Đề tài Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3

1. Khái niệm: 3

1.1. Khái niệm đầu tư phát triển 3

1.2. Khái niệm doanh nghiệp 3

2. Đặc điểm, vai trò, nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 4

2.1. Đặc điểm đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 4

2.2. Vai trò và mục tiêu đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 5

2.2.1. Vai trò đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 5

2.2.2 Mục tiêu đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 8

3. Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 11

3.1. Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ ở doanh nghiệp 11

3.2. Đầu tư bổ xung hàng dự trữ 13

3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 14

3.4. Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai 15

3.5. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường 16

3.6. Đầu tư vào bí quyết công nghệ 17

4. Các hình thức đầu tư và nguyên tắc quản lý đầu tư ở các doanh nghiệp 18

4.1. Các hình thức đầu tư 18

4.2. Các nguyên tắc quản lý đầu tư ở các doanh nghiệp 20

5. Những chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong doanh nghiệp 20

5.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính gồm: 20

5.2. Đánh giá hiệu quả KTXH của hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp 21

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK VIỆT NAM 23

1. Tổng quan 23

1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp sữa Việt Nam 23

1.2. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (công ty sữa Vinamilk) 23

2. Đánh giá hoạt động đầu tư của Vinamilk 29

2.1. Đánh giá thông qua nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 29

