Đề tài Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở chăn nuôi gà; nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm EM trong việc cải thiện môi trường và chất thải chăn nuôi

 

PHẦN I 1

MỞ ĐẦU 1

PHẦN II 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Một số nhân tố môi trường và sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến sức khoẻ con người và năng suất vật nuôi. 3

2.1.1.Các chất khí độc hại 3

2.1.2. Các yếu tố khí hậu. 8

2.1.3.Các yếu tố chất thải trong chuồng nuôi. 12

2.1.4.Vi sinh vật trong không khí. 13

2.2. Một số bệnh của gia cầm có quan hệ tới ô nhiễm môi trường. 14

2.2.1. Bệnh đường tiêu hoá. 14

2.2.2 Bệnh đường hô hấp. 15

2.2.3.Bệnh ký sinh trùng. 17

2.3. Một số biện pháp làm sạch môi trường. 18

2.3.1. Phương pháp tiêu độc bằng hoá chất. 18

2.3.2. Phương pháp khử mùi qua thức ăn, nuớc uống. 18

2.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ EM. 19

2.4.1. Hiểu biết về EM. 19

2.4.2. Tình hình sử dụng EM trên thế giới và ở Việt Nam. 22

2.4.3. Ứng dụng của EM. 23

PHẦN III 26

NỘI DUNG,VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 26

3.1. Nội dung nghiên cứu. 26

3.2. Nguyên liệu nghiên cứu. 26

3.2.1.Động vật thí nghiệm. 26

3.2.2.Nguyên liệu. 26

3.3. Phương pháp nghiên cứu. 26

3.3.1.Phương pháp đo một số yếu tố tiểu khí hậu chuồng nuôi. 26

3.3.2. Phương pháp kiểm tra vi khuẩn trong phân. 29

3.3.3. Phương pháp xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí có trong không khí chuồng nuôi. 31

3.3.4. Phương pháp xác định số lượng bào tử nấm trong không khí chăn nuôi. 32

3.3.5. Phương pháp sản xuất và kiểm tra chất lượng chế phẩm EM Bokashi. 32

3.3.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 32

3.3.7.Phương pháp xử lý số liệu. 33

PHẦN IV. 34

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 34

4.1. Kết quả khảo sát một số các chỉ tiêu chuồng trại ở một số cơ sở chăn nuôi gà hiện nay. 34

4.1.1. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu môi trường chuồng nuôi ở các cơ sở chăn nuôi gà hiện nay. 34

4.1.2. Kết quả khảo sát các chất khí độc hại tạo mùi hôi trong không khí chuồng nuôi. 38

4.2. Kết quả nghiên cứu sản xuất chế phẩm EM1 và EM Bokashi trong phạm vi thí nghiệm và kiểm tra một số các chỉ tiêu của các chế phẩm này. 40

4.2.1.Kết quả nghiên cứu một số các tính chất của chế phẩm EM1 (EM thứ cấp). 40

4.2.2.Một số đặc điểm của chế phẩm EM Bokashi. 42

4.3.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của EM Bokashi đối với môi trường chăn nuôi và chất thải của gà. 44

4.3.1.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của EM Bokashi đối với môi trường chăn nuôi. 44

4.3.2.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của EM Bokashi đối với chất thải chăn nuôi. 46

