Đề tài Đánh giá mức độ tương quan giữa 2 yếu tố chiều cao và cân nặng của nam giới Châu Á nói chung và sinh viên nam trường Đại Học Ngân Hàng nói riêng

Giống như dự đoán của nhóm thì chế độ dinh dưỡng, thời gian tập luyện thể thao là những nhân tố có tác động tích cực nhất đến chỉ số BMI, không dừng lại ở đó trong quá trình chạy mô hình thì cho thấy mức độ sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác cũng có tác động không nhỏ đến chỉ số này. Điều này có thể lí giải như sau: việc thường xuyên luyện tập thể thao không những giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn góp phần tăng trưởng chiều cao cho nam giới đặc biệt trong giai đoạn phát triển, chế độ ăn uống thích hợp và hiệu quả sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển đầy đủ về cả thể chất và tinh thần và nếu uống rượu bia hay các chất kích thích nhiều sẽ làm tổn hại đến các bộ phận của cơ thể đặc biệt là phổi và não bộ.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá mức độ tương quan giữa 2 yếu tố chiều cao và cân nặng của nam giới Châu Á nói chung và sinh viên nam trường Đại Học Ngân Hàng nói riêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XẾP HẠNG TÍN NHIỆM GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Đề tài thực hiện Đánh giá mức độ tương quan giữa 2 yếu tố chiều cao và cân nặng của nam giới Châu Á nói chung và sinh viên nam trường Đại Học Ngân Hàng nói riêng. Lý do chọn đề tài Khoa học đã chứng minh được rằng có một mối liên hệ giữa tuổi thọ và chỉ số BMI, theo đó tuổi thọ của nam giới sẽ đạt được mức tối ưu khi chỉ số BMI nằm giữa mức 22,5 và 25. Cứ 5 đơn vị BMI gia tăng thì tương ứng tỉ lệ tử vong sẽ gia tăng 30%-40% do các bệnh có liên quan về tim mạch, 60%-120% do bệnh tiểu đường và các bệnh lý liên quan đến gan, thận; 10% do ung thư và 20% do những bệnh đường hô hấp và những bệnh khác. Trong trường hợp BMI thấp hơn 22,5 thì tỷ lệ tử vong lại càng cao hơn, nhất là do những bệnh liên kết với nghiện thuốc lá, như bệnh đường hô hấp và ung thư phổi. Thêm vào đó trong cuộc sống hiện đại, nam giới là đối tượng thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,chính vì vậy sẽ có nguy cơ rất cao mắc các loại bệnh về mạch máu, tiểu đường hay các bệnh lý thận và gan. Vì vậy, mục tiêu hướng đến của nhóm là đánh giá mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến chỉ số này ở nam giới. Để từ đó có sự điều chỉnh mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến chỉ số này một cách tích cực nhất. Đối tượng nghiên cứu 50 mẫu khảo sát trên nhóm sinh viên nam từ năm 1 đến năm 4, Trường Đại Học Ngân Hàng. Phương pháp xếp hạng đề nghị Phương pháp mô hình hóa. Lý do chọn phương pháp xếp hạng Những yếu tố ảnh hưởng đến BMI chủ yếu là các yếu tố định tính như gene, môi trường sống, mức độ dinh dưỡng,…tuy nhiên bằng việc lượng hóa các chỉ tiêu trên số liệu có được từ cuộc khảo sát thì các dữ liệu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hoàn toàn có thể biểu diễn thông qua phương trình tương quan. NỘI DUNG: Phân loại mức độ xếp hạng của biến được giải thích Theo ý kiến của nhóm thì chất lượng sức khỏe của nam sinh viên trường Đại học ngân hàng dựa trên chỉ số BMI được chia ra làm 5 mức : Mức 1: Cơ thể ốm yếu, thiếu cân là trạng thái cơ thể có lượng cơ và mỡ ít hơn nhiều so với khung xương. Biểu hiện rõ là việc nổi gân xanh, mặt mày xanh xao, hốc hác phờ phạc. Mức 2: Người hơi gầy là trạng thái cơ thể có lượng cơ và mỡ ít hơn so với khung xương. Đây là trạng thái khó xác định vì thông thường biểu hiện dáng vẻ bên ngoài giống người có chỉ số BMI bình thường. Khi vận động nhiều sẽ nhanh dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Mức 3: Người bình thường là trạng thái cơ thể có lượng cơ và mỡ cân đối so với khung xương. Biểu hiện bên ngoài là da dẻ hồng hào, người khỏe mạnh, thân hình cân đối, dáng vạm vỡ. Mức 4: Người hơi mập là trạng thái cơ thể có lượng mỡ nhiều hơn so với mức bình thường. Thể hiện bên ngoài sẽ giống với tạng thái của người bình thường nhưng phần bụng có lớp mỡ nhỏ bao quanh. Mức 5: Người thừa cân, béo phì là trạng thái cơ thể có lượng mỡ quá nhiều hơn so với cơ thể ở mức bình thường. Thể hiện bên ngoài là phần bụng có lớp mỡ dày bao quanh, chân tay to bự do lớp mỡ dày dưới da, khi vận động thì cơ thể nhanh mệt mỏi. Cơ thể hay đổ mồ hôi và dễ mắc các bệnh về tim mạch. Định nghĩa biến giải thích X1: Mức độ ảnh hưởng của Gen đến chiều cao: Yếu tố di truyền tác động nhiều hay ít đến quá trình hình thành chiều cao. X2: Thói quen ăn uống: là việc lặp đi lặp lại cách thức ăn uống, thời gian dùng bữa. X3: Mức độ dinh dưỡng của những bữa ăn hiện tại: lượng chất béo, protein, gluxit, chất xơ… cùng với các loại khoáng chất khác trong mỗi bữa ăn. X4: Thời gian chơi thể thao: là khoảng thời gian vận động với các môn thể thao như: bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bơi lội, karate…nhằm rèn luyện cho cơ thể thêm dẻo dai và tăng cường sức khỏe. X5: Chi tiêu cho việc ăn uống hàng tháng: Là số tiền phục vụ cho việc mua cơm, thức ăn nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Số tiền này còn bao gồm cả tiền mua trái cây, sữa và thuốc bổ cho cơ thể. X6: Số lượng rượu bia uống trong tháng: là thể tích rượu, bia mà mỗi cơ thể hấp thụ trong tháng. X7: Thời gian ngủ: Là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, các cơ quan nằm trong trạng thái tạm ngừng hoạt động. X8: Chỗ ở hiện tại: là khoảng không gian sống có xét đến các yếu tố khác như môi trường xung quanh, tiếng ồn và cả tình hình an ninh. Tiến hành khảo sát Tiến hành khảo sát 60 mẫu bạn sinh viên nam từ năm nhất đến năm 4. Khu vực Kí túc xá nam và giảng đường khu A và nhận được phản hồi từ các bạn trong đó có 50 mẫu đủ tiêu chuẩn để đánh giá còn lại 10 mẫu bị thất lạc. Mẫu khảo sát (Xem phụ lục 1). Bảng tính điểm số X1: Mức độ ảnh