Đề tài Đánh giá khả năng phát triển dịch vụ di động nội vùng tại thành phố Hải Phòng

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG 2

I. Khái niệm, yêu cầu và chức năng của dịch vụ di động nội vùng . 2

1. Khái niệm: 2

2. Một số yêu cầu đối với hệ thống thông tin di động nội vùng. 2

II. Công nghệ ứng dụng trong dịch vụ thông tin di động nội vùng 3

1. Mở đầu 3

2. Công nghệ nội vùng dùng công nghệ CDMA. 3

3. Công nghệ nội vùng dùng công nghệ PHS. 8

III. Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ di động nội vùng 12

1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội. 12

2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh. 19

3. Đánh giá chung 24

CHƯƠNG: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 26

I. Tổng quát về Bưu điện Thành phố Hải Phòng. 26

1. Quá trình hình thành và phát triển. 26

2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Phòng. 29

3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của Bưu điện Hải Phòng. 35

4. Thực trạng cơ sở vật chất và kết quả hoạt động kinh doanh. 42

II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch vụ di động nội vùng tại Bưu điện Hải Phòng. 48

1. Môi trường bên trong. 48

2. Môi trường bên ngoài. 52

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 55

I. Sự cần thiết phải đầu tư. 55

II. Đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng 58

1. Lựa chọn hình thức đầu tư, huy động vốn và lựa chọn công nghệ. 58

2. Lập kế hoạch phát triển mạng lưới. 59

3. Sử dụng các chính sách Marketing để quảng bá sản phẩm và phát triển thuê bao 69

III. Đề xuất và kiến nghị 74

1. Với Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông. 75

2. Với Bộ Bưu chính - Viễn thông 75

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT 79

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng phát triển dịch vụ di động nội vùng tại thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện Thành phố Hải Phòng có 1 Tiến sỹ; 2 Thạc sỹ; 337 người có bằng Đại học, Cao đẳng; 260 người có bằng Trung cấp; còn lại là công nhân. Bưu điện Hải Phòng đã hình thành 2 loại lao động: + Lao động trong biên chế. + Lao động theo hợp đồng. Bưu điện Hải Phòng sử dụng nhiều thiết bị có tỷ trọng phần mềm là nơi có tiềm năng ứng dụng tin học để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hiệu quả khai thác dịch vụ Bưu chính Viễn thông và đặc biệt hơn tin học đang trở thành dịch vụ kinh doanh phần mềm của Bưu điện Hải Phòng và đang dần dần hình thành lối ra cho công nghệ viễn thông. Chính vì thế trình độ của công nhân trong Bưu điện Hải Phòng có ảnh hưởng nhiều tới chất lượng dịch vụ. Với thiết bị máy móc hiện đại như hiện nay thì bắt buộc nhân viên Bưu điện Hải Phòng phải có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, khả năng nắm bắt tiến độ kỹ thuật nhanh. Bên cạnh trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp của nhân viên bưu điện đặc biệt ở bộ phận giao dịch cũng được đề cao. Người công nhân có trình độ lao động cao sẽ mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng dịch vụ tốt. Nhận thức được tầm quan trọng này, hàng năm Bưu điện Hải Phòng đều tổ chức thi nâng bậc và công tác nâng cao trình độ công nhân được đặc biệt chú ý. Năm 1997 Bưu điện Hải Phòng đã chọn 52 người đi đào tạo nước ngoài, 122 người bồi dưỡng tại trung tâm Bưu chính Viễn thông I, bổ túc nghề cho 332 công nhân, cử 60 người đi học ở các lớp kỹ thuật mới do chuyên gia giảng dạy. Đặc điểm về tổ chức sản xuất. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành Bưu điện nói chung và Bưu điện Hải Phòng nói riêng ảnh hưởng lớn đến quá trình hạch toán của Bưu điện. Do chu trình sản xuất của ngành Bưu điện nói chung là khép kín, phải có sự tham gia của hai đơn vị trở lên, trong khi đó chỉ có một đơn vị đứng ra thu cước mà hiện nay ngành Bưu điện chưa xác định được khối lượng, giá trị chi phí cho từng công đoạn trong quá trình tạo ra sản phẩm toàn trình. Cho nên, áp dụng chính sách hạch toán kinh tế tập trung bởi còn có sự liên quan, gắn bó về kinh tế đối với nhiều đơn vị cơ sở Bưu điện có sản phẩm đến, qua quá nhiều, phải bỏ ra chi phí lớn mà lại không có thu. Mặc dù hiện nay xu hướng các doanh nghiệp phát triển độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhưng đặc điểm về nối mạng