Phần V 48

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48

I. KẾT LUẬN. 48

II. ĐỀ NGHỊ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở chăn nuôi gà; nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm EM trong việc cải thiện môi trường và chất thải chăn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g này có từ phân gà bị nhiễm và phân bố nhiều trong nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi. Đã thấy 6 loại cầu trùng, trong đó E. Acervulina mới được công bố. Nghiên cứu cho thấy gà lớn thường mắc cầu trùng manh tràng ( 20 – 25%), còn gà con thường mắc cầu trùng ở ruột non. (Hoàng Thạch, Phan Địch Lân,1999) [6]. 2.3. Một số biện pháp làm sạch môi trường. 2.3.1. Phương pháp tiêu độc bằng hoá chất. ăPhương pháp tiêu độc bằng Formalin (fomal dehydum solution). Hiện nay trong chăn nuôi, để khử trùng tiêu độc người ta thường dùng một số các loại hoá chất như là Formol, Crezil, Clorine….Đặc biệt trong đợt cúm gà vừa qua, một số thuốc mới đã được khuyến cáo sử dụng và đã có tác dụng rất tốt như BKA, Virkon-S. Formalin là một chất lỏng không màu, mùi hắc cay khó chịu và là một chất khử trùng mạnh, thường dùng để khử trùng, tẩy uế đồ đạc, dụng cụ, chuồng trại, phòng thí nghiệm…Do nó có tác dụng giống cồn, làm săn, làm mất nước ở lớp bề mặt tế bào, đông vón các Albumin của vi khuẩn. Do có đặc tính như vậy nên formalin được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi công nghiệp. 2.3.2. Phương pháp khử mùi qua thức ăn, nuớc uống. ă Sử dụng De – Odorase. De-Odorase là một chế phẩm sinh học do hãng Alltech.Inc.USA sản xuất. Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thành phần gồm Glycocompoment chiết xuất từ cây Yucca Schidigera. De-Odorase được dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm với mục đích là kết hợp với Amoniac và các khí độc khác nhằm giảm thiểu các khí độc này trong chăn nuôi. ă Sử dụng chế phẩm sinh học EM. EM (Effectiv- Microoganism) là một hỗn hợp các loài vi sinh vật hữu ích (gồm khoảng vài trăm loại vi sinh vật khác nhau sống cộng sinh trong cùng một môi trường). Chế phẩm EM đã được thực tế chấp nhận nhanh chóng bởi hiệu quả to lớn của nó. Trong chăn nuôi, EM được dùng để bổ sung vào thức ăn hoặc vào chất độn chuồng và đều đem lại kết quả khả quan trong việc cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi. Ngoài ra, EM còn giúp cho quá trình tiêu hoá được triệt để làm giảm hẳn sự hình thành các khí độc hại, các chất gây mùi hôi thối có ở trong phân, nước tiểu. 2.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ EM. 2.4.1. Hiểu biết về EM. EM là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật hữu ích. Nguyên tắc của nó là biến hệ sinh thái đã bị suy thoái đầy ắp các vi sinh vật có hại thành hệ sinh thái có khả năng phát triển và chứa các vi sinh vật có lợi. Nguyên tắc đơn giản này là cơ sở của công nghệ EM trong Nông nghiệp và quản lý môi trường. Do vậy, việc sử dụng EM sẽ đảm bảo cho nông nghiệp có năng suất cao, môi trường sạch, tăng lợi nhuận cho người sử dụng. ăNguồn gốc của EM. Chế phẩm EM được Teruo Higa, giáo sư Trường Đại học Ryukyus ,(Nhật Bản) nghiên cứu và sản xuất thành công năm 1980. Việc sử dụng hoá chất nông nghiệp ngày càng nhiều đã làm phá huỷ môi trường sống của con người. Do vậy, Giáo sư Teruo Higa đã kiên trì đấu tranh cho quan điểm mở rộng sử dụng các chế phẩm sinh học, giảm thiểu, tiến tới đẩy lùi việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, trừ bệnh bằng hoá chất. Giáo sư Higa đã phân lập, lựa chọn các vi sinh vật khác nhau và kết quả là ông đã tạo ra được một hỗn hợp các vi sinh vật có ích cùng tồn tại với nhau, cùng hỗ trợ nhau phát triển, nhằm nâng cao hiệu suất của hệ thống hữu cơ truyền