hưởng của chiều cao từ gene di truyền X1=5: Ảnh hưởng mạnh, có chiều cao tương đương với chiều cao của bố hoặc mẹ. X1=4: Ảnh hưởng khá mạnh, có một khoảng chênh lệch nhỏ so với chiều cao của bố hoặc mẹ. X1=3: Ảnh hưởng vừa phải, có một khoảng chênh lệch đáng kể so với chiều cao của bố hoặc mẹ. X1=2: Ảnh hưởng ít, khác biệt nhiều so với bố hoặc mẹ. X1=1: Ảnh hưởng rất ít, hầu như không giống bố mẹ. X2: Thói quen ăn uống X2=5: Có một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt theo quy định của các chuyên gia. X2=4: Không theo một chế độ dinh dưỡng của các chuyên gia, tuy nhiên vẫn luôn ăn đúng giờ, thường xuyên thay đổi món. X2=3: Thỉnh thoảng thay đổi giờ giấc, đôi lần bỏ bữa hoặc không thay đổi món. X2=2: Món ăn nghèo nàn chất dinh dưỡng, thời gian ăn uống không hợp lý. X2=1: Không theo một chế độ dinh dưỡng nào cả, ăn uống thất thường. X3: Mức độ dinh dưỡng của mỗi bữa ăn X3=5: Ăn đủ các chất dinh dưỡng, hàm lượng các chất vừa phải, hợp lý. X3=4: Ăn đủ các chất dinh dưỡng, tuy nhiên hàm lượng không hợp lý, hơi nhiều hoặc hơi ít so với mức cần thiết của cơ thể. X3=3: Các chất dinh dưỡng tuy không đầy đủ lắm nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. X3=2: Chỉ tập trung ăn một hoặc một ít nhóm chất, các chất còn lại lúc có lúc không, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt năng lượng. X3=1: Không đủ chất dinh dưỡng, thiếu những chất cần thiết để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, cơ thể ở tình trạng báo động cao. X4: Thời gian chơi thể thao mỗi tuần X4=5: Ngày nào cũng chơi thể thao, thời gian trung bình khoảng 2 giờ. X4=4: Ngày nào cũng chơi thể thao, thời gian trung bình nhỏ hơn 1 giờ. X4=3: Chơi thể thao không thường xuyên 3 lần/tuần, thời gian mỗi lần khoảng 2 giờ. X4=2: Chơi thể thao tùy hứng. Không thường xuyên luyện tập, thời gian luyện tập mỗi lần đều thay đổi. X4=1: Không chơi thể thao hoặc chơi rất ít khoảng 1-2 lần/tuần. X5: Số tiền chi tiêu cho việc ăn uống. X5=1: Số tiền <800 ngàn, ít nhất để ăn ba bữa chính trong ngày. X5=2: Số tiền từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng. Ngoài việc dành các bữa ăn chính còn có thêm một ít cho việc uống sữa,trái cây. X5=3: Số tiền từ 1 triệu đến 1,2 triệu. Là những người vừa ăn chính vừa uống sữa thường xuyên hơn. X5=4: Số tiền từ 1,2 triệu đến 1,4 triệu. Những người này thường quan trọng về ăn uống, họ chăm lo cho bữa ăn hơn, chọn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn, uống sữa thường xuyên. X5=5: Theo quan điểm của nhóm, ở mức này là từ 1,4 triệu trở lên. Với những sinh viên này thì mức độ có các bữa ăn sang trở nên đều đặn hơn, thường xuyên thay đổi và ăn những món khá mắc tiền. X6: Mức độ uống rượu bia của sinh viên. Với biến này thì không biết tác động rõ rệt của nó nên nhóm quyết định để các sinh viên được điều tra tự đánh giá về mức độ uống rượu bia của họ. Thí dụ như, một số người uống rượu nhiều