Đề tài Đánh giá về Hồ Quý Ly và nêu nguyên nhân thất bại, kết quả, bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách

MỤC LỤC

 

A. Mở đầu 1

B.Nội dung .4

 I.Nhận thức lí luận .4

 II.Một vài nét về Hồ Quý Ly và triều Hồ .6

 III.Tình hình xã hội Việt Nam cuối XIV 8

 IV.Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly .13

 V.Đánh giá về Hồ Quý Ly và cuộc cải cách .17

C.Kết luận .23

 

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5809 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá về Hồ Quý Ly và nêu nguyên nhân thất bại, kết quả, bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ, Dối trời lừa người, mưu gian đủ muôn ngàn kế, Cậy binh gây hấn, tội ác chưa ngot 20 năm”. Cuộc kháng chiến do nhà hồ lãnh đạo đã bị thất bại , thượng hoàng Hồ Quý Ly , vua Hồ Hán Thương và một loạt các đại thần của nhà Hồ đã bị nhà Minh bắt về Trung Quốc làm tù binh . Đến đây, nước ta đã bị nhà Minh đô hộ trong vòng 20 năm (1407 - 1427). Tuy nhà Hồ chỉ tồn tại được vẻn vẹn chưa đầy 7 năm (1400 - 1407) nhưng lại là triều đại có lắm chuyện đáng lưu tâm. Chúng ta phải thấy được những thành tựu mà nhà Hồ đã đạt được qua cuộc cải cách của Hồ Quý Ly về tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội .Qua đó để rút ra những hậu quả , nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm quý giá . III. Tình hình xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIV : Xã hội Đại Việt sau một thời kỳ phát triển phồn vinh từ thế kỷ XI thì đến nửa sau thế kỷ XIV tức cuối đời Trần đã lâm vào một cuộc khủng hoảng khá sâu sắc, trì trệ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội .Cụ thể : Sự sa đoạ của tầng lớp quý tộc cầm quyền : Tầng lớp quý tộc cầm quyền , họ là những người đứng đầu của một nước , đáng ra họ phải hoàn thành nhiệm vụ chăm lo cho đời sống nhân dân, củng cố và xây dựng đất nước ngày càng phát triển .Vậy mà ngược lại , trong vương triều Trần , từ Trần Dụ Tông (1341 - 1369) trở đi ngày càng đi vào con đường suy thoái .Vua quan đua nhau ăn chơi hưởng lạc, không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước . Vua Trần Dụ Tông sai người “đào hồ lớn ở vườn ngự nơi hậu cung , trong hồ chất đá làm núi , bên bờ hồ trồng thông , trúc và nhiều thứ cây khác, thêm vào đấy nào là cỏ lạ , hoa thơm , muông kỳ , chim quý . Bốn mặt khai thông cho nước sông vào . Lại đào hồ khác, bắt dân chở nước mặn chứa vào hồ để nuôi cá , các hải sản . Bắt người Hoả Châu chở cá sấu thả vào đấy .Lại làm dãy hành lang ở Tây Điện thẳng đến cửa Hoàng Phúc Nay xây cất, mai tu đạo , không lúc nào ngớt việc” . Nhà vua còn “ buông tuồng vô độ , tính nghiện rượu , thường sai các quan vào uống rượu cùng .Người nào uống được nhiều thì được ban thưởng . Bùi Khoan đã dùng kế giả vờ uống hết trăm thùng rượu , được thưởng tước hai tư “. Cũng trong ” Khâm Định Việt Sử thông giám Cương mục “, tập 1 , trang 638 .639, Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội ,1998 , nhận xét của Quốc sử quán triều Nguyễn về Dụ Tông :”Nghiện rượu, mê đàn hát , xa xỉ , làm cung điện nguy nga , tường vách chạm trổ , lãng phí tiền của, hoang dâm chơi bời , món gì Dụ Tông cũng mắc .Cơ nghiệp nhà Trần sao khỏi suy được “. Từ thực tế trì trệ như vậy của một ông vua cũng quá đủ để cảnh báo rằng một triều đình thối nát sắp suy sụp . Bọn quý tộc , quan lại cũng bắt quân dân xây dựng dinh thự , chùa chiền , hát xướng , chơi bời phóng túng . Những kẻ bất tài nhưng khéo theo chiều gió , nịnh bợ đều được thăng quan tiến chức , làm cho kỉ cương triều chính rối loạn .Việc Chu Văn An – quan Tư Nghiệp Quốc tử giám dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần không được đã trả ấn từ quan là một bằng chứng. Trong nội bộ tầng lớp quý tộc cầm quyền chia bè phái , mâu thuẫn ,giết hại lẫn nhau để tranh dành địa vị , quyền lực ngày càng khốc liệt . Điển hình là vụ một số quý tộc đại thần nhà Trần như Thái Bảo Trần Nguyên Hàng , Thượng tướng quân Trần Khát Chân mưu giết Hồ Quý Ly nhưng không thành công , cuối cùng bị Hồ Quý Ly giết chết cùng với hơn 370 quan lại quý tộc khác . Cuộc thanh trừng lẫn nhau diễn ra “hết năm này qua năm khác”( “Cương mục” – sđd , tập 1, tr 705 . Cuộc thanh Trừng này diễn ra vào năm 1399 ). Trên đây là hiện thực của cuộc ăn chơi sa đoạ, đời sống hưởng lạc, thoái hoá của giới quý tộc cầm quyền trong vương triều Trần, từ vua cho đến quan lại Hậu quả đó đã đè nặng lên đầu những người dân vô tội . Vì không cứu vãn được tình thế , kết cục cuối cùng triều Trần đã sụp đổ và nhường vị trí đó cho một vương triều mới lên thay thế . 2. Đời sống cực khổ và phong trào khởi nghĩa của nhân dân: Hậu quả của những cuộc ăn chơi sa đoạ, hưởng lạc, không chăm lo đến việc phát triển đất nước của giới vua quan, quý tộc đã làm cho cuộc sống của nhân dân trăm họ lầm than , khổ cực. Để tiến hành các cuộc “chinh phạt” các nước Ai Lao , Champa , triều Trần đã ra sức huy động sức người , sức của của nhân dân , buộc nông dân nghèo phải bỏ ruộng đồng . Đồng thời, từ đầu thế kỷ XIV, do mất mùa đói kém, nông dân đã phải bán vợ đợ con, bán mình làm nô tỳ cho các quý tộc, địa chủ giàu có. Lợi dụng tình trạng khốn cùng đó của nông dân, bọn chúng đã xâm chiếm hoặc mua rẻ ruộng đất, mở rộng điền trang, tăng thêm số người làm. Nhiều nhà chùa cũng trở thành chủ đất lớn với rất nhiều điền nô. Đời sống của nhân dân càng trở nên đói kém không chỉ vì bị bóc lột, bị chiến tranh mà còn phải hứng chịu những trận thiên tai hoành hành. Do nhà nước không còn sức quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, sửa đắp và bảo vệ các công trình thuỷ lợi, đê điều. Cho nên , trong nửa sau thế kỷ XIV đã có 9 lần đê vỡ, lụt lớn, 11 lần hạn hán. Cụ thể, có những năm vừa lũ lụt vừa hạn hán như : 1348, 1355, 1393, vv.Hậu quả của tình trạng này, chỉ tính từ đầu thế kỷ XIV cho đến năm 1379 đã có hơn 10 nạn đói lớn, ngân quỹ trống rỗng, nhà nước nhiều lần cho nhà giàu nộp tiền, thóc để nhận quan tước nhưng không giải quyết nổi nạn đói và thiếu thốn. Đời sống điêu đứng của người dân được phản ánh rất rõ qua mấy câu thơ của tướng quốc triều Trần Trần Nguyên Đán: Dịch nghĩa: “Năm nay hè hạn, thu nước to, Mạ thối lúa khô hại biết bao Đọc sách triệu trang mà bất lực Bạc đầu xin phụ nổi thương dân .” Còn trong bức thư của Thái học sinh Nguyễn Phi Khanh gửi cha,viết: ”Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy Đồng quê than vãn trông vào đâu Lưới chài quan lại còn vơ vét Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi.” Có “áp bức thì có đấu tranh”, “tức nước thì vỡ bờ”, khi cụôc sống của người dân đã đến mức bần cùng, không còn con đường nào khác là họ phải vùng dậy đấu tranh. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc và phong trào khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV. Năm 1343, do đại hạn, mất mùa, dân nghèo đã nổi dậy khắp nơi. Năm 1344, khởi nghĩa của Ngô Bệ nổ ra ở Yên Phụ ( Hải Dương ) đánh phá nhà của bọn địa chủ, quan lại. Cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp nhưng 14 năm sau, năm 1357 – 1358 nghĩa quân của Ngô Bệ lại bùng lên ở Yên Phụ, Yết Bảng với khẩu hiệu “chấn cưú dân nghèo”, chống lại quân triều đình. Nghĩa quân làm chủ cả một vùng rông lớn thuộc huyện Chí Linh ( Hải Dương ), chiến đấu cho đến năm 1360 mới bị dập tắt. Năm 1354, khởi nghĩa của một người tên Tề tự xưng là cháu ngoại của Trần Hưng Đạo đánh vào vùng Lạng Giang ( Bắc Giang ). Năm 1379, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thanh ở Thanh Hoá. Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn phất cờ khởi nghĩa ở Quốc Oai ( Hà Tây) . Năm 1399, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái nổ ra ở vùng Sơn Tây, Vĩnh PhúcQua tất cả các cuộc khởi nghĩa này, chúng ta thấy lực lượng tham gia đấu tranh rất đông đảo, chủ yếu là nông dân nghèo, nông nô, nô tỳ trong các điền trang của vương hầu, quý tộc Trần. Các cuộc khởi nghĩa mặc dù bị đàn áp đẫm máu nhưng phần nào nói lên được tinh thần chiến đấu, sức kháng cự của nhân dân là rất mãnh liệt. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chứng tỏ từ cuối thế kỷ XIV, xã hội Việt Nam đã bước vào cuộc khủng hoảng, suy thoái của vương triều thống trị, những mâu thuẫn sâu sắc trong chế đọ ruộng đất và nông nghiệp đương thời. 3.Sự bất lực của triều Trần trước các cuộc xâm lược,yêu sách của nước ngoài: Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XIV, nước Champa hùng mạnh thường xuyên đem quân lên đánh phá các vùng biên giới phía Nam Đại Việt và cũng đã có vài ba lần tiến quân đánh phá kinh thành Thăng Long , vua Trần phải đi lánh nạn . Quân Champa đã cuớp phá nhà cửa , kho tàng , đốt cung điện rôì rút về . Cũng đã có nhiều lần nhà Trần đem quân chống lại quân Champa nhưng không ít lần bị thất bại. Cụ thể: vào năm 1376, nhân dân Champa đánh ra Hoá Châu, Trần Nghệ Tông cùng con là Trần Thuận Tông kéo đại quân đánh vào Champa. Quân dân Nghệ An, Tân Bình, Thuận Châu, Hoá Châu được lệnh chuyên chở lương thực đi theo. Vua Chế Bồng Nga của Champa đã trá hàng và dụ cho quân Trần vào đến kinh đô thành Trà Bàn rồi phục kích tiêu diệt nhanh chóng. Kết cục vua Trần Duệ Tông tử trận, Ngự câu Vương Húc đầu hàng. Năm 1378, quân của Hồ Quý Ly đã đánh bại quân Champa khi chúng đánh ra Nghệ An . Năm 1383, trong quá trình chiến đấu đã bị thua trận, tướng Lê Mật Ôn bị chết, vua Trần Nghệ Tông phải rời kinh thành lên Đông Ngàn (Bắc Ninh), chỉ còn tướng Nguyễn Đa Phương ở lại trấn giữ. Riêng trận đánh tháng 10/1389 do Hồ Quý Ly chỉ huy khi quân Champa đánh ra Thanh Hoá đã bị thua , hơn 70 tướng bị chết. Như vậy, cuộc chiến tranh với Champa vừa nói lên sự suy yếu của nhà Trần vừa gây thêm nhiều khó khăn cho triều đình và nhân dân đương thời. Cuộc khủng hoảng xã hội càng thêm trầm trọng. Lợi dụng sự suy yếu của nhà Trần, vào năm 1384, quân Minh đã kéo quân vào đánh Vân Nam, bắt nhà Trần phải cung cấp lương thực cho chúng. Vua Trần buộc phải cho người vận chuyển 5000 thạch lương lên nộp. Năm 1388, nhà