Đề tài Đánh giá tính “hướng về cộng đồng” của chương trình đào tạo hệ đại học chính quy tại trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố hồ chí minh từ phía sinh viên y1 đến y6 trong năm học 2002

Các kết quả trên cho thấy việc xây dựng một mô hình giáo dục y khoa hướng về cộng đồng như TTĐT&BDCBYT đã triển khai trong 14 năm qua là tích cực và có kết quả. Cụ thể là với quan điểm và mục tiêu đào tạo chung hướng về cộng đồng, kèm với khối bộ môn YHCĐ giữ vai trò xương sống trong việc xây dựng các hoạt động hướng về cộng đồng (COME), cũng như việc dạy-học dựa vào cộng đồng (CBE), tính chất và mức độ hướng về cộng đồng sẽ tích lũy, lồng ghép và tích hợp dần trong hoạt động dạy-học của các khối bộ môn khác (YHLS, KHCB,YHCS). Tuy nhiên còn những mặt chưa đạt được, nhà trường và các khối bộ môn cần phải tích cực hơn trong việc xây dựng chương trình giáo dục y khoa hướng về cộng đồng ngày càng được hoàn thiện.

 

doc102 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tính “hướng về cộng đồng” của chương trình đào tạo hệ đại học chính quy tại trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố hồ chí minh từ phía sinh viên y1 đến y6 trong năm học 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
264 48,6 Theo dõi sức khỏe gia đình 133 24,5 Tham gia chương trình y tế công cộng 253 46,6 Sinh hoạt tại cộng đồng 309 56,9 Học tập tại trạm y tế 259 47,7 Học tập tại BV/TTYT quận/huyện 400 73,7 Học tập tại bệnh viện đa khoa 417 76,8 Học tập tại bệnh viện chuyên khoa 292 53,8 Thực hành tại phòng thí nghiệm 332 61,1 Kiến tập kỹ thuật cao 291 53,6 Nghe giảng lý thuyết 465 85,6 Thảo luận tổ 461 84,9 Thuyết trình, báo cáo miệng 432 79,6 Viết bài thu hoạch 456 84,0 Giáo dục sức khỏe 326 60,0 Tư vấn – tham vấn bệnh 157 28,9 Phỏng vấn hộ gia đình 322 59,3 Khác 20 3,7 Nhận xét: Trong số 543 sinh viên tham gia trả lời thì có đến 8 hoạt động tập trong năm mà sinh viên trả lời có với tỉ lệ trên 70% gồm các hoạt động: chăm sóc người bệnh, chẩn đoán bệnh một cá nhân, học tập tại BV/TTYT quận/huyện, học tập tại bệnh viện đa khoa, nghe giảng lý thuyết, thảo luận tổ, thuyết trình, báo cáo miệng, viết bài thu hoạch. Bên cạnh đó một số hoạt động học tập mà sinh viên trả lời có với tỉ lệ thấp đáng quan tâm dưới 30% gồm hai hoạt động: theo dõi sức khỏe gia đình, tư vấn - tham vấn bệnh. 5. LƯỢNG GIÁ THI CUỐI MÔN HỌC CHÚ TRỌNG VÀO: 5.1) Nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kiến thức cơ bản: Bảng 17: Tỉ lệ số ý kiến của sinh viên nhận thấy nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kiến thức cơ bản. Mức độ YHLS YHCĐ YHCS-KHCB Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % Không chút nào 55 1,5 27 3,0 20 1,8 Rất ít 157 4,2 57 6,4 28 2,5 Có mức độ 532 14,2 173 19,3 155 14,1 Phần lớn 1235 33,0 268 29,9 391 35,5 Hoàn toàn 1762 47,1 372 41,5 508 46,1 Tổng 3741 100,0 897 100,0 1102 100,0 Nhận xét: 80,1 % cho rằng bộ môn YHLS có nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kiến thức cơ bản ở mức độ phần lớn và hoàn toàn, trong khi đó ở bộ môn YHCĐ là 71,4 % và bộ môn YHCS-KHCB là 81,6 %. 