Đề tài Đánh giá hiệu quả của việc chuyển mục đích sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp

Lời mở đầu 1

I. Các khái niệm: 3

1. Khái niệm đất nông nghiệp: 3

2. Khái niệm đất khu công nghiệp: 3

3. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất: 3

4. Các quy định pháp luật về việc chuyển mục đích sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp: 5

1.Căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất: 5

2. Các điều luật liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp: 6

II. Nội dung đánh giá hiệu quả của việc chuyển mục đích sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp: 8

1. Sự cần thiết và tính hợp lí của việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp: 8

2. Nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp: 10

2.1. Xác định vấn đề: 11

2.2. Xác định các ràng buộc thay thế: 11

2.3. Xác định các phương án thay thế: 11

2.4. Xác định lợi ích và chi phí: 12

2.4.1. Lợi ích và chi phí: 13

2.4.2. Lượng hóa các chi phí và lợi ích bằng cách nào? 14

2.4.3. Các vấn đề cần phải lượng hóa khác: 14

2.4.4. Lợi ích ròng cần được đánh giá như thế nào? 15

2.6. Phân tích độ nhạy dự án: 15

2.7. Xem xét vấn đề công bằng xã hội: 16

2.8. Trình độ và độ chính xác cần đạt tới: 16

III. Kinh nghiệm của một số nước: 17

2. Sức cạnh tranh của Việt Nam về việc thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các KCN so với các nước khác: 19

Phần II: Tình hình của việc chuyển mục đích sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp. 20

I.Thực tế của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp. Thuận lợi và khó khăn: 20

II. Những thành tựu đã đạt được trong việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng khu công nghiệp: 21

1. Điển hình phát triển công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc: 21

2. Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi: 22

2. Các dự án đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào phát triển khu công nghiệp: 23

II. Chuyển đất nông nghiệp sang phát triển khu công nghiệp- Nhìn lại chặng đường 10 năm đã qua: 23

1. Sử dụng quỹ đất giao cho KCN chưa đạt hiệu quả cao: 23

2. Vấn đề giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp: 24

3. Vấn đề tái định cư và đền bù sau thu hồi đất: 25

Phần III: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc chuyển mục đích sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp: 26

