Đề tài Đánh giá khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú dịch vụ của các khách sạn liên doanh trên địa bàn thủ dô Hà Nội

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ 3

1.1. KINH DOANH DU LỊCH. 3

1.1.1. Khái niệm du lịch và kinh doanh du lịch. 3

1.1.2. Các nội dung kinh doanh du lịch. 4

1.2. KHÁCH SẠN VÀ KINH DOANH KHÁCH SẠN. 7

1.2.1. Khái niệm và các loại cơ sở kinh doanh khách sạn. 7

1.2.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn. 9

1.2.3. Các hình thức sở hữu quản lý khách sạn. 11

1.2.4. Cơ sở hình thành và lịch sử phát triển của ngành kinh doanh khách sạn. 12

1.2.5. Thị trường kinh doanh khách sạn. 14

1.3. ĐÁNH GIÁ CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN. 15

1.3.1. Đặc điểm của cung dịch vụ lưu trú. 15

1.3.2. Sự cần thiết đánh giá cung ứng lưu trú. 16

1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến cung 17

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá. 19

I.4. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ Ở VIỆT NAM. 20

CHƯƠNG 2: 21

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN LIÊN DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. 21

2.1 TÌNH HÌNH KINH DOANH LƯU TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. 21

2.1.1. Các điều kiện kinh doanh. 21

2.1.2 Tình hình kinh doanh du lịch Hà Nội trong những năm qua. 26

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN LIÊN DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. 29

2.2.1. Vai trò của kinh doanh khách sạn trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Hà Nội. 29

2.2.2. Vị trí và vai trò của khách sạn liên doanh trong hệ thống khách sạn ở Hà Nội. 30

2.2.3.Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú ở Hà Nội. 32

2.2.4. Quan hệ cung cầu dịch vụ lưu trú của khách sạn liên doanh trên thị trường: 34

2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN LIÊN DOANH. 34

2.3.1. Đánh giá theo các chỉ tiêu: 34

2.3.2. Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú của một số khách sạn liên doanh. 35

2.3.2.1. Khách sạn Melia Hà Nội. 35

2.3.2.2. Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội: 38

2.3.2.3. Khách sạn Hà Nội Horison: 40

2.3.3. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động kinh doanh của các khách sạn liên doanh. 42

Chương 3: 44

Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn liên doanh ở hà nội 44

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 44

3.1.1. Phương hướng mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020. 44

3.1.2. Mục tiêu phát triển của hệ thống khách sạn ở Hà Nội từ nay đến năm 2020. 45

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ KHẢ NĂNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN LIÊN DOANH CỦA HÀ NỘI. 46

3.2.1. Những giải pháp ở tầm vĩ mô. 46

3.2.1.1. Tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật quản lý khách sạn: 46

3.2.1.2. Mở rộng thị trường khách. 47

3.2.1.3. Tăng cường quản lý Nhà nước về khách sạn. 48

3.2.1.4. Tăng cường công tác khuyếch trương quảng bá. 49

3.2.1.5. Huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ lưu trú: 51

3.2.1.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch và đẩy mạnh giáo dục du lịch toàn dân. 51