2.1.1. Đầu tư vào tài sản cố định 29

2.1.2. Đầu tư bổ sung hàng dự trữ: 30

2.1.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 31

2.1.4. Đầu tư vào nghiên cứu triển khai và nghiên cứu thị trường 32

2.1.5. Đầu tư vào bí quyết công nghệ 33

2.3 Đánh giá hoạt động đầu tư thông qua các chỉ tiêu đánh giá

tài chính 37

2.3.1. Phân tích tỷ số thanh khoản: 37

2.3.2. Phân tích tỷ số quản lí tài sản: 38

2.3.3. Phân tích tỷ số quản lý nợ 39

2.3.4. Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi 39

2.3.5. Phân tích tỷ số tăng trưởng: 40

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA VINAMILK 43

3.1. Đẩy mạnh đào tạo nhân sự: 43

3.2. Chú trọng hơn nữa vào nghiên cứu triển khai: 43

3.3. Tăng cường nghiên cứu thị trường: 44

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8070 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu khoa học công nghệ là lĩnh vực đầu tư không thể thiếu được của các doanh nghiệp kinh doanh nói chung. Nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo sức mạnh và vị trí canh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại cũng như tương lai. Mục đích của các chương trình và dự án R&D không chỉ dừng lại ở dạng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu nhằm tăng chất lượng sản phẩm, tạo nên sản phẩm có đặc điểm nổi bật hơn mà còn tập trung nghiên cứu tìm kiếm, phát triển kỹ thuật và công nghệ mới nhất cho doanh nghiệp. Có thể nói R&D là phần không thể thiếu được trong các hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tư vào R&D là một trong những yếu tố giúp các công ty giảm được các chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh. * Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp - Khả năng tài chính của doanh nghiệp: khả năng tài chính của doanh nghiệp sx cho phép xác định được khả năng và quy mô đầu tư nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp. - Quy mô sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp: quy mô sản xuất kinh doanh càng lớn thì khả năng quy mô đầu tư nghiên cứu triển khai càng lớn. - Cơ hội về đổi mới kĩ thuật và các cơ hội trong ngành: những ngành có nhiều cơ hội đổi mới công nghệ và kĩ thuật đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành đó phải tích cực đầu tư cho nghiên cứu nắm bắt kịp thời các cơ hội về kĩ thuật và công nghệ của ngành. Khi đánh giá hiệu quả đầu tư nghiên cứu triển khai các doanh nghiệp thường dựa trên một số quan điểm sau: Thứ nhất là, hiệu quả đầu tư nghiên cứu triển khai phải được xem xét đánh giá toàn diện về các mặt tài chính kinh tế xã hội, môi trường. Thứ hai là, hiệu quả đầu tư nghiên cứu và triển khai vừa có thể lượng hoá được vừa có thể không lượng hoá được. Do đó kết quả của đầu tư cho nghiên cứu và triển khai có thể được thể hiện dưới dạng hiện hoặc dưới dạng ẩn tuỳ theo dự án, chương trình nghiên cứu. Tóm lại có thể nói đầu tư cho nghiên cứu triển khai đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chương trình và dự án R&D gắn chặt với chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn về kinh tế cũng như các ảnh hưởng khác. 3.5. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường Thứ nhất là : đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp trước hết là nghiên cứu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể nói cạnh tranh là một đặc tính cơ bản nhất của thị trường của doanh nghiệp , sẽ không có thị trường nếu không có cạnh tranh , trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo mục tiêu của doanh nghiệp , người tiêu dùng là tối đa hoá lợi nhuận và sự tiện ích của chính mình , khả năng cạnh tranh là nguồn năng lượng thiết yếu để doanh nghiệp tiếp tục vững bước trên con đường hội nhập kinh tế. Thực tế cho thấy doanh nghiệp kinh doanh thành công thực hiện các kĩ năng cạnh tranh rất thuần thục , nó tạo thành phương pháp cạnh tranh đặc trưng doanh nghiệp Các kĩ năng này tập trung vào : - Tạo lập và phát triển uy tín doanh nghiệp - Coi trọng chiến lược mở rông thị trương - Xây dựng và thực hiện đổi mới sản phẩm , mẫu mã - Luôn tìm cách giảm chi phí sản xuất - Sách lược tiêu thụ sản phẩm khôn khéo Thứ hai là: khi nghiên cứu thị trường trong đầu tư tài sản vô hình của doanh nghiệp ta cần phải nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng. Hành vi của người tiêu dùng thực hiện trong việc tìm kiếm,mua ,sử dụng đánh giá và vứt bỏ các sản phẩm và dịch vụ mà họ dự định sẽ thoả mãn các nhu cầu của họ. Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu các cá nhân đưa ra quyết định thế nào đối với việc chi tiêu các nguồn tài nguyên có thẻ sử dụng của họ trong các hạng mục liên quan đến sự tiêu dùng. Qua việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất những thông tin quan trọng để họ lên kế hoạch sản xuất thiết kế cải tiến và xây dựng được các chiến lược khuyến mại. Mục đích của nghiên cứu người tiêu dùng là phục vụ cho công tác quản lí kinh doanh sản xuất và dịch vụ. Các nhà quả lí muốn biết nguyên nhân hành vi của người tiêu dùng, họ muốn biết con người đưa ra quyết định mua hàng sử dụng, cất kho và vứt bỏ các sản phẩm như thế nào từ đó xây dựng chiến lược Maketing lập ra những mảng thị trường mới cho một sản phẩm riêng hay một loại sản phẩm. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng được tiến hành bởi các tổ chức Maketing riêng biệt. Thấy được tầm quan trọng và cần thiết của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp đang đầu tư một cách thích đáng cho việc nghiên cứu. Việc nghiên cứu thành công giúp doanh nghiệp có chiến lược sản xuất kinh doanh đúng hướng, tiêu thụ nhanh sản phẩm quay vòng vốn nhanh thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 3.6. Đầu tư vào bí quyết công nghệ Ngoài máy móc thiết bị thì bí quyết công nghệ là một phần quan trọng của công nghệ. Thật sai lầm và không đầy đủ khi đầu tư đổi mới công nghệ mà không chú ý đến bí quyết công nghệ. Các doanh nghiệp hiện nay thường chỉ nghĩ đến mua máy móc thiết bị mà quên mất đi phần bí quyết công nghệ. Bí quyết công nghệ chứa đựng trong tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất như tổ chức hợp lí hoá, điều hành sản xuất, hệ thống tài chính kế toán, khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đào tạo và thông tin, lập kế hoạch cải tiến công nghệ, xử lí môi trường... Chính vì thế bí quyết công nghệ đóng vai trò rất quan trọng nó là một nhân tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm xem xét và tiến hành đầu tư. 4. Các hình thức đầu tư và nguyên tắc quản lý đầu tư ở các doanh nghiệp 4.1. Các hình thức đầu tư Việc sắp xếp các hình thức đầu tư không có tính chất ổn định, mặc dù vạy có thể phân chia hình thức đầu tư như sau: + Đầu tư gián tiếp Đây là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đưa lại hiệu quả cho người có vốn cũng như cho xã hội, những người có vốn không tham gia trực tiếp vào quản lý hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư gián tiếp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mua cổ phiếu, tín phiếu. Đầu tư gián tiếp là một loại hình khá phổ biến hiện nay, di chủ đầu tư có tiềm lực kinh tế nhưng không có điều kiện và khả năng tham gia đầu tư trực tiếp + Đầu tư trực tiếp Đây là một hình thức đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào hoạt động và tham gia quản lý hoạt động đầu tư, họ biết dược mục đích của đầu tư cũng như phương thức hoạt động của số vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư trực tiếp cũng dược biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng liên doanh, công ty cổ phần, mở rộng và tăng năng lực sản xuất. + Đầu tư trực tiếp chia thành 2 nhóm là đầu tư chuyển dịch và đầu tư phát triển: 1. Đầu tư chuyển dịch có nghĩa là sự chuyển dịch vốn đầu tư từ tài sản người này sang tài khoản người khác theo cơ chế thị trường của tài sản được chuyển dịch. Hay chính là sự mua lại cổ phần trong doanh nghiệp nào đó. việc chuyển dịch này không ảnh hưởng gì đến vốn của doanh nghiệp nhưng có khả năng tạo ra một năng lực quản lý mới, năng lực sản xuất mới. tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay là một hình thức đầu tư chuyển dịch. 2. Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư quan trọng và chủ yếu. Người có vốn đầu tư gắn liền với hoạt động kinh tế của đầu tư. Hoạt động đầu tư trong trường hợp này nhằm nâng cao năng lực của các cơ sở sản xuất theo hướng số lượng và chất lượng, tạo ra năng lực sản xuất mới. đây là hình thức tái sản xuất mở rộng và cũng là hình thức đầu tư quan trọng tạo ra việc làm mới, sản phẩm mới và thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đầu tư phát triển, việc kết hợp giữa đầu tư theo chiều sâu và chiều rộng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của đầu tư. Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư vào việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến và máy móc tiến bộ, có hiệu quả hơn thể hiện ở chỗ khối lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm tăng lên nhưng số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hay ít hơn, đồng thời không làm tăng diện tích sản xuất của các công trình và doanh nghiệp được dung cho quá trình sản xuất. Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất với kỹ thuật và công nghệ lặp lại như cũ. Như vậy có thể thấy rằng đầu tư gián tiếp hay đầu tư chuyển dịch không tự nó vận động và tồn tại nếu như không có đầu tư phát triển. Ngược lại, đầu tư phát triển có thể đạt được quy mô lớn nếu có thể sự tham gia của các hình thức đầu tư khác. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Chính phủ không áp đặt một hình thức đầu tư nào bắt buộc với mọi thành phần kinh tế, nhưng Nhà nước phải có sự can thiệp nhất định để đảm bảo cho thị trường đầu tư phát triển phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế. còn đối với doanh nghiệp luôn phải phấn đấu đạt được mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ nhằm đạt lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp trên cơ sở tuân theo các nguyên tắc quản lý đầu tư. 4.2. Các nguyên tắc quản lý đầu tư ở các doanh nghiệp Quản lý đầu tư: là một tập hợp những biện pháp của Nhà nước hay chủ đầu tư để quản lý quá trình đầu tư kể từ bước xác định dự án đầu tư, đến các bước thực hiện đầu tư và bước khai thác dự án để đạt được những mục đích đã định. Quản lý đầu tư của doanh nghiệp phải dựa vào mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở từng thời kỳ, vào các mục tiêu cụ thể do các dự án đầu tư đề ra nhằm đạt được lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, nhưng phải phù hợp với đường lối phát triển của đất nước, phù hợp với pháp luật và quy định có liên quan đến đầu tư. + Quản lý đầu tư của doanh nghiệp phải đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ được thị trường chấp nhận về giá cả, chất lượng, đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và mục tiêu phát triển của đất nước. + Quản lý đầu tư của doanh nghiệp phải luôn dựa trên những khoa học của các kiến thức về sản xuất kinh doanh, dựa trên các kinh nghiệm và nghệ thuật kinh doanh đã được kết luận và luôn sáng tạo mới. + Quản lý đầu tư của doanh nghiệp phải xuyên suốt mọi giai đoạn kể từ khi lập dự án đầu tư đến giai đoạn thực hiện và vận hành dự án đầu tư, bảo đảm sự phù hợp giữa tính toán dự án theo lý thuyết và thực tế, đảm bảo thực hiện đúng trình tự đầu tư. 5. Những chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong doanh nghiệp 5.