1 . Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất KCN: 26

2. Giải pháp cho một số vấn đề xã hội phát sinh do việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất KCN: 27

KẾT LUẬN: 29

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của việc chuyển mục đích sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đầu là đầu tư vào nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất. Bản chất và qui mô của những ràng liên quan đến một dự án hay chương trình cụ thể nào đó có thể luôn không được xác định một cách chắc chắn. Có thể khi dự án xây dựng KCN của chúng ta đang thời kì đánh giá hiệu quả bị ảnh hưởng bởi việc Chính phủ mở một con đường đi qua KCN, nhưng ta lại không biết chắc là người ta có xây dựng con đường đó trong thời gian hoạt động dự kiến của KCN :hay không. Do đó, các ràng buộc tiềm ẩn nên được xác định một cách rõ ràng . 2.4. Xác định lợi ích và chi phí: Cần phải đưa ra một bản liệt kê tất cả các lợi ích và chi phí mong đợi phát sinh từ dự án được đề xuất. Để xác định được các lợi ích và chi phí thì cần phải hiểu rõ được chuỗi các nguyên nhân hay kết quả của dự án. Bản liệt kê có thể bao gồm các khoản mục sau: * Giá trị của sản phẩm phản ánh theo doanh thu phát sinh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ một dự án cụ thể; * Giá trị các thiết bị cho dự án; * Các chi phí tránh được- những chi phí có thể phát sinh trong tình huống không làm gì cả hoặc tình huống không có dự án; * Tiết kiệm nhờ hiệu suất - giảm mức chi tiêu hiện tại nhờ việc thực hiện dự án hay chương trình; * Lợi ích về y tế, môi trường và các lợi ích xã hội khác, tất cả các lợi ích này hoặc không được tính theo giá thị trường hoặc được tính theo giá phản ánh không đầy đủ giá trị của chúng; * Giảm thất nghiệp… Tương tự như vậy, đối với mỗi phương án thay thế, cần đưa ra một bản liệt kê tất cả các chi phí. Có thể gồm một số khoản mục như sau: * Chi phí vốn; * Chi phí hoạt động của dự án và bảo trì toàn bộ vòng đời dự tính cho các máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án; * Chi phí nhân công; * Chi phí cho các yếu tố đầu vào khác (nguyên vật liệu, đầu vào cho sản xuất, vận tải, cất trữ,…); * Các chi phí nghiên cứu, thiết kế và phát triển; * Chi phí cơ hội liên quan đến việc sử dụng đất và / hoặc các thiết bị sẵn có thuộc tài sản công cộng; * Các ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực đối với các nhóm người khác (chi phí môi trường như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, khói bụi, rác thải, tệ nạn xã hội;…). 2.4.1. Lợi ích và chi phí: a) Chi phí là những giá trị vật chất và tinh thần mà ta phải bỏ ra với mong muốn thu lại được một số ích lợi nào đó. Ở đây chi phí còn bao gồm chi phí cơ hội của một thứ là cái mà ta phải từ bỏ để có được nó. Ta có thể xác định một cách cụ thể hơn những chi phí phải bỏ ra khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp: ëLà sự mất đi nguồn thu mang lại từ các sản phẩm nông nghiệp do diện tích đất đai bị thu hồi phục vụ cho xây dựng KCN là khá lớn. Người dân sống ngay tại nông thôn có thể vẫn phải mua lương thực với giá cao vì nông sản không đủ phục vụ tại chỗ. ëGiảm bớt lực lượng nông dân do di chuyển vào thành thị và giảm bớt tiềm năng sản xuất của các nông trại khác. Vấn đề giải quyết việc làm cho dân cư nông thôn bị thu hồi đất cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức thiết. ëVề văn hóa, cuộc sống ở nông thôn cũng ngày càng ít bị quy định bởi hoạt động nông nghiệp. Việc các gia đình được trang bị máy móc kĩ thuật phục vụ cho sản xuất, các trang thiết bị dùng cho gia đình hiện đại, họ cũng được nâng cao trình độ nhận thức và có các thói quen mới như đi mua sắm, đi du lịch,…Thói quen mới đã góp