toàn ngành có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Bưu điện Hải Phòng, cũng như công tác cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong một số trường hợp Bưu điện Hải Phòng muốn phát triển mạng hoặc hoàn thiện một số dịch vụ mới, phải phụ thuộc vào mức độ phát triển chung của một số Bưu điện khác trong ngành. Ví dụ như dịch vụ Videophone - điện thoại thấy hình muốn phát triển tại Bưu điện Hải Phòng thì cũng cần tính yêu cầu đồng bộ với một số thành phố lớn khác như Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, do đây là dịch vụ hoạt động chỉ có hiệu quả kinh tế ở địa bàn tương đối xa vì giá cước lớn. Tuy có những hạn chế mang tính chất cục bộ nhưng nó cũng có những thuận lợi đó là: Một trong những nguyên nhân bắt buộc Bưu điện Hải Phòng nói riêng cũng như các Bưu điện khác nói chung phải đổi mới nâng cao chất lượng của mình. Ngay khi hoạt động giao lưu kinh tế phát triển, yêu cầu nối mạng giữa Bưu chính Viễn thông các nước trên thế giới là một tất yếu, đòi hỏi Bưu điện Hải Phòng phải có sự theo kịp với trình độ kỹ thuật, quản lý quốc tế về các dịch vụ và chất lượng của các dịch vụ đó. Cơ cấu tổ chức và chức năng của Bưu điện Hải Phòng. Cơ cấu tổ chức của Bưu điện Hải Phòng theo sơ đồ sau: Phòng Viễn thông – Tin học Phó giám đốc doanh thác Các trung tâm tin học, KTVC bưu điện Các bưu điện Quận, Huyện, Thị xã Các công ty Điện thoại, Viễn thông, Xây lắp, thiết kế Phòng bảo vệ Trạm Y - tế Phòng thi đua tuyên truyền Phòng thanh tra Phòng kiểm toán Phòng hành chính Phòng TCCB - LĐ Phòng tiếp thị bán hàng Phòng kế toán thống kê Phòng kế hoạch Phòng Bưu chính - PHBC Phòng đầu tư – xây dựng Phó giám đỗc viễn thông Phó giám đốc đầu tư Giám đốc Phân cấp quản lý: Bưu điện Hải Phòng phân thành 2 cấp quản lý: Quản lý cơ sở (Bưu điện Hải Phòng) bao gồm giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Kiểu tổ chức bộ máy quản lý là kiểu trực tuyến chức năng. Phương pháp quản lý là áp dụng cả 3 phương pháp: giáo dục, kinh tế và hành chính. Quản lý cấp công ty: Bao gồm các giám đốc công ty, các chức năng giúp việc giám đốc và các tổ chức sản xuất. Kiểu tổ chức bộ máy quản lý là kiểu trực tuyến tham mưu. Phương pháp quản lý là phương pháp tổng hợp áp dụng cả 3 phương pháp kinh tế, hành chính và giáo dục. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bưu điện Hải Phòng. Công ty viễn thông. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty viễn thông được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty viễn thông ban hành kèm theo Quyết định số: 2237/1999/QÐ-TCCB-LÐ ngày 02/10/1999 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng: Công ty viễn thông (sau đây viết tắt là CTVT) là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng, là một bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Hải Phòng, hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ cùng các đơn vị trực thuộc khác trong một dây chuyền công nghệ bưu chính viễn thông liên hoàn, thống nhất trong toàn Bưu điện thành phố Hải Phòng và trong cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ viễn thông để thực hiện những mục tiêu kế hoạch chung của Bưu điện thành phố Hải Phòng, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Hải Phòng đã được phê chuẩn tại Quyết định số: 300/QÐ - TCCB/HÐQT, ngày 16/10/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam và các quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty viễn thông. Công ty viễn thông có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực: Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác mạng lưới viễn thông và kinh doanh các dịch vụ: Ðiện báo, telex, Fax, nhắn tin, điện thoại di động, truyền số liệu và các dịch vụ viễn thông khác; Phục vụ tốt các nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan Ðảng, chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành Bưu chính ? Viễn thông. Công ty viễn thông có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng. Chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Bưu điện của thành phố Hải Phòng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty viễn thông: Có quy chế tổ chức và hoạt động; Có con dấu riêng theo tên gọi để giao dịch; Ðược mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc nhà nước tại thành phố Hải