Đề tài Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng trong vụ Xuân Hè 2009 tại Trung tâm Giống cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh trưởng, phát triển là biểu hiện sự biến đổi về lượng và về chất thực vật trong chu kỳ sống của chúng. Sự sinh trưởng về kích thước, trọng khối và hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong dẫn đến sự ra hoa kết quả lại thúc đẩy sự sinh trưởng [Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Đình Thi, Bài giảng sinh lý thực vật, Trường ĐHNL Huế, 2008, tr 119].

Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và của dưa chuột nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn giống. Qua đó cho biết đặc trưng, đặc tính của giống chín sớm, chín trung bình hay chín muộn của từng giống. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp người sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đối với dưa chuột, thời gian sinh trưởng phát triển được tính từ lúc mọc mầm cho đến khi kết thúc thu năng suất. Các giống khác nhau sẽ trai qua từng giai đoạn trong khoảng thời gian không giống nhau. Một giống được đánh giá là giống tốt phải là giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết và có tiềm năng cho năng suất cao.

 

doc46 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 8977 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng trong vụ Xuân Hè 2009 tại Trung tâm Giống cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân chính bằng thước dây chia độ, 7 ngày / lần. - Chỉ tiêu về số lá đếm trực tiếp, 7 ngày / lần. - Chỉ tiêu về hoa đếm trực tiếp, 2 ngày / lần. - Chỉ tiêu về diện tích lá đo bằng phương pháp cân nhanh. - Kích thước quả đo bằng thước panme. - Trọng lượng quả dùng cân bàn nhỏ lúc thu quả từng đợt . - Chỉ tiêu về sâu bệnh theo dõi trên mỗi ô thí nghiệm bằng quan sát trực tiếp trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Đối với chỉ tiêu sâu đục quả tiến hành theo dõi 10 quả ngẫu nhiên trên ô. 3.4.4 Phương pháp phân tích thống kê - Sử dụng phần mềm Statistics để phân tích thống kê. - Phần mềm excel Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống dưa chuột Sinh trưởng, phát triển là biểu hiện sự biến đổi về lượng và về chất thực vật trong chu kỳ sống của chúng. Sự sinh trưởng về kích thước, trọng khối và hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong dẫn đến sự ra hoa kết quả lại thúc đẩy sự sinh trưởng [Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Đình Thi, Bài giảng sinh lý thực vật, Trường ĐHNL Huế, 2008, tr 119]. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và của dưa chuột nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn giống. Qua đó cho biết đặc trưng, đặc tính của giống chín sớm, chín trung bình hay chín muộn của từng giống. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp người sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với dưa chuột, thời gian sinh trưởng phát triển được tính từ lúc mọc mầm cho đến khi kết thúc thu năng suất. Các giống khác nhau sẽ trai qua từng giai đoạn trong khoảng thời gian không giống nhau. Một giống được đánh giá là giống tốt phải là giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết và có tiềm năng cho năng suất cao. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả sau: * Thời kỳ gieo - mọc mầm Ở dưa chuột thời kỳ này được tính từ lúc gieo đến khi xuất hiện 2 lá mầm. Hạt sau khi gieo muốn nãy mầm cần phải có đủ 3 điều kiện đó là nhiệt độ, ẩm độ và không khí, khi hạt hút đủ khoảng 50% lượng nước so với trọng lượng hạt thì hạt sẽ nãy mầm. Thời kỳ nãy mầm của dưa chuột yêu cầu nhiệt độ cao, nhiệt độ trên 120C hạt mới có thể nãy mầm,nhiệt độ tối thích ở phạm vi 25- 320C dưới 100C hạt không mọc [Đào Mạnh Khuyến, Kỹ thuật trồng dưa, H.NXB Nông nghiệp, 1986, tr 9]. Độ ẩm đất cũng rất quan trọng đến quá trình nãy mầm của hạt, độ ẩm quá cao hay quá thấp đều có thể gây ra hiện tượng thối hạt. Nhiệt độ ở độ sâu 10 cm khoảng 12- 150C là thích hợp nhất đối với hạt. Hạt của dưa chuột tương đối lớn, chứa nhiều chất dự trữ nên khả năng nãy mần rất mạnh, tỷ lệ mọc rất cao, nhất là đối với những giống F1. Hạt nãy mầm tốt có ảnh hưởng đến mật độ cây trồng và khoảng cách cây trên đơn vị diện tích từ đó ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng sau này. Đặc trưng của thời kỳ này là kết thúc bởi sự xuất hiện của 2 lá mầm. Sự sinh trưởng của 2 lá mầm phụ thuộc nhiều vào giống, chất dự trữ, nhiệt độ và độ ẩm đất. Có ảnh hưởng đến đời sống của cây đặc biệt là thời kỳ cây con.[ Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, Cây rau, Trường ĐHNN Hà Nội,2002, tr 202; 203]. Nghiên cứu chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong xác định thời gian gieo hạt một cách hợp lý nhằm cung cấp điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của 2 lá mầm dưa chuột. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy tất cả các giống tham gia thí nghiệm có thời gian nãy mầm tính từ khi gieo là 4 - 5 ngày. Chưa có sự sai khác đáng kể giữa các giống tham gia thí nghiệm. Các giống Chaiyo578, TN404, Champ937, Amata765 trải qua thời gian này trong 4 ngày, giống L-04 là 5 ngày. Điều này được giải thích là điều kiện về thời tiết trong giai đoạn này thuận lợi cho sự nãy mầm của hạt. Bên cạnh đó các giống thí nghiệm đều là giống F1 nên có sức nãy mầm rất cao. Sau 5 ngày toàn bộ thí nghiệm đều đã xuất hiện 2 lá mầm. Bảng 4.1 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của Đơn vị tính: ngày Giai đoạn Giống Gieo- mọc Từ mọc mầm đến.......... Tổng TGST 3-4 lá thật Ra tua cuốn Phân cành Ra hoa cái đầu Thu quả đợt 1 Chaiyo578 (Đ/c) 4 16 21 25 27 40 65 Amata765 4 15 19 23 31 43 67 TN404 4 13 17 21 29 40 65 Champ937 4 14 21 24 27 41 65 L-04 5 13 18 21 30 42 67 * Thời kỳ mọc mầm - 3,4 lá thật Sau khi mọc mầm cây bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh trên mặt đất đến quá trình sinh trưởng. Giữa các giống bắt đầu có sự sai khác đáng kể về thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng. Số liệu từ bảng 4.1 cho chúng tôi nhận xét sau Giống có thời gian xuất hiện 3 lá thật sớm nhất là TN 404 và L -04 (13 ngày sau mọc mầm) sớm hơn so với thời gian xuất hiện 3 lá thật của đối chứng - Chaiyo 578 (16 ngày sau mọc) là 3 ngày. Giống Amata bắt đầu xuất hiện 3 lá thật 15 ngày sau mọc mầm và L - 04 là 14 ngày. * Thời kỳ mọc mầm - ra tua cuốn Cũng như các loại cây khác trong họ bầu bí, dưa chuột thuộc loại thân leo, ở mỗi nách lá trên thân chính mọc ta tua cuốn. Dưa chuột có tua cuốn dạng đơn. Tua cuốn giúp thân leo bám vào giàn, hạn chế sự đổ ngã của cây. Những giống phát triển thân