Đề tài Đánh giá kết quả tổ chức hạch toán kế toán tại công ty dược liệu trung ương I

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 1

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 1

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 6

III. ĐẶC ĐIỂM QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM. 8

IV. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 14

I. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 14

II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 16

1. Tổ chức hạch toán yếu tố vật tư 18

2. Tổ chức hạch toán tài sản cố định 22

3. Tổ chức hạch toán kế toán lao động và tiền lương 23

4. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và thành phẩm, hàng hoá 24

5. Tổ chức hạch toán thanh toán 28

6. Tổ chức hạch toán tiêu thụ 30

7. Tổ chức hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng 32

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 34

I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 34

II. NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ 37

III. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 39

 

doc40 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả tổ chức hạch toán kế toán tại công ty dược liệu trung ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lại chuyển sang tổ đóng gói. Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm (giai đoạn cuối cùng):khi thành viên và thành vỉ được chuyển về tổ đóng gói. Tổ kỹ thuật viên bắt đầu kiểm nghiệm bán thành phẩm, khi thành phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo sẽ tiến hành công việc đóng gói. Sau khi hoàn thành công việc đóng gói cùng với phiếu kiểm nghiệm chuyển lên kho và nhập vào kho của công ty. Qua đó ta thấy quy trình sản xuất thuốc viên là quy trình giản đơn và chế biến kiểu liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, thuộc loại hình khối lượng lớn (theo từng lô) trên dây chuyền sản xuất. Tại những thời gian nhất định chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định. Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật sản xuất và công thức pha chế riêng. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu và các loại dược tá đi kèm vào công thức sản xuất đó. Nguyên vật liệu Xay, rây Pha chế Sấy khô Kiểm nghiệm t. phẩm đóng gói t. phẩm Nhập kho t.phẩm Kiểm nghiệm bán t.phẩm Dập viên ép vỉ SƠ ĐỒ2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC VIÊN CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Nguyên vật liệu Xử lý Chiết xuất Cô đặc Tinh chế Sấy khô Kiểm nghiệp Đóng gói thành phẩm Nhập kho thành phẩm SƠ ĐỒ 3:SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT HOÁ CHẤT TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I. Nguyên vật liệu Thái , xay Làm ẩm, ủ Rút dịch Pha chế Kiểm nghiệm Kiểm tra đóng gói Giao nhập thành phẩm SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỔ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢI SÂM BỔ TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Kết quả mỗi quy trình công nghệ có thể xác định được giá trị bằng cách kiểm kê những hộp, những kiện thành phẩm và quy trình công nghệ càng giảm chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt thì chứng tỏ công tác tổ chức sản xuất quy trình công nghệ đó tốt. IV- ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Ngoài việc đầu tư mở rộng sản xuất, công ty luôn chú trọng mở rộng thị trường kinh doanh, coi đó là thành tố thứ hai của quá trình sản xuất do đó thị trường kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú, công ty không những mở rộng thị trường trong nước mà còn mở rộng thị trường quốc tế. Hiện nay công ty đã hình thành mạng lưới phân phối trên địa bàn nhiều tỉnh và khu vực, quan hệ với 25 nước và nhiều công ty lớn trên thế giới. Một số doanh nghiệp tiêu biểu đang quan hệ chặt chẽ với công ty như: nisshoi wai, nomura (Nhật), tenamyd (Canada), euroke ( Đan mạch) sinopharm(Trung quốc), medipharm, rhodia, rhonepoulenc ( Pháp), mega, cadila, isshanm core, ranbax (ấn độ), vpimex (Lào), samsung, kolon, cheiljedang, joulgin, lg(Hàn quốc), helm( Đức), bankangpharma( Bungar) và nhiều công ty khác. Đã thành lập chi nhánh công ty tại nhiều địa phương trong nước và mở rộng văn phòng đại diện ở nước ngoài để tăng cường kinh doanh xuất nhập khẩu. Tất cả những việc làm trên đã từng bước đưa công ty phát triển vượt bậc. Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu sau đây: STT Chỉ tiêu Đ.vị Năm2001 Năm2002 So sánh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Vốn cố định Vốn lưu động Số lao động Tổng d.số t.thụ Số nộp ng.sách Ln sau thuế T.nhập/1 cnv L nhuận/d. thu Lợi nhuân/vốn 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 8587723 92683178 256 1900791873271616 552195 1052 0.0029 0.0059 10727254 102856062 312 294153627 6467232 748477 1172 0.0025 0.00727 129,43% 110,97% 121.87% 154,75% 197,68% 135055% 111,04% PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I I- TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, xuất phát từ điều kiện và trình độ quản lý, Công ty Dược liệu Trung ương I tổ chức bộ máy kế toán, theo hình thức tập trung và hạch toán độc lập. Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc công ty và toàn bộ nhân viên kế toán được đặt dưới sự quản lý của Kế toán trưởng. Hiện nay phòng kế toán của công ty có 17 nhân viên kế toán, được phân chia thành các nhóm các tổ . Mỗi tổ, bộ phận đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa các bộ phận có mối quan hệ khăng khít với nhau bổ trợ cho nhau giúp cho cả bộ máy kế toán hoạt động đều đặn , phục vụ kịp thời cho công tác quản lý của công ty. Các kế toán viên có nhiệm vụ cụ thể như sau: Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: Bao quát toàn bộ công tác hạch toán kế toán tại công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện đúng hai chức năng cơ bản của kế toán là: thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh; điều hành và kiểm tra hoạt động của bộ máy kế toán; chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của công ty . Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng:làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bảng kê, nhật ký, sổ cái. Hàng tháng, quý, hàng năm lên các biểu quyết toán. Tổ kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội và khấu hao tài sản cố định: hàng tháng có nhiệm vụ lập các bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương, lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tượng sử dụng. Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: theo dõi lượng tiền vốn hiện có trong công ty , thanh toán với nhà cung cấp và theo dõi tình hình trả nợ, vay ngân hàng cũng như các đơn vị khác. Tổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, hạch toán chi tiết các chi phí đó và tính giá thực tế thành phẩm nhập xuất tồn kho. Cuối mỗi tháng kế toán các phân xưởng phải quyết toán với công ty về chi phí tiêu hao sản xuất sản phẩm và xác định giá bán sản phẩm. Kế toán tiêu thụ thành phẩm : căn cứ vào các chứng từ, các hoá đơn nhập, xuất kế toán theo dõi chi tiết từng loại thành phẩm, quá trình tiêu thụ thành phẩm; xác định kết quả kinh doanh. Kế toán nguyên vật liệu và cung cấp công cụ dụng cụ: có nhiệm vụ theo dõi số lượng, chất lượng, trị giá vật tư, công cụ dụng cụ có trong kho, mua vào xuất ra, sử dụng, tính, phân bổ chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ vào giá thành, phát hiện vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, thiếu ứ đọng,kém phẩm chất, định kỳ kiểm tra theo chế độ. Theo dõi sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều được ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và theo trình tự thời gian. Hiện nay, công ty đã trang bị hệ thống máy tính cho phòng kế toán, mỗi nhân viên được sử dụng