Phòng. Trung tâm khai thác và vận chuyển bưu điện thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm khai thác và vận chuyển thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm khai thác và vận chuyển bưu điện thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số: 2105QÐ/TCCB ? LÐ ngày 19/11/2002 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Trung tâm khai thác và vận chuyển bưu điện (sau đây gọi tắt là Trung tâm khai thác và vận chuyển) là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng; có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm khai thác và vận chuyển bưu điện thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Trung tâm khai thác và vận chuyển bưu điện được thành lập theo Quyết định số: 4363/QÐ - TCCB, ngày 31 tháng 10 năm 2002 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Trung tâm khai thác và vận chuyển có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phụcvụ trên các lĩnh vực: Khai thác, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí đến các Bưu điện quận huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quản lý, khai thác, kinh doanh dịch vụ Chuyển phát nhanh; Phát bưu phẩm, báo chí tới địa chỉ khách hàng trên địa bàn các quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân; Quản lý các đại lý bán lẻ báo chí và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông trên địa bàn các quận:Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân; Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác các thiết bị, phương tiện bưu chính; Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp Ðảng, Chính quyền địa phương và cấp trên; Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính, viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp; Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số: 408/2003/QÐ/TCCB-LÐ ngày 4/3/2003 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng; có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Bưu điện hệ I được tổ chức lại theo Quyết định số: 510/QÐ-TCCB, ngày 3 tháng 3 năm 2003 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Bưu điện hệ I có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực: Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, viễn thông hệ I; Cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông tại các điểm giao dịch và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông; Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác các thiết bị bưu chính, viễn thông hệ I; Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính, viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp; Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng công ty cho phép. Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số: 2106 QÐ/ TCCB - LÐ ngày 19/11/2002 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Bưu điện Trung tâm (sau đây viết tắt là BÐTTHP) là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng; có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Bưu điện Trung tâm được thành lập theo Quyết định số: 4362/QÐ/TCCB-LÐ, ngày 31/10/2002 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Bưu điện Trung tâm có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực: Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính ? Phát hành báo chí trên địa bàn các quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân; Cung cấp các dịch vụ viễn thông tại các điểm giao dịch và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông trên địa bàn các quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân; Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác các thiết bị, phương tiện bưu chính; Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Ðảng, chính quyền địa phương và cấp trên; Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính, viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp; Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng công ty cho phép. Công ty điện thoại thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty điện thoại thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty điện thoại thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Công ty Ðiện thoại là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng; có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Công ty Ðiện