lá nhanh nhưng thời gian ra tua cuốn chậm sẽ làm cho cây dễ bị đổ ngã. Đối với những giống xuất hiện tua cuốn sớm là điều kiện thuận lợi cho cây vươn leo theo giàn dễ dàng hơn. Tua cuốn xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy thời gian bắt đầu xuất hiện tua cuốn của các giống biến động từ 17 đến 21 ngày, trong đó giống xuất hiện tua cuốn muộn nhất là giống Chaiyo 578 đ/c, và giống sớm nhất là TN 404 17 ngày sau mọc. * Thời kỳ mọc mầm - phân cành Sau khi ra tua cuốn cây bước vào thời kỳ phân cành. Thời gian phân cành, số cành và số cấp cành đều do đặc tính di truyền của giống quy định. Cành hình thành nhiều hay ít, nhanh hay chậm phụ thuộc vào giống chín sớm hay chín muộn. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Số liệu từ bảng 4.1 cho thấy các giống tham gia thí nghiệm bước vào thời kỳ phân cành cách nhau từ 1 - 4 ngày. Trong đó có 2 giống cùng bước vào thời kỳ này 21 ngày sau khi mọc mầm đó là giống L - 04 và giống TN 404. Giống có thời gian phân cành muộn nhất là giống đối chứng (25 ngày sau mọc), tiếp đó là giống Champ 937 24 ngày và giống Amata 765 là 23 ngày. * Thời kỳ mọc mầm - ra hoa cái đầu Thời gian này có liên quan đến giai đoạn phân hóa mầm hoa đến hình thành nụ hoa và kết thúc bằng sự ra hoa của cây. Theo quan điểm nông học thì thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của giống. Đồng thời đây cũng là giai đoạn cây chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Cây có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất, phát triển mạnh về chiều cao ,thân lá và khả năng tích lũy chất khô lớn. Trong giai đoạn này, nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa ra hoa của cây. Ở nhiệt độ thích hợp, cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nãy mầm. Nhiệt độ càng thấp thời gian này càng kéo dài. Dựa trên số liệu từ trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế thì nhiệt độ trung bình trong khoảng thời gian này là 23,5 - 24,50C là thích hợp cho quá trình phân hóa mầm hoa của dưa chuột [Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế, tháng 1,2,3 năm 2009]. Thông thường tổng tích ôn từ lúc từ lúc hạt nãy mầm đến lúc thu quả đầu ở các giống địa phương là 9000C, đến lúc thu hoạch là 16500C [Mai Thị Phương Ạnh, Rau và trồng rau, H.NN, 1996, tr 198]. Nghiên cứu thời gian ra hoa cái đầu giúp chúng ta có những định hướng và biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhất nhằm tăng khả năng ra hoa tập trung và tỷ lệ hoa cái của các giống. Ở thời kỳ này sự cân bằng giữa sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng là rất quan trọng. Nếu đạm trong cây dư thừa, cây sinh trưởng quá mạnh sẽ kéo dài thời gian ra hoa, giảm khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của thời tiết. Kết quả theo dõi cho chúng tôi nhận xét sau: Giống Champ 937 có thời gian từ khi mọc mầm đến thời gian ra hoa là 27 ngày và bằng với đối chứng. Giống ra hoa muộn nhất là giống Amata 765 31 ngày (chậm hơn so với đối chứng là 4 ngày), giống L - 04 là 30 ngày (chậm hơn so với đối chứng là 3 ngày). * Thời kỳ mọc mầm - thu quả đợt 1 Thu hoạch dưa chuột đúng độ chín thương phẩm có ảnh hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất hàng hóa. Thời kỳ thu hái dưa chuột chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của