5.2) Nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kỹ thuật chuyên sâu: Bảng 18: Tỉ lệ số ý kiến của sinh viên nhận thấy nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kỹ thuật chuyên sâu. Mức độ YHLS YHCĐ YHCS-KHCB Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % Không chút nào 758 20,3 327 36,5 250 22,7 Rất ít 1107 29,6 245 27,3 361 32,8 Có mức độ 1198 32,0 206 23,0 330 30,0 Phần lớn 458 12,2 74 8,3 124 11,3 Hoàn toàn 220 5,9 45 5,0 37 3,4 Tổng 3741 100,0 897 100,0 1102 100,0 Nhận xét: 18,1% cho rằng bộ môn YHLS có nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kỹ thuật chuyên sâu ở mức độ phần lớn và hoàn toàn, trong khi đó ở bộ môn YHCĐ là 13,3 % và bộ môn YHCS-KHCB là 14,7%. 5.3) Nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kỹ thuật học thích hợp trong chẩn đoán và điều trị ở cộng đồng: Bảng 19: Tỉ lệ số ý kiến của sinh viên nhận thấy nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kỹ thuật học thích hợp trong chẩn đoán và điều trị ở cộng đồng. Mức độ YHLS YHCĐ YHCS-KHCB Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % Không chút nào 659 17,6 177 19,7 337 30,6 Rất ít 804 21,5 189 21,1 265 24,1 Có mức độ 1065 28,5 239 26,6 265 24,1 Phần lớn 754 20,2 158 17,6 169 15,3 Hoàn toàn 459 12,3 134 14,9 66 6,0 Tổng 3741 100,0 897 100,0 1102 100,0 Nhận xét: 32,5 % cho rằng bộ môn YHLS có nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kỹ thuật học thích hợp trong chẩn đoán và điều trị ở cộng đồng ở mức độ phần lớn và hoàn toàn, trong khi đó ở bộ môn YHCĐ là 32,5 % và 21,3% đối với bộ môn YHCS-KHCB. 5.4) Bảng kết quả của nội dung luợng giá: Bảng 20: Tỉ lệ số ý kiến của sinh viên nhận định về mức độ “hướng về cộng đồng” của nội dung lượng giá ở các khối bộ môn. Mức độ Tỉ lệ % ý kiến đánh giá chung về nội dung lượng giá YHLS YHCĐ YHCS-KHCB Không chút nào, rất ít 31,6 38,0 38,1 Có mức độ 24,9 22,9 22.7 Phần lớn, hoàn toàn 43,5 39,1 39,2 Tổng 100,0 100,0 100,0 6. BẢNG KẾT QUẢ TỈ LỆ % Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CHUNG (MỤC TIÊU GIẢNG DẠY, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY, NỘI DUNG LƯỢNG GIÁ) CHO TỪNG KHỐI: Bảng 21: Tỉ lệ số ý kiến của sinh viên nhận định về mức độ “hướng về cộng đồng” của các khối bộ môn thông qua mục tiêu giảng dạy - hình thức giảng dạy - nội dung lượng giá. Mức độ Tỉ lệ % ý kiến đánh giá chung (mục tiêu giảng dạy, hình thức giảng dạy, nội dung lượng giá) YHLS YHCĐ YHCS-KHCB Không chút nào 31,3 27,7 39,4 Có mức độ 27,0 26,1 26,3 Phần lớn 41,7 46,2 34,3 Tổng 100,0 100,0 100,0 7) GÓP Ý Vai trò của nhà trường và các bộ môn trong việc nâng cao tính giáo dục hướng