riêng một máy đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời , chính xác. Tổ chức bộ máy kế toán được khái quát bởi sơ đồ sau: Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng) Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng) Kế toán các kho hàng, cửa hàng Kế toán tiêu thụ sp và công nợ Kế toán NVL và cung cấp ccdc Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán phân xưởng và tính giá thành Kế toán tiền lương, BHXH, KH TSCĐ SƠ ĐỒ 5: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở CÔNG TY DƯỢC LIỆUTW I II- TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Là một đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nên Công ty chọn hình thức Nhật ký chứng từ (NKCT )để ghi sổ kế toán và áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là hình thức sổ kế toán được xây dựng trên cơ sở sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, công việc được thực hiện đều ở các khâu trong kỳ kế toán. Vì vậy nó đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác. Và để theo kịp sự phát triển của thế giới, để đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, tăng năng suất làm việc cho các kế toán viên công ty áp dụng kế toán máy và lắp đặt cho mỗi nhân viên một máy. Hệ thống tài khoản: Theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính và quyết định 167/TC/CĐKT ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính sửa đổi bổ sung, công ty đã lựa chọn và xây dựng hệ thống tài khoản kế toán thích hợp. Những tài khoản kế toán này bao gồm các tài khoản tổng hợp, các tài khoản kế toán chi tiết để phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế trong đơn vị. Về công tác kế toán và nội dung phản ánh trên tài khoản luôn tuân theo những quy định và hướng dẫn của Bộ tài chính. Hệ thống sổ sách kế toán đơn vị sử dụng bao gồm: + Nhật ký chứng từ, Bảng kê, sổ cái, Sổ hoặc thẻ chi tiết,Bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả kinh doanh,Thuyết minh báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ được thực hiện như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, lấy số liệu trực tiếp vào các nhật ký chứng từ, sổ kế toán chi tiết và các bảng phân bổ có liên quan. Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, các sổ chi tiết thì cuối tháng tổng hợp số liệu từ các bảng kê, các sổ chi tiết để vào sổ. Cuối tháng, khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ và lấy số liệu tổng cộng để vào sổ cái, khoá sổ, cộng số liệu trên sổ chi tiết và lấy số liệu tổng hợp để vào bảng tổng hợp chi tiết. Cuối tháng, khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái, bảng tổng hợp và sau khi đối chiếu số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, lấy số liệu tổng cộng trên các sổ nhật ký chung, sổ cái, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính lập theo tháng chỉ nhằm mục đích là để theo dõi tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng. Còn cuối mỗi quí lập các báo cáo tài chính để gửi cho các cơ quan cấp trên và cơ quan thuế. BÁO CÁO KẾ TOÁN Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Sổ/thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng kê Chứng từ gốc và các bảng phânbổ Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu SƠ ĐỒ 6: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Để hiểu rõ hơn nữa về công tác tổ chức hạch toán tại công ty chúng ta cần đi sâu vào nghiên cứu các phần hành cụ thể : 1. Tổ chức hạch toán yếu tố vật tư Là một đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô lớn, do đó vật tư là một yếu tố quan trọng. Những thông tin về giá vật tư nhập, xuât, tồn theo giá thị trường, định mức tiêu hao, định mức tồn kho nó ảnh hưởng rất lớn đến kế qủa kinh sản xuất của công ty. Cuối mỗi tháng phòng kinh doanh tiến hành lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ và kế hoạch mua sắm cho tháng sau. Đến tháng sau cán bộ thu mua, các