Minh sai sứ sang đòi ta nộp các thứ quả ngon vật lạ và mượn đường đi đánh Champa bằng cách bắt nhà Trần nộp 50 thớt voi. Năm 1395, nhà Minh bắt ta nộp 50 con voi, 50 vạn hộc lương . Tất cả những đòi hỏi nhằm thực hiện âm mưu xâm lược của nhà Minh diễn ra liên tục cho đến đầu thế kỷ XV.Trước tình hình như vậy, triều Trần đành bất lực, không còn đủ khả năng để tổ chức, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống lại giặc ngoại xâm. Vì thế, nước ta đã rơi vào tay nhà Minh, chịu sự đàn áp dã man của bọn cướp nước. Tóm lại, xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc, chính quyền thì suy yếu, bọn nịnh thần chuyên quyền, dòng họ thống trị phân tán, sa đoạ, kinh tế nhà nước sa sút nghiêm trọng .Tất cả những điều đó đã dẫn đến lục đục trong nội bộ như chia thành phe phái, còn nông dân thì nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Trong lúc đó lại bị sự chống phá của Champa và âm mưu xâm lược của giặc ngoại xâm nhà Minh (Trung Quốc). Hậu quả là đời sống của nhân dân ngày càng khổ cực, còn triêù chính thì rối ren, tài chinh kiệt quệ. Đây chính là những tiền đề dẫn đến cuộc cải cách cuả Hồ Quý Ly nhằm cứu vớt tình hình đang bị khủng hoảng. 4.Thiết chế chính trị thời Trần : Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam cổ, trung đại thì chế độ phong kiến Việt Nam bước vào quá trình phong kiến hoá từ thế kỷ X. Quá trình đó đã diễn ra liên tục từ thế kỷ X, được đẩy mạnh từ thế kỷ XI – XIV dưới thời Lý – Trần và được xác lập vào nửa cuối thế kỷ XV, sau cải cách của Lê Thánh Tông . Đặc điểm của chế độ quân chủ thời Lý – Trần là chế độ quân chủ qúy tộc và đưa đến sự phát triển mạnh mẽ quan hệ bóc lột nông nô, nô tỳ trong xã hội. Vào nửa cuối thế kỷ XIV, sau một thời gian phát huy được mặt tích cực đối với sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội thì vào cuối thời Trần, quan hệ bóc lột đó đă bộc lộ mặt tiêu cực, làm cho đời sống của nhân dân hết sức khổ cực, từ đó dẫn đến mâu thuẩn xã hội sâu sắc và nổ ra phong trào nông dân khởi nghĩa rầm rộ khắp đất nước. Điều đó chứng tỏ thiết chế chính trị quân chủ quý tộc và và quan hệ bóc lột nông nô, nô tỳ vào cuối thế kỷ XIV đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, kìm hãm sự tiến hoá của xã hội Đại Việt, làm cho quá trình phong kiến hoá trong xã hội tiến tới xác lập một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thống nhất và mạnh, một quan hệ sản xuất địa chủ, nông dân lệ thuộc thống trị trong nền kinh tế bị cản trở. Vì vậy, đất nước muốn vượt qua cuộc khủng hoảng cuối thế kỷ XIV, đòi hỏi phải cải cách. Muốn vậy phải có một nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh, có đủ khả năng thực hiện cuộc cải cách, lãnh đạo dân tộc đánh thắng giặc ngoại xâm.Yêu cầu trước tiên là phải gạt bỏ những quý tộc thời Trần bảo thủ ra khỏi bộ máy điều hành đất nước, xoá bỏ kinh tế điền trang, giải phóng sức lao động của nông nô, nô tỳ. Một bộ phận trong quan hệ sản xuất phong kiến lúc bấy giờ đã trở nên lạc hậu, xoá bỏ nền quân chủ quý tộc không còn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, xây dựng một nhà nước quân chủ quan liêu với quan hệ sản xuất địa chủ tá điền chiếm địa vị và ưu thế trong xã hội. Từ giữa thế kỷ XIV đã xuất hiện tư tưởng cải cách trong một số quan liêu – nho sĩ mà đại diện là Lê Quát, Phạm Sư Mạnh đòi hỏi thay đổi thiết chế chính trị theo mô hình chế độ quân chủ quan liêu của Nho giáo nhưng đã bị các vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369) và Trần Nghệ Tông (1370 – 1372) bác bỏ. Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng tư tưởng và giữa hai thế lực đã diễn ra lúc âm thầm, lúc quyết liệt liên tục suốt 30 năm (1371 – 1400). Đó là khuynh hướng bảo thủ quân chủ quý tộc của tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần và khuynh hướng dân chủ tập trung quan liêu nho sĩ mà đại diện là Hồ Quý Ly.Cuối cùng, khuynh hướng dân chủ tập trung quan liêu của lực lượng quan liêu nho sĩ do Hồ Quý Ly tiến hành đã thực hiện một cuộc cải cách trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Mặc dù cuộc cải cách đã thành công một cách hạn chế song nó đã góp phần vào việc giải quyết tình trạng đất nước cuối triều Trần, thấy được vai trò của Hồ Quý Ly và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc cho những cuộc cải cách sau này. IV.Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly: Sau khi lên làm vua, Hồ Quý Ly đã tiến hành một cuộc cải cách đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: 1.Cải cách về chính trị, quân sự, và luật pháp: a) Về chính trị: Từ năm 1375, Hồ Quý Ly đã đề nghị xoá bỏ chế độ lấy người tôn thất làm các chức chỉ huy quân sự cao cấp, định lại số quân, đưa lực lượng trẻ vào:”chọn các quan viên, người nào có tài năng, luyện tập võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ là tôn thất, đều cho làm tướng coi quân”.Năm 1378, trong số 16 chỉ huy các đạo quân ở trung ương, thì 12 người không phải là tôn thất nhà Trần. Hồ Quý Ly đã loại bỏ dần tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần khỏi bộ máy chính quyền trung ương, thay thế dần bằng tầng lớp nho sĩ trí thức có tư tưởng cải cách. Đưa Nguyễn Đa Phương làm tướng quân, Phạm Cự Luận làm Đô sự rồi thăng đến chức Thiêm Thư Khu mật viện sứ, tâu với Thượng Hoàng Nghệ Tông giết Trần Phế Đế (1388), giết Trang Định vương Ngạc giữ chức Thái uý (1391) và lần lượt, chỉ trừ các quan lại, tướng lĩnh cao cấp khác là quý tộc tôn thất nhà Trần: Trần Ngọc Cơ, Trần Ngọc Kiểm, Thượng tướng Trần Khát Chân . Năm 1397, Hồ Quý Ly cho đổi trấn Thanh Hoá làm trấn Thanh Đô, trấn Quốc Oai làm trấn Quảng Oai, trấn Đà Giang làm trấn Thiên Hưng.Và quy định cơ chế làm việc :”lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện. Phàm những việc hộ tịch, tiền thóc, kiện tụng đều làm gộp một sổ của hộ, đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng mà kiểm xét”.Khu vực quanh kinh thành Thăng Long được đổi gọi là Đông Đô lộ do phủ cai quản.Sau đó Hồ Quý Ly dời đô vào An Tôn ( Tây Đô ). Chế độ Thái Thượng hoàng tạm bãi bỏ nhưng đến khi nhà Hồ thành lập, năm 1401, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương và tự xưng la Thái Thượng Hoàng. Như vậy, từ tháng 02/1400 nhà Trần hoàn toàn bị sụp đổ, chính quyền chuyển sang tay họ Hồ . Hồ Quý Ly đã đặt lệ cử quan ở Tam Quán và Nội nhân đi vê các lộ thăm hỏi cuộc sống của nhân dân và tình hình quan lại để thăng, giáng. Năm 1402, nhà Hồ xuất quân đánh Champa, vua Champa sợ hãi dâng nộp hai vùng đất Chiêm Động và Cổ Luỹ. Năm 1404, một lần nữa nhà Hồ đánh vào Champa nhưng không có hiệu quả gi, đành phải rút quân về. b) Về quân