về cộng đồng qua ý kiến của: * Sinh viên Y1 và Y2: 118/209 bạn tham gia ở mục góp ý với 172 số ý kiến Bảng 22: Tỉ lệ số ý kiến góp ý của sinh viên Y1 và Y2 đối với nhà trường và các bộ môn nhằm nâng cao tính giáo dục hướng về cộng đồng. NHÀ TRƯỜNG Tần số Tỉ lệ (%) 1. Tổ chức các buổi dã ngoại thực tế liên quan đến sức khỏe cộng đồng 12 7,0 2. Tổ chức các buổi hội thảo sức khỏe theo chủ đề tạo điều kiện cho sinh viên các lớp tham gia 9 5,2 3. Cần tổ chức các buổi thảo luận giữa nhà trường, bộ môn, sinh viên để hiểu rõ những khó khăn, thuận lợi trong việc đào tạo theo đúng mục tiêu hướng về cộng đồng cũng như hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập các môn nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo của nhà trường 5 2,9 4. Khác: Giảng viên dạy môn ngoại ngữ phải là bác sĩ, giáo trình của môn nào dạy nên đóng thành sách của năm đó hay cả sáu năm.... 9 5,2 KHỐI YHCĐ 1. Tổ chức thực tập thực địa tại cộng đồng, thời gian cần nhiều hơn (phải có ở năm 2), để sinh viên có thể tiếp xúc với cộng đồng nhiều hơn 32 18,6 2. Cần cho sinh viên làm nhiều bài tập hay vấn đề tình huống để sinh viên giải quyết và tạo điều kiện cho sinh viên tự thu thập số liệu, thảo luận và báo cáo tình hình sức khỏe trong cộng đồng 7 4,1 3. Thường xuyên cập nhật và hướng dẫn cho sinh viên nắm rõ tình hình sức khỏe, thông tin y tề hiện hành và chú trọng nhiều hơn về những vấn đề sức khỏe đang cần giải quyết tại TPHCM và cả nước nói chung 6 3,5 4. Giảng viên cần có phương pháp giảng dạy sinh động hơn, dễ hiểu hơn (cho nhiều ví dụ thực tế), tạo không khí học tập thoải mái 5 2,9 5. Chú trọng giảng dạy về nghiên cứu khoa học, giới thiệu nhiều nghiên cứu hướng về cộng đồng cho sinh viên 4 2,3 6. Tổ chức nhiều cuộc thảo luận tổ về các vấn đề giảng viên giao 3 1,7 7. Khác: Cần có nhiều hình thức khuyến khích sinh viên học môn này như cộng điểm thưởng khi sinh viên không nghỉ buổi học nào hay trả lời đúng câu hỏi của giảng viên… 5 2,9 KHỐI YHLS 1. Tăng thời gian đi thực tập lâm sàng các môn Nội và Ngoại khoa 41 23,8 2. Bài giảng cần cập nhật kiến thức mới, nhiều vấn đề thực tế, mang tính thời sự, nhiều thành tựu mới trong y học 7 4,1 3. Cần bổ sung thêm phần sức khỏe cộng đồng trong bài giảng. Bài giảng cần giới thiệu nhiều bệnh thường gặp trong cộng đồng, cách chẩn đoán và phòng ngừa 4 2,3 4. Khác: Cung cấp thêm thông tin mới về bệnh đang học bằng cách giới thiệu sách, trang web. Hướng dẫn cách tiếp xúc bệnh nhân khi đi thực tập lâm sàng. Cán bộ giảng lâm sàng cần nhiệt tình hơn… 10 5,8 KHỐI YHCS & KHCB 1. Các môn học cần đưa nhiều ví dụ thực tế minh họa (ví dụ về các bệnh) cho bài giảng 4 2,3 2. Giúp sinh viên hiểu rõ mục đích học bằng cách mang những vấn đề sức khỏe cộng đồng vào bài giảng. 