Đề tài Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hình lò gas cải tiến trong sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUÁT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GỐM SỨ. 3

I.Chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 3

1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 3

2.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 4

2.1.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo tính chất biến đổi của chi phí. 4

2.2.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế. 5

2.3.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ của các chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính . 6

3.Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 8

3.1.Đặc điểm của phân bổ chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 8

3.2.Các phương pháp phân bổ chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 8

II. Một số biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh hạ giá thành sản phẩm 9

1.Ý nghĩa của việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 9

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh. 10

2.1.Nhóm các nhân tố chủ khách quan. 10

1.2. Nhóm các nhân tố chủ quan. 11

III. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất gốm sứ. 12

1. Tiết kiệm chi phí sản xuất. 12

2. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 13

3.Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 14

4.Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI -MÔI TRƯỜNG Ở 16

LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GỐM SỨ BÁT TRÀNG 16

I.Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội ở Bát Tràng. 16

1.Điều kiện tự nhiên 16

1.1.Vị trí địa lí : 16

1.2.Địa hình: 16

1.3.Địa chất thuỷ văn: 16

1.4.Khí hậu: 16

2.Điều kiện kinh tế xã hội. 17

2.1.Tổ chức hành chính và dân số : 17

2.3.Sử dụng đất 17

2.4.Y tế. 17

2.5.Giáo dục: 18

2.6.Giao thông 18

2.7.Cơ sở hạ tầng . 18

2.8. Điện 19

2.9.Thông tin-Truyền thanh: 19

II. Quy hoạch và tổ chức sản xuất gốm sứ 19

1.Quy hoạch sản xuất 21

2. Quy trình sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng 22

2.1.Nguyên liệu 24

2.2.Công đoạn Gia công và chuẩn bị phối liệu 24

2.3.Công đoạn chuẩn bị phối liệu . 25

2.4.Công đoạn tạo hình. 26

2.5.Công đoạn sấy sản phẩm. 26

2.6.Công đoạn nung. 26

III. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng. 27

1.Các dạng ô nhiễm ở Bát Tràng 28

1.1.Ô nhiễm môi trường không khí 28

1.2.Môi trường nước. 33

1.3.Tình hình phóng xạ ở Bát Tràng. 34

2.Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng. 35

2.1.Quy hoạch và quản lí yếu kém. 35

2.2.Quy mô sản xuất lạc hậu. 36

2.3.Ý thức người dân chưa tốt. 36

2.4.Đầu tư cho bảo vệ môi trường còn thấp. 37

3.Giải pháp tổng thể giải quyết ô nhiễm môi trường vùng Bát Tràng. 37

3.1.Cơ sở khoa học của giải pháp tổng thể . 37

3.2.Quan điểm của giải pháp bảo vệ môi trường . 38

3.3.Nguyên lí cơ bản của giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng Bát Tràng 39

3.4.Nội dung cơ bản của giải pháp tổng thể . 39

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH LÒ GAS CẢI TIẾN CỦA XÍ NGHIỆP X54 41

I. Tổng quan về xí nghiệp X54. 41

1.Lịch sử hình thành. 41

2.Quá trình phát triển. 41

II.Công nghệ sản xuất gốm sứ đối với từng quy mô sản xuất - Các loại hình lò trong sản xuất gốm sứ. 42

1. Công nghệ sản xuất gốm sứ . 42

1.1. Công nghệ sản xuất cho các hộ: 42

1.2.Công nghệ sản xuất dùng cho nhóm hộ. 42

1.3.Công nghệ sản xuất dùng cho các hộ chuyên sản xuất các mặt hàng phơ bán cho các hộ hoặc các đơn vị sản xuất có năng lực nung gốm sứ bằng lò gas. 43

1.4.Công nghệ sản xuất dùng cho các doanh nghiệp sản xuất . 43

2.Đặc tính kỹ thuật của các loại lò. 44

2.1.Lò hộp. 44

2.2. Lò gas 44

III.Đánh giá hiệu quả cải tiến lò gas của xí nghiệp X54. 45

1.Tính cấp thiết của việc cải tiến lò gas 45

2.Các giải pháp cải tiến chủ yếu. 46

2.1.Giải pháp kỹ thuật kết cấu thành lò. 46

2.2.Giải pháp kỹ thuật hệ thống cung cấp nhiệt và thiết bị hoá hơi. 47

2.3.Giải pháp thu hồi nhiệt thải trong quá trình nung sử dụng cho công đoạn sấy. 47