thống. Công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM) được bắt đầu từ năm 1989 với sự khởi đầu là Hội nghị Quốc tế Nông nghiệp thiên nhiên cứu thế . ăThành phần sinh học của EM. Theo thông báo của APNAN, trong chế phẩm EM có khoảng 80 – 125 loài vi sinh vật kị khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau, chúng tạo thành một hệ thống vi sinh thái, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, hỗ trợ nhau sinh trưởng và phát triển Theo giáo sư Higa (1996), trong chế phẩm EM chủ yếu có 4 nhóm chính là: vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm sợi. Theo Bùi Thị Phương Hoà (2000),[1] trong EM không có các vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella, E.coli, Clostridium… Đặc biệt, các tác giả của Trường Đại học Quốc gia đã bước đầu tìm hiểu về cơ chế hoạt động của chế phẩm EM, họ phát hiện có sự sinh sản IAA (một chất điều tiết sinh trưởng thực vật), và có mặt các vi khuẩn cố định Nitơ, hoạt động của chúng thông qua đánh giá hoạt tính nitrogenase và phát hiện sự thúc đẩy phân giải Xenlulose (Nguyễn Quang Thạch,1998) [9]. Các loại vi sinh vật cơ bản trong EM gồm: * Nhóm vi khuẩn quang hợp: Nhóm vi khuẩn quang hợp là một nhóm độc lập, nó hỗ trợ cho các vi sinh vật khác. Các vi khuẩn này tổng hợp các chất có lợi tiết ra từ rễ cây, các chất hữu cơ hoặc khí độc hại (Sunfit Hydro) bằng cách sử dụng ánh sáng mặt trời và sức nóng của đất như là nguồn cung cấp năng lượng. Những chất có ích được phát triển bằng các vi sinh vật bao gồm các axit amin, axit nucleic, các chất hoạt động sinh học và đường. Tất cả chúng thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Các loài vi sinh vật hữu hiệu khác nhau có chức năng riêng của nó. Tuy nhiên, vi khuẩn quang hợp được coi là hạt nhân cơ bản cho hoạt động của EM. * Nhóm vi khuẩn lactic. Vi khuẩn lactic sản sinh ra axit lactic từ đường và các cácbon hydrat khác (được tạo ra bởi vi khuẩn quang hợp và nấm men). Do đó người ta ứng dụng qua trình lên men lactic rất rộng rãi để chế biến thức ăn , ủ chua thức ăn cho gia súc, gia cầm và sản xuất axit lactic. Chính vì vậy vi khuẩn lactic được đưa vào trong chế phẩm EM với mục đích chủ yếu là chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu. Ngoài ra, axit lactic còn là một chất khử trùng mạnh, điều đó ngăn chặn các vi sinh vật gây hại và làm tăng nhanh chóng sự phân huỷ các chất hữu cơ. Hơn nữa, vi khuẩn lactic thúc đẩy sự lên men và phân huỷ các vật liệu như linhin, xenlullo,.. vì vậy có thể phân huỷ được các chất hữu cơ khó phân huỷ. * Nhóm xạ khuẩn. Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất và trong chế phẩm EM (sau vi khuẩn và nấm). Chúng tham gia vào quá trình phân giải các chất hữu cơ trong đất như xenlullose, tinh bột góp phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Do đặc tính này nên chế phẩm EM còn được ứng dụng trong quá trình chế biến phân huỷ rác. * Nhóm nấm. Nhóm nấm gồm 2 chủng AH4 và AH5. Theo khoá phân loại của Raper và Fernell thì chủng AH4 thuộc chi Aspergillus còn AH5 thuộc chi Penicillium. Nấm sợi sản sinh men cũng tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất ở trong đất cùng các vi sinh vật khác. Do vậy chúng có thể khử được mùi hôi của rác, nước thải, khử được chất độc và ngăn chặn sự lan tràn vào gây hại của sâu bọ, vi sinh vật và côn trùng có hại. * Nhóm nấm men Nhóm nấm men gồm 2 chủng Na và Nb. Nấm men tổng hợp nên các chất chống vi khuẩn và các chất kháng sinh có ích khác từ các axit amin, đường đã được tạo ra do các vi khuẩn quang hợp chất hữư cơ và cây đáp ứng sự đòi hỏi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nấm men còn tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất, phân huỷ các chất hữu