3 1,7 3. Khác: Môn ký sinh vàvi sinh: bài giảng cần có số liệu thống kê về tình hình bệnh tật. Cập nhật kiến thức mới cho các môn YHCS. Trong bài giảng cần có xem phim tư liệu nhiều hơn… 6 3,5 Tổng cộng 172 100,0 * Sinh viên Y3 và Y4: 130/172 bạn tham gia ở mục góp ý với 81 số ý kiến. Bảng 23: Tỉ lệ số ý kiến góp ý của sinh viên Y3 và Y4 đối với nhà trường và các bộ môn nhằm nâng cao tính giáo dục hướng về cộng đồng. NHÀ TRƯỜNG Tần số Tỉ lệ % 1. Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa liên quan đến sức khỏe cộng đồng 8 9,9 2. Cần giới thiệu cho sinh viên giáo dục hướng về cộng đồng ở tất cả các bộ môn (không phải chỉ có riêng bộ môn SKCĐ) 5 6,2 3. Mở các hội tư vấn sức khỏe như Câu lạc bộ Y học và đời sống 3 3,7 KHỐI YHCĐ 1. Cần có phương pháp giảng dạy thu hút sự tập trung của sinh viên và giúp sinh viên hiểu dễ dàng hơn (cho nhiều ví dụ minh hoạ sát với thực tế) 11 13,6 2. Tăng thời gian thực tập tại cộng đồng 7 8,6 3. Các vấn đề sức khỏe nên được cập nhật hóa thỏa mãn nhu cầu sức khỏe của người dân TPHCM 5 6,2 4. Hướng dẫn kỹ năng tiếp cận và chăm sóc cộng đồng nhiều hơn 5 6,2 5. Tạo điều kiện để sinh viên thảo luận và làm việc theo nhóm nhỏ, sau đó thuyết trình các vấn đề sức khỏe trong cộng đồng 4 4,9 6. Bài giảng cần có mục tiêu rõ ràng. 3 3,7 7. Tạo điều kiện cho sinh viên tham dự các buổi tư vấn sức khỏe định kỳ 2 2,5 8. Khác: dạy kỹ hơn về phương pháp học cộng dồng và nghiên cứu khoa học; hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, khảo sát bệnh tại cộng đồng; nâng cao tính giáo dục chủ động. 6 7,4 KHỐI YHLS 1. Khi giảng lý thuyết cũng như thực tập lâm sàng, các bộ môn cần bổ sung thêm nội dung mang tính cộng đồng(cách phát hiện,xử trí, dự phòng,…) 16 19,8 2. Hướng dẫn nhiều về tài liệu tham khảo: chẩn đoán, xử trí, phòng bệnh cho cá nhân và cho cộng đồng 3 3,7 3. Cán bộ giảng cần nhận thức và hiểu rõ “tính giáo dục hướng về cộng đồng” và “Chăm sóc sức khỏe ban đầu” 3 3,7 KHỐI YHCS &KHCB Không có ý kiến 0 0 Tổng cộng 81 100,0 * Sinh viên Y5 và Y6: 136/162 bạn tham gia ở mục góp ý với 75 số ý kiến. Bảng 24: Tỉ lệ số ý kiến góp ý của sinh viên Y5 và Y6 đối với nhà trường và các bộ môn nhằm nâng cao tính giáo dục hướng về cộng đồng. NHÀ TRƯỜNG Tần số Tỉ lệ % 1. Tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề về sức khỏe cho cộng đồng hay những hoạt động ngoại khóa để tạo điều kiện cho sinh viên gần gũi với hoạt động mang tính giáo dục hướng về cộng đồng. 14 18,7 2. Cần có giáo trình hướng về cộng đồng ở tất cả các bộ môn 4 5,3 3. Cần giới thiệu cho sinh viên giáo dục hướng về cộng đồng ở tất cả các bộ môn (không phải chỉ có riêng bộ môn SKCĐ) 2 2,7 4. Mỗi bộ môn trong khối bộ môn YHLS cần có 1 giảng viên am hiểu về Sức khỏe cộng đồng. 2 2,7 KHỐI YHCĐ 1. Tăng thời gian cho thực tập cộng đồng. 13 17,3 2. Tăng thời gian thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm nhỏ. 7 9,3 3. Cần thực tập nhiều kỹ năng về tiếp cận và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. 