3.2.2. Những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn liên doanh. 54

3.3.3. Một số giải pháp với một số khách sạn liên doanh: 59

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 7334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú dịch vụ của các khách sạn liên doanh trên địa bàn thủ dô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lịch đến khách sạn đó. Sự đa dạng của các dịch vụ bổ sung sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của khách sạn đó trên thị trường. Các dịch vụ bổ sung trong khách sạn liên doanh ở Hà nội có 4 loại: + Dịch vụ đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hàng ngày: giặt là, thông tin, báo chí.... + Dịch vụ nâng cao nhận thức của khách: triển lãm, hoà nhạc, mở các phòng tranh.... + Dịch vụ nâng cao tiện nghi sinh hoạt của khách, trang thiết bị trong phòng rất hiện đại. + Dịch vụ cao cấp đáp ứng nhu cầu của khách có khả năng thanh toán cao: dịch vụ hướng dẫn riêng, cho thuê các dụng cụ thể thao, thuê người thanh toán riêng.... Với tiềm lực của mình các khách sạn liên doanh ở Hà nội đã khai thác một cách có hiệu quả các dịch vụ bổ sung để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. 2.1.2 Tình hình kinh doanh du lịch Hà Nội trong những năm qua. “ Hà nội không lộng lẫy như nhiều thủ đô trên thế giới mà mang vẻ thâm trầm của bề dày lịch sử và chiều sâu văn hoá” (trích phỏng vấn du khách quốc tế - tuần báo Du lịch ngày 16/03/2001). Có lẽ chính bề dày lịch sử và chiều sâu văn hoá đã khẳng định vẻ đẹp của du lịch Thủ đô, tạo sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch đến Hà nội. Cùng với sự khởi sắc của toàn nghành, du lịch Thủ đô trong thời gian qua đã rất cố gắng đầu tư phát triển và thu được những kết quả đáng mừng. a. Lượng khách du lịch: Biểu 1: Lượng khách du lịch tới Hà Nội trong thời gian qua: Chỉ tiêu (%) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Khách quốc tế 352.000 391.000 402.000 382.000 500.400 628.800 - Tỉ trọng - Chỉ số PT định giá gốc - Chỉ số PT liên hoàn 33,46 100 100 32,58 111 111 30,88 114 103 19,77 108,5 95 19,25 142,2 131 19,82 178,63 125,66 Khách nội địa 700.000 809.000 900.000 1.555.000 2.099.000 2.543.000 - Tỉ trọng - Chỉ số PT định giá gốc - Chỉ số PT liên hoàn 66,54 100 100 67,42 116 116 69,12 129 112 80,23 221 172 80,75 300 135 80,18 363,28 121,15 Tổng số khách 1.052.000 1.200.000 1.302.000 1.937.000 2.599.400 3.171.800 Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội Qua biểu trên ta thấy thị trường khách du lịch đến Hà Nội ngày một nhiều. Số lượng khách quốc tế cũng như khách trong nước đều tăng. Những năm gần đây, thủ tục xuất nhập cảnh Việt Nam đã được quan tâm giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong đó lượng khách du lịch Trung Quốc đi bằng thẻ đã làm tăng nhanh lượng khách du lịch quốc tế. Những quan hệ hợp tác được mở rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hút lượng khách lớn đến Thủ đô với nhiều mục đích khác nhau. Một trong những dấu son của ngành du lịch Hà Nội năm 2000 đã phối hợp tổ chức thành công liên hoan du lịch Hà Nội năm 2000 nhân dịp kỷ niệm Thăng Lông Hà Nội 990 năm tuổi. Đây là liên hoan với lượng người tham gia đông nhất (1000 lượt người, với nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế). Từ đây ta thấy được việc nâng cấp cải tạo các công trình văn hoá đã làm cho sản phẩm du lịch Thủ đô được nâng cấp rõ rệt. Và việc tuyên truyền quảng bá du lịch, tổ chức các cuộc liên hoan, hội nghị, hội thảo đã thu hút đước lượng khách lớn đến với Thủ đô cả du khách trong nước cũng như quốc tế. Chính vì lợi thế là tụ điểm quan trọng của cả nước du lịch Hà nội đóng vai trò “Trung chuyển” giữa một thị trường nội địa có mức nhu cầu cao từ mọi nơi trong cả nước tới một tuyến điểm du lịch