cơ trong đất. Các chất hoạt động sinh học như các hormon, enzim … được tạo ra bởi nấm men thúc đẩy quá trình hoạt động của tế bào và phân rễ của cây trồng. Các chất chiết ra từ chúng cũng là chất nền có lợi cho các vi sinh vật hữu hiệu như vi khuẩn lactic hay xạ khuẩn. Ngoài hoạt tính sinh lý, bản thân tế bào nấm men còn có rất nhiều các vitamin và axit amin, đặc biệt là các axit amin không thay thế. Do đó, chế phẩm EM còn được dùng để bổ sung vào thức ăn cho gia súc tạo năng suất cao. 2.4.2. Tình hình sử dụng EM trên thế giới và ở Việt Nam. ă Tình hình sử dụng EM trên thế giới. Tại hội nghị đầu tiên về Nông nghiệp thiên nhiên cứu thế tổ chức tại Thái Lan, các nhà khoa học đã thảo luận về giá trị khoa học của công nghệ sinh học EM và tăng cường sử dụng nó. Từ đó, Mạng lưới Nông nghiệp Thiên Nhiên Châu á Thái Bình Dương (APNAN) đã được thành lập. Hoạt động của mạng lưới APNAN dựa trên nguyên lý của Nông nghiệp thiên nhiên cứu thế và công nghệ vi sinh vật hữu hiệu EM. Hàng loạt các thử nghiệm về EM đã được chứng minh và sử dụng rộng rãi trong sản xuất cũng như trong đời sống ở nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Brazin, Mỹ, Nam Phi,…Họ coi đó như là một giải pháp cho việc phát triển Nông nghiệp bền vững, nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng cây trồng cũng như vật nuôi, đồng thời đảm bảo về vệ sinh chất thải, vệ sinh môi trường. ở Hàn Quốc, thử nghiệm được tiến hành để điều tra ảnh hưởng của EM trên sự sinh trưởng và hiệu quả của những loại cây trồng khác sản lượng lúa tăng 16% trên mức bình thường. Sự sinh trưởng và sản lượng của cải lá, cải củ đã tăng lên rõ rệt ở những lô đất có sử dụng EM với những lô đất sử dụng phân bón hoá học …(Phạm Văn Ty, 2000 ) . Tại Myanma, dự án về sản xuất và sử dụng EM Bokashi đã được tiến hành trên một vùng đất rộng lớn. EM Bokashi được sử dụng rộng rãi với kết quả rất tốt(hướng dẫn sử dụng EM)[8]. ă Tình hình sử dụng EM ở Việt Nam. ở Việt Nam, công nghệ EM được chính thức đưa vào từ tháng 4 năm 1997. Trong mấy năm qua kể từ khi tiếp cận với công nghệ này, nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu và ứng dụng nó trong điều kiện Việt Nam. Hàng loạt các báo cáo khoa học đã ra đời và cho đến nay đã được ứng dụng một cách có hiệu quả trong trồng trọt, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải… Trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, nhiều đề tài đã được triển khai như: khử mùi hôi thối chuồng trại, phòng chống tiêu chảy do loạn khuẩn, cải thiện tiêu hoá hấp thu ở gà, lợn, trâu bò…(Phạm Khắc Hiếu và cộng sự, 2002) [13]. 2.4.3. ứng dụng của EM. Do bản chất của EM là một hỗn hợp các vi sinh vật hữu ích nên nó được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành đặc biệt là ngành chăn nuôi và quản lý môi trường đô thị. ă EM trong xử lý chất thải ở thành phố, ở các bể chứa chế biến rác và ở các nhà máy chế biến nông sản. Thay cho việc sử dụng các hoá chất độc hại thông thường như vôi bột, thuốc diệt trùng, thuốc diệt ruồi muỗi…Sử dụng công nghệ EM đã trở thành một quy trình trong vấn đề sử lý chất thải. Việc sử dụng EM để sử lý chất thải có thể đảm bảo được điều kiện vệ sinh môi trường, làm giảm và thực tế làm mất mùi hôi thối cũng như quần thể ruồi nhặng. Điều này tạo môi trường tốt hơn cho tất cả các cơ thể sống. Phun dung dịch EM vào rác thải theo từng lớp làm tăng khả năng lên men, phân huỷ chúng, không làm cho chúng thối và biến rác thải này thành loại có ích, không còn độc hại nữa. Với EM thì các chất thải hữu cơ không cần phải đốt vì các chất này có thể biến đổi thành phân bón vì vậy có thể tái sử dụng chúng một cách có hiệu quả (Hướng dẫn sử dụng EM) [8]. Còn trong các nhà máy chế biến nông sản việc