giống và mục đích sử dụng. Dưa chuột quả lớn dùng làm quả tươi, cắt lát phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng. Giống sớm sau gieo 35 - 40 ngày thì được thu hái quả, giống trung và giống muộn sau gieo 50 - 60 ngày thì có thể thu hái quả đợt đầu tiên. Sau khi thu hái quả nhanh chóng chuyển màu vàng, đây là nhược điểm của một số loại giống, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Khi thu hái cần chọn thời gian và thời điểm thích hợp. Vì vậy nghiên cứu thời gian cho quả đợt 1 giúp chúng ta có cơ sở chuẩn bị cho công tác thu hoạch, chế biến cũng như tiêu thụ. Các công thức có thời gian thu quả đợt 1 chênh lệch nhau từ 1 - 3 ngày. Giống đối chứng có khoảng cách giữa thời gian ra hoa cái đầu và thu quả 1 là 13 ngày, giống Amata 765 và L - 04 có khoảng thời gian này là 12 ngày, giống Champ 937 là 14 ngày. * Tổng thời gian sinh trưởng Cũng như các loại cây trồng khác, dưa chuột trải qua chu kỳ sống từ lúc mọc mầm cho đến khi thu quả đợt cuối cùng trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó tùy thuộc vào giống ngắn ngày, trung ngày hay dài ngày. Tổng thời gian sinh trưởng là cơ sở giúp người sản xuất bố trí thời vụ hợp lý cũng như các biện pháp luân canh, xen canh giữa các loại cây trồng khác với dưa chuột. Các giống dưa chuột mà chúng tôi sử dụng trong thí nghiệm đều là những giống ngắn ngày, có tổng thời gian sinh trưởng, phát triển từ 65 ngày (Chaiyo 578, Champ 937, TN 404) đến 67 ngày (giống Amata 765 và L - 04). 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa chuột Thân cây phát triển mạnh khỏe là cơ sở cho các bộ phận khác phát triển một cách hợp lý, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây tiến hành một cách thuận lợi. Chiều cao thân chính là một đặc tính di truyền nó phụ thuộc vào từng loại giống và các yếu tố ngoại tác động như chăm sóc, điều kiện dinh dưỡng. Thông thường những giống chín sớm có độ dài thân ngắn, phân cành ít hơn so với giống chín trung bình và chín muộn. Chiều cao thân chính còn là một đặc điểm phản ánh khả năng tổng hợp chất hữu cơ của giống và một phần phản ánh dinh dưỡng có trong đất trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Dưa chuột thuộc họ bầu bí, thân thuộc loại leo bò, thân mảnh nhỏ, trên thân có lông tơ nhiều hay ít phụ thuộc vào ngoại cảnh, tuổi cây, giống, điều kiện ngoại cảnh lúc cây sinh trưởng và kỹ thuật chăm sóc. Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi và chăm sóc không đảm bảo thì chiều cao thân sẽ không đạt tới chiều cao của giống. Thân ở thời kỳ đầu phát triển chậm chạp, bắt đầu từ thời kỳ 3 - 4 lá phát triển nhanh mang tính đặc trưng của giống và tốc độ giảm dần về sau. Chiều cao thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng mạnh hay yếu của dưa chuột và là yếu tố quan trọng góp phần quyết định năng suất vì hoa cái dưa chuột chủ yếu ra trên thân chính. Sự tăng trưởng về chiều cao thân chính của dưa chuột mạnh hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Thông thường trong một giới hạn nhất định sự sinh trưởng tốt sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển tốt. Tuy nhiên nếu vượt qua giới hạn đó sinh trưởng quá mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển. Đây là trường hợp cây bị lốp đổ do độ ẩm quá cao, bón nhiều đạm làm cho cây tập