5 6,7 4. Cần có nhiều kiến thức thực tế khi giảng dạy môn SKCĐ để sinh viên lĩnh hội nhiều kinh nghiệm thực tế . 5 6,7 5. Thực tập chẩn đoán cộng đồng nên đi sớm vào năm thứ 3,4 vì đã được trang bị kiến thức khá đầy đủ để có khả năng thực tập tại trạm y tế phường. 4 5,3 6. Hướng dẫn nhiều hơn về kỹ năng tham vấn sức khỏe. 2 2,7 7. Bài giảng môn SKCĐ không nên lập lại mỗi năm; cần hướng dẫn cụ thể hơn cho sinh viên biết cách thu thập, tổng hợp thông tin thông qua nhiều tình huống để giải quyết VĐSK tốt hơn. 4 5,3 KHỐI YHLS 1. Lồng ghép kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong mỗi bài học của bộ môn YHLS. 8 10,7 2. Cần bổ sung giờ học lý thuyết và thực tập về sơ cấp cứu trong những trường hợp thường gặp nhất tại cộng đồng. 3 4,0 3. Các bộ môn cần phổ biến và cập nhật cho sinh viên các hình thức chẩn đoán bệnh trong cộng đồng. 2 2,7 KHỐI YHCS & KHCB (Không có ý kiến) 0 0 Tổng cộng 75 100,0 BÀN LUẬN Phần bàn luận sẽ được tiến hành dựa trên kết quả đã có và theo thứ tự các mục tiêu chuyên biệt. 1. Khối Y HỌC CỘNG ĐỒNG: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 46,2% ý kiến của sinh viên cho rằng bộ môn YHCĐ hướng về cộng đồng ở mức độ cao. 1.1) Đặc điểm liên quan đến mục tiêu giảng dạy: Theo Nguyễn Quang Quyền [11] thì muốn đào tạo cán bộ y tế có chất lượng và có hiệu quả, trước hết nhà trường phải có mục tiêu rõ ràng. Như vậy việc xây dựng các cấp mục tiêu giáo dục của nhà trường đã cho thấy mong muốn đào tạo cán bộ y tế có chất lượng và có hiệu quả của TTĐT&BDCBYT. Việc có mục tiêu và trình bày mục tiêu rõ ràng không chỉ là tiêu chí lượng giá chương trình đào tạo hướng về cộng đồng mà là cũng là tiêu chí lượng giá chung của một chương trình đào tạo. Từ nghiên cứu của chúng tôi, có 59,2% ý kiến của sinh viên cho rằng mục tiêu giảng dạy của khối YHCĐ hướng về cộng đồng ở mức độ cao. Trong đó: - 66,3% ý kiến của sinh viên cho rằng các bộ môn có trình bày mục tiêu học tập của mỗi môn học một cách rõ ràng (ở mức độ phần lớn và hoàn toàn). Kết quả nghiên cứu chứng tỏ các bộ môn khối SKCĐ rất chú trọng đến việc xây dựng mục tiêu và trình bày mục tiêu đến sinh viên. Khối SKCĐ, cấu tạo gồm nhiều bộ môn, là điểm mới của TTĐT&BDCBYT so với các trường đại học y khác, giữ vai trò là nòng cốt và cũng là đầu đàn trong việc xây dựng tính hướng về cộng đồng cho chương trình đào tạo hướng về cộng đồng của trường. Mục tiêu giảng dạy của khối gắn liền với mục tiêu của trường. Trên thực tế, việc trình bày mục tiêu đào tạo của trường và của khối bộ môn SKCĐ đã được đưa vào 2 tiết giảng của môn học SKCĐ đại cương ngay từ những tiết học đầu tiên của năm học Y1. Từ đó có thể nhận thấy nhà trường quan tâm đến việc trình bày mục tiêu cho sinh viên. Tương tự như vậy, mục tiêu mỗi học phần hay mỗi môn học cũng được trình bày bằng văn bản trong các tập bài giảng hoặc