sử dụng EM đã khử được mùi thối của xương , mặt khác chất lượng của bột xương sẽ tăng về hàm lượng Nitơ. Nghiên cứu sử dụng EM trong sử lý nước thải và bùn thải ở công ty đường – rượu – bia Việt Trì cho thấy EM không những giảm hẳn mùi khó chịu mà khi EM kết hợp với than bùn có thể mở ra hướng rất tích cực là tạo ra phân hữu cơ cho trồng trọt, cho cải tạo đất (Nguyễn Quang Thạch,1999) [12]. ă EM trong chăn nuôi, thú y. Các kết quả thu được ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam đã cho thấy phạm vi ứng dụng công nghệ EM trong lĩnh vực chăn nuôi là rất rộng. Những lợi ích từ thực tế cho thấy công nghệ EM không chỉ làm tăng năng suất, tăng sức khoẻ cho vật nuôi mà còn khắc phục được những vấn đề về ô nhiễm môi trường. Thử nghiệm trên gà đẻ và gà dò được bổ sung EM trong thức ăn với tỉ lệ 1% và rải nền chuồng với lượng 50g/m2. Theo dõi thành phần lý hoá học của phân, nước thải và tiểu khí hậu chuồng nuôi, kết quả cho thấy: - Chất thải trong chuồng được cải thiện, ít mùi hôi, thời gian thối rữa lâu hơn. - Hàm lượng H2S trong phân giảm từ 2 đến 10 lần, hàm lượng lipid giảm 0,6-1,4%, vật chất khô và hàm lượng nước trong phân cũng giảm 5-20 lần. Protein toàn phần trong phân tăng hơn so đối chứng (Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 2001) [14]. Dùng EM trong chăn nuôi đã có nhiều ảnh hưởng tốt như sau: 1.Ngăn chặn mùi hôi trong chuồng nuôi, trong bể chứa nước bẩn và làm giảm quần thể ruồi nhặng cũng như các côn trùng có hại khác. 2.Làm tăng sức đề kháng, tăng tính miễn dịch chống lại các bệnh tật, tăng sự sống và tăng khả năng sinh sản của vật nuôi. 3.Làm giảm các nhân tố gây stress ảnh hưởng đến chất lượng của vật nuôi góp phần làm tăng chất lượng các sản phẩm của động vật. 4.Làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc thú y, thuốc kháng sinh và các chất tẩy thường dùng trong chăn nuôi. Ngoài ra, tác dụng kháng khuẩn của EM1 khá mạnh, phổ tác dụng rộng thậm chí cả đối với các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, có thể sử dụng trong điều trị bệnh do nhiễm khuẩn. Đặc biệt các vi khuẩn sản sinh H2S, NH3, Indol… cũng bị ức chế bởi EM1, điều này giải thích cơ chế khử mùi hôi thôi ở chuồng trại, các bãi rác thải, bể phốt nhà vệ sinh…của EM1. Với liều 1ml/kg thể trọng, EM1 có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy của lợn do E.coli và Salmonella. Cho lợn uống 1ml EM1/kg thể trọng, sau 48 giờ, kiểm tra số lượng E.coli và Salmonella/1g phân thì thấy số lượng E.coli và Salmonella đều giảm rõ rệt, nhất là ở lứa tuổi 1 – 21 ngày. Đặc biệt trên lợn mắc tiêu chảy có loạn khuẩn, bội nhiễm E.coli và Salmonella thì tác dụng kháng khuẩn của EM1 càng thể hiện mạnh mẽ (Phạm Khắc Hiếu và cộng sự, 2002) [16]. Dùng EM trong chăn nuôi còn rất an toàn cho gia súc, gia cầm. Khi tiêm trực tiếp chế phẩm EM1 vào tĩnh mạch lợn và gà với liều lượng 1ml/kg thể trọng để kiểm tra độc tính. Qua theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng thân nhiệt, tần số hô hấp, mạch đập...) trước và sau khi tiêm thì thấy rằng không có gì biến đổi và nằm trong phạm vi sinh lý. Theo dõi các chỉ tiêu huyết học thì thấy rằng EM không làm thay đổi về hồng cầu, huyết sắc tố, không ảnh hưởng đến tăng trọng, chỉ làm thay đổi công thức bạch cầu trong một vài ngày đầu sau đó trở lại bình thường. Điều này chứng tỏ EM1 không độc độc với lợn và gà. Nếu sử dụng qua đường tiêu hoá chắc chắn độ an toàn còn cao hơn ( Phạm Khắc Hiếu và cộng sự,2002) [10]. Phần III Nội dung,vật liệu và phương pháp nghiên cứu. 3.1. Nội dung nghiên cứu. - Nghiên cứu sản xuất, kiểm tra và thử nghiệm EM1 (EM thứ cấp) và Bokashi bổ sung thức ăn. - Điều tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y của các cơ sở chăn nuôi gà hộ gia đình và chăn nuôi tập thể. - Điều tra các bệnh của gia cầm liên quan liên quan đến môi trường. - ảnh hưởng của chế phẩm EM đối với môi trường chăn nuôi gà (EM cho ăn và EM bổ sung chất đệm chuồng). 