hấp dẫn như Thủ đô Hà nội. Nên trong nhưng năm qua đã là cho nhu cầu về nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn và các dịch vụ vui chơi giả ttrí tăng nhanh của khách nội địa và khách quốc tế. b. Tình hình doanh thu kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà nội: Trong những năm gần đây cùng với sự tăng nhanh về khách du lịch, doanh thu từ nghành du lịch cũng tăng lên. Những số liệu thống kê do các doanh nghiệp báo cáo có thể chưa hoàn toàn chính xác bởi khó phân định rạch ròi sự đóng góp của doanh nghiệp và các ngành khác. Tuy nhiên qua số liệu thống kê cũng phần nào phản ánh được tình hình kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn - nhà hàng trên địa bàn Hà nội nói riêng. Biểu 2: Doanh thu kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà nội Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Tốc độ tăng trưởng bình quân Tổng doanh thu lưu trú 1.050 1.134 1.225 1.900 2.467 17,87 - DT khách sạn nhà hàng - Tỷ trọng % 743,4 70,8 802,9 70,8 845 69 1.400 73,7 1.726,9 70 15,88 - DT buồng - DT ăn uống - DT bán hàng - DT khác 450 240 40 13,4 490 250 45 17,9 510 260 55 20 800 440 120 40 1.020 506,5 160 40,4 15,39 11,35 32,3 14,07 - DT lữ hành - Tỷ trọng 306,6 29,2 331,1 29,2 380 31 500 26,3 704,1 30 19,7 Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội Qua biểu trên ta thấy mức doanh thu có tăng nhưng chậm. Nguyên nhân do số lượng khách sạn nhiều nhưng số lượng và chất lượng các dịch vụ chưa được quan tâm, giảm sức hấp dẫn với du khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng doanh thu du lịch là 17,87 trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu nhà hàng khách sạn là 15,88 và doanh thu lữ hành là19,7. Đối với doanh thu từ nhà hàng khách sạn thì tốc độ tăng trưởng bình quân từ doanh thu buồng và doanh thu bán hàng là cao nhất. Doanh thu lữ hành có tăng lên những vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn doanh thu khách sạn nhà hàng. Nguyên nhân tăng là do số lượng khách tăng, chất lượng phục vụ được nâng cao. Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng trên địa bàn đã có sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh nên không chỉ doanh thu chung tăng mà doanh thu các bộ phận cũng tăng lên rất nhiều. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn liên doanh trên địa bàn Hà Nội. 2.2.1. Vai trò của kinh doanh khách sạn trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Hà Nội. * Tạo sản phẩm trọn gói, đáp ứng nhu cầu khách: Kinh doanh khách sạn có vai trò quan trọng đối với du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Khách sạn cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, tiện nghi phục vụ hội nghị cũng như kỳ nghỉ trọn vẹn và chuyến du lịch trọn gói. Từ các khách du lịch vãng lai tới các thương nhân, những chính sách quan trọng và cả những nguyên thủ quốc gia đều đặt chân đến khách sạn. Khi đời sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu tới khách sạn để tổ chức đám cưới, những bữa tiệc sinh nhật tăng lên. * Đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành du lịch: Hàng năm doanh thu của ngành du lịch rất cao trong đó doanh thu từ kinh doanh khách sạn chiếm tỷ trọng lớn, góp phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Mặc dù kinh doanh trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng tình hình nộp ngân sách của doanh nghiệp Hà nội năm sau cao hơn năm trước, năm 1998 tăng 20% so với năm 1997, năm 1999 tăng 6% so với năm 1998 và năm 2001 tăng 17,6% so với năm 2000. Về cơ cấu nộp ngân sách năm 1998 - 1999 khối liên doanh chiếm 47%, năm 2000 chiếm 49% và năm 2001 chiếm 59%. * Mở rộng quy mô và nâng cao vị trí ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. * Thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành: Một nền kinh tế phát triển, kinh doanh dịch vụ càng chiếm tỷ trọng cao. ở Việt Nam với đường lối kinh tế mở cửa, hợp tác quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước được tăng cường, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên. Chỉ tính riêng năm 1996 số vốn đầu tư vào nghành khách sạn chiếm 1/5 tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điều đó tầm quan trọng và hết sức quyến rũ của kinh doanh khách sạn. ở Hà nội bên cạnh các khách sạn tư nhân khiêm nhường là các khách sạn Nhà nước đã và đang nâng cấp cùng với một loạt các khách sạn liên doanh có quy mô lớn đã và đang đi vào hoạt động. Số phòng ngủ của khách sạn liên doanh năm 2001 là 3080 phòng. Chỉ tính riêng năm 1998 ở Hà Nội có thêm 600 buồng hiện đại từ các khách sạn Horison, Sofitel Plaza, For tuna, Nikko... Như vậy, ở Hà Nội hiện nay có 371 khách sạn lớn nhỏ đang kinh doanh trong đó có 17 khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm 2001, công suất sử dụng buồng của khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài là 62%, khách sạn ngoài quốc doanh là 32%. Điều này cho thấy tỷ lệ thuê phòng của khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài là cao nhất. Chính điều này đã đưa các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn vào thương trường khó khăn và khốc liệt. Một số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có điều kiện tái đầu tư sản xuất, bên cạnh đó là sự đóng cửa hàng loật khách sạn tư nhân. Muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp có nỗ lực vươn lên. * Đẩy nhanh tiến trình hội nhập du lịch với khu vực và thế giới: Nền kinh tế Việt Nam đang hoà nhập vào thị trường kinh kế thế giới. Nghành khách sạn cũng không tách khỏi bối cảnh chung, các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới đang đầu tư vào Việt Nam, đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp khách sạn trong nước có điều kiện học tập kinh nghiệp trong kinh doanh khách sạn hiện đại. Không phải các tập đoàn này bước đầu sinh ra đã có qui mô lớn, nhiều tập đoàn chỉ đi từ những khách sạn sắp phá sản hay như những quán bia nhỏ nhưng họ biết cách khai thác những điển mạnh trở thành những tập đoàn lớn xuyên quốc gia tiếng tăm lừng lẫy. 2.2.2. Vị trí và vai trò của khách sạn liên doanh trong hệ thống khách sạn ở Hà Nội. Trong hoạt động kinh doanh ngành khách sạn đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của toàn ngành. Theo thống kê hàng năm doanh thu từ khách sạn chiếm tới 70% doanh thu toàn ngành du lịch trong đó doanh thu của các khách sạn liên doanh chiếm khoảng 35% đóng góp một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. - Nâng cao hiệu quả của các khách sạn: trên thực tế các khách sạn liên doanh đạt hiệu quả kinh doanh cao, công suất sử dụng phòng trong khách sạn đạt tỷ lệ cao nhất so với khách sạn Nhà nước và khách sạn tư nhân từ đó làm nâng công suất sử dụng phòng chung cho toàn ngành khách sạn. Để có được hiệu quả cao như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể dễ dàng nhận thấy các khách sạn liên doanh có lợi thế rất lớn về vị trí địa lý, về vốn, về quy mô kinh doanh, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về trình độ của nhân viên và trình độ quản lý trong khi các khách sạn Nhà nước và tư nhân còn nhiều hạn chế về những yếu tố này. Vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến lượng khách, đến khách sạn và làm cho công suất phòng giữa các khách sạn thuộc các thành phần kinh tế khác nhau sẽ khác nhau. - Nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch Hà nội, sử dụng tiết kiệm các nguồn lực. Nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch Hà nội sử dụng tiết kiệm các nguồn lực. Hà nội tuy không được thiên nhiên ưu đãi về