trung vào sinh trưởng thân lá và ra hoa chậm. Đánh giá chỉ tiêu mức độ tăng trưởng chiều cao giữa các giống có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có những nhận định bước đầu về tiềm năng sinh trưởng phát triển của giống, và là cơ sở để có những tác động kỹ thuật phù hợp nhất giúp cây phát triển tốt. Bên cạnh đó thân chính còn có nhiệm vụ nâng đỡ các bộ phận trên cây, do vậy song song với quá trình phát triển của thân chính là sự phát triển của lá, cành, hoa và quả của cây. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống ĐVT: cm Thời kỳ Giống Sau mọc 13 ngày 20 ngày 27 ngày 34 ngày 45 ngày Thu hoạch đợt cuối Chaiyo578 (Đ/c) 4,64 22,22b 55,86b 98,50b 120,37b 127,26b Amata765 5,87 26,07ab 58,29b 109,06ab 129,23b 136,50b TN 404 5,35 28,20a 73,05a 122,65a 156,52a 160,9a Champ937 5,16 24,19ab 57,74b 100,18b 119,04b 123,36b L-04 5,41 24,63ab 60,04b 107,95ab 123,24b 130,99b LSD0,05 5.6882 11.481 14.933 15.807 16.235 Số liệu từ bảng 4.2 mà chúng tôi thu được trong suốt quá trình theo dõi thí nghiệm cho chúng tôi nhận xét: * Thời kỳ 13 ngày sau mọc Đặc điểm của thời kỳ này là bộ phận trên mặt đất - thân lá phát triển chậm, lá nhỏ, lóng cây nhỏ và ngắn. Thân ở trạng thái đứng, thân thẳng chưa phân cành. Đây cũng là thời kỳ cây bắt đầu xuất hiện 3 - 4 lá thật, khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ còn thấp, chủ yếu là nhờ 2 lá mầm. Bộ phận dưới mặt đất phát triển tương đối nhanh cả về độ sâu và chiều rộng, khả năng ra rễ phụ mạnh. Cây bắt đầu chuyển từ dinh dưỡng nhờ hạt sang dinh dưỡng nhờ rễ. Cây sinh trưởng yếu, mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại rất kém [Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, Cây rau, Trường ĐHNN Hà Nội,2002, tr 203]. Mặt khác trong thời gian này gặp điều kiện khí hậu tương đối nắng nóng, độ ẩm không khí thấp nên tốc độ tăng trưởng về chiều cao thân ở hầu hết các giống đều rất chậm. Chiều cao các giống giao động từ 4,64 cm ở giống Chaiyo 578 đến 5,87 cm ở giống Amata 765. Các giống TN 404 đạt 5,35 cm, Champ 937 đạt 5,16 cm và L- 04 đạt 5,41 cm. Biểu đồ 1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống * Thời kỳ 20 ngày sau mọc Ở thời kỳ này sự phát triển của bộ phận trên mặt đất tương đối nhanh. Cây lấy dinh dưỡng từ đất qua bộ rễ và khả năng tổng hợp chất hữu cơ của cây tăng dần do diện tích lá cũng như số lá trên cây tăng. Thêm vào đó là điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho sự phát triển của cây như độ ẩm trung bình 85 - 90%, nhiệt độ 23,5 - 24,50 [Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế, tháng 1,2,3 năm 2009] cùng với sự chăm sóc cung cấp nước thường xuyên nên đã tạo điều kiện tốt cho quá trình phát triển. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy bắt đầu có sự sai khác có ý nghĩa giữa các giống tham gia thí nghiệm. Kết quả thu được phân thành 2 nhóm sai khác. Trong đó giống có chiều cao và tốc độ tăng trưởng lớn nhất là TN 404 đạt 28,2 cm (3,26 cm/ ngày), thấp nhất là Chaiyo 578 Đ/c đạt 22,22 cm (2,51 cm/ngày). Giữa các giống còn lại không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, lần lượt có chiều cao cây là: giống Amata 765 26,07 cm ( 2,89 cm/ngày), giống Champ 937 24,19 cm (2,71 cm/ngày), L - 04 24,63 cm ( 2,74 cm/ngày). Các giống này có sự chênh lệch