thì thường hay gầy, nhưng một số uống bia lại khá mập vì hàm lượng đường trong bia khá cao. Theo thứ tự từ mức 1 đến 5 là mức độ uống rượu bia là từ “không uống” đến “rất thường xuyên”. X7: Thời gian ngủ trung bình trong một ngày X7=5: Thời gian ngủ trong ngày từ 7 đến 8 giờ. Theo nghiên cứu đây là khoảng thời gian ngủ hợp lý để cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho một một ngày mới. X7=4: Thời gian ngủ 6 giờ hoặc 9 giờ. Nếu thời gian ngủ là 6 giờ thì cơ thể chưa đạt đến trạng thái cân bằng cần thiết. Còn nếu ngủ 9 giờ thì cơ thể sẽ cảm thấy hơi uể oải, mệt mỏi. X7=3: Thời gian ngủ 5 giờ hoặc 10 giờ. Nếu thời gian ngủ là 5 giờ thì cơ thể mệt mỏi, mắt thâm quầng. Nếu thời gian là 10 giờ thì cơ thể uể oải, mệt mỏi, phản ứng chậm. X7=2: Thời gian ngủ 4 giờ hoặc 11 giờ. Cơ thể sẽ rơi vào tình trạng rất mệt mỏi, không muốn vận động, các giác quan xử lý chậm chạp, trong trường ngủ 11 giờ thì dễ dẫn đến trầm cảm. X7=1: Thời gian ngủ nhỏ hơn 4 giờ hoặc lớn hơn 11 giờ. Cơ thể mệt mỏi, mắt thâm đen nếu ngủ qúa ít, chân tay mệt mỏi rã rời, không muốn vận động, làm việc dễ bị căng thẳng, nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn đến đột tử. Còn nếu ngủ trên 11 giờ thì dễ mắc bệnh tự kỷ, dễ cáu gắt và khó tập trung học tập. X8: Điều kiện sống. X8=5: Không gian sống thoải mái, không tiếng ồn, an ninh cao, mức độ vệ sinh đạt chuẩn. X8=4: Không gian sống thoải mái, có tiếng ồn nhưng không thường xuyên, an ninh không tốt nhưng không nằm trong tình trạng nguy hiểm, mức độ vệ sinh đảm bảo. X8=3: Không gian sống tương đối thoải mái, có tiếng ồn xung quanh, tính hình an ninh không đảm bảo, mức độ vệ sinh khá tốt. X8=2: Không gian sống chật hẹp, tiếng ồn nhiều, an ninh không đảm bảo, mức độ vệ sinh kém. X8=1: Không gian sống chật hẹp, ồn ào thường xuyên, có tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy, trộm cướp.. mức độ vệ sinh kém. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát (Xem phụ lục 2) Kết quả mô hình hồi quy Sau khi chạy mô hình hồi qui ( Bảng 3 phụ lục), ta có phương trình : Y = -0.08*X1 + 0.1*X2 + 0.19*X3 + 0.24*X4 + 0.14*X5 – 0.24*X6 + 0.03*X7 + 0.04*X8 + 2.22 R2 = 0.963533 P(F)= 0.000000 N=50 Kiểm định các tiêu chuẩn của mô hình Kiểm định đa cộng tuyến Căn cứ vào ma trận tương quan, ta thấy: cặp biến giải thích trong mô hình có tương quan lớn nhất là: r(X5;X6) = -0.806305 Tiến hành lấy mô hình hối quy phụ: lấy X6 làm biến phụ thuộc; ta sẽ có kết quả hồi quy như sau: R-squared 0.778384 F-statistic 21.07386 Ta thấy: F=21.07386 F(5%,7,42)= 2.23707 Do F(5%,7,42) < F nên có đa cộng tuyến. Tuy nhiên, R2 chính > R2 phụ nên chấp nhận đa cộng tuyến. Kiểm định phương sai thay đổi Dùng kiểm định White ( Bảng 4 phụ lục ), ta có: n.R2 = 46.06822 < R2 = 60.48089 è chấp nhận H0 : không có phương sai thay đổi. Kiểm định tự tương quan Dựa vào kết quả hồi quy ( Bảng 3 phụ lục ), ta có thống kê Durbin – Watson d = 2.268369. Vì 1 < d < 3 nên mô hình không có tự tương quan. Kiểm định phân phối chuẩn Kiểm định H0: ui có phân phối chuẩn Dùng kiểm định Jarque - Bera , ta có: JB = 0.381308 < = 5.99 è chấp nhận H0 : ui có phân phối chuẩn. Hệ thống xếp hạng cho chỉ tiêu đánh giá Y BMI < 18.5 : Người quá gầy, cơ thể ốm yếu. 18.5 < BMI < 20.5 : Người hơi gầy 20.5 < BMI < 22.5 : Người bình thường 22.5< BMI < 25 : Hơi mập BMI > 25: Cơ thể không cân đối, thừa cân hoặc béo phì. KẾT LUẬN Tổng kết Giống như dự đoán của nhóm thì chế độ dinh dưỡng, thời gian tập luyện thể thao là những nhân tố có tác động tích cực nhất đến chỉ số BMI, không dừng lại ở đó trong quá trình chạy mô hình thì cho thấy mức độ sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác cũng có tác động không nhỏ đến chỉ số này. Điều này có thể lí giải như sau: việc thường xuyên luyện tập thể thao không những giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn góp phần tăng trưởng chiều cao cho nam giới đặc biệt trong giai đoạn phát triển, chế độ ăn uống thích hợp và hiệu quả sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển đầy đủ về cả thể chất và tinh thần và nếu uống rượu bia hay các chất kích thích nhiều sẽ làm tổn hại đến các bộ phận của cơ thể đặc biệt là phổi và não bộ. Ưu điểm Vấn đề nghiên cứu được khảo sát thực tế nên khá khách quan. Các biến định lượng và định tính được chính đối tượng điều tra cung cấp, nên khá chính xác. Điều này phản ánh một cách tương đối chỉ số BMI của sinh viên cũng như là các yếu tố tác động lên nó. Mặt khác, bằng cách chạy mô hình thông qua phần mềm Eview đã giúp nhóm có cơ sở xác định được mối tương quan giữa các tiêu chí và chuẩn cần nghiên cứu. Nhược điểm Do quy mô của mẩu khảo sát tương đối nhỏ, không gian hạn chế, chỉ tập trung chủ yếu trong phạm vi trường nên các đối tượng khảo sát chưa mang tính bao quát và khách quan. Việc khảo sát dự trên mẫu câu hỏi cho sẵn nên khi phát ra sẽ không tránh khỏi việc các đối tượng được khảo sat khai thông tin qua loa, không chính xác. Do không thể có điều kiện để phỏng vấn trực tiếp nên khó có thể xác định đâu là thông tin chính xác, đâu là thông tin không chính xác. Trong qua trình tổng hợp còn phát sinh những vấn đề tranh cãi do yếu tố chọn biến tác động đến BMI nhưng chưa thể định lượng nó theo hướng có nghĩa thực sự được cụ thể là biến Gene, khi chay mô hình chỉ tiêu này cho rằng sẽ có sự tác động ngược chiều nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Nếu giải thích rằng biến gene tác động cùng chiều với biến chiều cao nên làm cho chỉ số IBM giảm thì nếu xét đến biến tập luyện thể dục thể thao cũng sẽ làm cho chiều cao tăng nhưng hai hệ số này trên mô hình lại ngược chiều với nhau. Nếu nhìn theo một cách khác thì đối với biến gene rất khó để lập được một thang đo thích hợp để đánh giá yếu tố này một cách có hiệu quả. Phụ lục Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát Bạn là sinh