sự : Hồ Quý Ly định lại bình chế, chỉnh đốn quân đội, tổ chức lại Quân Túc vệ, đặt thêm các hiệu quân, tăng cường kỉ luật quân đội, thải các tướng sĩ bất tài, yếu sức thay vào những tướng sĩ có sức khoẻ và am tường võ nghệ. Quân đội được biên chế thành các quân, đô, vệ đứng đầu có các Đại tướng, Đô tướng và phó Đô tướng quân. Các đơn vị đặt các chức Đại đội trưởng, Đại đội phó, Đô đốc, Đô thống, Tồng quản, Thái thú. Cấm quân có 20 vệ. Quân thường trực biên chế thành nhiều quân, mỗi quân thành nhiều vệ, mỗi vệ có 18 đội, mỗi đội có 18 người. Hồ Quý Ly tiến hành làm sổ hộ tịch để kiểm kê dân số toàn quốc, ghi tên tất cả những người con trai từ 2 tuổi trở lên, cấm ẩn lậu nhân binh nhằm tăng cường quân số với ý đồ xây dựng đạo quân một triệu người. Hồ Quý Ly chủ trương cải tiến vũ khí và trang bị, thực hiện nhiều biện pháp như mở xưởng rèn đúc vũ khí, tuyển lựa các thợ giỏi vào các quân xưởng. Nhờ vậy dưới thời Hồ Quý Ly đã chế tạo ra được những vũ khí lợi hại như súng thần cơ là một loại đại bác đầu tiên ở nước ta. Đạn đúc bằng gang, bằng đồng hoặc bằng đá, có sức xuyên phá và khả năng công phá lớn, có hiệu quả sát thương cao. Ngoài ra còn có các loại pháo nhỏ, súng bắn bằng đạn ghém hoặc đạn lửa. Trong quân đội có các đội cung tên, giáo mác, máy bắn đá, một bộ phận là pháo binh. Quân đội chia làm 12 vệ, mỗi vệ 18 đội mỗi đội 18 người do Đại tướng quân thống lĩnh. So với các triều đại trước, trang bị của quân đội nhà Hồ có một bước phát triển. Nhà Hồ còn mở xưởng đóng thuyền đinh sắt để chuẩn bị đối phó với nhà Minh đang lăm le xâm lược nước ta. Có hai thuyền chiến lớn gồm hai tầng mang tên hiệu là “ Lâu Thuyền Cổ Tải Lương” và “ Trung Tàu Tải Lương”. Tầng trên của thuyền có sàn cho quân đội cơ động chiến đấu, tầng dưới có một hệ thống mái chèo. Súng thần cơ và cổ lâu thuyền là những vũ khí và chiến thuyền mới, lợi hại của nhà Hồ. Cả nước có 4 kho quân khí. Hồ Quý Ly chủ trương xây dựng một hệ thống cứ điểm phòng thủ để chống xâm lược. Những nơi xung yếu tại các cửa biển và các sông đều có đóng cọc gỗ. Hệ thống phòng thủ kéo dài từ núi Tản Viên men theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc đến cửa sông Thái Bình dài gần 400km. Nhiều đồn quân chốt giữ các nơi xung yếu. c) Về luật pháp : Chỉ trong vòng bảy năm (1400 – 1407), nhà Hồ đã ban hành nhiều luật lệ và thực thi nó làm công cụ tích cực cho việc thực hiện cải cách trên tất cả các kĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. Nhà Hồ đã có tới 30 lần ban hành các luật lệ được ghi trong thư tịch cổ. Hoạt động lập pháp được chú ý tăng cường. Nhà Hồ chủ trương tăng cường pháp trị nhằm khôi phục lại kỉ cương xã hội bị rối loạn vào cuối thời nhà Trần. Các luật lệ của nhà Hồ còn tập trung vào mục đích xây dựng và củng cố chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế vừa mới được thiết lập còn thiếu cơ sở kinh tế – xã hội vững chắc, trấn áp tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần chống đối, chống lại các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Luật lệ của nhà nước Hồ vừa có sự kế thừa các quy định pháp luật thời Lý – Trần, vừa có sự phát triển cao hơn về trình độ kĩ thuật, pháp lí thể hiện ở tính cụ thể, tính chặt chẽ trong các quy định các điều luật. 2.Cải cách về kinh tế – tài chính : Năm 1396, Hồ Quý Ly ban