các giá trị tự nhiên nhưng bù lại Hà nội lại có một giá trị nhân văn đặc sắc của một mảnh đất ngàn năm văn hiến. Hà nội cũng được UNESCO công nhận là “ Thành phố vì hoà bình”, điều này đã hấp dẫn được nhiều du khách quốc tế đến Hà nội. Tận dụng được lợi thế nằm ở trung tâm Thành phố, các khách sạn liên doanh đã khai thác triệt để các tài nguyên nhân văn của Hà nội như: tổ chức hội chợ các món ăn ẩm thực của người Hà nội, triển lãm nghệ thuật thư pháp của các nghệ nhân và xây dựng những tour du lịch Hà nội đặc sắc. Với trình độ quản lý năng động khoa học hợp lý của các chuyên gia nước ngoài mà các nguồn lực: “ nhân tài, vật lực” trong khách sạn sử dụng một cách có hiệu quả và tiết kiệm. - Đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa có khả năng chi trả cao. Do được sự góp vốn của các bên liên doanh mà các khách sạn liên doanh có điều kiện nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng các sản phẩm dịch vụ. Các khách sạn liên doanh đều cố gắng cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất, khách du lịch đến đây sẽ được sử dụng những trang thiết bị hiện đại nhất và trình độ phục vụ cao của các nhân viên, mọi nhu cầu của khách sẽ được đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất. Với chất lượng dịch vụ cao như vậy nên giá cả các dịch vụ trong khách sạn liên doanh đều cao hơn so với khách sạn quốc doanh và tư nhân trên cùng địa bàn Hà nội. Vì vậy, các khách sạn liên doanh chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế và khách nội địa có khả năng thanh toán cao. - Góp phần làm thay đổi bộ mặt hệ thống khách sạn Hà nội. Trước đây, trong thời gian đầu từ khi nền kinh tế nước ta mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước thì các khách sạn ở Hà nội chủ yếu là các khách sạn quốc doanh còn nghèo nàn về cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ, đối tượng khách chủ yếu là các đoàn khách của Chính phủ, các cán bộ ở tỉnh về Hà nội dự hội nghị, hội thảo cho nên hiệu quả hoạt động của các khách sạn này thấp. Một vài năm trở lại đây, với định hướng phát triển du lịch của Thủ đô Hà nội, cùng với những chính sách đầu tư thông thoáng của Nhà nước mà nhiều khách sạn liên doanh mọc lên ở những điểm giao thông quan trọng của Thủ đô. Mỗi khách sạn liên doanh đều mang một kiểu kiến trúc riêng, sử dụng những trang thiết bị hiện đại nhất làm thay đổi bộ mặt của hệ thống khách sạn ở Hà nội, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung và ở Hà nội nói riêng. - Khách sạn khai thác tiềm năng du lịch của đất nước và nhu cầu đi du lịch của khách nghỉ tại khách sạn. Trong thời gian ở khách sạn, khách có các nhu cầu đi thăm quan, tìm hiểu nghiên cứu về di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh của địa phương. Vì vậy, khi tiềm năng du lịch càng hấp dẫn thì khách đến khách sạn càng đông, nếu tiềm năng du lịch thấp khiến khách sạn vắng khách. Hai yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau. 2.2.3.Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú ở Hà Nội. a. Các khách sạn nói chung: Để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi của du khách, nghành du lịch Thủ đô đã rất cố gắng trong việc đầu tư nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới các khách sạn, nhà khách , nhà nghỉ... Bước đầu có giải quyết đưa nhu cầu ăn nghỉ cho khách sạn du lịch trong những năm qua khi nhu cầu tăng, đây cũng là qui luật của nề kinh tế thị trường, nhưng về lâu dài sẽ là 1 tồn tại khó khắc phục. Biểu 3: Hiện trạng cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn Hà Nội. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Số khách sạn 334 350 371 331 - Chỉ số PT định gốc % - Chỉ số PT liên hoàn % 100 100 104 104 109 106 99 89 Số phòng 6.318 7.342 8.635 9.396 - Chỉ số PT định gốc % - Chỉ số PT liên hoàn % 100 100 116 116 136,6 118 148,7 108,8 Số phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên 5.574 6.000 8.000 > 8.000 - Chỉ số PT định gốc % - Chỉ số PT liên hoàn % 100 100 107,6 107,6 143,5 133 > 143,5 > 133 Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội Theo số liệu của Sở du lịch Hà Nội, năm 1992 trên địa bàn thành phố Hà Nội có 200 khách sạn lớn nhỏ nhưng đến năm 1997 đã có 334 khách sạn. Số khách sạn tiếp rục tăng lên đến năm 1999 là 371 khách sạn với 8.635 phòng và số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế là 8.000 phòng tăng 48,7% so với năm 1997. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu nhà nghỉ của khách tăng, cùng với sức hấp dẫn của nghành du lịch kinh doanh khách sạn nên số đơn vị kinh doanh đã tăng nên rất nhanh về số lượng và về chất lượng còn chưa được quan tâm, cạnh tranh với nhau bằng giá thuê phòng nhất là các khách sạn tư nhân, giá cả linh hoạt, dịch vụ thì đơn giản nên hoạt động kém hiệu quả khi mà đòi hỏi khách sạn du lịch về chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn. Đó là một trong những nguyên nhân mà số lượng khách sạn trên địa bàn Hà nội giảm xuống còn 331 năm 2000. Trong đó 40 khách sạn phải ngừng hoạt động chủ yếu là khách sạn mi ni, tư nhân, đây cũng là kết cục tất yếu khi các khách sạn này không cạnh tranh được. Nhưng nó cũng cho thấy hiệu quả của việc phát triển thiếu qui hoạch chặt chẽ làm lãng phí nguồn đầu tư và rối loạn thị trường kinh doanh khách sạn. Đến cuối năm 2000 trên địa bàn Hà nội có 331 khách sạn với 9396 phòng, trên 8.000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế trong đó cố 98 khách sạn quốc doanh (chiếm 29,6% tổng số khách sạn) với 3.350 phòng (chiếm 35,7% tổng số phòng khách sạn trên địa bàn) 17 khách sạn liên doanh với nước ngoài với 3.181 phòng và 214 khách sạn ngoài quốc doanh (chiếm tỷ trọng cao nhất 64,65%) với 2.852 phòng. Có 62 khách sạn đã xếp hạng sao (đạt tiêu chuẩn quốc tế gồm 6 khách sạn 5 sao, 4 khách sạn 4 sao, 18 khách sạn 3 sao, 31 khách sạn 2 sao, 10 khách sạn 1 sao). Không có khách sạn quốc doanh nào được xếp hạng tới 4 sao, có một số khách sạn được xếp hạng 3 sao như Kim liên, Hoà bình, Holyday – Hà Nội. b. Các khách sạn liên doanh trên địa bàn Hà Nội. Để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách trong và ngoài nước, nghành kinh doanh khách sạn Thủ đô đã cố gắng trong việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo và đặc biệt thu hút các hãng du lịch lịch lớn quốc tế đầu tư vào kinh doanh khách sạn sử Hà Nội Biểu 4: Số khách sạn liên doanh xếp hạng sao trên địa bàn Hà Nội Số khách sạn Tỷ trọng( %) Hạng sao Số phòng Tỷ trọng(%) 7 46,67 5 2146 72,2 2 13,33 4 294 9,9 5 33,33 3 506 17 1 6,67 2 26 0,9 Tổng 15 100 2.972 100 Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội Theo số liệu của Sở du lịch Hà Nội thì năm 1997 có 10 khách sạn liên doanh với 1.346 phòng thì đến năm 1998 là 14 khách sạn liên doanh với 1.698 phòng và năm 2001 là 17 khách sạn với 3080 phòng. Điều này cho thấy tình hình cung ứng lưu trú của các khách sạn liên doanh tăng khá rõ rệt để đáp ứng tốt nhất nhu cầu nghỉ ngơi, lưu trú của du khách đặc biệt là khách du lịch quốc tế và khách có nhu cầu chi trả cao. Các khách sạn liên doanh đã rất cố gắng trong việc thảo mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách, có sự đầu tư rất lớn trong việc nâng cao tay nghề, khả năng giao tiếp của cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Thường xuyên nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị trong phòng. 