viên năm: Thông tin cá nhân: Chiều cao: Cân nặng: Chiều cao của bạn có ảnh hưởng gen di truyền từ gia đình không? Ảnh hưởng mạnh Ảnh hưởng khá mạnh Ảnh hưởng vứa phải Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng rất ít Bạn là người: Có chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt theo hướng dẫn của chuyên gia. Không có một chế độ dinh dưỡng cụ thể, uy nhiên vẫn luôn ăn đúng giờ, thường xuyên thay đổi các món. Thỉnh thoảng thay đổi giờ giấc, đôi lần bỏ bữa hoặc không thay đổi món. Món ăn nghèo nàn chất dinh dưỡng, thời gian ăn uống không hợp lý. Ăn uống rất bất thường. Theo bạn bữa ăn hiện tại đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ở mức độ nào Ăn đủ các chất dinh dưỡng, hàm lượng các chất vừa phải hợp lý Ăn đủ các chất dinh dưỡng, tuy nhiên hàm lương các chất hơi thừa hoặc hơi ít so với mức cần thiết của cơ thể. Ăn không đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Chỉ tập trung ăn một hoặc một ít nhóm chất, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt năng lượng. Không đủ chất dinh dưỡng, thiếu nhiều chất cần thiết để tạo năng lượng cho cơ thể. Thời gian bạn dành cho việc chơi thể thao mỗi tuần là: Hàng ngày (trung bình 2 giờ/ngày). Hàng ngày (trung bình 1 giờ/ngày). Khoảng 3 lần/tuần (trung bình 2 giờ/lần). Chơi thể thao tùy hứng, không thường xuyên, thời gian luyên tập mỗi lần đều thay đổi. Không chơi thể thao hoặc chơi rất ít (khoảng 1-2 lần/tuần). Số tiền bạn chi tiêu cho việc ăn uống tháng; < 800 000 Từ 800 000 đến 1 triệu Từ 1 triệu đến 1.2 triệu Từ 1.2 triệu đến 1.4 triệu > 1.4 triệu Mức độ uống rượu bia trong tháng ( theo thứ tự từ mức 1 đến 5 tương đương với từ “Không uống” đến “Rất thường xuyên” ‚ ƒ „ … Thời gian ngủ trung bình trong một ngày: Từ 7 đến 8 giờ 6 giờ hoặc 9 giờ 5 giờ hoặc 10 giờ 4 giờ hoặc 11 giờ Nhỏ hơn 4 giờ hoặc lớn hơn 11 giờ Chổ ở hiện nay của bạn như thế nào Không gian sống thoải mái, có tiếng ồn nhưng không thường xuyên, an ninh không tốt nhưng không nằm trong tình trạng nguy hiểm, mức độ vệ sinh đảm bảo. Không gian sống tương đối thoải mái, có tiếng ồn xung quanh, tính hình an ninh không đảm bảo, mức độ vệ sinh khá tốt. Không gian sống chật hẹp, tiếng ồn nhiều, an ninh không đảm bảo, mức độ vệ sinh kém. Không gian sống thoải mái, không tiếng ồn, an ninh cao, mức độ vệ sinh đạt chuẩn. Không gian sống chật hẹp, ồn ào thường xuyên, có tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy, trộm cướp.. mức độ vệ sinh kém. Phụ lục 2: Mẫu thống kê khảo sát Y x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7 x8 3 2 2 2 2 3 3 3 2 4 2 4 4 3 3 2 5 5 4 3 3 3 3 4 2 5 3 4 3 4 4 4 4 3 4 4 2 3 2 2 1 2 4 2 3 3 2 2 3 3 3 3 4 3 4 1 4 3 4 3 3 5 5 4 2 4 3 3 3 3 5 3 5 3 5 4 4 4 1 5 5 5 1 5 3 5 5 1 4 4 3 3 1 3 2 2 4 2 4 2 5 3 1 1 2 4 3 2 2 4 3 2 2 1 5 2 3 4 3 4 3 4 4 3 5 3 4 3 4 3 4 4 3 5 3 5 2 4 4 5 5 1 5 4 5 1 4 4 4 4 1 5 5 4 3 3 3 3 4 2 5 3 3 3 2 3 2 2 3 3 3 4 1 