hành chính sách phát hành tiền giấy gọi là tiền “Thông bảo hội sao”. Tiền giấy có các loại 10 đồng, 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 5 tiền, 1 quan. Loại 10 đồng có hình vẽ rau rong, loại 30 đồng vẽ thuỷ ba, loại 1 tiền vẽ đám mây, loại 2 tiền vẽ con rùa, loại 3 tiền vẽ con lân, loại 5 tiền vẽ con phượng, loại 1 quan vẽ con rồng. Tất cả mọi người đều phải đem tiền đồng để đổi lấy tiền giấy. Cứ mỗi quan tiền đồng đổi đựoc 1 quan 2 tiền giấy. Cấm nhân dân không được tiêu tiền đồng. Nếu tàng trữ, tiêu dùng tiền đồng và làm giả tiền giấy thì bị tội tử hình, tài sản thành công quỹ nhà nước. Năm 1397, ban hành chính sách hạn điền. Nội dung cụ thể của chính sách này như sau : các đại vương và trưởng công chúa thì ruộng đất không bị hạn chế về số lượng, còn thứ dân không dược có quá 10 mẫu ruộng.Người nào có nhiều ruộng đất nếu có tội được phép lấy ruộng để chuộc tội, còn thừa thì phải đem nộp cho nhà nước. Năm 1401, ban hành chính sách hạn nô chiếu theo phẩm tước, cấp bậc mà được sử dụng một số lượng gia nô theo quy định của nhà nước.Số gia nô quá quy định phải đem nộp cho nhà nước. Mỗi gia nô thừa ra được nhà nước trả cho 5 quan tiền.Người nào sử dụng gia nô phải xuất trình chức thứ ba đời. Gia nô ngoại quốc thì không có hạn lệ.Các gia nô phải thích vào trán để đánh dấu.Gia nô của Nhà nước thì thích theo kiểu hoả châu(ngọc sáng có tia sáng toả ra như tia lửa) hoặc sáng vào quan Điện tiền,gia nô của công chúa thì thích kiểu dương đường ,của đại vương thích vòng đỏ,của quan nhất, nhị phẩm thích vòng đen,của quan phẩm trở xuống thích hai khuyên đen. Năm 1402, ban hành chính sách thuế mới, định lại biểu thuế đinh và ruộng đất.Về thuế ruộng thời Trần, mỗi mẫu ruộng tư thu ba thăng thóc, nay thu năm thăng. Bãi dâu thời Trần thu từ bảy đến chín quan tiền nay thu hạng nhất mỗi mẫu năm quan tiền giấy, hạng nhì thu bốn quan, hạng ba thu ba quan. Thuế nhà Trần mỗi năm mỗi đinh đóng ba quan tiền nhất loạt thì nay chiếu theo số ruộng. Người nào ruộng chỉ có năm sào thì phải đóng năm tiền giấy, từ sáu sào đến một mẫu thì nộp một quan, từ một mẫu một sào đến một mẫu năm sào thì nộp một quan năm tiền, từ một mãu sáu sào đến hai mẫu thì nộp hai quan tiền , từ hai mẫu một sào đến hai mẫu năm sào thì nộp hai quan sáu tiền, từ hai mẫu sáu trở lên thì thu ba quan tiền giấy.Đinh nam không có ruộng, trẻ con mồ côi, đàn bà hoá chồng dù có ruộng đều không phải đóng. 3.Cải cách về văn hoá - giáo dục: Nhà Hồ đã tiến hành sửa đổi nội dung, cách thức trong các kì thi. Năm 1396, xuống chiếu định cách thức thi cử nhân (thi hương ở các lộ ). Bãi bỏ phép thi viết ám tả cổ văn, dùng thể văn bốn kì. Kì thứ nhất thi một bài kinh nghĩa từ 500 chữ trở lên, có các phần phá đề, tiếp ngữ, tiểu giảng, nguyên đề, đại giảng, kết luận.Kì thứ hai thi một bài thơ Đường luật, một bài phú cổ thể hoặc thể ly tao, thể văn tuyển từ 500 chữ trở lên. Kỳ ba thì một bài chiếu dùng thể Hán, một bài chế, một bài biểu dùng thể tử lục đời Đường.Kỳ thứ tư thi một bài văn sách lấy kinh sử hay thời vụ ra đề từ 1000 chữ trở lên. Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội (thi Tiến sĩ ), ai đỗ Tiến sĩ thì được vào dự kỳ thi Đình, làm một bài văn sách để định cao thấp. Năm 1397, Hồ Quý Ly chủ trương mở trường học ở các châu, phủ và cử các quan Giáo thụ trông coi, đôn dốc việc học tập. Nhà nước quy định số lượng ruộng đất cấp để sử dụng việc học ở các địa phương, gọi là học điền.Tuỳ theo quy mô từng địa phương mà số ruộng được cấp từ 12 đến 15 mẫu. Năm 1404, trong các kỳ thi hương có thêm kỳ thi môn toán nên gồm tổng số là 5 kỳ thi. Nhà nước giao trách nhiệm cho các quan, các lộ, phủ, châu phải tuyển chọn người giỏi đưa vào triều sát hạch để bổ sung. Hồ Quý Ly rất đề cao chữ Nôm. Năm 1395, Hồ Quý Ly đã dịch thiên võ dật ra chữ Nôm để dạy nhà vua. Năm 1396, dịch kinh thi để dạy cho các cung phi và cung nhân, làm sách thi nghĩa bằng chữ Nôm để dạy cho các hậu phi, cung nhân. Hồ Quý Ly đã làm sách “Minh đạo”( con đường sáng) để bày tỏ quan điểm của ông về Nho giáo, hạ thấp vai trò của Khổng tử, phê phán Nho gia là những người “ học rộng nhưng tài kém, không quan thiết đến sự tình (tức phục vụ thực tiễn cuộc sống), chỉ chuyên việc lấy cắp văn chương của người xưa”. Qua những cải cách của Hồ Quý Ly về giáo dục, thi cử , nhà sử học Phan Huy Chú ở thế kỷ XIX có nhận xét :” Phép khoa cử đời Trần đến đây mới đủ văn tự bốn trường, đến nay còn theo không thay đổi được. Chọn nhân tài bằng văn học không gì hơn phép ấy “ Trớch từ "Lịch triều hiến chương loại chớ" khoa mục chớ, tập 2. NXB KH & XH, trang 154. . Đối với Phật giáo, năm 1396 , Hồ Quý Ly bắt tất cả các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục để lao động . Còn lại phải sát hạch, ai thông hiểu đạo phật mới được làm sư. Như vậy, bằng tài năng của mình, ngay từ khi lên ngôi, để cứu vãn tình hình đất nước cuối đời Trần, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội . V.Đánh giá về Hồ Quý Ly và cuộc cải cách: 1.Đánh giá về Hồ Quý Ly: Dõi theo tiến trình lịch sử chúng ta đã phần nào biết được cuộc đời, thân thế và các hoạt động của Hồ Quý Ly kể từ khi còn là một chức quan nhỏ đến lúc ông lên làm vua, thành lập nên nhà Hồ. Hoạt động đáng quan tâm nhất của Hồ Quý Ly đó là ông đã thực hiện một cuộc cải cách táo bạo. Nghiên cứu về Hồ Quý Ly cũ8ng đã có rất nhiều nhà sử học đánh giá về ông với nhiều quan điểm, khía cạnh khác nhau. Nhưng tất cả đều phải công nhận rằng Hồ Quý Ly là một con người hiếm thấy trong lịch sử . Tham khảo cuốn sách viết về Hồ Quý Ly của Phó giáo sư - Tiến sĩ sử học Nguyễn Danh Phiệt đã viết rằng Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử tầm cỡ, một nhân cách đặc biệt, một nhà cải cách lớn, tuy ông còn phạm một số sai lầm, thiếu sót. Hồ Quý Ly bước vào vương triêù Trần bắt đầu từ chức Võ quan nhỏ, ra khỏi vương triêù Trần với cương vị Hoàng đế và tiếp đến là Thượng Hoàng của vương triều Hồ. Thế nhưng cái tầm cỡ của ông không phải ở chức tước phẩm hàm, ở ngôi cao tuyệt đỉnh trong bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền cuối Trần và Hồ mà cái tầm cỡ đó được phản ánh sâu sắc qua các tác động của ông đến thời thế lúc bấy giờ. Sau khi Trần Nghệ Tông qua đời mình ông chinh chiến trên chính trường của một thời đầy sóng gió. Nhưng nhờ tài năng của cá nhân ở vốn tri thức vô tận mà ông đã hoà nhập được vào thế giới quan lại nơi cung đình đầy rẫy những vương hầu quyền uy. Vua Trẩn Nghệ Tông đã ban cho ông lá cờ đề bốn chữ “ Văn võ toàn tài” cũng thể hiện rằng Hồ Quý Ly có năng lực vựơt trội so

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0328.doc
Tài liệu liên quan