thoại thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số: 4364/QÐ/TCCB-LÐ, ngày 31/10/2002 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Công ty Ðiện thoại có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực: Chủ quản kinh doanh dịch vụ điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác trên mạng điện thoại cố định do Công ty cung cấp trên phạm vi toàn thành phố; Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác mạng viễn thông của Bưu điện thành phố; Quản lý, bảo dưỡng các cột ATENENA chuyên ngành của Bưu điện thành phố Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Ðảng, chính quyền địa phương và cấp trên; Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính, viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp; Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng công ty cho phép. Công ty Thiết kế Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty Thiết kế được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty thiết kế ban hành kèm theo Quyết định số 1739/2000/QÐ/TCCB-LÐ ngày 11/12/2000 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Công ty Thiết kế Bưu điện Hải Phòng là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng, được thành lập theo Quyết định số 1434/QÐ/TCCB-LÐ, ngày 6/6/1997 của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam ; là một bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Hải Phòng. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ cùng các đơn vị trực thuộc khác trong một dây truyền công nghệ bưu chính viễn thông liên hoàn, thống nhất trong toàn Bưu điện thành phố Hải Phòng và trong cả nước. Có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ viễn thông để thực hiện những mục tiêu kế hoạch chung của Bưu điện thành phố Hải Phòng. Công ty hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Hải Phòng đã được phê chuẩn tại Quyết định số: 300/QÐ-TCBÐ/HÐQT, ngày 16/10/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam và các quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty Thiết kế. Công ty có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực: Lập dự án đầu tư; Tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế; Khảo sát xây dựng; Thiết kế các công trình chuyên ngành Bưu chính viễn thông, các công trình kiến trúc vừa và nhỏ. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng. Chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Bưu điện của thành phố Hải Phòng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty Thiết kế: Có quy chế tổ chức và hoạt động; Có con dấu riêng theo tên gọi để giao dịch; Ðược mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc nhà nước tại thành phố Hải Phòng. Các Bưu điện quận, huyện và thị xã thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Bưu điện quận, huyện và thị xã thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các Bưu điện quận, huyện và thị xã thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Công ty Ðiện thoại là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng; có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng. Các Bưu điện quận, huyện và thị xã có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực: Là đại diện của Bưu điện thành phố tại quận, huyện và thị xã; Là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu thông tin đột xuất của cấp uỷ Ðảng, chính quyền địa phương và cấp trên; Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính ? Phát hành báo chí trên địa bàn huyện, quận, thị xã; Quản lý, khai thác, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, phương tịên bưu chính trên địa bàn quản lý Kinh doanh các dịch vụ viễn thông tại điểm giao dịch và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông trên địa bàn huyện (hoặc quận, thị xã); Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính, viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp; Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng công ty cho phép. Các bưu điện huyện, quận, thị xã thuộc Bưu điện thành phố Hải phòng Bưu điện quận Lê Chân Bưu điện quận Hồng Bàng Bưu điện quận Ngô Quyền Bưu điện quận Kiến An Bưu điện quận An Hải Bưu điện huyện An Dương Bưu điện huyện Tiên Lãng Bưu điện huyện Vĩnh Bảo Bưu điện huyện An Lão Bưu điện huyên Cát Hải Bưu điện huyện Kiến Thụy Bưu