3.Xác định chi phí và hiệu quả của dự án. 50

3.1.Xác định chi phí. 50

3.2.Xác định hiệu quả. 51

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 58

KẾT LUẬN 60

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hình lò gas cải tiến trong sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong đó :+Hiện đang hoạt động :828 lò +Số lò đã nghỉ đốt :410 lò 2. Quy trình sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng Sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng phải tuân thủ công nghệ sản xuất gốm sứ chung. Tuy nhiên do bề dày kinh nghiệm hơn 500 năm nên Bát Tràng có những nét đặc trưng riêng, đó là sắc thái gốm Bát Tràng với sản lượng đa dạng, tinh tế, men màu đặc sắc và giá cả phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng. Gas nguyên liệu: đất sét, cao lanh sản phẩm gốm sứ Lao động Tạo hình Nung sản phẩm Gia công và chuẩn bị phối liệu chất thải: bụi, nhiệt, khí thải chất thải: bụi chất thải: bụi, phóng xạ Sấy sản phẩm chất thải: bụi, nhiệt, khí thải Đánh giá nguồn chất thải thông qua quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ: Nguồn nhiên liệu khi mua về hầu như không được quản lí về số lượng và chất lượng: -Khâu vận chuyển, bốc xếp nguyên liệu sản xuất là nguyên nhân gây ô nhiễm chính trong xã. Mặt khác, trong các nguyên liệu cũng có chứa các chất phóng xạ là nguyên nhân gây ô nhiễm phóng xạ. -Khâu nung sản phẩm bằng than thải ra rất nhiều khí độc hại như CO2, CO, Nox,SO2... và ô nhiễm nhiệt. -Khâu hấp đề can dán cho sản phẩm trong các lò tuynel thải ra rất nhiều chất độc, các chất này được thoát ra khi được gia nhiệt trong lò nung. -Trong tất cả các công đoạn của quá trình còn thải ra một lượng bụi gây ô nhiễm. Đốt lò bằng than trong lò hộp kiểu cũ còn tạo ra lượng chất thải rắn rất lớn từ xỉ than và các bao nung cộng với sản phẩm hỏng. Hiện nay ở Bát Tràng khối lượng chất thải rắn được các doanh nghiệp xử lí là 30%, còn lại đổ gần địa điểm sản xuất; các hộ gia đình đổ 30% chất thải rắn ra sông Hồng. 2.1.Nguyên liệu Nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ là các loại cao lanh và đất sét. Bên cạnh đó còn có các loại nguyên liệu gầy như các lao quắc, trường thạch và hoạt thạch. Tất cả các loại nguyên liệu này như đất mua từ Cổ Điển(Vĩnh Phúc) hoặc làng Dâu(Hà Bắc). Đất để làm khuôn mua từ Hồ Lao, Hồ Lễ( Hưng Yên). Men gốm phải dùng đất sứ của Đông Triều(Quảng Ninh). Gio(vỏ câu đước) mua từ Hải Phòng. Gio lương mua từ Thanh Liêm(Nam Hà). Công nghệ gốm sứ của Bát Tràng cũng còn phải dùng một số nguyên liệu khác như các hợp chất CaO, BaO, MgO hoặc các dạng oxyt: TiO2, Al2O3, ThO2, B2O... Khi sản xuất gốm sứ người ta dùng thạch cao sản xuất từ các lò nung trong xã. Để sản xuất bao nung, người dân ở đây tận dụng các bao nung cũ có pha thêm Sa mốt,Cácbuasilic(SiC), Cỏindom(Al2O3). Khi sản xuất chất màu và men màu dùng các ôxýt như : Cr2O3, MnO2... hay các ôxýt đất hiếm và một số kim loại quý: Au, Ag, Pt... Hàng năm ở Bát Tràng tiêu thụ khoảng 65000 tấn nguyên liệu đất và hàng chục tấn nguyên liệu khác . Nguồn nguyên liệu khi mua về hầu như không quản lí về chất lượng và số lượng. Khâu vận chuyển, bốc xếp nguyên liệu sản xuất và than là nguyên nhân chính gây ô nhiễm bụi trong xã . Mặt khác, một số chất phóng xạ có có trong nguyên liệu cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm . 2.2.Công đoạn Gia công và chuẩn bị phối liệu Trong công nghiệp gốm sứ, gia công và chuẩn bị phối liệu giữ vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sở cải thiện nhiều tính chất của nguyên liệu phối liệu cũng như tăng chất lượng sản phẩm nung. Các bước của công đoạn này bao gồm: Làm giàu và tuyển chọn nguyên liệu Gia công thô và gia công trung bình các loại nguyên liệu Gia công tinh nguyên liệu Chuẩn bị phối liệu theo yêu cầu từng loại sản phẩm phù hợp với các phương pháp tạo hình khác nhau. Nghiền nguyên liệu ở Bát Tràng được thực hiện cẩn thận, nhưng các máy nghiền lại được chế tạo quá thô sơ và chủ yếu là hàng trong nước sản xuất . Các máy nghiền nguyên liệu có thể do động cơ điện hoặc máy nổ bông sen làm chuyển động . Ngoài ra trong xã Bát Tràng còn dùng 25 máy nghiền với đầu máy nổ Bông Sen di động để nghiền xỉ than và mảnh bao cũ . Các máy nghiền nguyên liệu đạt đến độ mịn đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào các bể khuấy, bể lắng,cuối cùng được làm khô tự nhiên đạt độ ẩm nhất định để đưa vào tạo hình. Đối với các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ đều bố trí khu chế biến nguyên liệu riêng . Khâu chế biến nguyên liệu thường gây bẩn cục bộ quanh xưởng sản xuất và gây ô nhiễm ồn ở đầu maý Bông Sen. 2.3.Công đoạn chuẩn bị phối liệu . Công đoạn chuẩn bị phối liệu rất quan trọng nên phải đạt các yêu cầu sau: +Đạt độ chính xác cao nhất về thành phần hoá và tỉ lệ các loại cỡ hạt, thành phần phối liệu và các tính chất kỹ thuật của nó ở các khâu khác nhau trong dây chuyền công nghệ, để đảm bảo đúng tính chất cần mong muốn của các loại sản phẩm sau khi nung. +Đạt được độ đồng nhất về thành phần hoá, thành phần hạt, lượng nước tạo hình, chất điện giải hay các lạo chất phụ gia...Trong phối liệu theo thời gian và vị trí khác nhau. Ở Bát Tràng khâu phối liệu đạt đến trình độ nghệ nhân và nhờ đó sản phẩm gốm sứ Bát Tràng luôn có chất lượng cao, được ưa chuộng . Nhưng đây cũng là công đoạn được các hộ sản xuất giữ kín, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp có công thức phối liệu riêng, không có sự hỗ trợ nhau trong kỹ thuật này. 2.4.Công đoạn tạo hình. Sản phẩm gốm sứ rất đa dạng. Do mục đích sử dụng và giá trị của sản phẩm nên hình dáng và kích thước cũng như đặc tính kỹ thuật của sản phẩm rất khác nhau. Vì vậy, mục đích của khâu tạo hình cũng như yêu cầu của nó là thoả mãn các chỉ tiêu về kích thước hình dạng hình học, độ đồng nhất của bán thành phẩm và của sản phẩm. 2.5.Công đoạn sấy sản phẩm. Trong quá trình tạo hình, ta đã thêm vào phối liệu một lượng nước nhất định. Vì thế để sửa mộc, vận chuyển tráng men và nungdễ dàng phải thực hiện sấy sản phẩm . Công đoạn sấy trong sản phẩm gốm sứ là rất quan trọng vì chi phí trong quá trình sấy chiếm tỉ lệ cao trong giá thành sản phẩm. Mặt khác, trong quá trình sấy nếu kỹ thuật không đảm bảo sẽ gây hiện tượng nổ sản phẩm lúc sấy hay hư hỏng toàn bộ sản phẩm lúc nung. Các cơ sở sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng thực hiện quá trình sấy chủ yếu bằng phương pháp hong khô sản phẩm trong xưởng sản xuất. Đây là phương pháp chi phí ít, nhưng đòi hỏi diện tích đặt sản phẩm sấy phải lớn, đồng thời thời gian sấy phải dài . Chính vì vậy, ở các hộ sản xuất sản phẩm chiếm hầu hết diện tích của từng gia đìn. Mặt khác, do sản phẩm sấy đặt trong môi trường bụi bẩn nên mặt sản phẩm không sạch sẽ, làm giảm chất lượng trong quả trình nung. 2.6.Công đoạn nung. Nung là khâu rất quan trọng trong kỹ thuật sản xuất gốm sứ, vì nó có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Để sản phẩm nung đạt chất lượng cao nhất phải làm chủ được kỹ thuật nung , nghĩa là hiểu cặn kẽ trên cơ sở lý thuyết quá trình nung để xây dựng được chế độ nung tối ưu cho từng sản phẩm . Qua điều tra cho thấy lao động sản xuất gốm sứ có trình độvăn hoá không cao , lý thuyết về quá trình nung chỉ được dạy theo phương pháp cha truyền con nối và thường được truyền kinh nghiệm là chính vì thế , tiếng là gốm sứ Bát Tràng nhưng có hàng ngàn phong cách, hàng vạn men màu và hoa văn khác nhau, sự hơn thua là ở chỗ hoa văn có hồn và màu men độc đáo . Vì sự cạnh tranh trong sản xuất, trong kinh doanh đặc biệt là vì tiếng tăm nên một loại men ngọc hợp thời trang được dấu kín như một bí quyết gia truyền. Nhưng theo thống kê về trình độ tay nghề Bát Tràng có độ ngũ nghệ nhân , thợ lành nghề rất cao, ngay cả trình độ các lao động phụ cũng rất đáng khâm phục, nhất là kinh nghiệm khi điều chỉnh nhiệt của quá trình nung. III. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở BÁT TRÀNG. Làng nghề gốm sứ ở Bát Tràng là một làng sản xuất gốm rất phát triển. Tuy nhiên, về mặt ô nhiễm môi trường thì Bát Tràng được xếp vào dạng ô nhiễm nặng, ở mức báo động. Người dân ở Bát Tràng một mặt nguồn vốn có hạn, mặt khác muốn có lãi nhiều trong sản xuất nên mọi hộ sản xuất đều tập trung vào sản xuất tăng sản phẩm nhưng lại không chú ý đến vệ sinh công nghiệp , không chú ý đến bảo vệ môi trường sống . Đã nhiều năm qua. để khuyến khích sản xuất có chú ý đến bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho người lao động cũng như mọi công dân trong xã Bát Tràng, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, UBND huyện Gia Lâm, UBND xã Bát Tràng đã chỉ đạo đầu tư nhiều kinh phí cho nghiên cứu nhằm giải quyết ô nhiễm ở Bát Tràng. 1.Các dạng ô nhiễm ở Bát Tràng 1.1.Ô nhiễm môi trường không khí Đặc điểm quy hoạch và tổ chức sản xuất của xã Bát Tràng là nơi sản xuất không tách khỏi khu dân cư, mà nó được hình thành một cách cố hữu tại các hộ gia đình, cho nên nhà cửa chật chội và bị ảnh hưởng bởi khu sản xuất. Các hộ dân cư cũng đồng thời là nơi sản xuất . Các bức tường đựoc dùng làm nơi phơi than. Mọi diện tích trong mỗi hộ đều được dùng để phục vụ cho sản xuất trong mỗi hộ và các hộ dân cư chỉ được ngăn cách bằng những bức tường xây khá cao là chính vì vậy mỗi gia đình đều được bao kín nên không khí trong đó ít được lưu thông vì thế bụi và khí độc được giữ lại trong không gian của mỗi hộ. Mặt khác các lò nung cao từ 5-7 m nên khói thải ở các lò này chẳng những bao phủ lấy nhà của chủ nhân của nó mà còn cung cấp cho cả các hộ hàng xóm. Như vậy, có thể tạm coi rằng môi trường không khí trong các hộ sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng là môi trường "tiểu vùng". Nó tương đối sạch khi chủ nhân của nó không đốt lò, nó nhiễm độc hại khi chủ của nó đốt lò . Mặt khác khi lò nung đặt trong khu đất của chính gia đình mình nên các thành viên của gia đình cũng bị ô nhiễm nhiệt từ các lò nung có nhiệt độ cỡ 1200-1300oC của chính họ gây nên, đặc biệt trong những ngày oi bức hoặc mất điện . Lượng khí độc hại từ các lò nung thoát ra thật đáng kể, vì hàng năm Bát Tràng tiêu thụ cho sản xuất gốm là : +Khí gas 2800 tấn /năm, +Than 45000 tấn/năm +Củi 6000 tấn /năm. Một khía cạnh khác cần được phân tích đó là vấn đề bụi thải ra từ sản xuất. Nguồn gây bụi ở đây là đất , bao gồm từ nguồn rơi vãi của nguyên liệu sản xuất gốm sứ (chủ yếu là đất). Từ than, từ tro bụi của các lò nung,từ xỉ thải ra ở các lò nung v..v ..Do hàng năm ở Bát Tràng vận chuyển một lượng lớn nguyên liệu, than và phế thải sản xuất nên tổng lượng rơi vãi trên các con đường trong xã là rất lớn. Lượng rơi vãi hàng ngày tích tụ trên đường. Điều đó giải thích mặc dù số liệu về bụi lắng và bụi lơ lửng trong các lần đo giá trị trung bình vượt tiêu chuần cho phép không quá cao(9,1 lần)nhưng mỗi khi mưa xuống các con đường vẫn bị lầy lội . Vì vậy nếu kết hợp giữa số liệu đo đạc và số liệu tính toán thì ô nhiễm bụi ở Bát Tràng ở mức báo động, xin đơn cử những số liệu sau: Bảng 2.1: Các dạng ô nhiễm do sản xuất gốm sứ : TT Nguồn tiêu thụ Số lượng (tấn) Rơi vãi Xỉ và tro Tro, xỉ, bụi rơi vãi bay theo khói % Tấn % Tấn % Tấn 1 2 3 4 Nguyên liệu sx Than Củi Rơm rạ 65000 45000 6000 16 0,5 