phần san bằng lối sống ở thành thị và nông thôn. ëVề môi trường, khi thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN, đó là những khu đất không quá xa khu dân cư sinh sống nên có nhiều ảnh hưởng như khói bụi, tiếng ồn, khí thải công nghiệp. Đô thị hóa tăng, tất yếu dẫn đến những thách thức lớn về môi trường. Theo các kết quả nghiên cứu thì môi trường không khí ở các khu vực đô thị và các KCN đang bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trong các nhà máy thải các chất thải các chất độc hại đã gây ra nhiều loại bệnh nghề nghiệp nguy hiểm. Hiện nay, môi trường ở các thành phốn như Việt Trì, Hà Nội, thị xã Ninh Bình, thành phố Quy Nhơn, thành phố Nha Trang, đặc khu Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh,… và các khu công nghiệp như nhà máy hóa chất Việt Trì, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, vùng mỏ Quảng Ninh,… đều là các tụ điểm thải ra các chất thải độc hại nguy hiểm. Có hàng trăm khu công nghiệp nhưng chưa có khu nào xây dựng xong trạm xử lí nước thải trực tiếp vào nguồn nước. ëDo thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN làm tăng khoảng cách và không gian phân bố. b) Lợi ích: Lợi ích là là những kết quả thu nhận được từ những hoạt động lao động và chi phí bỏ ra sau một thời gian nhất định. ëChuyển đổi đất nông nghiệp sang đất KCN thường đưa lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn, mang lại nguồn thu cao hơn cho Ngân sách Nhà nước. Hiệu quả kinh tế-xã hội cũng được nâng cao rõ rệt, cụ thể như đời sống dân cư được nâng cao, chất lượng và nhu cầu cho cuộc sống của người dân được đáp ứng đầy đủ, số người dân nông thôn đi học ở các trường đại học và cao đẳng, các trường dạy nghề ngày càng nhiều. ëThu hút lao động vào các KCN rất lớn, bước đầu hình thành thị trường lao động. Số lao động này có thể là lao động có tay nghề cao, cũng có thể là những người lao động thủ công, không đòi hỏi kĩ năng. Trên thực tế KCN đã đáp ứng nhu cầu cho một khối lượng lao động rất lớn. Mặt khác các KCN còn góp phần nâng cao chất lượng lao động nói chung. ëĐể đáp ứng nhu cầu phát triển của mình, các KCN đã đặc biệt chú trọng việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như hoạt động sản xuất, phân phối trao đổi hàng hóa và dịch vụ của các đô thị. ëĐô thị hóa và thương mại hóa được đẩy mạnh rõ rệt. 2.4.2. Lượng hóa các chi phí và lợi ích bằng cách nào? Phân tích chi phí - lợi ích so sánh chi phí và lợi ích sử dụng một thước đo chung, chủ yếu là thông qua giá quốc tế. Các giá trị cần được phân bổ dưới dạng các chi phí và lợi ích càng nhiều càng tốt. Giá thị trường, khi chúng tồn tại, cung cấp cho ta một lượng thông tin đáng kể về qui mô của các chi phí và lợi ích đó. Do người tiêu dung cuối cùng sẵn sàng chi trả không hơn hoặc không kém giá thực tế trên thị trường, giá này nói chung có thể được coi là một thước đo giá trị các hàng hóa và dịch vụ xã hội. Tương tự như vậy, giá cả các yếu tố đầu vào phản ánh giá được xác định bởi những người sử dụng khác. Tuy nhiên, giá thực tế đôi khi phải được điều chỉnh để chuyển đổi các chi phí và lợi ích cá nhân thành các chi phí và lợi ích xã hội, tức là chi phí và lợi ích phản ánh những cái đạt được và mất đi đối với toàn bộ nền kinh tế, chứ không phải đối với cá nhân hay nhóm cá nhân. Các điều chỉnh cần thiết như: + Giá trị của các sản phẩm cuối cùng: + Giá trị của các yếu tố vật chất đầu vào; + Lãi suất của vốn vay; + Khấu hao; + Đất đai; + Các chi phí phát sinh khác. 2.4.3. Các vấn đề cần phải lượng hóa khác: Cần có những bằng chứng đáng tin cậy để lượng hóa các chi phí và lợi ích. Ta lượng hóa tính khả thi của dự án thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN cần dựa trên những nghiên cứu kĩ thuật chi tiết. Đó là những nghiên cứu chi tiết về sản lượng dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, cẩn thận hơn có thể đặt ra mức giả định cho giác (thấp hoặc cao hơn giá dự kiến-trong trường hợp chưa chắc chắn về thị hiếu khách hàng đối với loại hình sản phẩm đó). Chi phí và lợi ích phải được ước tính trong toàn bộ vòng đời dự án. Do vậy, việc dự báo là một phần quan trọng của chu trình đánh giá chi phí và lợi ích. Các kĩ thuật kinh tế lượng được sử dụng cho mục đích dự báo này. Đối với những dự án không thể lượng hóa được gọi là vô hình và cần được trình cho các nhà ra quyết định cùng với những thông tin mô tả càng nhiều càng tốt, bởi chỉ là định tính nhưng qua đó chúng ta có thể đánh giá được tỷ trọng theo các biến được lượng hóa trong quá trình ra quyết định. Trong một số trường hợp thì chỉ có thể lượng hóa một số chi phí và lợi ích theo các đơn vị vật chất nhưng không thể lượng hóa theo tiền. Chẳng hạn, những ảnh hưởng ô nhiễm môi trường mà KCN gây ra đối với khu vực dân cư nông thôn xung quanh, ta không thể định lượng một cách chính xác được. 2.4.4. Lợi ích ròng cần được đánh giá như thế nào? Lợi ích ròng là tổng chi phí trừ đi tổng lợi ích. Chi phí lớn hơn lợi ích trong những năm đầu của dự án. Giá trị của chi phí và lợi ích sẽ được tính dựa trên những giả định rõ ràng về lạm phát giá cả; thông thường, chi phí và lợi ích sẽ được đánh giá theo giá thực tế với cơ sở là năm hiện hành. Tổng chi phí mỗi năm trong vòng đời dự án được khấu hao khỏi tổng lợi ích trong năm đó để có được lợi ích ròng trong từng năm. Luồng lợi ích ròng này sau đó sẽ được chiết khấu dựa trên nguyên tắc giá trị của một lợi ích ròng phát sinh càng xa trong tương lai thì giá trị của nó càng được đánh giá thấp trong hiện tại thì giá trị của nó càng được đánh giá thấp trong hiện tại khi tính toán lợi ích ròng của dự án. Luồng lợi ích ròng được chiết khấu sau đó được tính tổng đưa ra được giá trị hiện tại ròng của dự án. Ta xác định giá trị hiện tại ròng theo công thức sau: Trong đó: B là lợi ích ròng nhận được ở bất kì năm nào trong tương lai C là chi phí phát sinh tại bất kì năm nào trong tương lai t phản ánh năm đó. Phụ thuộc vào những ràng buộc ngân sách, những cân nhắc về các yếu tố vô hình và các vấn đề phân phối luồng sản phẩm, dự án của chúng ta có thể được coi là có thể chấp nhận được nếu giá trị hiện tại ròng bằng hoặc lớn hơn không. Nếu còn tồn tại những ràng buộc ngân sách thì chúng ta phải tiến hành xếp hạng các dự án thay thế, nhóm các dự án có giá trị hiện tại ròng cao nhất sẽ được lựa chọn. Để đem ra được quyết định cuối cùng là có nên đầu tư xây dựng KCN đó hay không ta cần dựa trên các quy tắc khác như tỷ lệ hoàn vốn nội tại IRR, tỷ lệ lợi ích – chi phí và thời gian hoàn vốn. Với các phương án khác nhau thì các chỉ tiêu này là khác nhau. 2.6. Phân tích độ nhạy dự án: Để có được thông tin đáng tin cậy hơn, ta cần đánh giá mức độ bất định hay rủi ro mà dự án có thể gặp phải, chúng ta cần sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Các vấn đề bất trắc đó thường là: vượt mức chi phí đầu tư, không đạt công suất thiết kế, giá các chi phí đầu vào tăng, giá tiêu thụ sản phẩm giảm, thay đổi các chính sách gây bất lợi cho dự án… Trước hết, ta phải thực hiện khảo sát tác động của các yếu tố này để chỉ ra ảnh hưởng của nó đến hiệu quả đầu tư. Cách tiếp cận phân tích là hoặc thay đổi một yếu tố trong khi giữ nguyên các yếu tố khác không đổi. Hoặc thay đổi đồng loạt nhiều yếu tố theo cùng một tỉ lệ và quan sát tính hiệu quả của dự án (mà hiệu quả của dự án vẫn có lợi nhuận lớn hơn không, chứng tỏ tính bền vững của dự án). Ngoài ra, nên đưa them phân tích độ nhạy của dự án trong các giả định bi quan nhất và lạc quan nhất về các nhân tố quyết định đối với chi phí và lợi ích; cách tiếp cận vẫn như trên. 2.7. Xem xét vấn đề công bằng xã hội: Trong dự án xây dựng KCN của chúng ta chắc chắn sẽ có người được lợi và người bị thiệt, ta phải xác định cụ thể từng đối tượng để có cách xử lí đúng đắn. Thông thường, cách tốt nhất để đáp ứng yêu cầu này là sử dụng ma trận phân phối, từ đó, xác định được một cách chính xác các nhóm người hay cộng đồng được lợi hoặc bị thiệt từ dự án và giá trị ước tính của những lợi ích và thiệt hại này. Ta cũng có thể đạt được sự công bằng qua việc tham khảo chính sách của chính phủ. Các nhà phân tích có thể gắn các tỷ trọng khác nhau đối với chi phí và lợi ích phát sinh đối với các nhóm người cụ thể. 2.8. Trình độ và độ chính xác cần đạt tới: Các bước nêu trên nhất thiết phải được sử dụng đối với dự án đánh giá hiệu quả sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp. Tuy nhiên, bản than việc thu thập thông tin và phân tích chúng cũng phải có chi phí. Do vậy, ta phải xác định rằng: + Dự án này càng lớn thì chi phí nguồn lực càng lớn, nên chi phí cho thu thập thông tin và phân tích càng nhiều. Sự khả thi của các dự án nhỏ có thể bị đe dọa bởi đầu tư quá nhiều vào quá trình phân tích. Điều này sẽ gây nên bất lợi cho những dự án nhỏ vì chắc chắn người ta phải có những hạn chế rõ ràng đối với mức độ và độ sâu phân tích. + Lợi ích của việc thu thập và phân tích những thông tin có thêm cần phải luôn lớn hơn chi phí của việc làm này. Những thông tin có chất lượng tốt sẽ giúp chủ đầu tư giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình đầu tư xây dựng KCN. Tuy nhiên, nếu dự án đã rõ ràng là khả thi hay không khả thi rồi thì lợi ích của thông tin này đem lại là không đáng kể. + Mức độ chi tiết và mức độ phức tạp không đồng nghĩa với độ chính xác. Khi việc phân tích phức tạp và chi tiết một vấn đề đã được cho là sai sẽ không còn giá trị. ¬Lưu ý: Để xác định một cách có cơ sở khoa học và đảm bảo chính xác rằng có nên thực hiện dự án xây dựng KCN hay không, chúng ta phải thực hiện các bước đánh giá như đã nêu trên. Qua đó, ta biết được nếu đầu tư vào dự án nông nghiệp và dự án xây dựng KCN thì cái nào sẽ có giá trị hiện tại ròng cao hơn, chỉ số hoàn vốn nội tại phù hợp hơn. Sự phân tích này không phải cho truờng hợp trước và sau dự án, mà là trường hợp có và không có dự án. Và có thể đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất. Các chỉ tiêu thường dùng trong việc phân tích lợi ích - chi phí của một dự án chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp là: Các chi phí: + Hàng hóa vật chất và các yếu tố đầu vào cho sản xuất; + Lao động + Đất đai + Khoản chi phí dự phòng (trong những trường hợp xảy ra sự cố bất thường, lạm phát, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, nông sản rớt giá,…) + Thuế và các khoản thanh toán nợ + Chi phí chìm (là những chi phí phát sinh trong quá khứ làm cơ sở cho dự án đầu tư mới) — Các lợi ích: + Tăng thu nhập nhờ khoản đầu tư đó + Rút ngắn thời gian thu hoạch đối với dự án nông nghiệp và rút ngắn thời gian lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm trong dự án KCN + Lợi ích từ việc thay đổi phương thức sản xuất và tập quán sản xuất, nếp sống giữa truyền thống nông thôn lâu đời và cuộc sống đô thị. III. Kinh nghiệm của một số nước: Kinh nghiệm chuyển đất nông nghiệp sang đất KCN: Đô thị đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện cách đây 5000 năm ở thung lũng sông Tigris và Euphrates ở Trung Đông. Đến đầu thế kỉ 20. dân số thế giới sông ở thành thị chiếm 15%, hiện nay gần 50% và trong năm 2030 đến 60%. Đô thị hóa là một qui trình phát triển và tiến bộ của thế giới, vì tiến trình này đi song song với sự phát