điện thị xa Ðồ Sơn Bưu điện huyện đảo Cát Bà Bưu điện huyện đảo Bạch Long Vĩ Thực trạng cơ sở vật chất và kết quả hoạt động kinh doanh. Công nghệ. Với phương châm đi trước đón đầu đổi mới, Bưu điện Hải Phòng đã mạnh dạn tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị công nghệ, trang bị các thiết bị Bưu chính viễn thông tiên tiến, hiện đại hoá mạng lưới. Ngay từ năm 1990 Bưu điện Hải Phòng đã chuyển từ công nghệ chuyển mạch điện tử kỹ thuật số, bỏ qua 4 thế hệ ( chuyển mạch từng nấc - chuyển mạch dọc – ngang dọc cận điện tử - điện tử Analog) tạo ra một bước nhảy vọt về công nghệ Bưu chính Viễn thông tại Hải Phòng. Thiết bị tổng đài: Năm 1990 Bưu điện Hải Phòng đã bắt đầu đầu tư tổng đài điện tử số TDX 1B của Hàn Quốc với dung lượng tối đa là 22550 số, từ năm 1995 đến nay đã đầu tư thêm 2 tổng đài DMS của Canada với rất nhiều tính năng tác dụng mới hơn hẳn tổng đài cũ năm 1990, dung lượng điều khiển trên 100.000 số mỗi tổng đài DMS-100. Thiết bị truyền dẫn: Từ năm 1990 đến năm 1994, Bưu điện Hải Phòng đã bắt đầu trang bị các hệ thống truyền dẫn tốc độ số thấp (do sự cấm vận của Mỹ nên không mua được các hệ thống truyền dẫn tốc độ cao trên 34 Mbps ). Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh được trang bị thiết bị Vi ba AWA 60 kênh của Úc ( tức là truyền được 60 cuộc điện thoại trong cùng một lúc). Các tuyến truyền dẫn nội tỉnh sử dụng thiết bị quang PDH 34 Mb của Canada, tương đương với 480 kênh. Từ năm 1995 đến nay, Bưu điện Hải Phòng đã tăng cường đầu tư vào hệ thống truyền dẫn bởi nhận thức được rằng đây chính là mạch máu của hệ thống Viễn thông, nó đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc tăng doanh thu và tăng cao chất lượng thông tin liên lạc, bao gồm các hệ thống truyền dẫn sau: Các hệ thống truyền dẫn vi ba DM – 100 của Nhật, tốc độ 16 Mb ( tương đương với 240 kênh thoại ). Hệ thống truyền dẫn quang SDH – STM 1 của Canada và Nhật Bản, tốc độ 155 Mb ( tương đương với 1890 kênh thoại). Hệ thống truyền dẫn quang SDH – STM 4 của Nhật Bản, tốc độ 622 Mb ( tương đương với 7560 kênh thoại). Tăng cường phát triển mạng cáp quang để lập thành các vòng trong thành cáp quang, đảm bảo không bị mất liên lạc khi cáp quang một hướng bị hỏng hoặc cắt đứt. Tăng cường đầu tư thiết bị cho các loại dịch vụ khác như: Đầu tư tổng đài ACD gọi dịch vụ 108, cho phép hiện số máy chủ gọi và quản lý chặt chẽ mọi cuộc gọi đi và đến. Đầu tư trên 140 máy Cardphone, lắp đặt tại các trung tâm thành phố, các khu vực đông dân cư và trung tâm huyện thị xã. Trang thiết bị mới hệ thống thông tin đường biển mới, hiện đại, cho phép từ Hải Phòng bắt liên lạc được với các tàu biển ở mọi nơi trên thế giới, nối tiếp với máy điện thoại trên đất liền. Trang thiết bị mới để mở rộng tầm phủ sóng của hệ thống nhắn tin trong phạm vi toàn bộ Hải Phòng. Đầu tư trang thiết bị đổi mới trong lĩnh vực Bưu chính: Trang thiết bị toàn bộ máy tính để thực hiện vi tính hoá trong lĩnh vực quản lý Bưu chính. Trang bị đầy đủ ô tô để vận chuyển trên các tuyến đường liên tỉnh và nội tỉnh, chuyển phát nhanh, điện hoa, … thay thế cho vận chuyển bằng phương tiện công cộng, không đảm bảo thời gian và không chủ động trong kinh doanh. Trang thiết bị toàn bộ hệ thống cân điện tử thay thế cho các loại cân cơ khí cũ TT Tên hệ thống thiết bị Nước sản xuất Đơn vị tính Số lượng Dung lượng 1 Tổng đài TDX-1B Triều Tiên Hệ thống 1 10240 2 Tổng đài DMS-100 Canada Hệ thống 2 80.000 3 Vi ba số AWA Australia Trạm 16 60 kênh / trạm 4 Vi ba DM-1000 Nhật Trạm 22 240 kênh / trạm 5 Đầu cuối quang PDH34 Canada Trạm 10 480 kênh / trạm 6 Đầu cuối quang PDH140 Canada Trạm 4 1920 kênh / trạm 7 Đầu cuối quang SDH ADM-1 Canada Trạm 16 1890 kênh / trạm 8 Đầu cuối quang SDH ADM-1 Nhật Trạm 33 1890 kênh / trạm 9 Đầu cuối quang SDH ADM-4 Nhật Trạm 6 7560 kênh / trạm 10 Hệ thống cống ngầm Km 165 3 – 16 ống 11 Hệ thống cáp ngầm Km 230 100-1200 đôi cáp 12 Hệ thống cáp treo Km 1150 10-400 đôi / km 13 Ô tô các loại Cái 35 (Nguồn: Bưu điện Thành phố Hải Phòng) Bảng2.5: Thống kê các hệ thống trang thiết bị chủ yếu của Bưu điện Hải Phòng năm 2000 Sơ đồ mạng lưới Viễn thông của Bưu điện Hải Phòng: Đi quốc tế Tổng đài liên tỉnh và quốc tế HT truyền dẫn vi ba và cáp quang Đi các tỉnh khác Hà Nội Tổng đài TT Hải Phòng DMS - 100 Dịch vụ 1080, 116, 119 