0,5 2 325 225 0,32 15 1 6,75 0,06 10 15 67,5 9 550,32 6,81 76,5 Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp 1998. Từ bảng trên tính được lượng nguyên liệu, than bụi rơi vãi và bay theo khói: G=550,32+76,5=626,82 tấn /năm. Khi tính theo ngày đêm sẽ là :1,74 tấn một ngày đêm. Bình quân mỗi người dân Bát Tràng mỗi ngày đêm nhận được 0,29 kg bụi. Biểu đồ 2.3: Mức độ ô nhiễm bụi của Bát Tràng Đơn vị:Tấn/người/năm Bên cạnh đó, cũng có thể tính sơ bộ lượng khí thải : *Lượng CO2 và CO=36.900.000m3/năm. =102,5 m3 /ngày đêm =17 m3 /ngày đêm/người. Ô nhiễm khí CO ở mức báo động. Tuy giá trị trung bình chưa phải là quá cao nhưng lượng khí CO này lại tồn tại trong các hộ sản xuất, khả năng lan toả rất hạn chế và tác động vào mọi thành viên trong gia đình liên tục và kéo dài cả ngày lẫn đêm vì thế gây hậu quả rất xấu đến sức khoẻ. Ô nhiễm khí CO2 ở Bát Tràng cũng ở mức báo động. Lượng thải khí trung bình năm 1999 là 11,99 tấn/người/năm gấp 5,68 lần lượng thải trung bình Châu Á và bằng 89% mức thải cao nhất thế giới (13,5 tấn/người/năm) Biểu đồ 2.4: Mức độ ô nhiễm CO2 của Bát Tràng Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và Khu công nghiệp *Lượng khí SO2 =314.832m3 /năm. =874m3/ngày đêm =0,146/ngày đêm/người. Ô nhiễm SO2 ở mức trung bình. *Lượng ôxy cần cho quá trình cháy: =2.983.000m3/năm. =8.287m3/ngày đêm =1,4m3/ngày đêm/người. Lượng nhiệt tổn thất lan toả vào không khí ước tính: 45.000.000 x 5.500 x 0,25 =61.875.000.000Kcal/năm. Ô nhiễm nhiệt ở mức báo động, vì nhiệt độ ở Bát Tràng cao hơn vùng xung quanh từ 1,5 đến 3oC. Hơn nữa lượng nhiệt tổn thất lan toả vào trong từng hộ là quá cao(28,437Kcal/người/ngày đêm) Tất cả các con số trên nhắc rằng :Lượng chất thải rắn và khí thải hàng năm ở Bát tràng rất lớn, mỗi người dân Bát Tràng phải chịu ô nhiễm ngoài bụi lớn nhỏ còn rất nhiều khí độc hại. Trên đây, thực sự là con số đáng lo ngại cho con người vì điều đó khẳng định rằng môi trường không khí ở Bát Tràng đầy khí độc hại và bụi bẩn . Khí độc hại thì ngửi được nhưng khó lamg sạch được. Khí độc hại làm ảnh hưởng đến con người và làm chết cây cối. Riêng bụi thì người dân lại nhìn thấy, nhưng hầu như chẳng ai quan tâm tới dọn chúng. Bụi hàng ngày hàng giờ rơi vãi trên đường và trong các hộ gia đình. Lượng bụi này cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, làm bẩn các công trình nhà cửa. Đặc biệt bụi làm bẩn sản phẩm gốm và nguồn nước sinh hoạt. Bụi còn bám bẩn lên cây cối nên làm giảm khả năng quang hợp vì thế cây cối phát triển chậm. Do Bát Tràng bị ô nhiễm nhiệt và bụi bẩn nên người dân Bát Tràng có tỉ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp rất cao đặc biệt là trẻ em, có thể thấy qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ trẻ em Bát Tràng dưới 5 tuổi mắc các bệnh đường hô hấp Nguồn: Trung tâm y tế xã Bát Tràng Biểu đồ2.6: Tỉ lệ phụ nữ Bát Tràng mắc các bệnh phụ khoa Nguồn:Trung tâm y tế xã Bát Tràng Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ thanh niên Bát Tràng mắc các bệnh da liễu, dị ứng . Nguồn: Trung tâm y tế xã Bát Tràng Ngoài ra làng nghề Bát Tràng còn bị tiếng ồn của các phương tiện vận chuyển, của các nhà máy nghiền nguyên liệu và của các nhà máy nghiền phế thải gây ô nhiễm . Mặt khác, ở Bát Tràng do các diện tích sản xuất đặt liền kề với diện tích ở. Khi các hộ đốt lò thì trong khoảng 45h cả gia đình luôn phải tiếp xúc với bụi và lượng lớn nhất các chất độc hại, ngay cả những giờ ngủ. Theo các nhà y học thì sự tác động của lượng khí độc hại với nồng độ cao và trong nhiều giờ thì hậu quả xấu tăng lên gấp nhiều lần. Chính điều đó giải thích rằng sức khoẻ của người dân Bát Tràng ngày càng giảm sút. Khi phân tích ở quy mô lớn hơn ta nhận thấy rằng, ở Bát