phân xưởng căn cứ vào các bản kế hoạch đó tiến hành mua và sản xuất. Phòng kinh doanh sẽ lập phiếu nhập kho, xuất kho. Các phiếu này được lập thanh 3 liên: liên 1: lưu tại phòng kinh doanh liên 2: giao cho người nhập hoặc là người xin xuất liên 3: giao cho thủ kho, sau đó thủ kho giao lại cho kế toán. Trên cơ sở phiếu nhập, xuất kho thủ tiến hành xuất kho và định kỳ 3-5 ngày giao lại phiếu nhập kho, xuất kho cho kế toán để định khoản và ghi sổ (giá xuất vật tư kế toán áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh). Để hạch toán chi tiết kế toán áp dụng phương pháp sổ số dư. Tại kho: Hàng ngày, sau khi nhận được chứng từ, thủ kho vào thẻ kho. Sau đó, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng loại vật tư quy định và lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các loại chứng từ nhập xuất vật tư. Cuối tháng, thủ kho phải ghi số lượng phải ghi số lượng tồn kho của từng loại vật tư vào Bảng tổng hợp tồn kho ( Sổ số dư) rồi chuyển bảng này cho kế toán kiểm tra và tính thành tiền. Tại phòng kế toán: Định kỳ, sau khi nhận được chứng từ, kế toán lập các bảng kế hoá đơn nhập kho và bảng kê hoá đơn xuất kho. Sau đó, lấy số liệu trên các bảng kế hoá đơn nhập và xuất để ghi về mặt giá trị vào bảng kê luỹ kế nhập xuất tồn vật tư. Cuối tháng, kế toán tính ra số tồn cuối tháng cho tứng loại vật tư về mặt giá trị trên bảng luỹ kế nhập xuất tồn. Đồng thời, tính ra số tồn về mặt giá trị trên bảng tổng hợp tồn kho do thủ kho chuyển đến và đối chiếu với bảng kê luỹ kế nhập xuất tồn. Quy trình tổ chức hạch toán chi tiết được khái quát bằng sơ đồ sau: Bảng kê hoá đơn nhập Bảng kê hoá đơn xuất Bảng tổng hợp tồn kho Kt tổng hợp Bảng kê luỹ kế n- x- t Thẻ kho Phiếu n.kho Phiếu x.kho Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu SƠ ĐỒ 7: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT TƯ TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Đồng thời với việc ghi sổ chi tiết, kế toán tiến hành vào sổ tổng hợp. Hàng ngay căn cứ vào các chứng từ gốc nhập xuất vật tư (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật tư) kế toán hàng tồn kho tiến hành vào sổ Nhật ký chứng từ số 1 ( TK 111 theo dõi mua bằng tiền mặt) số 2 (TK 112- theo dõi nhập mua vật tư bằng tiền gửi ngân hàng)số 4 (TK 311- theo dõi hàng nhập mua bằng tiền vay), sổ chi tiết 331 ( theo dõi hàng nhập mua chịu) và bảng phân bổ số 2 ( tính giá xuất vật tư). Cuối tháng, tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết 331 và lấy số liệu tổng hợp vào sổ Nhật ký chứng từ số 5 (TK 331) . Trên cơ sở số liệu từ sổ Nhật ký chứng từ số 5, kế toán vật từ lập bảng phân bổ số 2. Căn cứ vào số liệu tổng hợp trên bảng phân bổ số 2 kế toán vật tư vào sổ Nhật ký chứng từ số 7. Sau khi lập bảng phân bổ số 2, các sổ Nhật ký chứng từ liên quan, cuối tháng kế toán vật tư chuyển toàn bộ vật tư cho kế toán tổng hợp để lên tổng hợp các tài khoản 152, 153 và vào sổ cái các tài khoản này. Sau đó kế toán tổng hơp sẽ lập báo cáo tài chính (với mục đích là để xác định kế quả sản xuất kinh doanh, và tình hình tài chính của công ty ). Cuối mỗi quý lập báo cáo kế toánđể gửi cho các cơ quan cấp trên và cơ quan thuế. c.từ gốc vật tư Nhật ký chung TK11,112,311 Sổ chi tiết331 Bảng phân bổ số2 Nhật ký chứng từ số 5 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái tk152, 153 BÁO CÁO KẾ TOÁN Trình tự ghi sổ được khái quát bằng sơ đồ sau: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng SƠ ĐỒ 8: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT TƯ TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 2. Tổ chức hạch toán tài sản cố định Khi có nhu cầu mua sắm thêm, thanh lý hay nhượng bán hay sửa chữa lớn. Ban giám đốc sẽ ra quyết định và thành lập Hội đồng giao nhận (bao gồm bên giao, bên nhận), Hội đồng thanh lý (với trường hợp thanh lý, nhượng bán) . Sau khi tiến hành giao nhận , Hội đồng sẽ lập các biên bản như: