 Đội 19 Bảng thanh toán tiền lương trực tiếp Tháng 10 năm 2002 TT Họ tên HSK HSG Ngày công ồ công quy đổi Lương BQ ngày Chế độ được hưởng Các khoản trừ Còn lĩnh Lương SP LTN Cộng 6% BH Tiền ăn Cộng 1 Phạm Văn Bình 1,9 1 30 57 17.830 1.016.300 32.600 1.048.900 20.736 186.000 206.736 842.164 2 N Quang Trung 1,8 1 27 48,6 - 866.500 866.500 19.224 164.000 183.224 683.276 3 Phan Văn Kỳ 1,3 1,4 25 45,5 - 811.200 811.200 15.374 84.000 99.374 711.826 4 N Ngọc Thành 1,2 1,4 29 48,7 - 868.300 868.300 13.372 124.000 137.372 730.928 5 Đào Đức Dũng 1,2 1,4 28 47 - 838.000 838.000 13.372 102.000 115.372 722.628 Cộng tổ bình x x x 246,86 x 4.400.000 32.600 4.432.900 82.078 660.000 742.078 3.690.822 . Cộng cả đội x x x 1023,55 x 18.250.000 163.000 18.413.000 1.952.000 2.178.234 16.234.766 Giám đốc xí nghiệp Ban lao động tiền lương Đội trưởng Kế toán đội Biểu số 10 Chứng từ ghi sổ Ngày 29 tháng 10 năm 2002 Số: 210 Chứng từ Trích yếu SHTK Số tiền SH NT Nợ Có CPNCTT phát sinh do đội tự làm 622 334 18.250.000 - Công trình HVKTQS 11.802.000 - Công trình HVQHQT 6.448.000 CPNCTT phần giao khoán HVKTQS 622 334 30.270.000 Cộng x x 48.520.000 Kèm 02 chứng từ gốc Từ chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó vào sổ chi tiết tài khoản 622 - chi tiết cho từng công trình và sổ Cái tài khoản 622. Biểu số 11 Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản 622 (Trích quý 4 năm 2002) CTGS Diễn giải TKĐƯ Ghi Nợ tài khoản 622 SH NT Tổng tiền Chia ra Luỹ kế 9 tháng 156.768.000 69.237.000 87.531.100 210 29/10 Chi phí NCTT 334 48.520.000 42.027.000 6.448.000 216 30/10 Phân bổ CPNC giao thầu 331 21.250.000 21.250.000 217 30/10 Trích 19% lương tính vào CPNCTT 338 1.765.500 1.146.300 619.200 Cộng phát sinh quý 4/02 141.949.900 113.632.700 28.317.200 Ghi Có tài khoản 622 154 141.949.900 113.632.700 28.317.200 Luỹ kế 12 tháng 298.717.900 182.869.700 115.848.300 Biểu số 12 Sổ Cái Tài khoản 622 (Trích quý 4 năm 2002) CTGS Diễn giải SHTKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 210 30/10 CPNCTT phát sinh 334 38.520.000 216 30/10 21.250.000 217 30/10 1.765.500 Cộng phát sinh tháng 10 61.535.500 258 31/12 Kết chuyển CPNCTT 154 141.949.900 V. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Máy móc thiết bị ;à một yếu tố rất quan trọng góp phần làm tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng công trình. Như vậy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là việc rất cần thiết, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế ở xí nghiệp 11, số lượng máy móc thi công rất ít và cũ với hệ số hao mòn khá cao. Trong khi đó số lượng công trình mà xí nghiệp thi công nhiều và phân bổ ở nhiều địa bàn khác nhau trong cả nước. Vì vậy, chỉ có những công trình với điều kiện vận chuyển thuận lợi mới được xí nghiệp giao máy. ở những công trình đó xí nghiệp lập đội máy thi công nhưng không tổ chức kế toán cho riêng đội thi công. Đối với những công trình thi công đòi hỏi phải có xe, máy thi công mà xí nghiệp không thể tổ chức được bộ phận xe, máy của mình thì chủ nhiệm công trình hoặc đội trưởng tiến hành thuê máy. Xí nghiệp sử dụng tài khoản 623 "Chi phí sử dụng xe, máy thi công" để hạch toán các khoản phát sinh liên quan tới chi phí sử dụng xe, máy thi công bao gồm: chi phí máy thi công của xí nghiệp Đối với xe, máy thi công của xí nghiệp: Khi phục vụ cho các công trình sẽ được theo dõi, giám sát chặt chẽ bởi Ban tài chính và Ban vật tư của xí nghiệp. Chi phí sử dụng xe, máy thi công trong trường hợp này bao gồm: chi phí nguyên vật liệu phục vụ máy thi công, chi phí khấu hao, sửa chữa, kiểm định máy thi công và một số khoản chi phí khác bằng tiền (không có chi phí nhân công và khoản trích theo lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy). Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Chi phí này bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho việc vận hành máy như: xăng, dầu Giá trị của khoản chi phí này là giá mua không có thuế. Căn cứ để hạch toán khoản chii phí này là hoá đơn mua hàng, phiếu xuất kho Hàng tháng, kế toán đội căn cứ vào chứng từ gốc này để lập chứng từ ghi sổ theo định khoản sau: (số liệu là của T10/2002). Nợ TK 623 - HVKTQS : 1.519.000 Có TK 331: 879000 Có TK 152: 640.000 Hạch toán chi phí khấu hao máy: Khoản chi phí này bao gồm chi phí khấu hao trang thiết bị do xí nghiệp tự mua sắm (được phân bổ từ tài khoản 142 do khi mua sắm loại tài sản này mặc dù có đủ điều kiện để hạch toán vào TSCĐ song các đội không sử dụng tài khoản 211 để hạch toán mà sử dụng tài khoản 142 sau đó thực hiện phân bổ dần, mức phân bổ căn cứ vào thời gian dự định sử dụng) và phân bổ khấu hao TSCĐ do ban tài chính xí nghiệp báo xuống các đội xây dựng hàng tháng theo số TSCĐ có ở đội đó (với những TSCĐ mà có quyền sử dụng và hàng tháng tính khấu hao vào CPSXKD theo số mà xí nghiệp báo xuống). Hàng tháng, kế toán ghi chứng từ ghi sổ nghiệp vụ trích khấu hao theo định khoản như sau:(số liệu của T10/2002) - Phân bổ khấu hao trang thiết bị thi công do đội tự mua sắm từ TK 142 Nợ TK 623 - HVKTQS: 8.093.700 Có TK 142: 8.093.700 - Phân bổ khấu hao TSCĐ sang chi phí máy. Nợ TK 623 - HVKTQS: 3.734.800 Có TK 214: 3.734.800 Các loại chi phí khác bằng tiền phục vụ cho máy thi công như chi phí sửa chữa, kiểm định máy móc căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tính trực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT528.doc
Tài liệu liên quan