Tràng vùng dân cư và vùng sản xuất nằm ở địa thế rất đậc biệt . Toàn bộ khu tập trung này hướng Tây và hướng Nam đều tiếp giáp với sông Hồng và sông Bắc Hưng Hải. Nhờ tiếp xúc với sông nên một lượng lớn hơi nước bốc lên từ sông vào không khí bao quanh mặt Tây và mặt Nam của vùng tập trung sản xuất và nơi ở của dân Bát Tràng làm cho độ ẩm không khí tăng lên đáng kể . Nhờ đó nhiệt độ của vùng tập trung Bát Tràng giảm đi đáng kể, nhưng điều đáng lo ngại là do độ ẩm của không khí khá cao sẽ gây nên hiện tượng nồng độ axit trong không khí tăng cũng như cản trở sự lan toả của các khí độc hai và bụi ra các vùng xung quanh . Mặt khác, ở phía Đông và phía Nam của Bát Tràng trong mấy năm qua đã được trồng dải cây xanh tập trung với độ cao khoảng 6-8 m . Dải cây xanh này giúp tạo ra môi trường xanh cho Bát Tràng. Tuy nhiên dải cây xanh này lại được trồng bao kín hướng gió. Vì thế gió không đi vào được vùng sản xuất và nơi tập trung của Bát Tràng. Từ những phân tích trên, một nhận xét đáng được quan tâm là cả vùng Bát Tràng được bao kín bên trong và một lượng không khí ít lưu thông có nồng độ chất độc hại và bụi khá cao. Từ tất cả những phân tích trên, ta đưa ra kết luận rằng những số liệu chỉ phản ánh một phần sự ô nhiễm của Bát Tràng. Sự ô nhiễm của Bát Tràng là do tổ chức sản xuất chưa hợp lí, chưa áp dụng công nghệ vào sản xuất , sự phân bố chỗ ở và chỗ sản xuất cũng như các con sông và các dải cây xanh. 1.2.Môi trường nước. Là làng nghề truyền thống nhưng từ lâu dân Bát Tràng thường sử dụng nước mưa đựng trong các bể chứa và nước sông Hồng sau khi đã đánh phèn và sinh hoạt. Trong những năm gần đây chất lượng nước bị giảm sút do nước mưa nhiều cặn khí độc. Nước sông đục, bị ô nhiễm ... Nhiều gia đình trong xã dùng giếng khơi nhưng bị nhiễm nước thải, nước bề bặt nên không ăn uống được. Hiện nay một số gia đình đã khoan giếng (Gần 35 giếng khoan trong xã). Song việc sử dụng giếng khoan bơm tay cũng không ổn định vì lưu lượng khai thác ít bơm chóng hỏng...Chất lượng nước giếng khoan khu vực Bát Tràng khá tốt, sau khi sử lí khử trùng sơ bộ có thể sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống. Để bảo đảm nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống của dân trong xã, hiện nay nhà máy cung cấp nước sạch đã đi vào hoạt động được 3 năm, chất lượng khá tốt cung cấp nước sạch cho dân trong xã có nhu cầu . Trong quá trình sản xuất gốm sứ cũng yêu cầu một lượng lớn nước chất lượng tốt để nghiền và chuẩn bị đất, men...Do ao hồ bị lấp hết , các lò gốm sứ phải sử dụng nước sông Hồng và nước giếng khoan để sản xuất. Vì thế chất lượng sản phẩm bị hạn chế . 1.3.Tình hình phóng xạ ở Bát Tràng. Trong sản xuất gốm sứ, ngoài nguyên liệu đất sét là chính còn cần sử dụng một số các hợp chất và các dạng ô xýt. Đặc biệt khi sản xuất chất màu và men màu thì phải dùng ô xýt mang màu hay ô xýt đất hiếm và một số kim loại quý. Theo các tài liệu , trong các loại men và các phụ kiện làm gốm sứ được tinh chế có nguồn gốc từ Zn. Sản phẩm Zn được tuyển từ sa khoáng, mà trong sa khoáng lại chứa các thành phần có chất phóng xạ. Mặt khác trong sản xuất gốm sứ phải dùng một lượng lớn than làm chất đốt. Trong than cũng có một hàm lượng phóng xạ nhất định . Khi than cháy. các chất độc hại bay theo khói , còn phần lớn lượng xỉ được giữ lại, như vậy hàm lượng phóng xạ được làm giàu lên coi như được giữ trong xỉ. Điều cần nói ở đây là xỉ tro không được thu gom và xử lí. Từ các kết quả đo đạc và phân tích ta thấy: Suất liều gamma bề mặt trung bình cao hơn các khu vực lân cận Hàm lượng khí Radon trong một số giếng nước ăn khá cao.