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính gồm: + Sản lượng (doanh thu) tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh sản lượng tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Nó cho biết một đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu mức tăng của sản lượng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. + Tỷ suất sinh lời VĐT (tỷ suất lợi nhuận VĐT). Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp với tổng VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Nó cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm. Trị số của các chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng VĐTPT của doanh nghiệp càng cao. + Hệ số huy động TSCĐ. Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức VĐT XDCB thực hiện trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp hoặc so với tổng mức VĐT XDCB thực hiện (gồm thực hiện ở kỳ trước chưa được huy động và thực hiện trong kỳ), chỉ tiêu này phản ánh mức độ đạt được kết quả của hoạt động đầu tư trong tổng VĐT XDCB thực hiện trong kỳ nghiên cứu hoặc tổng VĐT XDCB thực hiện của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này càng cao cho biết doanh nghiệp đã thực hiện thi công dứt điểm nhanh chóng đưa các công trình vào hoạt động, giảm tình trạng ứ đọng vốn. 5.2. Đánh giá hiệu quả KTXH của hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp + Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp so với VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách với mức tăng thêm là bao nhiêu. + Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm so với VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng số ngoại tệ tiết kiệm tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Cho biết đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đem lại mức ngoại tệ tăng thêm là bao nhiêu. + Mức thu nhập (hay tiền lương của người lao động) tăng thêm so với VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp Xác định bằng việc so sánh tổng thu nhập tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Cho biết 1 đơn vị VĐT trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đem lại mức thu nhập tăng thêm là bao nhiêu. + Số chỗ làm việc tăng thêm so với VĐT trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp Xác định bằng cách so sánh tổng số chỗ làm việc tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức VĐT trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp Cho biết một đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra số chỗ làm việc tăng thêm là bao nhiêu. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK VIỆT NAM 1. Tổng quan 1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp sữa Việt Nam Ngành công nghiệp sữa Việt nam đã tăng trưởng nhanh trong những năm gần đầy nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng trong thập niên vừa qua. Đồng thời với sự nâng cao mức sống của Việt Nam, khi khả năng có đủ sức và việc có thể mua được công nghệ sản xuất phổ biến và sự cải thiện cơ sở hạ tầng một cách đáng kể đã tạo điều kiện cho sự gia tăng chung về tính đa dạng, chất lượng và sản lượng sản phẩm sữa được sản xuất tại Việt Nam. Tổng doanh số bán mặt hàng sữa tại Việt Nam 2003 – 2007 (Triệu USD). Sự tăng trưởng mạnh của nhu cầu về sản phẩm sữa được mong đợi là còn tiếp tục trên đà tăng trưởng mạnh của GDP, sự gia tăng dân số nội thành với thu nhập để lại được tăng lên và sự quan tâm ngày càng cao của người tiêu dùng về các lợi ích sức khỏe của sản phẩm sữa. Euromonitor International ước tính rằng tổng giá trị tiêu thụ sản phẩm sữa hàng năm tại Việt Nam tăng từ 1.332 triệu USD năm 2007 lên khoảng 1.902 triệu Đô la Mỹ vào năm 2011. Những yếu tố này sẽ đóng góp vào sự gia tăng đáng kể mức tiêu dùng sữa trên bình quân đầu người vốn còn rất thấp của Việt Nam so với các nước phương tây. Biểu đồ dưới đây thể hiện mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người so với Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ từ năm 2003 đến năm 2007. 1.2. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (công ty sữa Vinamilk) Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Công ty hoặc Vinamilk), Nhà sản xuất sữa hàng đầu ở Việt Nam, tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa vào năm 2003. Từ ngày 19/01/2006, cổ phiếu của Công ty được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Đến ngày 10/10/2007, giá trị thị trường của Công ty lên đến 33.000 tỷ đồng, cao nhất trong 117 công ty niêm yết. Cơ cấu sở hữu của Vinamilk vào ngày 31/12/2006 gồm: Nhà nước 50,01%, cổ đông nước ngoài 39,46%, các cổ đông khác trong nước 10,53%. Hoạt động kinh doanh chính của Vinamilk là sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác; kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị, phụ tùng, vật tư, hóa chất nguyên liệu, bất động sản, nhà kho, bến bãi, vận tải hàng bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa, phòng khám đa khoa; sản xuất và mua bán rượu bia, đồ uống thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang - xay - phin - hòa tan, bao bì, sản phẩm nhựa. Ngoài hoạt động chính là kinh doanh các sản phẩm từ sữa, hiện tại Vinamilk đang mở rộng hoạt động vào các lĩnh vực mới như kinh doanh bất động sản, sản xuất cà phê, nước uống tinh khiết, sản xuất bia... Đồng thời, Công ty cũng tăng cường đầu tư góp vốn vào các công ty có uy tín như Công ty chứng khoán Sài Gòn, Công ty dầu thực vật, Công ty Đường Biên Hòa, Quỹ đầu tư chứng khoán VF1, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình… Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng. Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ. + Tầm nhìn Vinamilk sẽ tập trung mọi nguồn lực để trở thành công ty sữa và thực phẩm có lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh và bền vững nhất tại thị trường Việt Nam bằng chiến lược xây dựng các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh dài hạn. + Sứ mệnh Vinamilk không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm, mở rộng lãnh thổ phân phối nhằm duy trì vị trí dẫn đầu bền vững trên thị trường nội địa và tối đa hóa lợi ích của cổ đông Công ty. + Triết lý kinh doanh Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. + Chính sách chất lượng: Chính sách chất lượng của công ty sữa Vinamilk: Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định. + Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau: • Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới; • Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn; • Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau; • Xây dựng thương hiệu. • Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp. • Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy. + Lợi thế cạnh tranh: Công ty tin rằng thành công đến nay và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai là nhờ sự phối hợp của các thế mạnh dưới đây: • Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt. • Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh. • Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp. • Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy. • Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường. • Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững. + Các sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty như sau: 1976: Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. 1978: Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. 1988: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. 1991: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam. 1992: Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa. 1994: Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. 2003: Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. * Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. * Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe. * Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. Sản phẩm và thương hiệu Vinamilk của chúng tôi đã đạt được nhiều danh hiệu quý giá. Sau đây là một số danh hiệu tiêu biểu: Thời gian Danh hiệu Cơ quan trao tặng 1985 Huân chương Lao động Hạng III Chủ tịch nước 1991 Huân chương Lao động Hạng II Chủ tịch nước 1996 Huân chương Lao động Hạng I Chủ tịch nước 2000 Anh Hùng Lao động Chủ tịch nước 2001 Huân chương Lao động Hạng III cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Thống Nhất, Trường Thọ Chủ tịch nước 2005 Huân chương Độc lập Hạng III cho Công ty Chủ tịch nước 2005 Huân chương Lao động Hạng III cho nhà máy Sữa HN Chủ tịch nước 2006 Huân chương Lao động Hạng II cho 3 nhà máy thành viên VNM: Dielac, Thống Nhất, Trường Thọ Chủ tịch nước 2006 Được tôn vinh và đoạt giải thưởng của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO WIPO 2006 “Siêu Cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín Hiệp hội sở hữu trí tuệ & DN vừa và nhỏ Việt Nam 1991 - 2005 Liên tục nhận cờ luân lưu là "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Ngành CN VN" Chính Phủ 1995 - 2007 Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao” Báo Sài Gòn tiếp thị Để ghi nhận sự đóng góp đối với sự phát triển của ngành công nghiệp sữa và sự phát triển kinh tế của Việt Nam, Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT đã được trao tặng các danh hiệu cao quý sau đây: Thời gian Danh hiệu Cơ quan trao tặng 2001 Huân chương Lao động Hạng II Chủ tịch nước 2005 Giải Nhất Sáng Tạo năm 2004 Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới 2005 Anh Hùng Lao động Chủ tịch nước 2006 Huân chương Lao động Hạng I Chủ tịch nước 2. Đánh giá hoạt động đầu tư của Vinamilk 2.1. Đánh giá thông qua nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 2.1.1. Đầu tư vào tài sản cố định Kể từ khi được thành lập vào năm 2003 đến nay, công ty cổ phần sữa Việt Nam luôn luôn được biết đến không chỉ bởi các sản phẩm nổi tiếng như: sữa chua Vinamilk, sữa tươi 100%... mà còn bởi một hệ thống cơ sở hạ tầng rất quy mô và hiện đại bao gồm trụ sở, các chi nhánh và rất nhiều nhà máy trên khắp cả nước… Có được điều này là do ban lãnh đạo công ty đã rất quan tâm đến việc đầu tư vào tài sản cố định mà trước hết phải kể đến ở đây là nhà xưởng. Thật vậy, sau khi được thành lập, Vinamilk đã không ngừng thực hiện cải tạo và xây mới thêm rất nhiều nhà máy như: Nhà máy sữa Sài Gòn (Khu CN Tân Thới Hiệp, Q12 TP.HCM), Nhà máy sữa Hà Nội (Xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội), Nhà máy sữa Cần Thơ (Khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ), Nhà máy sữa Thống Nhất (Số 12 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, TP.HCM), Nhà máy sữa Trường Thọ (Số 32 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, TP.HCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24997.doc
Tài liệu liên quan