không đáng kể so với đối chứng. * Thời kỳ 27 ngày sau mọc Sự phát triển hoàn thiện của bộ rễ cộng với sự tăng nhanh về số lá trên cây trong thời kỳ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh của chiều cao cây. Đây cũng là thời gian cây đang ở giai đoạn phân cành cấp 1. Cây sử dụng đa số nhờ dinh dưỡng có trong đất. Số liệu từ bảng 4.2 cho thấy: Giống có chiều cao thân chính thấp nhất trong giai đoạn này vẫn là giống đối chứng Chaiyo 578 chỉ đạt 55,86 cm.Trong khi đó giống TN 404 đạt 73,05 cm cao hơn so với đối chứng 17,19 cm. Giống Champ 937 đạt 57,74 cm, Amata 765 58,29 cm và L- 04 đạt 60,04 cm. Xét về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trong giai đoạn này thì giống có tốc độ tăng trưởng cao nhất là TN 404 (6,41cm/ngày), thấp nhất là Amata 765 (4,6 cm/ngày). * Thời kỳ 34 ngày sau mọc Đây là thời kỳ cây ra hoa và có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất. Nhìn chung các giống tham gia thí nghiệm đã phát triển mang tính đặc trưng của giống. Đáng chú ý nhất vẫn là giống TN 404 với chiều cao thân chính trong giai đoạn này là 122,65 cm (cao hơn so với đối chứng là 24,15 cm, tốc độ tăng 7,09 cm/ngày). Tiếp đó là giống Amata 765 109,06 cm (cao hơn so với đối chứng là 10,56 cm, tốc độ tăng 7,25 cm/ngày), giống Champ 937 đạt 100,18 cm. * Thời kỳ 45 ngày sau mọc Chiều cao thân chính trong giai đoạn này gần đạt đến chiều cao tối đa, cây tập trung dinh dưỡng cho sự sinh trưởng của quả nên tuy chiều cao vẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng ở các giống có phần giảm xuống. Cao nhất là giống TN 404 với 156,52 cm, thấp nhất là giống Champ 937 với 119,04 cm. Các giống còn lại có chiều cao lần lượt là Chaiyo 578 120,37 cm, Amata 765 đạt 129,23 cm, và cuối cùng là L-04 đạt 123,24 cm. * Thu hoạch đợt cuối Đây là thời kỳ chiều cao cây đạt tối đa. Cụ thể chiều cao chỉ tăng từ 4,27 cm đến 7,75 cm. Do cây tập trung vật chất khô để nuôi quả, chỉ một lượng nhỏ dinh dưỡng được sử dụng để phát triển thân lá nên thời kỳ này chiều cao thân chính tăng chậm dần đến ổn định. Cao nhất vẫn là giống TN 404 với 160,09 cm (cao hơn so với đối chứng với 127,26 cm là 32,83 cm). Giống Amata 765 là 136,50 cm (cao hơn so với đối chứng là 9,24 cm). Giữa các công thức Champ 937 với 123,36 cm (thấp hơn so với đối chứng là 3,9 cm) và L- 04 với 130,99 cm (cao hơn so với đối chứng 3,73 cm) có sự chênh lệch không lớn lắm. Như vậy, chiều cao thân chính là một chỉ tiêu phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống, nhưng đồng thời nó cũng là giá trị kiểu hình thể hiện trong từng môi trường cụ thể. Do vậy chỉ tiêu này không nằm ngoài sự tác động của môi trường. Trong đó phải kể đến chế độ dinh dưỡng của đất, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ không khí cũng như các thành phần môi trường khác như các biện pháp tác động của con người. 