Ở nước ta chưa có tiêu chuẩn này nhưng so với tiêu chuẩn khuyến cáo của nước Úc thì hàm lượng này là cao. Tổng hoạt độ phóng xạ Beta trong giếng nước sinh hoạt của một vài nhà dân cao hơn mức cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam. Hơn nữa hiện naỷ Bát Tràng tỷ lệ người dân mắc bệnh hiểm nghèo có xu hướng tăng . Vì vậy xác định độ phóng xạ của xã là một nhiệm vụ cần thiết Bảng 2.2:Mức độ ô nhiễm ở Bát Tràng Loại ô nhiễm Mức độ ô nhiễm Ô nhiễm môi trường không khí Báo động Ô nhiễm môi trường đất Nhẹ Ô nhiễm bụi Báo động Ô nhiễm tiếng ồn Nhẹ Ô nhiễm phế thải Báo động Ô nhiễm đất Nhẹ Ô nhiễm nhiệt Báo động Ô nhiễm nước Trung bình Ô nhiễm phóng xạ Nhẹ Nguồn:Thông tin môi trường huyện Gia Lâm năm 2000-Trung tâm kỹ thuật Môi trường Đô thị và khu Công nghiệp. 2.Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng. Môi trường Bát Tràng bị ô nhiễm nặng nề bởi rất nhiều các nguyên nhân, các nhân tố và các tác động. Tuy nhiên có thể quy về các loại hình như sau: 2.1.Quy hoạch và quản lí yếu kém. Bát Tràng từ trước đến nay phát triển tự phát.Tốc độ xây dựng quá nhanh trong những năm gần đây kèm theo sự yếu kém trong công tác quản lí, hạn chế về tài chính và công tác quản lí xây dựng chưa tốt trong khi sự tăng nhanh về dân số đã dẫn đến tình trạng hạ tầng cơ sở của xã ngày một yếu kém và làm tăng nhanh gánh nặng cho các dịch vụ môi trường như thu gom và xử lí chất thải ngày một cao.Đặc biệt hệ thống thoát nước nhỏ bé thiếu đồng bộ không đáp ứng thoát nước dẫn đến ngập úng kéo dài khi có mưa, nước thải sinh hoạt không được xử lí mà đổ thẳng xuống sông Hồng, các ao đầm kênh mương gây ô nhiễm môi trường . 2.2.Quy mô sản xuất lạc hậu. Sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng có quy mô nhỏ bé, lác hậu, phát triển tự phát và thiếu sự quản lí nên vấn đề xử lí khói thải và phế thải hoàn toàn chưa được thực hiện. Trong những năm gần đây từ khi luật bảo vệ môi trường ra đời các cơ quan quản lí môi trường đã quan tâm nhằm từng bước hạn chế và tiến tới giải quyết ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng. Tuy nhiên các vấn đề nghiên cứu còn chưa đồng bộ, hơn nữa giải quyết ô nhiễm môi trường Bát Tràng không thể đạt kết quả nếu thiếu một giải pháp tổng thể và phải giải quyết trong thời gian dài vì hầu như các hộ và các cơ sở sản xuất kinh doanhđang hoạt động không có các phương tiện, thiết bị xử lí khói thải, phế thải trong khi vốn đầu tư cho các phương tiện và thiết bị xử lí lại rất lớn trong điều kiện mọi cơ sở sản xuất, xí nghiệp còn thiếu vốn kinh doanh và gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cũng như vay vốn. 2.3.Ý thức người dân chưa tốt. Ý thức bảo vệ môi trường của toàn thể cộng đồng từ các nhà lãnh đạo và quản lí cho đến các đoàn thể và nhân dân chưa cao. Trước hết là nạn lấn chiếm lòng đường vỉa hè làm nơi kinh doanh và lấn chiếm lòng mương, cống thoát nước để làm nhà và quán bán hàng. Thứ nữa là việc đổ phế thải sinh hoạt và phế thải sản xuất bừa xuống đầm, ao, hồ và xuống sông Hồng. Các hộ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ coi trọng lợi nhuận kinh tế mà chưa quan tâm dến khía cạnh bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ quản lí môi trường còn quá ít về số lượng và non yếu về nghiệp vụ, phương thức hoạt động còn bị hạn chế. 2.4.Đầu tư cho bảo vệ môi trường còn thấp. Các hoạt động đầy tư cho bảo vệ môi trường ở Bát Tràng còn quá thấp, chưa đồng bộ và chưa có chiến lược lâu dài. Các đề tài nghiên cứu giải quyết ô nhiễm môi trường vùng Bát Tràng còn mang tính cục bộ chưa mang tính toàn diện, Đặc biệt thiếu sự quản lí thống nhất. Các dự án đầu tư cải tạo môi trường Bát Tràng còn manh mún. Xã Bát Tràng sẵn sàng nhận bất kể dự án đầu tư nào, nên hàng chục năm qua cũng có hàng chục dự án được thực hiện, mỗi dự án đều có những cái được cái chưa được.Tuy nhiên những dự án đó chưa mang lại hiệu quả cao, đôi khi các dự án này lại gây hậu quả chưa tốt cho dự án kia. Chính vì vậy dự án phát triển sản xuất, dự án trồng cây tập trung, kết hợp với xây dựng thiếu quản lí chặt chẽ đặt trong vị trí địa lí đặc biệt của Bát Tràng đã tạo ra các ảnh hưởng xấu của địa hình-khí hậu-trồng cây tập trung đối với ô nhiễm môi trường không khí. 3.Giải pháp tổng thể giải quyết ô nhiễm môi trường vùng Bát Tràng. 