nhắc nhở trong tiết mở đầu của môn học. Tuy nhiên theo một một số ý kiến góp ý của sinh viên thì bài giảng trình bày mục tiêu chưa rõ ràng và cụ thể hơn. Qua phân tích biên bản của các cuộc thảo luận nhóm tập trung, các sinh viên đề xuất việc trình bày mục tiêu cần phải cụ thể hơn đối với các bài giảng. Điều này cũng rất quan trọng vì nếu sinh viên nắm rõ mục tiêu của các bài giảng thì mới biết cần học gì và phải học như thế nào để đạt mục tiêu riêng của từng bộ môn và từ đó đạt mục tiêu chung của nhà trường. - 60,1% ý kiến của sinh viên cho rằng mục tiêu môn học có liên quan đến đặc điểm và / hoặc NCCSSK của cộng đồng ở mức cao. Trong nghiên cứu từ phía bộ môn [24], 100% bộ môn thuộc khối YHCĐ cho rằng bộ môn trình bày mục tiêu môn học có liên quan đến đặc điểm và / hoặc NCCSSK của cộng đồng ở mức cao. Như vậy tại sao gần 40% sinh viên không nhận thấy điều này? Việc phân tích biên bản của các cuộc thảo luận nhóm tập trung giúp giải thích như sau: + Sinh viên chưa hiểu rõ sự liên quan giữa mục tiêu từng môn học và NCCSSK của cộng đồng. + Một số bộ môn chưa thường xuyên cập nhật, hướng dẫn cho sinh viên nắm rõ tình hình sức khỏe, thông tin y tế hiện hành và những vấn đề sức khỏe đang cần giải quyết tại TPHCM và cả nước nói chung. Do đó, theo chúng toi thì bộ môn cần phải giải thích cho sinh viên để hiểu rõ hơn sự liên quan giữa mục tiêu từng môn học và NCCSSK của cộng đồng, từ đó giúp sinh viên định hướng ngay từ trong học tập cũng như sau này trong công tác sau khi ra trường. - 54,0% ý kiến của sinh viên cho rằng mục tiêu môn học nhằm tiến đến mục tiêu SKCMN thông qua chiến lược SSSKBĐ ở mức độ cao. Trong nghiên cứu từ phía bộ môn [24], 80% bộ môn thuộc khối YHCĐ cho rằng bộ môn trình bày mục tiêu môn học nhằm tiến đến mục tiêu SKCMN thông qua chiến lược SSSKBĐ ở mức độ cao. Việc phân tích biên bản của các cuộc thảo luận nhóm tập trung giúp giải thích thêm: + Sinh viên nhận thấy chưa được hướng dẫn nhiều về kỹ năng tiếp cận, tham vấn sức khỏe và chăm sóc cộng đồng. + Sinh viên các lớp Y1, Y2, Y3 còn mơ hồ, chưa hiểu rõ khái niệm SKCMN thông qua chiến lược SSSKBĐ. Như vậy, kết quả khảo sát về mục tiêu giảng dạy cho thấy bộ môn YHCĐ khá tích cực trong việc trình bày mục tiêu giảng dạy hướng về cộng đồng. Tuy nhiên bộ môn YHCĐ cần chú ý hơn nữa việc trình bày mục tiêu môn học có liên quan đến đặc điểm và / hoặc NCCSSK của cộng đồng và mục tiêu môn học nhằm tiến đến mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người” thông qua chiến lược SSSKBĐ. 