triển kinh tế và công nghệ. Theo định nghĩa trước đây, đô thị hóa là một qui trình tập hợp các phố sá, kĩ nghệ, thương mại, dịch vụ và giao thông ở một nơi thuận lợi về mặt kinh tế hoặc văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, tình trạng chất lượng của mỗi đô thị khác nhau, tùy thuộc vào sự xuất hiện của chúng ở các nước đang phát triển hay các nước công nghiệp tiên tiến, tại các nước đang phát triển, các đô thị bành trướng nhanh chóng thiếu qui hoạch, thiếu tài nguyên và theo dõi nên gây ra rất nhiều vấn đề khó khăn và làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người dân. Do đó, cần một qui hoạch chính thức cho mỗi đô thị với tầm nhìn xa để điều hòa quản lí đất đai, xây cất building, khu dân cư, thương mại, hành chính, với sự phối hợp chặt chẽ cho hạ tầng cơ sở như đường sá ra vào, điện nước, các hệ thống thoát thủy, quản lí chất thải,… ở các nước tiên tiến, quá trình đô thị hóa đã bắt đầu từ 200 năm nay, mạnh nhất giữa thế kỉ 19 đến thế kỉ 20 và còn tiếp tục đến nay. Cho nên, các nước này đang đề cập đến bảo vệ đất nông nghiệp, mặc dù còn lỏng lẻo. Chẳng hạn, nước Mỹ có luật lệ Liên bang bảo vệ đất nông nghiệp, nhưng việc thi hành rất mềm dẻo tùy theo điều kiện của mỗi bang. Những nơi đã có quá nhiều đô thị lớn như bang New York thi hành luật lệ này rất nghiêm ngặt, trong khi ở những nơi còn nhiều đất nông trại như bang Indiana, việc thi hành luật rất thông thoáng. Trái lại, một số nước còn đang phát triển nghĩ đến bảo tồn đất nông nghiệp chỉ cho những nông dân nghèo. Trung Quốc có một chính sách rất tiến bộ nhằm phát triển các đô thị để cải tiến dân sinh va giảm mức nghèo khó ở nông thôn. Hiện nay hướng tiến tới đô thị hóa của nước này đã chuyển từ các vùng bờ biển vào lục địa, Chẳng hạn ở Tứ Xuyên, Hồ Nam. Theo nhà kinh tế Joseph Stiglitz, đoạt giải Nobel về kinh tế, ông đã phát biểu: “Vấn đề đô thị hóa ở Trung Quốc và sự phát triển công nghệ cấp cao của Mỹ là hai chìa khóa ảnh hưởng sâu đậm đến phát triển con người trong thế kỉ 21. Đô thị hóa của Trung Quốc sẽ là đầu tàu cho sức mạnh kinh tế của vùng và mang lại lợi ích kinh tế quan trọng nhất”. Họ đang cố gắng chuyển đổi lực lượng nông nghiệp qua các kĩ nghệ phi nông nghiệp trong những vùng còn hệ thống nông nghiệp truyền thống, đặc biệt miền Trung Trung Quốc, nơi nghèo khó hơn các vùng khác, với chính sách kĩ nghệ phát triển kĩ nghệ nhỏ và trung bình ở nông thôn. Họ muốn biến đổi nông dân thành thị dân càng nhiều càng tốt, còn vấn đề cung cấp thực phẩm, nếu cần, có các nước nhỏ xung quanh sản xuất. ở Thái Lan, thủ đô Bangkok phát triển mạnh từ 1974 đến cuối thập niên 80, khi nền kinh tế của nước này tăng trưởng rất thịnh vượng.Cho đến đầu thập niên 1990, vùng bán kính 40 km của thủ đô Bangkok đã bao gồm nhiều khu nhà BĐS, khu thương mại, kĩ nghệ và các khu trung tâm giải trí. Tuy nhiên, quan niệm về vùng thủ đô Bangkok nay mau chóng trở nên lỗi thời và đang được thay thế bằng Bangkok mở rộng, với chính sách khuyến khích di chuyển các vùng kĩ nghệ về các địa phương. Hiện nay họ chưa chú trọng nhiều đến việc bảo vệ đất nông nghiệp. Bangkok ngày nay là hình ảnh của Sài Gòn trong 25-30 năm tới, nếu nền kinh tế Việt Nam vẫn còn giữ được tốc độ phát triển như hiện nay. Khuynh hướng đô thị hóa của một số nước khác có thủ đô như Tokyo, Manila, … với những khu đô thị vệ tinh xung quanh. Chuyển đổi đất nông nghiệp để làm khu công nghiệp hoặc đô thị là một chuyển hướng giúp phát triển kinh tê trong một nước, và cũng là bước đầu để tiến đến đô thị hóa vì sẽ tạo ra làn sóng di dân đi tìm việc làm; nhưng cũng làm ảnh hưởng đến sản xuất thực phẩm qua hai diện: (I)Làm mất đất nông nghiệp khi diện tích đất đô thị hoặc đất khu công nghiệp bành