3.1.Cơ sở khoa học của giải pháp tổng thể . Quy luật cơ bản của xã hội là phát triển sản xuất để giữ vững và nâng cao mức sống hiện đã đạt được. Phát triển là động lực của cuộc sống, là quy luật tất yếu của quy luật tiến hoá đã và đang diễn ra trên hành tinh chúng ta. Mỗi quốc gia cần phải tìm ra sự sự phát triển của nước mình phù hợp với điều kiện trong nước cũng như phải phù hợp với xu thế hoà nhập của toàn cầu, đảm bảo trong tương lai có cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Tháng 6 năm 1992 Hội nghị nguyên thủ quốc gia của hơn 172 nước trên thế giới họp tại Rio de Janniero Brazil đã nhất trí lấy "phát triển bền vững " làm mục tiêu của toàn nhân loại thế kỷ 21 và một chương trình hành động mang tên : "Lịch trình thế kỷ 21" đã được ra đời. Vì vậy bảo vệ môi trường ở Việt Nam phải đặt trong sự phát triển bền vững phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững là một vấn đề còn mới mẻ ở nước ta hiện nay. Việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ở nước ta nói chung và ở Bát Tràng nói riêng là yêu cầu vừa cấp bách, vừa là việc giải quyết lâu dài, không thể áp đặt, nôn nóng. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII cũng đã xác định và khẳng định sự thành công của chúng ta là"... tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái...". Như vậy , trong định hướng phát triển kinh tế, đảng và Chính phủ đã đề cập đến các yếu tố của phát tiển bền vững. Sự phát triển kinh tế-xã hội ở Bát Tràng và việc khắc phục các sự cố trong sản xuất bảo vệ môi trường ở Bát Tràng hiện nay cũng phải tuân thủ theo các định hướng đó 3.2.Quan điểm của giải pháp bảo vệ môi trường . Quan điểm chủ đạo có vai trò định hướng trong giải quyết ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng là " ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng do người dân Bát Tràng tự giải quyết là chính. các cơ quan quản lí Nhà nước , chính quyền huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội hỗ trợ về tri thức, kiến thức, công nghệ, chủ trương, kiến thức, tuyên truyền giáo dục và khuyến khích người dân Bát Tràng trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên sự hỗ trợ chỉ được thực hiện khi được đầu tư kinh phí nhất định. Kinh phí này bao gồm: kinh phí điều hành, thực hiện và thử nghiệm. Đối với một vùng sản xuất hàng năm có tổng doanh thu gần 200 tỉ đồng , sự đóng góp qua nghĩa vụ thuế của thành phố kkhông phải là ít vì vậy giải quyết ô nhiễm môi trường ở làng nghề bát Tràng cần hàng chục tỉ đồng , thì kinh phí của các cấp chính quyền hỗ trợ cho làng nghề bát Tràng là điều cần thiết, phù hợp và không thể nói là nhiều hay ít được. Hơn nữa sự hỗ trợ ở đây còn mang ý nghĩa duy trì và phát triển một làng nghề gốm truyền thống với bề dày hơn 500 năm. 3.3.Nguyên lí cơ bản của giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng Bát Tràng Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng sản xuất gốm sứ bát Tràng vẫn phái tuân thủ nguyên tắc chung của giải pháp tổng thể về phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước. Dựa trên nguyên lí bảo vệ môi trường trong :phát triển bền vững" để giảm thiểu ô nhiễm môi trường Bát Tràng cần phải tiến hành thực hiện ở các phươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN136.doc