1.2) Đặc điểm liên quan đến hình thức giảng dạy: Hình thức dạy-học dựa trên vấn đề [5], một trong các phương pháp dạy-học tích cực nhất hiện đang được các chuyên gia về giáo dục khuyến khích sử dụng, nhất là trong lĩnh vực giáo dục y khoa cải cách nói chung và hướng về cộng đồng nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 40,1% ý kiến của sinh viên cho rằng hình thức giảng dạy của khối YHCĐ hướng về cộng đồng ở mức độ cao. Trong đó: - 50,5% ý kiến của sinh viên cho rằng giảng viên có dùng vấn đề sức khỏe cần giải quyết để minh họa cho bài giảng ở mức độ nhiều. Trong nghiên cứu từ phía bộ môn [24], 100% bộ môn thuộc khối YHCĐ cho rằng giảng viên bộ môn có dùng vấn đề sức khỏe cần giải quyết để minh họa cho bài giảng ở mức độ nhiều. Qua phân tích biên bản của các cuộc thảo luận nhóm tập trung giúp giải thích thêm: + Một số giảng viên của bộ môn, hay các bác sĩ được mời giảng chưa cho nhiều ví dụ minh họa sát hợp với thực tế. + Sinh viên thường không đến dự lớp đầy đủ (vắng 1/3 lớp) ở các tiết học của khối YHCĐ, nhất là sinh viên Y4, Y5, Y6. Cho nên không biết được giảng viên dùng vấn đề sức khỏe cần giải quyết để minh họa cho bài giảng. - 42,8% ý kiến của sinh viên cho rằng giảng viên có giúp sinh viên biết cách thu thập và tổng hợp thông tin để giải quyết VĐSK của bệnh nhân và cộng đồng ở mức độ nhiều. Trong nghiên cứu từ phía bộ môn [24], 100% bộ môn thuộc khối YHCĐ cho rằng giảng viên bộ môn có giúp sinh viên biết cách thu thập và tổng hợp thông tin để giải quyết VĐSK của bệnh nhân và cộng đồng ở mức độ nhiều. Việc phân tích biên bản của các cuộc thảo luận nhóm tập trung giúp giải thích thêm: + Do số tiết ít, nên việc hướng dẫn cho sinh viên cách thu thập tổng hợp thông tin thông qua các tình huống để giải quyết vấn đề sức khỏe của giảng viên chưa được nhiều. + Sinh viên thường không đến dự lớp đầy đủ (vắng 1/3 lớp) ở các tiết học của khối YHCĐ, nhất là sinh viên Y4, Y5, Y6. Cho nên không biết được giảng viên giúp sinh viên biết cách thu thập và tổng hợp thông tin để giải quyết VĐSK của bệnh nhân và cộng đồng. - 33,4% số ý kiến của sinh viên cho rằng sinh viên được làm bài tập giải quyết vấn đề ở mức độ nhiều. Kết quả nghiên cứu từ phía bộ môn [24] là 60%. - 33,8% ý kiến của sinh viên cho rằng sinh viên được giao những vấn đề sức khỏe mà họ phải giải quyết trong thực tập lâm sàng và thực địa cộng đồng ở mức độ nhiều. Trong nghiên cứu từ phía bộ môn [24], 60 % bộ môn thuộc khối YHCĐ cho rằng giảng viên bộ môn có giao cho sinh viên những vấn đề sức khỏe mà sinh viên phải giải quyết trong thực tập lâm sàng và thực địa cộng đồng ở mức độ nhiều. Việc phân tích biên bản của các cuộc thảo luận nhóm tập trung giúp giải thích thêm: + Đối với các lớp Y2, Y3, Y4. Theo lịch học, sinh viên không có giờ đi thực địa cộng đồng, do đó sinh viên các lớp này đã không ghi nhận mức độ nhiều đối với hình thức giảng dạy trên. Qua kết quả nghiên cứu này, có thể nhận thấy giảng viên khối bộ môn YHCĐ đã tích cực và tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp dạy-học chủ động (chủ yếu là dạy-học dựa trên vấn đề) trong các môn học nhất là các môn thực hành vì thực hành chính là trọng tâm của giáo dục y khoa. Bên cạnh đó, bộ môn sử dụng hình thức dùng vấn đề sức khỏe cần giải quyết để minh họa cho bài giảng đã góp phần sinh động cho bài giảng, giúp sinh viên tiến gần đến với thực tế tạo sức thu hút cho sinh viên khi học lý thuyết. Tuy nhiên bộ môn cần chú ý hơn trong việc giúp sinh viên biết cách thu thập và tổng hợp thông tin để giải quyết VĐSK của bệnh nhân và cộng đồng như điểm danh gắt gao, tăng số tiết giảng dạy. 1.3) Đặc điểm liên quan đến nội dung lượng giá: Theo Fred Abbatt [20] cần phải lượng giá học viên để xem họ có khả năng làm được công việc tương đối tốt hay không, để động viên học viên học tốt hơn qua các phản hồi về chất lượng học tập của họ, để hướng cho học viên biết chủ đề hoặc kỹ xảo nào họ cần học nhiều hơn, hướng cho giảng viên biết phần nào của khóa học có kết quả và phần nào cần chỉnh lý. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 39,1% ý kiến của sinh viên cho rằng nội dung lượng giá thi cuối môn học hướng về cộng đồng ở mức độ nhiều. Trong đó: - 71,4% số ý kiến của sinh viên nhận định rằng nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kiến thức cơ bản ở mức độ cao. Trong nghiên cứu từ phía bộ môn [24], 100% bộ môn thuộc khối YHCĐ cho rằng nội dung lượng giá thi chú trọng vào kiến thức cơ bản ở mức độ nhiều. Điều này chứng tỏ bộ môn YHCĐ khá tích cực trong việc xây dựng nội dung lượng giá phù hợp với kiến thức thực tế mà sinh viên thu nhận được. - 13,3% số ý kiến của sinh viên nhận định rằng nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kỹ thuật chuyên sâu ở mức cao. Trong nghiên cứu từ phía bộ môn [24], 20% bộ môn thuộc khối YHCĐ cho rằng nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kỹ thuật chuyên sâu ở mức cao. - 32,5% ý kiến của sinh viên cho rằng nội dung lượng giá chú trọng vào kỹ thuật học thích hợp trong chẩn đoán và điều trị ở cộng đồng ở mức độ cao. Trong nghiên cứu từ phía bộ môn [24], 60% bộ môn thuộc khối YHCĐ cho rằng nội dung lượng giá chú trọng vào kỹ thuật học thích hợp trong chẩn đoán và điều trị ở cộng đồng ở mức độ cao. Qua kết quả thu thập được từ phía sinh viên, có thể nhận thấy rằng giảng viên thuộc khối bộ môn SKCĐ đã tích cực trong việc lượng giá kết quả học tập của sinh viên với một hướng đi đúng đắn phù hợp như: nội dung lượng giá thi cuối môn học chú trọng vào kiến thức cơ bản, chú trọng vào kỹ thuật học thích hợp trong chẩn đoán và điều trị ở cộng đồng, không chú trọng vào kỹ thuật chuyên sâu. 2. Khối Y HỌC LÂM SÀNG: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 41,7% ý kiến của sinh viên cho rằng bộ môn YHLS hướng về cộng đồng ở mức độ cao. 2.1) Đặc điểm liên quan đến mục tiêu giảng dạy: Từ kết quả nghiên cứu, có 50,9% ý kiến cho rằng bộ môn trình bày mục tiêu giảng dạy hướng về cộng đồng ở mức độ cao. Trong đó: - 66,3% ý kiến của sinh viên cho rằng ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBS0027.doc