trướng trong tương lai. (II) Giảm bớt lực lượng nông dân do di chuyển vào thành thị và giảm bớt tiềm năng sản xuất của các nông trại còn lại. Chẳng hạn, ở Mỹ, khu công nghiệp chiếm hàng năm độ 400000 ha đất nông nghiệp. Trung Quốc đã bị mất gần 1 triệu ha đất ruộng mỗi năm trong thời gian từ 1987 đến 1992. Vào 1975, Trung Quốc trồng khoảng 37 triệu ha để nuôi dân, nay chỉ còn trồng 30 triệu ha lúa; nhưng họ không những đã nuôi dân đầy đủ mà còn có thể xuất khẩu gạo nhờ tăng gia năng suất. Như thế việc chuyển đổi đất ruộng cho các ngành phát triển khác có lợi nhuận nhiều hơn không phải là vấn đề đáng lo ngại , nếu được quy hoạch kĩ lưỡng và có quản lý xây dựng đô thị tuân theo luật lệ đô thị để khuyến khích phát triển công nghệ và nền kinh tế quốc gia. Ngành nông nghiệp chính thông thường có sức cạnh tranh thấp kém hơn những ngành nghề khác. Trong khi đó ở Việt Nam sự chuyển đổi đất ruộng độ 30 000 ha mỗi năm trong thập niên 1990. Có lẽ mức độ chuyển đổi này còn ít so với một số nước trong vùng. Vì thế, trong năm 2005, dân số nông thôn Việt Nam còn chiếm 73%, Ấn Độ 71%, Thái Lan 67%, Trung Quốc 59%, Indonexia 35%, và Philippin 34%. Điều này cho thấy mức độ đô thị hóa tại Việt Nam còn chậm chạp, miền Nam Việt Nam cần thúc đẩy nhanh hơn nữa công tác chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, vì còn nhiều đất nông nghiệp kém lợi tức kinh tế. 2. Sức cạnh tranh của Việt Nam về việc thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các KCN so với các nước khác: Theo kết quả điều tra của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) vừa công bố điều tra hàng năm về tình hình họat động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại các nước ASEAN-trong đó có Việt Nam thì: Việt Nam có lợi thế về điều kiện chính trị - xã hội ổn định, chi phí sản xuất thấp nhất, khả năng quản lí lao động và tỷ giá ổn định hơn mức trung bình trong khu vực. Tuy nhiên, khả năng quản lí lao động của Việt Nam trong thời gian gần đây bị ảnh hưởng của một số cuộc đình công. Về thu hút đầu tư trung và dài hạn trong những năm tới, Việt Nam và Thái Lan đặc biệt được đánh giá cao trong 4 ngành là sản xuất thiết bị điện - điện tử (Việt Nam đứng đầu), sản xuất thiết bị vận tải và nhựa (Thái Lan đứng đầu). Việt Nam cũng nằm trong danh sách 3 nước đứng đầu về sản xuất linh kiện, phụ tùng cho thiết bị điện tử. Nhưng hóa chất, một trong 6 ngành công nghiệp chủ chốt lại là điểm yếu của Việt Nam. Vậy tại sao Việt Nam chỉ đứng thứ 5 trong cuộc cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản khi họ có kế hoạch chuyển địa điểm sản xuất? Bởi ngoài những lợi thế nêu trên, Việt Nam vẫn tồn tại những yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư (đó cũng là trở ngại chung của các nước ASEAN so với Trung Quốc), như là trình độ của cán bộ kĩ sư, công nghiệp phụ trợ còn hạn chế. Đặc biệt, trình độ phát triển của công nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất không chỉ với Trung Quốc mà còn so với tất cả các nước khác. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của Việt Nam được đánh giá là không chỉ kém Trung Quốc (chỉ đạt 76.4%) mà còn gần như kém nhất trong 6 nước điều tra. Những trở ngại khác của nước ta là thủ tục hải quan (kém hơn 7%) và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ IPR (kém hơn 6.9%). Tuy vậy, Việt Nam vẫn còn một cơ hội lớn mà để hạn chế rủi ro do tập trung sản xuất – kinh doanh ở Trung Quốc, các nhà đầu tư Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam là địa điểm đầu tiên để đầu tư. Cụ thể là, các nhà đầu tư Nhật Bản đã dự định mở rộng sản xuất tại Trung Quốc sang một nước khác đạt cao nhất tại Việt Nam (20.5%), cao gấp 2.8 lần so với nước thứ hai là Thái