3.2. Nguyên liệu nghiên cứu. 3.2.1.Động vật thí nghiệm. Gà con 1 ngày tuổi. 3.2.2.Nguyên liệu. - Dung dịch EM gốc. - Nguyên liệu để sản xuất EM Bokashi: Cám gạo, bột ngô, rỉ mật, mùn cưa, nước sạch. - Môi trường, hoá chất và các dụng cụ phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. 3.3.1.Phương pháp đo một số yếu tố tiểu khí hậu chuồng nuôi. * Xác định độ bụi không khí. Xác định độ bụi không khí bằng máy MODEL – LD.1(Laser Dust Monitor Model LD.1) của Nhật dựa trên nguyên lý phân tích hạt trong không khí. Kết quả biểu thị trên màn hình bằng mg/m3 không khí. Nguyên lý: Bụi trong không khí được hút vào một buồng có chiếu sáng. Số lượng các hạt bụi chắn tia sáng tạo ra số xung có cường độ tương ứng , được chuyển báo trên màn hiện số (hạt tinh thể lỏng) nhờ một bộ phận quang điện cực nhạy, số xung điện đếm được sẽ tương ứng với nồng độ bụi đã đo. Mẫu không khí được lấy ở độ cao cách mặt đất 1,5m. Tại mỗi khu vực kiểm tra, đo ít nhất 3 điểm và lấy trung bình kết quả. S [bụi ]các điểm đo Nồng độ bụi không khí (mg/m3) = ´ 0,01. Số điểm lấy mẫu. *Xác định độ ẩm và nhiệt độ không khí. Xác định độ ẩm và nhiệt độ không khí bằng máy máy đo độ ẩm K2 HI 8564 cầm tay (Portable Thermo – Hyrometers HI 8564) của Mỹ. Khoảng đo 10 – 95% với ẩm độ và 0 – 600C với nhiệt độ. Cách xác định: Đo ở độ cao 1m cách sàn đối với lao động ngồi và 1,5m đối với lao động đứng. Cần đo ít nhất 3 mẫu rồi lấy kết quả trung bình. *Xác định độ chuyển động không khí (tốc độ gió). Xác định tốc độ gió bằng máy Model 4070112(Thermo – Anenometter Model – 4070112) cầm tay với nguyên lý dùng đầu cảm ứng đặc chủng của hãng sản xuất phân tích độ chuyển động không khí. Kết quả hiển thị trên màn hình điện tử. Khoảng đo của máy là 0,4 á 25m/s. Tiến hành đo: Đo ở độ cao 1m cách sàn đối với lao động ngồi và 1,5m đối với lao động đứng. Mỗi vị trí kiểm tra, tiến hành ít nhất 3 phép đo rồi lấy giá trị trung bình. *Xác định cường độ ánh sáng. Xác định cường độ ánh sáng bằng máy đo cường độ ánh sáng ISO – TECH ILM 350. Nguyên lý: Máy được cấu tạo bởi hai bộ phận chính là: Tế bào quang điện và điện kế. Khi nguồn điện chiếu và tế bào quang điện thì sẽ biến quang năng thành điện năng và được đo bằng điện kế. Kết quả hiển thị trên màn hình tính ra bằng LUX. Tiến hành đo: Đặt ngửa tế bào quang điện lên mặt phẳng cần đo ( tránh bóng đo ngẫu nhiên). S Cường độ ánh sáng các điểm kiểm tra Cường độ ánh sáng = (±0,2%). Số điểm kiểm tra. * Đo tiếng ồn. Tiến hành đo: Phép đo cách các tường hoặc các bề mặt phản xạ ít nhất 1m, cách sàn nhà 1,2 – 1,5m; cách cửa sổ khoảng 1,5m. Để máy cách cán bộ đo 1,5m. Tại mỗi khu vực kiểm tra đo ít nhất 3 lần rồi lấy giá trị trung bình. *Xác định nồng độ khí NH3 (ppm) Xác định nồng độ NH3 bằng máy đo nồng độ NH3 Safe Log 100 của hãng Quest (Mỹ) với nguyên lý: Không khí được thổi qua Sensor đặc chủng của máy. Kết quả phép đo được hiển thị trên màn hình bằng nồng độ ppm NH3 trong không khí. *Xác định nồng độ khí CO2. Xác định nồng độ CO bằng máy đo nồng độ CO2 MODEL RI – 411A (Portable CO2 Indicator Model – 411A) của Nhật Bản. Khoảng đo từ 0 – 1,99%. Mỗi khu vực phải kiểm tra ít nhất 4 lần. *Xác định nồng độ khí H2S. Xác định hàm lượng khí H2S theo thường quy phân tích của Viện Y học Lao động và vệ sinh môi trường (1993) dựa trên khả năng hấp phụ với khí độc H2S có trong chuồng nuôi. Lấy các mẫu khí H2S bằng máy EC. 2000 Gelmal (Mỹ) rồi phân tích theo tiêu chuẩn ngành. Đo màu quang phổ hấp phụ vùng trông thấy bằng máy đo mật độ Spectronic 