4.3 Động thái ra lá của các giống dưa chuột Lá là bộ phận quan trọng của tất cả các loại cây nói chung và của dưa chuột nói riêng. Lá có nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp vật chất khô bên cạnh đó lá còn có nhiệm vụ thoát hơi nước điều hòa nhiệt độ trong cây. Thông thường giống nào có số lá trên cây nhiều thì sức sinh trưởng của cây lớn và khả năng tích lũy chất dinh dưỡng cao. Đặc điểm ra lá, tuổi thọ lá là do đặc tính di truyền của giống quy định ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ức chế sự tạo thành lá và sinh trưởng của lá. Khi gặp nhiệt độ thấp lá sinh trưởng chậm nhưng phiến lá dày hơn. Lá của dưa chuột gồm có lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục của thân. Lá mầm nhú ra đầu tiên, có hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Trong kỹ thuật trồng trọt người ta thường quan tâm tới độ lớn, sự cân đối và thời gian duy trì 2 lá mầm trên cây dài hay ngắn. Vì nó có ý nghĩa lớn trong quang hợp tạo vật chất nuôi cây và ra lá thật sau này. Chất lượng 2 lá mầm chịu ảnh hưởng của yếu tố chất lượng giống, khối lượng hạt giống, dinh dưỡng trong đất, độ ẩm đất, nhiệt độ lúc hạt nãy mầm. Nếu bị ảnh hưởng xấu bởi các điều kiện nói trên thì lá mầm phát triển không đầy đủ và cân đối, có thể bị dị hình. Trong điều kiện đất đai, dinh dưỡng và các điều kiện khác tốt, lá mầm có thể tồn tại đến lúc thu quả lứa đầu mới rụng. Lá thật có 5 cánh chia thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt, mọc đơn, phiến và cuống lá đều có lông cứng. Màu sắc lá thay đổi tùy theo giống xanh vàng hoặc xanh thẫm. Nách lá là nơi phát sinh ra tua cuốn, hoa đực, hoa cái và rễ bất định. Sự ra lá và phát triển về diện tích lá thật của dưa chuột ở thời kỳ cây con rất chậm, sau đó tăng dần, đạt cao nhất khi có quả và giảm tốc độ ở giai đoạn già cỗi. * Giai đoạn 13 ngày sau khi mọc mầm Đây là giai đoạn cây đang ở thời kỳ cây con chuẩn bị bước sang thời kỳ 3 -4 lá thật. Diện tích lá cũng như số lá trên thân chính tăng chậm ở hầu hết các giống tham gia thí nghiệm. Giữa các giống chưa có sự sai khác đáng kể. Số lá giao động từ 2,53 lá (giống đ/c Chaiyo578) đến 2,73 lá (giống Amata 765 và L - 04). Bảng 4.3 Động thái ra lá của các giống Đơn vị tính: lá Thời kỳ Giống Sau mọc 13 ngày 20 ngày 27 ngày 34 ngày 45 ngày Thu hoạch đợt cuối Chaiyo578 (Đ/c) 2,53 7,01 10,33b 14,95b 18,43b 19,4b Amata765 2,73 7,01 10,38ab 14,6b 18,48b 19,35b TN404 2,65 7,63 11,85a 17,23a 21,7a 23,05a Champ937 2,6 7,08 10,43ab 14,7b 17,83b 18,7b L-04 2,73 7,11 10,68ab 15.15b 18,18b 19,05b LSD0,05 1.5039 1.8983 1.8585 1.7965 Chú thích: Giá trị trung bình trong cùng một cột theo sau bởi những chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác về mặt thống kê. * Giai đoạn 20 ngày sau khi mọc mầm Số lá tăng nhanh ở tất cả các giống trong thời kỳ này, điều này có thể được giải thích là do bộ rễ của dưa chuột trong giai đoạn này đã có thể hút được dinh dưỡng trong đất, lượng phân bón lót trước khi trồng đã có tác dụng lớn trong sự sinh trưởng của cây. Tuy chưa có sự sai khác đáng kể về số lá trên cây nhưng ở hầu hết các công thức đều tăng từ 4-5 lá so với giai đoạn trước. Trong đó cao nhất vẫn là giống TN 404 đạt 7,63 lá, tiếp đến là giống L- 04 7,11 lá, giống Champ 937 đạt 7,08 lá và cuối cùng là Chaiyo 578 đ/c, Amata 765 đều đạt 7,01 lá. * Giai đoạn 27 ngày sau khi mọc mầm Kết quả từ bảng 4.3 cho chúng ta thấy rằng số lá trên cây giữa các giống trong giai đoạn này bắt đầu có sự sai khác đáng kể về mặt thống kê. Giống có số lá cao nhất vẫn là TN 404 với 11,85 lá ( cao hơn so với đối chứng 10,33 là 1,53 lá). Các giống còn lại có số lá giao động từ 10,38 ( giống Amata 765) đến 10,68 lá ( giống L- 04). * Giai đoạn 34 ngày sau khi mọc mầm Cùng với sự