Lan chỉ đạt 7.4%. Như vậy, tỷ lệ các công ty Nhật Bản dự định chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam là 6.8%, gấp hai lần so với nước xếp thứ hai là Malaixia đạt 3.1%. Lý do chính của sự “Lựa chọn Việt Nam” theo đánh giá của các nhà đầu tư Nhật Bản là chi phí sản xuất thấp. Một lí do quan trọng khác là tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây tương tự điều kiện kinh tế Trung Quốc tại thời điểm Nhật Bản bắt đầu tập trung đầu tư tại Trung Quốc. Triển vọng kinh tế tích cực của Việt Nam hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và gần đây, các nhà đầu tư Nhật Bản có xu hướng mở rộng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào các ngành sản xuất linh kiện, phụ tùng cho thiết bị vận tải (23%), linh kiện điện - điện tử (18%). Việt Nam cần lưu ý đến sự cạnh tranh gay gắt từ các nước láng giềng, cụ thể với Philippin trong sản xuất linh kiện, phụ tùng thiết bị vận tải, với Malaixia và Thái Lan trong sản xuất linh kiện điện - điện tử. Phần II: Tình hình của việc chuyển mục đích sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp. I.Thực tế của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp. Thuận lợi và khó khăn: * Đất chính là tài nguyên quốc gia của đất nước, là một tư liệu sản xuất từ ngàn xưa của nhân loại, và đặc biệt ở nước ta,1 nước nông nghiệp – có đến 90% dân số sống ở nông thôn. Trong quá trình công nghiệp hóa, chuyển đất nông nghiệp cho xây dựng các đô thị là chặng đường tất yếu, là đầu máy không những lôi kéo nền kinh tế phát triển mau lẹ, mà còn tạo ra một số ảnh hưởng trên các đất nông nghiệp trên các đất nông nghiệp phụ cận như sau: Làm tăng giá trị đất đai: Nhu cầu đất đai để phát triển đô thị làm cho giá đất nông nghiệp tăng nhanh. Các nhà xây dựng phải trả giá cao để có đất xây dựng và phát triển. Sự mất đất đai có thể ảnh hưởng đến mức sản xuất thành phẩm của nông dân, nhưng họ rất hài lòng khi thấy giá trị của đất gia tăng. Mặc dù đất sản xuất bị mất vì đô thị hóa, mức sản xuất thực phẩm trong nước vẫn luôn gia tăng vì năng suất được cải thiện nhờ vào kĩ thuật mới. Như đã thấy trường hợp sản xuất lúa gạo ở Trung Quốc hoặc Việt Nam nhờ vào trình độ phát triển lúa lai. Ở Mỹ, mức sản xuất thực phẩm tăng 2%/năm và dư thừa hơn nhu cầu, mặc dù đất nông nghiệp vẫn liên tục bị giảm sút. Tăng thị trường thương mại: Các nông trại gần với các đô thị có cơ hội tìm được đầu ra nhanh chóng. Các đô thị sẽ trở thành các thị trường tiêu thụ nông sản mạnh mẽ, mở ra thị trường mới, giúp nông dân chuyển đổi qua sản xuất các nông sản đặc biệt như rau quả, trồng hoa, trái cây,… .cũng như thay đổi chế độ thương mại của các nhà cung cấp các nhập lượng trợ nông. Tăng thị trường lao động: Những nông trại gần với các khu tập trung lực lượng lao động có cơ hội sử dụng nhân công để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp thích hợp với môi trường mới. Nông dân có thể chuyển đổi trồng các loại cây đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Tuy nhiên, nông dân có thể bị lôi kéo bỏ nghề để có công việc bớt nặng nhọc hơn và có lợi tức hằng năm cao hơn ở thành thị. Vấn đề láng giêng phi nông nghiệp: Sự giao thông và chuyên chở của khu đô thị và vùng nông thôn lân cận đối nghịch nhau. Người đô thị ở các vùng gần đó sử dụng các con đường nông thôn để giao thông đi lại, trong khi nông dân dùng con đường này để phục vụ cho sản xuất, đời sống, lao động, thu hoạch. Nông dân bị chịu chung các hậu quả như bụi bặm, tiếng ồn,… gây nguy hại cho sức khỏe. Tăng tình quí mến nông thôn: Khi đất nông nghiệp mất đi thì giá trị đất nông nghiệp trở nên quí giá với dân địa phương vì đất nô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0057.doc
Tài liệu liên quan