20 – D biểu thị bằng mgr/l Thời gian đo các chỉ tiêu vệ sinh chuồng nuôi tốt nhất là vào 10 giờ sáng, một tuần một lần. 3.3.2. Phương pháp kiểm tra vi khuẩn trong phân. *Phương pháp xác định tổng số vi khuẩn. Xác định tổng số vi khuẩn có mặt trong phân gà bằng phương pháp xét nghiệm vi sinh trên thạch Plate count Argar với các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật học thường quy trong phòng thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu thông dụng. Phương pháp xác định được tiến hành theo trình tự như sau: Mẫu được pha loãng với các nồng độ 10-1, 10-2,, 10-3 … , dùng pipet hút 0,1 ml ml dung dịch đã được pha loãng trên cấy vào môi trường thạch (mỗi nồng độ cấy 2 đĩa). Để tủ ấm 370C trong 24 giờ sau đó đếm số khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch (Trên môi trường đặc, mỗi vi khuẩn đứng riêng rẽ sẽ phát triển thành một khuẩn lạc riêng biệt) từ đó tính ra số lượng vi khuẩn có trong một đơn vị mẫu nghiên cứu. Theo phương pháp đếm số khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch của Nguyễn Vĩnh Phước(1994), kết quả được tính theo công thức: a+b+c+d ồCFU/g = ´ F n1.1+ n2..0,1 a,b.c.d : Số khuẩn lạc có trong 4 đĩa thạch. n1 : Số đĩa thạch ở nồng độ pha loãng thấp. n2 : Số đĩa thạch ở nồng độ pha loãng cao hơn. F : Hệ số pha loãng khi bắt đầu. *Phương pháp xác định vi khuẩn E.coli. Sử dụng các môi trường tăng sinh và môi trường thạch L – EMB để nuôi cấy và kiểm tra vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn có khả năng lên men và sinh hơi đường Lactose làm pH của môi trường giảm. Cách tiến hành: Cân vô trùng 25g mẫu cho vào bình trộn tốc độ cao có chứa 225ml dung dịch nước đệm peptol. Tiếp tục pha loãng đến nồng độ cần thiết (10-2, 10-3…) Từ mỗi độ pha loãng trên hút 1ml dung dịch cho vào mỗi ống LT, lắc đều và nuôi trong tủ ấm 350C trong 48 giờ. Kiểm tra các ống dương tính ( có hình thành ga và có hiện tượng đục nhẹ do lên men đường). Từ các ống LT dương tính, dùng que cấy vòng chuyển 1 ăng đầy vào môi trường EC và nuôi trong bể nước ấm 450C trong 48 giờ. Kiểm tra các ống dương tính (có hình thành ga và có hiện tượng vẩn đục). Từ các ống EC dương tính đã được kiểm tra ở trên lấy 1 ăng đầy ria cấy trên thạch L – EMB sau đó nuôi ở tủ ấm 350C trong 18 – 24 giờ. Kiểm tra các đĩa có khuẩn lạc. Khuẩn lạc E.coli điển hình có trung tâm đen, có hoặc không có ánh kim. Lấy ít nhất 2 khuẩn lạc điển hình nhất từ mỗi điã thạch L – EMB cấy chuyển vào thạch nghiêng, nuôi ở tủ ấm 350C trong 24 giờ. Nhuộm Gram. Giám định E.coli băng các phản ứng sinh hoá như : Indol, VP, Citrat và phản ứng lên men đường. Vi khuẩn có khả năng lên men và sinh hơi đường lactose. * Phương pháp xác định vi khuẩn yếm khí. Sử dụng môi trường thạch TSC để kiểm tra vi khuẩn yếm khí. Hút 25 ml mẫu cho vào bình tam giác vô trùng chứa 225 ml dung dịch pha loãng Peptol, trộn đều trong 1-2 phút ở tốc độ 10.000 – 12.000 vòng/phút ta được dung dịch pha loãng 1/10. Tiếp tục pha loãng đến các nồng độ cần thiết(10-2, 10-3,10-4,… ). Đổ 6 –7 ml thạch TSC (có bổ sung kháng sinh) vào một đĩa petri, lắc đều, để khô. Cấy chuyển 1ml của mỗi nồng độ pha loãng vào giữa từng đĩa thạch, mỗi nồng độ cấy 2 đĩa. Sau đó đổ thêm 15ml thạch TSC (có bổ sung kháng sinh) vào đĩa. Trộn đều với dung dịch nuôi cấy bằng cách lắc nhẹ .