3 3 4 3 3 3 3 4 3 3 3 4 3 2 5 5 5 1 5 4 4 4 1 4 3 5 1 4 4 4 4 2 5 5 4 1 3 3 3 3 2 4 3 3 4 2 3 3 3 4 3 3 2 4 2 2 2 2 5 3 2 3 4 3 3 3 2 3 2 3 2 5 2 1 2 1 5 3 3 3 3 3 2 3 3 4 2 4 4 2 4 4 3 4 2 5 4 3 4 1 3 3 2 4 3 2 5 2 5 5 5 5 2 4 4 3 3 3 2 2 2 3 2 3 5 3 5 5 4 4 2 4 5 5 2 4 4 4 4 1 4 3 5 1 4 5 4 4 2 4 3 3 3 2 2 2 3 4 3 4 4 2 4 3 3 3 2 5 5 2 4 3 1 1 2 4 2 3 5 3 5 4 4 4 2 4 5 5 1 4 5 4 4 1 4 5 4 2 4 4 3 3 2 5 3 4 3 3 3 4 3 2 3 3 3 3 1 3 2 3 3 2 2 4 2 3 4 4 3 2 4 4 2 3 1 2 1 1 4 2 2 3 2 1 3 3 2 4 3 4 4 1 3 3 3 4 2 4 4 4 2 3 3 4 3 2 4 3 5 2 4 5 4 5 1 4 5 5 2 4 5 5 4 1 4 4 Phụ lục 3: Mô hình hồi quy Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 09/30/10 Time: 09:06 Sample: 1 50 Included observations: 50 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   X1 -0.082946 0.040467 -2.049716 0.0468 X2 0.099752 0.042969 2.321504 0.0253 X3 0.191046 0.051985 3.675023 0.0007 X4 0.235771 0.053187 4.432849 0.0001 X5 0.143746 0.059572 2.412995 0.0204 X6 -0.238014 0.055258 -4.307329 0.0001 X7 0.024659 0.040756 0.605051 0.5485 X8 0.040016 0.040450 0.989261 0.3283 C 2.219659 0.342819 6.474728 0.0000 R-squared 0.963533     Mean dependent var 3.740000 Adjusted R-squared 0.956418     S.D. dependent var 1.006307 S.E. of regression 0.210080     Akaike info criterion -0.121107 Sum squared resid 1.809480     Schwarz criterion 0.223058 Log likelihood 12.02767     F-statistic 135.4140 Durbin-Watson stat 2.268369     Prob(F-statistic) 0.000000 Phụ lục 4: Kiểm định White White Heteroskedasticity Test: F-statistic 1.331463     Probability 0.410207 Obs*R-squared 46.06822     Probability 0.386681 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 09/30/10 Time: 09:43 Sample: 1 50 Included observations: 50 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   C -4.291253 3.771229 -1.137892 0.3067 X1 -0.149571 0.967183 -0.154647 0.8831 X1^2 0.023448 0.101285 0.231507 0.8261 X1*X2 0.025138 0.053281 0.471808 0.6569 X1*X3 0.037248 0.076291 0.488232 0.6460 X1*X4 0.008583 0.119038 0.072106 0.9453 X1*X5 -0.058837 0.193750 -0.303673 0.7736 X1*X6 -0.015883 0.352287 -0.045085 0.9658 X1*X7 0.029055 0.058630 0.495560 0.6412 X1*X8 -0.021834 0.057804 -0.377728 0.7211 X2 0.197163 0.526026 0.374816 0.7232 X2^2 0.001963 0.046746 0.042000 0.9681 X2*X3 -0.098830 0.223389 -0.442415 0.6767 X2*X4 0.059737 0.130751 0.456877 0.6669 X2*X5 0.009014 0.083271 0.108254 0.9180 X2*X6 -0.037712 0.081443 -0.463044 0.6628 X2*X7 -0.052184 0.030521 -1.709795 0.1480 X2*X8 0.035247 0.092694 0.380245 0.7194 X3 0.219140 0.464115 0.472166 0.6567 X3^2 -0.086387 0.083542 -1.034061 0.3485 X3*X4 0.002638 0.050579 0.052149 0.9604 X3*X5 0.140914 0.118696 1.187186 0.2885 X3*X6 -0.052265 0.069227 -0.754982 0.4843 X3*X7 0.082372 0.069567 1.184062 0.2896 X3*X8 0.002236 0.150106 0.014899 0.9887 X4 1.008894 0.820473 1.229648 0.2735 X4^2 -0.096953 0.137293 -0.706177 0.5116 X4*X5 -0.006727 0.092881 -0.072426 0.9451 