Biên bản giao nhận TSCĐ (trường hợp mua sắm TSCĐ), Biên bản thanh lý, nhượng bán ( trong trường hợp nhượng bán TSCĐ), Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. Do nghiệp vụ về TSCĐ xảy ra ít cho nên hàng ngày kế toán TSCĐ chỉ tập hợp chứng từ và lập bảng phân bổ khấu hao (kế toán áp dụng phương pháp sổ dư giảm dần để tính khấu hao TSCĐ). Đến cuối tháng cắn cứ vào các chứng từ gốc đó và bảng phân bổ khấu hao tiến hành vào sổ chi tiết TSCĐ (kế toán không lập thẻ TSCĐ mà chỉ mở sổ chi tiết trong đó theo dõi luôn cả nước sản xuất , năm sản xuất và năm đưa vào sử dụng) và vào sổ Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5( theo dõi mua sắm TSCĐ) Nhật ký chứng từ số 9, Nhật ký chứng từ số 7 (TK 214). Trên cơ sở số liệu tổng hợp tử sổ Nhật ký chứng từ liên quan kế toán tài sản cố định vào sổ cái TK211, 214. Sau đó chuyển toàn bộ sổ sách cho kế toán tổng hợp để lập Báo cáo kế toán. Quy trình tổ chức hạch toán TSCĐ được khái quát bằng sơ đồ sau: Chứng từ ­,¯ và bảng p.bổ số 3 Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4 ,5 Nhật ký chứng từ số 9 Nhậtký chứng từ số 7 Sổ chi tiết TSCĐ Sổ cái TK211,214 Báo cáo kế toán Bảng TH chi tiết TSCD Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng SƠ ĐỒ 9: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 3. Tổ chức hạch toán kế toán lao động và tiền lương Hàng ngày, các phòng, các phân xưởng sử dụng bảng chấm công để theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty. Cuối tháng, các phòng, các phân xưởng nộp bảng chấm công cho phòng kế toán để tính lương. Trên cơ sơ Bảng chấm công và hệ thống mức giá do phòng tổ chức giao cho để tính lương và lập Bảng thanh toán tiền lương. Sau đó kế toán giao lại bảng thanh toán tiền lương cho các phòng, các phân xưởng và kế toán thanh toán lập phiếu chi để chi lương. Công việc thanh toán tiền lương được chia làm hai lần ( đầu tháng và giữa tháng). Để theo dõi việc thanh toán lương công ty sử dụng bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội và các chứng từ chi tiền. Các chứng từ về lao động tiền lương không được lưu lại phòng kế toán vì chỉ dùng làm cơ sở để tính lương,các chứng từ này sau đó phài trả lại phòng tổ chức. Cuối tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ lao động, tiền lương và các chứng từ thanh toán tiến hành vào sổ Nhật ký chứng từ số 1 (TK111- theo dõi tình hình thanh toán tiền lương bằng tiền mặt) số 2 (TK 112-theo dõi tình hình thanh toán tiền lương bằng tiền gửi ngân hàng) bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội và sổ chi tiết TK334, 338. Căn cứ vào số liệu tổng hợp trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán tiền lương tiến hành vào sổ Nhật ký chứng từ số 7. Trên cơ sở số liệu tổng hợp từ sổ Nhật chứng từ số 7 kế toán vào sổ cái tk 334, 338. Sau đó chuyển toàn bộ sổ sách cho kế toán tổng hợp để lập Báo cáo kế toán. Quy trình tổ chức hạch toán tiền lương được khái quát bởi sơ đồ sau: Nhật ký chung TK621,627,641 Bảng TH chi tiét Sổ chi tiết TK334,338 Báo cáo kế toán Sổ cái tk 334,338 Bảng phân bổ số 1 Chứng từ lao động, tiền lương và t.toán Nhật ký chứng từ số 7 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng SƠ ĐỒ 10: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 4. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và thành phẩm, hàng hoá ©. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất Hàng ngày khi xảy ra các nghiệp vụ liên quan đến công việc sản xuất, thì kế toán các phần hành liên quan sẽ tập hợp trên các bảng phân bổ: như bảng phân bổ số 1, 2, 3. Cuối tháng giao cho kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và tính giá thành(kế toán áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành phẩm). Khi nhận được các chứng từ gốc về chi phí (hoá đơn dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác bằng tiền) và các bảng phân bổ số 1, 2, 3 do các kế toán khác chuyển sang, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến hành vào sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154, 641, 642, lập thẻ tính giá thành và vào sổ Nhật ký chứng từ số 7. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu tổng hợp từ sổ Nhật ký chứng từ có liên quan và thẻ tính giá thành, kế toán vào sổ cái các TK 621, 622, 627, 154, 641, 642. Sau khi vào các sổ cái 621, 622, 627, 154, 641, 642, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành giao sổ sách cho kế toán tổng hợp lập Báo cáo kế toán. Quy trình tổ chức hạch toán được khái quát bằng sơ đồ sau: Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ 1,2,3 Thẻ tính giá thành Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK621, 622, 627, 154, 641, 642 Báo cáo kế toán Sổ chi tiết TK621, 622, 627, 154 Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng SƠ ĐỒ 11: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I © Tổ chức hạch toán thành phẩm, hàng hoá Nghiệp vụ kho hàng hoá, thành phẩm bao gồm : nhập thành phẩm từ sản xuất , nhập kho hàng nhập khẩu, nhập kho hàng mua nội địa hoặc là hàng bán trả lại. Xuất kho bao gồm: xuất bán, xuất vận chuyển nội bộ( tới các cửa hàng), xuất kho xuất khẩu. Khi có nhu cầu nhập, xuất kho hàng hoá, thành phẩm. Cán bộ phòng kinh doanh tiến hành lập phiếu nhập, xuất kho thành phẩm, phiếu này được lập thành 3 liên: Liên 1: giữ lại phòng kinh doanh Liên 2: giao cho người nhập, nhận hàng hoá, thành phẩm Liên 3: giao cho thủ kho, sau đó thủ kho giao cho kế toán Trên cơ sở phiếu nhập, xuất kho thủ kho tiến hành xuất nhập kho và định kỳ 3- 5 ngày giao lại phiếu nhập xuất kho cho kế toán định khoản và ghi sổ( kế toán dùng phương pháp giá thực tế đích danh để tính giá xuất thành phẩm, hàng hoá). Để hạch toán chi tiết thành phẩm và hàng hoá, kế toán áp dụng phương pháp sổ số dư: Tại kho: hàng ngày, sau khi nhận được chứng từ, thủ kho vào thẻ kho. Sau đó, thủ kho tiến hành tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng loại hàng hoá, thành phẩm quy định lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập xuất hàng hoá, thành phẩm. Cuối tháng, thủ kho phải ghi số lượng hàng hoá, thành phẩm tồn kho theo từng loại hàng hoá, thành phẩm vào Bảng tổng hợp tồn kho (Sổ số dư), rồi chuyển bảng này cho kế toán kiểm tra và tính thành tiền. Tại phòng kế toán: định kỳ, sau khi nhận được chứng từ, kế toán lập các Bảng kê hoá đơn nhập kho và Bảng kê hoá đơn xuất kho. Sau đó, lấy số liệu trên các Bảng kê hoá đơn nhập, Bảng kê hoá đơn xuất để ghi vào Bảng kê luỹ kế nhập xuất tồn chi tiêu giá trị. Cuối tháng, kế toán tính ra số tồn cuối tháng cho từng loại hàng hoá, thành phẩm về mặt giá trên Bảng kê luỹ kế nhập xuất tồn. Đồng thời, tính ra số tồn về mặt giá trị trên Bảng tổng hợp tồn kho do thủ kho chuyển lên và đối chiếu với Bảng kê luỹ kế nhập xuất tồn. Quy trình hạch toán chi tiết được khái quát bằng sơ đồ sau: Bảng kê hoá đơn nhập Bảng kê luỹ kế nhập- xuất-tồn Bảng kê hoá đơn xuất Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuât kho Bảng tổng hơp tồn kho Kế toán tổng hợp Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu SƠ ĐỒ 12: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI TIẾT THÀNH PHẨM, HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I Cùng với việc hạch toán chi tiết, kế toán tiến hành vào sổ tổng hợp. Trên cơ sở căn cứ vào chứng tử gốc nhập, xuất thành phẩm, hàng hoá (phiếu nhập, xuất kho).. hàng ngày kế toán tiến hành vào Bảng kê số 4 (theo dõi nhập xuất thành phẩm hàng hoá TK156- khi nhập kho thành phẩm kế toán không sử dụng TK155 mà sử dụng luôn TK 156). Cuối tháng tổng hợp số liệu trên Bảng kê só 4, lấy số liệu tổng hợp vào sổ Nhật ký chứng từ số 8. Trên cơ sở số liệu tổng hợp từ sổ Nhật ký chứng từ số 8 kế toán HTK vào sổ cái TK 156, 632. Sau đó chuyển toàn bộ sổ sách cho Kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán (để theo