phát triển của chiều cao cây, tốc độ tăng trưởng số lá trong giai đoạn này của các giống đều tăng nhanh. Điều này có thể giải thích là do cây đang trong thời kỳ ra hoa, tập trung dinh dưỡng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự ra hoa tạo quả đồng thời điều kiện thời tiết trong giai đoạn này khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Số lá trên thân chính của giống Chaiyo đ/c đạt 14,95 lá (tốc độ 0,66 lá/ngày), trong khi đó giống TN 404 lên đến 17,23 lá (cao hơn so với đối chứng là 2,28 lá, tốc độ tăng trưởng 0,76 lá/ngày). Giống có số lá thấp nhất trong giai đoạn này là Amata 765 với 14,6 lá trên thân chính, tiếp đến là giống Champ 937 với 14,7 lá và tiếp theo đó là giống L-04 đạt 15,15 lá. Số lá của các giống giao động từ 14,6 lá đến 17,23 lá trên thân chính. Biểu đồ 2: Động thái ra lá của các giống * Giai đoạn 45 ngày sau khi mọc mầm Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy ở tất cả các công thức số lá đều tăng tuy tốc độ có giảm so với giai đoạn trước. Lý giải điều này chúng tôi cho rằng trong giai đoạn này cây tập trung dinh dưỡng để nuôi quả, do vậy giảm sinh trưởng về thân lá. Số lá giao động từ 17,83 lá (ở giống Champ 937) đến 21,7 lá (ở giống TN 404). Thời kỳ này số lá trên thân chính đã ổn định và mang tính đặc trung của giống. Các giống còn lại không có sự sai khác đáng kể với nhau và với giống đối chứng.. * Tổng số lá trên thân chính Kết thúc thu số lá trên thân chính đạt tối đa. Bên cạnh các chỉ tiêu về chiều cao thân chính, số cành,chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát nhất về khả năng sinh trưởng của các giống trong chu kỳ sống của dưa chuột. Tốc độ tăng số lá kể từ giai đoạn trước giảm rõ rệt ở tất cả các giống cho đến kết thúc thu thì ngừng tăng và đạt tối đa. Do lúc này dinh dưỡng cũng đã cạn kiệt và sức sinh trưởng của dưa chuột giảm do cây chuyển sang thời kỳ già cỗi. Nếu giống TN 404 đạt tới 23,05 lá trên thân chính (cao hơn so với đối chứng 19,4 lá là 3,65 lá) thì giống Cham937 chỉ đạt 18,7 lá (thấp hơn so với đối chứng là 0,7 lá). Các giống còn lại có tổng số lá lần lượt là Amata 765 19,35 lá, L- 04 là 19,05 lá. Tóm lại tốc độ và số lá trên thân chính của các giống tăng nhanh ở giai đoạn từ 3-4 đến giai đoạn ra hoa, sau đó giảm dần và đạt tối đa vào giai đoạn kết thúc thu. Giữa các giống có sự sai khác đáng kể, có thể sắp xếp thứ tự như sau: TN 404 > Chaiyo 578 (Đ/c) > Amata 765 > L-04 > Champ 937 4.4 Khả năng phân cành của các giống dưa chuột Ở mỗi nách lá trên thân của dưa chuột đều có khả năng mọc ra tua cuốn, phân cành hoặc không phân cành. Tuy nhiên phân cành nhiều hay ít, sớm hay muộn trên cành đó cho quả hay không cho quả và cho quả sớm hay muộn, nhiều hay ít phụ thuộc vào từng giống và biện pháp kỹ thuật tác động. Cành cùng với thân làm nên bộ khung của cây, cành mang lá, hoa và là bộ phận gián tiếp góp phần tăng năng suất của cây. Ở dưa chuột có 2 loại cành đó là cành chính và cành phụ. Cành phụ là loại cành cũng mọc ra từ nách lá nhưng có chiều dài rất ngắn và không có ý nghĩa trong việc tăng năng suất cho cây. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi chỉ quan tâm đến chỉ tiêu cành chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng trong vụ Xuân Hè 2009 tại Trung tâm Giống cây trồn.doc
Tài liệu liên quan