Tổng đài TDX – 1B Hải Phòng Hệ thống ĐTDĐ, nhắn tin Hệ thống truyền dẫn vi ba và cáp Bàn đường dài 101, 110 Hải Phòng Thuê bao điện thoại, Fax, Card Hệ thống truyền dẫn vi ba và cáp Hệ thống truyền dẫn vi ba và cáp Thuê bao điện thoại, Fax, Card Các trạm vệ tinh của DMS Các trạm vệ tinh của TDX-1B Thuê bao điện thoại, Fax, Card Thuê bao điện thoại, Fax, Card Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bưu điện Hải Phòng đạt được trong một số năm gần đây. Bảng:2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng TT Tên chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 1 Kinh doanh dịch vụ BCVT 1.1 Doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT 305.403 372.700 412.125 1.2 DT cước dịch vụ BCVT được hưởng 188.992 226.680 250.000 1.3 Chi phí BCVT 150.668 180.000 205.000 1.4 Lợi nhuận BCVT 38.304 42.680 45.000 2 Kinh doanh khác 2.1 DT kinh doanh khác 3.846 5.100 5.200 2.2 Chi phí kinh doanh khác 3.073 4.600 4.700 2.3 Lợi nhuận kinh doanh khác 773 500 500 3 Hoạt động khác 3.1 Doanh thu hoạt động khác 1.888 2.200 2.300 3.2 Chi phí hoạt động khác 74,58 100 100 3.3 Lợi nhuận hoạt động khác 1.183 2.100 2.200 Tổng lợi nhuận tại đơn vị 40.890 45.280 47.700 (Nguồn : Bưu điện Thành phố Hải Phòng) Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Phòng ta thấy rằng doanh thu và lợi nhuận của Bưu điện Hải Phòng không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu năm 2003 tăng 39.425 triệu đồng (110,6 %), lợi nhuận tăng 2.420 triệu đồng (105,3%). Qua đó ta thấy rằng Bưu điện Hải Phòng đã có những biện pháp tích cực nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Phòng thì phần kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất là hoạt động kinh doanh Bưu chính Viễn thông. Doanh thu kinh doanh Bưu chính Viễn thông năm 2003 đạt 412.125 triệu đồng tăng hơn năm 2002 là 39.425 triệu đồng (110,6%). Chính vì thế Bưu điện Hải Phòng đã chú trọng phát triển đầu tư hiện đại hóa mạng lưới viễn thông để không ngừng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, đạt được mục đích tập trung kinh doanh lĩnh vực có doanh thu lớn lợi nhuận cao. Đặc trưng của ngành Bưu điện là vừa kinh doanh vừa phục vụ, vì vậy Bưu điện Hải Phòng đã có nhiều biện pháp đầu tư, mở rộng hiện đại hoá phát hành báo chí, đặc biệt là tận dụng triệt để những ưu thế của một mạng Viễn thông hiện đại để phát triển các dịch vụ Bưu chính, phát hành báo chí. Từ đó mở ra nhiều dịch vụ mới như: chuyển tiền nhanh, điện hoa, chuyển phát nhanh…Doanh thu kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông của Bưu điện Hải Phòng đạt được trong giai đoạn 1996 – 2000 như sau: Doanh thu Bưu chính Viễn thông năm 1996 đạt 154.916 triệu đồng. Doanh thu Bưu chính Viễn thông năm 1997 đạt 180.627 triệu đồng. Doanh thu Bưu chính Viễn thông năm 1998 đạt 201.513 triệu đồng. Doanh thu Bưu chính Viễn thông năm 1999 đạt 109.911 triệu đồng. Doanh thu Bưu chính Viễn thông năm 2000 đạt 234.000 triệu đồng. Qua số liệu trên ta thấy, tổng doanh thu và doanh thu từ kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông tăng đều hàng năm, tuy nhiên doanh thu từ dịch vụ kinh doanh Bưu chính Viễn thông có tăng nhanh, qua đây ta nhận thấy thị trường Bưu chính Viễn thông vẫn là một thị trường đầy tiềm năng. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch vụ di động nội vùng tại Bưu điện Hải Phòng. Môi trường bên trong. Có rất nhiều yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch vụ di động nội vùng tại Bưu điện Hải Phòng. Sau đây là một số yếu tố chủ yếu: Yếu tố về công nghệ. Để phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng phải căn cứ vào tình hình hiện đại hoá hiện có của công nghệ sử dụng trong Viễn Thông tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng. Hệ thống trang thiết bị Viễn thông sử dụng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng đã được trình bày như trên là một hệ thống tương đối hiện đại đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng về dịch vụ Viễn thông của các đối tượng sử dụng trong thành phố. Yếu tố con người. Nhân lực hay con người là nguồn tài nguyên quý giá bậc nhất đối với một doanh nghiệp hay tổ chức, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh. Để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4.doc
Tài liệu liên quan