dõi tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh). Quy trình tổ chức hạch toán tổng hợp tp, hh được khái quát bằng sơ đồ sau: Chứng từ gốc về nhập, xuất tp, hh Nhật ký chứng từ số8 (tk 156, 632) Sổ cái Tk 156, 632 Báo cáo kế toán Bảng kê 4 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng SƠ ĐỒ 13: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TỔNG HỢP THÀNH PHẨM, HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 5-tổ chức hạch toán thanh toán © tổ chức hạch toán thanh toán với khách hàng Khách hàng sau khi làm thủ tục mua hàng tại kế toán tiêu thụ trên cơ sở hoá đơn GTGT , khách hàng sẽ làm thủ tục nộp tiền tại kế toán thanh toán . Kế toán thanh toán trên cơ sở kiểm tra hoá đơn GTGT, tiến hành lập phiếu thu (lập thành 3 liên) : Liên 1: lưu tại quyển Liên 2: giao cho người nộp Liên 3: dùng để luân chuyển Trên cơ sở đó thủ quỹ tiến hành thu tiền, ghi sổ quỹ và cuối ngày lập báo cáo quỹ, giao cho kế toán kèm theo chứng từ gốc. Hàng ngày khi phát sinh nghiệp vụ thanh toán với khách hàng , kế toán thanh toán căn cứ vào các chứng từ gốc về bán hàng (hóa đơn GTGT) và thanh toán (phiếu thu) vào sổ chi tiết TK 131. Đến cuối tháng, tổng cộng số liệu trên sổ chi tiết TK131, lấy số liệu tổng cộng vào sổ Nhật ký chứng từ số 8 (TK 131). Sau đó căn cứ vào số liệu tổng hợp từ sổ Nhật ký chứng từ số 8 kế toán thanh toán vào sổ cái TK131. Sau khi vào sổ cái kế toán thanh toán giao toàn bộ sổ sách cho Kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán (báo cáo kế toán lập cuối mỗi tháng chỉ dùng để phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, còn báo cáo tài chính quý dùng để gửi cho cơ quan cấp trên và cơ quan thuế). Quy trình tổ chức hạch toán kế toán thanh toán với khách hàng được khái quát bằng sơ đồ sau: Chứng từ gốc về bán hàng và thanh toán Sổ chi tiết TK 131 Nhật ký chứng từ số 8 (tk131) Sổ cái TK 131 Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng SƠ ĐỒ 14: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN T.T VỚI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I © Tổ chức hạch toán thanh toán với nhà cung cấp Căn cứ vào hoá đơn mua hàng (hoá đơn GTGT, hoá đơn thông thường, hợp đồng cung cấp dịch vụ) người nhận tiền lập phiếu yêu cầu chi tiền hoặc giấy đề nghị tạm ứng. Căn cứ vào đó kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu chi (lập thành 3 liên): Liên 1: lưu tại quyển Liên 2: giao cho người nhận Liên 3: dùng để luân chuyển trên cơ sở phiếu chi thủ quỹ chi tiền đồng thời ghi sổ quỹ và cuối ngày lập báo cáo quỹ kèm theo chứng từ gốc giao cho kế toán. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc về công nợ (hoá đơn mua hàng, hợp đồng cung cấp dịch vụ) về thanh toán (phiếu chi tiền mặt, séc chuyển khoản, chi bằng tạm ứng) kế toán thanh toán tiến hành vào sổ chi tiết TK331. Cuối tháng, trên cơ sở số liệu tổng hợp trên sổ chi tiết TK331, kế toán thanh toán vào sổ Nhật ký chứng từ số 5. Sau đó khoá sổ, tổng hợp số liệu trên sổ Nhật ký chứng từ số 5 và lấy số liệu tổng hợp vào sổ cái TK331. Sau khi vào sổ cái TK331 kế toán thanh toán giao toàn bộ sổ sách cho Kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính. Quy trình tổ chức hạch toán thanh toán với khách hàng được khái quát bằng sơ đồ sau: Chứng từ gốc về công nợ và t.toán Sổ chi tiết TK331 Nhật ký chứng từ số 5 Sổ cái TK331 Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng SƠ ĐỒ 15: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN THANH TOÁN VỚI NHÀ CUNG CẤP TẠI CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG I 6- Tổ chức hạch toán tiêu thụ Khách hàng thông qua các hợp đồng cam kết, hợp đồng mua bán đề nghị được mua hàng hoá, thành phẩm của công ty. Trên cơ sở đó, kế toán tiêu thụ lập hoá đơn GTGT (hoá đơn được lập thành 3 liên): Liên 1: lưu tại quyển Liên 2: giao cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBKT1156.doc
Tài liệu liên quan