2.2.4. Quan hệ cung cầu dịch vụ lưu trú của khách sạn liên doanh trên thị trường: Hiện nay thị trường khách sạn rất sôi động. Do trong thị trường có tình trạng cung vượt quá cầu đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt không những về giá cả mà còn cả về chất lượng và các khách sạn liên doanh hiện nay cũng không trách khỏi tình trạng này. Sự xây dựng ồ ạt những khác sạn tư nhân cũng như các khách sạn Nhà nước đã ảnh hưởng rất lớn đến các khách sạn liên doanh. Trên thị trường kinh doanh khách sạn hiện nay ở Hà Nội lợi thế kinh doanh thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh nước ngoài đặc biệt trong viẹcc khai thác thị trường khách Châu Âu, Châu Mỹ, Đông bắc á. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây còn tăng chậm dẫn đến tình trạng dư cung về lưu trú của khách sạn nói chung và của khách sạn liên doanh nói riêng. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn liên doanh mới đạt 42%. 2.3. Đánh giá tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú của khách sạn liên doanh. 2.3.1. Đánh giá theo các chỉ tiêu: Trong những năm gần đây các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại Hà Nội gặp nhiều khó khăn do sự giảm sút lượng khách quốc tế, làm cho công suất sử dụng phòng thấp. Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đã tăng công suất sử dụng phòng bằng cách hạ giá phòng, cắt giảm dịch vụ gây nên sự mất lòng tin cho khách du lịch, giảm doanh thu Đối với các khách sạn liên doanh thì việc hạ giá phòng để thu hút khách sẽ không có hiệu quả bởi vì nguồn khách chủ yếu của các khách sạn này là khách có khả năng chi trả cao. Do đó để nâng cao công suất sử dụng phòng thì họ chú trọng rất lớn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, các trang thiết bị trong phòng được bố trí một cách hài hoà tạo cảm giác thoải mái cho khách. Hiện nay ở Hà Nội có 17 khách sạn liên doanh với 3080 phòng, trong đó có 2972 phòng được xếp hạng từ 2 đến 5 sao, công suất sử dụng phòng của các khách sạn liên doanh đạt tỷ lệ cao nhất (42%). Tuy nhiên công suất sử dụng phòng của các khách sạn liên doanh còn thấp so với số phòng hiện có vì phần lớn phòng trong các khách sạn liên doanh đều là phòng loại sang, chất lượng tốt, giá phòng cao chỉ phù hợp với các khách có khả năng chi trả cao. Biểu 5: Một số chỉ tiêu đạt được của khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội năm 2000 – 2001. Các KS Tổng số phòng KS có Công suất phòng (%) Số phòng bán bình quân 1 ngày So sánh 2001/2000 Thị phần chiếm được so với KS 5 sao So sánh 2001/2000 2000 2001 2000 2001 2000 2001 1. Horison 250 32,4 34 81 85 +4 13,4 11,2 (- 2,2) 2. Daewoo 411 21,6 36,7 59 151 +62 14,6 19,7 (+5,1) 3. Hilton 350 11,7 21,1 89 74 +33 6,6 9,6 (+3) 4. Melia 309 20,3 21,6 63 67 +4 10,4 8,7 (-1,7) 5. Sofitel Plaza 322 30,01 42,8 41 90 +1 14,5 11,7 (- 2,8) 6. Nikko 260 22,6 26,1 89 68 +9 9,6 8,9 (- 0,7) 7. Sofiltel Metropol 244 33,1 42,2 81 103 +22 13,3 13,4 (+0,1) Tổng 2146 Nguồn: Sở du lịch Hà Nội. Theo bảng số liệu trên ta thấy, công suất sử dụng phòng của các khách sạn liên doanh năm 2001 so với năm 2000 có tăng nhưng tăng còn chậm, số phòng bán ra bình quân 1 ngày còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chưa cao, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường làm cho hoạt động kinh doanh của các khách sạn nói chung và khách sạn liên doanh nói riêng gặp nhiều khó khăn. 2.3.2. Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú của một số khách sạn liên doanh. 2.3.2.1. Khách sạn Melia Hà Nội. a. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn: Melia Hà Nội là một trong những khách sạn lớn ở thành phố Hà Nội đạt tiêu chuẩn 5 sao. Được xây dựng tại 44B - Lý Thường Kiệt - Hà Nội, khách sạn nằm ở vị trí có đầu mối giao thông vô cùng thuận lợi, là một toà nhà cao 22 tầng do tập đoàn kinh doanh khách sạn SolMelia đứng đầu ở Tây Ban Nha và là 1 trong tập đoàn quản lý và kinh doanh khách sạn lớn nhất thế giới. Melia Hà Nội có nhiệm vụ phục nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của mọi đối tượng khách hàng. Thấy rõ tiềm năng to lớn của nghành du lịch Việt Nam, Công ty kinh doanh khách sạn SolMelia cùng vưới đối tác phía Việt Nam và Thái Lan hợp tác đầu tư xây dựng khách sạn Melia Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, cho thuê văn phòng, tổ chức hội thảo các loại tiệc và các dịch vụ bổ sung khác kèm theo. Đi vào hoạt động từ ngày 6/1/1999 trong môi trường đầy cạnh tranh gay gắt, để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, ban lãnh đạo đã xác định những chiến lược kinh doanh đúng đắn và có những chính sách quản lý riêng, phù hợp với qui mô hoạt động của khách sạn nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách, thể hiện là các sản phẩm của khách sạn phong phú, đa dạng và không ngừng được củng cố hoàn thiện với mục tiêu cao là nâng cao uy tín của khách sạn trên phạm vi toàn thế giới. b. Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú của khách sạn Melia Hà Nội: Dịch vụ lưu trú là dịch vụ kinh doanh chủ yếu của mọi khách sạn, nó gắn liền nhiệm vụ và chức năng của khách sạn. Trong kinh doanh khách sạn kinh doanh lưu trú là khâu then chốt vì nó đem lại doanh thu lớn nhất. Khi khách quyết định đến ở khách sạn thì thường căn cứ vào qui mô khách sạn, số phòng , trang thiết bị tiện nghi, thái độ của nhân viên, trình độ nghiệp vụ.....Phòng nghỉ là nơi để khách nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ xa nhà để đi công tác hay đi du lịch vì vậy cần đặc biệt quan tâm tới chất lượng phòng nghỉ. Phòng nghỉ tại khách sạn luôn được đảm bảo duy trì và nâng cao về mọi mặt. Trong giai đoạn một khách sạn đưa vào kinh doanh 108 phòng với các loại phòng và giá cả như sau: Loại phòng Số lượng Giá phòng (USD) Delerxe King 60 88 Delerxe Twin 24 88 Executive Suite 24 138 Bước sang giai đoạn 2 khách sạn hoàn thiện phần còn lại và có tổng số phong 308 với các loại sau: Loại phòng Số lượng Giá phòng (USD) Delerxe King 168 88 Delerxe Twin 72 88 Executive Suite 66 138 Gand suite 1 1.400 Presi dential 1 1.500 (Giá phòng trên bao gồm cả ăn sáng tại nhà hàng E1 - Patio) c. Hiệu quả kinh doanh của khách sạn Melia Hà Nội năm 2000 – 2001 Biểu 6: Kết quả kinh doanh của khách sạn Melia Hà Nội năm 2000 – 2001 Đơn vị: USD Các chỉ tiêu 2000 2001 So sánh 2001/2000 ST TT (%) ST TT (%) Chênh lệch TT (%) 1. Tổng doanh thu 5.247.255 100 7.425.744 100 2.178.489 141,51 - DT lưu trú 3.020.107 57,55 4.568.919 61,52 1.548.812 151,28 - DT ăn uống 1.799.367 34,29 2.153.317 28,99 353.950 119,67 - DT dịch vụ khác 427.481 8,16 703.508 9,49 275.727 164,45 2. Tổng chi phí 3.486.745 100 4.879.965 100 3.393.220 139,95 - CP dịch vụ lưu trú 1.928.792 55,31 2.942.203 60,29 1.013.411 152,54 - CP dịch vụ ăn uống 1.165.370 33,42 1.464.981 30,02 299.611 125,7 - CP dịch vụ khác 392.583 11,27 427.781 9,69 80.198 120,42 3. Thuế GTGT 524.725,5 742.574,4 217.848,9 141,51 4. Tổng lợi nhuận 1.235.784,5 1.803.204,6 567.420,1 145,91 5. Thuế thu nhập 395.451,04 577.025,47 181.574,43 145,91 5. Lợi nhuận sau thuế 840.333,5 1.226.179,2 385.845,7 145,91 7. Tỷ lệ thực lãi 16,01 16,51 (+0,5) Nguồn: Sở du lịch Hà Nội Qua biểu trên, ta thấy tổng doanh thu của khách sạn năm 2001 tăng so với năm 2000 là 2.178.489 USD, với tỷ lệ tăng 41,51% chủ yếu do doanh thu của dịch vụ lưu trú. Tổng chi phí năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1.393.220 USD nhưng tốc độ tăng của tổng chi phí chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu làm cho lợi nhuận tăng 567.420,1 USD, thuế thu nhập tăng 181.574,43USD, lợi nhuận sau thuế tăng 385.845,7 USD do đó làm cho tỷ lệ thực lãi năm 2001 tăng 0,5% so với năm 2000. Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2988.doc
Tài liệu liên quan