X4*X6 -0.199988 0.167348 -1.195045 0.2857 X4*X7 -0.012663 0.129689 -0.097641 0.9260 X4*X8 -0.012264 0.045763 -0.267991 0.7994 X5 0.031912 1.721772 0.018534 0.9859 X5^2 -0.038209 0.208136 -0.183577 0.8616 X5*X6 0.041603 0.456563 0.091123 0.9309 X5*X7 -0.000249 0.083254 -0.002994 0.9977 X5*X8 -0.056813 0.077151 -0.736384 0.4946 X6 1.445571 1.399855 1.032658 0.3491 X6^2 -0.108509 0.245100 -0.442712 0.6765 X6*X7 -0.001269 0.218140 -0.005819 0.9956 X6*X8 0.008903 0.039511 0.225331 0.8306 X7 0.018489 1.061603 0.017416 0.9868 X7^2 0.002817 0.098574 0.028579 0.9783 X7*X8 -0.037179 0.063967 -0.581228 0.5863 X8 0.053128 0.560374 0.094808 0.9281 X8^2 0.028985 0.170916 0.169584 0.8720 R-squared 0.921364     Mean dependent var 0.036190 Adjusted R-squared 0.229371     S.D. dependent var 0.046928 S.E. of regression 0.041196     Akaike info criterion -4.043543 Sum squared resid 0.008485     Schwarz criterion -2.322722 Log likelihood 146.0886     F-statistic 1.331463 Durbin-Watson stat 2.071551     Prob(F-statistic) 0.410207 Phụ lục 5: Kiểm định đa cộng tuyến Dependent Variable: X6 Method: Least Squares Date: 09/30/10 Time: 09:31 Sample: 1 50 Included observations: 50 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.   X1 0.293001 0.103562 2.829224 0.0071 X2 -0.162249 0.117345 -1.382663 0.1741 X3 -0.293948 0.137896 -2.131658 0.0389 X4 0.010622 0.148512 0.071522 0.9433 X5 -0.348287 0.157429 -2.212347 0.0324 X7 -0.085929 0.113032 -0.760223 0.4514 X8 0.052564 0.112663 0.466559 0.6432 C 4.577928 0.646087 7.085621 0.0000 R-squared 0.778384     Mean dependent var 2.660000 Adjusted R-squared 0.741448     S.D. dependent var 1.153699 S.E. of regression 0.586633     Akaike info criterion 1.916811 Sum squared resid 14.45380     Schwarz criterion 2.222735 Log likelihood -39.92028     F-statistic 21.07386 Durbin-Watson stat 2.460330     Prob(F-statistic) 0.000000 Phụ lục 6: Ma trận tương quan Y X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 Y  1.000000 -0.708237  0.772831  0.861545  0.887196  0.881389 -0.903885  0.700683  0.590893 X1 -0.708237  1.000000 -0.442839 -0.591793 -0.570793 -0.586325  0.700123 -0.504425 -0.438850 X2  0.772831 -0.442839  1.000000  0.591072  0.686174  0.718972 -0.683429  0.630001  0.533378 X3  0.861545 -0.591793  0.591072  1.000000  0.765758  0.726876 -0.761646  0.540808  0.540150 X4  0.887196 -0.570793  0.686174  0.765758  1.000000  0.791990 -0.734619  0.626994  0.520983 X5  0.881389 -0.586325  0.718972  0.726876  0.791990  1.000000 -0.806305  0.666944  0.471657 X6 -0.903885  0.700123 -0.683429 -0.761646 -0.734619 -0.806305  1.000000 -0.644113 -0.485696 X7  0.700683 -0.504425  0.630001  0.540808  0.626994  0.666944 -0.644113  1.000000  0.474756 X8  0.590893 -0.438850  0.533378  0.540150  0.520983  0.471657 -0.485696  0.474756  1.000000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc65.xep_hang_tin_nhiem.doc
Tài liệu liên quan