Để khô,đặt vào bình yếm khí sau đó để vào tủ ấm 370C trong vòng 20-24 giờ. Tính kết quả : Đếm các khuẩn lạc màu đen trên môi trường thạch rồi tính toán số lượng vi khuẩn yếm khí có trong 1 gam mẫu như công thức tính toán tổng số vi khuẩn yếm khí theo công thức sau: A´1000 Số vi khuẩn = S´K A: Số khuẩn lạc trên đĩa thạch. S: Diện tích hộp lồng. K: Hệ số thời gian lấy mẵu. ( K=1 với thời gian lấy mẫu 5 phút). ( K=2 với thời gian lấy mẫu 10 phút). Khẳng định sự có mặt của vi khuẩn Clostridium perfringer bằng nhuộm Gram, khả năng di động và sự phát triển của nó trên môi trường đặc hiệu nuôi cấy yếm khí. 3.3.3. Phương pháp xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí có trong không khí chuồng nuôi. Sử dụng phương pháp láng bụi của Kock (Đỗ Ngọc Hoè,1990). Dùng các đĩa thạch thường đặt ở các điểm ở những độ cao khác nhau trong 5 phút. Vi khuẩn theo bụi và những giọt nước rơi trên đĩa thạch. Để các đĩa thạch này vào tủ ấm 370 trong 24 giờ rồi kiểm tra các vi khuẩn. Số lượng vi khuẩn hiếu khí được tính toán theo công thức sau: A´1000 Số vi khuẩn = S ´ K A: Số khuẩn lạc trên đĩa thạch. S: Diện tích hộp lồng. K: Hệ số thời gian lấy mẫu. (K = 1 với thời gian lấy mẫu 5 phút). (K = 2 với thời gian lấy mẫu 10 phút). 3.3.4. Phương pháp xác định số lượng bào tử nấm trong không khí chăn nuôi. Sử dụng môi trường thạch nấm Sabouroud có thêm Cloramphenicol 100mg/l để kiểm tra nấm trong không khí. Phương pháp tính số lượng bào tử nấm trong không khí chuồng nuôi cũng tương tự phương pháp tính số lượng vi sinh vật hiếu khí. 3.3.5. Phương pháp sản xuất và kiểm tra chất lượng chế phẩm EM Bokashi. EM Bokashi bổ sung thức ăn và chất độn chuồng được sản xuất và kiểm tra chất lượng theo quy trình của Nhật Bản. Sau khi được sản xuất Bokashi được làm khô tới mức cần thiết và được kiẻm tra về số lượng vi khuẩn, nấm men, nấm mốc và các chỉ tiêu lý hoá khác trên các môi trường nuôi cấy thích hợp. Độ an toàn của Bokashi được kiểm tra trên chuột nhắt trắng. EM Bokashi cho ăn có mùi vị thơm ngon, bảo quản nơi thoáng mát. 3.3.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm. * Thí nghiệm trên gà con. Thí nghiệm được thực hiện trên tổng số 20 con, chia thành 2 lô, mỗi lô 10 con đồng đều về trọng lượng cơ thể và tỷ lệ trống mái. Lô1: Gà được ăn thức ăn bổ sung Bokashi với tỷ lệ 1% và nền chuông được rải 50g Bokashi/m2,1lần/tuần. Lô 2: Gà được nuôi dưỡng bình thường với thác ăn tổng hợp dành cho gà con (cám tổng hợp). Thời gian nuôi là 28 ngày cho cả 2 lô. Cả 2 lô đều được tiêm phòng bằng vacxin Lasota, Gumboro và được chăm sóc, theo dõi theo chế độ chăn nuôi động vật thí nghiệm. Hằng ngày ghi chép cẩn thận mọi diễn biến, sự phát sinh, phát triển, tình trạng ốm, chết, các điều kiện bình thường cũng như các bệnh có liên quan. Cân gà vào các thời điểm là: 7, 14, 21 ngày tuổi và khi kết thúc thí nghiệm. Chỉ tiêu theo dõi: + Biến đổi của hệ vi khuẩn đường tiêu hoá ở gà (E.coli, vi khuẩn tổng số, Clostridium). + Màu sắc, mùi, tình trạng của phân gà. + Tỷ lệ gà ỉa chảy, ốm và chết. + Tỷ lệ tăng trọng của gà trước và sau thí nghiệm. * Thí nghiệm trên gà mái đẻ. Thí nghiệm được tiến hành tại Gà mái đẻ giống đồng đều về tuổi, sức khoẻ, và sản lượng trứng. Thí nghiệm với 20 gà mái, chia làm 2 lô, mỗi lô 10 đồng đều về tỷ lệ trống mái. Lô 1: Gà được ăn thức ăn bổ sung Bokashi với tỷ lệ 1%, nền chuồng được rải Bokashi với 50g/m2. Lô2: Gà được nuôi dưỡng theo chế độ bình thường. Sơ đố bố trí thí nghiệm. TT Lô Bố trí thí nghiệm 1 Đối chứng Không sử dụng chế phẩm EM Bokashi bơ sung thức ăn hay chất độn chuồng. 2 Thí nghiệm Bổ sung chế phẩm EM Bokashi trong thức ăn với tỷ lệ 1% và rải 50g/m2 trên nền chuồng. Chỉ tiêu theo dõi: + Nồng độ các chất khí thải trong chuồng nuôi (CO,NH3…) + Một số chỉ tiêu lý hoá chất thải. + Tổng số vi khuẩn, nấm trong không khí chuồng nuôi. 3.3.7.Phương pháp xử lý số liệu. Các số liệu thu thập được trong quá trình làm thí nghiệm được sử lý bằng toán thống kê sinh vật học trên máy tính bằng chương trình Excel 5.0. Phần IV. Kết quả và thảo luận. 4.1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33872.doc
Tài liệu liên quan